Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội

84 427 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, các nguồnlực xã hội đang được tận dụng ở mức tối đa, các dự án đầu tư tăng nhanh cả về sốlượng lẫn quy mô Trong bối cảnh đó, với tư cách là một kênh dẫn vốn quan trọngcho nền kinh tế, các ngân hàng thương mại đã và đang đóng góp tích cực vào sựthành công của các dự án đầu tư, đặc biệt với nhiều dự án lớn, có ý nghĩa quantrọng đối với sự phát triển đất nước.

Đối với ngân hàng thương mại dự án là một trong những đối tượng tài trợquan trọng mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủiro do quy mô tài trợ lớn, thời gian tài trợ kéo dài Chính vì vậy, các ngân hàng luôncoi trọng công tác thẩm định tài chính dự án trước ra quyết định cho vay Tuy nhiện,hiện nay việc thẩm định tài chính dự án tại các ngân hàng thương mại còn tồn tạinhiều bất cập làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và gây lãng phí cho xãhội.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, trong thời gian thực tập tại Ngânhàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội em đã nghiên cứu và lựa chọn

vấn đề: “Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vaytại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội” làm đề tài cho

chuyên đề thực tập của mình.

Dựa trên phương pháp so sánh, đối chiếu logic và chủ yếu là phân tích từthực tiễn, bài viết đưa ra một cái nhìn tổng quát về chất lượng thẩm định tài chínhdự án tại các NHTM nói chung và thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương ViệtNam Chi nhánh Hà Nội nói riêng, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Chi nhánh.

Với những nội dung trên, bố cục bài viết được chia làm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho

vay của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Ngân

hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay

tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Chi nhánh Hà Nội

Trang 2

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNGTHẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Thẩm định tài chính dự án trong cho vay của NHTM1.1.1 Thẩm định dự án

1.1.1.1 Khái niệm

Dự án dù được phân tích, chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu vẫn thể hiện tính chủquan của nhà phân tích và lập dự án, những khiếm khuyết, lệch lạc tồn tại trong quátrình thực hiện dự án là lẽ đương nhiên Để khẳng định được một cách chắc chắnhơn mức độ hợp lý và hiệu quả, tính khả thi của dự án cũng như quyết định đầu tưthực hiện dự án, cần phải xem xét, kiễm tra lại dự án một cách độc lập với quá trìnhchuẩn bị, soạn thảo dự án, hay nói cách khác, cần thẩm định dự án.

Thẩm định dự án là rà soát, kiễm tra lại một cách khoa học, khách quan vàtoàn diện mọi nội dung của dự án và liên quan đến dự án nhằm khẳng định tính hiệuquả cũng như tính khả thi của dự án trước khi quyết định đầu tư Trong quá trìnhthẩm định thẩm định dự án, nhiều khi phải tính toán, phân tích lại dự án.

1.1.1.2 Nội dung

Thẩm định dự án được tiến hành chủ yếu đối với giai đoạn xác định dự án,phân tích và lập dự án, duyệt dự án Nội dung thẩm định dự án thường bao gồm:thẩm định kỹ thuật, thẩm định kinh tế, xã hội và thẩm định tài chính.

- Thẩm định kỹ thuật: Rà soát lại các khía cạnh về mặt kỹ thuật của dự án,

bao gồm các nội dung cơ bản:

+ Thẩm định sự cần thiết của dự án: Xác định mức độ cấp thiết của dự án đốivới doanh nghiệp, đối với ngành và đối với nền kinh tế; xem xét sự phù hợp của dựán với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn.

+ Thẩm định quy mô của dự án: thẩm định mức độ phù hợp giữa quy mô dựán, công suất sử dụng với khả năng chấp nhận sản phẩm của thị trường, với khảnăng đáp ứng vốn, khả năng cung ứng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cũng nhưkhả năng quản lý dự án của các nhà quản lý.

+ Thẩm định công nghệ và trang thiết bị: xác định rõ căn cứ lựa chọn côngnghệ, máy móc thiết bị, mức độ đảm bảo về chuyển giao công nghệ, lắp đặt, bảo

Trang 3

hành chạy thử, phụ tùng thay thế; đặc biệt lưu ý kiễm soát giá trang thiết bị, chươngtrình đào tạo và quản lý con người phù hợp với công nghệ, thiết bị lựa chọn.

+ Thẩm định nguồn nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác: theo các năm dựkiến hoạt động dự án, kiểm tra việc tính toán nhu cầu nguyên vật liệu chủ yếu, điệnnước, vật liệu phụ trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với công nghệ, thiếtbị Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu hay nguyên liệu có tính thời vụ, cần xem lạimức dự trữ đủ cho dự án vận hành Đối với dự án khai thác tài nguyên, khoáng sản,phải thẩm định các số liệu điều tra, khảo sát về trữ lượng.

+ Thẩm định phương án, địa điểm xây dựng: Kiễm tra mức độ thuận tiện vềnguồn nguyên liệu, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, diện tích đất sử dụng, mứcđộ đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái, phương án xử lý chất thải, phòng chốngcháy nổ, an toàn lao động, mức độ đền bù giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái địnhcư.

+ Thẩm định phương án kiến trúc: Mức độ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, độbền vững, việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng.

Ngoài những nội dung trên, cần thẩm định phương diện tổ chức quản lý dự án, tưcách pháp nhân của chủ đầu tư.

- Thẩm định kinh tế của dự án

Thẩm định kinh tế là một nội dung quan trọng của thẩm định dự án nhằmđánh giá lại hiệu quả của dự án trên giác độ toàn bộ nền kinh tế Nội dung nàythường được đặc biệt chú trọng đối với các dự án được tài trợ bằng vốn của Nhànước Mặc dù vậy, thẩm định lợi ích và chi phí hay thẩm định tài chính của dự ánvẫn cần được đề cập.

Thẩm định kinh tế nhằm rà soát lại mục tiêu của dự án, tác động của dự ántới môi trường và tới các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội, tính hợp lý và tốiưu của dự án, mức độ ảnh hưởng ngân sách của dự án.

Trong thẩm định kinh tế của dự án, cần thẩm định việc xác định giá của hànghóa và dịch vụ mà dự án đem lại thông qua điều chỉnh giá thị trường, tức là phảnánh được giá trị thực sự của hàng hóa dịch vụ (chi phí và lợi ích của chúng đối vớinền kinh tế) trên cở sở đó, đánh giá những đóng góp của dự án đối với nền kinh tếquốc dân.

Thông thường, một đóng góp quan trọng của dự án cho nền kinh tế đượcxem xét thông qua sự gia tăng thu nhập quốc dân (đóng góp vào mục tiêu tăngtrưởng kinh tế) Đánh giá tác động của dự án tới sự gia tăng của thu nhập quốc dân

Trang 4

được dựa trên các tiêu chuẩn hiệu quả như: Giá trị hiện tại ròng, tỷ lệ nội hoàn, tỷ lệlợi ích/chi phí Tuy nhiên, trong phân tích cũng như trong thẩm định kinh tế của dựán theo các tiêu chuẩn hiệu quả, đặc trung quan trọng là phải xác định đươc lợi íchvà chi phí kinh tế cũng như chi phí cơ hội kinh tế Ngoài việc đánh giá tác độngtrên, cần thiết đánh giá những tác động khác của dự án về kinh tế xã hội như giảiquyết việc làm, cải thiện cán cân thanh toán, cải thiện môi trường sinh thái, cải thiệnđời sống, sức khỏe nhân dân.

Thẩm định kinh tế dự án là một công việc khó khăn và rất phức tạp nhưng nórất cần được tiến hành cùng với thẩm định tài chính dự án trước khi quyết định thựchiện dự án.

- Thẩm định tài chính dự án: Là quá trình rà soát lại các khía cạnh tài chính

của dự án, bao gồm:

+ Thẩm định dòng tiền của dự án: Xác định tính chính xác về độ lớn và thờiđiểm xuất hiện các dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án căn cứ vào các dự báovề doanh thu và chi phí của dự án.

+ Thẩm định tỷ suất chiết khấu: Là tỷ suất dung để quy đổi các dòng tiền củadự án về cùng một thời điểm.

+ Thẩm định vốn đầu tư: Xem xét phương án huy động vốn, phương án đivay, phương án trả nợ và tính pháp lý của việc huy động vốn đầu tư.

+ Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.

+ Thẩm định rủi ro, xác định các tình huống có thể xảy ra của dự án thôngqua các biện pháp: Đánh giá độ nhậy của NPV và IRR, sử dụng các phần mềm thíchhợp như crystal ball để đưa ra các tình huống dự báo có thể xảy ra đối với dự án.

Ngoài ra, trong nội dung thẩm định dự án còn có 1 số vấn đề khác như:Thẩm định tư cách pháp lý của chủ đầu tư và các nhà đầu tư lien quan, thẩm địnhcác căn cứ pháp lý của dự án đầu tư.

1.1.2 Đặc điểm thẩm định tài chính dự án trong cho vay của NHTM

1.1.2.1 Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án đầu tư của NHTM

Khi lập dự án, khách hàng do mong muốn được vay vốn nên có thể đã thổiphồng dẫn đến ước lượng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án, do đó ngânhàng cần thẩm định để xem xét, đánh giá đúng thực chất của dự án Tuy nhiênkhông phải vì thế mà ngân hàng khi thẩm định đã ước lượng dự án quá bi quankhiến cho hiệu quả bị giảm sút đến nỗi quyết định không cho vay.

Trang 5

Mục đích của việc thẩm định tài chính dự án đầu tư là đánh giá một cáchtrung thực khả năng trả nợ của khách hàng để ngân hàng làm căn cứ để quyết địnhcho vay.

Thẩm định tài chính dự án đầu tư mang tầm quan trọng lớn đối với ngânhàng:

- Giúp ngân hàng đánh giá được mức độ tin cậy của dự án đầu tư mà kháchhàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.

- Phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của dự án khi cho vay.

- Giúp cho cán bộ ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay, giảmđược xác suất mắc phải 2 loại sai lầm trong quyết định cho vay

+ Cho 1 dự án tồi vay

+ Từ chối cho vay một dự án tốt

1.1.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư

Dự án đầu tư trước khi được phê duyệt cấp tín dụng hay bị từ chối đều dựatrên việc thẩm định với một quy trình gắt gao Thông thường, quy trình thẩm địnhdự án ở NHTM bao gồm các bước sau:

Thẩm định trước khi tài trợ cho dự án đầu tư

Đây là bước quan trọng nhất quyết định chất lượng của công tác thẩm định.Nội dung chủ yếu của bước này là thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến chủđầu tư và dự án đầu tư bao gồm năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, quyền sở hữucác tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến chủ đầu tư, tính khả thicủa dự án đầu tư… Các cán bộ thẩm định có thể thu thập và xử lý thông tin liênquan đến chủ đầu tư và dự án đầu tư bằng cách:

 Cán bộ thẩm định trực tiếp gặp gỡ chủ đầu tư để tìm hiểu về họ: Thămquan nhà xưởng, văn phòng, nói chuyện với chủ đầu tư và các nhân viên của họ,xem xét vật thế chấp…Việc gặp gỡ và nói chuyện trực tiếp giúp cán bộ thẩm địnhcó thể hình dung được sự việc đang diễn ra và giúp loại trừ các báo cáo thiếu trungthực.

Tìm kiếm thông tin từ các bạn hàng hoặc các chủ nợ khác của chủ đầu tư, từcác cơ quan quản lý, từ các trung tâm thông tin hoặc tư vấn … Việc tìm kiếm thôngtin từ các nguồn này giúp cán bộ thẩm định có thể phân tích được chủ đầu tư quacác mối liên hệ của họ và từ đó cho thấy uy tín của chủ đầu tư.

 Thông tin có thể thu thập được từ các báo cáo mà chủ đầu tư nộp choNgân hàng Khi các chủ đầu tư đến Ngân hàng vay vốn để đầu tư vào dự án thì họ

Trang 6

phải gửi cho Ngân hàng các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo thunhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ… Những báo cáo này cho thấy các số liệu về tìnhhình hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư trong nhiều năm qua và giúp cán bộ thẩmđịnh có cơ sở để đánh giá tình hình tài chính công ty trong tương lai gần Ngoài raNgân hàng còn dựa trên các số liệu về dự án mà chủ đầu tư cung cấp cho Ngânhàng để tiến hành tính toán, phân tích, đánh giá tính khả thi của việc thực hiện dựán Các cán bộ thẩm định sẽ sử dụng các báo cáo tài chính và kế hoạch về dự án đểước tính nhu cầu tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng sinh lời và khả năng trả nợcủa dự án, các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện dự án.

Nội dung thẩm định

Thẩm định các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư

Đánh giá về năng lực pháp lý của chủ đầu tư

Khi chủ đầu tư đến Ngân hàng xin vay vốn, cán bộ thẩm định sẽ tiến hànhthẩm định xem doanh nghiệp đó có đủ tư cách pháp lý hay không Cán bộ thẩmđịnh sẽ xem xét các tiêu thức giới thiệu về doanh nghiệp như: Họ tên, địa chỉ, tưcách pháp nhân, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, số hiệu tài khoản của doanhnghiệp, người đứng đầu… Trên cơ sở đó cán bộ thẩm định có thể hiểu sơ bộ về chủđầu tư và có thể biết được đây là khách hàng đến vay lần đầu hay khách hàng truyềnthống của Ngân hàng Ngoài ra cán bộ thẩm định còn phải thẩm định xem lượngvốn mà chủ đầu tư xin vay để đầu tư vào dự án là bao nhiêu? Mục đích chủ đầu tưxin vay để làm gì và thời hạn vay trong bao lâu?

Đánh giá tài sản đảm bảo của chủ đầu tư

Trong trường hợp chủ đầu tư là khách hàng truyền thống của ngân hàng vàcó uy tín thì ngâ hàng sẽ có những ưu đãi đặc biệt khi tài trợ cho dự án.Trongtrường hợp độ an toàn của chủ đầu tư không chắc chắn thì Ngân hàng yêu cầu chủđầu tư phải có tài sản đảm bảo Nhà cửa, đất đai, trang thiết bị, phương tiện vật chất,thiết bị văn phòng… các tài sản có giá trị lớn mà thuộc sở hữu của chủ đầu tư có thểđược đưa ra để làm tài sản đảm bảo Ngoài ra các chủ đầu tư cũng có thể lấy chínhdự án mà họ đang xin được tài trợ làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình.Các tài sản đảm bảo này có ý nghĩa rất quan trọng, tạo khả năng thu hồi nợ choNgân hàng khi dự án đi vào hoạt động gặp nhiều rủi ro và chủ đầu tư không có khảnăng thanh toán nợ.

Trang 7

Đánh giá các khoản nợ của chủ đầu tư

Khi tiến hành thẩm định, các cán bộ thẩm định sẽ quan tâm tới tất cả các chủnợ của chủ đầu tư: có thể là các khoản nợ cũ, các khoản nợ của các Ngân hàngkhác, nợ người cung cấp, nợ người lao động… Vị trí của Ngân hàng trong danhsách chủ nợ luôn được cán bộ thẩm định nghiên cứu kỹ lưỡng Nếu Ngân hànggiành vị trí quan trọng nhất Ngân hàng sẽ dễ dàng thu được nợ hơn là các vị tríkhác.

Bên cạnh đó Ngân hàng cũng xem xét các khoản nợ ưu đãi, nợ có đảm bảovà nợ khác Các tài sản đã làm đảm bảo cho khoản vay cũ nếu được lấy làm tài sảnđảm bảo cho dự án thì cần phải được tính lại theo giá thị trường tại thời điểm tính.

Đánh giá các vấn đề về tài chính của chủ đầu tư.

Cán bộ thẩm định phải xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp có lànhmạnh và vững chắc không? Tỷ lệ nợ trên vốn riêng, nợ trên doanh thu, tình hình nợquá hạn của doanh nghiệp như thế nào? Để tìm ra được các con số trên, cần phảidựa vào các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh để xây dựngđược các tỷ số tài chính theo các nhóm:

Nhóm 1: Khả năng thanh toán.

Tỷ số thanh toán hiện hành = TSLĐ / Nợ ngắn hạn.

Tỷ số thanh toán nhanh = ( TSLĐ – Tồn kho ) / Nợ ngắn hạn.Nhóm 2: Các tỷ số về cơ cấu vốn.

Các tỷ số về cơ cấu vốn đựơc sử dụng để phản ánh mức độ tự chủ tài chínhcủa doanh nghiệp.

Vòng quay tồn kho = Giá vốn hàng bán / Tồn kho.

Kỳ thu tiền bình quân = ( Khoản phải thu x 360) / Doanh thu.Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu / TSCĐ.

Vòng quay vốn = Doanh thu / Tổng tài sảnNhóm 4: Các tỷ số sinh lợi

Các tỷ số sinh lợi được sử dụng để đo lường hiệu năng quản trị doanhnghiệp.

Trang 8

Hệ số sinh lợi doanh thu = LNST / DT thuần

Hệ số sinh lợi của tài sản = (LNST + Tiền lãi phải trả) / Tổng TSHệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = LNST / VCSH

Thẩm định các yếu tố liên quan đến dự án đầu tư

Bên cạnh việc thẩm định các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư thì cán bộ thẩmđịnh phải thẩm định chính dự án mà chủ đầu tư đang xin được tài trợ để xác địnhtính chất khả thi của dự án, xem xét xem dự án có đảm bảo được hiệu quả kinh tếxã hội và hiệu quả tài chính mong muốn hay không Ngoài ra thẩm định dự án đầutư còn để đánh giá các lợi ích và chi phí tài chính cũng như các lợi ích và chi phíkinh tế, hiệu quả xã hội của dự án một cách chính xác và khoa học để ra quyết địnhđầu tư đúng đắn sao cho phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế xãhội, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về dự án đầu tư Thôngthường khi tiến hành thẩm định một dự án đầu tư cán bộ thẩm định của ngân hàngsẽ tiến hành thẩm định với những nội dung sau:

 Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án về: Mục tiêuđầu tư của dự án; sự cần thiết đầu tư của dự án; các căn cứ, cơ sở pháp lý của dự án;quy mô đầu tư công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụđầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm; quy mô vốn đầu tư và dự kiến tiếnđộ triển khai thực hiện dự án.

 Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra củadự án

Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quantrọng, quyết định việc thành bại của dự án Vì vậy, cán bộ thẩm định cần xem xét,đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án.

- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án.

+ Phân tích quan hệ cung cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.+ Định dạng sản phẩm của dự án

+ Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án Tìnhhình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định.

+ Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu trong tương lai đối vớisản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thịtrường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó liên hệ mức gia tăngtrong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm kháccó cùng công dụng.

Trang 9

Trên cơ sở sự phân tích và đánh giá trên cán bộ thẩm định đưa ra nhận địnhvề sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phương diện như: Sự cầnthiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay; sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sảnphẩm; sự hợp lý về việc triển khai thực hiện dự án đầu tư.

- Đánh giá về cung cầu sản phẩm.

+ Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tạicủa sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêuphần trăm (%), phải nhập khẩu bao nhiêu Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nướcchưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn.

+ Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác,đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án

+ Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩutrong thời gian tới.

+ Đưa ra số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung sảnphẩm, dịch vụ.

- Đánh giá về thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựán.

Để đánh giá khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm địnhcần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:

+ Thị trường nội địa: Đánh giá xem hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩmcủa dự án so với sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có ưu điểm gì không;Đánh giá xem sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ, xu hướng tiêuthụ hay không; Xem xét xem sản giá cả của sản phẩm dự án so với giá cả của cácsản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có rẻ hơn không, có phù hợp với xuhướng nhập khẩu và khả năng tiêu thụ hay không.

+ Thị trường nước ngoài: Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu về tiêuchuẩn để xuất khẩu hay không; thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạnngạch không; sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trườngxuất khẩu dự kiến chưa, kết quả thế nào.

- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối.Xem xét đánh giá trên các mặt:

+ Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệthống phân phối không.

Trang 10

+ Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được lập hay chưa, mạng lướiphân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không.

+ Các chính sách bán hàng, hoa hồng đại lý, đánh giá các chính sách ưu đãiđối với những nhà phân phối lớn để tính toán chi phí bán hàng khi tính hiệu quả củadự án.

+ Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thukhi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả dự án.

+ Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận địnhxem có thể xảy ra việc bị ép giá hay không.

- Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

Cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sảnphẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau:

+ Sản lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dựán có nhiều loại sản phẩm

+ Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm

 Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dựán.

Trên cơ sở hồ sơ dự án và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánhgiá khả năng đáp ứng, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án:

+ Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm

+ Các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào: một hay nhiều nhà cung cấp, đãcó quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm.

+ Chính sách nhập khẩu đối với các loại nguyên vật liệu đầu vào

+ Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, tỷ giá trongtrường hợp phải nhập khẩu.

Việc phân tích, đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tốđầu vào của dự án nhằm dưa ra kết luận xem dự án có chủ động được nguồn nguyênvật liệu đầu vào hay không và những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thểchủ động được nguồn nguyên nhiên vật liệu đầu vào.

 Đánh giá nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật.- Về địa điểm xây dựng

+ Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, cógần với các nguồn cung cấp hay không.

+ Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào

Trang 11

- Về quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án.

+ Công suất thiết kế của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tàichính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ… hay không.

+ Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường+ Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào.

+ Xem xét về tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.

+ Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý đáng ngờ không

+ Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dựán dự kiến hay không.

- Về quy mô, giải pháp xây dựng.

+ Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án haykhông, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không.

+ Tổng dự toán và dự toán của từng hàng mục công trình, có hạng mục nàocần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặcchưa cần thiết phải đầu tư hay không.

+ Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phùhợp với thực tế hay không.

+ Vấn đề hạ tầng cơ sở giao thông, điện, cấp thoát nước…. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án

- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức, vận hành của chủ đầu tư dự án.Đánh giá sự hiểu biết kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với việc tiếp cận, điều hànhcông nghệ, thiết bị mới của dự án.

- Xem xét năng lực, uy tín của các nhà thầu

- Phản ứng của chủ đầu tư như thế nào khi thị trường dự kiến bị mất giá- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án; số lượng lao động dự án cần, đòihỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồnnhân lực cho dự án

Trang 12

 Đánh giá về hiệu quả tài chính dự án đầu tư

Đây là số liệu quan trọng bậc nhất để xem xét tính khả thi của dự án Trongphần tiếp theo sẽ nghiên cứu một cách chi tiết và cụ thể về vấn đề này.

Thực hiện công tác tái thẩm định.

- Sau khi cán bộ thẩm định đã tiếp cận với chủ đầu tư và dự án mà chủ đầu tưđã trình thì cán bộ tín dụng đưa ra ý kiến chấp thuận hay không chấp thuận việc vayvốn của chủ đầu tư Nếu thẩm định thấy dự án có tính khả thi, cán bộ thẩm định lậpbáo cáo thẩm định để trình lên cấp xét duyệt xem xét.

- Dựa trên báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng, cấp xét duyệt sẽ thu thậpthêm thông tin và đưa ra các ý kiến tái thẩm định rồi cho ý kiến về khoản vay.

- Cán bộ thẩm định liên hệ với chủ đầu tư để bổ sung và hoàn thiện hồ sơtheo yêu cầu của cấp xét duyệt

- Sau khi chủ đầu tư ký điều kiện chấp thuận các điều kiện do ngân hàng đềra và bổ sung những hồ sơ thiếu theo theo đề nghị của cán bộ thẩm định thì cán bộthẩm định tiến hành lập hồ sơ giải ngân cho chủ đầu tư.

Giải ngân và kiểm soát trong khi tài trợ cho dự án

Sau khi giải ngân, cán bộ thẩm định phải thường xuyên kiểm soát việc thựchiện dự án của chủ đầu tư: Chủ đầu tư sử dụng tiền vay có đúng mục đích không?Dự án có được thực hiện theo đúng tiến độ thi công hay không? Quá trình thực hiệndự án có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu xuất hiện rủi ro nào và đề nghị vớichủ đầu tư đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời để giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệthại có thể xảy ra… Quá trình thẩm định sau khi giải ngân cho phép cán bộ thẩmđịnh có thêm được nhiều thông tin về phía chủ đầu tư và về chất lượng của dự án.Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, cho thấy việc tài trợ của Ngân hàng làhiệu quả Ngược lại khi có được các thông tin cho biết việc thực hiện dự án khôngthuận lợi thì cán bộ thẩm định phải yêu cầu chủ đầu tư đưa ra các biện pháp xử lýkịp thời Ngân hàng được quyền thu hồi nợ trước hạn, ngừng tài trợ nếu chủ đầu tưkhông thực hiện đúng các cam kết mà 2 bên đã thoả thuận Ngân hàng có thể yêucầu chủ đầu tư bổ sung thêm tài sản thế

chấp, giảm số tiền tài trợ… khi thấy cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt động tàitrợ dự án của Ngân hàng

1.1.2.3 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư của NHTM

Trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư có thể khẳng định thẩm định tàichính dự án là nội dung quan trọng nhất bởi nó xem xét đến khả năng thu hồi vốn

Trang 13

của dự án, giúp các nhà đầu tư có những thông tin cần thiết để đưa ra quyết địnhđầu tư đúng đắn Các cán bộ thẩm định của ngân hàng thẩm định hiệu quả tài chínhcủa dự án để xem xét đến khả năng thanh toán lãi vay và tiền gốc của chủ đầu tư.Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư củacác NHTM

Thẩm định tài chính dự án đầu tư bao gồm nhiều nội dung liên quan chặtchẽ với nhau Những nội dung chủ yếu được các cán bộ thẩm định chú trọng gồm:

 Thẩm định dự toán tổng vốn đầu tư

 Thẩm định chi phí và lợi ích của dự án, từ đó, xác định dòng tiền của dựán.

 Phương pháp xác định lãi suất chiết khấu (LSCK) Thẩm định rủi ro dự án

 Thẩm định hiệu quả tài chính dự án Phương pháp phân tích độ nhạy

Thẩm định dự toán tổng vốn đầu tư

Một trong những tác nhân quan trọng quyết định sự thành công của dự ánđầu tư chính là sử dụng các nguồn vốn thích hợp cho nhu cầu của dự án Dưới giácđộ thẩm định tài chính dự án, thẩm định dự toán tổng vốn đầu tư được hiểu là việcphân tích và đánh giá xem tổng vốn đầu tư mà chủ đầu tư dự định đầu tư vào dự áncó hợp lý không Khả năng cân đối đảm bảo nguồn vốn so với nhu cầu đầu tư củadự án như thế nào? Xác định tỷ trọng vốn tự có của chủ đầu tư và số lượng tín dụngmà chủ đầu tư xin tài trợ từ Ngân hàng so với tổng vốn đầu tư do chủ đầu tư đưa ranhư vậy có hợp lý không? Khả năng tối đa huy động được vốn góp của chủ đầu tưlà bao nhiêu? Với khoản vay nợ tín dụng từ Ngân hàng để đầu tư vào dự án thì phảiđặc biệt chú trọng đến điều kiện vay, lượng vay, lãi suất vay, lịch trình trả lãi vay.Trên cơ sở sự phân tích, đánh giá, nhận xét cán bộ thẩm định đưa ra cơ cấu vốn đầutư hợp lý đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến của chủ đầu tư và xác định mức tài trợcủa Ngân hàng.

Thẩm định chi phí, lợi ích và dòng tiền dự án.

Nhiệm vụ của các cán bộ thẩm định là phải xem xét xem nhu cầu vốn đầutư của dự án đã tính sát thực chưa? Các hạng mục chi phí đã được tính đúng và tínhđủ chưa, có theo đúng các văn bản pháp lý của Nhà nước không? Các hạng mục chiphí từ lúc soạn thảo dự án đến thời điểm đang thẩm định dự án có những biến đổi gìcần cập nhật hoá không? Dự kiến đến thời điểm triển khai dự

Trang 14

án thì có các hạng mục chi phí nào có khả năng biến đổi mà cần phải điều chỉnh lại.

Chi phí của dự án.

Vì những đánh giá chi phí đáng tin cậy là căn cứ cho việc thẩm định dự ánđầu tư nên các cán bộ thẩm định cần phải kiểm tra kỹ lưỡng các khoản chi phí cótác động quan trọng tới tính khả thi về tài chính của dự án Các chi phí liên quanđến dự án bao gồm: chi phí đầu tư ban đầu; chi phí sản xuất; chi phí thay thế nhàxưởng và thiết bị; chi phí kết thúc dự án….

Chi phí đầu tư ban đầu

Chi phí đầu tư ban đầu là tổng của các TSCĐ ( chi phí đầu tư cố định vàchi phí trước sản xuất) và vốn lưu động ròng, trong đó TSCĐ tạo thành nhữngnguồn lực cần thiết cho xây dựng và lắp đặt trong một dự án đầu tư, còn vốn lưuđộng ròng lại tương ứng với nguồn cần thiết để vận hành được một phần hay toànbộ dự án.

* Chi phí đầu tư cố định

Chi phí đầu tư cố định bao gồm những khoản chi phí chủ yếu sau:- Tiền mua đất, chuẩn bị và cải tạo địa điểm.

- Nhà cửa và công trình xây lắp

- Máy móc thiết bị bao gồm cả các thiết bị phụ trợ.

- Quyền sở hữu công nghiệp và bằng phát minh sáng chế.* Chi phí trước sản xuất.

Trong mỗi một dự án đều có một số khoản chi phí nào đó cần thiết trướckhi đi vào giai đoạn sản xuất

- Chi phí cho các nghiên cứu chuẩn bị: chi phí cho nghiên cứu trước đầu tư(tiền đầu tư) bao gồm nghiên cứu cơ hội, tiền khả thi, khả thi và nghiên cứu hỗ trợ.

- Các chi phí trước sản xuất khác: gồm lương, phụ cấp và phần đóng bảohiểm xã hội cho nhân sự tham gia giai đoạn trước sản xuất; phí tổn đi lại; xây dựnglắp đặt ban đầu, chi phí tiếp thị trước sản xuất; các hoạt động quang cáo; thiết lậpmạng lưới bán hàng; chi phí cho đào tạo (gồm lệ phí, đi lại, tiền ăn ở, lương, thù laotrả cho các học viên và phí trả cho các cơ quan ngoài); lệ phí cho phát minh và bíquyết; chi phí bảo hiểm trong quá trình xây dựng.

- Chi phí cho vận hành thử, khởi động và kiểm tra bàn giao.

Khoản này bao gồm các lệ phí trả cho việc giám sát vận hành khởi động,lương, thù lao, phụ cấp và đóng bảo hiểm xã hội cho nhân công, tiêu thụ vật tư sảnxuất và cung ứng phụ trợ, dịch vụ tiện ích và các chi phí phát sinh trong giai đoạn

Trang 15

khởi động khác Các khoản thất thoát trong vận hành pháp sinh ra trong khâu chạythử cho đến lúc đạt yêu cầu cũng được vốn hoá.

* Vốn lưu động ròng được định nghĩa bao gồm các khoản phải thu, tồnkho, vật tư sản xuất, phụ tùng thay thế, sản phẩm đang trong quá trình chế tạo,thành phẩm, tiền mặt tồn quỹ và tiền gửi ngân hàng, các khoản phải trả.

Bất kỳ sự thay đổi nào trong tài sản lưu động hay các khoản nợ như là tănghay giảm sản lượng hay là hàng tồn kho (vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm…)đều có tác động đến những yêu cầu đặt ra về tài chính Bất kỳ sự tăng vốn lưu độngròng nào cũng tương ứng với một dòng tiền mặt đi ra phải trang trải và bất kỳ sựgiảm sút nào cũng tạo ra nguồn tài chính nhàn rỗi (dòng tiền đi vào cho dự án).

Khi tiến hành thẩm định thì các cán bộ thẩm định phải phân tích, đánh giácác chi phí đầu tư, kiểm tra một cách cẩn thận liệu những nhu cầu về vốn lưu động ban đầu cũng như là những thay đổi khi nhà máy vận hành có được xem xétmột cách phù hợp trong các ước lượng chi phí không Chỉ có như vậy mới có thểđảm bảo rằng sẽ không bị thiếu vốn một cách bất ngờ trong giai đoạn khởi động

Chi phí sản xuất

Khi tiến hành thẩm định, việc phân tích cơ cấu chi phí và xác định cáckhoản chi phí quan trọng là công cụ thích hợp để tăng độ tin cậy và chính xác củadự báo chi phí và tính khả thi về tài chính của dự án đầu tư.

Chi phí sản xuất gồm 4 khoản chi phí lớn: chi phí xuất xưởng; chi phí quảnlý chung; chi phí khấu hao; chi phí vốn.

* Chi phí xuất xưởng bao gồm chi phí nguyên vật liệu, điện nước và phụtùng; chi phí nhân công sản xuất; chi phí quản lý phân xưởng.

* Chi phí quản lý chung: Các khoản chi phí quản lý chung cũng tương tựnhư chi phí xuất xưởng nhưng không phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất tạiphân xưởng mà phục vụ cho toàn hoạt động quản lý của doanh nghiệp.

* Chi phí khấu hao: Trong kế toán chi phí khấu hao thể hiện một loại chiphí đầu ra ( dòng tiền ra trong quá trình sản xuất ) Do vậy phải cộng ngược chi phíkhấu hao lại nếu tính các dòng tiền ròng từ lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế thu nhậpdoanh nghiệp

* Chi phí vốn ( chi phí tài chính ): Khi tiến hành thẩm định dự án chi phívốn được xác định một cách riêng rẽ.

Trang 16

Chi phí thay thế thiết bị

Chi phí thay thế thiết bị gồm chi phí cung ứng, vận chuyển, lắp đặt, kiểmtra thiết bị và các chi phí phát sinh do máy hỏng, thất thoát trong sản xuất cũng nhưcác khoản dự phòng cho chi phí vật chất phát sinh.

Dòng tiền của dự án.

Dòng tiền của một dự án được hiểu là các khoản chi và thu được kỳ vọngxuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của dự án Và nếu lấytoàn bộ khoản tiền thu được trừ đi khoản tiền chi ra thì sẽ xác định được dòng tiềnròng tại các mốc thời gian khác nhau của dự án.

Do tiền có giá trị về mặt thời gian nên không thể so sánh các dòng tiền xuấthiện tại các mốc thời gian khác nhau mà phải quy chúng về một mốc để so sánh

Dòng tiền ròng là NCF Vì khấu hao TSCĐ là chi phí nhưng không phảichi dưới giác độ tài chính nên để tính NCF phải lấy LNST cộng trở lại KH

NCF = LNST + KH.

NCF sẽ được tính cho từng năm trong suốt vòng đời của dự án

* Khi dự án được tài trợ bằng vốn vay Ngân hàng và vốn tự có của chủ đầutư thì việc xác định NCF (dòng tiền ròng) sẽ được tiến hành như sau:

Trang 17

- Nếu việc thanh toán được thực hiện theo NKCĐ hàng năm + Lập bảng thanh toán gốc và lãi mỗi năm

+ Xác định dòng tiền ròng hoạt động của dự án xuất phát từ doanh thu vàkhấu trừ các khoản mục chi phí ra khỏi doanh thu ứng với từng năm của dự án:Doanh thu

- Chi phí (không kể khấu hao và lãi vay)Thu nhập trước khấu hao và lãi vay- Khấu hao

Thu nhập trước thuế và lãi vay- Lãi vay

Thu nhập trước thuế- Thuế thu nhậpLợi nhuận sau thuế

Thu nhập trước thuế và lãi vay- Lãi vay

Thu nhập trước thuế- Thuế thu nhậpLợi nhuận sau thuế

Thu nhập trước thuế và lãi vay

Trang 18

- Lãi vay

Thu nhập trước thuế- Thuế thu nhậpLợi nhuận sau thuế

Thu nhập trước thuế và lãi vay- Lãi vay

Thu nhập trước thuế- Thuế thu nhậpLợi nhuận sau thuế

NCF = LNST + KH – Trả gốc hàng năm

- Phương pháp xác định lãi suất chiết khấu (LSCK).

Do các khoản thu chi của các phương án diễn ra tại các thời điểm khácnhau nên các nguồn tiền dự kiến thu chi của dự án cần phải quy về hiện tại để sosánh trực tiếp Việc quy các dòng tiền dự kiến về hiện tại phải sử dụng LSCK k, giátrị của k không phải là con số cố định mà nó phụ thuộc vào từng thời điểm và từngdự án đầu tư cụ thể Hiệu quả của các phương án sẽ thay đổi nếu LSCK k được lựachọn khác nhau, do vậy việc xác định k phù hợp để tính được kết quả có độ tin cậycao và hợp lý là điều rất quan trọng bởi việc xác định mức LSCK k còn liên quanđến việc xác định các chỉ tiêu NPV và IRR là 2 chỉ tiêu rất quan trọng khi thẩm địnhhiệu quả tài chính dự án đầu tư LSCK k được hiểu là tỷ lệ mà nhờ đó các dòng tiềncủa dự án được quy về hiện tại để tính NPV Về bản chất LSCK của một dự ánchính là chi phí vốn của dự án đó Khi tiến hành thẩm định các cán bộ thẩm địnhphải so sánh chi phí sử dụng của nguồn vốn đầu tư bằng vốn tự có của chủ đầu tư vàvốn tài trợ của ngân hàng để đưa ra mức LSCK k thích hợp.

Khi dự án bao gồm vốn tự có của chủ đầu tư và vốn tài trợ của Ngân hàngthì LSCK chính là chi phí vốn bình quân gia quyền WACC:



Trang 19

rb : Chi phí vốn vay

: tỷ trọng VCSH

: tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn đầu tư

Cơ sở để các cán bộ thẩm định lựa chọn LSCK k phù hợp là phân tích rủiro và khả năng sinh lời của dự án; cơ cấu vốn của dự án.

- Phân tích rủi ro dự án

Đầu tư vào các dự án đầu tư là hoạt động đầu tư dài hạn cho nên mức độrủi ro trong việc thực hiện các dự án này là rất cao Khi ngân hàng cho các nhà đầutư vay để đầu tư vào dự án thì các cán bộ thẩm định phải xem xét và đánh giá thậtkỹ các mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với dự án để tạo điều kiện cho việc thực hiệndự án được thuận lợi hơn.

Rủi ro của một dự án được hiểu một cách chung nhất là khả năng mà một sựkiện không có lợi nào đó xuất hiện

+ Rủi ro về cơ chế chính sách: Rủi ro này được xem là gồm tất cả những

bất ổn tài chính và chính sách của nơi, địa điểm xây dựng dự án, bao gồm: các sắcthuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hoá, tư hữu hoá hay các luật, nghịquyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan đến dòng tiền dự án.

+ Rủi ro xây dựng, hoàn tất: Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không

phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện.

+ Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán: Bao gồm: thị trường không chấp

nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, do sức ép cạnhtranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp lại các khoản chi phí của dự án

+ Rủi ro về cung cấp: Dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu

(đầu vào chính, quan trọng) với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vậnhành dự án, tạo dòng tiền ổn định… đảm bảo khả năng trả nợ.

+ Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì: Đây là những rủi ro về việc dự án

không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phức hợp với các thông số thiết kế ban đầu

+ Rủi ro về môi trường và xã hội: Những tác động tiêu cực của dự án đối

với môi trường và người dân xung quanh.

+ Rủi ro kinh tế vĩ mô: Đây là những rủi ro phát sinh từ những môi trường

kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất…

Trang 20

Phương pháp phân tích độ nhạy được sử dụng để đo lường mức độ rủi rocủa 1 dự án.

- Phương pháp thẩm định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án là những căn cứ rất quantrọng để các cán bộ thẩm định đưa ra các quyết định đối với việc thực hiện dự án.Để phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính dự án các cán bộ thẩm định thường sửdụng các chỉ tiêu: Giá trị hiện tại ròng NPV; tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR; chỉ sốdoanh lợi PI; thời gian hoàn vốn PP Theo các cán bộ thẩm định thì

một dự án được coi là khả thi và có hiệu quả khi các chỉ tiêu tài chính đảm bảo ítnhất là đạt mức tối thiểu có thể chấp nhận được

Giá trị hiện tại ròng NPV

 Khái niệm:

NPV- Giá trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của cácdòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiệntại hoá ở mốc 0 Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong thẩm định dự án.

 ý nghĩa:

NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư NPV có thể mang giá trịdương, âm hoặc bằng không NPV>0 có nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giátrị tăng thêm cho chủ đầu tư tức tính sinh lợi của sự đầu tư lớn hơn tỷ lệ chiết khấu.Do đó một dự án với NPV dương có thể coi là chấp nhận được NPV = 0, tính sinhlợi tương đương với tỷ lệ chiết khấu Nếu NPV< 0 thì dự án không đủ bù đắp vốnđầu tư, đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư và điều đó có nghĩa là tính sinh lợi của dự ánnhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu, dự án cần phải được huỷ bỏ

11

Trang 21

 Tiêu chuẩn lựa chọn dự án:

Đứng trên quan điểm của các cán bộ thẩm định trong ngân hàng thì dự áncó NPV≥0 sẽ được lựa chọn nếu như các chủ đầu tư vẫn thực hiện đúng kế hoạchtrả nợ và dự án có NPV<0 sẽ bị loại bỏ.

NPV có một lợi thế như một phương tiện phân biệt so sánh với thời gian thuhồi vốn đầu tư và tỉ suất lợi nhuận hàng năm vì nó tính đến toàn bộ thời gian của dựán và thời điểm của các dòng tiền Nhược điểm của NPV là sự khó khăn trong việclựa chọn tỷ lệ chiết khấu thích hợp và NPV không chỉ ra tính sinh lợi chính xác củadự án Mặt khác trên thực tế việc sử dụng tiêu chuẩn NPV để đưa ra quyết định đầutư có thể không hoàn toán đúng như lý thuyết Một dự án có NPV dương nhưngNPV quá nhỏ so với tổng vốn đầu tư thì việc quyết định tài trợ cho dự án cũng cầnphải được xem xét một cách kỹ lưỡng Tiêu chuẩn NPV tỏ ra bất lợi khi so sánhnhững dự án có vốn đầu tư khác nhau hay thời gian khác nhau Do vậy để thẩm địnhhiệu quả tài chính dự án cần thiết phải nghiên cứu thêm các chỉ tiêu khác.

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

 Khái niệm:

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là trường hợp đặc biệt của lãi suất chiết khấu mà ởđó NPV = 0 Hay nói cách khác đó là tỷ lệ chiết khấu mà ở đó giá trị hiện tại củadòng tiền vào tương đương với giá trị hiện tại của dòng tiền ra.

Ngoài ra phương pháp nội suy cũng được dùng để tính IRR Phương phápnày được tính dựa trên tam giác đồng dạng Chọn 2 giá trị của lãi suất chiết khấusao cho một giá trị cho NPV >0 và một giá trị cho NPV<0 IRR chính là giá trị nằmgiữa 2 giá trị vừa chọn làm cho NPV = 0 Công thức xác định IRR như sau:

Chọn dự án có IRR lớn hơn LSCK

Trang 22

IRR cần phải được áp dụng cẩn thận trong các trường hợp các dòng tiền âmlớn xuất hiện lặp đi lặp lại trong thời gian cuối của dự án Trong trường hợp nàyIRR sẽ có nhiều giá trị và phương pháp IRR có thể đem lại những kết quả vô nghĩa.

IRR khắc phục được nhược điểm của NPV ở chỗ nó có thể so sánh đượccác dự án có thời gian khác nhau hay vốn đầu tư khác nhau.

Rõ ràng việc áp dụng cả hai phương pháp NPV và IRR trong việc thẩmđịnh hiệu quả tài chính dự án là rất cần thiết thế nhưng vấn đề ở chỗ số liệu nàođáng tin cậy hơn để đánh giá một dự án, và so sánh giữa các dự án với nhau Về mặtkhoa học thì NPV và IRR chỉ là 2 góc nhìn của hiệu quả tài chính dự án NPV đưara giá trị tuyệt đối, IRR đưa ra giá trị tương đối, về mặt toán học khi LSCK dùng đểtính NPV bằng với IRR thì NPV = 0 Do vậy giá trị NPV còn phụ thuộc vào LSCKáp dụng, nếu chọn không khách quan sẽ làm kết quả NPV thiếu tin cậy.

Về nguyên tắc một dự án có hiệu quả là dự án có NPV>0 hoặc IRR lớn hơnlãi suất ngân hàng Tuy nhiên tuỳ theo quan điểm và mục đích đầu tư mà chỉ số nàođáng được quan tâm hơn

Chỉ số doanh lợi (PI)

 Khái niệm:

Chỉ số doanh lợi PI là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tínhbằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư banđầu PI cho biết một đồng vốn bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập Thu nhậpnày chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra.

Trang 23

01 1

 Tiêu chuẩn lựa chọn dự án:

PI ≥ 1 thì dự án sẽ được chấp nhận; PI < 0 thì quyết định không tài trợ chodự án

PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận nhưng tối thiểu phải bằngLSCK

PI khắc phục được nhược điểm của những dự án có thời hạn khác nhau hayvốn đầu tư khác nhau vì nó phản ánh khả năng sinh lời của 1 đồng vốn đầu tư củacả vòng đời dự án Tuy nhiên vì PI là số tương đối nên nó không phản ánh được quymô gia tăng cho chủ đầu tư như NPV.

Thời gian hoàn vốn (PP)

Chỉ tiêu PP giúp cho các cán bộ thẩm định có một cái nhìn tương đối chínhxác về mức độ rủi ro của dự án Chỉ tiêu này được các nhà tài trợ ưa thích vì thờigian thu hồi vốn đầu tư càng dài thì nhà tài trợ càng phải đương đầu với rủi ro trongviệc thu hồi vốn.

 Cách xác định:

PP = n + ( Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi / Dòng tiền ngay sau mốchoàn vốn )

Trong đó n: năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư

Chỉ tiêu PP có ý nghĩa trong thẩm định tài chính dự án nhưng nó phải đượcsử dụng kết hợp với các chỉ tiêu khác chứ khó có thể sử dụng một cách độc lập đểđưa ra quyết định đầu tư.

Trang 24

- Phương pháp phân tích độ nhạy

Trên lý thuyết và trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiềndự án vì phần lớn các biến số để lập dự toán là không chắc chắn Chúng ta khôngthể xác định một cách chắc chắn giá cả, sản lượng tiêu thụ…tại những thời điểmtrong tương lai Việc thay đổi các giá trị của các biến số cho phép chúng ta có cáchnhìn bao quát hơn về tác động của sự biến động các biến số đến dòng tiền và hiệuquả của dự án đặc biệt có 3 biến số cần được kiểm tra đó là doanh thu bán hàng, chiphí cho sản phẩm bán ra và chi phí đầu tư Phương pháp phân tích độ nhạy sẽ chỉ rachính xác các chỉ tiêu tài chính thay đổi như thế nào khi các biến đầu vào thay đổi.Phương pháp này giúp các cán bộ thẩm định tìm ra phương án lạc quan và xác địnhđược sự lựa chọn các đầu vào của dự án mang tính thực tế.

Phương pháp phân tích độ nhạy được thực hiện bằng cách gán các giá trịcho các biến số quan trọng tương ứng với các phương án cơ bản, phương án lạcquan, phương án xấu rồi sau đó tính toán các dòng tiền chiết khấu (IRR và NPV).Việc đưa ra phương án lạc quan và phương án xấu dựa trên xác suất dễ xảy ra củacác biến số phân tích độ nhạy.

Thông qua việc phân tích độ nhạy ta thấy nếu dự án nào ít bị tác động thìnó có tính ổn định cao, khá an toàn trong việc đầu tư, tuy nhiên nó sẽ không cónhiều cơ hội gia tăng mức lợi nhuận Một dự án bị tác động mạnh bởi độ nhạy thìnó không có sự ổn định tốt nhưng nó lại có khả năng sinh lợi cao đột biến Ngoài raviệc sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy còn rút ra được sự lựa chọn điều kiệnđầu tư để dự án có khả năng thành công Do vậy có thể khẳng định phương phápphân tích độ nhạy là phương pháp rất quan trọng mà các cán bộ thẩm định phải sửdụng để kiểm tra mức độ an toàn của dự án đầu tư.

1.2 Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay của NHTM1.2.1 Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án

Trong hoạt động cho vay của các NHTM, công tác thẩm định trước khi chovay có một vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt, đối với hoạt động cho vay dự án kháphức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro Hoạt động cho vay theo dự án chỉ có thể đemlại hiệu quả cao khi mà chất lượng công tác thẩm định nói chung và thẩm định tàichính dự án nói riêng được tiến hành tốt.

Chất lượng thẩm định dự án là một khái niệm khó có thể xác định một cáchchính xác Dưới góc độ của ngân hàng, hoạt động thẩm định tài chính dự án là để hỗ

Trang 25

trợ cho hoạt động cho vay được thuận lợi và hiệu quả, do đó, chất lượng thẩm địnhdự án sẽ gắn liền với chất lượng, hiệu quả của hoạt động cho vay theo dự án Cụthể, chất lượng thẩm định tài chính dự án thể hiện ở chỗ nó xác định chính xác tớiđâu hiệu quả kinh tế của dự án trước khi thực hiện cho vay, có đảm bảo được khoảncho vay là tốt và có khả năng thu hồi cũng như đem lại lợi nhuận cho ngân hàng haykhông, hoạt động thẩm định tiến hành trong thời gian bao lâu, chi phí thẩm định tốnkém tới đâu…

Nếu hoạt động thẩm định tài chính dự án được tiến hành tốt, trước khi chovay, ngân hàng sẽ có thể xác định được khá chính xác khả năng thu hồi vốn, cũngnhư lợi nhuận mà khoản vay đó đem lại Khi đó, các quyết định cho vay của ngânhàng được đưa ra là khá đúng đắn Ngược lại, nếu hoạt động thẩm định không tốt,đưa ra những kết luận không chính xác thì rất có thể, các khoản cho vay tài trợ dựán mà ngân hàng cung cấp có thể không thể thu hồi vốn, gây lỗ hoặc thậm chí phásản cho ngân hàng.

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vaycủa NHTM

Chất lượng thẩm định tài chính thể hiện ở các đánh giá, kết luận về tài chínhdự án có phải là căn cứ quan trọng để nhà đầu tư ra quyết định đầu tư cho dự án haykhông Đối với NHTM, có thể nói thẩm định tài chính dự án là khâu quan trọngnhất trong quy trình thẩm định dự án Chất lượng thẩm định tài chính dự án đượcthể hiện khi nó hỗ trợ hiệu quả cho việc ra quyết định cho vay trong thời gian sớmnhất và chi phí thấp nhất, phản ánh đúng khả năng sinh lời và rủi ro đối với việc cấptín dụng Sau đây là một số chỉ tiêu cụ thể:

1.2.2.1 Thời gian thẩm định

Thẩm định tài chính dự án là cả một qúa trình từ thu thập thông tin, xử lýthông tin đến việc đánh giá và ra kết quả cuối cùng Do đó để hoàn tất quá trình nàycần một khoảng thời gian nhất định Tuy nhiên mỗi dự án là một cơ hội kinh doanhtrên thị trường biến động, đồng hành với thời gian là chi phí cơ hội Vì vậy chủ đầutư luôn đòi hỏi ngân hàng có kết quả sớm trong thời gian ngắn nhất

Mặt khác, khi thời gian duyệt hồ sơ vay vốn là dài đồng nghĩa với việc tậptrung quá nhiều thời gian, nhân lực cho một dự án, ngân hàng có thể bỏ lỡ nhiều dựán khác, thu nhập và lợi nhuận có thể vì thế mà giảm xuống Hơn nữa ngân hàng cóthể đối mặt với cả việc mất luôn dự án đang thẩm định vì thời gian đưa quyết địnhquá lâu, chủ đầu tư đã tìm được nguồn vốn tài trợ khác Tuy nhiên, khi thời gian

Trang 26

thẩm định là quá ngắn có thể gây ra áp lực cho cán bộ thẩm định, làm giảm tínhchính xác trong công tác này.

Chất lượng thẩm định thể hiện một phần ở thời gian thẩm định, NHTM cầnchú ý thời gian thẩm định hợp lý, vừa đủ để cán bộ thẩm định xem xét kỹ càng cácthông số của dự án, xác nhận lại thông tin từ đó ra quyết định đúng đắn tránh rủi roxảy ra cho cả ngân hàng lẫn chủ đầu tư.

Thời gian thẩm định có thể được rút ngắn nhờ nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ làm công tác thẩm định và áp dụng ứng dụng công nghệ hiện đại vào quátrình phân tích.

1.2.2.2 Chi phí thẩm định

Chi phí thẩm định là một chỉ tiêu đáng chú ý nhưng dường như hiện naychưa được các NHTM thực sự lưu tâm Chi phí thẩm định bao gồm các chi phíngân hàng bỏ ra để thu thập thông tin, trả lương cho cán bộ thẩm định, công tácphí… Đổi lại, ngân hàng có được nguồn thu nhập từ lãi vay và các dịch vụ tư vấncho dự án Thu nhập phải đủ để trang trải được các chi phí thẩm định thì ngân hàngmới thu được lợi nhuận.

Đối với một dự án thì chi phí thẩm định thấp tương thì có thể khoản lợinhuận ngân hàng thu được sẽ cao nhưng nếu chi phí thẩm định quá thấp đến mức eohẹp thì có thể dẫn đến tình trạng chất lượng thông tin không tốt, cán bộ thẩm địnhkhông làm việc hết mình do hưởng lương chưa tương xứng…dẫn đến đưa ra quyếtđịnh sai lầm trong việc cho vay, làm giảm thu nhập của ngân hàng hoặc mất đikhách hàng lớn.

Chi phí thẩm định cần tính toán cho phù hợp với từng dự án khác khau,thông thường các dự án lớn chi phí bỏ ra sẽ lớn hơn so với các dự án nhỏ Với dự áncó độ phức tạp càng cao thì chi phí thẩm định cũng thường cao Chính vì vậy ngânhàng cần xem xét quy mô và mức độ phức tạp của từng dự án để có chi phí bỏ rahợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng thẩm định của việc thẩm định dự án.

1.2.2.3 Nội dung báo cáo thẩm định

Cán bộ thẩm định thể hiện toàn bộ phân tích, đánh giá của mình trên báo cáothẩm định Các thông số, kết luận trong báo cáo thẩm định thể hiện trình độ của cánbộ thẩm định và là nền tảng cho việc ra quyết định cho vay Một báo cáo thẩm địnhphải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, khách quan, khoa học và sát với thực tế.

Trang 27

- Tính đầy đủ, tin cậy của các chỉ tiêu:

Các chỉ tiêu trong báo cáo thẩm định là các chỉ số phản ánh chất lượng thẩmđịnh Sự đầy đủ của các chỉ tiêu giúp cho việc ra quyết định một cách chính xáchơn, nhìn dự án trên nhiều góc cạnh hơn chứ không chỉ nhìn phiến diện một bề Nếucác chỉ số này được tính toán, kiễm tra một cách cẩn thận, cho thấy chất lượng thẩmđịnh là tốt Nếu các con số này chỉ là tính toán mà không có một sự dự báo về cácnhân tố có thể xảy ra thì nó sẽ không phản ánh đúng chất lượng của dự án như vậychất lượng thẩm định là không cao.

- Tính chính xác của các dự báo về xu hướng, rủi ro của dự án

Xu hướng, rủi ro của dự án được thể hiện trong quá trình phân tích thịtrường, và một phần ở phương pháp phân tích độ nhạy trong báo cáo thẩm định tàichính Đây là công việc khó khăn nhất trong thẩm định và đóng vai trò quan trọngtương ứng đối với chất lượng thẩm định Nếu dự báo đúng các xu hướng xảy ratrong tương lai ta sẽ có những nhận định đúng đắn, những tính toán sát thực Việcdự báo xu hướng giá cả nguyên vật liệu, tốc độ tăng trưởng, nhu cầu của thị trườngđối với sản phẩm…sẽ giúp việc tính toán các chỉ tiêu tài chính được chính xác hơn,việc thẩm định đạt hiệu quả hơn.

1.2.2.4 Kết quả hoạt động cho vay theo dự án

Chất lượng thẩm định tài chính thể hiện rõ và chính xác nhất ở kết quả hoạtđộng cho vay theo dự án đó Tuy nhiên để đo được chỉ tiêu này lại là điều khôngđơn giản và cần một thời gian khá dài sau khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động Ởđây e chỉ nói qua 2 vấn đề:

- Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩmđịnh tài chính dự án của công ty Thông thường các quyết định cho vay của công tydựa trên kết quả của công tác thẩm định Chất lượng thẩm định lại ảnh hưởng đếnkết quả cho vay Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thấp chứng tỏ quyết định cho vay củacông ty là phù hợp, qua đó cho thấy kết quả thẩm định là đúng đắn, công tác thẩmđịnh đạt chất lượng, ngược lại là kết quả thẩm định chưa chính xác, chưa thực sựmang lại hiệu quả, chất lượng thẩm định chưa cao.

- Lợi nhuận từ việc cho vay theo dự án

Có thể thấy, khi tiến hành thẩm định, ngân hàng sử dụng một loạt các chỉtiêu dựa trên việc tính toán dòng tiền của dự án và từ đó đưa ra kết luận về khả năngsinh lời của dự án Nếú khâu thẩm định là tốt, ngân hàng sẽ dự báo chính xác thu

Trang 28

nhập nhận được khi tài trợ cho dự án và loại bỏ được những dự án khống khả thi,không thu hồi được vốn Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay củangân hàng tốt, hầu hết các khoản cho vay theo dự án đạt hiệu quả cao, chỉ tiêu lợinhuận sẽ lớn và ngược lại.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án trong

cho vay của NHTM

1.3.1 Nhóm các nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Nhân tố con người

Đây chính là nhân tố quyết định trực tiếp nhất đến chất lượng thẩm định tàichính dự án Trong hoạt động thẩm định chính con người xây dựng quy trình vớinhững chỉ tiêu, phương pháp, trình tự nhất định, đóng vai trò chi phối, quyết địnhtất cả những nhân tố khác và lien kết tất cả các nhân tố với nhau Song ở đây ta chỉđề cập đến nhân tố con người dưới giác độ là đối tượng trực tiếp tổ chức, thực hiệnthẩm định dự án đầu tư (cán bộ thẩm định).

Kết quả của thẩm định tài chính dự án là kết quả của việc phân tích, đánh giávề mặt tài chính theo nhận định chủ quan của người thẩm định song phải dựa trêncơ sở khoa học, trang thiết bị hiện đại… Sẽ là không có ý nghĩa nếu cán bộ thẩmđịnh không cố gắng sử dụng chúng một cách có hiệu quả.

Con người đóng vai trò quan trọng trong chất lượng thẩm định tài chính dựán phải kể đến các khía cạnh: kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạođức người thẩm định Kiến thức ở đây không chỉ là hiểu biết về nghiệp vụ chuyênmôn đơn thuần mà bao gồm hiểu biết tổng thể về khoa học - kinh tế - xã hội Kinhnghiệm là những cái được tích lũy qua hoạt động thực tiễn, năng lực và khả năngnắm bắt xử lý công việc trên cơ sở các kiến thức đã được tích lũy Như vậy, trình độcán bộ thẩm định ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định, hơn nữa rất quantrọng bởi vì thẩm định tài chính dự án đầu tư cũng như thẩm định tài chính nóichung là một công việc hết sức phức tạp, nó không đơn thuần là tính toán theonhững mẫu biểu sẵn có Bên cạnh đó, tính kỷ luật cao, lòng say mê với công việc vàđạo đức nghề nghiệp tốt sẽ là điều kiện đủ đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ thẩmđịnh Nếu cán bộ thẩm định có phẩm chất đạo đức không tốt sẽ ảnh hưởng tới tiếnđộ công việc, mối quan hệ ngân hàng – khách hàng … Đặc biệt những nhận xét đưara sẽ bị chi phối bởi những nhân tố không phải từ bản thân dự án, từ đó, tính kháchquan hoàn toàn không tồn tại và mất đi ý nghĩa của việc thẩm định.

Trang 29

Những sai lầm trong thẩm định tài chính dự án từ nhân tố con người dù vôtình hay cố ý đều dẫn đến một hậu quả là đánh giá sai lệch hiệu quả, khả năng tàichính cũng như khả năng hoàn trả vốn vay của dự án dẫn đến việc ra quyết định chovay của ngân hàng sai lầm Ngân hàng đứng trước nguy cơ không thu hồi được vốnhoặc mất niềm tin ở khách hàng.

1.3.1.2 Phương pháp, chỉ tiêu thẩm định

Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư bao gồm các hệ chỉ tiêu đánhgiá, cách thức xử lý, chế biến thông tin có trong hồ sơ dự án và những thông tinkhác có liên quan, từ đó đem lại những đánh giá cần thiêt về tính khả thi của dự áncũng như khả năng trả nợ ngân hàng của chủ đầu tư Phương pháp thẩm định hợp lýgiúp cán bộ thẩm định phân tích, tính toán hiệu quả của dự án một cách nhanhchóng, chính xác, tin cậy.

Thực tế những năm vừa qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã chuyểndần từ phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư cũ sang phương pháp mớihiện đại hơn đã được áp dụng rất lâu từ các nước

1.3.1.3 Chất lượng thông tin

Thông tin thẩm định là những thông tin về dự án và những kiến thức vềnhững lĩnh vực khác có liên quan đến dự án mà ngân hàng thu thập và xử lý để sửdụng vào việc phân tích, đánh giá dự án nhằm đảm bảo quá trình tài trợ vốn củangân hàng được án toàn và hiệu quả.

Thực chất thẩm định là xử lý thông tin để đưa ra những nhận xét, đánh giá vềdự án Nói một cách khác, thông tin chính là nguyên liệu cho quá trình tác nghiệpcủa cán bộ thẩm định Do đó số lượng cũng như chất lượng và tính kịp thời củathông tin có tác động rất lớn đến chất lượng thẩm định.

Ngân hàng coi hồ sơ dự án của chủ đầu tư gửi đến là nguồn thông tin cơ bảnnhất cho việc thẩm định Nếu thấy thông tin trong hồ sơ dự án thiếu hoặc không rõrang, cán bộ tín dụng có thể yêu cầu cung cấp thêm hoặc giải trình về những thôngtin đó Tuy nhiên như đã đề cập đến ở phần trước, thông tin dự án được đưa ra phầnnào mang tính chủ quan của chủ đầu tư nên không phải là nguồn thông tin duy nhấtđể ngân hàng xem xét Ngân hàng cần chủ động, tích cực tìm kiếm, khai thác mộtcách tốt nhất những nguồn thông tin có thể có từ báo chí, viện nghiên cứu, các ngânhàng khác… Để phục vụ tốt cho công tác thẩm định nói chung, công tác thẩm địnhtài chính nói riêng thì các thông tin thu thập được phải bảo đảm tính chính xác, kịpthời.

Trang 30

Nếu thông tin không chính xác thì phân tích là không có ý nghĩa cho dù là cósử dụng phương pháp hiện đại đến mức nào Đánh giá trong điều kiện thông tinkhông đầy đủ cũng có thể dẫn đến những sai lầm như thông tin không chính xác.Mặt khác, trong môi trường kinh doanh năng động và tính cạnh tranh cao độ hiệnnay, sự chậm trễ trong việc thu thập thông tin cần thiết sec ảnh hưởng đến chấtlượng thẩm định, quan hệ ngân hàng – khách hàng và có thể mất cơ hội tài trợ chomột dự án tốt.

1.3.1.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của chính ngân hàng

Nhân tố cơ sở vật chất của ngân hàng là một trong những yếu tố ảnh hưởngđến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư Hoạt động thẩm định khó có thểđạt chất lượng nếu cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng không đạt đến một trình độtối thiểu cần thiết của thế giới Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm: các phươngtiện, trang thiết bị, máy tính, mạng thông tin tín dụng liên ngân hàng… Cùng với sựphát triển nhanh chóng của công nghệ tin học, các ngân hàng đã không ngừng hiệnđại hóa công nghệ phục vụ hoạt động của ngân hàng nói chung, của công tác thẩmđịnh nói riêng Hệ thống trang thiết bị thông tin hiện đại giúp các ngân hàng có thểtruy cập vào các cơ sở dữ liệu khổng lồ để lựa chọn các thông tin thích hợp, xử lýmột khối lượng thông tin lớn nhưng vẫn tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồngthời giảm được rủi ro phát sịnh qua công đoạn xử lý thủ công như trước đây Quađó, chất lượng thẩm định dự án được cải thiện đáng kể.

1.3.2 Nhóm các nhân tố khách quan

Đây là nhóm nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng, vì thế ngânhàng chỉ có thể khắc phục và thích nghi.

1.3.2.1 Từ phía doanh nghiệp

Cơ sở để ngân hàng thẩm định dự án đầu tư chính là hồ sơ mà chủ đầu tưtrình lên đề nghị tài trợ, vì thế chất lượng thẩm định tài chính dự án phụ thuộc rấtlớn vào trình độ lập dự án của doanh nghiệp và tính chính xác của thông tin dự án từphía doanh nghiệp cung cấp Thông tin mà chủ đầu tư đưa ra cần được kiễm tra kỹ,muốn vay được vốn ngân hàng chủ đầu tư thường đưa ra nhũng số liệu có lợi chomình dẫn đến thiếu chính xác Trình độ lập dự án của doanh nghiệp chưa cao sẽ gâymất thời gian và chi phí trong việc điều chỉnh, bổ sung các nội dung chưa đạt yêucầu của ngân hàng.

Trang 31

1.3.2.2 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế của một quốc gia phản ánh kinh nghiệm năng lực phổbiến của chủ thể trong nền kinh tế, phản ánh độ tin cậy của các thông tin, do đó ảnhhưởng đến chất lượng thẩm định Nền kinh tế chưa phát triển, cơ chế kinh tế thiếuđồng bộ cùng với sự bất ổn của các điều kiện kinh tế vĩ mô… đã hạn chế việc cungcấp những thông tin xác thực, phản ánh đúng diễn biến, mối quan hệ thị trường,những thông tin về dự báo tình trạng nền kinh tế Đồng thời, các định hướng, chínhsách phát triển kinh tế, xã hội chưa được xây dựng một cách cụ thể, đồng bộ và ổnđịnh cũng là một yếu tố rủi ro trong phân tích, chấp nhận hay phê duyệt dự án.

1.3.2.3 Môi trường pháp lý

Những khiếm khuyết trong tính hợp lý, đồng bộ và hiệu lực của các văn bảnpháp lý của Nhà nước đều tác động xấu đến chất lượng thẩm định (cũng như kếtquả hoạt động của dự án) Ví dụ như sự mâu thuẫn, chồng chéo của các văn bảndưới luật về các lĩnh vực, sự thay đổi liên tục về những văn bản, về quy chế quản lýtài chính, tính không hiệu lực của pháp lý kế toán thống kê… làm thay đổi tính khảthi của dự án theo thời gian cũng như khó khăn cho Ngân hàng trong việc đánh giá,dự báo rủi ro, hạn chế trong thu thập những thông tin chính xác (một doanh nghiệpcó thể có nhiêu bản báo cáo tài chính phục vụ những mục đích khác nhau).

Cơ chế chính sách rõ rang, đồng bộ, nhất quán sẽ tạo điều kiện thuận lợi chongân hàng thực hiện thẩm định tài chính dự án một cách độc lập, khách quan trongkhuôn khổ quy định của pháp luật.

1.3.2.4 Các nhân tố khác

Dự án đầu tư có đặc điểm là diễn ra trong một thời gian dài, vì thế Ngânhàng khó lường trước được những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh,biến động thị trường, khủng hoảng kinh tế các nước… Những nhân tố này gây ảnhhưởng đến những biến kinh tế vĩ mô trong nước từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến chấtlượng thẩm định.

Trang 32

Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀICHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP

KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1 Khái quát về Ngân hàng Techcombank Chi nhánh Hà Nội

2.1.1 Lịch sử hình thành

2.1.1.1 Những thông tin chung

Ngân hàng Techcombank Chi nhánh Hà Nội có trụ sở tại toà nhà 15 ĐàoDuy Từ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Đây là chi nhánh của Ngân hàng thương mại cổphần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) thực hiện cung ứng các dịch vụ:

- Dịch vụ khách hàng cá nhân- Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp- Dịch vụ ngân hàng điện tử

2.1.1.2 Lịch sử hình thành

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank đượcthành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, là một trong những ngân hàng thươngmại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đangchuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chínhban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Năm 1998 trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 ĐàoDuy Từ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tháng 1 năm 2007 trụ sở chính chuyển về 70-72 Bà Triệu, ngay sau đó banlãnh đạo Techcombank đã làm thủ tục để Tòa nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từtrở thành Techcombank chi nhánh Hà Nội

Sự ra đời của Techcombank Chi nhánh Hà Nột đã đánh dấu sự phát triển củaNgân hàng kỹ thương Việt Nam sau 14 năm đi vào hoạt động Đáp ứng nhu cầu vàsự tin tưởng của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vào ngân hàng mình,Techcombank đã chuyển sang địa điểm mới khang trang, tiện nghi hơn và mở thêmchi nhánh Hà Nội, đáp ứng nhu cầu của xã hội, giúp mạng lưới của Techcombankđược phát triển rộng khắp và góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế.

Trang 33

2.1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ

Techcombank Chi nhánh Hà Nội thực hiện hầu hết các hoạt động dịch vụ màTechcombank Việt Nam cung cấp Qua đó đây là nơi huy động vốn và cung ứngvốn hiệu quả cho địa bàn thành phố cũng như nền kinh tế Bên cạnh đó nó còn giúpđỡ lớn cho các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức trong thanh toán quốc tế, thanhtoán nội địa.

Mặt khác, cũng như các ngân hàng, doanh nghiệp, nó góp phần đào tạo, pháttriển, đảm bảo công ăn việc làm cho nhân viên.

Là một chi nhánh lớn trực thuộc Techcombank Việt Nam, Techcombank Chinhánh Hà Nội có nhiệm vụ hoàn thành các kế hoạch mà ban quản trị Techcombank ViệtNam giao, góp phần đưa Techcombank mở rộng và được tín nhiệm.

2.1.1.4 Quá trình phát triển

Quá trình phát triển của Techcombank Chi nhánh Hà Nội nằm trong sự pháttriển chung của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam(Techcombank) Ngày khai trương trụ sở chính kiêm phòng giao dịch củaTechcombank chỉ rộng 45m2 với bộ máy nhân viên vẻn vẹn 16 người Đến nay, hệthống chi nhánh, phòng giao dịch của Techcombank đã mở rộng khắp cả nước vớiđội ngũ hàng ngàn nhân viên Techcombank được đánh giá là một trong nhữngNgân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Techcombank Chi nhánh Hà Nội ra đời do yêu cầu chuyển đổi mô hình kinhdoanh mới của ngân hàng thương mại, khi còn là hội sở chính Techcombank Chinhánh Hà Nội là đơn vị đề ra nhiệm vụ chiến lược cho Ngân hàng kỹ thương ViệtNam Hiện nay, đây là đơn vị chủ lực trong việc xây dựng và phát triển quan hệ hợptác với khách hàng, thực hiện phục vụ đầu tư các dự án lớn Techcombank Chinhánh Hà Nội là nơi triển khai hệ thống công nghệ hiện đại, dự án hiện đại hóangân hàng, triển khai xây dựng mô hình theo hướng ngân hàng thương mại hiện đại,xây dựng nguồn nhân lực có trình độ cao, nhiệt tình trung thực với công việc Quađó, Techcombank Chi nhánh Hà Nội cùng với các chi nhánh khác của Ngân hàngTMCP Kỹ thương Việt Nam đã xây dựng nên một Ngân hàng Techcombank lớnmạnh và phát triển như ngày hôm nay.

2.1.1.5 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng bana Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh

Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Hà Nội gồm 3 phòng ban hoạt độngtheo 3 lĩnh vực cụ thể, dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc Cơ cấu tổ chức được thểhiện qua sơ đồ sau:

Trang 34

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hà Nội

BAN GIÁM ĐỐCGiám đốc: Trần Anh Hiền

Phó GĐ phục trách mảng DN: Nguyễn Thanh Tuấn Phó GĐ phục trách mảng DV: Phạm Thị Thu Huyền

PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNGTrưởng phòng: Hà Bích NgọcPhó phòng: Hoàng Thị Hải Hà Phó phòng: Đặng Thị Vân Anh Kiểm soát viên: Đào Thị Ngọc An Kiểm soát viên: Hoàng Lê Hoa Kiểm soát viên: Nguyễn Thị Hương

PHÒNG DOANH NGHIỆPTrưởng phòng: Nguyễn Thị Kiều Anh Phó phòng: Phạm Thanh Lâm

Phó phòng: Trần Lan Anh Phó phòng: Vũ Thu Trang

PHÒNG CÁ NHÂNTrưởng phòng: Trần Thị Thanh HàPhó phòng: Lê Mỹ Ngọc

Nguồn: Ban giám đốc Techcombank Chi nhánh Hà Nội

Trang 35

b Chức năng nhiệm vụ các phòng ban- Ban giám đốc

Ban giám đốc là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong Techcombank Chinhánh Hà Nội, có toàn quyền nhân danh Chi nhánh để quyết định các vấn đề liênquan đến mục đích, quyền lợi của Chi nhánh Ban giám đốc giữ vai trò định hướngchiến lược, chỉ đạo và giám sát hoạt động của Chi nhánh thông qua các phòng ban.Ban giám đốc Chi nhánh có nhiệm vụ chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo củaTechcombank Việt Nam và chịu trách nhiệm toàn quyền trước cơ quan cấp trên.

- Giám đốc là người đại diện theo uỷ quyền của Ngân hàng TMCP Kỹthương Việt Nam và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động tại chi nhánh,thực hiện công tác quản lý về mọi hoạt động trong phạm vi cho phép.

- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Techcombank trước pháp luật vềkết quả kinh doanh và về các mục tiêu nhiệm vụ, các hoạt động của chi nhánh

 Phó giám đốc:

- Giúp Giám đốc điều hành các hoạt động đã được phân công trong phạm viquyền hạn của mình và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về quyềnhạn được giao.

- Đại diện cho Chi nhánh để ký kết các văn bản hợp đồng, chứng từ thuộcphạm vi của chi nhánh theo phân công của giám đốc.

- Đại diện cho chi nhánh trước pháp luật trong các vụ tranh chấp khởi kiệntheo sự phân công của giám đốc.

- Phòng dịch vụ khách hàng

Phòng dịch vụ khách hàng thực hiện các giao dịch với khách hàng, thựchiện các nghiệp vụ nhận tiền gửi, thanh toán trong nước, trao đổi mua bán ngoạitệ…

- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng ( từ khâu tiếp xúc,tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tụcgiao dịch, mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền ) tiếp thị giớithiệu sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàngvề dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hàilòng của khách hàng.

- Trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp và hạch toán các giao dịch với

Trang 36

khách hàng (về mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch tài khoản theo yêu cầucủa khách hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền, thanh toán ngânquỹ, thẻ tín dụng, thẻ ATM, thu đổi ngoại tệ ) và các dịch vụ khác, chịu tráchnhiệm hoàn toàn về tính chính xác, đúng đắn của các giao dịch, đảm bảo an toàntiền vốn, tài sản của Ngân hàng và khách hàng, thực hiện đúng quy trình nghiệpvụ, đúng thẩm quyền và thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khihoàn tất một giao dịch với khách hàng.

- Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt.Thực hiện đúng việc thu nợ gốc và lãi theo đề nghị của Phòng tín dụng hoặc thunợ khi hợp động tín dụng đến hạn và quá hạn.

- Đề xuất tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về chính sách phát triển sảnphẩm dịch vụ Ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch phục vụ khách hàng.

- Thực hiện quản lý thông tin ( lưu trữ, bảo mật và cung cấp) thuộc nhiệmvụ của phòng và lập các loại báo cáo nghiệp vụ theo quy định.

- Thực hiện đúng chức trách, phối hợp với các phòng khác theo quy trìnhnghiệp vụ.

Hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc

Bộ phận phân tích tín dụng cá nhân tiến hành thẩm định hồ sơ tín dụng củakhách hàng, kiễm tra, xác thực các thông tin và quyết định xem có nên cho kháchhàng vay vốn hay không và phương thức cụ thể để thực hiện thế nào, sau đó trìnhlên Ban giám đốc để ra quyết định cuối cùng

- Phòng khách hàng doanh nghiệp

Phòng khách hàng doanh nghiệp có bộ phận quan hệ khách hàng thực hiệncác nghiệp vụ tương tự như đối với khách hàng cá nhân, và tổng hợp nhiệm vụ củacả 2 bộ phận tư vấn tài chính và phân tích tín dụng.

Trang 37

- Thực hiện các nghiệp vụ quản lý sau khi cho vay: kiểm tra định kỳ, kiểmtra đột xuất thông qua các kênh thông tin khác nhau để giám sát tình hình sử dụngvốn của khách hàng, đề ra các biện pháp xử lý các sai phạm của khách hàng (nếucó).

- Giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong phạm vi quyềnhạn cho phép; thu thập những phản hồi của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ củangân hàng mình và tìm hiểu các sản phẩm/dịch vụ của các ngân hàng đối thủ cạnhtranh để kịp thời báo cáo và đề xuất với cấp có thẩm quyền nhằm đưa ra đưa ranhững giải pháp thích hợp để thu hút khách hàng.

- Phân tích tình hình thị trường để mở rộng số lượng khách hàng mới.- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của trưởng/ phó phòng.

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Techcombank là ngân hàng có sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu củadân cư và tổ chức tín dụng cả bằng ngoại tệ và nội tệ và tập trung vào hai khu vựcthị trường là mảng thị trường các đối tượng là tổ chức kinh tế, dân cư và khu vựcthị trường tiền gửi của các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính.

Huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế để thực hiện đầu tư vào nền kinh tếluôn được chi nhánh coi là mục tiêu chiến lược trong hoạt động kinh doanh củamình.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh thời gian gần đây

Đơn vị: Tỷ đồng

Huy động vốn

từ khách hàng 1.490.518,76 1.729.329,45 16,02 1.923.254,82 11,21

Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp

Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại, đóngvai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng Mặc dùtrong thời gian qua ngân hàng luôn gặp những thay đổi lớn cả bên trong lẫn bênngoài nhưng tổng lượng vốn huy động liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng tuycó giảm ở năm 2009 song vẫn ở mức độ cao Vốn được huy động từ 2 nguồnchính là các TCKT và dân cư.

Trang 38

Có thể thấy nguồn vốn huy động từ hộ dân cư và từ các tổ chức kinh tế làtương đương nhau Nếu phân chia theo kỳ hạn chúng ta sẽ thấy sự khác biệt

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động phân theo kỳ hạn

Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp

Tiền gửi thanh toán tăng nhanh và chiếm tỷ trọng không cao nhưng đang dầntăng trong tổng tiền gửi Điều này phần nào thể hiện sự lớn mạnh và ưu thế củaTechcombank trong lĩnh vực trung gian thanh toán, hỗ trợ tiêu dung.

Tiền gửi có kỳ hạn liên tục tăng và có tỷ trọng lớn nhất trong tổng tiền gửi.Đây là nguồn tiền quan trọng nhất, có thể sử dụng kinh doanh hiệu quả tại Chinhánh.

Đạt được nguồn huy động vốn như trên, Chi nhánh đã duy trì được mốiquan hệ với khách hàng truyền thống, đồng thời đẩy mạnh huy động từ khách

Cơ cấu vốn huy động thời gian qua

Huy động dân cưHuy động từ cácTCKT

Trang 39

hàng mới Mục tiêu của Techcombank Chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới là huyđộng và sử dụng vốn có hiệu quả, nâng cao chất lượng ngân hàng, chăm sóc kháchhàng với dịch vụ tốt nhất Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đặc biệt chú trọng tới hoạtđộng tín dụng, tài trợ cho khách hàng.

2.1.2.2 Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động chính đóng góp lớn vào lợi nhuận củangân hàng Tổng dư nợ tăng nhanh ở năm 2008 và sụt giảm vào năm 2009, nợ loại5 năm 2009 cũng tăng mạnh so với năm 2008 Tuy nhiên có một điều rất đángmừng là cho vay DN lớn chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng qua các năm Điềunày chứng tỏ Chi nhánh đã tạo dưng được uy tín và đang có cơ hội phát triểnmạnh.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh

Các khoản nợchờ xử lý, nợ

Trang 40

Phân theo nhóm khách hàng sector

Cho vay cá nhân 105.198,54 10,27 124.175,90 9,82 125.010,04 11,73 Cho vay DN lớn 187.123,67 18,26 298.234,98 23,59 370.610,61 34,76 Cho vay DN vừa 460.657,12 44,96 495.475,51 39,18 287.661,97 26,98 Cho vay DN vừa

và nhỏ 236.717,63 23,10 299.818,38 23,71 253.974,04 23,82 Cho vay DN siêu

Phân theo kỳ hạn

Ngắn hạn 815.369,72 79,57 906.489,67 71,69 748.818,57 70,23 Trung, dài hạn 209.323,08 20,43 358.020,61 28,31 317.358,30 29,77

Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp

Đối với cho vay theo nhóm khách hàng thì doanh nghiệp vừa vẫn chiếm ưuthế, cho vay DN nhỏ giảm nhưng doanh nghiệp lớn lại tăng nhanh Đây là tín hiệuđáng mừng đối với 1 chi nhánh mà thời gian thành lập chưa lâu như Techcombankchi nhánh Hà Nội.

2.1.2.3 Hoạt động Dịch vụ và Thanh toán quốc tế

Hoạt động dịch vụ của ngân hàng qua các năm gần đây đã khởi sắc, hoạtđộng thu phí thanh toán quốc tế và thu phí dịch vụ trong nước đã tăng qua cácnăm, cụ thể thu phí thanh toán quốc tế năm 2007 đạt 18,462 tỷ đồng, năm 2008 đạt20,628 tỷ đồng, năm 2009 đạt 27,332 tỷ đồng Thu phí dịch vụ trong nước năm2007 đạt 11,457 tỷ đồng, năm 2008 đạt 13,863 tỷ đồng, năm 2009 đạt 18,442 tỷđồng Trong các mảng thì hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnhhoạt động sôi nổi và đạt hiệu quả nhất Hướng tới mô hình ngân hàng thương mạihiện đại, Techcombank chi nhánh Hà Nội luôn chú trọng công tác phát triển vànâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng Cácsản phẩm dịch vụ chủ yếu mà ngân hàng cung cấp:

- Thanh toán trong nước và quốc tế- Dịch vụ thẻ, séc

- Máy rút tiền tự động ATM 24/24- Mua bán chuyển đổi ngoại tệ

- Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác

Trước những biến động trên thị trường tài chính tiền tệ, Techcombank đã

Ngày đăng: 13/11/2012, 13:54

Hình ảnh liên quan

- Nếu thanh toán dưới hình thức trả lãi hàng năm, trả gốc vào năm cuối của dự án. - Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội

u.

thanh toán dưới hình thức trả lãi hàng năm, trả gốc vào năm cuối của dự án Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động phân theo kỳ hạn - Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội

Bảng 2.2.

Cơ cấu vốn huy động phân theo kỳ hạn Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh - Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội

Bảng 2.3.

Kết quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở: - Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội

c.

3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở: Xem tại trang 48 của tài liệu.
o Hình thức đầu tư: Nhà đầu tư cấp 1 - Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội

o.

Hình thức đầu tư: Nhà đầu tư cấp 1 Xem tại trang 52 của tài liệu.
trọng dư nợ trung, dài hạn trọng trong tổng dư nợ cũng liên tục tăng. Quan sát bảng phân theo loại nợ sẽ cho ta thấy rõ hơn: - Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội

tr.

ọng dư nợ trung, dài hạn trọng trong tổng dư nợ cũng liên tục tăng. Quan sát bảng phân theo loại nợ sẽ cho ta thấy rõ hơn: Xem tại trang 62 của tài liệu.