1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: Luật hợp đồng thương mại quốc tế pptx

23 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 61,67 KB

Nội dung

Pháp luật hợp đồng thương mại của các nước quy định trong quá trình đàm phán, kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các chủ thể có quyền tự do lựa chọn luật ápdụng để điều chỉnh các

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế nước ta sau bao nhiêu năm bị kìm kẹp dưới sự trói buộc của kiểu quản

lý tập trung bao cấp, cuối cùng cũng được giải phóng bắt đầu từ chính sách Đổi Mới thờiđiểm năm 1986 Đã gần ba thập kỷ qua đi, Việt Nam đã có nhiều bước chuyển mình đáng

kể, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế Cà phê, điều, gạo, hồ tiêu, dầu thô, thủysản,… Cùng nhiều mặt hàng khác đã có mặt ở nhiều nơi trên mặt địa cầu Việc này khiếnthế giới biết đến chúng ta với cương vị của một nền kinh tế mới nổi, đang trên đà pháttriển mạnh mẽ thay vì một Việt Nam với đầy khói bụi, bom đạn và những tàn tích kháccủa chiến tranh Đó là một điều đáng mừng

Tuy nhiên, để tham gia sân chơi thương mại đầy tính cạnh tranh với các quốc giakhác, Việt Nam không chỉ cần những sản phẩm tốt, thị trường đầy tiềm năng và nhữngdoanh nhân lấy chữ “tín” làm đầu Chúng ta còn cần phải không ngừng học hỏi các vậnhành thị trường thương mại quốc tế, và cần thiết nhất Việt Nam cần tập dần thói quenhành xử theo luật pháp, điều mà chúng ta có vẻ vẫn còn lạc nhịp so với phần còn lại củathế giới

Trong quá trình giao lưu thương mại quốc tế chúng ta cần có các công cụ pháp lý

để điều chỉnh, đó là các hợp đồng thương mại quốc tế Việc nghiên cứu một cách có hệthống hợp đồng thương mại quốc tế là điều cần làm trong bối cảnh hiện nay Như ta đãđược biết, cơ sở pháp lý của hợp đồng thương mại được ký và kết và thực hiện trên lãnhthổ Việt Nam là toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, hợp đồng thương mạiquốc tế lại có phạm vi rộng hơn và thường tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên Trong

đề tài tiểu luận này, nhóm sẽ tập trung đi sâu vào luật áp dụng, quá trình lựa chọn luật ápdụng cũng như thời điểm lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thành, nhưng tiểu luận có thể vẫn cònnhiều điểm thiếu sót Vì vậy nhóm thực hiện mong muốn nhận được những lời phê bình,nhận xét từ phía giảng viên hướng dẫn

Trang 2

1 Luật áp dụng – Chức năng luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế 1.1 Tìm hiểu về luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế

Ngày nay, hoạt động mua bán hàng hóa ngày càng phát triển đã khẳng định đượcvai trò quan trọng của hợp đồng thương mại quốc tế Tại Việt Nam, khi các hoạt độngxuất khẩu, nhập khẩu ngày càng tấp nập và cùng với sự kiện Việt Nam là thành viên thứ

150 của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), thì các quan hệ phát sinh từ các hoạt độngmua bán hàng hóa quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp Sự khác nhau về môi trườngkinh doanh, phong tục tập quán, khoảng cách địa lý và ngôn ngữ đã làm cho các bêntham gia kí kết hợp đồng thương mại quốc tế gặp khó khăn trong việc tìm hiểu pháp luậtcủa phía đối tác Vì vậy, việc xác định luật áp dụng cho hợp đồng cũng như để bảo vệ lợiích cho doanh nghiệp Việt Nam khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thươngmại quốc tế sẽ gặp khó khăn Pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng để đưa nềnkinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới Chính vì vậy, đểnâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam cũng như góp phần đưa hệthống pháp luật Việt Nam tiến gần hơn các chuẩn mực pháp lý chung của thế giới, nênviệc xác định luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế là điều cần thiết.1

Nói đến cơ sở pháp lý của hợp đồng chính là nói đến pháp luật áp dụng để điềuchỉnh hợp đồng Như chúng ta đã biết, cơ sở pháp lý của hợp đồng được kí kết và thựchiện trên lãnh thổ Việt Nam là toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam Trong khi đó cơ sởpháp lý của hợp đồng thương mại quốc tế có phạm vi rộng hơn và thông thường phụthuộc vào sự lựa chọn của các bên Luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế mangtính chất đa dạng và phức tạp Điều này có nghĩa là hợp đồng thương mại quốc tế có thểphải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài(luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào),thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc

cả án lệ (tiền lệ pháp)2 Vấn đề đặt ra ở đây là trong số các nguồn nói trên thì nguồn nàođược chọn để áp dụng cho hợp đồng, nguồn luật nào được chọn khi có tranh chấp xảy ra?

Pháp luật hợp đồng thương mại của các nước quy định trong quá trình đàm phán,

kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các chủ thể có quyền tự do lựa chọn luật ápdụng để điều chỉnh các quan hệ trong hợp đồng (lex voluntaties) Việc này sẽ tạo điềukiện cho các bên trong việc áp dụng luật để điều chỉnh khi có tranh chấp xảy ra Vì không

ai hiểu hợp đồng bằng chính các bên tham gia hợp đồng

1 Bành Quốc Tuấn, Xác định luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam-Một

số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, [2010], Số 04, tr 29-33

2 http://vietship.vn/showthread.php?t=5516

Trang 3

1.2 Thông lệ về chọn luật áp dụng

Các bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài được tự do lựa chọn luật áp dụngcho quan hệ hợp đồng giữa họ là một nguyên tắc chung của luật hợp đồng được thừanhận rộng rãi trên thế giới Nguyên tắc này bắt đầu phát triển vào thế kỉ 20 và thịnh hành

ở Mỹ, châu Âu sau nhiều năm tranh luận Phần lớn các hợp đồng quốc tế đều có điềukhoản chọn luật và điều khoản này đến nay đều được Tòa án xem xét khi có tranh chấpxảy ra Công ước Rome 1980 về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng và Quy tắc Rome Icũng cho phép các bên chọn luật điều chỉnh hợp đồng giữa họ Nguyên tắc này đượcpháp luật Việt Nam ghi nhận tại Điều 769 của Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) 3

Người Việt Nam trong một thời gian dài không có chữ viết riêng, phải vay mượnchữ tàu rồi đọc chệch sang phiên âm Hán Việt, phần lớn dân chúng lại không biết chữlàm cho việc hiểu biết và vận dụng hợp đồng phụ thuộc vào số ít người biết chữ Vì vaymượn cách viết và cách đọc vòng vo đó, chữ lại có thể hiểu theo nhiều nghĩa cho nên dựavào lời văn bản khế ước mà xét đoán nghĩa vụ không có truyền thống như phương Tây.Trong bối cảnh đó hợp đồng không hiếm khi chỉ là ghi nhận một cách công thức nhữngnội dung giao ước giữa các bên4 Hợp đồng đối với nước ta là thứ đi sau của thế giới đặcbiệt là các nước phương Tây, vì thế việc chọn luật áp dụng cho hợp đồng khi ký kết hợpđồng vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia vẫn còn là những thứ khá mới mẻ

Hiện nay, nước ta đã quy định về vấn đề chọn luật áp dụng trong nhiều văn bản, ví

dụ, các quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS), Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dândụng Theo khoản 2 Điều 834 Bộ luật Dân sự, “quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợpđồng dân sự được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không

có thoả thuận khác” Vậy, nếu các bên có thoả thuận về pháp luật áp dụng cho hợp đồng,pháp luật được chọn sẽ điều chỉnh hợp đồng Hay nói cách khác, BLDS Việt Nam chophép các bên lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng.5

1.3 Nguyên tắc chọn luật áp dụng cho hợp đồng

Nguyên tắc tự do lựa chọn Luật áp dụng bắt nguồn tự nguyên tắc “ tự do hợpđồng”, tức là các bên có toàn quyền trong việc đám phán, thỏa thuận tất cả các vấn đềliên quan tới hợp đồng (trừ một số trường hợp ngoại lệ) Do vậy, vấn đề lựa chọn Luật ápdụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng cũng do các bên định đoạt Nội dung của nguyêntắc “tự do thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là

3 Nguyễn Thị Hồng Trinh, Nguyễn tắc từ do chọn luật cho hợp đồng từ Công ước Rome 1980 đến Quy tắc Rome I

và nhìn về Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, [2010], số 06, tr 52-58

4 Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật Kinh tế, NXB Công An Nhân Dân, [2010], tr 306

5 Đỗ Văn Đại, Điều khoản về pháp luật áp dụng cho hợp đồng, Tạp chí Kiểm sát, [2005], số 02, tr 35 - 39

Trang 4

các bên trong hợp đồng tự do trong việc lựa chọn ý chí, mong muốn là lựa chọn một hệthống pháp luật nào đó có thể thể hiện bằng một điều khoản trong hợp đồng để áp dụngtrong việc thực hiện và giải quyết hợp đồng của mình Nội dung của nguyên tắc này đượcghi nhận tại khoản 1, Điều 3 Công ước Rome 1980 về Luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợpđồng: “ Hợp đồng được điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn” Cụ thể nội dung củanguyên tắc này được thể hiện như sau:

Về phạm vi chọn luật áp dụng: Khi kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,

các chủ thể của hợp đồng có thể hoàn toàn tự do thỏa thuận với nhau trong việc lựa chọnmột hệ thống pháp luật thuộc một quốc gia nước ngoài bất kì nào mà họ muốn (có thể làpháp luật nơi giao kết hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng hoặc nơi một trong các bên cótrụ sở chính…) Đồng thời thỏa mãn điều kiện đáp ứng yêu cầu không vi phạm nhữngnguyên tắc cơ bản của pháp luật nước đó, tức không vi phạm trật tự công cộng của quốcgia đó Ngoài ra, các chủ thể có thể chọn áp dụng Điều ước quốc tế liên quan như Côngước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, thậm chí có thể lựa chọn tập quán thươngmại quốc tế nếu chúng được pháp luật các bên ghi nhận ( ví dụ: Incoterms 2010) Trongthực tiễn, các bên chọn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng của mình khi hệ thống pháp luậtcủa nước đó có mối quan hệ với hợp đồng, các bên am hiểu và có lợi cho cả hai bên

Về thời điểm chọn Luật áp dụng: Việc chọn luật áp dụng vào thời điểm nào do

các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tự do thỏa thuận Trên tinh thầncủa Công ước Viên 1980, các bên có thể tự do lựa chọn luật áp dụng tại thời điểm giaokết hợp đồng bằng một điều khoản trong hợp đồng, hoặc các bên có thể sửa điều khoản

đó trong hoặc sau quá trình thực hiện hợp đồng, hoặc cũng có thể thay đổi việc chọn luật

áp dụng bằng hệ thống pháp luật khác so với sự lựa chọn ban đầu Qua quy định này cóthể khẳng định thêm quyền tự do của các bên trong việc chọn luật áp dụng đối với hợpđồng Bên cạnh đó, công ước Viên 1980 cũng quy định sau khi kí kết hợp đồng các bênmới chọn Luật áp dụng hoặc có sự thay đổi thì điều khoản vẫn có hiệu lực tính từ khigiao kết Trừ khi: 1 Nếu hợp đồng đã có hiệu lực về hình thức thì việc chọn hệ thốngpháp luật khác phải không làm ảnh hưởng tới hiệu lực về hình thức của hợp đồng 2 Việcchọn luật áp dụng mới không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba

Về việc chọn đồng thời nhiều hệ thống pháp luật trong cùng một hợp đồng:

Chúng ta đều biết tính chất của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường là những hợpđồng lớn, có sự đan xen nhiều nghĩa vụ nhỏ hoặc tổng hợp của nhiều hợp đồng nhỏ khácnhau, nên các bên hoàn toàn có quyền lựa chọn một hệ thống pháp luật áp dụng cho toàn

bộ hợp đồng hoặc cũng có thể lựa chọn các hệ thống pháp luật khác nhau để áp dụng cho

Trang 5

từng vấn đề trong hợp đồng Điều này có nghĩa là các bên tự do trong việc lựa chọn đồngthời nhiều hệ thống pháp luật trong cùng một hợp đồng

Trên thực tế khi giao kết hợp đồng quốc tế, các bên có thể xây dựng một điềukhoản riêng về chọn luật áp dụng đối với quan hệ hợp đồng Điều này có ý nghĩa trongviệc đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý, tránh các rủi ra mà các bên không thể dự báotrước được Điều khoản chọn luật phải thể hiện ý chí thống nhất của các bên về việc ápdụng luật nào để giải quyết trong trường hợp có tranh chấp Có thể coi điều khoản chọnluật áp dụng có giá trị pháp lý độc lập không phụ thuộc vào việc hợp đồng có hiệu lựchay không Ngoài ra, các bên có thể ghi nhận việc chọn luật của mình từ chính một tìnhhuống xảy ra trong thực tế Như quy định cụ thể tại Đoạn 2, Điều 3.1 Công ước viên

1980 quy định: Việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng phải được thực hiện mộtcách rõ rang trên cơ sở của hợp đồng hoặc một tình huống thực tế Tại Điều 3, công ướcRome 1980 cũng chỉ rõ “hợp đồng chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật do các bênlựa chọn Sự chọn Luật áp dụng phải được thể hiện hoặc chứng tỏ với sự chắc chắn hợp

lý ( reasonable certainy) bằng các điều khoản hợp đồng hoặc hoàn cảnh vụ việc).6

Tuy nhiên, nguyên tắc “tự do thỏa thuận luật áp dụng” còn hạn chế theo pháp luật Việt Nam.

Mặc dù hiện nay, Pháp luật Việt Nam cho phép các bên có quyền tự do thỏa thuậnchọn luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng quyền tự do lựachọn vẫn bị hạn chế trong một số trường hợp Quy định của Công ước Rome 1980 cũngnhư pháp luật nhiều nước trên thế giới, quyền tự do thỏa thuận áp dụng pháp luật của cácbên trong quan hệ hợp đồng nói chung, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêngthường bị hạn chế trong một số trường hợp như: các bên không được lựa chọn tập quánquốc tế để điều chỉnh hợp đồng; hạn chế đối với hợp đồng nội địa, hạn chế sự áp dụngcủa Luật được chọn bởi hai bên để đảm bảo lợi ích công, pháp luật mộ số nước còn yêucầu luật được chọn áp dụng phải có mối quan hệ thực chất với hợp đồng…

Quy định các nước trên thế giới và quốc tế có một số điểm hạn chế như vậy, còntheo pháp luật Viêt Nam quyền thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế có một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, khi có quy phạm xung đột của Việt Nam xác định hệ thống pháp luật

của nước nào sẽ được sử dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng Quy phạm đó có thể đưa

ra hướng xác định luật điều chỉnh hoặc xác định rõ pháp luật được áp dụng sẽ là pháp luậtViệt Nam Ví dụ, Điều 770 BLDS 2005 quy định: “ Hình thức của hợp đồng phải tuân

6 hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-theo-9187/

Trang 6

http://luanvan.co/luan-van/phan-tich-noi-dung-va-gioi-han-cua-nguyen-tac-tu-do-thoa-thuan-luat-ap-dung-trong-theo pháp luật của nơi giao kết hợp đồng Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ởnước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật nước đó nhưngkhông trái với quy định về hình thức theo Pháp luật của nước CHXHCNVN thì hợp đồnggiao kết tại nước đó vẫn được công nhận ở Việt Nam” Điều 769 cũng quy định pháp luậtViệt Nam sẽ được áp dụng đối với hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam, hợpđồng được giao kết ở Việt Nam và được thực hiện hoàn toàn ở Việt Nam Theo khoản 2Điều 29 Bộ luật Hàng Hải 2005 “ việc cầm cố, việc thế chấp tàu biển tại Việt Nam đượcgiải quyết theo Pháp luật Việt Nam Điều này có nghĩa là trong những trường hợp này,các bên không có quyền tự do thảo thuận lựa chọn luật áp dụng mà buộc phải tuân theoquy định của Pháp luật Việt Nam

Thứ hai, trong một số trường hợp, các bên chỉ được chọn pháp luật nước ngoài khiPháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể Theo như Điều 5, Luật Đầu tư 2005 “đốivới hoạt động đầu tư nước ngoài, trong trường hợp Pháp luật Việt Nam chưa có quy định,các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng của nước ngoài và tập quán đầu tưquốc tế”, trong Luật Thương mại cũng quy định “ trường hợp pháp luật Việt Nam, phápluật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thìHội đồng trọng tài được áp dụng tập quán Quốc tế để giải quyết tranh chấp” Như vậy,đối với những vấn đề có liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên chỉđược lựa chọn luật áp dụng là pháp luật nước ngoài khi pháp luật Việt Nam chưa có quyđịnh Đối với những trườngng hợp cụ thể pháp luật Việt Nam có điều chỉnh thì các bênkhông được quyền lựa chọn luật áp dụng pháp luật nước ngoài

Thứ ba, các bên được quyền lựa chọn Luật áp dụng nước ngoài, nhưng việc áp

dụng và hậu quả của việc áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của phápLuật Việt Nam Cụ thể, tại Điều 750 BLDS 2005 quy định “Pháp luật nước ngoài cũngđược áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, nếu sự thỏa thuận

đó không trái với các quy định của Bộ luật này và các quy định của các văn bản pháp luậtkhác của nước CHXHCNVN” Điều này cũng được quy định tương tự trong pháp luậtThương Mại 2005.7

1.4 Cách chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế

1.4.1 Lựa chọn áp dụng Điều ước quốc tế

Theo nguyên tắc chung, điều ước quốc tế được áp dụng trong những trường hợp:Thứ nhất, quốc gia của các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế ký kết haytham gia điều ước quốc tế tương ứng Theo nguyên tắc chung, trong trường hợp điều ước

7 hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-theo-9187/

Trang 7

http://luanvan.co/luan-van/phan-tich-noi-dung-va-gioi-han-cua-nguyen-tac-tu-do-thoa-thuan-luat-ap-dung-trong-quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Bộ luậtdân sự hay Luật thương mại thì các bên trong hợp đồng áp dụng quy định của điều ướcđó.

Thứ hai, mặc dù quốc gia của các bên trong hợp đồng không tham gia ký kết hayphê chuẩn điều ước quốc tế, nhưng các bên thỏa thuận áp dụng điều ước quốc tế để điềuchỉnh quan hệ của các bên theo hợp đồng Trong trường hợp này việc áp dụng điều ướcquốc tế phải tuân thủ các nguyên tắc của việc áp dụng tập quán thương mại, điều này cónghĩa là nếu có quy định nào đó của điều ước quốc tế trái luật Việt Nam thì phải áp dụngquy định của pháp luật Việt Nam

Thứ ba, mặc dù quốc gia của một trong các bên hoặc của các bên chưa tham giađiều ước quốc tế, nhưng điều ước quốc tế cũng có thể được áp dụng trong trường hợp,nếu theo quy tắc của tư pháp quốc tế luật áp dụng cho hợp đồng là pháp luật của quốc giatham gia điều ước (Điều 1(b) Công ước Viên 1980).8

1.4.2 Lựa chọn áp dụng tập quán thương mại quốc tế và hợp đồng mẫu

Theo nguyên tắc, bản thân tập quán thương mại quốc tế không có hiệu lực pháp lýnhư một quy phạm pháp luật, nó chỉ có hiệu lực trong những trường hợp cụ thể do luậtđịnh Trong thực tiễn, tập quán thương mại quốc tế có hiệu lực pháp lý khi thỏa mãn cảhai điều kiện sau đây: thứ nhất, quốc gia của các bên trong hợp đồng thương mại quốc tếcông nhận bằng văn bản hiệu lực của tập quán thương mại quốc tế như là của quy phạmpháp luật Ví dụ, Ucraina, Iran và nhiều nước châu Phi công nhận giá trị pháp lý của tậpquán thương mại quốc tế; thứ hai, các bên thỏa thuận áp dụng tập quán và đưa chúng vàohợp đồng Điều này có nghĩa là căn cứ của việc sử dụng tập quán thương mại quốc tế là ýchí của các bên

Tập quán thương mại quốc tế được áp dụng trong trường hợp mặc dù các bênkhông có thỏa thuận về việc sử dụng nó trong hợp đồng, tuy nhiên tập quán được tòa ánhay trọng tài công nhận với tư cách là nguồn điều chỉnh quan hệ giữa các bên theo hợpđồng xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của vụ việc

Pháp luật của tất cả các quốc gia đều cho phép các bên trong hợp đồng thương mạiquốc tế sử dụng tập quán thương mại quốc tế để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của họphát sinh từ hợp đồng Ví dụ, khoản 2 điều 5 Luật thương mại 2005 quy định, các bêntrong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận áp dụng pháp luật nướcngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc

8 Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, [2011], tr 29

Trang 8

tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam Và đây cũng à một cáchthức để giải quyết xung đột pháp luật – phương pháp thực chất thống nhất, làm cho việc

ký kết, thực hiện hợp đồng trở nên nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả hơn, đáp ứng đượcyêu cầu linh hoạt của hoạt động thương mại.9

Tập quán thương mại quốc tế chỉ có giá trị bổ sung cho hợp đồng Vì vậy, nhữngvấn đề gì hợp đồng đã quy định thì tập quán thương mại quốc tế không có giá trị, hay nóicách khác, hợp đồng thương mại quốc tế có giá trị pháp lý cao hơn so với tập quánthương mại quốc tế Khi áp dụng, cần chú ý là do tập quán thương mại quốc tế có nhiềuloại nên để tránh sự nhầm lẫn hoặc hiểu không thống nhất về một tập quán nào đó, cầnphải quy định cụ thể tập quán đó trong hợp đồng

Khi áp dụng tập quán thương mại quốc tế, các bên phải chứng minh nội dung củatập quán đó Do đó, nếu các bên có thể tìm hiểu thông tin về tập quán đó trước khi bướcvào đàm phán sẽ rất thuận lợi Các thông tin đó các bên có thể tìm hiểu thông qua sáchbáo, tài liệu hoặc ở các văn bản của các Phòng Thương mại, ở các Thương vụ của ViệtNam ở nước ngoài…

Khi áp dụng tập quán thương mại quốc tế, cần phải tiến hành phân loại tập quánquốc tế Nếu có tập quán chung và tập quán riêng thì tập quán riêng có giá trị trội hơn Ví

dụ, FOB Incoterms 2000 là tập quán chung FOB cảng đến (shipment to destination) củaHoa Kỳ là tập quán riêng nên FOB shipment to destination của Hoa Kỳ sẽ được ưu tiên

áp dụng Nếu có tập quán mặt hàng và tập quán ngành hàng thì tập quán mặt hàng sẽđược ưu tiên áp dụng.10

Trong hoạt động thương mại quốc tế, ngoài tập quán thương mại, trong nhiềutrường hợp, những phương tiện khác còn được các bên sử dụng khi đàm phán, ký kết hợpđồng như: hợp đồng mẫu, những điều kiện giao dịch chung, những chỉ dẫn ký kết hợpđồng

Trong thực tiễn ký kết hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại quốc tế nóiriêng, hợp đồng mẫu thường được áp dụng Việc sử dụng hợp đồng mẫu làm cho việcđàm phán ký kết hợp đồng nhanh hơn đơn giản hơn vì tiết kiệm được thời gian Trongthương mại quốc tế có hai loại hợp đồng mẫu thường được sử dụng: các mẫu hợp đồng

do các hiệp hội ngành hàng soạn thảo và các hợp đồng mẫu do các công ty soạn thảo

Hợp đồng mẫu thường được soạn thảo bởi những chủ thể có uy tín trong hoạtđộng thương mại quốc tế hay bởi những hiệp hội chuyên nghiệp của các chủ thể của

9 Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, [2011], tr 39 - 41

10 http://vietship.vn/showthread.php?t=5516

Trang 9

thương mại quốc tế (ủy ban thương mại hay hiệp hội nghề nghiệp) hoặc bởi những tổchức quốc tế Ví dụ, những hợp đồng mẫu được London Cor Trade Association soạnthảo Hiện nay nhiều hợp đồng mẫu và điều kiện chung của giao dịch được Uỷ ban kinh

tế châu Âu trực thuộc Liên hiệp quốc soạn thảo.11

1.4.3 Lựa chọn áp dụng Thực tiễn thương mại

Thực tiễn thương mại cũng có thể được coi là cơ sở pháp lý của hợp đồng thươngmại, hợp đồng thương mại quốc tế

Thực tiễn thương mại quốc tế có thể là thực tiễn trong một khu vực địa lý giới hạnhay có thể gọi là tập quán thương mại ở một địa phương nhất định (nếu phạm vi rộng hơnthì đó được coi là tập quán thương mại quốc tế)

Thực tiễn trong một lĩnh vực thương mại nhất định, mỗi một lĩnh vực kinh doanh,mỗi một loại hàng hóa, dịch vụ có những đặc trưng riêng của chúng và chỉ có nhữngngười tham gia kinh doanh trong lĩnh vực đó mới có thể biết được

Thực tiễn thương mại cũng có thể hiểu là thói quen của các bên Điều 12 Luậtthương mại 2005 quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác các bên được coi là mặcnhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó

mà các bên đã biết hoặc không thể không biết nhưng không được trái với quy định củapháp luật.12

1.4.4 Lựa chọn áp dụng pháp luật quốc gia

Khi nào luật quốc gia trở thành luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế?

Luật quốc gia được chọn là luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế khi: Thứ nhất, trong hợp đồng thương mại quốc tế có quy định

Có hai cách quy định Cách thứ nhất là các bên quy định về luật áp dụng ngay từgiai đoạn đàm phán, ký kết hợp đồng, bằng cách chỉ rõ trong hợp đồng rằng luật của mộtnước nào đó sẽ được áp dụng cho hợp đồng Trường hợp này gọi là các bên đã quy địnhtrong hợp đồng điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng Ví dụ, “Mọi vấn đề không đượcquy định hoặc quy định không đầy đủ trong hợp đồng này sẽ được giải quyết theo luậtViệt Nam” hoặc“Các vấn đề phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này được giảiquyết theo luật nước người bán” Khi tranh chấp phát sinh, các bên và tòa án có thể dựavào luật Việt Nam hoặc luật nước người bán để giải quyết

11 Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, [2011], tr 41 - 42

12 Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, [2011], tr 42 - 43

Trang 10

Cách thứ hai là các bên thoả thuận lựa chọn luật quốc gia là luật áp dụng cho hợpđồng sau khi ký kết hợp đồng, thậm chí khi tranh chấp phát sinh Cách này được các bên

áp dụng khi trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mà các bên đã ký trước đó không

có điều khoản về luật áp dụng Trong thực tế, cách này là rất khó áp dụng vì các bên khó

có thể đạt được một sự nhất trí về việc chọn luật áp dụng khi mà tranh chấp đã phát sinh:người bán thì chỉ muốn áp dụng luật của nước nào bảo vệ được quyền lợi cho mình trongkhi đó người mua cũng chỉ muốn áp dụng luật của nước bảo vệ được quyền lợi cho mình.Trong trường hợp này, hai bên chỉ đạt được sự thống nhất khi luật được lựa chọn là luậtkhông nghiêng quá về bảo vệ quyền lợi cho bên nào Công ước Viên năm 1980 là giảipháp tối ưu cho các bên trong trường hợp này

Thứ hai, Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 của Việt Nam, tại Khoản 2 Điều 14

có quy định: “Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng phápluật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồngtrọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.” Nhưvậy, Trọng tài thương mại Việt Nam sẽ có quyền chọn luật áp dụng cho hợp đồng muabán hàng hoá quốc tế khi phát sinh tranh chấp nếu như các bên không thoả thuận đượcluật áp dụng

Thứ ba, khi hợp đồng mẫu có quy định Trong rất nhiều hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế, để tiết kiệm thời gian, các bên thường chỉ quy định những nội dung cơ bảnliên quan đến đối tượng mua bán và giá cả Những nội dung còn lại, các bên thường dẫnchiếu đến hợp đồng mẫu Hợp đồng mẫu thường được các tập đoàn, công ty buôn bán lớnsoạn thảo Ví dụ: Hợp đồng mẫu của ITC về mua bán quốc tế hàng hóa dễ hỏng (The ITCModel Contract for the International Sale of Perishable Goods), Hợp đồng mẫu của ICC

về hàng hóa được sản xuất để bán lại (The ICC Model International Sale Contract onManufactured Goods Intended for Resale) v.v…Những hợp đồng mẫu này chỉ có giá trịkhi được các bên tham chiếu bằng cách chỉ rõ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếrằng quyền và nghĩa vụ của các bên được điều chỉnh bởi hợp đồng mẫu kèm theo Trongtrường hợp này, hợp đồng mẫu sẽ có giá trị bắt buộc đối với các bên và, nếu trong hợpđồng mẫu có quy định điều khoản về luật áp dụng thì luật đó đương nhiên sẽ là luật ápdụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà hai bên đã ký kết

Như vậy, luật quốc gia của một nước có thể tác động đến mối quan hệ của các bêntrong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thông qua những cách thức nêu trên Mànhững cách thức này đôi khi lại không được các bên chú ý Điều này cho thấy rõ vì saocác doanh nghiệp Việt Nam phải nghiên cứu vấn đề này, để không rơi vào thế bị động.13

13 http://vietship.vn/showthread.php?t=5516

Trang 11

Lưu ý khi chọn luật áp dụng

Như chúng ta biết, các điều khoản ghi trong hợp đồng không phải lúc nào cũnggiải quyết đầy đủ các vấn đề phát sinh trong thực tiễn thực hiện hợp đồng Do vậy, vấn đềchọn luật áp dụng cho một quan hệ cụ thể được đặt ra Vậy luật nào sẽ được áp dụng chomột quan hệ hợp đồng nhất định, xác định luật áp dụng trong giao kết hợp đồng có yếu tốnước ngoài thường dựa trên các yếu tố nào?

Thực tế hiện nay, khi đàm phán hợp đồng, người ta thường dựa trên các chi tiếtsau để tìm ra luật áp dụng:

- Dựa vào điều khoản Trọng tài chỉ ra địa điểm của một hội đồng xét xử mà thực

sự có thể phải quyết định nghĩa vụ pháp lý nội bộ;

- Địa điểm các bên thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của họ;

- Địa điểm mà các điều khoản hợp đồng đã được đàm phán và hợp đồng đã được

ký kết;

- Dựa vào việc sử dụng ngôn ngữ nhất định trong hợp đồng hoặc trong quan hệ thư

từ trước khi ký kết hợp đồng hoặc các chứng từ, tài liệu kèm theo trong quá trình thựchiện hợp đồng;

- Tham khảo các điều khoản luật hay thể chế pháp luật của một hệ thống pháp luậtnào đó;

- Sử dụng các điều khoản mẫu của một trong hai bên;

- Sự thỏa thuận về một địa điểm nào đó cho việc tiến hành thanh toán (địa điểmthanh toán) cũng có thể được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hợpđồng…

1.5 Điều kiện để luật do các bên lựa chọn có hiệu lực

- Việc chọn luật không trái với điều ước quốc tế mà quốc gia của các bên là thànhviên Ví dụ, bên cạnh quyền tự do chọn luật, Điều 3 công ước Rôme 1980 qui địnhluật của nơi có bất động sản sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng

- Việc chọn luật và việc áp dụng hệ thống pháp luật được chọn không trái với hệthống pháp luật quốc gia của các bên Tại Việt nam nội dung này được thể hiện ở

2 nội dung cơ bản:

Các bên chỉ có quyền chọn luật để điều chỉnh các quan hệ mà pháp luật Việt namcho phép chọn luật

Ngày đăng: 02/04/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w