1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận luật lao động về thỏa ước lao động tập thể

16 653 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 32,58 KB

Nội dung

Thủ tục thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể Mỗi bên đều có quyền đề xuất yêu cầu ký kết và nội dung thoả ước tập thể và phải bằng văn bản do bên kia ( nội dung thương lượng của bên tập thể người lao động do Ban chấp hàng công đoàn cơ sở hoặc tổ chức công đoàn lâm thời đưa ra). Khi nhận được yêu cầu, bên nhận yêu cầu phải chấp nhận việc thương lượng và phải thoả thuận thời gian bắt đầu thương lượng chấm dứt 20 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức để hai bên tiến hành thương lượng. Kết quả thương lượng là căn cứ để xây dựng thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp, đơn vị. Sau khi thương lượng thành và trước khi đại diện hai bên ký vào thoả ước với tư cách là bảo vệ quyền người lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, công đoàn cơ sở hoặc tổ chức công đoàn lâm thời phải tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động về nội dung của thoả ước. Thoả ước tập thể chỉ có thể được hai bên tiến hành ký kết khi có trên 50% số lao động trong tập thể lao động tán thành nội dung của thoả ước đã thương lượng. Đại diện ký kết của bên tập thể lao động là Chủ tịch Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người có giấy uỷ quyền của Ban chấp hành công đoàn. Đại diện ký kết của bên người sử dụng lao động là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người có giấy uỷ quyền của Giám đốc doanh nghiệp.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Hệ thống pháp luật lao động nước ta trong những nước vừa qua đã và đang tường bước được sửa đổi, bổ sung và quy định thêm nhiều chế định mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát sinh từ thực tiễn Trong đó vấn đề thỏa ước lao động tập thể có vai trò rất quan trọng Nó là sản phẩm của quá trình thương lượng giữa tập thể thành công, là kết quả cuối cùng của các bên đạt được trong đó một bên

là một người, một nhóm người, hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động với một bên là một hay nhiều tổ chức của người lao động để giải quyết những mối quan hệ giữa người sử dụng lao động với những người lao động Vì vậy khi có thỏa ước về lao động tập thể cần có sự tôn trọng và thực hiện nghiêm túc giữa các bên Khi thỏa ước diễn ra giữa các bên thì sẽ xảy ra rất nhiều trường hợp, do đó cần trang bị thêm nhiều kiến thức về thỏa ước hợp đồng lao động Chính vì vậy em xin chon đề tài “Bình luận các quy định của luật lao động về những vấn đề liên quan đến thỏa ước lao động tập thể”

Trang 2

NỘI DUNG

I Một số khái niệm, đặc điểm và các loại thỏa ước lao động tập thể 1.1, Khái Niệm.

Thỏa ước lao động tập thể là sản phẩm của quá trình thương lượng tập thể thành công, là kết quả cuối cùng các bên đạt được khi cuộc thương lượng kết thúc

Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật lao động 2012 “Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.”

 Thỏa ước lao động tập thể là sự thương lượng có tính chất tâp thể thông qua đại diện của các bên quan hệ lao động nhằm cụ thể hóa quyền lợi và nghĩa

vụ của các bên sao cho phù hợp với điều kiện, khả năng từng doanh nghiệp và không trái với pháp luật của nhà nước Quá trình thương lượng hai bên tiến hành trên tinh thần trách nhiệm hợp tác, vì lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của toàn xã hội

1.2, Đăc điểm

A, Tính hợp đồng

Do được hình thành trên cơ sở của sự thương lượng và thỏa thuận giữa tập thể lao động và ngườ sử dụng lao động nên thỏa ước lao động tập thể mang tính

Trang 3

chất của một hợp đồng Trong quá trình thương lượng tập thể đòi hỏi sự hợp tác

và thiện chí của cả hai bên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, công khai và minh bạch Không có chủ thể thứ ba nào, kể cả Nhà nước có quyền can thiệp và thay đổi sự tự do ưng thuận của các bên, bắt buộc các bên ký kết thỏa ước lao động tập thể

Thỏa ước lao động tập thể được ký kết khi các bên đạt được những kết quả mong muốn thông qua quá trình thương lượng, được số đông người lao động đồng ý với những nội dung đã thương lượng và đặc biệt nội dung thỏa ước tập thể đó phải có lợi cho tập thể lao động và không trái vưới pháp luật

B, Tính quy phạm.

Tính quy phạm của thỏa ước lao động tập thể được thể hiện thông qua nội dung, thủ tục thương lượng tập thể, phạm vi và thời gian áp dụng Nội dung của thỏa ước lao động tập thể có thể chứa đụng các quy phạm bắt buộc đối với mọi người lao đọng trong phạm vi doanh nghiệp hoặc phạm vi ngành, kể cả những người lao động không đồng ý về nội dung đã thỏa thuận hoặc những người lao động vào làm việc trong đơn vi sau khi đã ký kết thỏa ước lao động tập thể mà thỏa ước lao đông tập thể đang có hiệu lưc

Trình tự ký kết thỏa ước lao động tập thể phải tuân theo quy trình thương lượng tập thể do pháp luật quy định Sau khi ký kết, thỏa ước lao đọng tập thể phải được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thẩm quyền nhằm

để các cơ quan này có cơ sở để tiến hành quản lý lao động đối với đơn vị sử dụng lao động

Do mang tính quy phạm như vậy nên thỏa ước lao động tập thể được coi là luật của doanh nghiệp hoặc ngành

C, Tính tập thể

Trang 4

Tính tập thể của thỏa ước lao đọng tập thể được thể hiện ở chủ thể đại diện thương lượng tập thể, đại diện ký kết thỏa ước lao động tập thể và nội dung của thỏa ước lao động tập thể Theo đó, khi thương lượng hoặc ký kết, một bên chủ thể là tập thể lao đọng thông qua tổ chức công đoàn Dù Ban chấp hành công đoàn là đại diện thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhưng việc thực hiện các nội dung của thỏa ước lao động tập thể lại liên quan đến mọi người lao động trong doanh nghiệp hoặc ngành Đồng thời, những nội dung mà hai bên thương lượng và đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể đều liên quan đến quyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích của cả tập thể

1.3, Các loại thỏa ước lao động tập thể

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao đọng tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động khác do Chính phủ quy định

A, Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp

Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp là văn bản thỏa thuận giữa đại diện tổ chức đại diện lao động tại cơ sở và người sử dụng lao động hoặc đại diện của người sử dụng lao động trong doanh nghiệp về các điều kiện lao động

mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể ở phạm vi doanh nghiệp

Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật:

Về nội dung, nội dung thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp thuộc các nội dung thương lượng tập thể, bảo đảm không được trái với quy định của pháp luật Đặc biệt, các nội đung của thỏa ước lao đọng tập thể doanh nghiệp phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật

Trang 5

Về thủ tục, các bên thương lượng tập thể phải được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể và có trên 50% số người của tập thể lao đọng biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể

Về chủ thể, chủ thể ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp phải có đủ

điều kiện theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Lao động năm 2012 “1 Người ký kết thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp được quy định như sau:

a) Bên tập thể lao động là đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

b) Bên người sử dụng lao động là người sử dụng lao động hoặc người đại diện của người sử dụng lao động.”

B, Thỏa ước lao động tập thể ngành

Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp là văn bản thỏa thuận giữa đại diện tổ chức đại diện tổ chức công đoàn ngành và đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ngành về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể ở phạm vi ngành

Cũng như thỏa ước lao đông tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao đọng tập thể ngành chỉ được ký kết khi đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật

Về nội dung, nội dung thỏa ước lao động tập thể ngành thuộc các nội dung thương lượng tập thể, bảo đảm không được trái với quy định của pháp luật Các nội dung của thỏa ước lao động tập thể ngành phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật

Về thủ tục, các bên thương lượng tập thể và có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể ở phạm vi ngành

Trang 6

Về chủ thể, đại diện các bên ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành phải

tuân theo quy định tại Điều 87 Bộ luật Lao động 2012 “1 Đại diện ký kết thoả ước lao động tập thể ngành được quy định như sau:

a) Bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn ngành;

b) Bên người sử dụng lao động là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động đã tham gia thương lượng tập thể ngành.”

C, Thỏa ước lao động tập thể khác

Thỏa ước lao động tập thể kahsca có thể là thỏa ước lao động tập thể vùng/ địa phương hoặc thỏa ước lao động tập thể một nhóm các doanh nghiệp

do Chính phủ quy định

II Nội dung của thỏa ước lao động.

Tại Điều 70 Bộ luật lao động cũng đã quy định khá rõ: “1 Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương.

2 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca.

3 Bảo đảm việc làm đối với người lao động.

4 Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động.

5 Nội dung khác mà hai bên quan tâm.” Khi tiến hành thương lượng

những chỉ tiêu, những yêu cầu các bên đưa ra phải được xây dựng sát với thực

tế của doanh nghiệp, phải khách quan và có tính khả thi Có như vậy, thỏa ước mới thực hiện được và quyền lợi của hai bên mới được đảm bảo

2.1, Về việc làm và đảm bảo việc làm.

Trang 7

Các bên cùng nhau cam kết hợp đồng lao động đối với từng loại công việc, các biện pháp bảo đảm việc làm, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp chờ việc, mất việc làm, trợ cấp cho việc đào tạo lại khi thay đổi kỹ thuật hay tổ chức lại sản xuất, nâng cao tay nghề hay thời gian chuyển người đi làm việc khác

2.2, Về thời gian làm việc và nghỉ ngơi.

Quy định rõ về thời gian làm việc cho từng loại công việc cụ thể ( số giờ/ ngày, ngày/ tuần, bố trí ca kíp ) Thời gian nghỉ phù hợp cho từng loại công việc ngành nghề, nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng ( con ốm, mẹ nghỉ, nghỉ lo việc hiếu, hỷ ), nghỉ chế độ hàng năm, tiền tàu xe cho người lao động khi nghỉ phép năm, chế độ ưu tiên dành cho người có thâm niên làm việc cho doanh nghiệp

2.3, Về tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng.

Có thể nói đây là một nội dung có tầm quan trọng đặc biệt, là trung tâm của mọi cuộc thương lượng, khi tiến hành thương lượng về tiền lương, tiền thươngt và các loại phục cấp về lương Khi đó cả hai bên sẽ thoả thuận cụ thể cho từng công việc phù hợp với khả năng hiệu quả của doanh nghiệp đặc biệt là phải làm sao để thoả thuận của hai bên phù hợp mức lương tối thiểu của doanh nghiệp Mức lương trung bình doanh nghiệp trả cho người lao động, phương thức bồi thường khi người sử dụng lao động trả chậm, tiền thưởng khi làm tăng

ca, các chế độ phụ cấp và mức phụ cấp theo lương cũng cần được thoả thuận cụ thể trong thoả ước

2.4, Định mức lao động.

Thoả thuận về các nguyên tắc, phương pháp xây dựng định mức lao động,

áp dụng định mức lao động cho các loại hình lao động; các định mức trung

Trang 8

bình, tiên tiến áp dụng trong doanh nghiệp Thoả thuận về biện pháp đối với những trường hợp không hoàn thành định mức; các nguyên tắc khoán, khoán tổng hợp cả lao động và kể cả vật tư ( nếu có ) Trách nhiệm giám đốc của các doanh nghiệp về việc nộp các khoản bảo hiểm cho người lao dộng Thực hiện đầy đủ và đúng các quy định về thanh toán các chế độ như: Đau ốm, thai sản, chăm sóc con ốm, các mức chi thăm hỏi, hiểu hỉ, trợ cấp khó khăn, trợ câp cho người lao động khi nghỉ hưu, mất sức lao động hoặc khi thôi việc

2.5, An toàn lao động, vệ sinh lao động.

Xây dựng các nội quy về an toàn lao động, các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiêu chuẩn và việc trang bị phòng hộ lao động, về các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, về chế độ bổi dưỡng, về bồi dưỡng tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp, chế độ đối với người lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ

III, Thủ tục thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể.

3.1, Chủ thể có quyền thương lượng thoả ước tập thể.

- Bên tập thể lao động là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc tổ chức công đoàn lâm thời

- Bên người sử dụng lao động là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được

uỷ nhiệm quyền theo điều lệ tổ chức tổ chức doanh nghiệp hoặc có giấy uỷ quyền của Giám đốc doanh nghiệp

3.2, Thủ tục thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể

Mỗi bên đều có quyền đề xuất yêu cầu ký kết và nội dung thoả ước tập thể

và phải bằng văn bản do bên kia ( nội dung thương lượng của bên tập thể người

Trang 9

lao động do Ban chấp hàng công đoàn cơ sở hoặc tổ chức công đoàn lâm thời đưa ra)

Khi nhận được yêu cầu, bên nhận yêu cầu phải chấp nhận việc thương lượng và phải thoả thuận thời gian bắt đầu thương lượng chấm dứt 20 ngày, kể

từ ngày nhận được yêu cầu

Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức để hai bên tiến hành thương lượng Kết quả thương lượng là căn cứ để xây dựng thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp, đơn vị

Sau khi thương lượng thành và trước khi đại diện hai bên ký vào thoả ước với tư cách là bảo vệ quyền người lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh

tế, công đoàn cơ sở hoặc tổ chức công đoàn lâm thời phải tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động về nội dung của thoả ước Thoả ước tập thể chỉ có thể được hai bên tiến hành ký kết khi có trên 50% số lao động trong tập thể lao động tán thành nội dung của thoả ước đã thương lượng

Đại diện ký kết của bên tập thể lao động là Chủ tịch Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người có giấy uỷ quyền của Ban chấp hành công đoàn Đại diện ký kết của bên người sử dụng lao động là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người có giấy uỷ quyền của Giám đốc doanh nghiệp

3.3 Số lượng bản thảo thỏa ước lao động tập thể.

Thoả ước tập thể đã ký kết phải làm thành 4 bản, trong đó:

- Một bản do người sử dụng lao động giữ

- Một bản do Ban chấp hành công đoàn cơ sở giữ

- Một bản do Ban chấp hành công đoàn cơ sở gửi công đoàn cấp trên

Trang 10

- Một bản do người sử dụng lao động gửi đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ký

IV, Trình tự ký kết, đăng kývà hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể

4.1, Trình tự thương lượng và ký kết.

Để quá trình thương lượng tiến hành được thuận lợi, nhanh chóng và đạt kết quả thì trước khi thương lượng và ký kết thoả ước, hai bên cần gặp nhau để thoả thuận về chương trình, kế hoạch, thời gian, số lượng và danh sách đại diện bên tham gia thương lượng Quá trình thương lượng được tiến hành theo các bước sau:

- Hai bên đưa ra yêu cầu và nội dung thương lượng Những yêu cầu và nội dung này phải sát với thực tế doanh nghiệp, khách quan trên tinh thần hai bên cùng có lợi, tránh đưa ra những yêu cầu mà nội dung trái với pháp luật hoặc có tính chất yêu sách đòi hỏi hoặc áp đặt vì như vậy sẽ cản trở quá trình thương lượng

- Hai bên tiến hành thương lượng trên cơ sở xem xét các yêu cầu và nội dung của mỗi bên, hai bên phải thông báo cho nhau những thông tin liên quan đến thoả ước , phải có biên bản ghi rõ những điều khoản hai bên đã thoả thuận

và những điều khoản chưa thoả thuận được

- Mỗi bên tổ chức lấy ý kiến về dự thảo thoả ước Khi dự thảo thoả ước đã được xây dựng , hai bên phải tổ chức lấy ý kiến của tập thể lao động trong doanh nghiệp Trong quá trình lấy ý kiến để hoàn thiện thoả ước, hai bên có thể tham khảo ý kiến của cơ quan lao động, liên đoàn lao động ngành, địa phương

- Các bên hoàn thiện lần cuối dự thảo thoả ước trên cơ sở đã được lấy ý kiến của tập thể lao động doanh nghiệp và cơ quan hữu quan và tiến hành ký kết

Trang 11

khi có trên 50% số người của tập thể lao động trong doanh nghiệp tán thành nội dung của thoả ước

4.2, Đăng ký thoả ước lao động tập thể.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động phải gửi bản thoả ước tập thể có đính kèm biên bản lấy ý kiến tập thể người lao động đến Sở Lao động

- Thương binh và xã hội thuộc tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh) nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tổ chức đó

- Doanh nghiệp thuộc khu chế xuất, khu công nghiêp phải gửi bản thoả ước tập thể đến Ban Quản lý khu chế xuất, khu công nghiêp để đăng ký tại Sở Lao động - Thương binh và xã hội thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh) nơi có trụ sở chính của Ban Quản lý đó

- Những doanh nghiệp có cơ sở ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì việc đăng ký thoả ước tập thể phải được tiến hành ở cơ quan lao động cấp tỉnh nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp

4.3, Hiệu lực của thoả ước lao động tập thể

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản thoả ước tập thể, Sở Lao động- Thương binh và xã hội thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và thông báo bằng văn bản về việc đăng ký cho hai bên biết Nếu thoả ước tập thể có những điều khoản trái pháp luật thì chỉ rõ và hướng dẫn cho hai bên cùng sửa đổi và đăng ký lại Nếu hết thời hạn trên mà không có thông báo thì thoả ước tập thể đương nhiên có hiệu lực

- Trường hợp thoả ước tập thể bị coi là vô hiệu toàn phần Theo quy định của pháp luật một bản thoả ước bị coi là vô hiệu toàn bộ khi:

+ Toàn bộ nội dung thoả ước trái pháp luật

+ Người ký kết thoả ước không đúng thẩm quyền

Ngày đăng: 28/11/2018, 19:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w