BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆPĐỖ XUÂN SƠN ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓ
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
ĐỖ XUÂN SƠN
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THANH HÓA NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm
Mã số
Người hướng dẫn khoa học 1: TS Đặng Thị Thanh Quyên
Người hướng dẫn khoa học 2: TS Vũ Phương Lan
Hà Nội, 2021
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn đềumang tính khách quan, trung thực và chính xác
Do vốn kiến thức còn hạn chế nên luận văn này không tránh khỏi các thiếusót, tôi thực sự rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình của cácThầy, Cô và các bạn bè, đồng nghiệp sau khi đọc luận văn này
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
HỌC VIÊN
ĐỖ XUÂN SƠN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này tôi đã nhậnđược rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ tận tình từ bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt làsự ủng hộ, chia sẻ cũng những thành viên trong gia đình tôi
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Đặng Thị ThanhQuyên- Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm trường Đại học Kinh tế Kỹ thuậtCông nghiệp đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôitrong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này
Đồng thời tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS Vũ Phương Lan, cácthầy cô giáo công tác tại Khoa Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Kinh tế Kỹthuật Công nghiệp, cùng các cô, chú, anh, chị tại Chi cục An toàn vệ sinh thựcphẩm Thanh Hóa đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
Tôi xin cảm ơn chủ cơ sở và người sản xuất tại 22 cơ sở sản xuất thựcphẩm chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhthực hiện luận văn
Xin cảm ơn tập thể lớp cao học công nghệ thực phẩm khóa 2019 – 2021đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa học này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
HỌC VIÊN
ĐỖ XUÂN SƠN
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tổng quan về Thực phẩm chức năng 3
2.2 Thực trạng sản xuất Thực phẩm chức năng 4
2.3 Thực trạng sử dụng Thực phẩm chức năng 7
2.4 Cơ sở pháp lý của việc sản xuất Thực phẩm chức năng 17
2.5 Điều kiện sản xuất Thực phẩm chức năng 17
2.5.1 Cơ sở hạ tầng 18
2.5.2 Thiết bị dụng cụ trong sản xuất 20
2.5.3 Hồ sơ pháp lý 21
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 24
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 24
3.1.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 24
3.2 Nội dung nghiên cứu 24
3.3 Phương pháp nghiên cứu 24
3.3.1 Thiết kế nghiên cứu 24
3.3.2 Cách chọn mẫu 24
3.3.3 Biến số và các chỉ số nghiên cứu 25
3.3.4 Công cụ thu thập số liệu 28
Trang 53.4 Phương pháp thu thập số liệu 28
3.4.1 Đánh giá thực trạng điều kiện sản xuất tại các cơ sở 28
3.4.2 Đánh giá kiến thực và thực hành của chủ cơ sở và người sản xuất trực tiếp 29
3.5 Xử lý và phân tích số liệu 29
3.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 29
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
4.1 Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu 31
4.2 Kiến thức và thực hành của người sản xuất Thực phẩm chức năng 33
4.3 Kiến thức và thực hành của chủ cơ sở/người quản lý 41
4.4 Điều kiện cơ sở vật chất nhà xưởng, dụng cụ, trang thiết bị của cơ sở sản xuất Thực phẩm chức năng 45
4.5 Nguồn nước trong sản xuất TPCN 47
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
5.1 Kết luận 50
5.2 Kiến nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TPCN Thực phẩm chức năng
CODEX Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm
quốc tếGMP Hệ thống các tiêu chuẩn thực Good Manufacturing
HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và Hazard Analysis and
kiểm soát điểm tới hạn Critical Control Point
SystemISO 22000 Bộ tiêu chuẩn về an toàn thực International Organization
phẩm của Tổ chức tiêu chuẩn hóa for Standardizationquốc tế
NĐTP Ngộ độc thực phẩm
PGTP Phụ gia thực phẩm
TPBVSK Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
VFA Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
XNKT Xác nhận kiến thức
WTO Tổ chức thương mại thế giới Word Trade Organization
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1 Biến số và các chỉ số nghiên cứu 25Bảng 4.1 Thông tin chung của các đối tượng nghiên cứu 31
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hệ thống thiết bị cô tuần hoàn áp suất giảm 20Hình 2.2 Hệ thống nồi chiết đa năng 21Hình 4.1 Đồ thị biểu diễn tỉ lệ người sản xuất về thực phẩm và nguyênnhân gây ngộ độc thực phẩm biết kiến thức của 22 cơ sở sản xuất TPCN 33Hình 4.2 Đồ thị biểu diễn tỷ lệ số biết kiến thức của người sản xuất về yêu cầu
vệ sinh và mang mặc trang phục bảo hộ lao động trong 22 cơ sở sản xuấtTPCN 35Hình 4.3 Đồ thị biểu diễn tỷ lệ nhận thức về phụ gia thực phẩm của ngườisản xuất trong 22 sản xuất TPCN 37Hình 4.4 Đồ thị biểu diễn tỷ lệ người sản xuất TPCN hiểu biết kiến thức về
an toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ trong 22 cơ sở sản xuất
TPCN 39Hình 4.5 Đồ thị biểu diễn tỷ lệ người sản xuất trong thực hành ATTP của
22 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng 40Hình 4.6 Đồ thị biểu diễn tỷ lệ chủ cơ sở/người quản lý biết kiến thức vềcác vấn đề liên quan đến điều kiện sản xuất của 22 cơ sở sản xuất thựcphẩm chức năng 42Hình 4.7 Đồ thị biểu diến tỷ lệ chủ cơ sở/người quản lý biết kiến thức vềyếu tố con người tại 22 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng 43Hình 4.8 Đồ thị biểu diễn tỷ lệ chủ cơ sở/ người quản lý của 22 cơ sở sảnxuất TPCN trong thực hành ATTP 44Hình 4.9 Đồ thị biểu diến tỷ lệ tuân thủ điều kiện cơ sở vật chất của 22 cơ
sở sản xuất TPCN 46Hình 4.10 Đồ thị biểu hiện điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở 47Hình 4.11 Đồ thị biểu diễn thực trạng nguồn nước sử dụng tại cơ sở 48
Trang 10PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế của đất nước đang ngàycàng phát triển, do đó thu nhập của người dân ngày càng được gia tăng, đời sốngcũng ngày càng phát triển Mức sống được nâng lên dẫn đến nhu cầu của ngườidân được ăn ngon mặc đẹp cũng tăng lên Đặc biệt họ chú trọng hơn đến vấn đềsức khỏe của bản thân cũng như gia đình Xuất phát từ nhu cầu đó, các nhà khoahọc đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năngcủa cơ thể con người, giúp cho cơ thể thoải mái, tăng cường sức đề kháng vàgiảm nguy cơ mắc bệnh, đó là Thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng bao gồm: thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệsức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y học Bên cạnh những sản phẩm Thực phẩmchức năng được sản xuất đảm bảo chất lượng vẫn còn tình trạng vi phạm các quyđịnh của pháp luật trong quá trình sản xuất thực phẩm chức năng
Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rộng, dân số đông, do đó, nhu cầu sản xuất,kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) tương đối cao.Ngoài những sản phẩm được sản xuất đảm bảo quy trình kỹ thuật, đảm bảo chấtlượng vẫn còn tồn tại tình trạng một số cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh vì chạy theolợi nhuận mà vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong quátrình sản xuất ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, nghiêm trọng hơn làtính mạng và thậm chí ảnh hưởng lâu dài đến tương lai con người Nhằm đánh giáđiều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất Thực phẩm chức năng,giúp người tiêu dùng có những sự lựa chọn tốt nhất cũng như giúp các nhà quản lý
có những biện pháp quản lý phù hợp với tình hình hiện nay, tôi lựa chọn thực hiện
đề tài: “Đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất
Thực phẩm chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2020”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tình hình thực trạng đảm bảo an toàn thực phẩm của 22 cơ sở sảnxuất thực phẩm chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Phụ lục 1) Từ đó đề xuất
Trang 11một số biện pháp nhằm cải thiện, nâng cấp những cơ sở chưa đủ điều kiện đạttiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe (GMP) để đạt đượctiêu chuẩn Đồng thời đề xuất biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sởsản xuất thực phẩm chức năng trên địa bàn tỉnh.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: góp phần xây dựng phương pháp quản lý tốt chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng
Ý nghĩa thực tiễn:
Đánh giá điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ sảnxuất, dựa vào đó đưa ra các giải pháp giúp cơ sở sản xuất có các cải tiến, thay đổi quytrình công nghệ để phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành
Đánh giá chất lượng nguồn lao động tại các cơ sở tiến hành nghiên cứu, từ
đó đề xuất các giải pháp nâng cao kiến thức, năng lực thực hành của chủ cơ sở/quản
lý và người trực tiếp sản xuất
Góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về TPCN cho tỉnh Thanh Hóa
2
Trang 12PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về Thực phẩm chức năng
Theo Luật An toàn thực phẩm, Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng
để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái,tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm Thực phẩm bổ sung,Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm dinh dưỡng y học [1]
Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều củaLuật An toàn thực phẩm đã định nghĩa cụ thể:
1 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement)
là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằmduy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắcbệnh Thức phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chấtsau:
Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất
có hoạt tính sinh học khác
Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vậtdưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa
Các nguồn tổng hợp của những chất trên
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viênnang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chếkhác, được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ [2]
2 Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùngcho mục đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food) là loạithực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điềuchỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y
tế [2]
3 Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses)
Trang 13dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy địnhcủa Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm đượcchế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu
về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn
cụ thể của người sử dụng Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệtvới thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có [2]
2.2 Thực trạng sản xuất Thực phẩm chức năng
Trong những năm gần đây, TPCN đã trở thành một cụm từ khá thông dụngtrong đời sống hàng ngày Thực tế, những sản phẩm này đã đem lại không ít lợi íchcho người tiêu dùng trong việc dự phòng và hỗ trợ trị liệu bệnh tật Tuy nhiên, bêncạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề bất cập Trong số hơn 4190 loại TPCN (thống kê thịtrường thực phẩm chức năng ở Việt Nam năm 2017) có nguồn gốc ngoại nhập hoặcsản xuất nội địa, không thể thống kê hết những sản phẩm mà công dụng của nó đã bịthổi phồng một cách quá đáng không đúng với hồ sơ đăng ký, thậm chí nhiều loạiđược quảng cáo như một thần dược, có khả năng trị được tất cả các bệnh Trong khi
đó, giá bán lại quá cao thông qua cơ chế bán hàng kiểu đa cấp Điều này hết sứcnguy hại, bởi lẽ nó gây hại người tiêu dùng do trình độ nhận thức có hạn dẫn đến tự
ý từ bỏ thuốc đặc trị đang dùng chuyển sang sử dụng TPCN gây ra bệnh tình trở nênnặng hơn, thậm chí gây ra những tai biến không đáng có, ảnh hưởng không nhỏ đếnsức khỏe cũng như kinh tế người tiêu dùng
Theo thông tin từ Bộ Y tế, thực phẩm chức năng là một ngành côngnghiệp đang phát triển nhanh tại Việt Nam Số sản phẩm mới xuất hiện trên thịtrường tăng nhanh theo từng năm
Năm 2014 có 1.062 sản phẩm mới đăng ký, năm 2015 có 10.493 sảnphẩm mới đăng ký, từ đầu năm 2016 đến 30/9/2016 có 8.008 sản phẩm mới đăng
ký, trong đó có 4.855 sản phẩm sản xuất trong nước (chiếm 60%) và 3.153 sảnphẩm nhập khẩu (chiếm 40%)
Nếu như cách đây 10 năm, cả nước chỉ có 13 cơ sở sản xuất với 63 sản phẩmthực phẩm chức năng thì tính đến năm 2016, cả nước đã có gần 4.000 doanh
Trang 14nghiệp sản xuất và nhập khẩu thực phẩm chức năng, trong đó có 837 cơ sở sảnxuất trong nước với hơn 20.000 sản phẩm đã được công bố Các sản phẩm cũnghết sức đa dạng, thành phần cấu tạo hết sức phức tạp 60 – 65% thực phẩm chứcnăng được sản xuất trong nước, còn lại là nhập khẩu.
Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, tình trạng sản xuất thực phẩm chức năng giả (giả
về chất lượng, giả về thương hiệu, giả về nguồn gốc xuất xứ) đang diễn biếnphức tạp
Năm 2015, các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạmliên quan đến sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng, điểnhình như vụ thu giữ 20 tấn thực phẩm chức năng giả, có nhiều thành phần khôngđúng như doanh nghiệp công bố tại thành phố Hà Nội và thu giữ 12 tấn thực phẩmchức năng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Phần lớn các hàng giả, kém chất lượng được nhập từ Trung Quốc quađường tiểu ngạch Về đến Việt Nam được các cơ sở thay bao bì, nhãn mác,nguồn gốc xuất xứ và mang đi tiêu thụ Những sản phẩm giả này được bán ra thịtrường với giá cao hơn hàng thật
Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chứcnăng không đúng chất lượng đã công bố; quảng cáo thực phẩm chức năng sai sựthật, cường điệu hóa công dụng của sản phẩm; sản xuất thực phẩm chức năngkhông đảm bảo vệ sinh
Vì vậy, Bộ Y tế xây dựng Nghị định quy định điều kiện sản xuất, kinhdoanh, công bố, quảng cáo và ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhằm chấnchỉnh và quản lý tốt hơn thị trường thực phẩm chức năng
Đại dịch Covid 19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu gây hậu quả đặc biệtnghiêm trọng về sức khỏe, kinh tế, xã hội và chính trị Hàng chục triệu người đã
và sẽ còn có nguy cơ nhiễm bệnh, hàng trăm ngàn người tử vong… và con số tửvong còn đang kéo dài Khủng hoảng kinh tế, y tế và nhân đạo lan ra toàn cầu,các chính phủ vật lộn với khó khăn mà theo nhiều chuyên gia phải tới cuối năm
2021 dịch mới có thể khống chế được, còn hệ lụy thì vô cùng lớn
Trang 15GDP toàn cầu chứng kiến phát triển âm, chuỗi cung ứng đổ gãy, các công
ty phá sản, chứng khoán sụt giảm, thất nghiệp hàng loạt… các tổ chức uy tín nhưWHO cũng rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng và dự báo sẽ còn rất lâu mới phụchồi lại đà tăng trưởng như trước khi đại dịch Covid 19 xảy ra
Tuy nhiên, trong thách thức nghiêm trọng như vậy xảy ra cho nền kinh tế,vẫn còn có nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh ít bị ảnh hưởng thậm chí vẫn tăngtrưởng dù tốc độ có chậm hơn như ngành Thực phẩm chức năng, dược phẩm,thiết bị y tế (máy thở, dụng cụ sát khuẩn, đồ bảo hộ, khẩu trạng, test thử, vắcxin…) và đặc biệt, việc kinh doanh trên mạng, bán hàng online lại phát triển vớitốc độ cao Kinh doanh online và cộng đồng (kinh tế chia sẻ) là xu hướng củanền công nghiệp 4.0 đã chứng tỏ sức mạnh và tính ưu việt, đặc biệt trong đạidịch Covid 19, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã phát triển rất nhanh
Vậy điều gì khiến ngành TPCN vẫn phát triển với tiềm năng còn rất lớn? Đó
là vì TPCN đã giúp cho cộng đồng các lợi ích lớn lao về sức khỏe, đặc biệt làm tăng
hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính Hơn nữa, ngànhTPCN phát triển dựa trên nền công nghiệp 4.0, cộng đồng , đa cấp, hệ thống cáchiệu thuốc… rất đa dạng về kênh bán hàng, kênh quảng cáo, tiếp thị nên TPCNngày càng phát triển Theo thống kê của VFA năm 2019, toàn bộ thị trường ViệtNam có tổng doanh số ngành TPCN gần 6 tỷ USD (TPCN là khái niệm bao gồmthực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm dùngcho chế độ ăn đặc biệt) Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường TPCN ngày càngnhiều, góp phần vào GDP của đất nước, do tính chất đặc thù ngành TPCN tạo ra sốviệc làm rất lớn do chuỗi giá trị dài (từ R&D, nuôi trồng, thu hái, chế biến, sản xuất,lưu thông, quảng cáo…) và là sinh kế của các hộ nghèo, hộ vùng sâu vùng xa.Ngành TPCN còn có nền tảng là sự phát triển của công nghệ như công nghệ sinhhọc (các hoạt chất như Delta-immne tăng miễn dịch, Nattokinase phá cục máu đông,Lunasin chống ung thư…hay công nghệ nano, Phytosome, Lyposome, công nghệchiết suất, công nghệ bảo quản sau thu hoạch…) Việc ứng dụng công nghệ cao vàoTPCN tạo đột phá về chất lượng,
Trang 16hình thức mẫu mã, cùng với sự thông thoáng về chính sách, hành chính của cơquan chức năng đã làm ngành TPCN trở thành một trong những ngành hot nhấthiện nay.
Các mô hình kinh doanh truyền thống đã gặp phải thách thức vô cùng lớn,các doanh nghiệp phải chuyển đổi, tái cơ cấu để bắt kịp thị trường, bắt kịp xu thế
do đó sự chuyển đổi sang doanh nghiệp số là yếu tố bắt buộc, yếu tố tiên quyết.Mỗi một sản phẩm phải cố gắng để tạo thương hiệu riêng mà trong đó đầu tiên làtiêu chuẩn hóa sản phẩm, hàm lượng R&D cao (chiếm ít nhất 5% giá thành) Sắptới đây, cơ quan quản lý sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp tự xây dựng tiêu chuẩnchất lượng (bên cạnh tiêu chuẩn an toàn đã có hướng dẫn) Nghĩa là sản phẩmphải có PMF – Product Master File giống tiêu chuẩn dược phẩm (bao gồm tiêuchuẩn, phương pháp kiểm nghiệm, thử độc tính, độ ổn định, quy trình sản xuất,
QA, QC và nguyên liệu Material Safety Data Sheet…)
Việc các doanh nghiệp sản xuất TPBVSK phải đạt GMP đã giúp nâng caochất lượng sản phẩm, tăng uy tính trong cộng đồng Được biết, sắp tới đây Hộicác sản phẩm thiên nhiên chuẩn bị ra mắt bộ chứng nhận xuất xứ sản phẩm thiênnhiên cũng sẽ góp phần nâng cao vị thế cho ngành TPCN Việt Nam và hướng tớihội nhập vào ngành TPCN thế giới
Các sản phẩm phải có hàm lượng các hoạt chất cấu thành có nguồn gốc tựnhiên (động vật, thực vật, khoáng vật, hoạt chất sinh học…) từ ít nhất 60% trởlên mới được chứng nhận là sản phẩm thiên nhiên Tất nhiên, quy trình đánh giá
để cấp chứng nhận rất đầy đủ, rất khoa học và cũng làm nổi bật được thươnghiệu cho sản phẩm được chứng nhận Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp sảnxuất kinh doanh TPCN bứt phá và tăng tốc
2.3 Thực trạng sử dụng Thực phẩm chức năng
TPCN là loại thực phẩm không chỉ cung cấp những chất dinh dưỡng cơ bản
mà còn chứa một số thành phần khác có tác dụng hỗ trợ chức năng của các bộ phậntrong cơ thể, tạo ra tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gâybệnh [1] Loại TPCN được kể đến đầu tiên là những thực phẩm mà khi ở
Trang 17dạng tự nhiên đã có những hoạt chất có lợi với hàm lượng lớn Tiếp đó là nhómthực phẩm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc tinh chế cô đặc lại ở dạng dễ sửdụng để làm tăng hàm lượng những chất có lợi Có thể dễ dàng nhận biết nhữngTPCN ở dạng tự nhiên được sử dụng hàng ngày Với những sản phẩm TPCN,người tiêu dùng phải biết cách đọc nhãn bao bì thực phẩm (với điều kiện đã đượckiểm duyệt một cách nghiêm túc và được sản xuất bởi những công ty có uy tín).Trên thực tế, có nhiều loại TPCN không ghi đầy đủ những thông tin xác nhận cólợi cho sức khỏe sức khỏe con người Mặt khác, cũng có một số thủ thuật củanhà sản xuất, ví dụ như các TPCN gắn tên “thực phẩm chữa bệnh” để tránh đượcquy định của cơ quan kiểm duyệt, hoặc có trường hợp nhà sản xuất bổ sung thêmmột số chất có lợi cho sức khỏe vào các sản phẩm giàu chất béo, cholesterol,đường… để bán ở dạng TPCN Bởi vậy, người tiêu dùng nhiều khi không nhậnbiết mức độ tin cậy của sản phẩm Hội đồng Khoa học và Sức khỏe của Mỹ đãtiến hành phân loại các TPCN thành từng nhóm như: nhóm có bằng chứng đángtin cậy; nhóm có bằng chứng đủ độ tin cậy; nhóm có bằng chứng ở mức vừaphải; nhóm có bằng chứng chưa đủ tin cậy cần nghiên cứu thêm và nhóm còntranh cãi nhiều để người sử dụng tìm hiểu và lựa chọn Ở nước ta, điều này chưađược thực hiện một cách rõ ràng, các TPCN đang trong tình trạng sản xuất tự do
mà không biết sản phẩm thông tin chính xác của từng loại sản phẩm
Hiện nay, vẫn còn tình trạng người tiêu dùng sử dụng TPCN không tuân thủtheo sự chỉ định của các bác sĩ hoặc những người có chuyên môn, họ sử dụng vớiquan niệm “nếu sử dụng sẽ có lợi cho sức khỏe” Tuy nhiên, có nhiều loại hoàn toànkhông nguồn gốc và chất lượng đảm bảo Do đó, nồng độ/hàm lượng của các hoạtchất tác dụng tốt cho sức khỏe trong sản phẩm có thể cao hơn trong các sản phẩm sovới thức ăn hàng ngày gây ra những tác dụng phụ không mong muốn TPCN cũng
có thể ảnh hưởng đến sức khỏe do sử dụng sản phẩm kém chất lượng, gây dị ứngcho người tiêu dùng và nếu dùng quá liều sẽ dẫn đến mẫn cảm với các thành phầncủa sản phẩm Theo quan điểm của con người, TPCN là thực phẩm nên nếu uốngnhiều cũng không có vấn đề từ đó dẫn tới việc tự ý sử dụng
Trang 18quá nhiều khi thấy không có hiệu quả, đây là một vấn đề đáng quan tâm.
Mạng xã hội phổ biến đã khiến việc mua bán các sản phẩm cả trong vàngoài nước trở nên dễ dàng Mua hàng qua mạng rất tiện lợi những cũng có điểmbất lợi là “không thể kiểm tra hàng hóa cần mua”, “không xác nhận được thôngtin trên hàng hóa” Có rất nhiều sản phẩm TPCN vi phạm pháp luật đã và đangđược mua bán trái phép qua mạng (Kim Thạch Đan, Mãnh Lực, Đại Kiện Can,MegaSleep…)
Do các cơ quan chức năng chưa thể để điều tra toàn diện việc bán hàng quamạng nên vẫn có những sản phẩm được bán ra với quảng cáo sai sự thật, lừa dốingười tiêu dùng Ví dụ, “sản phẩm có thể tăng chiều cao thêm 10cm dù đã qua độtuổi trưởng thành” là những chuyện hoàn toàn không thể có nhưng vẫn được quảngcáo Đối với những sản phẩm có cơ sở sản xuất và chất lượng đã được kiểm định thìviệc mua bán khá dễ dàng, thuận tiện Tuy nhiên, đối với những sản phẩm khôngnguồn gốc, chất lượng không đảm bảo gây ra khá nhiều vấn đề quan ngại
Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cùng với đờisống, dân trí ngày một nâng cao, người dân ngành càng ý thức nhiều hơn với sứckhỏe của mình Nhu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe của người dân từ đó cũnggia tăng Bên cạnh việc ăn uống hàng ngày thì theo nhiều chuyên gia cho rằngnhư cầu bổ sung các thực phẩm chức năng giàu vitamin tất yếu sẽ trở thành xuhướng tương lai
Theo thống kê của ngành y tế, số lượng TPCN đưa vào lưu thông trên thịtrường có xu hướng tăng lên rất rõ rệt, cả về nhập khẩu cũng như sản xuất trongnước Tính đến 2013, chỉ riêng số lượng danh mục các sản phẩm sản xuất trongnước chúng ta đã có trên 2300 sản phẩm chiếm khoảng 40% tổng số sản phẩm lưuhành Với năng lực sản xuất như vậy, hàng năm nhu cầu về nguyên liệu cho sảnxuất thực phẩm chức năng của Việt Nam là khoảng từ 50.000 đến 70.000 tấn
Hãng nghiên cứu thị trường Euromanitor tin tưởng rằng sự phát triển củangành thực phẩm chức năng thời gian qua đã chỉ ra rằng thị trường này sẽ tăngtrưởng một cách nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng mỗi năm lên đến 20% trong
Trang 1920 năm tới Với dân số đông thứ 3 khu vực Đông Nam Á cùng dân trí cũng nhưnhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe đã mở ra một triển vọng vô cùng tiềmnăng cho thị trường thực phẩm chức năng ở Việt Nam
Được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu cùng tính đa dạng tự nhiên sinh họccao, Việt Nam có khoảng 3.948 loài thực vật, 408 loài động vật, 75 loại khoángvật và trên 50 loại tảo có khả năng làm thuốc Kết hợp với nền y học cổ truyềnlâu đời thì đây rõ ràng là một tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành thực phẩmchức năng
Nhà nước đang chú trọng phát triển công nghệ sinh học mà sinh học là cốtlõi để phát triển thực phẩm chức năng Nền kinh tế đang trên đà phát triển, thunhập ngày càng tăng, công nghệ thông tin bùng nổ hỗ trong việc quảng bá sảnphẩm TPCN rất dễ áp dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, tìm rađược một loại thuốc rất khó nhưng để nghiên cứu một loại sản phẩm TPCN lại
có nhiều thuận lợi, Việt Nam đã nghiên cứu sản xuất được nhiều sản phẩmTPCN chất lượng tương đương với nước ngoài
“Tập trung nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các quy trình công nghệsản xuất một số sản phẩm chức năng có chất lượng cao mang bản sắc đặc hữu,độc đáo kết hợp giữa nền Y học cổ truyền lâu đời của nước nhà và ứng dụng cáccông nghệ chiết xuất, bào chế sản phẩm tiên tiến, hiện đại trên cơ sở sử dụngnguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú về cây cỏ và động vật làmthuốc của Việt Nam…” – theo định hướng phát triển của Viện Thực phẩm chứcnăng Việt Nam VIDS trong giai đoạn 2010 – 2015
Theo PGS-TS Lê Văn Truyền thì 70% người dân ở Mỹ thường xuyên sửdụng TPCN để phòng bệnh Theo Ngân hàng Thế giưới (World Bank, 2006), thịtrường TPCN ở Mỹ chiếm 35%, Châu Âu 32%, Nhật Bản 25% và phần còn lại củacác nước trên thế giới là 8% Thị trường TPCN tại Mỹ năm 2007 là 27 tỉ USD vànăm 2013 tăng lên 90 tỉ USD Xu thế phát triển TPCN trên thế giới và khu vựcASEAN cũng tác động mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam là lẽ đương nhiên Tínhđến 2013 thì có 39 quốc gia xuất khẩu 5.518 sản phẩm thực phẩm chức năng vào
Trang 20thị trường Việt Nam Trong đó các sản phẩm thực phẩm chức năng của Mỹchiếm 18,15% thị phần TPCN ở Việt Nam, sau đó là Hàn Quốc, Úc, TrungQuốc, Pháp, Malaysia, Thái Lan, Canada, Đức…
Thách thức lớn nhất là nhận thức chủa đầy đủ về TPCN từ định nghĩa,phân loại, phân biệt, tác dụng, quản lý TPCN trên thế giới và ở Việt Nam
Các quy định pháp luật về TPCN còn thiếu và chưa đầy đủ, đặc biệt là cáctiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định quản lý
Các cơ sở, công ty, tổ chức, cá nhân sản xuất còn mang tính riêng lẻ, trướcmắt vì lợi ích riêng của mình, chưa có sự liên kết, tổ hợp để tạo ra sức mạnh dâychuyền và bền vững Người tiêu dùng sử dụng TPCN còn thấp, mục đích sử dụngphần lớn là để hỗ trợ chữa bệnh Kết quả điều tra của Cục ATTP (2011) cho thấy:
- Người sử dụng TPCN chủ yếu là người trưởng thành đang có bệnh
- Tỷ lệ sử dụng TPCN ở Hà Nội là 68,1%, ở TP Hồ Chí Minh là 43%
- Thời gian sử dụng mới chỉ từ 1 – 12 tháng
Quảng cáo TPCN còn sai phạm Kết quả điều tra của Cục ATTP (2011) chothấy:
- Cứ 10 quảng cáo trên truyền hình thì 2 quảng cáo chưa có giấy phép quảngcáo (20%)
- Cứ 10 quảng cáo đã có giấy phép thì có 5 quảng cáo còn sai về nội dung
so với công bố tiêu chuẩn (50%)
Một số cơ sở kinh doanh đã tổ chức đi các vùng nông thôn liên kết với hộiphụ nữ, hội người cao tuổi tổ chức tuyên truyền, khám bệnh, xét nghiệm rồi bánsản phẩm với phương thức đến một lần, đi qua không để lại đầu mối liên hệ Cáchoạt động này vi phạm luật khám chữa bệnh và các quy định quản lý của ngành
y tế
Báo cáo về người tiêu dùng Việt Nam 2013 của Nielsen cho thấy, sau những
lo ngại về nền kinh tế chưa ổn định và việc làm, sức khỏe là mối quan tâm thứ bacủa người tiêu dùng Việt Nam Nếu như năm 1995, mức chi tiêu cho sức khỏe củangười dân Việt Nam chưa đến 20 USD/người/năm, thấp hơn các quốc gia trong
Trang 21khu vực như Indonesia, Philippines, Thái Lan, thì 10 năm sau, mức chi tiêu chosức khỏe đã tăng gần gấp 5 lần lên 80 USD/người/năm, vượt qua Indonesia vàPhilippines.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa, cuộc cách mạng công nghiệpđã dẫn tới 4 thay đổi cơ bản là: phương thức làm việc, lối sống và sinh hoạt, lốitiêu dùng thực phẩm (chủ yếu là thực phẩm chế biến) và thay đổi về môi trường.Các bệnh mạn tính phổ biến là: tiểu đường, tim mạch, ung thư, xương khớp, dịứng, tiêu hóa, thần kinh, tăng cân béo phì, bệnh về da, hô hấp, rối loạn chuyểnhóa, rối loạn thị lực… cũng từ đó mà ra
Các bệnh mạn tính không lây chưa thể phòng bệnh bằng vắc xin mà cầnthực hiện bổ sung thông qua các vitamin, các vi chất dinh dưỡng, khoáng chất,các chất chống oxy hóa (thực phẩm chức năng) Thực phẩm chức năng không chỉcung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăngcương sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein,vitamin C, vitamin E ), chất xơ và một số thành phần khác
Từ nguồn gốc bệnh mạn tính và lợi ích của TPCN có thể thấy, nhu cầutiêu thụ TPCN ngày càng tăng cao theo sự phát triển của xã hội, những ngườidân thành thị có nhu cầu tiêu thụ cao hơn người dân nông thông, những ngườilao động trí óc (như buôn bán kinh doanh, quản lý trong các lĩnh vực kinh tế,chính trị) sẽ có nhu cầu cao hơn người lao động chân tay, những người lớn tuổihơn sẽ có nhu cầu tiêu thụ cao hơn người trẻ tuổi, nữ giới sẽ có nhu cầu cao hơnnam giới (do quan tâm về làm đẹp, sức khỏe bản thân và gia đình cao hơn)
Số người sử dụng TPCN ngày Chỉ tính những người sử dụng TPCN quakênh bán hàng đa cấp cho thấy: Năm 2005 có khoảng 1 triệu người ở 23 tỉnh(1,1% dân số) sử dụng TPCN Năm 2010 đã tăng lên 5.700.000 người ở khắp 63tỉnh, thành phố (chiếm 6,6% dân số) sử dụng TPCN Cục An toàn thực phẩm đãđiều tra (năm 2011) cho thấy ở TP Hồ Chí Minh có 43% số người trưởng thành
và ở Hà Nội có 63% số người trưởng thành sử dụng TPCN
Theo nghiên cứu của Nielsen, những yếu tố quan trong có ảnh hưởng đến
Trang 22quyết định mua sản phẩm dinh dưỡng là “Thành phần đầy đủ dinh dưỡng”,
“Giảm nguy cơ mắc bệnh”, “Giá cả phải chăng” và “Được sự chứng nhận bởicác chuyên gia y tế”
Khảo sát thị trường một số sản phẩm TPCN cho thấy, TPCN có giá từ vàitrăm ngàn đồng cho đến vài triệu, khá cao so với thu nhập bình quân hàng nămcủa người tiêu dùng là 24 triệu đồng/năm (2013) Bên cạnh đó, TPCN khônggiống như thuốc, không có tác dụng tức thì, người tiêu dùng phải sử dụng nhiềulần trong khoảng thời gian nhất định mới có tác dụng càng khiến chi phí TPCNtăng cao Với mức giá cao như hiện nay, khả năng tiêu dùng TPCN ở những hộgia đình có thu nhập cao sẽ cao hơn những hộ gia đình có thu nhập thấp hơn
Người tiêu dùng hiện nay tiếp cận thực phẩm chức năng chủ yếu qua kênhbán hàng đa cấp và quảng cáo trên Internet mà tư vấn viên chính là người bánhàng Họ trước giờ vẫn coi TPCN như là thần dược cải thiện sức khỏe, sức đẹpvóc dáng, thậm chí còn có khả năng khắc chế đối với bệnh nan y như ung thư,viêm gan Không ít người còn quan niệm TPCN vô hại, bởi họ cho rằng TPCNvừa là thuốc chữa bệnh vừa là thuốc bổ Theo hiệp hội TPCN, có khoảng 2/3 sốngười sử dụng thực phẩm chức năng là để chữa bệnh, từ máu nhiễm mỡ đến caohuyết áp, ung thư, xương khớp… Lý do là vì người tiêu dùng Việt Nam cònthiếu kiến thức về thực phẩm chức năng, nhiều người vẫn chưa hiểu đúng và sửdụng thực phẩm chức năng tùy tiện
Người Việt còn có tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, nghe ai mách gìđều làm theo nấy, nên khi bản thân hay người thân mắc bệnh, họ đã vội vàng raquyết định, tin tưởng vào những lời quảng cáo TPCN có nội dung không phùhợp với nội dung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, thậm chícòn mua và tin dùng TPCN chỉ vì nghe nói từ người khác
Sản phẩm TPCN chỉ mới được biết đến rộng rãi trong vài năm trở lại đây, sốlượng sản phẩm lớn, chủng loại đa dạng nên người tiêu dùng vẫn chưa quen và bịnhầm lẫn các khuyến cao, thuật ngữ thực phẩm chức năng Thông tin về hàng loạtsản phẩm TPCN giả, sản phẩm chưa được kiểm định đã công bố, quảng cáo
Trang 23nội dung không phù hợp khiến người tiêu dùng băn khoăn khi chọn mua TPCN,
có thái độ e dè, nghi ngại về chất lượng sản phẩm và tính trung thực của cácquảng cáo về tác dụng của sản phẩm
Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong quyết định chi tiêu Nhìn chung, phụ
nữ Việt Nam thường lập danh sách trước khi mua sắm cũng như theo dõi quảngcáo trên truyền hình và đài phát thanh Chất lượng sản phẩm tác động lớn đến sựtrung thành của phụ nữ đối với một thương hiệu
Phụ nữ trong độ tuổi 30 có hành vi mua sắm bốc đồng nhất và thườngxuyên sử dụng các phương tiện truyền thông, trong khi phụ nữ với tuổi trungbình là 47 có thói quen mua sắm chuẩn bị trước, có ý thức về giá trị hàng hóa tốt
và ưa chuộng các quảng cáo thương mại Phụ nữ trong độ tuổi 67 là người muasắm thường xuyên nhất và luôn đánh giá cao tầm quan trọng của truyền miệng
Trong gia đình, phụ nữ thường là người ra quyết định mua sắm sản phẩmdinh dưỡng Nghiên cứu của Nielsen 2011 cho thấy, trung bình trong 100 quyếtđịnh mua sắm sản phẩm dinh dưỡng thì 71 lần người ra quyết định chính là phụ
nữ So với nam giới, phụ nữ Việt thích xem tivi, nghe nhạc, đọc báo và đi muasắm hơn Họ cũng quan tâm nhiều hơn đến gia đình và sức khỏe
Năm 2011, Việt Nam có khoảng 88,9 triệu người, thu nhập (sau thuế) bìnhquân hàng năm đạt 19 triệu VND, tăng 3,2% so với năm 2010 Trong đó, chi tiêutiêu dùng chiếm 96,5% thu nhập, tiết kiệm 3,5% Euromonitor dự báo giai đoạn
2013 – 2020, nền kinh tế sẽ ổn định dần, thu nhập bình quân và chi tiêu tiêudùng sẽ tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 5,9% và 6,1%
Phần lớn những người giàu có ở Việt Nam rơi vào độ tuổi trung niên Trongnăm 2011, nhóm tuổi 40- 44 là nhóm có thu nhập hàng năm cao nhất Việt Nam,trung bình đạt 36,6 triệu VND, theo sau là nhóm tuổi 45 – 59 với thu nhập hàngnăm đạt 35,9 triệu VND Cơ cấu này hình thành là do sự thành công của nhữngchuyên gia và nhà quản lý Trên thực tế, hầu hết các vị trí cao trong các lĩnh vựckinh doanh và chính trị đều đang được nắm giữ bởi những người ngoài 40 tuổi Đếnnăm 2020, nhóm tuổi 40 – 44 là nhóm có thu nhập bình quân hàng năm cao
Trang 24nhất, đạt 61,2 triệu VND.
Theo khảo sát người dùng Internet có độ tuổi từ 18 trở lên của công tyVinaresearch, Báo mạng là kênh truyền thông được theo dõi thường xuyên nhất,
kế đến là các Website khác báo mạng, Tivi và các trang blog, mạng xã hội
Mặc dù mức độ theo dõi các kênh truyền thông Internet thường xuyên hơnnhưng người tiêu dùng tin tưởng cao hơn vào các quảng cáo trên kênh truyềnthông truyền thống là Tivi, Báo giấy, Tạp chí, Radio Nguyên nhân có thể là donhững quảng cáo trên các phương tiện truyền thông truyền thống được kiểmduyệt chặt chẽ hơn so với quảng cáo trên Internet Những quảng cáo không giấyphép, quảng cáo không đúng nội dung đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước,quảng cáo thổi phồng công dụng sản phẩm đăng tải trên Internet đã gây ảnhhưởng đến lòng tin người tiêu dùng
Khảo sát của Google 2014 cho thấy, có 19% số người online có mua sắmtrực tuyến, khoảng 6,8 triệu người, và 55% tìm kiếm thông tin online những muasắm offline Thiết bị sử dụng để mua sắm online là PC/Laptop (77%), Điện thoạithông mình (14%) và Máy tính bảng (4%) 44% số người online chưa từng muahàng trực tuyến nhưng có mông muốn mua hàng trên mạng trong vòng 12 thángtới Khi mua online, người mua thường cân nhắc, xem xét 1 đến 3 nhãn hiệu vànghiên cứu thông tin về sản phẩm qua Internet
Theo khảo sát của Nielsen 2013, mặt hàng được nhiều người mua trựctuyến nhất là Quần áo/phụ kiện/giày dép/trang sức (47% người tiêu dùng), kếđến Đồ gia dụng (47%), Thiết bị di động và phụ kiện (43%), Thực phẩm và đồuống (39%), Đặt phòng du lịch (36%) và Mua vé (36%)
Mặc dù thói quen mua sắm trực tuyến chưa thật sự phổ biến ở Việt Namnhưng hứa hẹn nhiều tiềm năng trong thời gian tới do Internet ngày càng đóngvai trò quan trọng trong quá trình mua sắm
Ở Việt Nam, bác sỹ không được phép kê đơn thực phẩm chức năng trongđơn thuốc Chính vì điều này mà lâu nay thực phẩm chức năng được nhiều cá nhân, tổchức tự thực hiện quảng cáo trên website, mạng xã hội… và cả kênh phân
Trang 25phối, tư vấn trực tiếp của những người không có kiến thức chuyên môn tronglĩnh vực y tế (thông qua mạng lưới bán hàng đa cấp) Cùng với sự bùng phát củacác cơ sở, cá nhân kinh doanh TPCN, mức chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến cácsản phẩm TPCN những năm qua luôn đứng đầu trong các sản phẩm thực phẩmnói chung, cao hơn cả mức chi quảng cáo cho sản phẩm Sữa và Đồ uống có cồn/không cồn.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa, cuộc cách mạng công nghiệp,các bệnh mạn tính không lây bùng phát và chưa thể phòng bệnh bằng vắc xinkhiến nhu cầu tiêu thụ TPCN ngày càng tăng cao Số người sử dụng TPCN ngàycàng tăng Chỉ tính những người sử dụng TPCN qua kênh bán hàng đa cấp chothấy: Năm 2005 có khoảng 1 triệu người ở 23 tỉnh (1,1% dân số) sử dụng TPCN.Năm 2010 đã tăng lên 5.700.000 người ở khắp 63 tỉnh, thành phố (chiếm 6,6%dân số) sử dụng TPCN
TPCN là sản phẩm hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặckhông có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đềkháng, giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật Nó không phải là trị liệu y học nhằmmục đích điều trị hay cứu chữa bệnh tật của con người Số lượng cơ sở sản xuất,kinh doanh TPCN năm 2000 là 13 cơ sở, đến cuối 2012 là 1.552 cơ sở, với hơn5.500 sản phẩm Năm 2013, số cơ sở sản xuất kinh doanh TPCN đã tăng lên3.512 cơ sở (tăng 226% so với 2012), với 6.851 sản phẩm (tăng 124%) Trong
đó, 80% sản phẩm TPCN là nhập khẩu – 20% sản phẩm sản xuất trong nước.Thách thức lớn nhất cản trở thị trường TPCN phát triển là nhận thức chưa đầy đủ
về TPCN: từ định nghĩa, phân loại, phân biệt, tác dụng, quản lý TPCN trên thếgiới và ở Việt Nam Bên cạnh đó là quảng cáo TPCN còn sai phạm, nội dungchưa đúng với nội dung đã công bố, gây mất lòng tin cho người tiêu dùng
Người tiêu dùng hiện nay tiếp cận thực phẩm chức năng chủ yếu qua kênhbán hàng đa cấp và quảng cáo trên Internet mà tư vấn viên chính là người bánhàng Họ trước giờ vẫn coi TPCN như là thần dược cải thiện sức khỏe, sắc đẹpvóc dáng, thậm chí còn có khả năng chữa bệnh Lý do là vì người tiêu dùng còn
Trang 26thiếu kiến thức về TPCN, nhiều người vẫn chưa hiểu đúng và sử dụng thực phẩmchức năng tùy tiện.
2.4 Cơ sở pháp lý của việc sản xuất Thực phẩm chức năng
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2016/NĐ-CP [5]: quyđịnh về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyênngành của Bộ Y tế trong đó có TPCN Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã ban hành Thông
tư 18/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt trong sảnxuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe (GMP) [5] Theo đó, các cơ sở sảnxuất TPBVSK cần phải đáp ứng nhiều yêu cầu cần thiết khi tiến hành sản xuấtTPBVSK
Theo quy định sản xuất theo tiêu chuẩn GMP, những cơ sở không đủ điềukiện sản xuất sẽ phải đóng cửa Điều này sẽ giúp loại bỏ những sản phẩmTPBVSK không đạt chất lượng ra trên thị trường Đồng thời, để đạt chứng chỉGMP đối với sản xuất TPBVSK cần nhiều yếu tố: thứ nhất là cơ sở vật chất, từnhà xưởng, hệ thống không khí đến hệ thống bảo vệ phải cách biệt với môitrường ô nhiễm; thứ hai là yếu tố con người, chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ phụtrách sản xuất của cơ sở sản xuất TPBVSK đạt GMP tối thiểu phải có bằng đạihọc trong lĩnh vực chuyên ngành mà cơ sở sản xuất thứ ba là kiểm soát chặt chẽnguyên liệu đầu vào, hệ thống kiểm ngiệm phải đạt yêu cầu
Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định, từ ngày01/7/2019, các cơ sở sản xuất TPBVSK phải áp dụng Thực hành sản xuất tốtthực phẩm bảo vệ sức khỏe (GMP) theo hướng dẫn của Bộ Y tế [2] Theo thống
kê, hiện Việt Nam có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất TPCN, tuy nhiên, chỉ khoảng200-300 cơ sở sản xuất đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn GMP (thống kê thị trườngthực phẩm chức năng ở Việt Nam năm 2017) Do đó, luận văn được thực hiệncòn nhằm mục đích hướng dẫn những cơ sở chưa đủ điều kiện đạt tiêu chuẩnGMP có những cải thiện để đạt được tiêu chuẩn GMP
2.5 Điều kiện sản xuất Thực phẩm chức năng
Điều kiện sản xuất TPCN được dựa trên các quy định sau:
Trang 27 Căn cứ Luật An toàn thực phẩm [1].
Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm [2]
Căn cứ Nghị định 155/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số quy địnhliên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y
Nhà xưởng sản xuất phải được xây dựng thiết kế theo mô hình phù hợp,
đủ diện tích để bố trí thiết bị của dây chuyền sản xuất để đảm bảo năng suất
Có các phòng ban, khu vực từ nhà kho, phòng sản xuất, kho nguyên liệu,kho thành phẩm, khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm,… mỗi khu vựcphải được tách riêng biệt
Có hệ thống đường đi nội bộ, khu vệ sinh, cống rãnh thoát nước phải đảmbảo khép kín, sạch sẽ
Trang 28Khu vực tập kết nước thải bên ngoài nhà máy đảm bảo vệ sinh, không gây
ô nhiễm môi trường xung quanh
Kết cấu nhà xưởng vững chắc, phù hợp với tính chất quy mô công nghệ Toàn bộ vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải có bề mặt nhẵn,không thấm nước, không nhiễm chất độc, ít bị bào mòn do các chất tẩy rửa gây
ra và dễ lau chùi, khử trùng
Về tường nhà xưởng phải sạch, phẳng, không ẩm mốc, không rạn nứt,không dính bám các chất bẩn
Nền nhà phẳng, nhẵn, thoát nước tốt, không thấm
4 Hệ thống ánh sáng
Ánh sáng đảm bảo đủ đáp ứng cho yêu cầu sản xuất và kiểm soát đượcchất lượng sản phẩm Bóng đèn chiếu sáng phải được gắn bộ che chắn an toàn đểtránh bị va đập vỡ
5 Hệ thống cung cấp nước
Đảm bảo đủ nước sạch phải đạt chất lượng cho hoạt động, sinh hoạt trong
cơ sở Nước vệ sinh thiết bị và dụng cụ cần được duy trì để đảm bảo an toàn vệsinh cho sản phẩm
6 Hơi nước và khí nén
Hệ thống hơi nước dùng có đường ống dẫn riêng Tuyệt đối không đượcnối hệ thống sản xuất hơi nước với hệ thống nước sử dụng cho sản xuất, làmlạnh, phòng cháy, chữa cháy hay sử dụng cho mục đích khác
7 Hệ thống xử lý chất thải
Dụng cụ để xử lý chất thải phải đạt tiêu chuẩn, có ký hiệu phân biệt chotừng loại theo quy định của luật bảo vệ môi trường Hệ thống xử lý chất thải cầnduy trì hoạt động thường xuyên Chất thải được xử lý phải tuân theo tiêu chuẩn
về vệ sinh môi trường
8 Phòng vệ sinh, đồ bảo hộ lao dộng
Nhà vệ sinh phải tách xa khu vực sản xuất thành phẩm và có thông gió
Trang 29Tránh thông gió từ nhà vệ sinh sang khu vực sản xuất, và có phòng thay trangphục bảo hộ lao động riêng.
Khái quát về quá trình chuẩn bị nguyên liệu, thực phẩm, phụ gia, hay toàn
bộ những chất hỗ trợ chế biến phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm antoàn Sản phẩm được đóng gói, không bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến chất lượngsản phẩm
2.5.2 Thiết bị dụng cụ trong sản xuất
Thiết bị, dụng cụ được sử dụng trực tiếp phải được thiết kế phù hợp vớiyêu cầu công nghệ An toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm, dễ sử dụng, vệ sinhkhử trùng, bảo dưỡng
Cần có phương tiện khử trùng tay đầy đủ bằng xà phòng hoặc nước sáttrùng Tay sau khi khử trùng cần được làm khô để tránh gây ẩm ướt Việc sửdụng chất tẩy rửa và sát trùng phải đáp ứng được đựng trong bao bì dễ nhận biết
và được phép sử dụng Có hướng dẫn sử dụng và không để ở nơi sản xuất thựcphẩm cho từng loại Giày, dép trước khi vào khu vực sản xuất phải được bọcbằng tùi để tránh bụi bẩn bám lên sản phẩm và thiết bị
Hình 2.1 Hệ thống thiết bị cô tuần hoàn áp suất giảm
Thiết bị, dụng cụ sản xuất đầy đủ và phù hợp với quy mô, có thể được chế
Trang 30tạo bằng vật liệu không độc, ít bị mài mòn, không bị gỉ, tuổi thọ hoạt động lâudài Dễ vệ sinh và không làm ô nhiễm thực phẩm do dầu mỡ bôi trơn, mảnh vụnkim loại.
Hình 2.2 Hệ thống nồi chiết đa năng
Phòng chống côn trùng và động vật gây hại bằng thiết bị là một phươngpháp hiệu quả, không nên sử dụng thuốc, động vật để diệt chuột, côn trùng vàđộng vật gây hại trong khu vực sản xuất
Thiết bị giám sát, đo lường phải an toàn và hiện đại Có thiết bị giám sátchất lượng thực phẩm thường xuyên Các thiết bị sử dụng đảm bảo độ chính xáctuyệt đối, cá nhân không được phép kiểm tra bằng phương pháp khác
Trang 31thực phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP [2]: quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Hoạt động sản xuất TPCN sẽ do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (VFA) cấp phép.Theo đó, hồ sơ pháp lý để được hoạt động sản xuất cần có:
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng
Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (có đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân)
Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bảnsao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự), gồmcác chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, của phòng kiểm nghiệmđược chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểmnghiệm được thừa nhận
Mẫu nhãn sản phẩm (có xác nhận của tổ chức, cá nhân) Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ
Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
Kết quả thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm đối với thựcphẩm chức năng có công dụng mới, được chế biến từ các chất mới hoặc theo côngnghệ mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường Việt Nam chưa được chứngminh là an toàn và hiệu quả
Kế hoạch kiểm soát chất lượng và giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
Hồ sơ pháp lý chung
Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặcchứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm (bản sao có xácnhận của tổ chức, cá nhân)
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập
Trang 32khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toànthực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tươngđương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chấtlượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tươngđương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu)
23
Trang 33PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Điều tra khảo sát 22 cơ sở sản xuất TPCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóahiện nay [Phụ lục 1].Tại các cơ sở trên, sẽ tiến hành chọn phỏng vấn đối vớingười quản lý/chủ cơ sở và người sản xuất trực tiếp
3.1.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Đánh giá nhận biết, thực hành về quy trình sản xuất TPCN bảo vệ sứckhỏe con người theo quy định phát luật tại Thanh Hóa
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2020
3.2 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đánh giá đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu (Giới tính; Tuổi; Tuổi nghề; Trình độ chuyên môn)
Nội dung 2: Nghiên cứu đánh giá kiến thức và thực hành của người sản
xuất Thực phẩm chức năng
Nội dung 3: Nghiên cứu đánh giá kiến thức và thực hành của chủ cơ sở/
người quản lý sản xuất thực phẩm chức năng
Nội dung 4: Nghiên cứu đánh giá điều kiện cơ sở vật chất nhà xưởng, dụng cụ, trang thiết bị của cơ sở sản xuất Thực phẩm chức năng
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Thiết kế nghiên cứu (Nghiên cứu mô tả cắt ngang)
Nghiên cứu được thực hiện tại một thời điểm hay trong khoảng một thờigian ngắn, mỗi đối tượng chỉ thu thập thông tin một lần và không theo dõi trongmột thời gian dài Đối với nghiên cứu này sẽ tiến hành bằng phương pháp mô tảcắt ngang, đây là là phương pháp rất phổ biến dùng khảo sát nhiều yếu tố liênquan cùng lúc, phù hợp để điều tra các chỉ số kiến thức, thái độ, thực hành
3.3.2 Cách chọn mẫu
Chọn mẫu cho phương pháp là chọn mẫu có chủ định trên địa bàn nghiên
Trang 34cứu Với 22 cơ sở sản xuất, chọn ngẫu nhiên 88 mẫu (tức là 88 người bao gồm chủ
cơ sở và người trực tiếp sản xuất)
3.3.3 Biến số và các chỉ số nghiên cứu
Biến số và các chỉ số nghiên cứu được hệ thống lại giúp thuận tiện cho
việc phỏng vấn, điều tra tại các cơ sở
Bảng 3.1 Biến số và các chỉ số nghiên cứu
7 Nguyên nhân Tỉ lệ kiến thức đúng về Phỏng vấn trực
kiến thức Ô nhiễm Tỉ lệ kiến thức đúng về
Bảo hộ Tỉ lệ kiến thức đúng về các Phỏng vấn trực
Trang 3525
Trang 3611 Sử dụng Tỉ lệ kiến thức đúng về sử Phỏng vấn trực
Cắt móng tay, Tỉ lệ kiến thức đúng về
12 đeo đồ trang quy định phải cắt móng Phỏng vấn trực
sức tay và cấm đeo đồ trang tiếp
sức khi chế biến
13 Phụ gia Tỉ lệ kiến thức đúng về Phỏng vấn trực
Bệnh truyền Tỉ lệ biết về việc ngườinhiễm qua mắc bệnh ngoài da, bệnh
Phỏng vấn trực
tiếpđược tham gia vào quá
trình sản xuất TPCN
17 KSK định kỳ Tỉ lệ người chế biến tham Quan sát trực
gia KSK định kỳ tiếp
18 Đánh giá
Bảo hộ Tỉ lệ người chế biến mang Quan sát trựclao động mặc bảo hộ lao động tiếp
sự quản lý
Nhãn TP Tỉ lệ chủ cơ sở có kiến
nhãn sản phẩmNguồn gốc, Tỉ lệ chủ cơ sở có kiến
20 thành phần thức đầy đủ về thông tin Phỏng vấn trực
nguyên liệu nguồn gốc, thành phần tiếp
Trang 3726
Trang 38TPCNTự công bố Tỉ lệ chủ cơ sở có kiến
21 chất lượng sản thức đúng về quy định tự Phỏng vấn trực
phẩm công bố chất lượng sản tiếp
Nguồn nước Tỉ lệ chủ cơ sở có kiến
sản xuất nguồn nước sản xuất tiếp
Nguồn gốc Tỉ lệ chủ cơ sở có kiến
Phỏng vấn trực
25 ô nhiễm TP thức đúng về nguồn gốc ô
tiếpnhiễm TP
Nguyên tắc xử Tỉ lệ chủ cơ sở có kiến
Tỉ lệ chủ cơ sở có kiến
Phỏng vấn trực
tiếpchức KSK
Trang 3927
Trang 4032 Sử dụng phụ Tỷ lệ chủ cơ sở sử dụng Quan sát trực
gia thực phẩm PGTP đúng quy định tiếp
3.3.4 Công cụ thu thập số liệu
Căn cứ vào nội dung của Nghị định 15/2018/NĐ-CP “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm” Để thiết kế phiếu phỏng vấn,
điều tra về điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện trang thiết bị dụng cụ, điều kiệncon người
Mẫu phiếu tham khảo bộ câu hỏi theo tài liệu tập huấn kiến thức an toànthực phẩm do Cục trưởng Cục an toàn thực phẩm ban hành, có cập nhật bổ sungloại bỏ các điều kiện không phù hợp theo hướng dẫn của các quy định pháp luậthiện hành
3.4 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập thông tin dựa trên bộ phiếu đã thiết kế (phiếu phỏng vấn ngườiquản lý, người sản xuất) để đánh giá kiến thức, thực hành của chủ cơ sở/ người quản lý
và người sản xuất [phụ lục 2, 3]
- Đánh giá môi trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ sản xuất: quansát, đánh giá bằng bộ phiếu điều tra [phụ lục 4]
3.4.1 Đánh giá thực trạng điều kiện sản xuất tại các cơ sở
Bộ câu hỏi đối với người quản lý/chủ cơ sở người sản xuất dựa trên các
điều kiện sau:
Điều kiện vệ sinh nguyên liệu và thực phẩm trong quá trình chế biến
Điều kiện vệ sinh thiết bị, dụng cụ sản xuất