Thời hạn bảo hành công trình được tính từ khi chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu công trình, hạng mục công trình xây dựng đã hoàn thành để đưa vào sử dụng và được quy định như sau:
- Không ít hơn 24 tháng với mọi loại công trình đặc biệt, cấp 1. - Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình còn lại.
Mức tiền bảo hành công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm nộp tiền bảo hành công trình cho chủ đầu tư. Tiền bảo hành công trình gồm 2 mức:
- 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình xây dựng đặc biệt, cấp 1.
- 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình xây dựng còn lại.
Kế toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình được tiến hành theo trình tự như sau:
Thiệt hại xử lý ngay theo thực tế Thiệt
hại chờ xử lý
Xử lý thiệt hại theo thực tế
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung. Có TK 335: Chi phí phải trả.
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, các chi phí được tập hợp vào các TK 621, 622, 623, 627 theo từng khoản mục chi phí.
Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp. Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công. Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). Có TK 111, 112, 152, 153, 214, 331, 334, 338… - Cuối kỳ tổng hợp chi phí thực tế phát sinh liên quan đến sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp và tính giá thành bảo hành, kế toán ghi:
Nợ TK 154 (1544): Chi phí bảo hành xây lắp.
Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp. Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công. Có TK 627: Chi phí sản xuất chung.
- Khi công việc sửa chữa và bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 335: Chi phí phải trả.
bảo hành hoặc số trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh phải hoàn nhập số trích trước về bảo hành công trình, kế toán ghi:
Nợ TK 335: Chi phí phải trả. Có TK 711: Thu nhập khác.