ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP SX-XNK DỆT MAY

Một phần của tài liệu Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt May (Trang 41 - 43)

KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP SX-XNK DỆT MAY

3.1.Ưu điểm

- Về chứng từ sử dụng: Phù hợp với chế độ kế toán và thực trạng của Công ty. - Về sổ kế toán sử dụng: Công ty SX-XNK Dệt may có quy mô hoạt động lớn, nhiều nghiệp vụ phát sinh. Do vậy việc áp dụng phần mềm kế toán trên máyFAST 2005 trong công tác kế toán là sự thay đổi phù hợp với tình hình mới hiện nay. Nó đã giúp cho công việc của mỗi cán bộ kế toán trở nên đơn giản và thuận tiện hơn nhiều. Đồng thời nó cho phép cùng lúc có thể thực hiện một khối lượng công việc lớn trong thời gian ngắn với độ chính xác cao.

3.2.Nhược điểm

- Về chứng từ và luân chuyển chứng từ:

Công ty đã thực hiện đầy đủ các chứng từ ban đầu theo đúng chế độ kế toán hiện hành quy định, cung cấp đầy đủ thông tin cho công tác kiểm tra và ghi sổ kế toán. Tuy nhiên, trong bộ chứng từ của Công ty vẫn còn thiếu sót , ví dụ như phiếu xuất kho mỗi lần đi xuất khẩu hàng hóa.

-Về tài khoản sử dụng:

Công ty sử dụng hệ thống ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, được vận dụng phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên vẫn còn những bất cập trong đó, tài khoản của công ty có sự thiếu sót, ví dụ như thiếu TK 157 “hàng gửi đi bán” dẫn đến những rủi ro khi khi giao hàng đi xuất khẩu như mất hàng trước khi khách hàng nhập khẩu mà không biết hạch toán vào đâu, và nhược điểm trong sử dụng TK đó của Công ty khiến cho sự kiểm soát luân chuyển hàng hóa của công ty còn sơ hở .

3.3.Giải pháp:

- Hoàn thiện hạch toán ban đầu:

Hoàn thiện bộ chứng từ sử dụng trong kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa . Mục đích của hạch toán ban đầu là đưa ra cho kế toán một bộ chứng từ đầy đủ, từ đó

làm căn cứ để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trong khâu này Công ty đã sử dụng gần như đầy đủ toàn bộ chứng từ cho việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên vẫn còn thiếu một số nhân tố cần thiết khác.

Như đã nói ở trên, công ty không sử dụng phiếu xuất kho hàng hóa cho mỗi lần xuất hàng đi xuất khẩu. Mà chỉ dụa vào hóa đơn INVOICE để theo dõi và làm căn cứ hạch toán. Mục đích của phiếu xuất kho là theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư sản phẩm, hàng hóa xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong công ty, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện đúng định mức tiêu hoa vật tư hàng hóa trong kho.

Nếu số hàng xuất ra đúng theo số lượng chủng loại thì không có vấn đề gì xảy ra, tuy nhiên khi có sự làm sai lệch theo ý chủ quan của nhân viên nghiệp vụ như xuất sai, hoặc tự động đổi cấp chất lượng của hàng hóa thì Công ty không thể kiểm soát được. Có thể khi thực hiện Công ty thấy rằng không cần thiết phải sử dụng đến phiếu xuất kho này, tuy nhiên ảnh hưởng không tốt của nó mang lại là rất lớn.

Vì vậy Công ty nên lập phiếu xuất kho hàng hóa cho mỗi lần xuất bán.

- Hoàn thiện về hệ thống tài khoản sử dụng trong kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa.

Trong hệ thống tài khoản hiện nay, kế toán nghiệp vụ xuất khẩu của Công ty không sử dụng TK 157 “Hàng gửi đi bán”. Như đã nói ở trên, việc thiếu TK 157 sẽ làm khó khăn cho công tác kế toán khi có rủi ro xảy ra, đồng thời cũng gây khó khăn trong việc kiểm tr kiểm soát hàng tồn kho.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ngày càng gay gắt. Để thực hiện tốt hoạt động chuyên môn của mình Công ty không phải chỉ chú trọng vào việc liên tục tiếp thu và hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa của mình. Mà muốn có được một kết quả kinh doanh khả thi và hiệu qủa cao còn dựa vào rất nhiều yếu tố quan trọng khác.

Công ty đã hình thành và phát triển hùng mạnh như hiện nay, vì Công ty đã thực hiện tốt việc nghiên cứu thị trường, biết tìm kiếm sự tư vấn chính xác với chi phí hợp lý, biết tranh thủ sự trợ giúp của các cơ quan nhà nước, biết quản lý chất lượng và giá cả, tiếp thị tốt và đánh giá đúng năng lực của mình. Điều này chứng tỏ Công ty có nội lực rất lớn và khả năng cạnh tranh rất cao.

Quá trình kiến tập tại Công ty CP SX-XNK Dệt may cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn đề tài của mình, em đã tìm hiểu và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại Công ty trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Với thời gian ngắn kiến tập ở Công ty và kiến thức còn hạn hẹp nên báo cáo kiến tập của em còn nhiều thiếu sót. Mong thầy cô giáo chỉ bảo để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt May (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w