BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ HỒNG TƯƠI BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ĐỒ ÁN NGÀNH MỸ THUẬT ỨNG DỤNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Q
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ HỒNG TƯƠI
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN ĐỒ ÁN NGÀNH MỸ THUẬT ỨNG DỤNG
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Phan Minh Tiến
Đà Nẵng, Năm 2012
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
NGUYỄN THỊ HỒNG TƯƠI
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ix
MỞ ĐẦU i
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGÀNH MỸ THUẬT ỨNG DỤNG 5
1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.2 Các khái niệm của đề tài 7
1.2.1 Quản lý 7
1.2.2 Quản lý giáo dục 10
1.2.3 Quản lý nhà trường 12
1.2.4 Quản lý HĐDH 14
1.3 Quản lý hoạt động dạy học môn đồ án ngành MTƯD 16
1.3.1 Đặc trưng về ngành MTƯD 16
1.3.2 Đặc trưng về HĐDH môn đồ án ngành MTƯD 18
1.3.3 Nội dung quản lý HĐDH môn đồ án ngành MTƯD 21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 27
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ĐỒ ÁN NGÀNH MỸ THUẬT ỨNG DỤNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 28
2.1 Tổng quan về trường ĐHKTĐN 28
2.1.1 Vài nét về quá trình phát triển của trường ĐHKTĐN 28
Trang 42.1.2 Bộ máy tổ chức Trường ĐH Kiến trúc ĐN 33
2.1.3 Khái quát về khoa MTƯD 36
2.1.4 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ khoa MTƯD trường ĐHKTĐN 38
2.1.5 HĐDH môn đồ án ngành MTƯD ở trường ĐHKTĐN 41
2.2 Khái quát quá trình tổ chức khảo sát thực trạng 42
2.2.1 Mục đích khảo sát 42
2.2.2 Nội dung khảo sát 42
2.2.3 Phương pháp khảo sát 42
2.2.4 Đối tượng khảo sát 43
2.2.5 Tổ chức khảo sát 43
2.3 Thực trạng quản lý HĐDH môn đồ án ngành MTƯD ở trường ĐHKTĐN 43
2.3.1 Thực trạng về quản lý đội ngũ giảng viên giảng dạy môn đồ án ngành MTƯD 43
2.3.2 Thực trạng quản lý hoạt động dạy – học môn học đồ án 52
2.3.3 Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ HĐDH môn đồ án 67
2.4 Đánh giá chung về thực trạng HĐDH môn đồ án ngành MTƯD 74
2.4.1 Mặt mạnh 75
2.4.2 Mặt yếu 75
2.4.3 Cơ hội 76
2.4.4 Thách thức 77
2.4.5 Nguyên nhân của những hạn chế trong việc quản lý hoạt động dạy học môn đồ án ở trường đại học Kiến trúc Đà Nẵng 77
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 79
Trang 5Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ĐỒ ÁN NGÀNH MỸ THUẬT ỨNG DỤNG Ở TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 80
3.1 Nguyên tắc xác lập biện pháp 80
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 80
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, toàn diện 80
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 81
3.1.4 Nguyên tắc phải đảm bảo tính kế thừa 81
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 81
3.2 Các biện pháp cụ thể 82
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên đối với việc nâng cao chất lượng dạy học môn đồ án 82
3.2.2 Biện pháp 2: Quản lý hiệu quả việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên khoa MTƯD 86
3.2.3 Biện pháp 3: Tăng cường quản lý HĐDH môn đồ án của giảng viên 91
3.2.4 Biện pháp 4: Tăng cường quản lý hoạt động học của sinh viên 100 3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường quản lý các điều kiện hỗ trợ HĐDH môn đồ án 103
3.2.6 Biện pháp 6: Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp 111
3.2.7 Mối quan hệ giữa các biện pháp 112
3.3 Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 113
3.3.1 Tính cần thiết của các biện pháp 114
Trang 6TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 116
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 117
1 KẾT LUẬN 117
2 KHUYẾN NGHỊ 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
PHỤ LỤC
Trang 82.6 Cơ cấu độ tuổi và thâm niên giảng dạy của giảng viên,
2.7 Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá năng lực chuyên môn của
2.8 Kết quả đánh giá việc phân công giảng viên giảng dạy
2.9 Kết quả đánh giá các biện pháp thực hiện bồi dưỡng
2.10 Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch
2.11 Thực trạng quản lý thực hiện nội dung dạy học môn đồ
2.12
Ý kiến đánh giá trưởng khoa, trưởng bộ môn về quản lý
việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giảng viên khoa
MTƯD
55
2.13 Tổng hợp ý kiến đánh giá trưởng khoa, trưởng bộ môn
về quản lý giờ lên lớp của giảng viên khoa MTƯD 57
2.14 Kết quả khảo sát việc sử dụng các phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học môn học đồ án 59
Trang 92.15 Tổng hợp ý kiến về biện pháp quản lý việc kiểm tra,
đánh giá kết quả đồ án của sinh viên khoa MTƯD 61
2.16 Tổng hợp ý kiến về biện pháp quản lý giờ lên lớp của
2.17 Tổng hớp ý kiến về việc quản lý hoạt động tự học của
2.18 Tổng hợp ý kiến về việc thực hiện chế độ, chính sách
tạo điều kiện cho giảng viên khoa MTƯD 68 2.19 Tổng hợp ý kiến về cơ sở vật chất khoa MTƯD 70 2.20 Tổng hợp ý kiến về môi trường dạy học 72
3.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các
Trang 10DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
1.2 Sơ đồ quan hệ của các chức năng quản lý 9 1.3 Sơ đồ tóm tắt nội dung quản lý hoạt động dạy và học 16 1.4 Sơ đồ HĐDH môn đồ án ngành MTƯD 21 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức trường ĐHKTĐN 33
2.4 Sơ đồ quy trình thực hiện đồ án ngành MTƯD 41
Trang 11MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là một xu thế phát triển khách quan Xã hội càng phát triển thì yêu cầu về cái đẹp càng được coi trọng hơn, từ việc thiết kế một chiếc áo, trang trí một ngôi nhà, trình bày một
tờ báo cho đến việc sản xuất và trang trí một sản phẩm trưng bày nào đó…
Mỹ thuật ứng dụng (MTƯD) đã và đang khẳng định vị trí, đồng thời tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Nhu cầu về cái đẹp
là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống Không chỉ thích làm đẹp cho bản thân,
ai trong mỗi chúng ta cũng đều mong muốn được sống trong một môi trường đẹp, giữa những đồ vật đẹp Làm đẹp cho thế giới đồ vật cũng chính là mang lại cho nó một linh hồn, tiếp thêm sức sống và niềm vui cho những ai được chiêm ngưỡng, tiếp xúc Xuất phát từ nhu cầu của thị trường và cuộc sống của con người, ngành MTƯD ra đời và hiện đang phát triển khá mạnh mẽ
Đây là một ngành đào tạo khá mới mẻ ở Việt Nam và đã thu hút sự quan tâm của đông đảo của cộng đồng Nhận thức rõ vai trò của MTƯD tác động đến sự phát triển về kinh tế, xã hội Thời gian qua, các trường đại học công lập và dân lập trên cả nước đã mở ngành MTƯD để đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của xã hội
Ở các trường đại học, hoạt động dạy học (HĐDH) là một trong những hoạt động trọng tâm và giữ một vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của giảng viên và sinh viên Nó là nền tảng quan trọng
để góp phần quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường Chính vì thế, quản
lý HĐDH là một nội dung chính trong công tác quản lý của nhà trường
Theo nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 11 năm
2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn
2006 - 2020 đã xác định: “Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu
chí: Trang bị cách học; phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công
Trang 12nghệ thông tin và công nghệ truyền thông trong hoạt động dạy và học Lựa
chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước” [4] nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội
Thực hiện nghị quyết trên, nhiều trường đại học đang tập trung mọi nỗ lực vào việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu và đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng (ĐHKTĐN) đang ngày càng vươn lên mạnh mẽ vừa để tồn tại bền vững, vừa để hội nhập với khu vực
và thế giới
Việc quản lý HĐDH của ngành MTƯD ở trường ĐHKTĐN từ khi thành lập trường đến nay đã có những bước chuyển biến đáng kể song cũng còn nhiều khó khăn
Mặc dù đội ngũ giảng viên hầu hết còn non trẻ nhưng các giảng viên trong Khoa đều đã ý thức được trách nhiệm của mình để vươn lên và đóng góp sức mình vào công tác đào tạo Các sinh viên khi mới vào trường còn bỡ ngỡ, song từng bước đã làm quen với phương thức học tập “truyền nghề” qua các buổi học đồ án Sự gắn kết giữa giảng viên và sinh viên đã tạo nên không khí học tập sôi nổi trong Khoa Những hoạt động “Sắc màu Kiến trúc”, “Gala sinh viên Kiến trúc”… đã làm cho hoạt động học tập và rèn luyện càng thêm phong phú
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, nhất là trong quản lý HĐDH môn đồ án,
là những môn học trọng tâm của ngành MTƯD
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp quản lý HĐDH môn đồ án ngành Mỹ thuật ứng dụng ở trường Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng”, với mong muốn đề xuất một số biện pháp nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quản lý quả HĐDH môn đồ án, cũng như chất lượng đào tạo của ngành MTƯD
Trang 132 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH môn đồ án ngành MTƯD nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành MTƯD ở trường ĐHKTĐN
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý ngành MTƯD ở trường đại
học ĐHKTĐN
Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý HĐDH môn đồ án ngành
MTƯD ở trường ĐHKTĐN
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu đề xuất và thực thi đồng bộ các biện pháp quản lý HĐDH môn đồ án như: Thực hiện có hiệu quả mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học môn
học đồ án; Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giảng viên; Tăng cường
quản lý hoạt động học của sinh viên; Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả môn đồ án của sinh viên; Tổ chức các điều kiện hỗ trợ HĐDH thì có thể nâng cao được hiệu quả dạy học môn đồ án, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của ngành MTƯD trường ĐHKTĐN
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐDH ngành MTƯD
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý HĐDH môn đồ án ngành MTƯD ở trường ĐHKTĐN
- Đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH môn đồ án ngành MTƯD ở trường ĐHKTĐN
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích lý thuyết, phân loại và tổng hợp hệ thống hóa tài liệu nhằm nghiên cứu các tài liệu và xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Trang 146.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên
- Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến : Tổng hợp số liệu điều tra, phân tích những điểm mạnh yếu trong việc quản lý dạy học môn đồ
án để làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, phỏng vấn, trưng cầu ý kiến cán
bộ quản lý khoa, bộ môn, giảng viên và chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong quản lý giáo dục
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm dạy học Trên cơ sở các số liệu kết quả dạy học môn đồ án của ngành MTƯD trong 5 năm qua, tổng hợp các kinh nghiệm quản lý dạy học môn đồ án đem lại hiệu quả từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý
6.3 Phương pháp thống kê toán học : Nhằ m xử lý kết quả nghiên cứu
7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu HĐDH môn đồ án ngành MTƯD ở trường ĐHKTĐN
8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HĐDH NGÀNH MỸ THUẬT ỨNG DỤNG
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HĐDH MÔN ĐỒ ÁN NGÀNH MTƯD Ở TRƯỜNG ĐHKTĐN
Chương 3 : CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐDH MÔN ĐỒ ÁN NGÀNH MTƯD Ở TRƯỜNG ĐHKTĐN
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NGÀNH MỸ THUẬT ỨNG DỤNG
1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
MTƯD là một thành tố của nghệ thuật Auguste Rodin cho rằng “ nghệ thuật dù là tình cảm, song nếu không có kiến thức khoa học về hình khối, tỉ lệ, màu sắc, không có kỹ thuật điêu luyện của bàn tay thì tình cảm dù tinh tế đến đâu cũng bị tê liệt”[20] Nghệ thuật có ý nghĩa lớn lao trong đời sống xã hội,
có mỗi quan hệ chặt chẽ với con người, làm đẹp con người không chỉ ở mặt hình thức mà ở cả tâm hồn Như vậy, nghệ thuật nói chung và MTƯD nói riêng đã đem lại cho con người các giá trị thẩm mỹ
“Tại Anh, vào thế kỉ 16, khái niệm này đã mở rộng hơn như là việc lập trình một cái gì đó để thực hiện, hoặc thực hiện phác thảo một bản vẽ đầu tiên cho một tác phẩm nghệ thuật hay phác thảo của một sản phẩm mỹ nghệ Design là phác thảo, thiết kế, chế mẫu và lập kế hoạch cho sản phẩm công nghiệp Với quá trình công nghiệp hóa cũng là quá trình hình thành lịch sử design và bắt đầu vào khoảng giữa thế kỉ 19.” [23]
Cụm từ design ở Việt Nam có nghĩa là Mỹ thuật công nghiệp, thiết kế tạo dáng công nghiệp hay MTƯD Thuật ngữ này mới nhập vào Việt Nam trong thập niên 1960, bắt nguồn từ Industrielle Formgestaltung trong tiếng Đức khi các giáo sư trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Halle (Die Hochschule für Industrielle Formgestaltung – Halle) sang trường Trung cấp Mỹ nghệ Hà Nội trao đổi học thuật và đã được dịch thành Mỹ thuật công nghiệp Từ đó Mỹ thuật Công nghiệp trở thành thuật ngữ của ngành và trở nên thông dụng, quen thuộc Một số trường đào tạo ngành dùng MTƯD thay cho Mỹ thuật Công
nghiệp
Trang 16Nhu cầu về cái đẹp là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống Không chỉ thích làm đẹp cho bản thân, ai trong mỗi chúng ta cũng đều mong muốn được sống trong một môi trường đẹp, giữa những đồ vật đẹp Làm đẹp cho thế giới đồ vật cũng chính là mang lại cho nó một linh hồn, tiếp thêm sức sống và niềm vui cho những ai được chiêm ngưỡng, tiếp xúc
Đó là công việc của các nhà thiết kế MTƯD
MTƯD dùng để chỉ các hoạt động sáng tạo mỹ thuật được đưa vào ứng dụng trong cuộc sống thường ngày Khác với khái niệm "Mỹ thuật" - phục vụ cho các cảm xúc mỹ thuật hàn lâm
MTƯD phát triển mạnh mẽ và nhanh chưa từng thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới Đây cũng là nghệ thuật của sự kết hợp giữa cái thực dụng và cái đẹp, giữa cái lâu bền và cái thẩm mỹ MTƯD là cái tổng hoá của nhiều ngành: khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất và kỹ thuật Giá trị thẩm mỹ của nó không chỉ làm đẹp cho cuộc sống mà làm đẹp cho cả thế giới vật chất
do con người tạo ra
Thời kỳ hội nhập, MTƯD đang thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mà không loại trừ ai MTƯD đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội Hầu hết các mẫu mã sản phẩm công thương nghiệp, văn hoá ra đời có hình thức đẹp Một sản phẩm MTƯD không chỉ dừng ở giá trị công năng, công thái học, sinh thái học mà phải bao hàm cả giá trị thẩm mỹ mang tính xã hội, văn hoá và phản ánh trình độ phát triển kỹ thuật công nghệ của cộng đồng
Thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý HĐDH ở nhà trường nói chung, trường đại học nói riêng, như:
- “Những biện pháp quản lý HĐDH chuyên ngành may tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I trong giai đoạn hiện nay”, Đỗ Thị Tuyết Lan (2007), Luận văn thạc sĩ QLGD, ĐHSP Hà Nội
Trang 17- “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường cao đẳng kinh tế - kế hoạch Đà Nẵng”, Trần Thị Hoàng Thanh (2011), Luận văn thạc sĩ QLGD, ĐHSP Đà Nẵng
- “Biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội”, Đỗ Thị Minh (2008), Luận văn thạc
sĩ QLGD, ĐHSP Hà Nội
Tuy vậy, đối với ngành MTƯD Đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào
1.2 Các khái niệm của đề tài
1.2.1 Quản lý
1.2.1.1 Khái niệm quản lý
Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người
Theo nghĩa hẹp, quản lý là sự sắp đặt, chăm nom công việc
Khái niệm quản lý được nhiều tác giả đưa ra theo những cách tiếp cận khác nhau, chẳng hạn:
Theo H.Koontz “Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của các cá nhân để đạt được mục đích của nhóm tổ chức Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường trong đó con người
có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [18]
Theo W Taylor “ Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất”[19] Theo tác giả Hà Sĩ Hồ : “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng
có chủ đích, có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định”.[10]
Trang 18Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: ”Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý về các mặt văn hoá, chính trị, kinh
tế, xã hội bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [8]
Theo tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu; quản lý là một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định”.[14]
Từ các cách định nghĩa trên cho thấy: Quản lý là một quá trình hoạt động của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra Trong đó, đói tượng quản lý chịu sự tác động của chủ thể quản lý bằng các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra Quá trình tác động này được vận hành trong một môi trường xác định
Hình 1.1: Sơ đồ mô hình hoạt động quản lý 1.2.1.2 Chức năng quản lý
Từ những quan niệm chung về quản lý, chúng ta thấy quản lý là một thuộc tính gắn liền với xã hội ở từng giai đoạn phát triển của nó Khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định thì quản lý được tách ra thành một chức năng riêng của lao động xã hội, từ đó xuất hiện những bộ phận người, những tổ chức và cơ quan chuyên hoạt động quản lý- đó là những chủ thể quản lý, số còn lại là những đối tượng quản lý hay còn gọi là khách thể quản lý
lý
Khách thể quản
lý
Mục tiêu quản lý
Trang 19Vì là một thuộc tính gắn liền với xã hội nên quản lý có hai chức năng cơ bản: duy trì và phát triển Để đảm bảo thực hiện được hai chức năng này hoạt động quản lý bao gồm bốn chức năng cụ thể:
- Lập kế hoạch
- Tổ chức thực hiện kế hoạch
- Chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch
- Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
Các chức năng này vừa mang tính độc lập tương đối, vừa liên quan mật thiết với nhau, tạo thành một chu trình quản lý
Hình 1.2: Sơ đồ quan hệ của các chức năng quản lý
(Theo Paul Hersy và Ken Blane Hard)
và tác động lên các đối tượng bằng cách nào đó theo khả năng của mình Hay
Lập kế hoạch
Điều hành
Tổ chức Kiểm tra
Trang 20nói cách khác, đây chính là các biện pháp quản lý giúp con người đạt được mục tiêu đã định Trong quá trình lao động tập thể lại càng không thể thiếu được các biện pháp quản lý, chẳng hạn như: xây dựng kế họach hoạt động, sự phân công điều hành chung, sự hợp tác và tổ chức công việc, các tư liệu lao động…
Khi tìm hiểu về các biện pháp quản lý cũng cần phải xem xét khái niệm phương pháp quản lý Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động
có thể có và có chủ định của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản
lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra Như vậy phương pháp quản lý là khái niệm rộng hơn khái niệm biện pháp quản lý Phương pháp quản lý có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý, biện pháp quản lý là cần thiết trong quá trình quản lý Quá trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo đúng các nguyên tắc đã được xác định, các nguyên tắc đó được vận dụng và được thực hiện thông qua các phương pháp quản lý nhất định và các biện pháp quản lý phù hợp Vì vậy, việc vận dụng các phương pháp quản lý cũng như áp dụng các biện pháp quản lý là nội dung cơ bản của quản lý
Tóm lại: Biện pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết những công việc
cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Hay nói cách khác, biện pháp quản lý là những phương pháp quản lý cụ thể trong những sự việc cụ thể, đối tượng cụ thể và tình huống cụ thể
1.2.2 Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội
Trang 21Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống các tác động cho mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới”.[15]
Khái quát lại, nội hàm của khái niệm quản lý giáo dục chứa đựng những nhân tố đặc trưng bản chất sau: Phải có chủ thể quản lý giáo dục Ở tầm vĩ mô
là quản lý của nhà nước mà cơ quan trực tiếp quản lý là Bộ, Sở, Phòng Giáo dục – Đào tạo; ở tầm vi mô là quản lý của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các nhà trường Phải có hệ thống tác động quản lý theo một nội dung, chương trình kế hoạch thống nhất từ Trung ương đến địa phương nhằm thực hiện mục đích giáo dục trong mỗi giai đoạn cụ thể của xã hội Phải có một lực lượng đông đảo những người làm công tác giáo dục cùng với hệ thống cơ sở vật chất
- kỹ thuật tương ứng Quản lý giáo dục có tính xã hội cao Bởi vậy, cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh quốc phòng phục vụ công tác giáo dục
Tóm lại: Quản lý giáo dục chính là quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý giáo dục trong việc vận hành nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến nhà trường, làm cho nhà trường tổ chức
một cách khoa học, có kế hoạch quá trình dạy và học theo mục tiêu đào tạo
Trang 221.2.3 Quản lý nhà trường
Nhà trường là một thiết chế xã hội thể hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hội Thiết chế chuyên biệt này hoạt động trong tính quy định của xã hội và theo những dấu hiệu phân biệt tính mục đích tập chung hay tính hẹp được “chiết xuất”; tính tổ chức và kế hoạch hoá cao; tính hiệu quả của giáo dục - đào tạo cao nhờ quá trình truyền thụ có ý thức tổ chức; tính chuyên biệt tương đối hay tính lý tưởng hoá các giá trị xã hội; tính chuyên biệt cho từng đối tượng hay tính chất phân biệt đối
xử theo sự phát triển tâm lý và thể chất
Thực chất của quản lý giáo dục là tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của nhà trường được vận hành theo đúng mục tiêu Trường học là những
tế bào quan trọng của hệ thống giáo dục Những tế bào có hoạt động tốt, hiệu quả, đúng mục tiêu thì hệ thống giáo dục mới thực hiện được những mục tiêu
xã hội giao phó Vì vậy, để trường học vận hành và phát triển thì cần phải quản lý Quản lý trường học có thể hiểu như một bộ phận của quản lý giáo dục nói chung
Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm
vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh
Bản chất của việc quản lý nhà trường là quản lý HĐDH, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: ”Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [9]
Trang 23Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: ”Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục”.[15]
Như vậy, quản lý nhà trường chính là quản lý giáo dục nhưng trong một phạm vi xác định cuả một đơn vị giáo dục nền tảng, đó là nhà trường Vì thế, quản lý nhà trường phải vận dụng tất cả các nguyên lý chung của quản lý giáo dục để đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo
Quản lý nhà trường về cơ bản khác với quản lý các lĩnh vực khác Ở đây, những tác động của chủ thể quản lý là những tác động của công tác tổ chức sư phạm đến đối tượng quản lý nhằm giải quyết những nhiệm vụ giáo dục của nhà trường Đó là hệ thống tác động có phương hướng, có mục đích, có một quan hệ qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau
Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý, đồng thời có những nét đặc thù riêng của nó Quản lý nhà trường khác với các loại quản lý xã hội khác, được quy định bởi bản chất lao động sư phạm của người giáo viên, bản chất của quá trình dạy học, giáo dục Trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là đối tượng quản lý vừa là chủ thể tự hoạt động của bản thân mình Sản phẩm tạo ra của nhà trường là nhân cách người học sinh được hình thành trong quá trình học tập, tu dưỡng rèn luyện và phát triển theo yêu cầu của xã hội và được xã hội thừa nhận Quản lý nhà trường là phải quản lý toàn diện nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả Thành công hay thất bại của một sự cải tiến trong ngành giáo dục đều phụ thuộc rất lớn vào những điều kiện đang tồn tại, phổ biến ở các nhà trường Vì vậy, muốn thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của mỗi nhà trường, phải chú trọng thực hiện việc cải tiến công tác quản
lý giáo dục đối với nhà trường, nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân
Trang 24Tóm lại: Quản lý nhà trường là một bộ phận của quản lý giáo dục Thực chất của quản lý nhà trường, suy cho cùng là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà điểm hội tụ
là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ Chủ thể quản lý nhà trường phải làm sao cho hệ thống các thành tố vận hành liên kết chặt chẽ với nhau, đưa đến kết quả mong muốn
1.2.4 Quản lý HĐDH
1.2.4.1 Khái niệm HĐDH
Hoạt động là sự tác động của chủ thể vào đối tượng, với sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp nhất định, nhằm làm biến đổi đối tượng, bắt nó sản sinh ra những giá trị vật chất tinh thần xác định, để làm thỏa mãn nhu cầu của bản thân cũng như của xã hội
Cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động:
Thông thường, người ta coi hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh
và cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình
Về phương diện triết học, tâm lý học, người ta quan niệm hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người (chủ thể)
HĐDH gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: Hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học Trong đó, dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học
Trang 25Trong quá trình dạy học, hoạt động của người dạy có vai trò chủ đạo, hoạt động học của người học có vai trò tự giác, chủ động, tích cực Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình dạy học không diễn ra
Hoạt động dạy và hoạt động học gắn liền với hoạt động của con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp của hoạt động dạy và hoạt động học
* Hoạt động dạy: Là công việc được người dạy tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, sửa chữa nhũng hoạt động chiếm lĩnh tri thức của người học Đó là hoạt động phát huy tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học cho người học
* Hoạt động học: Dưới tác động của người dạy, người học không ngừng vận động và phát triển nhằm chiếm lĩnh tri thức thông qua hoạt động học, người từ chỗ chưa biết đến chỗ ngày càng sâu sắc, hoàn thiện, từ chỗ tri thức đến việc hình thành kĩ năng, từ kĩ năng vận dụng đến kĩ năng sáng tạo
Như vậy, hoạt động dạy và hoạt động học là hai hoạt động trung tâm, quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường Tuy nhiên, những tác động của người dạy chỉ là những tác động bên ngoài, chất lượng và hiệu quả dạy học phụ thuộc vào chính hoạt động chiếm lĩnh tri thức và kĩ năng ở người học Bởi lẽ, trong quá trình dạy học, người học vừa là khách thể, vừa là chủ thể hoạt động tích cực, độc lập sáng tạo Họ phải hoạt động bằng chính những hành động, những thao tác tư duy của chính mình
1.2.4.2 Quản lý HĐDH
Quản lý HĐDH là quản lý hoạt động dạy của giảng viên và quản lý hoạt động học của sinh viên Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động học của sinh viên
Trang 26là quản lý giỏn tiếp qua giảng viờn Chớnh giảng viờn mới là người quản lý trực tiếp việc học của sinh viờn
Quản lý HĐDH cú thể hiểu là hoạt động quản lý những tỏc động dạy và học, theo những mục tiờu xỏc định Đú là hoạt động cú tớnh mục đớch, được tổ chức một cỏch khoa học của hiệu trưởng nhằm tổ chức, chỉ đạo một cỏch khoa học cỏc hoạt động dạy và học trong nhà trường, hướng vào những mục tiờu đó định
Hỡnh 1.3: Sơ đồ túm tắt nội dung quản lý hoạt động dạy và học
1.3 Quản lý HĐ DH mụn đồ ỏn ngành MTƯD
- Trang trớ điện ảnh: Cũng gần giống trang trớ sõn khấu, điểm khỏc là hoạ
sĩ phải tỏi hiện lại ngữ cảnh xảy ra ở kịch bản phim, bằng cỏch đi thực tế để
Nguồn kinh phớ Quản lý hoạt động dạy của NGƯỜI DẠY Quả n lý hoạ t
đ ộ ng dạ y và
họ c QUẢN Lí CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ DẠY
Quả n lý hoạ t
đ ộ ng họ c củ a NGƯỜI HỌC
Nguồn kinh phớ
Quản lý hoạt
động dạy và học Nguồn kinh phớ Quản lý hoạt động dạy của NGƯỜI DẠY Quả n lý hoạ t
đ ộ ng dạ y
và họ c QUẢN Lí
CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ DẠY Quả n lý hoạ t
đ ộ ng họ c
củ a
Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ dạy
và học
Quản lý hoạt động học của NGƯỜI HỌC
Quản lý hoạt động
dạy của NGƯỜI
DẠY
Trang 27chọn cảnh quay cho phù hợp Mặt khác, trong trường quay người hoạ sĩ phải thiết kế mô hình: nhà cửa, phố xá… với kỹ xảo điện ảnh có thể quay những
mô hình đó gây cảm giác như thật
- Trang trí thời trang: Hoạ sĩ sáng tác những mẫu thời trang mới, phù hợp với thời đại và phát huy tính truyền thống của trang phục dân tộc
- Trang trí mỹ nghệ: Hoạ sĩ sáng tác những mẫu trang trí thảm (thảm treo
tường, thảm trải nền nhà), trang trí thêu, ren, trang trí đồ trang sức, vàng, bạc,
đá quý, sơn mài, đồ gỗ trang trí…
- Trang trí gốm: Phát huy truyền thống gốm dân tộc, các hoạ sĩ tiếp tục tìm tòi, sáng tạo những mẫu mã mới Trên mặt đồ gốm có lúc để trơn, có lúc trang trí thành hình vẽ … Gốm Bát Tràng, gốm Hương Canh, … là những địa danh nổi tiếng về sản phẩm gốm Việt Nam
- Trang trí nội-ngoại thất: Trang trí nội thất là lĩnh vực lớn đang được mọi
người quan tâm, đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển đô thị, nhà ở Trang trí ngoại thất là sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạ sĩ và kiến trúc sư để tạo nên sự hài hoà của tổng thể môi trường kiến trúc đô thị
* Tạo dáng công nghiệp
Rất nhiều sản phẩm thiết kế mỹ thuật như: ô tô, máy bay, ti vi, tủ lạnh, tàu thuỷ, tàu hoả… luôn luôn được thay đổi và cải tiến kiểu dáng mới thích hợp với điều kiện phát triển của khoa học, kỹ thuật hiện đại trên thế giới Nhiều sản phẩm có giá trị sử dụng cao làm cho chúng ta không thể tìm thấy sự khác biệt giữa những yếu tố hình dáng và đồ hoạ Chính sự thống nhất ấy đã làm tăng giá trị sản phẩm đến mức hấp dẫn người tiêu dùng
* Đồ hoạ ứng dụng
Đồ hoạ ứng dụng gồm nhiều thể loại khác nhau: Minh họa sách báo, quảng cáo hàng hoá, biểu trưng – logo, nhãn hiệu - bao bì; và các loại đồ hoạ ứng dụng khác
Trang 28- Minh hoạ và trình bày sách, báo là nghệ thuật đồ hoạ ứng dụng nhằm làm sáng tỏ tác phẩm văn hoá, thông qua sách báo
- Quảng cáo hàng hoá: Khi xã hội tiến lên, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, những sản phẩm mới ra đời ngày càng nhanh và nhiều nhằm phục vụ đời sống con người, đa dạng cả vật chất lẫn tinh thần Muốn có sự tiêu thụ hàng hoá nhanh thì sự có mặt của đồ hoạ quảng cáo hàng hoá là tất yếu Ở khắp nơi, đồ hoạ quảng cáo đều có mặt, trở thành một hoạt động mang tính chất khoa học
và nghệ thuật
1.3.2 Đặc trưng về HĐDH môn đồ án ngành MTƯD
Đây là môn học rất quan trọng đối với ngành MTƯD, nó luôn gắn liền với quá trình tìm kiếm, sáng tạo của sinh viên dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giảng viên Vì vậy, việc dạy học môn đồ án tức là dạy sinh viên phương pháp sáng tạo nghệ thuật, kỹ năng và kỹ thuật thể hiện tác phẩm, hình thành lý tưởng thẩm mỹ, thái độ sống…từ đó, sinh viên phải tự mình tư duy sáng tạo lựa chọn hình thức thể hiện tác phẩm nghệ thuật của mình
Đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực trong môi trường giảng dạy đại học vì phương pháp này cho phép người dạy không phải tổ chức quá trình dạy học theo một trình tự có tính truyền thống là dạy từ cái đã biết đến cái chưa biết Sinh viên được tiếp cận với các vấn đề chuyên môn, thực tế hay mâu thuẫn nghề nghiệp ngay từ lúc những kiến thức có liên quan chưa được trang bị một cách đầy đủ Sự tiếp cận đột ngột này làm phát sinh những mâu thuẫn giữa vốn kiến thức đang có và nhu cầu được hiểu biết; vì vậy làm tăng ở họ sự tò mò, lòng ham muốn được hiểu biết vấn đề Chính những yếu tố này sẽ làm quá trình dạy và học trở nên tích cực, sôi nổi và có định hướng rõ rệt Sinh viên có động cơ tốt thông qua việc tham gia vào hoạt động có ý nghĩa và xác định mục đích một cách rõ ràng
Trang 29Sinh viên được tạo điều kiện để thực hiện các tác phẩm thuộc lĩnh vực MTƯD, chẳng hạn như: thiết kế nội thất một công trình, thiết kế quảng cáo cho một sản phẩm, hoặc thiết kế một bộ trang phục… Với cách làm này, sinh viên sẽ cảm thấy rất hứng thú bởi họ được tham gia gần như “trực tiếp” vào trong quá trình nghiên cứu vấn đề và vì thế nên quá trình tiếp thu kiến thức cũng diễn ra một cách tích cực Sinh viên không những được tiếp cận với thông tin mới mà còn được rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, tóm tắt, phương pháp thể hiện và trình bày các vấn đề một cách khoa học Sinh viên không những
có điều kiện tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật mới mà còn rèn luyện thói quen đọc các tài liệu khoa học, học hỏi các phương pháp tiến hành một nghiên cứu khoa học Nếu là tài liệu được viết bằng tiếng nước ngoài thì sinh viên lại có thêm điều kiện ôn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình Đối với sinh viên khi thực hiện đồ án môn học đòi hỏi phải có khả năng tổng hợp kiến thức đã học và có khả năng dự đoán những vấn đề xảy ra, sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề và tư duy một cách logic khoa học Trong quá trình xây dựng đồ án đòi hỏi phải có sự trao đổi, thảo luận giữa sinh viên và giảng viên hướng dẫn nhằm thống nhất mục tiêu và phương pháp giải thích Môn học đồ án cho phép sinh viên thu lượm nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn Nâng cao khả năng kiểm soát tình huống thông qua việc trả lời các câu hỏi liên quan tới vấn đề cần nghiên cứu Sinh viên cần phải tính toán tất cả các khía cạnh trong khi thực hiện đồ án như: Thời gian, vật lực, nhân lực và chi phí Rèn luyện kỹ năng chọn lọc thông tin và xử lý thông tin mặt khác sinh viên còn có cơ hội trao đổi kinh nghiệm và tham khảo các ý kiến đóng góp về mặt chuyên môn của các tổ chức, cá nhân trong thực tế Những vấn đề khoa học ở đây không nhất thiết là những cái mới mà chỉ là những vấn
đề được đưa ra trong quá trình giảng dạy và học tập dưới nhiều hình thức khác nhau như những vấn đề mâu thuẫn xảy ra trong thực tế, trong các hoạt
Trang 30động thuộc lĩnh vực MTƯD cần phải giải quyết, những thông tin mới, những nội dung cốt lõi phải được làm rõ, được phân tích, chứng minh trên cơ sở những kiến thức đã có sẵn được sắp xếp một cách khoa học…
Việc hướng dẫn tiến hành một đồ án, giảng viên hướng dẫn thực hiện thông qua một số nội dung sau: Giới thiệu nội dung đồ án với sinh viên sao cho kích thích tính tò mò, định hướng cho sinh viên tự đưa ra mục đích của mình Phát huy được các kiến thức vốn có của người học, sinh viên đưa ra các câu hỏi liên quan đến chủ đề của đồ án Lập kế hoạch cụ thể để sinh viên xác định mục đích, vai trò, trách nhiệm và thời gian thực hiện Giảng viên phải hướng dẫn sinh viên tìm kiếm thông tin, phân tích, tổng hợp để lựa chọn thông tin, thiết lập mối quan hệ giữa các thông tin Sinh viên biết cách tổ chức, sắp xếp các thông tin để xây dựng bản báo cáo Sinh viên có thể tham gia tranh luận về những vấn đề được đặt ra từ đồ án Quá trình thảo luận sẽ giúp sinh viên nắm bắt vấn đề chắc hơn, giúp họ làm quen với không khí và phương pháp tranh luận trong khoa học
Có thể nói rằng đây là một trong những cách dạy hiệu quả nhất của việc đưa các vấn đề khoa học vào quá trình dạy học, bởi vì ngoài những ưu điểm nói trên nó còn giúp sinh viên rèn luyện phương pháp và kỹ năng thực nghiệm khoa học theo hướng tiếp cận với vấn đề thực tế Qua nghiên cứu các công trình để chuẩn bị cho báo cáo trước lớp, sinh viên còn có cơ hội hiểu biết sâu sắc vấn đề được nêu ra cũng như học hỏi các phương pháp đặt vấn đề, giải
quyết vấn đề trong khoa học
Trang 31HĐDH môn học đồ án được tóm tắt theo sơ đồ sau:
Hình 1.4: Sơ đồ HĐDH môn đồ án ngành MTƯD
1.3.3 Nội dung quản lý HĐDH môn đồ án ngành MTƯD
1.3.3.1 Quản lý đội ngũ giảng viên ngành MTƯD
Đội ngũ giảng viên là một tập hợp những người làm nghề dạy học, giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng, cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tập hợp đó Họ làm việc có kế hoạch
và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật, thể chế xã hội
Nói cách khác theo nghĩa hẹp, đội ngũ giảng viên là những thầy cô giáo, những người làm nhiệm vụ giảng dạy và quản lý giáo dục trong các trường đại học, cao đẳng, bồi dưỡng cán bộ
Quản lý đội ngũ giảng viên theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cần phải chú trọng các phương diện:
* Quản lý số lượng
Trên cơ sở dự báo về quy mô số lượng học viên, căn cứ vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng Trên quan điểm tăng cường giảng viên cơ hữu để đảm bảo chủ động trong việc phân công giảng dạy và công tác tại trường, cần bổ sung đội ngũ giảng viên về số lượng theo quy tắc sau:
Giảng viên
(Hướng dẫn)
Lý tưởng, thái độ sống Phương pháp luận sáng tạo
Kỹ năng, kỹ xảo
Sinh viên (Sáng tạo)
Sản phẩm (Đồ án)
Trang 32Số giảng viên cần thiết bằng tổng số giờ trong 1 năm/ Số giờ định mức của mỗi giảng viên; Tổng số giờ trong một năm bằng số giờ của tất cả các lớp trong một năm
Việc phát triển đủ số lượng giảng viên cần thiết để đảm bảo số giờ giảng dạy của giảng viên không vượt quá số giờ quy định theo Thông tư số 36/2010/TT ngày 15/12/ 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chế độ làm việc đối với giảng viên ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [2], [3]
Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy được quy đổi từ quỹ thời gian giảng dạy cho từng chức danh quy định như sau:
Giảng viên: 280 giờ chuẩn;
Giảng viên chính: 300 giờ chuẩn;
Giảng viên cao cấp: 320 giờ chuẩn
* Quản lý chất lượng
- Theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của các trường Đại học, Học viện,
chất lượng đội ngũ giảng viên được xác định theo hai mức sau:
Mức 1: có ít nhất 40% đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên và biết ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyên môn, trong đó có từ 10-25% giảng viên có trình độ tiến sỹ, 10 đến 20% giảng viên có trình độ ngoại ngữ
để làm việc trực tiếp với người nước ngoài
Mức 2: có ít nhất 40% đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên và,
trên 25% giảng viên có trình độ tiến sỹ, và trên 20% giảng viên có trình độ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài; phát huy quyền tự chủ
về học thuật
Trang 33* Quản lý cơ cấu về độ tuổi, thâm niên công tác chuyên môn:
- Theo tinh thần của Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng Trường Đại học, Học viện về cơ cấu độ tuổi của giảng viên được xác định theo 2 mức sau:
Mức 1: Bình quân công tác chuyên môn của giảng viên là 10-12 năm và
tỷ lệ giảng viên dưới 35 tuổi chiếm 15-25%
Mức 2: Bình quân công tác chuyên môn của giảng viên trên 12 năm và
tỷ lệ giảng viên dưới 35 tuổi chiếm trên 25%
Với đội ngũ giảng viên theo hướng quy mô đã được xác định, ta có:
Số GV có thâm niên từ 10 đến 12 năm trở lên bằng 20% tổng số GV cần thiết
Số dưới 35 tuổi bằng 20% tổng số GV cần thiết
* Cơ cấu hợp lý về giới tính, bộ môn, ngành nghề đào tạo, tỷ lệ giảng viên giảng dạy đại cương với giảng dạy các môn chuyên ngành
Do đặc thù nghề nghiệp nên tùy thuộc giữa giảng viên khoa đào tạo kiến
thức chung và kiến thức chuyên ngành có những tỷ lệ khác nhau
1.3.3.2 Quản lý hoạt động dạy của giảng viên
Xuất phát từ đặc thù của ngành MTƯD nên phương pháp dạy học môn đồ
án cũng mang nặng tính cá biệt hóa, cá thể hóa Lối dạy “truyền nghề” kết hợp với “thị phạm” được sử dụng như một phương pháp riêng biệt Giảng viên phải có những giáo án riêng cho từng cá nhân sinh viên nhằm phát triển tài năng riêng biệt
Hoạt động giảng dạy môn đồ án chủ yếu là hình thức giảng dạy cơ bản và hướng dẫn sáng tác, thể hiện tác phẩm được thể hiện qua hai đặc trưng cơ bản sau:
- Kết hợp giữa giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành:
Đặc thù môn đồ án là thể hiện tác phẩm, chủ yếu thể hiện qua quá trình rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo hành nghề của sinh viên Vì vậy, đặc thù của hoạt động
Trang 34giảng dạy của giảng viên là kết hợp giảng dạy lý thuyết của giảng viên và thực hành tay nghề của sinh viên Đây là quá trình sinh viên hình thành những
kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để có thể tự mình sáng tạo và thể hiện đồ án là những tác phẩm nghệ thuật
- Kết hợp chặt chẽ giữa dạy học tĩnh tại và học tập thực tế:
Xuất phát từ đặc trưng sáng tạo nghệ thuật của ngành MTƯD là phản ánh hiện thực cuộc sống qua lăng kính tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ và tính công năng của sản phẩm nghệ thuật nên hoạt động giảng dạy môn học đồ
án cũng gắn liền với quá trình thâm nhập thực tế của sinh viên Trước mỗi phần của đồ án, sinh viên đi thâm nhập thực tế để lấy thông tin tư liệu, tìm hiểu rõ hơn về đề tài mà mình muốn thể hiện trong đồ án Đây là hình thức học tập không thể thiếu được đối với sinh viên ngành MTƯD
Với những đặc trưng trên, quản lý hoạt động dạy của giảng viên bao gồm:
- Quản lý mục tiêu, kế hoạch, lịch trình giảng dạy, nội dung dạy học
- Quản lý việc chuẩn bị lên lớp
- Quản lý việc thực hiện giờ dạy trên lớp
- Quản lý việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả môn học
1.3.3.3 Quản lý hoạt động học của sinh viên
Quản lý hoạt động học của sinh viên là yêu cầu không thể thiếu được và rất quan trọng trong quá trình quản lý dạy và học Nếu quản lý tốt thì sẽ tạo được cho sinh viên ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện thái độ động cơ học tập đúng đắn từ đó góp phần quyết định hiệu quả hoạt động dạy và học nói riêng và mục tiêu giáo dục nói chung
Nội dung quản lý hoạt động học của sinh viên bao gồm:
- Quản lý giờ lên lớp của sinh viên
Trang 35- Quản lý hoạt động học của sinh viên trên lớp
- Quản lý hoạt động tự học của sinh viên
1.3.3.4 Quản lý các điều kiện hỗ trợ HĐDH
Là quản lý các điều kiện cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động dạy - học của giảng viên và sinh viên được diễn ra một cách thuận lợi và khoa học bao gồm:
Quản lý việc thực hiện chính sách, chế độ nhằm tạo động cơ cho giảng viên và sinh viên như chính sách thu hút nhân tài, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, khen thưởng đúng và kịp thời… Việc thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với đội ngũ giảng viên, tạo điều kiện vật chất và tinh thần thuận lợi
để giảng viên phát huy tài năng, trí tuệ, yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo Việc thực hiện chế độ chính sách đối với giảng viên và sinh viên phải bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ, đúng đối tượng, đúng chủ trương, đường lối quan điểm, chế độ, quy định Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho dạy và học phải bảo đảm được 3 yêu cầu liên quan mật thiết với nhau, đó là:
+ Bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy và học môn đồ án: Phòng học có trang bị bàn vẽ, giá vẽ, ánh sáng đầy đủ, phòng tin học chuyên ngành, phòng trưng bày triển lãm kết hợp chấm bài đồ án…
+ Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất - kỹ thuật trong việc dạy và học + Tổ chức quản lý tốt cơ sở vật chất - kỹ thuật trong nhà trường
Trong quá trình dạy học môn đồ án, chức năng của cơ sở vật chất thể hiện
sự tác động đạt được mục đích dạy - học
Môi trường thuận lợi cho việc dạy học môn đồ án là môi trường trong đó
cơ sở vật chất và tài chính phục vụ học tập phù hợp với chuyên ngành MTƯD như: Phòng giảng đề lý thuyết cần rộng rãi, thoáng mát, có màn hình máy chiếu projector…Phòng thể hiện đồ án cần rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ bàn
Trang 36ghế đặc trưng để vẽ đồ án, có chỗ trưng bày bài mẫu, có chỗ rửa nước….Từ
đó, tạo nên môi trường có các hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật như:
Tổ chức triển lãm các bài học, các tác phẩm tốt nghiệp của sinh viên, tổ chức các câu lạc bộ để sinh hoạt về thiết kế Đồng thời, mời các chuyên gia để tổ chức hội thảo nghệ thuật Một môi trường như vậy khuyến khích được con người bộc lộ và phát huy hết tiềm năng cá nhân cả từ phía người quản lý, người dạy và người học
Trang 37TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Môn đồ án đối với sinh viên ngành MTƯD rất quan trọng, nó tác động tích cực đến sự phát triển sáng tạo và hình thành kỹ năng, kỹ xảo thiết kế của sinh viên Để sinh viên thực sự hứng thú, yêu thích và đạt kết quả tốt trong môn đồ
án đòi hỏi khoa MTƯD cần tổ chức có hiệu quả HĐDH môn học đồ án Tuy nhiên, hiệu quả dạy học môn học đồ án ngành MTƯD phụ thuộc vào chất lượng hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên, công tác quản lý của bộ môn, khoa và các điều kiện hỗ trợ khác Trong đó, công tác quản lý của trưởng khoa, trưởng bộ môn đóng vai trò hết sức quan trọng Nghiên cứu ở chương 1 luận văn đã làm rõ các khái niệm công cụ của đề tài; đặc trưng về HĐDH môn đồ án ngành MTƯD…Đặc biệt, xác định nội dung quản lý HĐDH môn đồ án ngành MTƯD, bao gồm:
- Quản lý đội ngũ giarng viên ngành MTƯD
- Quản lý hoạt động dạy của giảng viên và kiểm tra, đánh giá kết quả môn học đồ án của sinh viên
- Quản lý hoạt động học của sinh viên
- Quản lý các điều kiện hỗ trợ HĐDH môn học đồ án…
Kết quả nghiên cứu về lý luận là cơ sở để tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng ở chương 2 và đề xuất biện pháp ở chương 3
Trang 38Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN ĐỒ ÁN NGÀNH MỸ THUẬT ỨNG DỤNG
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG
2.1 Tổng quan về trường ĐHKTĐN
2.1.1 Vài nét về quá trình phát triển của trường ĐHKTĐN
Trường ĐHKTĐN là một trường đại học chuyên đào tạo các ngành Kiến trúc và MTƯD Trường được thành lập theo quyết định số 270/2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ Đây là một trong ba trường đại học Kiến Trúc tại Việt Nam đến thời điểm 2007
Trong năm học đầu tiên 2006-2007, toàn bộ cán bộ, giảng viên, công nhân viên chỉ có 42 người, trong đó giảng viên cơ hữu và trợ giảng chỉ mới 28 người, giảng viên thỉnh giảng đảm nhiệm chính công tác giảng dạy Về ngành nghề đào tạo cũng mới chỉ có 5 ngành là Kiến trúc công trình, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng cầu đường, Kỹ thuật hạ tầng đô thị và Quản
lý xây dựng
Đến năm học 2011-2012, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng đã tổ chức đào tạo 12 ngành và chuyên ngành trình độ đại học, 04 ngành học trình độ cao đẳng và 05 ngành liên thông từ cao đẳng lên đại học với tổng số sinh viên đang theo học là 10.224 sinh viên, trở thành một trường đại học đa ngành, đa bậc và đa hệ
Song song với sự phát triển quy mô và hình thức đào tạo, công tác tuyển dụng được tổ chức thường xuyên và cho đến nay, sau 5 năm hoạt động, trường đã xây dựng được lực lượng giảng dạy tương đối đủ Trong đó có các cán bộ lãnh đạo, quản lý là các Giáo sư, Phó Giáo sư Tiến sỹ, giảng viên chính làm nòng cốt, có đội ngũ giảng dạy một số là các giảng viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm được thu hút về làm việc và giảng dạy tại trường Ngoài ra
Trang 39trường còn thu hút lực lượng giảng viên trẻ năng động, sáng tạo, tiếp cận nhanh và vận dụng tốt kiến thức khoa học, công nghệ vào giảng dạy, có ý chí cầu tiến, khát vọng theo học ở cấp cao hơn Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên này còn trẻ và chưa đủ kinh nghiệm
Những ngày đầu mới thành lập, cơ sở vật chất (CSVC) nhà trường hầu như chưa có gì, 504 sinh viên khóa I nhập học vào đầu tháng 3/2007 phải tạm thời học tập tại một cơ sở thuê ở 693/34 đường Trần Cao Vân Đà Nẵng
Sau 6 tháng, một đơn nguyên nhà 7 tầng với 5800 m2 sàn đã được xây dựng xong trên khuôn viên 7000 m2 đất tại 566 đường Núi Thành 504 sinh viên khóa I và 1309 sinh viên khóa II (nhập học trong tháng 10/2007) đã được học tập tại cơ sở chính của trường
Hai năm tiếp theo, mỗi năm một đơn nguyên được hoàn thành, đến cuối năm 2009 một tòa nhà 3 đơn nguyên 7-8 tầng được đưa vào sử dụng và đơn nguyên 4 với 2000 m2 sàn sẽ được hoàn thành cuối năm nay đưa tổng diện tích sàn xây dựng lên trên 16000 m2, đáp ứng đủ giảng đường phòng học cho trên 10.000 sinh viên đang học tập tại trường trong đó có các phòng học đặc thù đáp ứng tương đối cho sinh viên các ngành Kiến trúc, Quy hoạch đô thị, MTƯD
Trường cũng đã đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm các môn học Vật liệu xây dựng, Cơ học đất - Nền móng và Công trình xây dựng; phòng thí nghiệm Vật lý; trang bị máy móc thiết bị cho môn học Trắc địa, 4 phòng thực hành Tin học được trang bị đủ máy vi tính phục vụ việc học Tin học đại cương Hầu hết các phòng học được lắp đặt máy chiếu (projector)…
Thư viện nhà trường thường xuyên được tăng cường các đầu sách mới, hiện có trên 13.500 đầu sách, và đã triển khai hệ thống thư viện điện tử để cán
bộ, giảng viên sinh viên có thể khai thác giáo trình, tài liệu tham khảo trên mạng Internet
Trang 40Hội đồng quản trị và Ban Giám Hiệu đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) đào tạo và giảng viên cơ hữu, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu bảo đảm sự phát triển lâu dài và bền vững của nhà trường
Đội ngũ CBQL đào tạo từ BGH đến lãnh đạo các khoa là những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên chính nhiệt tình tận tâm với sự nghiệp “trồng người”, nhiều kinh nghiệm quản lý Đội ngũ giảng viên cơ hữu tuy còn trẻ tuổi đời, tuổi nghề nhưng rất nhiệt tình, năng động có ý chí vươn lên, khát khao học tập, được các giảng viên lâu năm nhiều kinh nghiệm của các cơ sở đào tạo có chất lượng cao ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng trực tiếp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tiếp thu nhanh
và biết vận dụng kiến thức mới về khoa học công nghệ vào giảng dạy
“Tính đến cuối tháng 10/2011 trong tổng số 238 cán bộ công nhân viên nhà trường, có 178 giảng viên, trợ giảng (06 giảng viên kiêm nhiệm CBQL) gồm 02 giáo sư, 3 phó giáo sư, 8 giảng viên chính, 1Tiến sĩ, 59 Thạc sỹ và
105 Kỹ sư, cử nhân trong đó có 4 nghiên cứu sinh), 17 học viên cao học ngoài nước và 02 NCS, 51 học viên cao học trong nước Nhà trường phấn đấu đến
2015 có 5% tổng số giảng viên đạt trình độ Tiến sĩ, 75% giảng viên đạt trình
độ Thạc sỹ.” [7]
Hàng năm, trường còn mời hơn 200 giảng viên thỉnh giảng là các giáo sư, phó giáo sư, giảng viên chính, thạc sỹ từ các trường ĐH thuộc Đại học Đà Nẵng, ĐH Huế, ĐH Xây Dựng và ĐH Kiến Trúc Hà Nội, Tp HCM tham gia giảng dạy tại trường
Với đội ngũ giảng viên thường xuyên được tăng cường về số lượng và chất lượng và cơ sở vật chất không ngừng được đầu tư phát triển, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép trường mở 12 ngành đào tạo trình độ đại học, 05 ngành đào tạo trình độ cao đẳng và liên thông cao đẳng lên đại học