1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)

113 762 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU 0

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢNTRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO 3

1.1.2.1 Chức năng của lương và các khoản trích theo lương 4

1.1.2.2 Vai trò của lương và các khoản trích theo lương 6

1.1.2.3 Mục tiêu kiểm toán lương và các khoản trích theo lương 7

1.1.3 Đặc điểm về lương và các khoản trích theo lương 8

1.1.3.1 Các hình thức tiền lương, số lượng và thời gian lao động 8

1.1.3.2 Quỹ tiền lương 11

1.1.4 Tổ chức hạch toán lương, thưởng và thanh toán với người lao động 11

1.1.4.1 Chứng từ hạch toán lương, thưởng và thanh toán với người lao động 11

1.1.4.2 Sổ sách hạch toán lương, thưởng và thanh toán với người lao động 12

1.1.4.3 Tổ chức hạch toán tổng hợp tiền lương 13

1.1.5 Tổ chức hạch toán các khoản trích theo lương 14

1.1.5.1 Chế độ trích các khoản trích theo lương 14

1.1.5.2 Hạch toán các khoản trích theo lương 17

1.2 Quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báocáo tài chính 18

1.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 18

1.2.1.1.Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 19

1.2.1.2.Thu thập thông tin cơ sở 20

1.2.1.3.Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 20

1.2.1.4.Thực hiện thủ tục phân tích 20

Trang 2

1.2.1.7.Thiết kế chương trình kiểm toán 24

1.2.2.2 Thực hiện các thủ tục phân tích tiền lương và các khoản trích theo lương .281.2.2.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết lương và các khoản trích theo lương 29

1.2.3 Kết thúc kiểm toán 31

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN LƯƠNG VÀ CÁCKHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀICHÍNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀICHÍNH ACAGROUP 32

2.1 TỔNGQUANVỀ CÔNGTY TNHH KIỂMTOÁNVÀ TƯVẤNTÀICHÍNHACAGROUP THÀNH VIÊN HÃNG KIỂM TOÁN QUỐC TẾ KRESTON INTERNATIONAL 32

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 32

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và những thông tin chung của Công ty Kiểm toán vàTư vấn Tài chính (ACA Group) 32

2.1.1.2 Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup) trên chặng đườngphát triển 33

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 35

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 38

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 38

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban bộ phận 38

2.1.4 Đặc điểm tổ chức kiểm toán tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính(ACAGroup) 39

2.1.4.1 Chuẩn bị kiểm toán 43

2.1.4.2 Thực hiện kiểm toán 44

2.1.4.3 Kết thúc cuộc kiểm toán 44

2.2.1 Quá trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHHKiểm toán và Tư vấn tài chính (ACAGroup) đối với hai khách hàng ABC và XYZ 45

2.2.1.1 Kiểm toán lương và các khoản trích theo lương tại Quỹ ABC 45

2.2.1.2.Kiểm toán lương và các khoản trích theo lương tại Công ty XYZ 65

Trang 3

2.2.2 So sánh việc thực hiện kiểm toán tại Quỹ ABC và Công ty XYZ 79

Trang 4

2.2.3.1 Lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán 80

2.2.3.2 Thực hiện kiểm toán 86

2.2.3.3 Kết thúc kiểm toán 87

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUYTRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCHTHEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY ACAGROUPTHỰC HIỆN 88

3.1 Nhận xét chung về quy trình kiểm toán BCTC do Công ty Kiểm toán và Tưvấn tài chính ACAGroup thực hiện 88

3.1.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 88

3.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 90

3.1.3.Giai đoạn kết thúc kiểm toán 91

3.2 Nhận xét về qui trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lươngtrong kiểm toán BCTC tại Công ty kiểm toán ACAGroup 92

3.3 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán lương và các khoảntrích theo lương trong kiểm toán BCTC tại Công ty kiểm toán ACAGroup 93

3.3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và cáckhoản trích theo lương 93

3.3.2 Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và cáckhoản trích theo lương 95

3.3.2.1 Tăng cường việc tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 95

Trang 5

Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán đối với lương và các khoản trích theo lương 8

Bảng 1.2: Tổng hợp các thử nghiệm kiểm soát được áp dụng bởi kiểm toán viên 27

Bảng 1.3: Các thủ tục phân tích và đánh giá tổng quá lương và các khoản tríchtheo lương 29

Bảng 2.1: Các thông tin liên quan đến Công ty Kiểm toán ACAGroup 32

Bảng 2.2: Cơ cấu thành viên góp vốn của Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính(ACAGroup) 33

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2005, 2006, 2007 của Công ty 35

Bảng 2.4: Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ 50

Bảng 2.5: Bảng phân tích biến động về lương và các khoản trích theo lương trongnăm 2006 và 2007 51

Bảng 2.6: Bảng tính lương tại Quỹ 56

Bảng 2.7: Bảng phân tích biến động lương tại Công ty XYZ 68

Bảng 2.8: Bảng tổng hợp lương của kiểm toán viên 72

Bảng 2.9: Bảng tóm tắt sai phạm kiểm toán 75

Bảng 2.10: Bảng tổng hợp BXH, BHYT của kiểm toán viên tại Công ty XYZ 76

Bảng 3.1: Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ 97

Sơ đồ 1.1: Hạch toán tổng hợp tiền lương và thanh toán với người lao động 14

Sơ đồ 1.2: Hạch toán tổng hợp BHYT, BHXH 18

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Kiểm toán và Tư vấn tàichính (ACAGroup) 38

Sơ đồ 2.2: Phương pháp kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tàichính ( ACAGroup) 41

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ các bước tiến hành một cuộc kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểmtoán và Tư vấn tài chính (ACAGroup) 42

Sơ đồ 2.4: Ba giai đoạn của cuộc kiểm toán 80

Biểu 2.1: Phiếu yêu cầu cung cấp tài liệu 48

Biểu 2.2: Kiểm tra bảng chấm công và hợp đồng lao động 53

Biểu 2.3: Kiểm tra chi tiết lương 55

Biểu 2.4: Kiểm tra chi tiết thuế thu nhập cá nhân đối với công nhân viên 58

Biểu 2.5: Kiểm tra chi tiết thuế thu nhập vãng lai 60

Trang 6

Biểu 2.6: Kiểm tra chi tiết BHXH, BHYT, KPCĐ 63

Biểu 2.7: Tìm hiểu thông tin cơ sở, pháp lý Công ty XYZ 66

Biểu 2.8: Phiếu yêu cầu cung cấp tài liệu Công ty XYZ 67

Biểu 2.9: Kiểm tra bảng chấm công và hợp đồng lao động tại Công ty XYZ 69

Biểu 2.10: Kiểm tra chi tiết lương tại Công ty XYZ 71

Biểu 2.11: Kiểm tra chi tiết BHXH, BHYT tại Công ty XYZ 75

Biểu 2.12: Kiểm tra chi tiết thuế thu nhập cho người Việt Nam 77

Sơ đồ 3.1: Lưu đồ minh hoạ tổ chức tiền lương 99

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

Sau khi gia nhập WTO, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, cácthương hiệu trong nước với các doanh nghiệp, thương hiệu nước ngoài càng trởnên gay gắt Trong bối cảnh đó, để có thể tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệpViệt Nam cần chú trọng hơn tới các chính sách quản lý của mình đặc biệt là cácchính sách quản lý nhân viên sao cho việc trả lương phản ánh được đúng nhữngcông sức mà người lao động đóng góp cho công ty nói chung và cho nhà quản lýnói riêng Quá trình hạch toán lương và các chế độ liên quan đến tiền lương luônđược người lao động quan tâm, bởi khi họ được nhận một một khoản thù laoxứng đáng đó sẽ là nguồn động lực lớn giúp cho công ty đó ngày càng pháttriển, ngược lại nó cũng có thể là một trong những yếu tố quan trọng trongnhững quyết định thôi việc của mỗi nhân viên Sớm nắm bắt được tầm quantrọng của lương và các khoản trích theo lương đối với mỗi doanh nghiệp và đểcó những nhận xét đúng đắn đứng trên góc độ của một người làm kiểm toán cáckhoản mục lương và các khoản trích theo lương, Công ty Kiểm toán và Tư vấntài chính acagroup đã chú trọng xây dựng chương trình kiểm toán các khoảnmục về lương và các khoản trích theo lương Coi đây là một phần hành quantrọng trong khi kiểm toán tại mỗi doanh nghiệp.

Được sự hướng dẫn tận tình của Th.s Nguyễn Thị Hồng Thúy cùng cácanh, chị, cô, chú trong công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính ACAgroup em đã

hoàn thành tốt thời gian thực tập của mình với bài luận văn tốt nghiệp “Hoànthiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểmtoán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)” với nội

Trang 8

thực hiện bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính(ACAGroup)

Chương 3: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trìnhkiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương trongkiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấntài chính (ACAGroup) thực hiện

Mặc dù có nhiều cố gắng song kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế nênkhông tránh khỏi những sai sót Tuy nhiên, em hi vọng với những kiến thức cótrong bài sẽ giúp người đọc hình dung một cách tổng thể về quy trình kiểm toánkhoản mục lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tàichính do Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính ACAGroup thực hiện Qua đó,có thể nhìn nhận những mặt được và chưa được của quá trình kiểm toán cáckhoản mục đó tại ACAGroup để đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện việckiểm toán các khoản mục này là công cụ soát xét hiệu quả cho mỗi doanhnghiệp, góp phần hiệu quả quản lý cho các doanh nghiệp hiện nay.

Trang 9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN LƯƠNG VÀ CÁCKHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO

Theo từ điển tiếng Việt, tiền lương thực chất là tiền trả cho công nhân

viên để bù đắp sức lao động của họ Hiểu theo nghĩa rộng hơn “tiền lương là

biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp phảitrả cho người lao động theo thời gian và khối lượng công việc mà người laođộng đã cống hiến cho doanh nghiệp”.Như vậy, đối với người lao động tiền

lương là khoản thu nhập giúp người lao động trang trải các chi phí phát sinhtrong cuộc sống, còn đối với người sử dụng lao động đó là một khoản chi phíbuộc phải trả để duy trì sự hoạt động của doanh nghiệp Việc trả lương đúng đắnvà hợp lý sẽ có tác dụng điều hoà lợi ích của cả hai bên, người lao động sẽ sửdụng tiền lương như là một đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cựclao động, và là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động Do đó, một nhàquản trị giỏi là người biết cân bằng lợi ích giữa người lao động và lợi ích củadoanh nghiệp, sao cho người lao động hài long với mức lương họ nhận được vàdoanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tiền lương.

Bên cạnh tiền lương nhà nước còn quy định các chế độ để đảm bảo quyềnlợi cho người lao động đó là các khoản trích theo lương Các khoản trích theolương như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn và thuế thu nhậpcá nhân Những khoản này thường được trích dựa trên mức lương cơ bản củangười lao động

Trang 10

Bảo hiểm xã hội được hiểu là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phầnthu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặcmất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹtiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, gópphần đảm bảo an toàn xã hội Như vậy, Bảo hiểm xã hội là một nhu cầu kháchquan, nó thể hiện mối quan hệ giữa ba bên: bên tham tham gia, bên bảo hiểm xãhội và bên được bảo hiểm xã hội Bên tham gia bảo hiểm xã hội có thể chỉ làngười lao động hoặc cả người sử dụng lao động và người sử dụng lao động Bênbảo hiểm xã hội thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra vàbảo trợ Bên được bảo hiểm xã hội là người lao động và gia đình họ khi có đủcác điều kiện ràng buộc cần thiết

Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho những người cótham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh Quy mô của quỹphụ thuộc chủ yếu vào số lượng thành viên tham gia và mức đóng góp của mỗithành viên

Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho các hoạt động công đoàn ở côngty Kinh phí công đoàn được trích tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả chongười lao động và công ty phải chịu toàn bộ.

Thuế thu nhập cá nhân hay thuế dành cho người có thu nhập cao là loạithuế đánh vào thu nhập của cá nhân người lao động có mức thu nhập trên nămtriệu đồng đối với người Việt Nam, và trên tám triệu đồng đối với người nướcngoài theo Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 hướng dẫn thi hànhNghị định số 147/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

1.1.2 Chức năng, vai trò của lương và các khoản trích theo lương và mụctiêu kiểm toán các khoản mục trên

1.1.2.1 Chức năng của lương và các khoản trích theo lương

Thuê mướn và tuyển dụng nhân viên: Hoạt động thuê mướn hoặc tuyển

dụng nhân viên thường được thực hiện bởi phòng nhân sự Khi có nhu cầu tuyển

Trang 11

dụng phòng nhân sự sẽ có thông báo và tờ trình về vấn đề thuê mướn, tuyểndụng nhân viên Sau khi được sự phê duyệt của nhà quản lý phòng nhân sự sẽtiến hành phỏng vấn, kiểm tra và đưa ra kế hoạch sử dụng lao động Nhữngthông tin về người lao động như mức lương, hệ số, chế độ thưởng, phúc lợi vàtình hình đóng bảo hiểm…sẽ được lập thành hai bản, một bản được lưu vào hồsơ nhân viên cất trữ tại phòng nhân sự, một bản được gửi xuống phòng kế toánđể làm cơ sở tính lương.

Phê duyệt thay đổi mức lương, thưởng, các khoản phúc lợi: tất cả

những trường hợp thay đổi mức lương như đề bạt, thăng chức, thuyên chuyểncông tác…đều được ghi chép và có sự phê duyệt của phòng nhân sự Công tácnày nhằm đảm bảo tính chính xác của quá trình thanh toán lương Bên cạnh, đóbộ phận nhân sự phải thường xuyên có sự trao đổi với phòng kế toán để phòngkế toán nắm chắc những trường hợp mãn hạn hợp đồng, bị đuổi việc, hoặc thayđổi công tác, để phòng kế toán thực hiện tốt công tác tính lương cho người laođộng

Theo dõi và tính toán thời gian lao động và khối lượng công việc sảnphẩm hoặc lao vụ hoàn thành: quá trình theo dõi thời gian và khối lượng côngviệc hoặc sản phẩm lao vụ hoàn thành có ý nghĩa rất lớn cho công tác tínhlương

Thông thường, để theo dõi thời gian làm việc của người lao động doanhnghiệp thường sử dụng bảng chấm công Bảng chấm công được lập riêng chotừng phòng ban bộ phận, được treo công khai tại các phòng ban do trưởng,phòng làm nhiệm vụ chấm công Cuối mỗi kỳ tính lương các phòng ban gửibảng chấm công của mình cho phòng kế toán, phòng kế toán lấy đó làm căn cứđể tính lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên

Để theo dõi lương theo sản phẩm, một số đơn vị sản xuất thường sử dụngphiếu xác nhận sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành, cũng giống như bảng tínhlương phiếu có chức năng tính ra lương cho nhân viên theo sản phẩm

Trang 12

Tính lương và lập bảng tính lương: Căn cứ vào tất cả các chứng từ như

bảng tính lương, phiếu xác nhận sản phận hoặc lao vụ hoàn thành, và nhữngchứng từ khác liên quan đến lương, kế toán tiến hành tính lương, thưởng chongười lao động Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, thuếthu nhập cá nhân được tính theo đúng quy định của nhà nước Sau khi tính toánxong kế toán tiền lương sẽ lập thành hai mẫu là Bảng thanh toán tiền lương vàBảng thanh toán tiền thưởng.

Ghi chép sổ sách: Trên cơ sở là các bảng tính lương, tính thưởng và các

chứng từ gốc liên quan kế toán tiền lương tiến hành ghi sổ kế toán Quá trình ghisổ kế toán phải đảm bảo phản ánh đúng, đủ và chính xác tình hình tính lương vàthanh toán lương của doanh nghiệp

Thanh toán tiền lương và đảm bảo những khoản lương chưa thanhtoán: Các phiếu chi và séc chi lương được kế toán tiền lương viết rồi gửi cho

thủ quỹ, phiếu chi, hay séc chi lương được đánh số thứ tự và có sự ký duyệt củacấp trên Sau khi thủ quỹ kiểm tra các phiếu chi hoặc séc chi lương sẽ tiến hànhtrả lương, nhân viên sẽ ký nhận vào séc hoặc bảng thanh toán lương để xác nhậnhọ đã nhận đủ số tiền Séc hoặc phiếu chi lương được lưu trữ cẩn thận đó là căncứ pháp lý khi các cơ quan chức năng kiểm tra các vấn đề về tiền lương.

1.1.2.2 Vai trò của lương và các khoản trích theo lương

Lương và các khoản trích theo lương có vai trò quan trọng, tuy nhiênđứng trên những góc độ khác nhau lương và các khoản trích theo lương bộc lộnhững vai trò khác nhau:

Xét trong mối quan hệ với chủ thể lao động: Tiền lương là khoản thù

lao lớn đối với người lao động, người lao động sử dụng tiền lương của mình đểtrang trải cho những chi phí của bản thân, gia đình Do đó, xét với bản thânngười lao động tiền lương đóng một vai trò quan trọng là vật trao đổi ngang giácủa người lao động khi bán sức lao động của mình để đổi lấy những giá trị vậtchất khác.

Trang 13

Xét trong bản thân doanh nghiệp, và đối với các hoạt động tài chính

doanh nghiệp tiền lương có những vai trò chủ yếu sau:

Thứ nhất, lương và các khoản trích theo lương là một khoản chi phí

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp.

Thứ hai, quá trình tính lương và phân bổ tiền lương có ảnh hưởng lớn tới

nhiều chu trình khác của doanh nghiệp Việc tính lương và phân bổ lương khôngđúng sẽ dẫn đến việc tính sai giá trị dở dang của sản phẩm ảnh hưởng đến giávốn hàng bán của doanh nghiệp, ngoài ra việc trả lương không đúng sẽ làm chotiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng giảm, hoặc tăng không đúng so với tình hìnhthực tế của bản thân doanh nghiệp.

Thứ ba, tiền lương là một lĩnh vực chứa đựng nhiều gian lận, sai sót từ đó

có thể dẫn đến việc biển thủ một khoản tiền lớn của doanh nghiệp.

Qua đó, ta có thể thấy tiền lương đóng một vai trò quan trọng trong hoạtđộng tài chính của doanh nghiệp Việc quản lý tốt tiền lương sẽ dẫn đến nhữnghiệu quả tốt là đòn bẩy khuyến khích người lao động, ngược lại nếu công tácquản lý tiền lương còn nhiều bất cập có thể dẫn đến những tình trạng chảy máuchất xám như tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải Tiền lươngcũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của mộtdoanh nghiệp, và mức sống của người dân của mỗi quốc gia.

1.1.2.3 Mục tiêu kiểm toán lương và các khoản trích theo lương

Mục tiêu của kiểm toán giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa raý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính được lập trên cơ sở chuyển mực và chếđộ kế toán hiện hành hoặc có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnhtrọng yếu hay không Mục tiêu kiểm toán gồm hai loại đó là mục tiêu kiểm toánchung và mục tiêu kiểm toán đặc thù Mục tiêu kiểm toán chung được áp dụngcho tất cả các khoản mục kiểm toán giúp kiểm toán viên phân đoạn cuộc kiểmtoán một cách hợp lí và có hiệu quả Các mục tiêu kiểm toán đặc thù được xácđịnh trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm của khoản mục hay chu trình cần

Trang 14

được phản ánh Dưới đây là những mục tiêu kiểm toán lương và các khoản tríchtheo lương:

Mục tiêu kiểm toán chung Các nghiệp vụ về lương và các khoản trích theolương và những thông tin tài chính có liên quanđược ghi sổ phù hợp với nguyên tắc, chế độ kếtoán hiện hành.

Mục tiêu kiểm toán đặc thù

Tính hiệu lực Các nghiệp vụ về lương và các khoản trích theolương đã ghi chép thì thực sự tồn tại.

Trọn vẹn Tất cả các nghiệp vụ về lương và các khoản tríchtheo lương đã xảy ra đều được ghi chép đầy đủtong sổ sách và báo cáo kế toán.

Quyền và nghĩa vụ Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán lươngvà các khoản trích theo lương theo đúng chế độtài chính hiện hành.

Tính giá Việc hạch toán và thanh toán cho người lao độngđược thực hiện theo đúng đơn giá, cấp bậc, vàmức khoán theo hợp đồng lao động.

Phân loại và trình bày Chi phí tiền lương và các khoản trích trên lươngcho công nhân viên phải được trình bày trên cáctài khoản thích hợp

Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán đối với lương và các khoản trích theo lương

1.1.3 Đặc điểm về lương và các khoản trích theo lương

1.1.3.1 Các hình thức tiền lương, số lượng và thời gian lao động

Trang 15

Hình thức tiền lương theo thời gian là việc tính và trả lương cho người laođộng theo thời gian làm việc, theo ngành nghề, trình độ kỹ thuật chuyên mônnghiệp vụ Tuỳ theo tính chất lao động và mỗi ngành nghề sẽ có một thanglương, bậc lương khác nhau Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước thường ápdụng thang lương với 12 bậc lương, và mức lương tối thiểu nhà nước quy địnhlà 540.000 đồng Tuỳ vào tình hình kinh tế, mức độ lạm phát mà hàng năm nhànước sẽ điều chỉnh mức lương tối thiểu cho hợp lý

Các doanh nghiệp có thể tính lương theo giờ, ngày, hoặc theo tháng Theoluật lao độg người lao động làm việc không quá 8 giờ một ngày hoặc 48 giờ mộttuần Người lao động làm thêm giờ sẽ được trả lương theo đúng quy định củanhà nước, mức làm thêm có thể gấp 150, 200 lần mức lương bình thường Tuynhiên, cũng theo luật lao động người lao động có quyền thoả thuận làm thêm giờnhưng không được quá bốn giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm

Hình thức tính lương theo thời gian thường áp dụng với các doanh nghiệpkinh doanh thương mại, dịch vụ Hình thức tính lương theo thời gian dễ dàngtrong việc tính toán và theo dõi, tuy nhiên lại mang tính bình quân nhiều khikhông phù hợp với kết quả lao động thực tế của người lao động

Do đó, quá trình sử dụng thời gian lao động phải đảm bảo ghi chép phảnánh kịp thời chính xác số ngày công, giờ công làm việc thực tế của người laođộng Chứng từ ban đầu và quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao độngtrong doanh nghiệp là “Bảng chấm công” Bảng chấm công được lập cho từngphòng, ban bộ phận để ghi chép thời gian làm việc, nghỉ việc, vắng mặt củangười lao động theo từng ngày Bảng chấm công được đặt ở vị trí công khai đểngười lao động giám sát được thời gian lao động của mỗi người Bảng chấmcông được dùng để làm căn cứ để tính lương, tính thưởng cho từng người laođộng, và để tổng hợp thời gian lao động trong doanh nghiệp

Đối với các trường hợp ngừng việc vì bất cứ nguyên nhân gì đều phải làmBiên bản ngừng việc, trong biên bản ngừng việc phải ghi rõ nguyên nhân xảy ra

Trang 16

và người chịu trách nhiệm cho việc ngừng việc Biên bản ngừng việc sẽ làm căncứ cho để tính lương và xử lý các thiệt hại xảy ra

Đối với các trường hợp nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông…đềuphải có chứng từ nghỉ việc được sự phê duyệt của người có thẩm quyền, đểngười lao động có thể được các trường hợp trợ cấp, bảo hiểm theo đúng quyđịnh của nhà nước

Hình thức lương theo sản phẩm là việc thực hiện tính và trả lương chongười lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc hoànthành Tuỳ theo tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà hình thức tiền lươngtheo sản phẩm được vận dụng cụ thể khác nhau:

Hình thức tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, đây là

hình thức được sử dụng phổ biến để tính lương phải trả cho người lao động trựctiếp Hình thức này tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếptheo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách phẩm chất và đơn giá tiềnlương theo sản phẩm đã quy định, không chịu bất cứ sự hạn chế nào

Hình thức tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: là lương cho người lao

động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất.

Hình thức lương theo sản phẩm có thưởng có phạt: theo hình thức này

người lao động có tiền lương do trực tiếp sản xuất sản phẩm Tuy nhiên ngườilao động sẽ được thưởng thêm khi tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và sẽ bị phạtkhi làm hỏng hay lỗi sản phẩm.

Hình thức tiền lương sản phẩm thưởng luỹ tiến: theo hình thức này

ngoài lương theo sản phẩm trực tiếp, người lao động còn được hưởng thêm phầnthưởng tăng dần theo năng suất lao động Hình thức tiền lương này khuyếnkhích người lao động, và phát triển sản xuất

Hình thức khoán khối lượng công việc: hình thức này áp dụng cho

những công việc lao động giản đơn, có tính chất đột xuất, mang tính thời vụ nhưbốc dỡ nguyên vật liệu…

Trang 17

Hình thức khoán quỹ lương: theo hình thức này, căn cứ vào khối lượng

công việc của từng phòng, ban doanh nghiệp tiến hành trích quỹ lươngTiềnlương thực tế của từng nhân viên vừa phụ thuộc vào quỹ lương thực tế của từngphòng ban lại vừa phụ thuộc vào số lượng nhân viên trong phòng ban đó.

Công tác hạch toán theo kết quả lao động đảm bảo phản ánh chính xác sốlượng chất lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từngngười, từng bộ phận làm căn cứ chuẩn xác cho tính lương tính thưởng và xácđịnh năng suất lao động của nhân viên và toàn doanh nghiệp

Để hạch toán kết quả lao động, doanh nghiệp thường sử dụng một số cácchứng từ như Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Hợp đồnggiao khoán, phiếu báo hỏng…

1.1.3.2 Quỹ tiền lương

Hiểu một cách chung nhất, quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộtiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động mà doanh nghiệpquản lý và sử dụng Người ta thường chia quỹ lương thành các hình thức sau:

Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian

làm nhiệm vụ chính đã quy định cho họ.

Tiền lương phụ: là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian

không làm nhiệm vụ chính như nghỉ phép, đi họp…

Đối với doanh nghiệp kinh doanh chưa có lãi, chưa bảo toàn được vốn thìtổng quỹ lương của doanh nghiệp được phép chi không vượt quá lương cơ bảntính theo số lượng lao động thực tế tham gia vào quá trình sản xuất-kinh doanh

Đối với doanh nghiệp kinh doanh có lãi, đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn caothì phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Bảo toàn được vốn và không xin giảm khấu hao hoặc giảm khoảnphải nộp cho ngân sách nhà nước.

+ Tốc độ tăng của quỹ lương phải thấp hơn tốc độ tăng của tuỷ suấtlợi nhuận trên vốn Nhà nước cấp.

1.1.4 Tổ chức hạch toán lương, thưởng và thanh toán với người lao động

Trang 18

1.1.4.1 Chứng từ hạch toán lương, thưởng và thanh toán với người lao động

Để ghi chép phản ánh tình hình sử dụng lương, thưởng doanh nghiệp sửdụng hệ thống chứng từ như là một bằng chứng, là một giấy tờ căn bản ban đầulàm cơ sở để phản ánh lên sổ lương Chứng từ về lương bao gồm có một sốchứng từ sau:

Chứng từ phản ánh cơ cấu lao động: là loại chứng từ liên quan đến việc

thay đổi cơ cấu lao động trong doanh nghiệp Các chứng từ phán ánh cơ cấu laođộng bao gồm quyết định di chuyển, sa thải, quyết định bổ nhiệm bãi nhiệm,quyết định đề bạt …

Chứng từ phản ánh thời gian lao động: là loại chứng từ được sử dụng để

ghi chép thời gian thực tế làm việc, nghỉ việc, vắng mặt của người lao động theotừng ngày Chứng từ ban đầu và quan trọng nhất là Bảng chấm công, ngoài racòn có một số như chứng từ Biên bản ngừng việc, giấy nghỉ phép

Chứng từ phản ánh kết quả lao động: tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản

xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà sử dụng các loại chứng từ khácnhau, tuy nhiên chứng từ phản ánh kết quả lao động phổ biến là Phiếu xác nhậnsản phẩm hoặc công việc hoàn thành, và Hợp đồng giao khoán Bên cạnh đó,còn có một số chứng từ khác liên quan như Biên bản kiểm tra chất lượng, Phiếubáo hỏng, phiếu báo làm thêm giờ, thêm ca…

Chứng từ phản ánh thanh toán tiền lương và các khoản trích theolương: là loại chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương thưởng và phụ cấp cho

người lao động Các chứng đó bao gồm Bảng thanh toán tiền lương và cáckhoản trích theo lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán bảo hiểmxã hội, Bảng phân phân bổ tiền lương, Bảng phân phối thu nhập, Bảng theo dõicác khoản thanh toán tạm ứng đền bù và các chứng từ chi tiền như phiếu chi, sécchi tiền…

1.1.4.2 Sổ sách hạch toán lương, thưởng và thanh toán với người lao động

Trang 19

Sổ nhân sự: dùng để theo dõi các thông tin căn bản của mỗi nhân viên

trong doanh nghiệp như ngày bắt đầu làm việc, hồ sơ cá nhân, mức lương banđầu, các khoản khấu trừ được phê chuẩn và ngày ký và ngày kết thúc hợp đồng.

Sổ nhật ký tiền lương: dùng để ghi sổ các phiếu chi lương, trong đó ghi

rõ tổng số tiền lương, các khoản trích trên tiền lương và mức lương thực lĩnh.Các số liệu trên làm căn cứ để ghi sổ cái TK 334.

Sổ cái và sổ tiết TK334: dùng để theo dõi các khoản trích trên tiền lương,

phản ánh tình hình sử dụng và hạch toán lương tại mỗi doanh nghiệp.

1.1.4.3 Tổ chức hạch toán tổng hợp tiền lương

Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên là tài khoản được sử dụng đểhạch toán tổng hợp các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trảcho công nhân viên về tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, trợ cấp và các khoảnkhác mang tính chất thu nhập của công nhân viên Nội dung của tài khoản nàynhư sau:

Số trả thừa cho người lao động (Số đã trả >số phải trả)

Hạch toán tổng hợp tiền lương và tình hình thanh toán với người lao độngđược thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 20

TK111,112 TK334 TK622 Tiền lương

Thanh toán thu nhập cho NLĐ phải trả cho LĐTT TK335

TLNP thực tế Trích trước TK138 phải trả LĐTT TLNP của LĐTT

Khấu trừ khoản phải thu khác TK627 Tiền lương phải trả

TK141 cho nhân viên phân xưởng

Khấu trừ khoản tạm ứng thừa TK641 Tiền lương phải trả

TK338 trả cho nhân viên bán hàng

Thu hộ cho cơ quan khác TK642 hoặc giữ hộ NLĐ Tiền lương phải trả

cho nhân viên QLDN

Trang 21

TK241 Tiền lương thưởng phải trả Khi thực hiện XDCBD

TK431 Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng phải trả cho NLĐ

TK3383 BHXH phải trả cho NLĐ

Sơ đồ 1.1: Hạch toán tổng hợp tiền lương và thanh toán với người lao động

1.1.5 Tổ chức hạch toán các khoản trích theo lương

1.1.5.1 Chế độ trích các khoản trích theo lương

Các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ và thuế TNCN cómối quan hệ chặt chẽ với quỹ tiền lương vì đều là các khoản được trích trên tiềnlương do cơ quan chức năng quy định theo một tỷ lệ nhất định.

Quỹ bảo hiểm xã hội: quỹ này dùng để trợ cấp cho người lao động có

tham gia bảo hiểm khi họ mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạnlao động, hưu trí…Theo quy định hiện hành, quỹ bảo hiểm xã hội được hìnhthành bằng cách trích 20% trên tổng quỹ tiền lương cơ bản Trong đó, 15%người sử dụng lao động nộp cho người lao động và tính vào chi phí sản xuấtkinh doanh trong kỳ, 5% còn lại người lao động trực tiếp đóng Sau khi công tynộp bảo hiểm xã hội cơ quan bảo hiểm ứng lại 3% nhờ công ty trả hộ khi côngnhân viên ốm đau, thai sản, mất sức…

Theo điều 2 của Điều lệ bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm nước ta baogồm 5 chế độ: chế độ trợ cấp ốm đau; chế độ trợ cấp thai sản; chế độ trợ cấp tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và chế độ tử tuất

+ Chế độ trợ cấp ốm đau: được hưởng 75% lương cơ bản, thời gian

hưởng trợ cấp tuỳ thuộc vào từng ngành nghề và thời gian đóng bảo hiểm của

Trang 22

cán bộ công nhân viên Trường hợp người lao động bị mắc bệnh cần điều trị dàingày, nhưng sau 180 ngày còn phải điều trị thêm thì thời gian điều trị thêm đượchưởng trợ cấp bằng 70% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trướckhi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội 30 năm trở nên; bằng 65% mức tiềnlương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảohiểm xã hội dưới 30 năm.

+ Chế độ thai sản: Được bảo hiểm xã hội trả thay lương trong 4

tháng và trợ cấp thêm một tháng lương đóng bảo hiểm khi sinh Nếu có nhu cầungười lao động có thể nghỉ thêm nhưng phải có sự đồng ý của Công ty và khôngđược hưởng trợ cấp.

+ Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Được hưởng

100% tiền lương trong thời gian điều trị, trợ cấp chi phí khám chữa bệnh chongười lao động Tuỳ vào mức suy giảm khả năng lao động có các mức phụ cấpcụ thể phù hợp.

+ Chế độ hưu trí: Được áp dụng với điều kiện nam đủ 60 tuổi, nữ

đủ 55 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên Lương hưuhàng tháng được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức lương thángbình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội Nếu thời gian đóng đủ 15 năm thìlương hưu được tính bằng 45% mức lương tháng bình quân làm căn cứ đóngBHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội lương hưu sẽ được tínhthêm 2% nhưng mức lương hưu tối đa là 75% lương tháng bình quân làm căn cứđóng bảo hiểm xã hội và mức lương thấp nhất cũng bằng lương tối thiểu.

+ Chế độ tử tuất: Khi người lao động đang làm việc, nghỉ việc chờ

giải quyết hay nghỉ hưu bị chết thì người lo mai táng được nhận một khoản bằng8 tháng lương tối thiểu Nếu người chết đã có thời gian đóng bảo hiểm đủ 15năm thì nhân thân là con chưa đủ 15 tuổi, bố mẹ già đã hết tuổi lao động đượchưởng tiền tuất tháng Tiền tuất tháng bằng 40% lương tối thiểu, trường hợpnhân thân không có nguồn thu nào khác thì được hưởng 70% lương tối thiểu.

Trang 23

Nếu nhân thân không thuộc diện hưởng tuất tháng thì được nhận tiền tuất mộtlần.

Quỹ bảo hiểm y tế: sử dụng để trợ cấp cho những người có tham gia đóng

góp quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh Theo chế độ hiện hành, quỹ bảohiểm y tế được trích bằng 3% trên quỹ lương cơ bản Trong đó 2% chủ sở hữulao động nộp cho người lao động và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn1% người lao động trực tiếp nộp.

Bảo hiểm y tế trợ cấp cho các trường hợp ốm đau, tai nạn xảy ra bất ngờ,ngẫu nhiên được khám chữa bệnh nội trú tại các cơ sở y tế của nhà nước vớimức trợ cấp 100% Các trường hợp như tự tử, dùng ma tuý, say rượu, vi phạmpháp luật không được hưởng trợ cấp bảo hiểm y tế.

Kinh phí công đoàn: là nguồn tài trợ cho các hoạt động công đoàn ở các

cấp Theo chế độ hiện hành, kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trêntổng quỹ lương thực tế phải trả cho người lao động và doanh nghiệp phải chịutoàn bộ (tính vào chi phí sản xuất kinh doanh) Trong đó 1% nộp cho công đoàncấp trên, còn 1% chi tiêu kinh phí công đoàn tại cơ sở.

Thuế thu nhập cá nhân: là khoản thuế đánh vào những người lao động

có thu nhập cao nhằm phân phối lại thu nhập cho xã hội Cơ sở tính thuế là tổngthu nhập của người lao động và tỷ lệ tính thuế Theo quy định, mức khởi điểmchịu thuế thu nhập đối với cá nhân trong nước là trên 5 triệu đồng/tháng.

1.1.5.2 Hạch toán các khoản trích theo lương

Khi hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương như kinh phí côngđoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội kế toán sử dụng các tài khoản cấp hai sau:

Bên nợ: Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị hoặc nộp kinh phí công đoàn cho

công đoàn cấp trên

Bên có: Trích kinh phí công đoàn tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳDư có: Kinh phí công đoàn chưa nộp, chưa thực chi

Dư nợ: Kinh phí công đoàn vượt chi

Trang 24

TK3383 - Bảo hiểm xã hội

Bên nợ: Bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động hoặc nộp cho cơ quan bảo

Bên có: Trích bảo hiểm xã hội vào chi phí Sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc

trừ vào lương của người lao động

Dư có : Bảo hiểm xã hội chưa nộp cho nhà nướcDư nợ: Bảo hiểm xã hội chưa được cấp bù

Bên nợ: Nộp bảo hiểm y tế

Bên có: Trích bảo hiểm y tế tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc trừ vào

lương của người lao động

Dư có: Bảo hiểm y tế chưa nộp

Bên nợ: Nộp thuế thu nhập cá nhân

Bên có: Tính thuế thu nhập cá nhân đối với người lao độngDư có: Thuế thu nhập cá nhân chưa nộp

Việc hạch toán các khoản trích theo lương được thể hiện qua sơ đồ sau:

TK111, 112 TK3382,3383,3384 TK622 Nộp cho cơ quan quản lý quỹ Trích theo TL của LĐTT

tính vào chi phí

TK334 TK627 BHXH phải trả cho người lao động Trích theo TL của nhân viên trong doanh nghiệp phân xưởng tính vào chi phí TK111, 112, 152… TK641

Chi tiêu KPCĐ Trích theoTL của nhân viên tại doanh nghiệp bán hàng tính vào chi phí

TK642

Trang 25

Trích theo TL của nhân viên QLDN tính vào chi phí

TK334 Trích theo TL của NLĐ

trừ vào thu nhập của họ

TK111, 112 Nhận tiền cấp bù

của quỹ BHXH

Sơ đồ 1.2: Hạch toán tổng hợp BHYT, BHXH

1.2 Quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểmtoán báo cáo tài chính

1.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong bất cứ một cuộckiểm toán, lập kế hoạch đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực củatừng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và cógiá trị Đây là giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán mà kiểm toán viên cần phảithực hiện nhằm tạo những điều kiện cần thiết cho cuộc kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng quát và kếhoạch kiểm toán cụ thể gồm sáu bước sau:

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Thu thập thông tin cơ sở

Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý củakhách hàng

Trang 26

Sơ đồ 1.3: Các bước trong quá tình lập kế hoạch kiểm toán

1.2.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Trong giai đoạn chuẩn bị kế hoạch kiểm toán kiểm toán viên cần lưu ýcác vấn đề sau:

Đánh giá khả năng chấp nhận cuộc kiểm toán: kiểm toán viên cần phải

xem xét khả năng chấp nhận hay tiếp tục kiểm toán khách hàng có làm tăng rủiro và ảnh hưởng tới uy tín và hình ảnh của Công ty không? Như vậy, để đưa raquyết định chấp nhận duy trì hay từ chối một khách hàng kiểm toán viên phảixem xét đến tính độc lập, khả năng phục vụ khách hàng, tính liêm chính của banquản lý của khách hàng.

Nhận diện các lí do kiểm toán của công ty khách hàng: thực chất của

công việc này là xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáocủa họ

Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán: cần lựa chọn đội ngũ nhân viên

phù hợp với từng hợp đồng kiểm toán Trong đoàn kiểm toán cần phải có ngườiam hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và có khả năng baoquát được vấn đề.

1.2.1.2 Thu thập thông tin cơ sở

Kiểm toán viên cần thu thập những thông tin cơ sở nhằm đạt được nhữnghiểu biết ban đầu về hoạt động kinh doanh của khách hàng Trong giai đoạn nàyKiểm toán viên cần đánh giá những sai sót trọng yếu có thể xảy ra, qua đó Kiểmtoán viên có thể kiểm soát và đưa ra những thủ tục phân tích hay những thủ tục

Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán

Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi rokiểm soát

Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạnthảo chương trình kiểm toán

Trang 27

khác một cách thích hợp Một số những kỹ thuật giúp Kiểm toán viên thu thậpnhững thông tin cơ sở như sau:

+ Xem xét kết quả của cuộc kiểm toán trước có thể tham khảo ý kiến củacác Kiểm toán viên tiền nhiệm và hồ sơ kiểm toán chung

+ Tham quan nhà xưởng để có cái nhìn tổng thể về tài sản của doanhnghiệp

+ Nhận diện các bên hữu quan

+ Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài

1.2.1.3 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Những thông tin về nghĩa vụ pháp lí của đơn vị khách hàng giúp choKiểm toán viên hiểu rõ bản chất pháp lí có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanhcủa khách hàng Kiểm toán viên có thể thu thập những thông tin sau:

+ Giấy phép đăng ký kinh doanh và điều lệ công ty;

+ Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra củanăm hiện hành hay trong vài năm trước;

+ Biên bản họp hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc;+ Các hợp đồng và các cam kết quan trọng của các bên có liên quan.

1.2.1.4 Thực hiện thủ tục phân tích

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 thì “Thủ tục phân tích là

quá trình đánh giá các thông tin tài chính được thực hiện thông qua việc nghiêncứu mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu tài chính và dữ liệu phi tài chính.Nó bao hàm cả việc so sánh số liệu trên sổ với các số liệu ước tính của kiểmtoán Viên” Như vậy, việc thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế

hoạch kiểm toán sẽ giúp kiểm toán viên có thể xác định nội dung cơ bản củacuộc kiểm toán Báo cáo tài chính Tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất phức tạptrong hoạt động kinh doanh của khách hàng mà Kiểm toán viên sẽ thực hiện cácmức độ, phạm vi và thủ tục phân tích khác nhau

Các thủ tục phân tích được kiểm toán viên sử dụng gồm hai loại đó làphân tích ngang và phân tích dọc Trong đó, phân tích ngang là việc phân tích

Trang 28

dựa trên cơ sở so sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu báo cáo tài chính Phântích dọc là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉtiêu và khoản mục khác nhau trên báo cáo tài chính.

1.2.1.5 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

Đánh giá tính trọng yếu

Kiểm toán viên cần đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sótcủa Báo cáo tài chính có thể chấp nhận được, xác định được phạm vi và nhữngảnh hưởng của chúng nên Báo cáo tài chính để từ xác định được bản chất và quymô cuộc kiểm toán liên quan tới số lượng và chất lượng của bằng chứng kiểmtoán cần thu thập Trong thực tế để đánh giá một sai sót là trọng yếu hay khôngkiểm toán viên phải xem xét đánh giá cả về mặt giá trị (quy mô) và mặt bản chấtcủa sai sót đó Quy mô sai sót là một yếu tố quan trọng để xem xét mực độ saiphạm có trọng yếu hay không Tuy nhiên, quy mô của sai phạm mang tính chấttơng đối, một sai sót về tiền lương với quy mô nhất định có thể là trọng yếu đốivới một công ty nhỏ nhưng không trọng yếu đối với một công ty lớn hơn Dovậy, kiểm toán viên cần ước lượng mức trọng yếu ban đầu đối với từng kháchhàng, và phân bổ mức trọng yếu ban đầu đối với từng khoản mục là việc làm cầnthiết Bên cạnh, những ảnh hưởng về quy mô những sai sót nhỏ nhưng có tácđộng dây truyền làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thông tin trên báo cáo tàichính; các sai sót về tiền lương làm ảnh hưởng tới thu nhập sau thuế của doanhnghiệp…cũng được coi là trọng yếu.

Đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương xác định mứcđộ trọng yếu là một yếu tố quan trọng trong tổ chức công tác kiểm toán, nó gópphần soát xét tính chính xác và trung thực của các thông tin trên báo cáo tàichính nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu năng của công tác kiểm toán Tuy nhiên,mức trọng yếu đối với khoản mục lương và các khoản trích theo phụ thuộc vàonhiều nhân tố khác nhau:

Thứ nhất, tỷ trọng của tiền lương và các khoản trích theo lương với tổng

chi phí sản xuất kinh doanh.

Trang 29

Thứ hai, tỷ trọng của tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả

cuối kỳ với tổng các khoản phải trả.

Thứ ba, mối liên hệ giữa các chi phí tiền lương với các chu trình khác, ví

dụ như doanh nghiệp sản xuất tiền lương có ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn vàhàng tồn kho của doanh nghiệp

Thứ tư, sự cân nhắc, xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Thông thường đối với khoản mục lương và các khoản trích theo lươngkiểm toán viên thường xác định mức trọng yếu với qui mô tương đối lớn Tổngthể thường được chọn để xác định mức trọng yếu cho các khoản mục lương vàcác khoản trích theo lương thường là doanh thu hoặc giá vốn hàng bán.

Đánh giá rủi ro kiểm toán

Theo định nghĩa của nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế IAG 25 “Rủi ro

kiểm toán là rủi ro mà công ty kiểm toán và kiểm toán viên mắc phải khi đưa raý kiến nhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là các sai sótnghiêm trọng” Rủi ro kiểm toán thường gắn liền với rủi ro trong kinh doanh, do

đó để giới hạn rủi ro trong kinh doanh Kiểm toán viên phải kiểm soát chặt rủi rokiểm toán.

Rủi ro kiểm toán liên quan đến lương và các khoản trích theo lương gồmba loại:

+ Rủi ro tiềm tàng: là khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu trongbản thân các nghiệp vụ liên quan đến lương và các khoản trích theo lương Rủiro tiềm tàng đối với các khoản mục này liên quan đến bản chất kinh doanh củakhách hang, nếu khách hàng có số lượng lao động lớn, các hạch toán lương khácnhau và số lượng nhân viên được phân bố ở nhiều vùng miền sẽ ẩn chứa nhữngrủi ro liên quan đến tiền lương Bên cạnh đó, tính liêm chính của Ban Giám đốc,kết quả của các lần kiểm toán trước hay các ước tính kế toán cũng chứa đựngnhững rủi ro tiềm tàng liên quan đến khoản mục.

+ Rủi ro kiểm soát: là khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ củadoanh nghiệp được kiểm toán không phát hiện ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời

Trang 30

các sai phạm trọng yếu Một vài các nghiệp vụ về lương và các khoản trích theolương bị phản ánh sai, sự phê chuẩn liên quan đến sự thuyên chuyển nâng bậc,thôi việc, bãi nhiệm của nhân viên được thực hiện chưa chặt chẽ nhưng khôngcó sự phát hiện nào của nhân viên kế toán và các kiểm soát viên cho thấy sự yếukém của hệ thống kiểm soát nội bộ Kiểm toán viên không tạo ra rủi ro kiểmsoát cũng như không kiểm soát được chúng mà chỉ có thể đánh giá chúng và từđó đưa ra mức rủi ro kiểm toán thích hợp

+ Rủi ro phát hiện: là khả năng mà các thủ tục kiểm toán khôngphát hiện các sai phạm trọng yếu Rủi ro này thường xảy ra đối với các kiểmtoán viên mới vào nghề áp dụng các thủ tục kiểm toán không thích hợp hay pháthiện ra những bằng chứng nhưng không nhận thức được sai sót dẫn đến kết luậnsai

Trong kiểm toán báo cáo tài chính, trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mốiquan hệ chặt chẽ và ngược chiều nhau nghĩa là mức độ trọng yếu càng cao thìrủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại Nếu mức độ trọng yếu có thể chấp nhậnđược tăng lên thì rủi ro kiểm toán sẽ giảm xuống, vì khi giá trị sai sót có thểchấp nhận được tăng lên thì khả năng xảy ra sai sót đó sẽ giảm xuống bằngchứng thu thập sẽ ít đi và ngược lại.

Quá trình đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu có ý lớn cho toàn cuộc kiểmtoán, nó giúp kiểm toán viên nắm bắt được những rủi ro có thể xảy ra, xác địnhđược quy mô bằng chứng kiểm toán và thủ tục kiểm toán cần thực hiện.

1.2.1.6 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát

Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi rokiểm soát là một phần việc hết sức quan trọng mà mỗi kiểm toán viên thực hiệntrong một cuộc kiểm toán Rủi ro kiểm soát được đánh giá thông qua những hiểubiết về hệ thống kiểm soát nội bộ Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kếvà vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp và ngược lại Dođó, sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như sự đánh giá chính xác rủi

Trang 31

ro kiểm soát sẽ giúp cho kiểm toán viên xác định được các loại thông tin sai sótnghiêm trọng có thể xảy ra trên báo cáo tài chính, và xem xét được các nhân tốtác động đến khả năng để xảy ra các sai sót nghiêm trọng đó

1.2.1.7 Thiết kế chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc mà Kiểmtoán viên cần phải thực hiện, thời gian cần phải hoàn thành, sự phân công laođộng giữa Kiểm toán viên và các thủ tục cũng như dự kiến về những tư liệu cầnphải thu thập Tại các công ty kiểm toán chương trình kiểm toán thường đượcthiết kế thành ba phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắcnghiệm trực tiếp số dư

Thiết kế các trắc nghiệm công việc

Các thủ tục kiểm toán của trắc nghiệm công việc thường tuân theo bốnbước:

Xác định các mục tiêu kiểm soát nội bộ cho khoản mục lương và cáckhoản trích theo lương.

Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù, ở bước này kiểm toán viêncần nhận diện và phân tích các quá trình kiểm soát có ảnh hưởng lớn tối các mụctiêu kiểm soát đối với các khoản mục lương và các khoản trích theo lương nhằmmang lại tính hiệu quả cho cuộc kiểm toán

Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặcthù nói trên.

Cuối cùng kiểm toán viên cần thiết kế các trắc nghiệm công việc theotưng mục tiêu kiểm soát nội bộ có xét đến nhược điểm của hệ thống kiểm soátnội bộ và kết quả ước tính của thử nghiệm kiểm soát đối với các khoản mục tiềnlương.

Tuỳ vào đặc điểm của khoản mục lương và các khoản trích theo lương tạiđơn vị khách hàng mà kiểm toán viên có thể xác định được kích thước mẫu chọnvà các phần tử mẫu mang tính đại diện cho toàn khoản mục

Thiết kế các trắc nghiệm phân tích

Trang 32

Các trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung củacác số dư tài khoản lương và các khoản trích theo lương đang được kiểm toán.Trắc nghiệm phân tích đảm bảo rằng các nghiệp vụ về lương và các khoản tríchtheo lương và những thông tin tài chính có liên quan được ghi sổ phù hợp vớinguyên tắc, chế độ kế toán hiện hành Trên cơ sở kết quả của trắc nghiệm phântích, Kiểm toán viên sẽ quyết định mở rộng hay thu hẹp các trắc nghiệm trựctiếp số dư.

Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư

Kiểm toán viên thực hiện khảo sát chi tiết số dư theo các bước sau:

Sơ đồ 1.4: Phương pháp luận thiết kế các khảo sát chi tiết số dư

1.2.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán

1.2.2.1 Thực hiện thủ tục kiểm soát tiền lương và các khoản tiền lương và cáckhoản trích theo lương

Thử nghiệm kiểm soát thường được thực hiện đối với lương và các khoảntrích theo lương bao gồm khảo sát tổng quan về các khoản mục trên và một sốcác khoản mục liên quan, khảo sát tiền lương khai khống, khảo sát các khoản

Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro cố hữu của khoản mục tiền lương

Đánh giá rủi ro kiểm soát dưới chu kỳ kiểm toán đang được kiểmtoán

Thiết kế và dự đoán kết quả các trắc nghiệm công việc và trắcnghiệm phân tích

Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư của khoản mục lương và các khoản trích theo lương nhằm thoả mãn các mục tiêu đặc thù:

- Thủ tục kiểm toán lương và các khoản trích theo lương- Quy mô mẫu chọn

- Các tài khoản được chọn: TK334, 3382, 3383, 3384, 3335- Thời gian thực hiện

Trang 33

trích theo lương Công việc cụ thể của kiểm toán viên để thực hiện kiểm soátlương và các khoản trích theo lương như sau:

Khảo sát tổngquan về lươngvà các khoảntrích theo lương

- Kiểm toán viên chọn ra bảng tính lương của một kỳ nào đósau đó kiểm tra lại độ chính xác số học của việc tính toán.- Kiểm toán viên chọn ra một bảng tổng hợp thanh toán tiềnlương có liên quan và một bản tổng hợp về việc phân bổ chiphí nhân công để tiến hành thẩm tra tính chính xác số học củabảng thanh toán tiền lương và bản tổng hợp phân bổ chi phínhân công rối đem so sánh với con số trên bảng tính lương- Kiểm toán viên chọn mẫu ngẫu nhiên một vài nhân viên từbảng lương và lấy ra các hồ sơ nhân sự của mỗi nhân viên đãđược chọn để kiểm tra sự hoàn hảo của các hồ sơ và ra soátlại các báo cáo hoạt động nhân sự về sự phê duyệt xem cóhợp lý hay không.

- Kiểm toán viên so sánh mức lương, bậc lương trên sổ nhânsự với các thông tin trên bảng lương để đảm bảo sự chính xáctrong quá trình hạch toán.

Khảo sát tiềnlương khống

- Số nhân viên khai khống:

+ Kiểm toán viên so sánh tên trên các phiếu chi hoặc sécchi lương đã thanh toán với các bảng chấm công và các giấytờ khác liên quan về chữ ký được phê chuẩn và chữ ký củangười lao động.

+ Kiểm toán viên xem xét các trường hợp mãn hạn hợpđồng trong năm hiện hành để xem các khoản thanh toán mãnhạn hợp đồng đối với người lao động có phù hợp với chínhsách của công ty hay không.

+ Kiểm tra việc thanh toán lương cho nhân viên để đảmbảo việc chấmdứt thanh toán cho nhân viên đã kết thúc hợpđồng.

Trang 34

+ Kiểm toán viên có thể yêu cầu trả lương đột xuất (cáchnày kiểm toán viên ít sử dụng).

- Thời gian, khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành khaikhống:

+ Kiểm toán viên có thể căn cứ vào số liệu được ghi chépcủa kiểm toán nội bộ hay một bộ phận độc lập thứ ba.

+ Kiểm toán viên có thể phỏng vấn các đốc công và ngườilao động về giờ giấc làm việc và quy mô khối lượng sản phẩmhoàn thành

Khảo sát cáckhoản trích theolương

- Kiểm toán viên xem xét các khoản trích theo lương có đượctính theo đúng quy định hiện hành hay không.

- Xác định tính chính xác của quỹ lương để làm cơ sở choviệc tính toán các khoản trích theo lương như bảo hiểm xãhội, kinh phí công đoàn, thuế thu nhập cá nhân.

- So sánh chi tiết thông tin trên bảng kê khai các khoản tríchthoe lương với các khoản phải nộp.

- So sánh các khoản đã thanh toán với các khoản đã kê khaiđể xác định xem doanh nghiệp kê khai có đúng không và biênbản quyết toán của các cơ quan có thẩm quyền đúng không.- Xem xét thủ tục quyết toán các khoản đó giữa doanh nghiệpvới tổ chức bên ngoài có đúng không

Bảng 1.2: Tổng hợp các thử nghiệm kiểm soát được áp dụng bởi kiểm toán viên

1.2.2.2 Thực hiện các thủ tục phân tích tiền lương và các khoản trích theolương

Kiểm toán viên thực hiện các thủ tục phân tích nhằm phát hiện nhữngbiến động bất thường qua đó xác định phạm vi kiểm tra chi tiết đối với nhữngkhoản chi phí lương có biến động bất thường Trong quá trình so sánh Kiểmtoán viên cần xem xét đến số lượng lao động thay đổi, khối lợng công việc hoặc

Trang 35

sản phẩm hoàn thành hoặc sự thay đổi trong định mức chi trả lương của kỳ kếtoán đang được kiểm toán

Để phát hiện ra những sai sót Kiểm toán viên có thể so sánh tỉ lệ chi phívề tiền lương trong giá thành sản xuất hoặc doanh thu giữa kì này so với kìtrước Việc so sánh này nhằm khẳng định tính hợp lí về cơ cấu chi phí lươnggiữa các kì kế toán Tuy nhiên, khi so sánh đối chiếu tỉ lệ này Kiểm toán viêncũng phải tính đến điều kiện thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh vànhững nhân tố khách quan tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụsản phẩm thì doanh thu có thể giảm nhưng chi phí về tiền lương vẫn có thể giữnguyên không có sự biến động lớn so với các kì trước Hoặc những biến động vềnguyên vật liệu, về chi phí khấu hao TSCĐ mới đưa vào sử dụng cũng có thểlàm thay đổi cơ cấu chi phí về tiền lương trong giá thành sản phẩm của sảnphẩm hoàn thành giữa các kì kế toán.

Kiểm toán viên so sánh số dư các tài khoản BHXH, BHYT, KPCĐ giữa cáckì kế toán nhằm phát hiện ra các sai sót trong quá trình hạch toán các khoảntrích theo lương Những biến động và việc kiểm tra phát hiện các biến động liênquan đến các khoản trích theo tiền lương là dấu hiệu để phát hiện ra các phátsinh tăng hoặc giảm của các tài khoản BHXH, BHYT và KPCĐ.

So sánh chi phí tiền lương của kỳ nàyvới các năm trớc

Sai phạm trong chi phí tiền lương

So sánh tỉ lệ chi phí nhân công trựctiếp với giá thành hoặc doanh thu củakỳ này so với kỳ trước

Sai phạm về chi phí nhân công trựctiếp

Trang 36

So sánh số dư tài khoản BHXH,BHYT, KPCĐ của kỳ này với kỳ trước

Sai phạm về các khoản trích theolương

So sánh tỷ lệ thuế thu nhập cá nhântrong tổng số tiền lương so với cácnăm trước

Sai phạm về thuế thu nhập cá nhân

Bảng 1.3: Các thủ tục phân tích và đánh giá tổng quá lương và các khoản trích theo lương

1.2.2.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết lương và các khoản trích theo lương

Quá trình thực hiện kiểm tra chi tiết lương và các khoản trích theo lương làquá trình sử dụng các thao tác kỹ thuật kiểm toán nhằm kiểm tra xem tính dồnvề tiền lương và các khoản trích theo lương có được đánh giá đúng hay không,đồng thời xem xét các nghiệp vụ phản ánh lương và các khoản trích theo lươngcó được ghi sổ và thanh toán đúng kỳ không Một số các biện pháp kỹ thuật thuthập bằng chứng trong khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết lương là đối chiếu,so sánh, tính toán lại, xác minh tài liệu và có thể là lấy xác nhận của công nhânviên.

Khi tiến hành kiểm tra chi tiết tiền lương, Kiểm toán viên cần nắm chắcvề chính sách cũng như chế độ tiền lương của doanh nghiệp và đánh giá xem nócó được áp dụng một cách nhất quán không Sai sót thường gặp khi kiểm tra sốdư của khoản mục này là kế toán tiền lương thường không tính đúng, tính đủthời gian và khối lợng công việc, sản phẩm hoàn thành của người lao động bởivậy, người lao động chưa được trả lương và các khoản phải trả khác tương xứngvới thời gian lao động và khối lượng công việc họ hoàn thành

Tại một số nơi, khoản phải trả người lao động cuối niên độ chiếm tỷtrọng lớn do việc tính dồn và ảnh hưởng dây truyền đến các khoản mục khác sẽdẫn đến những sai sót trọng yếu trên Báo cáo tài chính Để kiểm tra khoản tiềnthưởng tính dồn này Kiểm toán viên cần xem xét tính kịp thời và tính chính xáctrong quá trình ghi sổ các khoản đó thông qua việc đối chiếu với quyết định

Trang 37

hoặc biên bản của Ban Giám đốc hoặc các bộ phận có chức năng về sự phêduyệt của các khoản tiền thưởng đó đối với người lao động

Các khoản phải trả khác cho người lao động khác bao gồm các khoảnđược chia từ phúc lợi, tiền nghỉ ốm đau, thai sản, bảo hiểm mà người lao độngđược hưởng Đối với những khoản phải trả này, Kiểm toán viên xem xét tínhnhất quán trong cách tính dồn giữa các kế toán

Tài khoản 338 - Phải trả khác

Tài khoản 338 - phải trả khác liên quan tới các khoản trích theo lương baogồm các khoản trích theo lương như KPCĐ (3382), BHXH (Tk 3383) và BHYT(Tk 3384) Kiểm toán viên có thể khảo sát bằng cách so sánh số dư trên tàikhoản chi tiết với số liệu trên bảng tính, trích BHXH, BHYT, KPCĐ với cơquan nhà nước và cơ sở có liên quan Bên cạnh đó, Kiểm toán viên có thể đốichiếu các khoản chi bằng tiền đã phát sinh trên các chứng từ chi tiền mặt hoặcséc chi tiền Kiểm toán viên cũng nên kiểm tra thời hạn tính và trích các khoảntrên tiền lương và thời hạn thanh quyết toán các khoản đó

Khi kiểm tra chi tiết thuế thu nhập cá nhân Kiểm toán viên chú trọng đếnviệc tính toán, và vào sổ kế toán tài khoản thuế thu nhập cá nhân xem chính xáchay chưa Chú ý đến các khoản tiền ăn ca, các thu nhập bất thường công vào thunhập của người lao động để tính thuế thu nhập cá nhân Các doanh nghiệpthường hay sai sót trong việc xác định thuế thu nhập cá nhân đối với người laođộng thường trú hay không thường trú tại Việt Nam, và các khoản thuế thu nhậpcá nhân vãng lai vãng lai

1.2.3 Kết thúc kiểm toán

Sau khi kết thúc kiểm toán, Trưởng nhóm kiểm toán thu thập các pháthiện kiểm toán, họp với khách hàng và đưa ra các bút toán điều chỉnh, hoặc viếtthư quản lý Bên cạnh đó, Kiểm toán viên cần soát xét những sự kiện sau ngàykết thúc niên độ, xem xét và xem mức độ ảnh hưởng của chúng tới những thôngtin trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán

Trang 38

Sau khi tổng hợp các bút toán điều chỉnh thống nhất ý kiến với khách hàng,Kiểm toán viên đưa ra báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán gồm có bốn loại:

Báo cáo chấp nhận toàn phần: được sử dụng trong twờng hợp Kiểm toán

viên và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợplý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, hay đơn vị kháchhàng chấp nhận điều chỉnh mọi sai sót mà Kiểm toán viên nêu ra.

Báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần: được sử dụng trong trường hợp

kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánhtrung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vịđược kiểm toán nếu không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tuỳ thuộc của Kiểm toánviên đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính.

Báo cáo kiểm toán với ý kiến từ chối: được đưa ra trong trường hợp hậu quả

của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quanđến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ Kiểm toán viên không thể thuthập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể đa ra ý kiến về báocáo tài chính.

Báo cáo kiểm toán với ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngưọc):

được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với Ban giám đốc làquan trọng hoặc liên quan đến một số lợng lớn các khoản mục đến mức độ màkiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tínhchất và mức độ sai sót trọng yếu của của báo cáo tài chính.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN LƯƠNG VÀCÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO

TÀI CHÍNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯVẤN TÀI CHÍNH ACAGROUP

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chínhACAGroup thành viên hãng kiểm toán quốc tế Kreston International

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty

Trang 39

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và những thông tin chung của Công ty Kiểm toán vàTư vấn Tài chính (ACA Group)

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup) được Sở Kếhoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép đăng ký kinh doanh lần đầu số0102003347 vào ngày 24 tháng 08 năm 2001 và lần thứ hai vào ngày 30 tháng11 năm 2005 số 0102003347 Công ty được thành lập và hoạt động theo luậtdoanh nghiệp Việt Nam và thực hiện hạch toán kế toán độc lập, tự trang trảikinh phí và nộp thuế cho Nhà nước từ nguồn thu của các dịch vụ mà Công tycung cấp cho khách hàng Công ty có tên riêng, con dấu riêng, trụ sở riêng đảmbảo tư cách pháp nhân trước pháp luật.

Sau đây là một vài thông tin cơ bản về Công ty TNHH Kiểm toán và Tưvấn tài chính (ACAGroup):

Tên giao dịch đầy đủ và hợp pháp Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tàichính

Tên giao dịch bằng tiếng Anh Audit and Financial ConsultingCompany and Associates

Trụ sở chính Phòng 504 toà nhà 17T7, Trung Hoà,Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Bảng 2.1: Các thông tin liên quan đến Công ty Kiểm toán ACAGroup

Hiện nay, số vốn góp của Công ty lên tới 3 tỷ VNĐ với 04 thành viên:

Bảng 2.2: Cơ cấu thành viên góp vốn của Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính(ACAGroup)

Trang 40

2.1.1.2 Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup) trên chặng đườngphát triển

Với phương châm không ngừng hoàn thiện và phát triển Công ty Kiểmtoán và Tư vấn Tài chính (ACAGroup) đã trải qua 5 lần thay đổi địa điểm vàvốn góp.

Lần thứ nhất, do nhu cầu mở rộng văn phòng bởi vậy Công ty chuyển

trụ sở về số 105 phố Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố HàNội theo quyết định số 86/TB ngày 19 tháng 3 năm 2002.

Lần thứ hai, Công ty có sự thay đổi lớn về thành viên góp vốn theo quyết

định số 216/TB ngày 20 tháng 7 năm 2002.

Lần thứ ba, Công ty chuyển trụ sở về số 2/E11, tập thể Quỳnh Mai,

phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội vào tháng 1/2003.

Lần thứ tư, Công ty đổi tên giao dịch quốc tế thành Audit and Financial

Consulting Company and Associates và viết tắt là ACCA hay ACCAGroup,theo Quyết định số 08/ACCA-HDTV ngày 25 tháng 11 năm 2005 Tại thời điểmnày trụ sở Công ty chuyển tới 14/14 đường Yên Lạc, quận Hai Bà Trưng, Thànhphố Hà Nội Cũng theo quyết định đó, Công ty được Sở kế hoạch và Đầu tưThành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ hai vàongày 30 tháng 11 năm 2005 theo số 01012003347.

Lần thứ năm, với mục tiêu không ngừng hoàn thiện để phục vụ khách

hàng một cách tốt nhất, từ ngày 01 tháng 8 năm 2006, Công ty thay đổi Logothành ACAGroup và chuyển trụ sở tới phòng 504, tầng 5, toà nhà 17T7, TrungHoà- Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Tháng 9 năm 2006, Công ty gia nhập hãng kiểm toán quốc tế KrestonInternational và đến ngày 14 tháng 11 năm 2006, Công ty TNHH Kiểm toán vàTư vấn tài chính (ACAGroup) chính thức trở thành thành viên của hãng kiểmtoán quốc tế Kreston International Hãng kiểm toán Kreston International là mộttrong những hãng kiểm toán danh tiếng hàng đấu trên thế giới, bên cạnh chấtlượng kiểm toán cao, nguồn lực kiểm toán chuyên nghiệp hãng còn có mạng

Ngày đăng: 13/11/2012, 10:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán đối với lương và các khoản trích theo lương - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
Bảng 1.1 Mục tiêu kiểm toán đối với lương và các khoản trích theo lương (Trang 10)
- So sánh chi tiết thông tin trên bảng kê khai các khoản trích thoe lương với các khoản phải nộp. - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
o sánh chi tiết thông tin trên bảng kê khai các khoản trích thoe lương với các khoản phải nộp (Trang 30)
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty (Trang 35)
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, việc tổ chức này nhằm thống nhất mệnh lệnh, tránh sự rối loạn, gắn trách nhiệm với  từng đối tượng cụ thể để đạt được hiệu quả cao nhất - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
ng ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, việc tổ chức này nhằm thống nhất mệnh lệnh, tránh sự rối loạn, gắn trách nhiệm với từng đối tượng cụ thể để đạt được hiệu quả cao nhất (Trang 41)
Trước khi tiến hành kiểm toán, Kiểm toán viên sẽ gửi Quỹ ABC một bảng danh sách những yêu cầu tài liệu cần cung cấp, công việc này có thể được thực  hiện trong giai đoạn thực hiện cuộc kiểm toán - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
r ước khi tiến hành kiểm toán, Kiểm toán viên sẽ gửi Quỹ ABC một bảng danh sách những yêu cầu tài liệu cần cung cấp, công việc này có thể được thực hiện trong giai đoạn thực hiện cuộc kiểm toán (Trang 51)
Bảng chấm công, bảng phân tính, bổ chi phí lương, bảng thanh toán tiền lương, danh sách lao động, bảng thanh toán tiền ăn ca, bảng thanh toán tiền  thưởng, giấy báo làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán tại Quỹ trong năm 2007. - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
Bảng ch ấm công, bảng phân tính, bổ chi phí lương, bảng thanh toán tiền lương, danh sách lao động, bảng thanh toán tiền ăn ca, bảng thanh toán tiền thưởng, giấy báo làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán tại Quỹ trong năm 2007 (Trang 52)
Bảng 2.4: Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
Bảng 2.4 Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ (Trang 53)
Dựa vào kết quả của bảng câu hỏi, Kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với lương và các khoản trích theo lương tại Quỹ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
a vào kết quả của bảng câu hỏi, Kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với lương và các khoản trích theo lương tại Quỹ (Trang 54)
Kiểm tra bảng chấm công và hợp đồng lao động - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
i ểm tra bảng chấm công và hợp đồng lao động (Trang 56)
Tham khảo bảng tính lương của Quỹ bên dưới - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
ham khảo bảng tính lương của Quỹ bên dưới (Trang 58)
Bảng lương của các phòng ban tại Quỹ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
Bảng l ương của các phòng ban tại Quỹ (Trang 60)
+ [2]: Đối chiếu với T/B và B/S, Đối chiếu giữa bảng lương và sổ kế toán không có chênh lệch phát sinh - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
2 ]: Đối chiếu với T/B và B/S, Đối chiếu giữa bảng lương và sổ kế toán không có chênh lệch phát sinh (Trang 62)
Đối chiếu giữa bảng lương và sổ cái tài khoản không có chênh lệch phát sinh [1],[c]:Đối chiếu với B/S và T/B không có chênh lệch phát sinh - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
i chiếu giữa bảng lương và sổ cái tài khoản không có chênh lệch phát sinh [1],[c]:Đối chiếu với B/S và T/B không có chênh lệch phát sinh (Trang 69)
Tương tự như Quỹ ABC, Kiểm toán viên sẽ gửi Công ty XYZ một bảng danh sách những yêu cầu tài liệu cần cung cấp, công việc này có thể được thực  hiện trong giai đoạn thực hiện cuộc kiểm toán - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
ng tự như Quỹ ABC, Kiểm toán viên sẽ gửi Công ty XYZ một bảng danh sách những yêu cầu tài liệu cần cung cấp, công việc này có thể được thực hiện trong giai đoạn thực hiện cuộc kiểm toán (Trang 73)
Bảng 2.7: Bảng phân tích biến động lương tại Công ty XYZ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
Bảng 2.7 Bảng phân tích biến động lương tại Công ty XYZ (Trang 74)
Subject Kiểm tra bảng chấm công và hợp đồng lao động - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
ubject Kiểm tra bảng chấm công và hợp đồng lao động (Trang 75)
Tham khảo bảng đối chiếu số 2.8- bảng tổng hợp của Kiểm toán viên bên dưới - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
ham khảo bảng đối chiếu số 2.8- bảng tổng hợp của Kiểm toán viên bên dưới (Trang 77)
lương Bảng lương - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
l ương Bảng lương (Trang 78)
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp lương của kiểm toán viên - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
Bảng 2.8 Bảng tổng hợp lương của kiểm toán viên (Trang 79)
+ [a]: Khớp giữa bảng cân đối số phát sinh và bảng cân đối kế toán Đối chiếu BHXH - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
a ]: Khớp giữa bảng cân đối số phát sinh và bảng cân đối kế toán Đối chiếu BHXH (Trang 81)
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp BXH, BHYT của kiểm toán viên tại Công ty XYZ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
Bảng 2.10 Bảng tổng hợp BXH, BHYT của kiểm toán viên tại Công ty XYZ (Trang 84)
2. Đối chiếu số liệu kế toán với bảng lương/sổ lương. Chọn các tháng có biến động lớn để kiểm  tra một số tính toán (lương cơ bản, làm thêm giờ,  BHXH, BHYT, thuế thu nhập ...) - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
2. Đối chiếu số liệu kế toán với bảng lương/sổ lương. Chọn các tháng có biến động lớn để kiểm tra một số tính toán (lương cơ bản, làm thêm giờ, BHXH, BHYT, thuế thu nhập ...) (Trang 95)
5 Bảng chấm công có được đặt ở chỗ công khai và đươc chấm đúng hay không? 6Các khoản trích theo lương được trích  - Hoàn thiện quy trình kiểm toán lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (ACAGroup)
5 Bảng chấm công có được đặt ở chỗ công khai và đươc chấm đúng hay không? 6Các khoản trích theo lương được trích (Trang 107)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w