Trong thực tế, để hiện thực hóa nguyên tắc này, các bên thường đưa quyền thương lượng lại vào hợp đồng bằng một điều khoản đặc biệt, điều khoản hoàn cảnh khó khăn hay điều khoản hardship
Trang 2DẪN NHẬP
Như chúng ta đã biết thì hợp đồng là một công cụ vừa chia sẻ lợi ích, vừa là công
cụ chia sẻ rủi ro, tại thời điểm giao kết hợp đồng lợi ích của hai bên là ngang bằng nhau
vì họ đã tự nguyện thỏa thuận, đôi bên cùng có lợi Theo đó, yêu cầu các bên trong hợp
đồng không chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà còn quan tâm đến lợi ích của đối tác để
cả hai cùng có lợi và bình đẳng ở góc độ nào đó Nguyên tắc này xuất phát từ nhận thức
các bên tham gia sẽ chỉ ký hợp đồng nếu có lợi, và vì vậy nếu một bên không những
không được lợi mà còn thiệt hại thì sẽ chẳng cần tham gia Trong hơp đồng nếu không
quy định quyền thương lượng lại, thì dựa trên nguyên tắc thiện chí, các bên vẫn có thể
thương lượng lại hợp đồng để cân bằng lợi ích khi một bên bị thiệt hại lớn do sự thay đổi
của bối cảnh Do vậy, việc ghi nhận quyền thương lượng lại không phải là vô nghĩa và
hoàn toàn không trái với bản chất của hợp đồng - một sự thỏa thuận có lợi cho các bên
tham gia
Trong thực tế, để hiện thực hóa nguyên tắc này, các bên thường đưa quyền thương
lượng lại vào hợp đồng bằng một điều khoản đặc biệt, điều khoản hoàn cảnh khó khăn
(hay điều khoản hardship), cho phép một bên có quyền thương lượng lại hợp đồng khi
bối cảnh thay đổi khiến bên đó bị bất lợi đáng kể nếu tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng đã
ký kết Trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, do điều kiện hoàn cảnh luôn thay đổi
trong các thời điểm khác nhau vì thế cán cân lợi ích của hợp đồng sẽ luôn thay đổi và
không còn ngang bằng nhau nữa Như vậy thì pháp luật có cần can thiệp để làm cho lợi
ích của các bên được đảm bảo hay không cần can thiệp vì nếu can thiệp nó sẽ trái với
nguyên tắc “pacta sunt servanda” Từ bao đời nay ai cũng biết rằng xã hội muốn phát
triển cần có sự ổn định, sự cân bằng giữa các lực lượng và có sự tương quan với nhau Do
đó pháp luật cần can thiệp để phù hợp cho sự phát triển của xã hội loài người Tuy nhiên
theo thời gian có nhiều trường hợp trên thực tế cho thấy nguyên tắc “pacta sunt servanda”
không còn phù hợp ở một số trường hợp nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng theo nguyên tắc
này khi có điều kiện hoàn cảnh thay đổi gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên liên quan
trong hợp đồng, gây mất cân bằng kinh tế giữa quyền và lợi ích của các bên liên quan
Trang 3trong hợp đồng Vì vậy nguyên tắc “rebus sunt stantibus” được hình thành như một cơ
chế để các bên liên quan viện dẫn để thay đổi nội dung cho phù hợp với sự thay đổi của
hoàn cảnh, điều kiện của xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên
Trang 41 Khái niệm Hardship
Hardship - hiểu nôm na là điều khoản quy định cho phép một bên trong hợp đồng có
quyền xin điều chỉnh hợp đồng, khi có những thay đổi về hoàn cảnh và môi trường kinh
tế, tới mức gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến quyền lợi của một bên, làm mất đi cân bằng
kinh tế của hợp đồng, làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên cực kỳ khó khăn và tốn
kém Theo đó, điều khoản hardship quy định những cơ chế can thiệp hợp lý vào hiệu lực
hợp đồng, như cho phép các bên yêu cầu tòa án điều chỉnh hoặc nếu không điều chỉnh
được thì cho chấm dứt hợp đồng, nhằm tái lập sự cân bằng về lợi ích giữa các bên trong
hợp đồng, theo những căn cứ, thủ tục, điều kiện chặt chẽ và hạn chế
2 Điều khoản Hardship
Hợp đồng dưa trên sự thỏa thuận,thống nhất ý chí của các bên Như vậy nền tảng
của mọi hợp đồng chính là sự cân bằng lợi ích của các chủ thể tham gia hợp đồng đó
Nhưng có những trường hợp sự cân bằng trên bị phá vỡ và để bảo vệ cho quyền lợi của
bên bị thiệt hại thì xuất hiện những điều khoản cho phép thỏa thuận lại hợp đồng Đó
chính là đặc điểm quan trọng của điều khoản hardship Khi có những thay đổi xảy ra như
có biến động về giá cả thị trường dẫn đến việc môt bên găp khó khăn có thể dẫn đến phá
sản thì không bên nào muốn chịu thiệt hại và vì thế họ tiến hành điều chỉnh hợp
đồng.Vẫn có khả năng hợp đồng bị hủy bỏ nhưng việc điều chỉnh có nhiều ưu điểm như
không cần tốn thêm chi phí để thỏa thuận lại hợp đồng mới, bên mua vẫn mua được thứ
mà mình cần, không mất đi các mối quan hệ trong làm ăn kinh doanh… Khái niệm về
hardship trên thực tế đã xuất hiện từ lâu nhưng có vẻ còn mới mẻ trong thực tiễn thực
hiện hợp đồng thương mại quốc tế Nguyên nhân như sau:
Điều khoản hardship không được quy định cụ thể trong pháp luật quốc gia để dẫn
chiếu vào hợp đồng.Trong thực tiễn thương mại quốc tế thuật ngữ “hardship”
được sử dụng trong bảng tiếng Pháp của Bộ nguyên tắc UNIDROIT và trong bộ
nguyên tắc luật hợp đồng chung châu âu đã được chấp nhận rộng rãi
Trang 5 Điều khoản hardship có hiệu lực khi các bên thỏa thuận nó trong hợp đồng.Trong
trường hợp các bên không có thỏa thuận nhưng nếu chọn luật quốc gia thành viên
của tổ chức quốc tế như Unidroit thì hardship vẫn được áp dụng
Việc phân định luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế không hề dễ dàng
,và việc xem xét tình huống nào áp dụng hardship cũng phức tạp
Các trường hợp áp dụng điều khoản hardship theo quy định tai điều 6.2.1;6.2.2;6.2.3
của UNIDROIT trong Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế 2004 như sau:
“Hoàn cảnh hardship được xác lập khi xảy ra các sự kiện làm thay đổi cơ bản sự cân
bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng, hoặc do chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng lên, hoặc do
giá trị của nghĩa vụ đối trừ giảm xuống, và:
(i) Các sự kiện này xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết hợp
đồng
(ii) Bên bị bất lợi đã không thể tính một cách hợp lý đến các sự kiện đó khi giao kết
hợp đồng
(iii) Các sự kiện này nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi
(iv) Rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu
(v) Khó khăn trở ngại chỉ được chấp nhận cho những nghĩa vụ chưa được thực hiện
Các trường hợp được ghi nhận như sau:
2.1 Các sự kiện này xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao
kết hợp đồng
Nếu một bên trong hợp đồng đã biết hoặc nghĩa vụ phải biết các sự kiện đó khi giao
kết hợp đồng thì bên đó phải tính đến các sự kiện đó Do vậy, sau này khi xẩy ra sự kiện,
bên đó không thể viện dẫn đây là trường hợp khó khăn trở ngại
Vụ việc:
Hợp đồng mua bán thép giữa Cty Pháp ( Scafom International BV)- người bán và Cty Hà
Lan (Lorraine Tubes S.A.S)- người mua Tranh chấp phát sinh khi giá thép trên thị
trường tăng 70% khiến hai bên bất đồng về việc điều chỉnh giá trong hợp đồng Tranh
chấp được giải quyết tại Tòa phá án (Cour de Cassation) của Bỉ, số C.07.0289.N, ngày
Trang 619/6/2009 Hợp đồng được điều chỉnh bởi Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế (CISG) và Bộ Nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại
quốc tế
Tranh chấp về giá:
Người mua Hà Lan đã ký một số hợp đồng với người bán Pháp về việc giao ống thép
Sau đó, giá thép bất ngờ tăng 70% Hợp đồng không bao gồm điều khoản điều chỉnh giá
Người bán cho rằng gặp khó khăn do giá thép tăng và yêu cầu đàm phán lại giá hợp đồng
Tuy nhiên, người mua không chấp nhận và muốn người bán giao hàng theo giá hợp đồng
vì hợp đồng không có điều khoản về điều chỉnh giá
Phiên tòa đầu tiên thừa nhận rằng sự tăng giá không lường trước được đã dẫn đến một sự
mất cân bằng nghiêm trọng và việc tiếp tục thực hiện hợp đồng với giá hợp đồng sẽ làm
người bán thiệt hại, trừ khi người bán có quyền đàm phán lại giá Công ước Vienna
không có quy định cụ thể cách xử lý trong trường hợp khó khăn làm mất cân bằng
nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng Tuy vậy, Toà phá án của Bỉ chỉ ra rằng thực tế là điều
79 (1) Công ước Vienna quy định rõ ràng về bất khả kháng như một sự kiện miễn trách
không có nghĩa là nó hoàn toàn tuyệt đối loại trừ những khó khăn xác đáng và khả năng
đàm phán lại giá như trường hợp đang giải quyết Thứ nhất, theo quan điểm của toà án,
một sự thay đổi không lường trước được như trường hợp đang giải quyết có thể tạo thành
một sự kiện miễn trách theo điều 79 (1) Công ước Vienna Thứ hai, toà án nhắc lại rằng
theo điều 7 (1) và 7 (2) Công ước Vienna, công ước được bổ sung bởi những nguyên tắc
chung mà từ đó công ước được hình thành, đồng thời cũng nhấn mạnh đến nguyên tắc
thiện chí trong thực hiện hợp đồng
Toà án đã quyết định áp dụng Bộ Nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương
mại quốc tế để bổ sung cho Công ước Vienna Theo điều 6.2.2 của Bộ Nguyên tắc này,
một bên có thể yêu cầu bên kia đàm phán lại nếu có những sự kiện xảy ra làm thay đổi cơ
bản sự cân bằng của hợp đồng (những trường hợp như vậy được gọi là hardship - tạm
dịch là hoàn cảnh khó khăn) Hơn nữa, nguyên tắc thiện chí trong kinh doanh quốc tế
Trang 7cũng yêu cầu các bên phải hợp tác để cùng khắc phục những khó khăn trong quá trình
thực hiện hợp đồng
Với những lập luận trên, Tòa phá án Bỉ cho rằng người bán có quyền yêu cầu đàm
phán lại giá và bác bỏ khiếu kiện của người mua
2.2 Bên bị bất lợi đã không thể tính đến các sự kiện đó một cách hợp lý khi
kí kết hợp đồng
Trường hợp này,các sự kiện phải mang tính khách quan mà các bên phải không thể
biết và lường trước được khi kí kết hợp đồng Tức phải thỏa mãn hai điều kiện sau đây
Tính khách quan của sự kiện: Sự kiện diễn ra không phải là do ý muốn chủ quan
của con người
Ví dụ : Trong một hợp đồng mua bán hàng hóa giữa A và B, giá trị của hợp đồng
được các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng là đồng tiền của nước C, sau một thời
gian thực hiện hợp đồng, khủng hoảng chính trị đã xảy ra tại nước C và đã làm cho
đồng tiền của nước này mất giá hơn 80% so với giá trị của nó trước khi A và B kí
hợp đồng Trừ khi hoàn cảnh cho phép xác định khác, việc mất giá này được coi là
trường hợp khó khăn trở ngại vì sự mất giá đột biến của đồng tiền nước C được
xem là sự kiện khách quan
Sự kiện mà các bên trong hợp đồng không thể biết và không thể lường trước được
khi kí kết hợp đồng Điều này có nghĩa là các bên không thể dự báo trước được
khó khăn xảy ra, sự kiện khách quan lúc này vượt ngoài khả năng lường trước của
các bên trong hợp đồng
Chẳng hạn như trường hợp: Bên A và Công ty B có một hợp đồng mua bán xe ô
tô tải.Tới thời hạn thực hiện hợp đồng, công ty B mời A đến nhận xe nhưng đòi
tăng giá xe lên thêm 30 triệu đồng so với ban đầu, với lý do: ” công ty có cam kết
không tăng giá xe nhưng đến thời điểm giao xe thì nhà nước áp dụng quản lý khí
thải xe theo quy chuẩn nên mới buộc phải điều chỉnh giá xe Nếu bà A không chịu
nhận xe giá cao hơn vì chất lượng tốt hơn,công ty sẵn sàng trả lại tiền cọc cộng lãi
Trang 8suất ngân hàng đối với số tiền mà bà A đã nộp cho cty” Theo tôi, lý do côn ty B
nêu ra trên đây chỉ là những vướng mắc của công ty, không phải là sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan để cty được quyền giao xe chậm và tăng giá xe
Như vậy, chúng ta cần phân biệt đâu là sự kiện khách quan không thể lường trước
được của các bên chủ thể trong hợp đồng
2.3 Các sự kiện này nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi
Nằm ngoài sự kiểm soát của các bên thường được hiểu là sự tác động khách quan
không do ý muốn chủ quan của các bên trong hợp đồng Do vậy, trong một trường
hợp cụ thể, các sự kiện và hoàn cảnh xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi
trên thực tế,không do lỗi của bên bị bất lợi.Vì vậy, bên gặp bất lợi có quyền yêu cầu
đàm phán lại điều khoản khó khăn như là một hình thức thiết lập lại tính công bằng vì
quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng
Ví dụ: Người mua Hà Lan đã kí hợp đồng với người bán Pháp về việc giao ống
thép.Sau đó giá thép bất ngờ tăng 70% Hợp đồng không bao gồm điều khoản về điều
chỉnh giá.Người bán cho rằng gặp khó khăn do giá thép tăng và yêu cầu đàm phán lại
hợp đồng.Tuy nhiên,người mua không chấp nhận và muốn người bán giao hàng theo
giá hợp đồng vì hợp đồng không có điều khoản về điều chỉnh giá
Phiên tòa đầu tiên thừa nhận rằng sự tăng giá không lường trước được đã dẫn đến một
sự mất cần bằng nghiêm trọng và việc tiếp tục thực hiện hợp đồng với giá hợp đồng sẽ
làm người bán bị thiệt hại,trừ khi người bán có quyền đàm phán lại giá.tòa đã áp dụng
bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế để bổ sung cho công ước
Viên.Theo điều 6.2.2 của bộ nguyên tắc này,một bên có thể yêu cầu bên kia đàm phán
lại nếu có những sự kiện làm thay đổi sự cân bằng cơ bản của hợp đồng.Hơn nữa
nguyên tắc thiện chí trong kinh doanh quốc tế cũng yêu cầu rằng các bên phải hợp tác
để cùng khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng
Với những lập luận trên,tòa án Bỉ cho rằng người bán có quyền yêu cầu đàm phán lại
giá và bác bỏ khiếu kiện của người mua
Trang 92.4 Rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu
Về nguyên tắc,sẽ không có “ khó khăn trở ngại” nếu bên bị bất lợi phải gánh chịu
rủi ro về sự thay đổi của hoàn cảnh theo thỏa thuận trong hợp đồng.sự gánh chịu rủi
ro được hiểu hoặc có thể được suy ra từ tính chất của hợp đồng mà các bên giao
kết.Ví dụ: trong hợp đồng về bảo hiểm thì bên bảo hiểm đã tính đến một rủi ro nhất
định ngay khi các bên giao kết hợp đồng.Do vậy,họ phải bồi thường khi có rủi ro xảy
ra cho bên mua bảo hiểm,hoặc một người khi mua vé số thì được xem là đã gánh chịu
một rủi ro nhất định( không trúng số) khi mua vé số
2.5 Khó khăn trở ngại chỉ được chấp nhận cho những nghĩa vụ chưa được
thực hiện
Nếu một bên đã thực hiện nghĩa vụ thì những nghĩa vụ đã được thực hiện đó
không thể được xem là khó khăn trở ngại Như vậy, nếu có sự thay đổi cơ bản sự cân
bằng giữa các nghĩa vụ của hợp đồng xảy ra khi nghĩa vụ của hợp đồng mới chỉ được
thực hiện một phần thì khó khăn trở ngại chỉ được xác lập đối với phần nghĩa vụ còn
lại phải thực hiện
Ví dụ: A kí với B là công ty chuyên xử lý chất thải ( có trụ sở tại nước C) một hợp
đồng về xử lý chất thải.Trong hợp đồng các bên thỏa thuận quy định thời hạn thực
hiện là 4 năm cho giá cố định mỗi tấn rác thải.Hai năm sau khi kí hợp đồng,hoạt động
môi trường tại nước C và chính phủ nước này quy định phí dịch vụ lưu trữ chất thải
cao gấp 10 lần mức phí cũ.Trong hợp đồng tuy có điều khoản về khó khăn trở ngại
nhưng chỉ có thể viện dẫn hoàn cảnh khó khăn trở ngại đối với giá thanh toán cho chi
phí cho hai năm cuối của hợp đồng
3 Hệ quả của Hardship
Hậu quả của sự khó khăn
(i) Bên bị bất lợi có quyền đề nghị đàm phán lại Lời đề nghị phải được đưa ra đúng
lúc và đầy đủ cơ sở
Trang 10(ii) Bên bị khó khăn không đương nhiên được ngừng việc thực hiện nghĩa vụ khi đưa
ra đề nghị đàm phán lại
(iii) Nếu hai bên không đạt được sự thoả thuận nào khác, mỗi bên đều có quyền
yêu cầu toà án giải quyết
a Nếu xét thấy hợp lý toà án có thể xác định là có hoàn cảnh bất lợi và:
b Tuyên bố chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm và theo các điều kiện được tòa án
quyết định; hoặc
c Sửa đổi nội dung hợp đồng nhằm phục hồi sự công bằng cho các bên
Các trường hợp được ghi nhận như sau:
3.1 Bên bị khó khăn có quyền yêu cầu đàm phán lại
Do hoàn cảnh khó khăn dẫn đến sự thay đổi cơ bản về sự quân bình của hợp đồng,
cho phép bên bị khó khăn yêu cầu đối tác đàm phánlại các điều khoản ban đầu của hợp
đồng, với mục đích sửa đổi những điều khoản này đểphù hợp với hoàn cảnh đã thay đổi
Ví dụ:
A, một công ty xây dựng tại nước X, giao kết hợp đồng chọn gói với B, một cơ
quan chính phủ để xây dựng nhà xưởng tại nước Y Phần lớn các máy móc tinh vi đều
phảinhập khẩu từ nước ngoài Do sự mất giá không lường trước được về đồng tiền của
nước Y,đồng LIA (được dùng làm đơn vị thanh toán trong hợp đồng), giá thành của các
máy móc này tăng lên hơn 50% A có quyền yêu cầu B thương lượng lại điều khoản về
giá cả ban đầuđể phù hợp với hoàn cảnh thay đổi
Yêu cầu về các cuộc thương lượng lại không thể được chấp nhận, khi hợp đồng có
quy định điều khoản trượt giá (ví dụ điều khoản quy định về chỉ số biến động của giá
cả,nếu xảy ra các sự kiện nhất định)
3.2 Việc yêu cầu thương lượng lại phải được thực hiện trong thời gian hợp lý
Yêu cầu về các cuộc thương lượng lại, phải được thực hiện ngay khi có thể được, sau
thời điểm hoàn cảnh khó khăn xảy ra Thời diểm chính xác cho việc yêu cầu thương
lượng lại phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng trường hợp; ví dụ nó có thể kéo dài hơn khi
Trang 11sự thay đổi hoàn cảnh xảy ra từ từ Bên bị khó khăn không mất quyền của họ trong việc
yêu cầu các cuộc thương lượng lại nếu họ không yêu cầu thương lượng lại ngay Tuy
nhiên, sự trì hoãn trong việc yêu cầu thương lượng lại sẽ gây khó khăn cho bên bị khó
khăn trong việc chứng minh hoàn cảnh khó khăn có thực sự xảy ra hay không, và nếu có
thì hậu quả của nó đối với hợp đồng là gì
Đây là điều kiện cần đối với bên bị bất lợi ,bởi thời hạn yêu cầu đàm phán lại hợp
đồng có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại thực sự của hoàn cảnh khó khăn trên thực tế và hơn
nữa về nguyên tắc bên kia có quyền suy đoán ,nếu bên bị bất lợi không đưa ra lời yêu cầu
đàm phán lại ngay lập tức thì có thể hiểu bên đó đã không gặp phải khó khăn trở ngại
hoặc bên đó gặp khó khăn trở ngại nhưng có thể khắc phục được khó khăn trở ngại đó
đây là điều kiện mà các bên trong hợp đồng cần chú ý
3.3 Cơ sở để yêu cầu thương lượng lại
Khoản (1) của Điều 6.2.3 của PICC cũng bắt buộc bên bị khó khăn có nghĩa vụ nêu
rõ các yêu cầu trong các cuộc thương lượng để bên kia đánh giá tốt hơn, và xem xét yêu
cầu thương lượng lại đó có thoả đáng hay không Yêu cầu không hoàn chỉnh được coi là
yêu cầu đó không được đưa ra kịp thời, trừ khi các yếu tố của hoàn cảnh khó khăn được
thể hiện quá rõ ràng đến nỗi chúng không cần phải được giải thích rõ ràng trong thư yêu
cầu thương lượng lại
Nếu không trình bày nguyên nhân việc yêu cầu thương lượng lại, yêu cầu này sẽ được
xem như một yêu cầu chậm trễ và việc giải quyết tương tự
3.4 Yêu cầu thương lượng lại và ngừng thực hiện nghĩa vụ
Khoản (2 ) của Điều 6.2.3 của PICC qui định rằng yêu cầu thương lượng lại tự thân
nó không cho phép bên bị khó khăn ngừng thực hiện nghĩa vụ nhằm tránh các bên lạm
dụng điều khoản này Việc ngừng thực hiện chỉ có thể được xem xét trong một số trường
hợp ngoại lệ
Ví dụ:
Trang 12A giao kết hợp đồng với B trong việc xây dựng một nhà máy tại nước X Sau khi
hợp đồng dược ký kết, chính phủ nước X ban hành một số quy định mới về an toàn, vệ
sinh lao động Qui định mới này yêu cầu phải có các thiết bị bổ sung và do đó dự thay đổi
về cơ bản trong sự cân bằng của hợp đồng của A gặp nhiều khó khăn A có quyền yêu
cầu thương lượng lại, và có thể thực hiện với mục đích xin thêm một thời gian cần thiết
để thực hiện các qui định về an toàn, nhưng A cũng có thể ngừng việc giao các thiết bị bổ
sung trong trường hợp yêu cầu sửa đổi của A không được chấp nhận
3.5 Thương lượng lại trên tinh thần thiện chí
Việc yêu cầu thương lượng lại của bên bị khó khăn và hành vi của cả hai bên trong
quá trình thương lượng lại phải tuân theo nguyên tắc chung về thiện chí và trung thực và
nghĩa vụ hợp tác Do vậy, bên bị khó khăn chỉ áp dụng điều khoản này khi hoàn cảnh khó
khăn thực sự tồn tại và không được lạm dụng để yêu cầu thương lượng lại như là một thủ
đoạn khôn khéo đơn thuần Tương tự, một khi yêu cầu được đưa ra, cả hai bên đều phải
tiến hành các cuộc thương lượng lại trên tinh thần xây dựng, đặc biệt kiềm chế bất kỳ
hình thức gây khó khăn nào và không được từ chối cung cấp các thông tin cần thiết
3.6 Yêu cầu toà án can thiệp khi các bên không đạt đến thoả thuận mong
muốn
Nếu các bên không đạt được thoả thuận về việc sửa đổi hợp đồng đối với hoàn cảnh
khó khăn bị thay đổi trong một thời hạn hợp lý Khoản (3) Điều 6.2.3 của PICC cho phép
một trong hai bên khởi kiện đến toà Trường hợp như thế có thể phát sinh do bên không
bị khó khăn không chấp nhận yêu cầu thương lượng lại hoặc do các cuộc thương lượng
lại, mặc dù được hai bên tiến hành trên tinh thần thiện chí đã không đạt đến một kết quả
tích cực
Tuỳ theo mức độ phức tạp của vấn đề cần giải quyết và hoàn cảnh cụ thể mà thời gian
chờ đợi của các bên trước khi vụ việc được đưa ra toà là nhanh chóng hay lâu dài
Trang 134 Các biện pháp của toà áp dụng trong hoàn cảnh khó khăn
Theo Khoản (4) của Điều 6.2.3 của PICC Toà án nếu xác nhận có hoàn cảnh khó
khăn, có thể xử lý bằng nhiều cách khác nhau
Khả năng trước tiên là chấm dứt hợp đồng Tuy nhiên, vì việc chấm dứt hợp đồng khi này
không phải là do sự vi phạm của một bên, vì tính chất của nó khác với những qui định về
việc chấm dứt hợp đồng nói chung (Điều 7.3.1 et seq) của PICC Nên Khoản (4) (a) của
PICC qui định rằng việc chấm dứt sẽ xảy ra " vào ngày và theo các điều kiện được toà án
xác định"
Một khả năng khác là tòa có thể sửa đổi hợp đồng nhằm lập lại sự cân bằng của nó
Để làm như vậy, toà sẽ tìm cách phân chia công bằng về các khoản lỗ giữa bị hai bên
Điều này còn phụ thuộc vào bản chất của hoàn cảnh khó khăn, có liên quan đến cả việc
sửa đổi giá cả Tuy nhiên, nếu có thể, việc sửa đổi sẽ không cần thiết phải phản ánh đầy
đủ các khoản lỗ phát sinh bởi sự thay đổi hoàn cảnh, vì toà sẽ phải xem xét giới hạn rủi ro
mà mỗi bên phải gánh chịu và giới hạn hợp lý để bên có quyền hưởng được lợi ích từ
việc thực hiện nghĩa vụ của bên kia
Khoản (4) của Điều 6.2.3 của PICC qui định rõ ràng tòa có thể chấm dứt hoặc sửa đổi
hợp đồng chỉ khi điều này là hợp lý Cũng có trường hợp việc sửa đổi hay chấm dứt hợp
đồng đều không thích hợp với thực tế khi đó Toà án sẽ tuyên các bên tiếp tục thực hiện
hợp đồng, hay tiến hành thêm các cuộc đàm phán để thương lượng lại các điều khoản của
hợp đồng
PECL cũng xử lý hậu quả của việc áp dụng quy định về sự thay đổi hoàn cảnh, như quy
định tại Điều 6:111, khoản 3: “Nếu các bên không đạt được thoả thuận trong khoảng thời
gian hợp lý, toà án có thể: (a) chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo những điều kiện do
toà án xác định; hoặc (b) sửa đổi hợp đồng nhằm phân chia thiệt hại và lợi ích phát sinh
do hoàn cảnh thay đổi cho các bên theo một cách thức công bằng và bình đẳng
Trong bất kỳ trường hợp nào kể trên, toà án có thể buộc bên từ chối thỏa thuận hoặc vi
phạm thoả thuận trái với nguyên tắc trung thực và thiện chí phải bồi thường thiệt hại mà
bên kia phải gánh chịu”
Trang 14Như vậy, mặc dù trong PECL, điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi
được sử dụng với tên gọi khác với PICC, nhưng vấn đề được quy định trong hai văn kiện
này tương đối đồng nhất về khái niệm, phạm vi áp dụng, cũng như xử lý hệ quả của nó
So với PICC, quy định trong PECL có phần đầy đủ và hợp lý hơn vì khoản 3 Điều 6: 111
quy định trách nhiệm các bên phải điều chỉnh hợp đồng trước, và chỉ khi các bên không
điều chỉnh thì tòa án “cho chấm dứt” hoặc “sửa đổi hợp đồng theo một các thức công
bằng”
5 Viện dẫn hardship khi giải quyết tranh chấp
Trong quá trình giải quyết tranh chấp nếu bên bị ảnh hưởng viện dẫn sự kiện là “ bất
khả kháng ” thì khi này mục đích của bên đó là nhằm lý giải việc không thực hiện nghĩa
vụ của mình là không thuộc lỗi chủ quan của bên bị ảnh hưởng và nếu được chấp nhận
thì bên đó được miễn trừ trách nhiệm do việc không thưc hiện nghĩa vụ trong hợp đồng
Trong thục tiễn đàm phán, ký kết hợp đồng các bên có thể tham khảo và đưa vào hợp
đồng các điều khoản mẫu về “ bất khả kháng ” ví dụ như:
Điều khoản mẫu về “ bất khả kháng ” trong ấn phẩm số 421 của ICC.
Các lý do để miễn giảm trách nhiệm
a Một bên đương sự không chịu trách nhiệm vì không thực hiện nghĩa vụ của mình
nếu bên đó chứng minh được:
Việc không thực hiện là do một khó khăn trở ngại xảy ra ngoài sự kiểm soát của
b Trở ngại nêu ở đoạn (a) nói trên có thể nảy sinh từ những sự kiện sau đây gây ra:
Chiến tranh mặc dù có tuyên bố hay không, nội chiến, nổi loạn và cách mạng,
hành động cướp bóc, hành động phá hoại