Lời nói đầu Tiểu luận luật lao động là bài viết nhỏ, là bước đầu tập nghiên cứu, vận dụng tổng hợp một số kiến thức của môn học vào việc phân tích, lí giải và liên hệ thực tiễn. Qua việc viết tiểu luận của khoa luật kinh tế–trường Đại học Quản lý và Kinh Doanh Hà Nội, em được bồi dưỡng năng lực, kĩ năng tư duy tổng hợp về vấn đề đã chọn, tập dượt năng lực tư duy ngôn ngữ để làm tiền đề tốt cho việc viết tiểu luận văn tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô giáo, các bạn sinh viên đã giúp đỡ em có được những kiến thức, tư liệu quý giá để em hoàn thành tiểu luận này. Trong lần thực hiện tiểu luận này, chắc chắn không thể tránh khỏi các khiếm khuyết về nội dung và hình thức. Em mong nhận đươc các ý kiến xây dựng của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên trong trường, đặc biệt là các giáo viên khoa luật kinh tế -trường Đại học Quản lý và Kinh doanh. Hà Nội, tháng 7 năm 2021 I. Lý do chọn đề tài. 1. Tổng quan. “Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước”. Quan hệ giữa người với người trong lao động nhằm tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ chính bản thân và xã hội, được gọi là quan hệ lao động. ở đâu có tổ chức lao động, có hợp tác và phân công lao động thì ở đó có quan hệ lao động. Xuất phát từ mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, Bộ luật lao động của Việt Nam có tính nguyên tắc sau: 1- Bảo vệ người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. 2- Kết hợp hài hoà chính sách kinh tế với chính sách xã hội. 3- Phản ánh được tình hình kinh tế-xã hội của đất nước, tiếp thu có chọn lọc pháp luật lao động quốc tế. 4- Xây dựng mối quan hệ lao động mới, vừa hiện đại vừa mang đặc tính Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, tự do cạnh tranh lành mạnh của các chủ thể, pháp luật quy định và ghi nhận quyền được tự do kinh doanh, tự chủ sản xuất, trong đó có tự chủ trong lĩnh vực sử dụng lao động theo nhu cầu và tự nguyện của mỗi người. Từ đó hình thành nên các quan hệ lao động mới và trở nên đa dạng, ngày càng phức tạp. Trong quan hệ lao động pháp luật, quyền lao động của công dân trở thành quyền thực tế và mỗi bên tham gia đều có những quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định. Quyền của chủ thể này bao giờ cũng tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể kia tạo thành mối liên hệ pháp lí thống nhất trong mối quan hệ pháp luật lao động. Trong quan hệ lao động, không có chủ thể nào chỉ có quyền hoặc chỉ có nghĩa vụ. Ngoài ra, các bên còn phải thực hiện, tôn trọng những quyền và nghĩa vụ nhất định mà pháp luật quy định để đảm bảo trật tự, lợi ích xã hội, bảo đảm môi trường sống và môi trường lao động. Kinh tế thị trường mở ra cho người lao động và người sử dụng lao động rất nhiều cơ hội và thách thức. Việc làm-sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt. Người lao động đông mà nhu cầu việc làm lại hết sức hạn chế. Đứng trên khía cạnh là người lao động, trình độ mới chỉ là sinh viên năm cuối, em nhận thấy rằng: những nguồn gốc lao động phổ thông thường là rất đông ở Việt Nam, kể cả trình độ tốt nghiệp đại học nhưng không có kinh nghiệm thực tiễn, thường là cạnh tranh nhau về việc làm. Họ biềt rằng mình bị các doanh nghiệp lơị dụng sức lao động với giá rẻ mạt nhưng vì nhu cầu mưu sinh mà họ phải gồng mình gánh chịu. Đa số các đối tượng này không được kí Hợp Đồng Lao Động mà có kí cũng chỉ là hình thức. Công ty may Việt tiến kí hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm với chị Trần Thị Hà được hưởng bất cứ chế độ nào.Nhưng do Công việc nhiều nên doanh nghiệp thường bắt buộc chị phải làm thêm ca, thêm giờ. Nhiều lúc còn phải làm việc hết sức mệt mỏi, không còn có thì giờ nghỉ ngơi, thư giãn. Tâm lý của chị lúc nào cũng lo sợ mình bị mất việc nên chị phải làm việc hết sức, nhiều trường hợp khi lĩnh lương tháng (khoảng 500.000 đồng/tháng) còn bị doanh nghiệp dây dưa không trả. Chị được tiếng là đi làm ở Hà Nội nhưng hàng tháng vẫn phải gọi điện biên thư về gia đình xin chu cấp thêm… Qua ví dụ trên, ta thấy rằng người lao động thường hay bị thiệt thòi. Các doanh nghiệp thường nới lỏng trong khâu kí Hợp Đồng Lao Động. Thường họ có tâm lí rằng: “Nếu anh không vào vị trí này thì còn nhiều người muốn vào vị trí ắy” trình độ thấp thì chỉ như vậy thôi’’ nên khi xảy ra mâu thuẫn với người sử dụng lao động, phần thiệt hại bao giờ cũng nghiêng về phía người lao động. Trước thực trạng đó, em có suy nghĩ là các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở còn cần phải lên tiếng bênh vực cho những người lao động phổ thông, hướng dẫn họ những thủ tục để tham gia lao động, tránh cho người lao động phổ thông khỏi thiệt thòi. Trong tiểu luận này, em chọn đề tài: - phân tích bản hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm giữa doanh nghiệp may Việt Tiến với chị Trần Thị Hà Tiểu luận này ngoài lí do là để bảo vệ người lao động mà còn có lí do là bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. Người lao động sẽ biết mình có quyền và nghĩa vụ gì đối với doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng sẽ biết quyền hạn và nghĩa vụ của mình đối với người lao động. 2. Vậy Hợp Đồng Lao Động là gì? Hợp Đồng Lao Động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Có 3 loại lao động: - Hợp Đồng Lao Động không xác định thời hạn - Hợp Đồng Lao Động xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm - Hợp Đồng Lao Động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới một năm. Không được giao kết Hợp Đồng Lao Động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ một năm trở lên, trừ trường hợp phải thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác. Nội dung của Hợp Đồng Lao Động là: - Công việc phải làm. - Thời gian làm việc. - Thời giờ nghỉ ngơi. - Tiền lương. - Địa điểm làm việc. - Thời hạn hợp đồng. - Điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động. - Bảo hiểm xã hội đối với người lao động. - Ngoài những nội dung trên, người lao động và người sử dụng lao động có thể thoả thuận những vấn đề khác liên quan tới quyền và nghĩa vụ của hai bên (trong quan hệ lao động). - Hợp Đồng Lao Động giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động. Hợp Đồng Lao Động có thể được ký kết giữa người sử dụng lao động với người được uỷ quyền hợp pháp thay mặt cho nhóm người lao động (trong trường hợp này, Hợp Đồng Lao Động có hiệu lực như ký kết với từng người lao động). Người lao động có thể giao kết một Hợp Đồng Lao Động, với một hoặc nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các Hợp Đồng Lao Động đã giao kết. - Không được giao kết hợp đồng theo mùa vụ để làm công việc có tính chất thường xuyên từ một năm trở lên. - Đối với công việc có tính thời hạn từ ba tháng trở lên phải ký kết Hợp Đồng Lao Động bằng văn bản. - Hợp Đồng Lao Động có hiệu lực từ ngày ký hoặc từ ngày do hai bên thoả thuận. - Khi người lao động đơn phương chấm dứt Hợp Đồng Lao Động. - Đối với hợp đồng không xác định thời hạn, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp Đồng Lao Động bất cứ lúc nào nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất là 45 ngày. - Đối với hợp đồng xác định thời hạn từ một đến ba năm, Hợp Đồng Lao Động theo mùa vụ có thời hạn dưới một năm, khi chấm dứt trước thời hạn phải có ít nhất một trong các lý do sau quy định tại khoản 1-Điều 37-Bộ luật và tuỳ trường hợp phải báo trước theo thời hạn quy định tại khoản 2- Điều 37 hoặc điều 112 Bộ Luật lao động. - Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt Hợp Đồng Lao Động. - Không phân biệt loại hợp đồng nào, khi chấm dứt Hợp Đồng Lao Động trước thời hạn phải có ít nhất một trong các lý do quy định tại khoản 1-Điều 38-Bộ Luật lao động. Người sử dụng lao động phải bàn nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở theo quy định tại khoản 2- Điều 38 và phải báo trước cho người lao động theo quy định tại khoản 3-Điều 38-Bộ Luật lao động. Trợ cấp thôi việc : - Khi chấm dứt Hợp Đồng Lao Động đối với người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương cộng với phụ cấp lương (nếu có) - Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là thời gian người lao động bắt đầu làm việc cho doanh nghiệp đến khi thôi việc. Nếu ký nhiều Hợp Đồng Lao Động kế tiếp nhau thì thời gian làm việc là tổng thời gian của các Hợp Đồng Lao Động đã ký kết với doanh nghiệp. II. Nội dung. Điều 3: Nghĩa vụ, quyền hạn và các quyền của người lao động. 3.1. Nghĩa vụ: Trong công việc chịu sự điều hành trực tiếp của người lao động Hoàn thành những công việc đã cam kết trong Hợp Đồng Lao Động. Chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy của đơn vị. 3.2. Quyền hạn: Có quyền đề xuất, khiếu nại, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt Hợp Đồng Lao Động theo quy định của pháp luật hiện hành. 3.3. Tiền lương và quyền lợi. Phương tiện đi lại làm việc: - Do đơn vị đảm nhiệm. - Cá nhân tự lo liệu và được đơn vị thanh toán tiền. Được trang bị bảo hộ lao động, nếu công việc đòi hỏi Số ngày nghỉ hàng năm được hưởng lương (nghỉ phép, lễ, việc riêng Bảo hiểm xã hội được hưởng các phúc lợi Được thưởng, nâng lương, bồi dưỡng nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ hợp tác khoa học, công nghệ với các đơn vị trong và ngoài nước được hưởng các chế độ ngừng việc, trợ cấp thôi việc hoặc bồi thường theo qui định của pháp luật hiện hành Điều 4: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ và quyền hạn sau: 4.1. Nghĩa vụ: Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong Hợp Đồng Lao Động để người lao động làm việc đạt hiệu quả. Bảo đảm việc làm cho người lao động theo hợp đồng đã kí. Thanh toán đầy đủ và dứt đIểm các chế độ và quyền lợi của người lao động. 4.2. Quyền hạn: Có quyền điều chuyển tạm thời người lao động, ngừng việc, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt Hợp Đồng Lao Động và áp dụng các biện pháp kỉ luật theo qui định của pháp luật hiện hành. Điều 5: Điều khoản chung: 5.1. Những thoả thuận khác (có lợi hơn cho người lao động). 5.2. Hợp Đồng Lao Động có hiệu lực, từ ngày ………. tháng ……….. năm ………. đến ngày …….… tháng ……… năm …………. Điều 6: Hợp đồng này làm thành (02) bản: - Một bản cho người sử dụng lao động giữ. - Một bản cho người lao động giữ. 2. Nếu là người lao động, bạn chú ý đến điều khoản nào? Thứ nhất: Hợp đồng của tôi được giao kết theo loạị hợp đồng nào? - Không xác định thời hạn. - Thời hạn xác định. - Theo mùa vụ. Thứ hai: Có được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc, có được đảm bảo các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng hay không ? Thứ ba: Tôi muốn biết rằng tôi kí Hợp Đồng Lao Động thì tôi được hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán, được trả lương theo thoả thuận của cả hai bên, nếu công việc phải làm sau nhiều tháng tôi có được tạm ứng lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng hay không? Trong trường hợp phải trả lương chậm, không được chậm quá một tháng thì người sử dụng lao động có đền bù cho tôi một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do ngân hàng công bố tại thời điểm trả lương hay không? Thứ tư: Quyền lợi, bảo hiểm xã hội và trợ cấp khác của tôi được hưởng. Những thoả thuận khác tôi sẽ được hưởng như thế nào như : thực hiện tốt hợp đồng được đi du lịch, nghỉ mát, tham quan không mất tiền, được tặng quà ngày sinh nhật… Thứ năm: Thời gian làm việc của tôi được qui định là một ngày phải làm mấy tiếng (không quá 8 tiếng một ngày). Nếu khi làm thêm giờ tôi được hưởng những gì? Thời gian nghỉ ngơi của tôi được tính như thế nào, có được hưỏng lương không? III. Kết luận. Trên đây là những điều cơ bản nhất của một Hợp Đồng Lao Động. Khi kí kết hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động phải thoả thuận về các điều kiện lao động, sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên một cách rõ ràng, rành mạch, tránh những hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra sau này. Khi kí kết Hợp Đồng Lao Động, đòi hỏi phải bảo vệ người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. Theo như tôi được biết là hiện nay những công nhân làm việc mang tính chất thời vụ, chân tay ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ ít người được chủ doanh nghiệp kí kết Hợp Đồng Lao Động. Họ không được hưởng bất cứ quyền lợi bảo hiểm xã hội và trợ cấp khác mà người lao động được hưởng. Nên chăng, các doanh nghiệp đã quan tâm đến những người trong biên chế thì cũng nên dành sự quan tâm hơn nữa đối với những người lao động mùa vụ. Thanh tra lao động cũng thường xuyên phải kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp phải tuân thủ nội dung của Luật Lao Động, qua đó giúp cho doanh nghiệp phát triển hơn nữa và quyền lợi của người lao động được đảm bảo. Mục lục . Lí do chọn đề tài. . Tổng quan. . Hợp đồng lao động là gì? I. Nội dung. . Soạn thảo một Hợp Đồng Lao Động . Nếu là người lao động bạn chú ý đến điều khoản nào? II. Kết luận. TàI liệu tham khảo / Bộ Luật Lao Động-Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia-1994. / Giáo trình Luật Lao Động-Đại học Quản Lí và Kinh Doanh-2004.