Bàn về lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, hệ thống kế toán nước ta đang từng bước thay đổi để phù hợp với tình hình mới Bên cạnh đó, tiến trình hội nhập vào kinh tế quốc tế cùng với những yêu cầu phát triển nhanh đã khiến cho vấn đề về nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng được đặt lên hàng đầu, kéo theo đó là sự đầu tư, ra đời ồ ạt của hệ thống kiến trúc đô thị, các công trình xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo nhà cửa, cầu đường, nhà máy… XDCB nhanh chóng trở thành một ngành sản xuất vật chất có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Chi phí cho đầu tư chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng ngân sách nhà nước cũng như ngân sách của doanh nghiệp Do đó việc xác định giá thành sản phẩm xây lắp một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác quản lý hiệu quả và chất lượng hoạt động kinh doanh của đơn vị xây lắp Muốn vậy đòi hỏi công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp xây lắp ngày càng phải được hoàn thiện.
Thấy được tầm quan trọng đó, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ xây dựng A-D em đã chủ động đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
của Công ty Em đã lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ xây dựng A-D" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Nội dung của chuyên đề tốt nghiệp của em được chia làm hai chương:
Chương 1: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ xây dựng A-D.
Trang 2Chương 2: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ xây dựng A-D.
Chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn GS.TS Đặng Thị Loan và các cô chú trong phòng kế toán cũng như ở các phòng ban chức năng khác của Công ty Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng song trong một thời gian có hạn cũng như sự nhận thức và trình độ còn hạn chế của bản thân nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong những ý kiến đóng góp của cô giáo cũng như sự góp ý của tập thể Công ty để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu chuyên môn của mình sau này.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên
Phạm Thị Mơ
Trang 3CHƯƠNG 1: THỰC TẾ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG A-D
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ xây dựng A-D là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập, được thành lập tháng 2 năm 1998 theo Quyết định số 1186 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội
Trụ sở chính tại: 154 Phạm Văn Đồng - Cầu giấy - Hà nộiĐiện thoại: 04.7849608 Fax: 04.7848162
Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm gắn liền giữa thực tế sản xuất, nghiên cứu, đã trưởng thành qua nhiều công trình, có đội ngũ công nhân lành nghề, có thiết bị máy móc đủ loại đáp ứng được các nhu cầu công nghệ trong mọi lĩnh vực hoạt động của Công ty, phù hợp với sự phát triển công nghệ xây dựng tiên tiến.
Ngay từ khi thành lập công ty luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực đến nay lực lượng cán bộ công nhân viên của công ty đã không ngừng lớn mạnh, phát triển
Khi mới thành lập năm 1998, Công ty có số vốn là: 12.000 triệu đồng - Vốn cố định: 5.978 triệu đồng
Trang 4Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ xây dựng A-D được tổ chức rất khoa học, do đó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là giúp cho nhà lãnh đạo Công ty nắm bắt thông tin nhanh chóng và đưa ra quyết định một cách chính xác và kịp thời Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng: đứng đầu là Giám đốc, tiếp là Phó Giám đốc, dưới là các phòng ban, dưới nữa là các xí nghiệp, đội Bộ máy quản lý của Công ty được khái quát qua sơ đồ 2.1 dưới đây:
Trang 5Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Phòng kinh tế
kế hoạch
Phòng kỹ thuật
chất lượngPhòng
tài vụ
Phòng tổ chức
lao độngPGĐ
Công ty
PGĐ Công
tyGiám
đốc công ty
XN XLnội thất
Đội Sơn CT La XL ĐNXí
KS Phương
Nam9Phòng
hành chínhPGĐ
Công ty
XN Kdkt vật tư
Trang 6Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ máy quản lý của Công ty như sau:
Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Dưới Giám đốc là 3 Phó giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật giúp việc cho Giám đốc về kế hoạch xây dựng công trình, công tác kỹ thuật thi công công trình, công tác an toàn lao động, chất lượng công trình, phụ trách công tác đấu thầu vào điều hành thi công, tổ chức nghiệm thu kỹ thuật, lập hồ sơ thanh quyết toán công trình và thu hồi vốn… Phó giám đốc kinh doanh được Giám đốc uỷ quyền phụ trách các hoạt động kinh doanh và đối ngoại của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong việc chỉ đạo các hoạt động về các lĩnh vực kinh tế, thống kê tài chính…Phó giám đốc hành chính giúp Giám đốc Công ty về công tác quản lý hành chính và phụ trách công tác nội chính, công tác hoạch định các chương trình kinh tế, những vấn đề về nhân lực.
Dưới là các phòng ban trong Công ty có nhiệm vụ chính là tham mưu giúp việc cho Giám đốc về từng mảng công việc mà mình phụ trách Phòng tài vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty, tổ chức quản lý thực hiện công tác kế toán tài chính, thống kê theo quy định của Nhà nước và kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế, tài chính của Công ty theo Pháp luật Phòng hành chính tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong việc tổ chức quản lý thực hiện công tác hành chính quản trị trong Công ty, phục vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng ban, đơn vị, các tổ chức đoàn thể, cán bộ, công nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao Phòng kinh tế kế hoạch thì tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý kế hoạch, công tác dự án, kinh doanh nhà và quản lý kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Phòng tổ chức lao động thì tham mưu giúp việc Giám đốc Công ty về công tác tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty, công tác cán bộ,
Trang 7công tác lao động, tiền lương, công tác an ninh chính trị, bảo vệ, quân sự, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của Công ty Phòng kỹ thuật chất lượng thì tham mưu, giúp việc Giám đốc Công ty về công tác quản lý kỹ thuật chất lượng công trình về vật liệu xây dựng, quản lý xe máy, thiết bị thi công, an toàn lao động của Công ty.
Cuối cùng là các đơn vị trực thuộc Công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Các xí nghiệp, đội, khách sạn là các đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ, hoạt động theo các quy chế phân cấp, quản lý của Công ty.
1.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của Công ty.
1.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trong 10 năm xây dựng và trưởng thành Công ty đã hoàn thành các nhiệm vụ và chiến lược ban lãnh đạo Công ty đề ra Nhiệm vụ của Công ty trong mỗi thời kỳ có những điểm khác biệt nhưng tựu chung là các nhiệm vụ chủ yếu sau:
• Xây dựng các công trình nhà ở, công trình công nghiệp, công trình công cộng, kinh doanh nhà ở.
• Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng gồm: bê tông, gạch không nung, đá ốp lát, các kết cấu gỗ, thép khung nhôm phục vụ xây dựng.• Liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để
phát triển sản xuất và thực hiện các đề án đầu tư của Công ty.
• Làm tư vấn cho các chủ đầu tư trong nước, nước ngoài về lĩnh vực lập và tổ chức thực hiện dự án, lĩnh vực đất đai và giải phóng mặt bằng.
• Kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch trong nước và nước ngoài.
Trang 8• Lập các dự án đầu tư, thiết kế, soạn thảo hồ sơ mời thầu, giám sát và quản lý quá trình thi công xây lắp, quản lý chi phí xây dựng và nghiệm thu công trình.
1.1.3.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ xây dựng A-D là doanh nghiệp xây lắp nên sản phẩm chủ yếu của công ty là các sản phẩm về xây lắp Do đó đặc điểm sản phẩm của Công ty chính là đặc điểm của sản phẩm xây lắp Đó là sản phẩm xây lắp có quy mô vừa và lớn, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài, chủng loại, yếu tố đầu vào đa dạng, đòi hỏi có nguồn vốn đầu tư lớn
Để tiến hành thi công Công ty phải dựa vào các bản vẽ thiết kế, dự toán xây lắp, giá trúng thầu, hạng mục công trình do bên A cung cấp Quá trình sản xuất của Công ty là quá trình thi công, sử dụng các yếu tố vật liệu, nhân công, máy thi công và các yếu tố chi phí khác để tạo nên các hạng mục công trình.
Trong quá trình thi công, Công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo từng công trình, hạng mục công trình và so sánh với giá dự toán (giá trúng thầu) Khi công trình hoàn thành thì giá trúng thầu là cơ sở để nghiệm thu, xác định giá quyết toán và để đối chiếu thanh toán, thanh lý hợp đồng với bên A.
Công ty kiểm tra, phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm quy trình, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình
Trang 9Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty có thể trình bày theo sơ đồ 2.2 dưới đây:
Căn cứ vào dự toán được duyệt, hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, bản vẽ công nghệ, quy phạm định
mức kinh tế kỹ thuật từng công trình.
Sử dụng các yếu tố chi phí: vật tư, nhân công, máy thi công, sản xuất chung để tiến hành tổ chức
thi công xây lắp
Sản phẩm xây lắp: Công trình, Hạng mục công trình
Kiểm tra, bàn giao và đưa vào sử dụng
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty
1.1.3.3 Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Để có thể đứng vững trong thị trường cạnh tranh hiện nay thì một trong những vấn đề cốt lõi trong kinh doanh chính là thị trường Chỉ có quan tâm đúng mức đến thị trường tiêu thụ sản phẩm thì Công ty mới có thể tồn tại và phát triển lâu dài được.
Trong 10 năm tồn tại và phát triển, Công ty đã có nhiều bước phát triển lớn về mọi mặt Nếu như ban đầu Công ty chủ yếu tập trung vào thị trường Hà Nội thì nay Công ty đã mở rộng thị trường ra khắp cả nước và thậm chí sang cả nước ngoài như Đài Loan Các công trình do Công ty thi công không
Trang 10những không ngừng tăng về số lượng mà còn đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật cũng như mang tính thẩm mỹ cao, được khách hàng chấp nhận.
Khác với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá thông thường, giá cả sản phẩm của Công ty hoàn toàn phụ thuộc vào kết qủa đấu thầu, giá trị doanh thu của mỗi công trình mang lại được xác định qua giá dự toán ghi trong hợp đồng xây dựng Do vậy Công ty luôn phải cải tiến công tác tính giá dự toán ngày càng chính xác hơn để tạo ưu thế cạnh tranh Có như vậy mới có thể đấu thầu được nhiều công trình Ngoài ra Công ty vẫn luôn phấn đấu đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và thi công đúng tiến độ Từ đó tạo uy tín trên thị trường và mở rộng thị trường hoạt động của mình hơn.
1.1.4 Thực tế công tác kế toán tại Công ty.
1.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty.
Công tác kế toán tại Công ty được thực hiện thông qua Phòng Tài vụ Công ty, do đó Phòng Tài vụ Công ty có một vai trò cực kỳ quan trọng trong tác quản lý tài chính Công ty Về công tác tài chính, phòng Tài vụ phải có nhiệm vụ giúp Ban Giám đốc Công ty bảo toàn, quản lý, sử dụng và phát huy tiền vốn và tài sản của Công ty, phải quản lý chi tiết, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng các tài sản tiền vốn của Công ty, phát hiện sớm các tình trạng không tốt về tài sản tiền vốn của Công ty để có các biện pháp xử lý kịp thời Về công tác hạch toán kế toán, phòng Tài vụ phải hạch toán một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời các loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty, đồng thời phải tính đúng, tính đủ từng khoản phí vào giá thành sản phẩm theo từng đối tượng cụ thể cũng như phải xử lý và cung cấp kịp thời các thông tin có chất lượng phục vụ cho các quyết định của Ban Giám đốc Công ty Để thực hiện tốt công tác kế toán tại Công ty, phòng Tài vụ thường xuyên phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chế độ quản lý tài chính kế toán mới nhất, tổ chức
Trang 11tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán và quản lý tài chính.
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ xây dựng A-D tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung Mọi chứng từ được tập hợp về phòng Tài vụ để thực hiện các công việc kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.3 sau đây:
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán thuế
Thủ quỹKế toánNVL - CCDC
và TSCĐ
Kế toán tiêu thụ-XĐKQKế toán tiền lương, thanh toán nội bộ
Kế toán thanh toánKế toán CP và
tính GTSP
Phó phòng
tài vụKế
toán trưởng
toán các đơn
phụ thuộcKế toán tổng
hợp
Trang 121.1.4.2 Thực tế vận dụng chế độ kế toán tại Công ty.
Hiện nay tại Công ty đang áp dụng các chính sách kế toán chung như sau: • Chế độ kế toán: Do đặc thù riêng của ngành XDCB, sản phẩm xây
lắp mang tính đơn chiếc, kết cấu sản phẩm đa dạng phức tạp, sản xuất sản phẩm có chu kỳ kinh doanh dài, hoạt động của doanh nghiệp xây lắp mang tính lưu động, rộng lớn nên Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ xây dựng A-D áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 Đây là chế độ kế toán áp dụng riêng cho doanh nghiệp xây lắp, đảm bảo thống nhất về kết cấu và nguyên tắc hạch toán riêng của chế độ kế toán doanh nghiệp Đồng thời phù hợp với các quy định hiện hành của cơ chế tài chính, thuế và đặc điểm sản xuất và sản phẩm xây lắp, thoả mãn yêu cầu quản lý và đầu tư xây dựng.
• Chế độ chứng từ: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ xây dựng A-D sử dụng hầu hết các chứng từ theo Quyết định 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 về Chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị xây lắp Tuy nhiên Công ty không sử dụng Phiếu báo làm thêm giờ vì Công ty chủ yếu không sử dụng chế độ làm thêm giờ trừ trường hợp đặc biệt có Quyết định riêng Công ty không có kho dự trữ riêng mà vật tư được chuyển thẳng tới công trình, do đó Công ty không sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu xuất vật tư theo hạn mức, Biên bản kiểm nghiệm, Thẻ kho, Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Ngoài ra Công ty cũng không sử dụng Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi, Thẻ quầy hàng vì là doanh nghiệp xây lắp sản phẩm hoàn thành bán ngay Đặc biệt Công ty không sử dụng Phiếu theo dõi ca xe, máy thi công vì máy thi công được sử dụng dưới 2 hình thức là thuê ngoài (có Hoá đơn do bên cho thuê lập) hoặc do Xí nghiệp Máy
Trang 13cơ khí và xây dựng trực thuộc Công ty cung cấp (Công ty quản lý dưới hình thức khoán chi phí có kiểm soát với xí nghiệp này) Các chứng từ được lập ở dưới các đơn vị và cuối mỗi tháng sẽ được tập hợp và gửi về phòng kế toán để thực hiện hạch toán, ghi sổ kế toán.• ệ thống tài khoản:H Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản trong
Quyết định 1864/1998/QĐ-BTC ban hành ngày 16/12/1998 và theo chế độ kế toán hiện hành Công ty không sử dụng các Tài khoản: TK 113, TK 156, TK 157, TK 451, TK 611, TK 631, TK 641 do Công ty áp dụng phương pháp hạch toán NVL là kê khai thường xuyên, sản phẩm của Công ty là sản phẩm xây lắp do đó hoàn thành được bán ngay Ngoài ra các TK Công ty sử dụng được chi tiết đến từng công trình, hạng mục công trình nhằm đảm bảo theo dõi chi tiết TK 141 được Công ty sử dụng để hạch toán theo phương thức khoán gọn cho các đơn vị trực thuộc trong thi công xây lắp khi đơn vị kinh doanh xây lắp không tổ chức bộ máy kế toán riêng.
• ổ kế toán và báo cáo kế toán: S
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là Nhật ký chung
• Kỳ kế toán: Kỳ kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ xây dựng A-D là quý Do vậy cuối mỗi quý dơn vị phải hoàn thành các Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.
• Niên độ kế toán: Niên độ kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ xây dựng A-D bắt đầu từ 1/1/N và kết thúc vào 31/12/N.
• Phương pháp tính GTGT: Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Trang 14• Đồng tiền hạch toán: là VNĐ, theo đó các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ, vàng bạc kim đá quý đều được quy đổi ra VNĐ để hạch toán.
• Phương pháp hạch toán NVL: Công ty tiến hành hạch toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên Đây là phương pháp theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình nhập xuất tồn kho vật tư hàng hoá trên sổ kế toán.
• Phương pháp tính giá xuất NVL: theo giá đích danh, do Công ty có kế hoạch sử dụng NVL của từng kỳ, dựa theo tiến độ thi công công trình Vì vậy NVL mua về phần lớn được xuất dùng ngay Mặt khác giá NVL biến động nhiều nên sử dụng giá đích danh mới phản ánh đúng được chi phí NVL xuất dùng
• Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: là phương pháp trực tiếp: chi phí sản xuất được tính toán và quản lý chặt chẽ, cụ thể cho từng công trình, hạng mục công trình Các chi phí trực tiếp như chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công phát sinh ở công trình nào thì được hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó.
• Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang: Công ty xác định giá trị sản phẩm dở dang theo phương pháp giá thành dự toán, là tổng chi phí dự toán để hình thành lên một khối lượng sản phẩm theo quy định Giá thành dự toán được xây dựng trên cơ sở định mức về khung giá áp dụng trong từng lãnh thổ:
Trang 151.2 THỰC TẾ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG A-D.
1.2.1 Phương pháp và đối tượng hạch toán chi phí sản xuất áp dụng tại Công ty.
Đặc điểm sản phẩm xây lắp là có thời gian sản xuất lâu dài, sản phẩm sản xuất ra là đơn chiếc, có quy mô lớn, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ… Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý và công tác kế toán, đối tượng tập hợp chi phí được Công ty xác định là công trình, hạng mục công trình Đồng thời phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty là phương pháp trực tiếp Theo phương pháp này chi phí sản xuất trực tiếp được tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình Các chi phí trực tiếp như chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công ở công trình nào thì được hạch toán trực tiếp vào chi phí của công trình, hạng mục công trình đó Phương pháp này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính tổng giá trị sản phẩm dễ dàng Các chi phí được tập hợp hàng tháng theo từng khoản mục và chi tiết cho từng đối tượng sử dụng Vì vậy khi công trình hoàn thành kế toán chỉ cần tổng cộng chi phí sản xuất theo từng khoản mục của công trình, hạng mục công trình từ lúc bắt đầu thi công cho đến khi hoàn thành sẽ được gíá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó.
1.2.2 Nội dung kế toán các loại chi phí sản xuất tại Công ty
1.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
NVL là một bộ phận chủ yếu trong chi phí tiêu dùng để sản xuất ra sản phẩm Sản phẩm của Công ty đa dạng bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, do đó phải sử dụng đến nhiều loại NVL với khối lượng lớn NVL dùng để phục vụ xây dựng công trình rất phong phú và đa dạng, thông thường mỗi
Trang 16công trình giá trị NVL chiếm 60% đến 70% tổng giá trị công trình.Vì vậy, việc sử dụng vật tư tiết kiệm hay lãng phí, hạch toán chi phí NVL có chính xác hay không có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành công trình Khoản mục chi phí NVL trực tiếp trong giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty bao gồm:
- NVL chính: xi măng, cát, vôi, gạch, sắt, thép…
- NVL phụ: sơn, phụ gia bê tông, tấm đan, cốp pha, nẹp khuôn…- Nhiên liệu: Dầu Diezen, xăng Mogas 92… sử dụng cho máy thi công- Vật liệu khác: van, cút nước, đinh, chổi sơn…
Do Công ty có quy mô lớn, NVL sử dụng đa dạng, phong phú về chủng loại, được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau nên công tác hạch toán NVL được tiến hành thường xuyên Chi phí NVL trực tiếp phát sinh ở tháng nào sẽ được tập hợp ngay cho tháng đó giúp cho Công ty quản lý hiệu quả chi phí thi công công trình.
Do đặc điểm của ngành XDCB và của sản phẩm xây lắp, địa điểm phát sinh chi phí ở nhiều nơi nên để thuận tiện cho việc thi công công trình, tránh tốn kém trong việc vận chuyển NVL thi công, Công ty giao cho các xí nghiệp, đội sản xuất tổ chức kho NVL ở ngay công trình, việc nhập xuất NVL diễn ra ngay tại đó Công ty cho phép đội trưởng thay mặt đội sản xuất tạm ứng tiền để mua NVL ngay gần công trình chứ Công ty không trực tiếp đứng ra mua và quản lý NVL
Trường hợp mua NVL về nhập kho:
Để tiến hành mua NVL, đơn vị phải viết Giấy đề nghị tạm ứng kèm theo Kế hoạch mua vật tư và Phiếu báo giá trình lên ban lãnh đạo Công ty xét duyệt cấp vốn Sau khi nhận được tiền tạm ứng các xí nghiệp tiến hành mua vật tư Khi nhập kho, thủ kho công trình cùng với người giao vật tư tiến hành cân đo, đong đếm số lượng NVL mua vào Căn cứ vào các chứng từ mua vật tư như các Hoá đơn GTGT, Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của bên bán, Biên bản
Trang 17kiểm nghiệm vật tư, thủ kho làm Phiếu nhập kho Mẫu Phiếu nhập kho được nêu tại biểu số 2.1 như sau:
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 08 Tháng 10 năm 2007 Số: 158
Nợ TK 152: 353.503.050Có TK 141: 353.503.050
Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Hoàng Vân
STTTên hàng hoá, dịch vụĐVTSố lượngĐơn giáThành tiền
Trang 18và tính thành tiền của từng loại vật tư "Phiếu xuất kho" được lập theo mẫu
trình bày tại biểu số 2.2 như sau:
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 15 tháng 10 năm 2007
Số: 186
Nợ TK 621: 180.901.630Có TK 152: 180.901.630Họ và tên người nhận hàng: Đặng Thị Hương
Lý do xuất: Để thi công công trình khu Yên Hoà.Xuất tại kho: Xí nghiệp xây lắp số 1.
STTTên hàngĐVTYêu cầuSố lượngThực xuấtĐơn giáThành tiền
Trang 19Cuối tháng, kế toán tập hợp Phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT và các chứng từ khác, liệt kê vật tư xuất vào bảng kê chứng từ xuất kho theo từng công trình, hạng mục công trình Mẫu Bảng kê chứng từ xuất kho được trình bày tại biểu số 2.3 như sau:
STTDiễn giảiTổng sốGhi Nợ các TK
2Khu Yên Hoà
Tổng cộng246.723.008246.723.008Người lập biểu
Trang 20Cuối quý, kế toán tiến hành tính tổng chi phí sản xuất NVL trực tiếp phát sinh cho toàn bộ công trình, hạng mục công trình xây lắp Đồng thời tiến hành kết chuyển để tính giá thành sản phẩm xây lắp và ghi vào Sổ chi tiết TK 621.
Trường hợp NVL mua về không nhập kho
Đối với vật tư mua về được chuyển thẳng đến chân công trình và xuất dùng trực tiếp cho thi công công trình, các đội không lập Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho Chứng từ gốc để hạch toán chi phí NVL là các Hoá đơn GTGT.
Cuối tháng, căn cứ vào Phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT, Bảng kê chứng từ xuất kho kế toán đơn vị lập bảng phân bổ NVL, CCDC cho từng đối tượng sử dụng rồi kèm theo toàn bộ chứng từ gốc giao nộp về phòng tài vụ Công ty Mẫu Bảng phân bổ NVL, CCDC được trình bày tại biểu số 2.4 như sau:
Trang 21TK Có
TK Nợ
TK 152NVL
TK 153 CCDC
Tổng xuất NVL, CCDC
TK 142CPTT
Tổng cộng
1 TK 621 CP NVLTTBảng kê phân loại số 1
Trang 22Tên tài khoản: Chi phí NVL trực tiếpTên công trình: Khu Yên Hoà
Chứng từ
SHNTDiễn giải
TK đối ứng
Tài khoản
NợCóSố tiền
Trang 24207tt10/11Thanh toán chi phí tháng 1114120.125.890
1.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Trong giá thành sản phẩm xây lắp, bên cạnh chi phí NVL trực tiếp thì chi phí nhân công trực tiếp cũng là một khoản mục chi phí quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm, thường xuyên chiếm 10% - 20% Do vậy việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công có ý nghĩa quan trọng trong khâu tính lương, thanh toán lương chính xác, kịp thời cho từng lao động Nó còn thực hiện việc phân bổ quỹ lương đến các đối tượng lao động, đồng thời góp phần quản lý tốt thời gian lao động và quỹ tiền lương của Công ty
Chứng từ phản ánh chi phí lao động gồm: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng chấm công, Bảng tổng hợp lương…
Chi phí nhân công trực tiếp tháng nào được tập hợp vào tháng đó Cuối tháng kế toán đơn vị gửi các chứng từ liên quan lên phòng kế toán Công ty để làm thủ tục hoàn ứng Nhận được các chứng từ đó, kế toán xí nghiệp kiểm tra, định khoản và ghi vào Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết và Sổ cái TK 622
Bảng chấm công tổ trưởng, đội trưởng hoặc uỷ quyền cho 1 người trong tổ, đội căn cứ vào tình hình làm việc thực tế tại đơn vị để chấm công cho từng người trong ngày và ghi vào các ngày tương ứng Cắn cứ vào tổng số tiền lương được giao khoán kế toán xí nghiệp, đội thi công sẽ tính ra tiền lương
Trang 25của cả đội, từ đó tính ra tiền lương phải trả cho người lao động Bảng chấm công có mẫu nêu tại biểu 2.8.
Tổ: Nề (Nguyễn Văn Hai)
Trang 26TTHọ và tênBâc lương
Tiền lương
cấp bậc
Ngày trong thángQuy ra công
Tiền lương của một công nhân sản xuất được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm khoán của một công nhân=
Tổng số tiền giao khoán
Tổng số côngx
Số công của từng công nhân
Trong đó, tổng số công và số công của từng công nhân lấy từ Bảng chấm công Kế toán đơn vị căn cứ vào Bảng chấm công và các chứng từ có liên quan để tiến hành chia lương cho từng thành viên trong tổ Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương và Bảng thanh toán tiền lương có mẫu tại Biểu số 2.9 và 2.10:
Trang 27Tổng cộng342.620.000798.000343.418.000237.9582.379.580356.9372.974.475346.392.475Người lập biểu
Trang 28Tháng 11 năm 2007Tổ: Nề ( Nguyễn Văn Hai)
TTHọ và tênLương CB
Lương sản phẩmLương phépTiền ăn caBHXHTrách
nhiệmTổng cộngCôngTiềnCôngTiềnCôngTiềnCôngTiền
Trang 29Cuối tháng, kế toán xí nghiệp sẽ tập hợp các chứng từ về tiền lương bao gồm: Bảng chấm công, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng thanh toán tiền lương để nộp lên phòng Tài vụ Công ty Khi nhận được chứng từ do xí nghiệp chuyển lên, kế toán tiền lương sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ đồng thời kiểm tra việc ghi chép và tính toán trên các Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng thanh toán tiền lương, sau đó chuyển cho kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ghi Sổ chi tiết TK 622 Mẫu sổ chi tiết TK 622 được trình bày tại biểu số 2.11.
Trang 30nhân công trực tiếp để theo dõi tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp cho tất cả các công trình Mẫu sổ Nhật ký chung và Sổ cái TK 622 được trình bày tại biểu số 2.12 và 2.13.
Tài khoản
NợCóSố tiền
15lt28/11Phân bổ lương công nhân trực tiếp công trình khu Yên Hoà
Trang 311.2.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công.
Trong sản xuất xây lắp thì việc sử dụng máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp là một yếu tố không thể thiếu, giúp tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao chất lượng công trình và hạ giá thành sản phẩm Ngoài ra có những việc mà lao động thủ công không thể làm được và lúc đó chỉ có máy móc mới thực hiện được Vì
vậy, chi phí sử dụng máy thi công là loại chi phí đặc thù trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm xây lắp, bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc sử dụng các máy thi như: chi phí nhân công điều khiển máy, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài…
Hiện nay ở Công ty có 2 hình thức sử dụng máy thi công là sử dụng máy thi công của Công ty và thuê ngoài máy thi công.
Trang 32nhu cầu thi công, chủng loại máy của Công ty gồm có:- Máy làm đất như: máy san, máy xúc, máy ủi
- Máy xây dựng như: máy trộn bê tông, máy đầm bê tông, máy trộn vữa, máy đóng cọc
- Các máy khác như cẩu tháp, cẩu trục các phương tiện vận tải để vận chuyển vật tư, nhân công như xe Maz bệ, xe Maz tự đổ 5549, xe IFAW50
Để tạo quyền chủ động cho các đội, xí nghiệp trong sản xuất và để nâng cao ý thức trong bảo quản và sử dụng máy thi công, Công ty giao máy thi công cho các đội tuỳ thuộc vào chức năng sản xuất và khả năng quản lý của đội đó Việc điều hành máy sẽ được phân công cụ thể theo từng hoạt động sản xuất và được đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của đội, xí nghiệp và có sự giám sát chặt chẽ của phòng kĩ thuật - chất lượng của Công ty.
Ngoài ra để thuận tiện cho việc sử dụng máy thi công đối với những công trình ở xa hoặc máy thi công có giá trị lớn, các đội, xí nghiệp sẽ đi thuê máy ở bên ngoài Như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển máy cũng như việc đầu tư quá lớn vào máy thi công mà không đem lại hiệu quả cao.
Tài khoản sử dụng hạch toán là TK 623 "chi phí sử dụng máy thi công" và được chi tiết thành các tiểu khoản.
TK 6231: chi phí công nhân điều khiển máy.
TK 6232: chi phí NVL, CCDC.
TK6234: chi phí khấu hao máy thi công.
TK 6237: chi phí dịch vụ mua ngoài máy thi công.
Ngoài ra TK 623 cũng được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình Với các chi phí sử dụng máy thi công không thể theo dõi riêng cho từng công trình, hạng mục công trình sẽ được phân bổ cho từng công
Trang 33chi phí sử dụng máy thi công tại Công ty được tiến hành như sau:
* Đối với máy thi công của đội, xí nghiệp
- Hạch toán chi phí tiền lương công nhân điều khiển máy: Tổ trưởng tiến hành lập bảng chấm công cho công nhân lái máy trong tổ Trên cơ sở bảng chấm công, kế toán đội, xí nghiệp tính ra tiền lương phải trả và lập Bảng thanh toán tiền lương cho công nhân điều khiển máy Quy trình hạch toán như chi phí nhân công trực tiếp và được hạch toán vào TK 6231 Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỉ lệ quy định được hạch toán vào chi phí sản xuất chung TK 627.
- Hạch toán chi phí NVL, CCDC: Để vận hành máy phải có nguyên liệu, nhiên liệu như xăng, dầu, phụ tùng thay thế để phục vụ máy Việc cung ứng NVL cho máy cũng tương tự như cung ứng NVL trực tiếp để thi công Các chứng từ liên quan gồm: Phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT, Bảng phân bổ NVL, CCDC Toàn bộ các chứng từ gốc này được chuyển lên phòng Tài vụ Công ty để kế toán tiến hành kiểm tra và ghi sổ Chi phí này được hạch toán vào TK 6232.
- Hạch toán chi phí khấu hao máy thi công: Đối với máy thi công, phương pháp trích khấu hao là phương pháp đường thẳng, mức trích khấu hao đối với từng TSCĐ được xác định như sau:
Mức khấu hao bình quân tháng của
Mức khấu hao bình quân năm
Mức khấu hao bình quân năm của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng (năm)=
Trang 34sổ chi tiết TSCĐ để tiến hành trích khấu hao theo tỷ lệ quy định và phản ánh vào Bảng tính và phân bổ khấu hao Mẫu Bảng tính và phân bổ khấu hao được trình bày tại biểu số 2.14.
Trang 35Tên TSCĐ KH (%) Toàn công ty TK 623 TK 627Nguyên giá Mức KH
I Số KH trích tháng trước
58.957.56048.378.66010.578.900II Số KH của Tài
sản tăng trong thángIII Số KH của Tài sản giảm trong thángIV Số KH phải trích tháng này
Đối với máy thuê ngoài.
Do chi phí mua máy thi công rất tốn kém, các loại máy thi công nhiều nên Công ty không thể cung cấp đầy đủ Hơn nữa các công trình xây dựng
lại không tập trung mà rải rác ở nhiều nơi, vì vậy việc di chuyển máy từ nơi này sang nơi khác sẽ đòi hỏi chi phí lớn, không hiệu quả Do đó Công ty quyết định chỉ đầu tư những máy móc thường xuyên sử dụng, giá cả hợp lý, còn khi có nhu cầu sử dụng các máy khác các đội và xí nghiệp sẽ đi thuê máy Trong Hợp đồng thuê máy quy định rõ khối lượng công việc phải làm, thời gian hoàn thành, số tiền thanh toán.
Khi hoàn thành công việc, hai bên sẽ lập Biên bản thanh lý hợp đồng thuê máy Sau đó, đội trưởng tập hợp những chứng từ gốc thuê máy bao gồm
Trang 36nghiệp Kế toán sẽ lập bảng tổng hợp chi phí thuê máy cho các công trình.Cuối tháng, kế toán xí nghiệp tập hợp toàn bộ chứng từ về sử dụng máy thi công giao nộp về phòng Tài vụ Công ty Sau khi kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và và tính toán trên các chứng từ đó, kế toán chi phí sản xuất và giá thành tiến hành ghi sổ chi tiết TK 623 Mẫu sổ chi tiết TK 623 được trình bày tại biểu số 2.15.
Trang 3725nh30/11 Thanh toán chi phí máy tháng 1111238.125.042
Tài khoảnSố tiềnNợCó
35vl30/11 Phân bổ NVL, CCDC tháng 11 công trình khu Yên Hoà
Trang 38công trình khu Yên Hoà
38.125.042
Trang 39k/c30/11 Kết chuyển chi phí máy công
Trang 401.2.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là một khoản mục chi phí không thể thiếu được trong thi công xây lắp mặc dù nó không trực tiếp tham gia cấu thành thực thể sản phẩm Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến bộ máy điều hành các đội thi công, các khoản trích theo lương, khấu hao tài sản cố định và các khoản chi phí bằng tiền khác Do vậy các chi phí này giúp cho hoạt động sản xuất được liên tục và hiệu quả.
Công ty sử dụng TK 627 để hạch toán chi phí sản xuất chung, TK này được chi tiết thành các TK cấp 2 như sau:
- TK 6271: Tiền lương, phụ cấp lương của nhân viên quản lý đội và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý đội.
- TK 6272: Chi phí vật liệu, CCDC sản xuất.- TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.
- TK 6278: Chi phí bằng tiền khác.
* Kế toán chi phí nhân viên đội: Bao gồm tiền lương, phụ cấp lương
phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo quy định hiện hành trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp thi công, công nhân điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý đội thuộc biên chế của Công ty Hàng tháng, đội trưởng lập Bảng chấm công theo dõi thời gian lao động cho từng nhân viên của đội Căn cứ vào số công trên Bảng chấm công, kế toán xí nghiệp lập Bảng phân bổ tiền lương và Bảng thanh toán lương Tiền lương của nhân viên đội được tính như sau:
Tiền lương trả cho người lao động