1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

QUAN HỆ VIỆT LÀO NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI 2001 2018

26 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 45,06 KB

Nội dung

QUAN HỆ VIỆT-LÀO NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI (2001-2018) A MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Trong lịch sử quan hệ quốc tế,mối quan hệ của các nước láng giềng, cùng nét tương đồng văn hóa là một các mối quan hệ quan trọng đồng thời cũng khá phức tạp và rất nhạy cảm Giữa các nước láng giềng với thì ngoài việc chia se những giá trị chung cùng khu vực địa lý, sự gần gũi về văn hóa truyền thống cũng về trai trò địa chiến lược…, thì cũng vì nhiều nguyên nhân khác mà cũng thường tồn tại, nảy sinh một số va chạm hoặc thậm chí mâu thuẫn về lợi ích của các quốc gia láng giềng với như: biên giới lãnh thổ, lãnh hải hay các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng một số vấn đề về sắc tộc tôn giáo… Vì lí đó mà các quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng đều đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy mối quan hệ tốt đẹp giữa các nước láng giềng và khu vực Để có được môi trường quốc tế hòa bình và ổn định, đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu phát triển của đất nước thì vấn đề được đặt hết sức quan trọng đối với các nước trước tiên là phải xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng xung quanh Nhận thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới đã ngày càng chủ động và đổi mới tư quan hệ đối ngoài nhằm hoạch định tốt cũng triển khai thực hiện chính sách mở rộng để củng cố, phát triển quan hệ với các nước láng giềng cũng các quốc gia khác khu vực và toàn thế giới Trong suốt 30 năm đổi mới vừa qua, quan hệ đối ngoại của Việt Nam đã không ngừng được mở rộng, vị thế đất nước ngày càng được nâng cao trường quốc tế Củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa ba nước Đông Dương là sự ưu tiên hàng đầu chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với các nước láng giềng Trong quan hệ với Lào, Việt Nam triển khai hợp tác một cách toàn diện, giúp bạn phát triển kinh tế – xã hội, góp phần trì ổn định chính trị – xã hội, an ninh của Lào Quan hệ hợp tác với “Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” (CHDCND Lào) là một những mối quan hệ đối ngoại hàng đầu của nước ta Bước vào thế kỉ XXI, tình hình môi trường an ninh, kinh tế thế giới và khu vực có những diễn biến hết sức phức tạp, đặt quan hệ Việt – Lào trước những hội và thách thức mới Tuy nhiên, nhờ những sự nỗ lực và quyết tâm cao của hai Đảng và hai Nhà nước, quan hệ đặc biệt Việt – Lào vẫn được trì và phát triển tốt đẹp Trong những năm sắp tới, quan hệ giữa hai quốc gia có thể se phải đối diện với nhiều thách thức lớn nữa sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo của cả hai nước Trong bối cảnh đó, rất cần những bài viết, những bài báo cáo hay những công trình nghiên cứu sâu về mối quan hệ Việt – Lào những năm đầu thế kỉ XXI để nhằm khẳng định một cách đầy đủ nhất về những thành tựu đạt được, chỉ những cái hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân từ đó tìm kiếm và đưa các biện pháp khắc phục ưu việt nhất Ngoài theo học môn Lịch sử Đông Nam Á cận hiện đại tại trường Đại học Thủ Dầu Một và cần làm đề tài kết thúc môn học Với lý chọn đề tài “Quan hệ Việt – Lào những năm đầu thế kỉ XXI” làm đề tài tiểu luận kết thúc môn học Lịch sử Đông Nam Á cận hiện đại Lịch sử nghiên cứu vấn đề Kể từ Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, các nhà nghiên cứu nước ngày càng quan tâm nhiều những vấn đề chung của thế giới, sự khởi sắc lĩnh vực nghiên cứu này đã đặt nền móng vững chắc cho việc xây dựng định hướng chiến lược đối ngoại của đất nước ta Nhiều công trình được nghiên cứu đã cung cấp khối lượng tri thức phong phú và đa dạng đó có một số nội dung liên quan đến chính sách và quan hệ Việt Nam với các quốc gia láng giềng Sau xin trình bày một số công trình nghiên cứu trước mà tìm hiểu được về vấn đề này như: Giao lưu và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước láng giềng của tác giả Bùi Danh Lưu (Nxbb Giao thông, Hà Nội, 2003); Ba mươi năm quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào (1977-2007) của Nguyễn Hào Hùng (T/c Nghiên cứu Đông Nam Á, 8-2007); Tổng quan hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Lào (1991-2001) của Nguyễn Hoàng Giáp (T/c Những vấn đề kinh tế thế giới, 4/2001)… Nhìn chung, các công trình đã phần nào phác họa được bức tranh tổng thể, đa dạng về đường lối cũng chính sách ngoại giao và quan hệ quốc tế của Việt Nam thời ky đổi mới Có nhiều công trình sâu vào một số khía cạnh chính sách của Việt Nam đối với Lao và các quốc gia ASEAN khác Đây chính là những tài liệu hết sức quan trọng và hữu ích để có thể tham khảo, kế thừa và khai thác quá trình nghiên cứu về nội dung của đề tài này Mục tiêu nghiên cứu Đề tài làm rõ thực trạng quan hệ giữa Việt Nam và Lào một số lĩnh vực: Chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế… từ năm 2001 đến năm 2018 và hoàn thành bài tiểu luận kết thúc môn học Lịch sử quan hệ quốc tế Đối tượng nghiên cứu Quan hệ giữa Việt Nam và Lào một số lĩnh vực: Chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế… từ năm 2001 đến năm 2018 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: giới hạn nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về quan hệ Việt Nam và Lào một số lĩnh vực như: Chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế… - Về thời gian: Giới hạn nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu từ năm 2001-2018 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp lịch sử: Vấn đề được trình bày theo tiến trình không gian và thời gian từ đó cho thấy sự vận động thay đổi và phát triển từ thấp đến cao, từ quá khứ đến hiện tại của mối quan hệ này Phương pháp logic: Đề tài vào nghiên cứu từng vấn đề từng mối quan hệ để từ đó hiểu được bản chất, tính cần thiết cho sự phát triển mối quan hệ này thời gian tới Phương pháp thu thập thông tin: Thông tin phục vụ nghiên cứu được thu thập qua các sách tham khảo, giáo trình, tạp chí chuyên ngành, các trang nghiên cứu mạng thông tin, Internet, các thư viện,…; từ các kết quả nghiên cứu các công trình của các tác giả trước, kết hợp với kết quả quan sát và tổng hợp của tác giả Ý nghĩa của đề tài Góp phần làm rõ thêm những quan điểm bản chính sách của Đảng và Nhà nước ta, quan điểm của Đảng nhân dân cách mạng Lào và thực trạng quan hệ của hai quốc gia Việt-Lào những năm đầu thế kỉ XXI (2001-2018) Ngoài đề tài còn là bài kết thúc môn Lịch sử Đơng Nam Á cận hiện đại B NỢI DUNG Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT - LÀO TƯ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2018 1.1 Khái quát tình hình thế giới, khu vực Đầu thế kỉ XXI, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, xu thế cạnh tranh quyền lực giữa một số nước lớn ngày càng mạnh lên so với xu thế hòa dịu và hợp tác thập niên 90 của thế kỉ XX Nhiều nhân tố mới chi phối tình hình thế giới và khu vực ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ Việt-Lào giai đoạn này Bước sang thế kỉ XXI, Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh me đã trở thành một cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ Sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng là một những nhân tố ảnh hưởng và chi phối không nhỏ đến tình hình thế giới và tình hình khu vực Tiếp thêm là sau khoảng thời gian suy yếu vào những năm 90 của thế kỉ XX, nước Nga thời kì này cũng đã phục hưng Sự phục hưng của Nga cộng thêm sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến cho các quốc gia thế giới lo ngại sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Trung - Mỹ, Mỹ - Nga Trước sự biến động phức tạp của tình hình thế giới và từ nhu cầu thực tiễn, ASEAN đã quyết định đưa hợp tác của tổ chức này lên một tầm cao mới, làm cho việc hội nhập của khu vực Đông Nam Á sâu sắc thông qua việc thành lập Cộng đồng ASEAN gọi tắt là AC Việc nâng tầm hợp tác của ASEAN cũng nhiều những chế hợp tác khu vực mới đời đã mở nhiều kênh hợp tác mới cho Việt Nam và Lào, tạo nhiều hội lớn cho việc hợp tác Việt - Lào phát triển Ngoài ra, những năm 90 của thế kỷ trước, Mỹ là một siêu cường quốc đã không chú ý đến khu vực Đông Nam Á nên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc phát huy ảnh hưởng của mình tại Đứng trước tình hình đó, các quốc gia Đông Nam Á đã không ngừng kêu gọi Mỹ quay trở lại để cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc tại khu vực này, điều này cũng đã tác động không nhỏ đến quan hệ Việt – Lào Toàn cầu hóa kinh tế phát triển mạnh me ngày càng lôi cuốn nhiều các quốc gia tham gia Trong xu thế toàn cầu hóa, các nền kinh tế dựa vào nhau, liên kết với khiến cho tính phụ thuộc lẫn giữa các quốc gia ngày càng gia tăng Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á việc hợp tác diễn sôi động nhiều mức độ khác từ liên khu vực đến hợp tác theo các nhóm nước hoặc hợp tác song phương giữa các quốc gia, chủ yếu từ lĩnh vực kinh tế rồi mở rộng là các lĩnh vực khác như: chính trị, an ninh, giáo dục… Bên cạnh đó, sự cạnh tranh sức ảnh hưởng giữa các nước lớn diễn ngày càng gay gắt, kiềm chế lẫn Tuy nhiên, tình hình khu vực cũng diễn biến hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định như: tranh chấp về biên giới lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên hay tranh chấp sự ảnh hưởng và quyền lực của các quốc gia cùng với sự bất ổn về tình hình chính trị, xã hội, kinh tế ở một số quốc gia 1.2 Khái quát lịch sử quan hệ Việt – Lào từ năm 1930 đến năm 2000 1.2.1 Giai đoạn 1930 - 1945 Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đã đánh dấu một bước ngoặt trọng đại của cách mạng Việt Nam Ngay mới thành lập, Đảng đã ban hành Cương lĩnh trị của Đảng Ngũn Ái Q́c soạn thảo, đó đã xác định rõ đường giải phóng của dân tộc Việt Nam là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tới xã hội cộng sản Đảng đóng vai trò lãnh đạo cách mạng, là đội tiên phong của giai cấp vô sản Hai quốc gia Việt Nam và Lào đều cùng một kẻ thù chung đó là thực dân Pháp, có cùng một mục tiêu, một khát vọng là độc lập, tự nên đường giải phóng dân tộc Việt Nam theo tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc cũng phù hợp đối với công cuộc giải phóng đất nước của Lào Sự đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương chính là sự mở đầu của những trang sử vẻ vang và hào hùng của mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào Từ giữa năm 1930, phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam bùng nổ, lan rộng khắp cả nước mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ – Tĩnh đã nhanh chóng tác động và ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc Lào Nhân dân Lào đã tiến hành nhiều cuộc đấu tranh với nhiều hình thức khác như: đòi tăng lương, giảm giờ làm, phản đối một số chủ mỏ sa thải công nhân, giảm thuế… Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của công nhân bến tàu Viêng Chăn, công nhân mỏ Bò Nèng (tỉnh Khăm Muộn) Trong các cuộc đấu tranh đó, những người Việt sinh sống ở Lào đã tích cực cùng tham gia, cùng sát cánh với nhân dân Lào để đứng lên đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ Trên sở phát triển của tổ chức Đảng ở Lào, Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời Ai Lao (tức Xứ uỷ lâm thời Ai Lao) được thành lập vào tháng năm 1934 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng lịch sử đấu tranh yêu nước của nhân dân Lào, khẳng định cái vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với cách mạng Lào cũng bước tạo nên một bước phát triển mới quan hệ giữa hai nước là Việt Nam và Lào Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn vào tháng năm 1935 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác các dân tộc Đông Dương để cùng chống lại kẻ thù chung nguyên tắc chân thật, tự và bình đẳng cách mạng làm bản Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất đã thúc đẩy nhân dân Việt – Lào đoàn két cùng đấu tranh chống chế độ thuộc địa của bọn thực dân nói chung và thực dân Pháp nói riêng Trong những năm 1930 – 1939, dưới sự lạnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, cac cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và Lào đã ảnh hưỡng lẫn vô cùng mạnh me, góp phần phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc đồng thời tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân nước, là sở để nhân dân nước là Việt Nam và Lào cùng phối hợp, gắn bó với để tiến lên sự nghiệp chống thực dân Pháp Từ tháng năm 1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ Ở các nước Đông Dương, chính quyền thuộc địa sức đàn áp các phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và vơ vét sức người, sức của để phục vụ cho chính quốc Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Đông Dương và đứng đầu là Nguyễn Ái Quốc đã họp và đưa quyết định giải quyết vấn đề dân tộc khuôn khổ từng quốc gia Những chủ trương đúng đắn của Đảng đã dẫn đường cho nhân dân Việt Nam và Lào phát huy mạnh me tinh thần đoàn kết đấu tranh giành độc lập và đồng thời tăng cương mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân nước sự nghiệp giành độc lập, tự chủ Trong phong trào đấu tranh của nhân dân nước Việt Nam và Lào phát triển vô cùng mạnh me thì tại Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chớp lấy thời và giành thắng lợi, giải phóng đất nước khỏi sự đô hộ và thống trị của bọn phát xít Nhật và thực dân Pháp tháng năm 1945 Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1945 đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Lào lúc bấy giờ Nhận thức rõ tầm quan trọng của mối quan hệ Việt - Lào , chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng nhấn mạnh về uy tín, quyết tâm, tạo thêm chất keo dính nhằm gắn kết chặt che tình cảm của đồng bào nước 1.2.2 Giai đoạn 1945 - 1954 Sau giành lại được chính quyền nhân dân nước Việt - Lào mong muốn được sống hòa bình, hợp tác, cùng bảo vệ nền độc lập của đất nước mình Chình phủ hai nước đã ký Hiệp ước tương trợ Lào – Việt và Hiệp định về tổ chức Liên quân Lào- Việt2, đặt sở pháp lý đầu tiên cho sự hợp tác giúp đỡ và liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của hai quốc gia Việt - Lào Ngày 23 tháng năm 1945, Pháp bắt đầu quay lại xâm lược Đông Dương mà mở đầu là thành phố Sài Gòn Đứng trước sự tồn vong nền độc lập dân tộc của ba nước Đông Dương là Việt Nam - Lào – Campichia, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác lập và định hướng liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương Theo tinh thần đó, quân và dân của Việt - Lào cùng phối hợp đánh quân Pháp, tiêu biểu cho sự liên minh chiến đấu và tình đoàn kết của nhân dân Lào - Việt là trận chiến đấu bảo vệ Thà Khẹc ngày 21 tháng năm Ký ngày 16-10-1945 Ký ngày 30-10-1945 1946 Tinh thần chiến đấu mạnh me và sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ liên quân Lào- Việt đó có chiến sĩ Việt Nam Lê Thiệu Huy đã “nhắc nhở cho niên Lào, cho nhân dân Lào, luôn bền bỉ chiến đấu để giết đế quốc xâm lăng và giành độc lập thực sự cho đất nước”3 Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương họp vào tháng năm 1951 tại Tuyên Quang (Việt Nam) đã mở chặng đường phát triển mới của quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia ngoài còn tạo sở nâng cao quan hệ đoàn kết và phối hợp chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương Những thắng lợi vang dội của nhân dân ba nước Đông Dương Đông Xuân 1953 - 1954, đỉnh điểm là chiến thắng Điện Biên Phủ, nước Pháp phải đồng ý ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ vào ngày 21 tháng năm 1954 qua đó Pháp và các nước tham gia hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương4 Chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ đã thể hiện được tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương nói chung và mối quan hệ mật thiết giữa Việt Nam và Lào nói riêng 1.2.3 Giai đoạn 1954 - 1975 Mỹ là thành phần tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ nhiên lại không ký kết vào hiệp định, vẫn từng bước thực hiện âm mưu xâm lược miền Nam Việt Nam và Lào Trên tình thần đó, việc thành lập Đảng Nhân dân Lào tháng năm 1955 đã tạo sở vững chắc nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào kháng chiến ở Lào đồng thời cũng là nhân tổ có ý nghĩa quyết định sự thúc đẩy quan hệ đoàn kết giúp đỡ lẫn giữa hai nước Việt - Lào Trước sự can thiệp trắng trợn của đế quốc Mỹ đối với Lào, lãnh đạo cấp cao của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Lào đã tích cực xây dựng và phát triển lực lượng mọi mặt để sẵn sàng chuyển sang hoạt động quân sự rộng rãi cả nước Sau nhiều thất nặng nề của Mỹ buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1962 đã cho thấy sự Thư của Hoàng thân Xu-pha-na-vông gửi cụ Lê Thước đề ngày tháng 11 năm 1951 Phòng tư liệu viện nghiên cứu Đông Nam Á Mỹ là thành phần tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ không ký vào Hiệp định lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản, sự đấu tranh mạnh me của dân và quân Lào cũng sự đoàn kết gắn bó giữa hai dân tộc Việt - Lào đồng chí Cay-xỏn-phôm-vi-hản đã phát biểu cuộc hội đàm giữa Đảng Nhân dân Lào và Đảng Lao động Việt Nam (12/1968) đã nhấn mạnh: “Sự giúp đỡ của Việt Nam cho cách mạng Lào hết sức tận tình và vơ tư Việt Nam giúp Lào vật chất và xương máu Xương máu của nhân dân Việt Nam nhuộm đỏ khắp nơi đất nước Lào nền độc lập của Lào… Sự giúp đỡ của Việt Nam đối với Lào xây dựng nên mối quan hệ đặc biệt, thực tế là vận dụng đắn chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản”5 Những chiến thắng to lớn dưới sự liên minh giữa hai dân dân tộc Việt - Lào từ năm 1968 đến 1973 về nhiều mặt như: quân sự, chính trị, ngoại giao, lĩnh vực xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa đã góp phần buộc chính phủ Viêng Chăn phải ký kết Hiệp định “lập lại hoà bình và thực hiện hịa hợp dân tộc Lào” (21/2/1973), mở hội mới cho liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào đẩy mạnh đấu tranh giành thắng lợi hoàn toàn Từ năm 1973 đến năm 1974, dưới sự phối hợp chặt che và hiệu quả giữa Việt Nam và Lào đã làm cho thế và lực của cách mạng Lào ngày càng lớn mạnh vượt bậc buộc Chính phủ liên hiệp Lào phải chấp nhận Cương lĩnh chính trị 18 điểm và Chương trình hành động 10 điểm Mặt trận Lào yêu nước đưa (12/1974) Trước thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam, Campuchia, Bộ Chính trị Đảng nhân dân cách mạng Lào quyết định phát động cả nước nổi dậy đoạt lấy chính quyền và đã giành thắng lợi hoàn toàn Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đời (12/1975) chính là thắng lợi to lớn của nhân dân Lào và đồng thời cũng là thắng lợi của quan hệ hai quốc gia Việt - Lào, giúp cho mối quan hệ giữa hai nước càng trở nên khắng khít hơn, sâu đậm hơn, gắn bó keo sơn nữa 1.2.4 Giai đoạn 1975 – 1986 Sau năm 1975, quan hệ Việt - Lào đã có nhiều sự thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp Cả hai nước từ cùng chiến đấu đánh đuổi chung một kẻ thù để giành độc lập thì Dẫn theo Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 – 2007, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2001, tr.439 nước và đề những đường lối mới xây dựng đất nước giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việc xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của Việt Nam và Lào đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Việt – Lào bước sang giai đoạn phát triển mới, phát triển cao nữa Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ được ký năm 1992 đã đề Chiến lược hợp tác về kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào Chiến lược này chính là sở, là nền tảng để hai bên phối hợp xây dựng và quyết định các chương trình và dự án kế hoạch hợp tác cùng phát triển đến năm 2000 Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT - LÀO TƯ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2018 Bước vào thế kỷ XXI, bối cảnh khôi phục kinh tế sau khủng hoảng tài chínhtiền tệ châu Á năm 1997 và sự dịch chuyển đầu tư và trao đổi thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, quan hệ hợp tác Việt - Lào chuyển sang giai đoạn mới, chịu sự tác động trực tiếp của quá trình hội nhập quốc tế và khu vực mà trọng tâm là tự hóa thương mại Việt Nam và Lào đều là những thành viên mới của ASEAN 6, nhiên đã sớm nắm bắt được tình hình và thông qua ASEAN cả hai nước chủ động tham gia vào các chương trình hợp tác Đông Á, đồng thời tích cực hưởng ứng các phương thức hợp tác ASEAN+1, ASEAN+3,… sở sự mở rộng của khu vực thương mại tự ASEAN (AFTA), những nỗ lực của các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng kể từ cuối 2015 Với những điều kiện mới của bối cảnh quốc tế và khu vực, Việt Nam và Lào có hội khai thác vị trí địa lý, tiềm và lợi thế của riêng mỗi nước nhằm bổ sung cho cùng phát triển vì vậy cả hai nước cùng ký Thỏa thuận chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật giai đoạn 2001-2010 và Sáu chương trình hợp tác trọng điểm giai đoạn 2006-20108 2.1 Trên lĩnh vực chính trị và dối ngoại Quan hệ hợp tác trị: Xác định chủ trương chiến lược đa dạng hóa quan hệ quốc tế nhằm thúc đẩy nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam và Lào, ngoài việc mở rộng quan hệ với các nước khác khu vực và thế giới, lĩnh vực quan hệ đối ngoại, hợp tác Tháng năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN; hai năm sau (tháng năm 1997), đến lượt Lào gia nhập chính thức tổ chức này Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 tổ chức tại Kuala Lumpur ngày 22-11-2015 đã Tuyên bố chung về thành lập Cộng đồng ASEAN từ ngày 31-12-2015 Sáu chương trình hợp tác trọng điểm giai đoạn 2006-2010 gồm: Chương trình 1: Hợp tác giáo dục - đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; Chương trình 2: Hợp tác phát triển bền vững vùng biên hai nước; Chương trình 3: Hợp tác thông tin, văn hóa, tư tưởng; Chương trình 4: Phát triển thương mại, đầu tư; Chương trình 5: Hợp tác kết nối mạng sở hạ tầng, dịch vụ, du lịch giữa hai nước; và Chương trình 6: Duy trì hoạt động và nâng cao lực các chương trình, dự án phục vụ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào được đẩy mạnh toàn diện cả ba kênh: đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân Cả hai nước đều chủ trương tăng cường quan hệ hợp tác về chính trị, trì các cuộc gặp hằng năm giữa lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, trung bình mỗi năm có khoảng 200 đoàn qua lại trao đổi, thăm viếng lẫn Hai bên thống nhất nhanh chóng xây dựng Định hướng chiến lược hợp tác đến năm 2020 và Chương trình hợp tác từ năm 2001 đến 2010 Hai bên nhất trí phối hợp cùng nghiên cứu biên soạn Công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt và liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007” nhằm đúc kết các bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc xây dung, vun đắp và phát triển quan hệ đặc Biệt Việt- Lào lên một tầm cao mới Ngoài còn hoàn thành Công trình biên soạn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào (1930 -2007) nhằm tuyên truyền về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào Về mặt ngoại giao: Việt Nam và Lào đã phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả chế tham vấn cấp Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam hỗ trợ tích cực để Lào lần đầu tiên với vai trò nước chủ nhà tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM9 9) vào năm 2012, ủng hộ Lào gia nhập vào WTO 10, hỗ trợ cho Lào vai trò Chủ tịch ASEAN 2016 và tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng năm 2016 Hai bên thường xuyên gặp gỡ và trao đỗi về các vấn đề đáng quan tâm cả khu vực và quốc tế như: môi trường chiến lược tại châu Á – Thái Bình Dương, hợp tác ASEAN, tiểu vùng sông Mê Công, vấn đề Biển Đông, … nhất trí tiếp tục phối hợp chặt che tại các diễn đàn khu vực và quốc tế nhằm góp phần nâng cao vị thế quốc tế của mỗi nước Ngoài hoạt động đối ngoại của chỉnh phủ hai bên thì hoạt động đối ngoại nhân dân là kênh đối ngoại được cũng được hai nước quan tâm thường xuyên Hai bên đã tổ chức ASEM viết từ The Asia-Europe Meeting (Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu hay Diễn đàn hợp tác Á–Âu) chính thức thành lập vào năm 1996 10 WTO viết tắt World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới) chính thức được thành lập vào năm 1995 nhiều cuộc mít tinh, nhiều hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao 11 Trong các cuộc viếng thăm, gặp gỡ giữa các địa phương khu vực giáp biên, cả hai thường trao đổi với về tư tưởng, lý luận, công tác dân vận,… góp phần làm cho mối quan hệ đó ngày càng vào chiều sâu với nội dung thiết thực và có hiệu quả Lĩnh vực quan hệ đối ngoại giữa Viêt Nam và Lào từ năm 2001 trở tiếp tục tăng cường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đem lại nhiều kết quả rất khả quan Cả Việt Nam và Lào đều hết sức coi trọng mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, cam kết giữ vững và không ngừng phát triển truyền thống tốt đẹp đó 2.2 Hợp tác lĩnh vực quốc phòng – an ninh Việt Nam và Lào tiếp tục khẳng định hợp tác lĩnh vực quốc – an ninh là một những cột trụ hết sức quan trọng quan hệ đặc biệt giữa hai nước Điểm nổi bật thời gian này là công tác phòng thủ an ninh của các lực lượng an ninh và quân đội hai nước chống lại lực lượng phản động lưu vong tìm cách chống phá cách mạng Lào và Việt Nam đạt hiệu quả khá cao Điển hình là những năm 2000-2007, một số phần tử phản động nước Lào được các thế lực thù địch bên ngoài hỗ trợ đã gây một số vụ nổ, phục kích ở một vài địa phương đều bị lực lượng an ninh Lào phối hợp chặt che với lực lượng an ninh Việt Nam ngăn chặn kịp thời như: vụ đánh cửa khẩu Văng Tàu (Chămpaxắc, 7/2000); vụ gây rối trật tự an ninh ở Viêng Chăn (7/2000); vụ bạo loạn vũ trang ở Hủa Phăn (2003); vụ gây rối ở Bò Kẹo (7/2007) Sự hợp tác có hiệu quả giữa Việt Nam và Lào đã làm tăng cường nữa sự tin cậy, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân và Quân đội hai nước Hai bên phối hợp thực hiện tốt việc hợp tác xây dựng tuyến biên giới Việt Nam– Lào ổn định và phát triển bền vững, hoàn thành Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc 11 Triển lãm “Sách báo – Mùa xuân hữu nghị Việt Lào” tháng năm 2012; Hội diễn văn nghệ quần chúng người Việt Nam tại Lào tháng - 2012; Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam – Lào lần thứ tại Việt Nam tháng 2012; tổ chức nhiều cuộc nói chuyện tại các quan trung ương và địa phương nhằm tuyên truyền sâu rộng mối quan hệ hai nước; tổ chức cuộc thi tìm hiểu ‘Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt – Lào, Lào – Việt Nam với số lượng người tham gia đông đảo Chuyến thăm hữu nghị nước CHDCND Lào tháng 4-2017 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được coi là hoạt động chính thức mở đầu cho các hoạt động lớn kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào năm 2017 quốc giới Việt Nam – Lào12, ký các văn kiện mang tính pháp lý quan trọng là “Nghị định thư về đường biên giới và mốc giới Việt Nam - Lào” và “Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa biên giới đất liền Việt Nam - Lào” (16/3/2016); phối hợp triển khai thực hiện Thỏa thuận cấp cao Chính phủ về giải quyết vấn đề người di cư tự và kết hôn ngoài giá thú khu vực biên giới hai nước 13 Việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ cũng được hai Bộ Quốc phòng tích cực phối hợp thực hiện Chỉ giai đoạn 2011 – 2016, các đội quy tập mộ liệt sĩ của Việt Nam được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân Lào đã đưa về nước 2.504 hài cốt liệt sĩ Việt Nam cũng đã quy tập được hài cốt quân nhân và lưu học sinh Lào hy sinh hoặc mất thời gian học tập, công tác tại Việt Nam và đưa vào Nghĩa trang liệt sĩ Đồng Tâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa14 Sự hợp tác, giúp đỡ lẫn giữa Việt Nam và Lào lĩnh vực quốc phòng - an ninh đã tạo một những nhân tố bản thường xuyên bảo đảm lợi ích trực tiếp về an ninh và phát triển của mỗi nước, không chỉ tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh và khả phòng thủ của mỗi bên, mà còn làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, đồng thời góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới ở hai nước 2.3 Hợp tác lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ Dựa sở “Thỏa thuận Chiến lược về Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Giáo dục, Khoa học kỹ thuật giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2011 - 2020” được ký tại Hà Nội tháng năm 2011, hai bên cùng tiến hành sữa đổi, bổ sung các văn bản thỏa thuận, cùng phối hợp xây dựng các chế, chính sách mới phù hợp với luật pháp và tình hình thực tế của mỗi nước bối cảnh hội nhập quốc tế Chính phủ Việt Nam và Lào khuyến khích các tổ chức, địa phương hai bên hợp tác và giúp đỡ các lĩnh vực là thế mạnh của mình để cùng phát triển Ngày 15 tháng năm 2016, cuộc hội đàm, Thủ tướng Việt Nam là 12 Hai bên đã tôn tạo, cắm mới 905 vị trí, tương đương 1.002 cột mốc và cọc dấu, đó cắm bổ sung 168 cọc dấu 13 Hiện có 1.632 người Lào, 5.836 người Việt Nam di cư tự và kết hôn ngoài giá thú sinh sống tại vùng biên mỗi nước 14 Báo Quân đội nhân dân ngày 8-6-2012, Báo điện tử VTV.vn ngày 6-6-2016 Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lào là Thoonglun Xixulít đã nhất trí và đạt được nhiều mục tiêu quan trọng Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật Việt - Lào giai đoạn 2011-2020 Đặc biệt, Hiệp định về hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Lào giai đoạn 2011- 2015 đã được triển khai và hoàn thành tốt mong đợi Cả hai Thủ tướng đều khẳng định se phối hợp để tổ chức thực hiện tốt các thoả thuận về tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cũng các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư; triển khai Kế hoạch hợp tác giữa hai Chính phủ năm 2016 và Hiệp định hợp tác song phương Việt Nam- Lào giai đoạn 2016 – 2020 Hợp tác về đầu tư giữa Việt Nam và Lao giai đoạn này cũng có bước tiến triển mới, thiết thực và đem lại nhiều hiệu quả nhờ vào sự đổi mới quy hoạch cũng chất lượng của các chương trình hơp tác hay dự án đầu tư Sự kiến đánh dâu sự chuyển biến về hợp tác đầu tư là tháng 12 năm 2012, tại tỉnh Vĩnh Phúc (Việt Nam), Việt Nam và Lào đã ký Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về Chiến lược hợp tác Việt Nam – Lào tại hai tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào đến năm 2020 Thỏa thuận này đã giúp cho việc hợp tác đầu tư của hai bên ngày càng dễ dàng hơn, quy mô ngày càng lớn và góp phần đưa sự hợp tác đầu tư của hai nước có nhiều bước phát triển mới góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Hợp tác về thương mai Việt - Lào: hai bên cùng thống nhất tiếp tục đề án phát triển thương mại giữa hai nước, tạo thuận lợi cho việc tổ chức Hội chợ thương mại Việt NamLào nhiều năm tiếp theo Kim ngạch hai chiều năm 2011 đạt 734 triệu USD, thì đến năm 2015 đạt 890 triệu USD; năm 2016 đạt 823,4 triệu USD (Việt Nam nhập khẩu từ Lào 345,4 triệu USD, Xuất khẩu sang Lào 478 triệu USD), điều này đã cho ta thấy sự hợp tác về thương mai giữa hai nước Việt - Lào đã và phát triển thế nào Ngoài hai nước cũng tiến hành phối hợp nghiên cứu và xây dựng “Đề án Tổng thể phát triển Thương mại Việt Nam – Lào giai đoạn 10 năm (2017 – 2026)” nhằm tìm kím những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhậu khẩu giữa hai nước Về giao thông vận tải: Cả Việt Nam và Lào đều có sự quan tâm đặc biệt tới sự đảm bảo kết nối giao thông đường bộ ở các tuyến đường huyết mạch qua biên giới và các trục đường nối liền với các cảng biển của Việt Nam nhằm phục vụ cho đầu tư, thương mại của hai nước Phối hợp xem xét việc bổ sung tuyến đưởng vào Hiệp định GMS - CBTA 15 Ngoài còn nhanh chóng đẩy nhanh tiến trình làm thủ tục cần thiết để mở tuyến đường từ Hà Tĩnh Khăm Muộn (Lào) đến Nakhon Phanôm (Thái Lan) và ngược lại Việt Nam và Lào cùng phối hợp chặt che với và với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công nhằm quả lý, khai thác có hiệu quả, lâu dài nguồn nước sông Mê Công Hợp tác về giáo dục - đào tạo: công tác đào tạo đội ngũ cán bộ cho Lào ngày càng được tăng cường về số lượng cũng chất lượng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của Lào; các sở đào tạo lưu học sinh Lào tại Việt Nam được đầu tư nâng cấp cũng chất lượng học tập lưu học sinh Lào theo diện Hiệp định có chuyển biến tốt Việt - Lào tiếp tục triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu hợp tác Việt- Lào lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020”, thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Việt tại Lào và ngược lại Hợp tác các lĩnh vực khoa học- công nghệ, thông tin trùn thơng, lao động, văn hóa nghệ tḥt, thể thao du lịch được hai bên quan tâm và thực hiện Việt Nam đã tổ chức động thổ xây dựng bệnh viện hữu nghị tại tỉnh Hủa Phăn trị giá khoảng 20 triệu USD và bệnh viện tại tỉnh Xiêng Khoảng trị giá khoảng 17 triệu USD Việt - Lào đã ký thỏa thuận hợp tác nghiên cứu và đào tạo về khoa học xã hội và nhân văn nhằm góp phần tăng cường thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của hai nước 2.4 Hợp tác giữa các địa phương và hợp tác biên giới Hợp tác giữa các địa phương: các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, giao lưu học hỏi lẫn nhằm phát triển hợp tác toàn diện nhiều lĩnh vực như: kinh tế, thương 15 GMS – CBTA viết tắt của Greater Mekong Subregion - Cross Border Transport Agreement (Hiệp định vận tải qua lại biên giới của các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng) mai, đầu tư, du lịch, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, y tế, quốc phòng - an ninh… giữa các tỉnh biên giới Việt - Lào tiếp tục phát triển và mang lại nhiều hiệu quả Hợp tác giữa các địa phương vừa là phát triển kinh tế - xã hội mỗi địa phương, vừa củng cố thêm nền tảng quan hệ đặc biệt Việt - Lào mọi phương diện Hợp tác phát triển bền vững biên giới: Nhà nước cũng chính quyền địa phương ở các tỉnh giáp biên giới của cả hai nước đều chú trọng xây dựng tuyến biên giới Việt- Lào ổn định và phát triển toàn diện Luôn kiên quyết đấu tranh phòng ngừa và ngăn chăn kịp thời các hoạt động của các thế lực thù địch và ngoài của mỗi nước lợi dùng các vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền để chống phá, chia re mối quan hệ giữa hai nước Việc tăng cường kiểm tra các tuyến biên giới, các cửa khẩu nhằm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, nạn buôn lậu, vận chuyển ma túy và một số vấn đề tiêu cực khác ngày càng đẩy mạnh Khẩn trương hoàn thành các thủ tục để thực hiện hai văn kiện pháp lý được ký tại Hà Nội vào tháng năm 2006 là Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa biên giới Việt Nam – Lào và Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam – Lào TIỂU KẾT Quan hệ đặc biệt Việt - Lào từ năm 2001 đến đã có được những bước tiến dài và nhiều thành quả vô cùng to lớn Bằng quyết tâm của Đảng, Nhà nước cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các địa phương và nhân dân hai nước, quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhiều lĩnh vực từ hợp tác về chính trị, ngoại giao, quốc phòng - an ninh đến hợp tác văn hóa, khoa học - kỹ thuật … góp phần thúc đẩy một cách mạnh me công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc ở mỗi nước Trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, quan hệ Việt - Lào có những bước thay đổi theo chiều hướng tích cực, hai nước xác định tập trung vào những lĩnh vực thế mạnh và điều kiện thuận lợi bản của riêng mỗi nước có sự ưu đãi cho nhau, phù hợp với khả của mỗi nước Các thỏa thuận, hiệp định được ký kết của hai nước tào thành một hệ thống chế hợp tác và khung pháp lý quan trọng để cả hai nước đều áp dụng được, nhờ đó tính hiệu quả của quan hệ Việt - Lào được chú trọng và nâng lên rõ rệt, góp phần làm nâng cao vị thể của cả hai Đảng, hai nhà nước, đóng góp một cách tích cực cho nền hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển ở khu vực nói riêng và thế giới nói chung Chặng đường 85 năm bảo vệ và phát triển mối quan hệ Việt - Lào đã đạt được những thành tựu cực ky to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử vô cùng sâu sắc Chặng đường đó cũng chính là quãng thời gian thử thách mối quan hệ Việt - Lào keo sơn, bền lâu và vững chắc Cả hai nước Việt Nam và Lào đều dành cho những ưu tiên cao nhất mối quan hệ của hai nước, đồng thời bảo đảm tôn trọng tính pháp lý của và những thông lệ quốc tế Chính điều đó lại càng khẵng định mối quan hệ Việt - Lào là tài sản chung vô giá của hai Đảng, hai dân tộc, hai quốc gia, là quy luật tồn tại và phát triển, là quan hệ sống còn và là nguồn lực quan trọng nhất đối với sự nghiệp bảo vệ, phát triển ở mỗi nước Chương 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ VIỆT - LÀO 3.1 Những thuận lợi của quan hệ Việt - Lào Vị trí địa lý: Việt Nam và Lào là hai q́c gia thuộc bán đảo Đông Dương và cùng dựa lưng vào dãy núi Trường Sơn với biên giới hơn 2300km, trải dài qua 10 tỉnh ở mỗi nước Với đường biên giới dài vậy có thể nói là điều kiện thuận lợi quan trọng giúp cho việc liên minh chống giặc ngoại xâm ở giai đoạn trước và giao thương buôn bán ở giai đoạn sau giữa hai nước phát triển Giai đoạn 1930 - 1945, cách mạng của Việt Nam - Lào đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân cả hai nước cùng sát cánh, đoàn kết đấu tranh chống thực dân Pháp và giành độc lập cho dân tộc mình Nhân dân Việt - Lào chớp thời và giành chiến thắng khởi ngĩa tháng năm 1945 Chiến thắng tháng năm 1945 chính là ky tích của mối quan hệ Việt - Lào, đồng thời củng góp phần nâng cao tầm quan hệ giữa hai nước Giai đoạn 1945 – 1975, sự liên minh Việt - Lào đấu tranh chống thực dân Pháp sang xâm lược lần hai cũng chống thực dân Mỹ đã thể hiện rõ nét về mối quan hệ keo sơn, gắn bó quyết tâm giành độc dân tộc của hai nước Với thắng lợi vĩ đại của hai dân tộc Việt - Lào diễn vào năm 1975, kết thúc hoàn toàn cuộc chiến đấu chống thực dân xâm lược Đường Trường Sơn các giai đoạn đấu tranh chống thực dân (1930 - 1975) là tuyến đường huyết mạch, là tuyến đường vận chuyển người và của từ Bắc Việt Nam chi viện cho chiến trường ba nước Đông Dương, ngoài dãy Trường Sơn còn là nơi thiết lập cứ hậu cần khổng lồ và là nơi cung cấp vũ khí, hàng quân dụng, dân dụng cho các tiền tuyến Giai đoạn sau giải phóng (1976 - 2018), Do có đường biên giới dài nên việc giao thương giữa Việt - Lào cũng dễ dàng hơn, có nhiều cửa khẩu quốc tế như: Na Mèo (Thanh Hóa), Lao Bảo (Quảng Trị), Bờ Y (Kon Tum), … Việc nhân dân vùng biên giới hai nước thường xuyên trao đổi, buôn bán cũng góp phần không nhỏ cho việc thúc đẩy mối quan hệ Việt - Lào ngày mợt phát triển Văn hóa: có nét tương đồng giữa hai nước là giàu lòng nhân ái và yêu thương người, cả hai đều là những quốc gia đa dân tộc, có lịch sử phát triển lâu đời bán đảo đông dương Sự tương đồng giữa văn hóa làng - nước của người Việt và văn hóa bảnmường của người Lào bắt nguồn từ chính nền tảng chung của văn minh nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á Tuy Việt Nam và Lào có tiếng nói, văn tự khác nhau, lựa chọn nền văn hóa và sáng tạo khác những nét tương đồng thì vẫn thấy phổ biến nhiều mặt đời sống hàng ngày của cư dân Việt - Lào Các nền văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam và Lào dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm lẫn nhau, chia sẻ tâm hồn chung về các giá trị cộng đồng, coi trọng luật tục, tôn kính người già… 3.2 Những khó khăn của quan hệ Việt - Lào Trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào thì ngoài những điều kiện thuận lợi như: vị trí địa lý, chung một kẻ thù, tương đồng văn hóa củng có những khó khăn hạn chế nhất định Việt Nam và Lào đều là những nước phát triển, thiếu trầm trọng nguồn lực cho phát triển: Việt Nam và Lào đều là những nước thuộc địa nữa phong kiến, sau giành được độc lập thì điểm xuất phát của cả hai nước đều rất thấp Bản thân Việt Nam củng Lào gặp khá nhiều khó khăn về vốn, khoa học - công nghệ, thị trường xuất khẩu, nguồn lao động có chất lượng… Ngoài ra, cả Việt Nam và Lào đều là những nước mới chuyển đổi sang xây dựng nền kinh tế thị trường, bước đầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới nên còn thiếu kinh nghiệm, khó khăn việc tìm kím lợi thế Một nhân tố khác cũng gây ảnh hưởng không nhỏ quan hệ Việt - Lào đó là Lào là một nước dựa nhiều vào nguồn viện trợ và đầu tư bên ngoài Sự hỗ trợ của các nước bao trùm lên nhiều lĩnh vực khác của Lào từ sở hạ tầng, giáo dục đến y tế và phát triển nguồn nhân lực… Vì vậy việc lựa chọn nội dung hợp tác giữa Việt - Lào phải làm cho phù hợp, tránh tình trạng chồng chéo với các chương trình hợp tác giữa Lào với các nước khác Cơ sở hạ tầng yếu kém: Việt - Lào có chung đường biên giới khá dài (hơn 2300km) có điều kiện thuạn lợi để đẩy mạnh giao lưu, buôn bán… Tuy nhiên, sự phát triển sở hạ tầng mà trước tiên là hạ tầng giao thông còn khá nhiều hạn chế ở cả Việt Nam và Lào Mặc dù những năm qua, cả hai nước đều đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống giao thông giữa hai nước, nguồn vốn còn hạn chế nên nhìn chung hệ thống giao thông nối liền hai nước vẫn còn yếu Sự yếu kém của sở hạ tầng làm cho chi phí trao đổi hàng hóa giữa hai nước tăng cao, hiệu quả hợp tác còn thấp Đây cũng là nguyên nhân gây nhiều khó khăn việc triển khai hợp tác giữa hai nước Cơ chế hợp tác hai nước nhiều bất cập: cả Việt Nam và Lào đều có hệ thống pháp luật vẫn chưa thật hợp lý, còn nhiều sơ hở, thủ tục hành chính còn rườm rà, ỷ lại chịu sự ảnh hưởng của chế độ quan liêu, bao cấp kéo dài trước Yếu tố này cũng là một những nguyên nhân gây cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và cản trở quá trình hợp tác giữa hai nước Tác động tiêu cực từ các nhân tố bên ngoài: Hiện các thế lực thù địch vẫn muốn phá hoại quan hệ hợp tác hữu tốt đẹp Việt - Lào Một mặt thực hiện các chiêu bài của chiến lược “diễn biến hòa bình” (sử dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, sắc tộc, tôn giáo…), mặt khác tìm mọi cách xuyên tạc, chống phá mối quan hệ giữa hai nước một cách trực tiếp xúi giục nhân dân gây rối trật tự an ninh ở Viêng Chăn (7/2000), xúi giục nhân dân gây bạo loạn vũ trang ở Hủa Phăn (2003)… Ngoài còn phải kể đến sự can dự của các nước lớn đến vấn đề khu vực, quan hệ giữa hai nước 3.3 Khuyến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường quan hệ Việt - Lào Về trị: Tăng cường quan hệ hợp tác ở mọi cấp độ, trì các cuộc gặp cấp cao của hai Đảng, hai nhà nước hàng năm Tăng cường tiếp xúc, trao đổi các đoàn của Đảng, chính quyền với các đoàn thể nhân dân địa phương một cách hiệu quả Tiếp tục phát huy các cuộc giao lưu giữa các đoàn thể hai nước để đánh giá kết quả hợp tác cũng trao đổi kinh nghiệm phối hợp, kịp thời khắc phục những thiếu sót còn tồn tại và những vấn đề mới nảy sinh Các vấn đề q́c tế có liên quan: Tiếp tục đẩy mạnh sự hợp tác, phối hợp giữa hai nước các diễn đàn khu vực và quốc tế Thường xuyên thực hiện các hoạt động đối ngoại tinh thần tôn trọng chủ quyền, độc lập, tự chủ theo đường lối của mỗi Đảng, mỗi nhà nước Phối hợp chặt che việc thực hiện các cam kết và có sự đồng thuận các khuôn khổ hợp tác đa phương đối với những vấn đề có liên quan đến hai nước Về q́c phịng - an ninh: Hai nước cần chú trọng giúp đào ạ ovà bồi dưỡng cán bộ, tạo sự phối hợp chiến lược phòng thủ quốc giai, bảo vệ biên giới, ngăn chặn các thế lực thù địch, thế lực phản động, ngăn chặn các hoạt động tội phạm nhất là buôn ma túy và buôn lậu Về kinh tế, văn hóa, khoa học - cơng nghệ: Quan tâm đặc biệt tới sở hạ tầng mà nhất là việc bảo đảm kết nối giao thông đường bộ giữa hai nước Chủ động mở rộng hợp tác các lĩnh vực mà hai bên có điều kiện, có khả và có nhu cầu Hai nước cần tăng cường hợp tác giúp đỡ tinh thần ưu tiên, ưu đãi lẫn nhằm tận dụng và phát huy tối đa những lợi thế vốn có của hai nước Phải tận dụng triệt để nguồn vốn quốc tế nhằm nhanh chóng đưa nền kinh tế của hai nước lên góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước ngày càng gắn chặt Về luật pháp: Cả hai nước cố gắng sữa đổi, bổ sung các điều luật, giảm bớt sự rườm của thủ tục hành chính và ngày càng xóa bỏ sự ảnh hưởng của thời kì tập trung quan lieu bao cấp Về hội nhập kinh tế quốc tế: Hỗ trợ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, làm tăng khả xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam và Lào cần phối hợp chặt che nữa để có tiếng nói, quan điểm chung tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như: ASEAN, APEC, Liên hợp quốc… KẾT LUẬN Quan hệ Việt - Lào nảy sinh và phát triển sự trùng hợp mục tiêu cách mạng và tình nghĩa của hai dân tộc láng giềng ruột thịt là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bình đẳng, hữu nghị, giúp đỡ lẫn Điều đó đã trở thành động lực mạnh me, là cội nguồn sáng tạo và niềm tin tất thắng, biến sức mạnh tổng thể của cả hai dân tộc trở thành một sức mạnh to lớn để giải phóng và phát triển đất nước từ nô lệ, bị chia cắt, nghèo nàn, lạc hậu trở thành những dân tộc độc lập, tự do, thống nhất, có vị trí xứng đáng khu vực và quốc tế Trong thế chiến thứ hai, Việt Nam và Lào đã giành được độc lập, sau đó lại bị quân đội Pháp kéo tới xâm lược lần hai và sau đó là Mỹ với sức mạnh đoàn kết dân tộc, đoàn kết Việt Nam – Lào đã đập tan mưu đồ xâm lược và phá hoại của các thế lực thù địch, góp phần tạo lập môi trường hoà bình, hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia Đông Nam Á Trong lịch sử thế giới từ xưa tới nay, đã xuất hiện rất nhiều hình thức liên minh, đồng minh, hợp tác hoặc hình thành các cộng động quốc gia Nhưng xét về mọi phương diện, chỉ có mối quan hệ Việt - Lào là mang đầy đủ các yếu tố ưu việt về cách mạng và nhân văn dựa sở lý luận đúng đắn và nguyên tắc, phương pháp hợp lý về xây dựng phát triển mối quan hệ quốc gia - quốc tế, được sự lãnh đạo của hai Đảng,hai Nhà nước và nhân dân hai nước đồng thuận và cùng chung sức thực hiện, mang lại những thành tựu to lớn và tiến bộ vượt bậc về mọi mặt cho cả hai dân tộc Hiện thực lịch sử cho thấy sự bền vững và phát triển của quan hệ Việt - Lào chịu tác động quan trọng và trực tiếp của tình cảm thủy chung, sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào Tình cảm đó bắt nguồn từ đạo đức cách mạng của đảng viên, từ phẩm chất sạch và lực tương xứng với nhiệm vụ của người lãnh đạo và người đầy tớ thật trung thành của nhân dân mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào cần giữ gìn và phấn đấu thực hiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Tuyên huấn Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Lịch sử Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam (19302007), Tài liệu Tuyên truyền, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012 Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban Tuyên giáo Trung ương, Quan hệ đặc biệt Việt NamLào (1930 – 2017)… Nguyễn Đình Bá, (2002), Hợp tác đầu tư Việt Nam và Lào - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số https://tailieu.vn/doc/luan-van-thac-si-quoc-te-hoc-quan-he-viet-lao-nhung-nam-dau-theky-xxi-2006165.html http://www.vjol.info/index.php/khxhvn/article/viewFile/31111/26379 https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/dang-cong-san-viet-nam-voi-quan-he-viet-nam-lao-tunam-1986-den-nam-2010-145736.html https://tailieu.vn/doc/nhung-nhan-to-hinh-thanh-quyet-dinh-moi-quan-he-huu-nghi-dacbiet-viet-nam-lao-lao-viet-nam-1249515.html https://vietlaonews.com/quan-he-viet-nam-lao-phan-1/ http://download.elib.vn//3a41232016fa6a58fccc531f6a41c764/5ccaa380/source/2018/201 80328/truongtien_05/02050004644_0386.pdf http://thuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/7063/2/000000CVv243S82009038.p df

Ngày đăng: 27/06/2021, 09:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w