Đánh giá đúng tầm quan trọng của công cụ xúc tiến này, trong Chương trình Hành động của ngành Du lịch sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đã chú ý tới: “Mở rộng phạm vi các công cụ sử dụng tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HOÁ DU LỊCH
- -
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CÁC SỰ KIỆN
DU LỊCH TRÊN WEBSITES CỦA TỔNG CỤC
DU LỊCH VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 2009 - 2010)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp : Văn hóa Du lịch 14C
Niên khóa : 2006 - 2010
HÀ NỘI, 06/2010
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau hơn ba tháng tập dượt nghiên cứu và tiếp xúc với công việc thực tế, khóa luận của tôi đã hoàn thành Lời đầu tiên, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong và ngoài khoa Văn hóa Du lịch, trường Đại học Văn hóa
Hà Nội, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm sống quý báu trong suốt bốn năm trên giảng đường đại học Đó là những kiến thức nên tảng và cơ sở giúp tôi hoàn thành khóa luận này
Và đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Dương Văn Sáu, Trưởng Khoa Văn hóa Du lịch đã đưa tôi đến ý tưởng để hình thành đề tài này, cũng là người đã hướng dẫn từng trang bản thảo để tôi hoàn thành khóa luận này
Trong quá trình sưu tập, khảo cứu và thực hiện khóa luận tôi đã nhận được
sự động viên giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè và người thân Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến họ
Do thời gian và khả năng có hạn, mặc dù tôi đã cố gắng thu thập tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin để làm bài khóa luận cho tốt, nhưng cũng không thể tránh được những thiếu sót Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp và nhận xét để đề tài này thực sự có hiệu quả
Sinh viên
Vũ Văn Tuyến
Trang 3BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN
-
ATF Asean Tourism Forum: Diễn đàn Du lịch ASEAN
ASP Active Server Pages
HDQG Hành động quốc gia
HTML HyperText Markup Language: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
HTTP HyperText Transfer Protocol: Giao thức truyền siêu văn bản
IP Internet Protocol: Giao thức internet
ITU International Telecommunication Union: Liên minh viễn thông
quốc tế NXB/Nxb Nhà xuất bản
PHP PHP Hypertext Preprocessor
TCDL Tổng cục Du lịch
URL Uniform Resource Locator (Tài nguyên trên internet)
VNAT Vietnam National Administration of Tourism: Tổng cục Du lịch
Việt Nam) VNNIC Trung tâm internet Việt Nam
VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
WTO World Trade Organization: Tổ chức Thương mại thế giới
WWW World Wide Web: Mạng lưới toàn cầu
XHTML Extensible HyperText Markup Language
Trang 41.1.4 Một số sự kiện du lịch phân theo cấp độ diễn ra trong thời gian gần đây 15
1.2 Tuyên tuyền trong du lịch (publicity in tourism) 19
Trang 51.3.4 Lợi ích của việc xúc tiến du lịch trên các website 32
Chương 2 HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CÁC SỰ KIỆN DU LỊCH
TRÊN WEBSITES CỦA TCDL VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 2009 – 2010)
2.2 Hệ thống website của Tổng cục du lịch Việt Nam (VNAT) 46
2.2.1 Trang web: http:// www.vietnamtourism.gov.vn 46
2.2.4 Trang web: http:// www.vietnamtourism-info.com 58
2.3 Hình thức tuyên truyền các sự kiện du lịch Việt Nam trên websites của
2.4 Nhận xét đánh giá kết quả tuyên truyền trên các Websites của TCDL 70
Chương 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYÊN
TRUYỀN CÁC SỰ KIỆN DU LỊCH TRÊN WEBSTIES CỦA TCDL VIỆT NAM
3.1 Những nguyên nhân tác động gây hạn chế đến hoạt động của các
3.2 Đề xuất cải tiến hệ thống websties của TCDL Việt Nam (VNAT) 78
3.3 Đề xuất để quảng bá cho website của TCDL Việt Nam (VNAT) 81
3.3.2 Đăng ký địa chỉ website trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến 82
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật trên thế giới trong những thập niên gần đây, du lịch cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ đóng góp một phần đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân của nhiều quốc gia Nhận định được xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp không khói này nhiều quốc gia đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của du lịch
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, du lịch cũng nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư của các cấp các ngành Để có thể thu hút được ngày càng nhiều khách du lịch tới Việt Nam, bên cạnh việc xây dựng những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thì việc tuyên truyền, xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam cũng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng Với khả năng mở rộng và kết nối không hạn chế của internet và web, có thể nói đây là những phương tiện mạnh trong các hoạt động xúc tiến nói chung và xúc tiến du lịch nói riêng, và nó phù hợp với xu thế mọi hệ thống thông tin đều hướng đến môi trường mạng internet và web
Website đang ngày càng trở thành một yếu tố đặc biệt quan trọng có thể ảnh hưởng đến nhận thức của mọi người về hình ảnh, giá trị và năng lực tổ chức – cá nhân Website chính là một kênh xúc tiến hiệu quả cho du lịch Đánh giá đúng tầm quan trọng của công cụ xúc tiến này, trong Chương trình Hành động của ngành Du lịch sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đã chú ý tới: “Mở rộng phạm vi các công cụ sử dụng trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam, trong đó vai trò của internet được coi trọng đặc biệt”1
Trên hệ thống website chính thức của Tổng cục Du lịch Việt Nam, các thông tin về du lịch nói chung cũng như những sự kiện du lịch Việt Nam tiêu
1
Tổng cục Du lịch Việt Nam (2007), “Chương trình Hành động của ngành Du lịch sau khi Việt Nam ra nhập WTO”, Hà Nội
Trang 8biểu liên tục được cập nhật, thu hút đông đảo số lượng khách truy cập, là một kênh thông tin hữu hiệu và đã góp phần vào việc tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Việt Nam
Tuy vậy, sau một thời gian đi vào hoạt động, cần có những khảo sát, tìm hiểu về hoạt động cung cấp thông tin trên những websites này nhằm ghi nhận những đóng góp cho việc xúc tiến, quảng bá các sự kiện du lịch cũng như hình ảnh du lịch Việt Nam, đồng thời nhận diện được những mặt hạn chế để tiến tới tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công cụ xúc tiến
này Xuất phát từ lí do đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu hoạt động tuyên
truyền các sự kiện du lịch trên websites của Tổng cục Du lịch Việt Nam (giai đoạn 2009 – 2010)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là hệ thống Website của TCDL Việt Nam với các hoạt động tuyên truyền quảng bá các sự kiện du lịch Việt Nam trên hệ thống websites này của VNAT
4 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu môi trường trên mạng – không gian
ảo trên internet
Trang 9- Giới hạn nghiên cứu: Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ,
thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về du lịch trong phạm vi
cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Tổng cục Du lịch theo quy định
của pháp luật Hiện nay, Tổng cục Du lịch bao gồm các cơ quan sau:
2 Vụ Khách sạn 8 Trung tâm Thông tin du lịch
3 Vụ Thị trường du lịch 9 Viện Nghiên cứu phát triển du lịch
* Hệ thống websites chính thức của VNAT (5 websites) do Trung tâm thông tin du lịch trực tiếp quản lý:
Trang 105 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng để hoàn thành đề tài:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
- Phương pháp thống kê, so sánh
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp thu thập thông tin
6 Bố cục của Khóa luận
Trong khóa luận này, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và
phụ lục, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: SỰ KIỆN DU LỊCH VÀ TUYÊN TRUYỀN SỰ KIỆN DU LỊCH TRÊN WEBSITE
Chương 2: HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CÁC SỰ KIỆN DU LỊCH TRÊN WEBSITES CỦA TCDL VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 – 2010
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYÊN
TRUYỀN CÁC SỰ KIỆN DU LỊCH TRÊN WEBSITES CỦA TCDL VIỆT
NAM
Trang 11Chương 1
SỰ KIỆN DU LỊCH VÀ TUYÊN TRUYỀN SỰ KIỆN DU LỊCH TRÊN
WEBSITE 1.1 Sự kiện du lịch
1.1.1 Khái niệm sự kiện và sự kiện du lịch
Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là hoạt động tuyên truyền các
sự kiện du lịch trên website của TCDL Việt Nam, vì vậy để hiểu được về đối tượng, khóa luận bắt đầu tìm hiểu về khái niệm sự kiện và sự kiện du lịch
1.1.1.1 Sự kiện (Events)
Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, Nhà xuất bản Đà
Nẵng 1995, “Sự kiện” là “Sự việc có ý nghĩa ít nhiều quan trọng đã xảy ra” 2
Như vậy muốn gọi một sự việc là “sự kiện” thì sự việc đó phải có ý nghĩa quan trọng dù ít hay nhiều và phải đã xảy ra, nghĩa là sự việc trong quá khứ
Theo Từ điển Hán Việt của Phan Văn Các, Nhà xuất bản Thành phố
HCM, “Sự kiện” là “Việc xảy ra có tầm quan trọng nhất định” 3 Như vậy sự kiện không nhất phải là sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà nó còn có thể diễn tiến ở hiện tại hoặc tương lai Cách hiểu này trọn vẹn và bao quát hơn so với cách hiểu trên do không bị hạn chế về mặt thời gian diễn ra sự việc, miễn là sự việc đó có ý nghĩa, có tầm quan trọng nhất định
Theo Từ điển Anh – Việt, của Viện ngôn ngữ học, NXB TP HCM,
event là: “điều xảy ra, nhất là cái gì quan trọng”4 Ví dụ: Việc lần đầu tiên 1 phụ
nữ trở thành thủ tướng đã hoàn toàn là một sự kiện
Trang 12Như vậy, khái niệm “Sự kiện” được hiểu là: Sự việc xảy ra có ý nghĩa,
có tầm quan trọng nhất định đối với cá nhân, cộng đồng trong thời gian và không gian xác định
1.1.1.2 Sự kiện du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…Các sự kiện du lịch lớn được tổ chức là sự kết hợp của nhiều công đoạn, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, thu hút sự quan tâm chú ý và tham gia của đông đảo mọi người, của du khách trong và ngoài nước Tiêu biểu như vào những ngày cuối năm 2009 đầu năm 2010 đã diễn ra Lễ hội Hoa Hà Nội
2010, tới dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội cùng đông đảo người dân thủ đô, du khách trong và ngoài nước…Tất cả những hoạt động đó đều nhằm thuc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam và qua đó thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác có liên quan cũng như nền kinh tế quốc gia
Như vậy: “Sự kiện du lịch là những việc có ý nghĩa, tầm quan trọng nhất định diễn ra trong thời gian và không gian xác định nhằm xúc tuyên truyền, quảng bá, thúc đẩy sự phát triển của du lịch”
1.1.2 Đặc điểm của sự kiện du lịch
Sự kiện du lịch là hoạt động của con người mang tư cách một công cụ văn hóa đa năng diễn ra vào những thời điểm được lựa chọn ở các địa phương dựa trên cơ sở điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội có liên quan Sự kiện du lịch được tổ chức nhằm mục đích xúc tiến, quảng bá, thúc đẩy sự phát triển của du lịch Qua nghiên cứu các sự kiện du lịch, ta thấy có một số đặc điểm sau:
- Về mặt thời gian tổ chức: Sự kiện du lịch là một hoạt động được tổ chức
có sự kết hợp thành tựu của hiện tại để vươn tới các mục tiêu trước mắt và lâu dài Sự kiện du lịch là thời điểm cho các địa phương, đơn vị đánh dấu, kỷ niệm
Trang 13các mốc thời gian lịch sử có liên quan đến địa phương và đất nước Ví dụ: Hà Nội kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội…Đó là các mốc thời gian ghi dấu sự ra đời và phát triển của một vùng đất, một địa danh hay kỷ niệm các
sự kiện lịch sử dân tộc Ngoài ra sự kiện du lịch cũng có thể diễn ra vào những khoảng thời gian bất kỳ, thời gian tổ chức thường dài, các hoạt động diễn ra vào ban ngày, cả ban tối, lẫn ban đêm trên nhiều khu vực thuộc địa bàn ảnh hưởng của sự kiện
- Về không gian tổ chức (địa điểm – khu vực): của các sự kiện du lịch thường rất rộng, nó bao trùm cả một khu vực sinh sống của cộng đồng dân cư, hệ thống các di tích lịch sử văn hóa của địa phương, lan tỏa đến cả không gian phụ cận có liên quan Tâm điểm của các sự kiện thường là những khu vực quảng trường, sân khấu trung tâm, các tuyến du lịch nội vùng và phụ cận như: các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các làng nghề truyền thống… Có thể khẳng định không gian tổ chức các sự kiện du lịch là rất rộng và rất linh động hoàn toàn có thể điều chỉnh, thay đổi tùy thuộc vào tính chất, nội dung, mục đích
mà nhà tổ chức đặt ra
- Về mục đích tổ chức: Sự kiện du lịch là dịp tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, tập trung quảng bá, giới thiệu sâu rộng tiềm năng cũng như những nguồn lực du lịch trên địa bàn của một địa phương, khu vực cụ thể Khách tham dự một phần là khách du lịch, vì vậy, sự kiện du lịch còn là dịp để các địa phương, các công ty du lịch quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm của mình
và gặp gỡ đối tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, ký các thỏa thuận, ghi nhớ hợp đồng kinh tế, phối hợp hành động trên nhiều lĩnh vực Bên cạnh các mục đích chính trị, văn hóa xã hội, sự kiện du lịch còn mang nặng yếu tố kinh tế, đặc biệt
là kinh tế du lịch
- Về thành phần tham gia: Du lịch là một thành phần kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực Sự kiện du lịch lại là một hoạt động góp phần thúc đẩy sự phát triển
Trang 14của du lịch Do vậy, mỗi lần sự kiện du lịch được tổ chức, thường có sự tham gia rất đông của các bộ, ngành có liên quan, trong đó vai trò then chốt, chủ đạo nhất
là ngành du lịch Đến với các sự kiện du lịch, các địa phương, các doanh nghiệp
du lịch muốn giới thiệu sản phẩm và tiềm năng du lịch của mình Ngoài ra còn
có các tổ chức chính phủ, phi chính phủ về du lịch trong nước, khu vực, cũng như trên thế giới các đoàn văn nghệ, các đại diện khách mời và đặc biệt hơn đó
là sự tham gia của quần chúng nhân dân, khách du lịch một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của mỗi sự kiện
- Về hình thức hoạt động – cách thức tổ chức: Việc tổ chức hoạt động của các sự kiện du lịch có tính linh động rất cao, bên cạnh những sự kiện có chu trình hoạt động mang tính bất biến trong thời gian dài như Festival Huế tổ chức 2 năm
1 lần, vẫn tồn tại những sự kiện du lịch có chu trình hoạt động mang tính khả biến, thích ứng cao Các địa phương, vùng, miền, quốc gia tùy vào từng điều kiện và tình hình cụ thể, có nghiên cứu xem xét các yếu tố chiến lược, mục tiêu phát triển, tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế, xã hội, du lịch trong quá khứ, hiện tại, tương lai mà lựa chọn một hình thức hoạt động cho phù hợp có thể mỗi năm 1 lần, nhiều năm 1 lần Có thể lựa chọn những khoảng thời gian nhất định trong năm có ý nghĩa với địa phương, vùng đất hay quốc gia mà định kỳ tổ chức trong nhiều năm Ví dụ: Liên hoan du lịch Hà Nội thường tổ chức vào mùa thu, là mùa đẹp nhất của Hà Nội, đồng thời cũng chính là dịp kỷ niệm giải phóng thủ đô
1.1.3 Phân loại sự kiện du lịch
Có nhiều căn cứ để phân loại Sự kiện du lịch: tựu trung lại thường dựa vào tính chất, tầm ảnh hưởng, cấp độ của sự kiện du lịch, dựa vào thời gian diễn ra
sự kiện
* Dựa vào thời gian diễn ra các sự kiện du lịch:
Trang 15- Sự kiện du lịch diễn ra theo chu kỳ: các sự kiện du lịch diễn ra theo những chu kỳ nhất định, chu kỳ đó có thể là 2 năm/lần, 1 năm/lần…Ví dụ như Festival Huế diễn ra 2 năm/lần, lễ hội bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng diễn ra 1 năm/lần…
- Sự kiện du lịch bất thường: Các sự kiện du lịch diễn ra không theo định
kỳ thời gian bất định, có thể lặp lại tương tự sự kiện ở thời điểm khác trong năm, trong tháng hoặc cũng có thể xảy ra 1 lần trong năm…Ví dụ như Festival Văn hóa, du lịch Bắc Ninh; Lễ hội kỷ niệm 45 năm Hàm Rồng chiến thắng (Thanh Hóa)…
* Dựa vào tính chất, tầm ảnh hưởng, cấp độ của sự kiện du lịch:
- Sự kiện du lịch địa phương/vùng, miền: là các sự kiện du lịch được tổ chức tại địa phương, vùng miền, do địa phương tổ chức, quản lý, có sự hỗ trợ, kết hợp của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, kinh phí chủ yếu do địa phương đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương mình
- Sự kiện du lịch cấp quốc gia: là các sự kiện du lịch được tổ chức trên quy
mô toàn quốc hoặc những địa phương được xem xét có phù hợp để đăng cai tổ chức do có những yếu tố thu hút du lịch đặc biệt riêng có của địa phương hoặc các địa phương được lựa chọn theo từng năm (với các năm du lịch quốc gia) nhưng được cơ quan quản lí nhà nước về du lịch đứng ra tổ chức, có sự phê duyệt của chính phủ và được hỗ trợ kinh phí của nhà nước, có ảnh hưởng lớn đến
ngành du lịch Ví dụ như Năm Du lịch Tây Nguyên với chương trình Lễ hội Festival hoa Đà Lạt năm 2009, Năm du lịch quốc gia 2010 diễn ra tại Hà Nội…
Trong khuôn khổ của khóa luận này, sự kiện du lịch Việt Nam được tập trung nghiên cứu là sự kiện văn hóa – du lịch với các tuần lễ văn hóa du lịch, festival du lịch, lễ hội du lịch, hội chợ du lịch…được giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Việt Nam trên các Website của TCDL Việt Nam Các sự kiện này được phân chia theo các cấp độ khác nhau
Trang 161.1.4 Một số sự kiện du lịch phân theo cấp độ diễn ra trong thời gian gần đây
* Sự kiện du lịch cấp địa phương, vùng – miền
- Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF) 2009 diễn ra từ ngày 5 đến ngày 12/1/2009 tại Hà Nội
- Kỷ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh vào ngày 19/5/2010 diễn ra tại tỉnh Quảng Bình
- Lễ hội biển Nha Trang 2009 diễn ra từ ngày 6 - 14/6 tại bãi biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa với 60 hoạt động văn hóa, thể thao, triển lãm và hội chợ
về du lịch biển
- Cuộc thi Hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt thế giới 2009 diễn ra tại Bà Rịa - Vũng Tàu vào tháng 11 được đăng cai tổ chức bởi Hiệp hội Phụ nữ thế giới
- Lễ hội dừa Bến Tre 2009 từ 13 – 19/1/2009
- Festival lúa gạo Hậu Giang năm 2009
- Lễ hội Xuân Thăng Long - Hà Nội 2009 (29/1/2009)
- Khai hội Văn hóa Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2009 (12/1/2009)
- Lễ hội “Câu đối, hoa và đồ uống Tết 2009” lần thứ 3 từ 15 – 20/1/2009 tại Trung tâm triển lãm VHNT Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Vân Hồ, Hà Nội)
Trang 17- Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Đất Mũi 2010 khai mạc 25/4/2010 tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau,
* Sự kiện du lịch cấp quốc gia:
- Festival Hoa Đà Lạt năm 2009 từ 18/12 - 23/12/2009 tại Thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng
- Lễ hội Cồng chiêng tại Gia Lai năm 2009 từ ngày 11 đến ngày 15/11/2009 TP.Pleiku - Gia Lai
- Lễ hội Cà phê lần hai tại Đắk Lắk năm 2009 từ ngày 10 tới 14 - 12 tại Thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk
- Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế lần thứ hai tại Đà Nẵng (27 và 28/3/2009)
- Những ngày Văn hoá và Du lịch Mêkông - Nhật Bản tại Cần Thơ năm
2009 Từ ngày 1 đến 5 - 12, tại TP Cần Thơ
- Đại hội Thể thao trong nhà châu Á lần thứ 3 năm 2009 được tổ chức tại
Hà Nội và một số địa phương khác của Việt Nam từ ngày 30 tháng 10 đến 8 tháng 11 năm 2009
- Năm du lịch quốc gia 2010 diễn ra tại Hà Nội - Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
- Lễ hội Đền Hùng 2010 được tổ chức tại tỉnh Phú Thọ trong 10 ngày từ 14/4 - 23/4/2010 (tức từ mồng 1 đến mồng 10 tháng 3 âm lịch)
- Festival Huế 2010 từ ngày 5/6 đến 13/6/2010
- Festival Hoa Đà Lạt 2010 diễn ra từ ngày 1 đến 4/1/2010 tại thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
- Cuộc thi Hoa hậu thế giới tại Nha trang từ ngày 10 - 8 đến ngày 21 – 8 -
2010, tại tại Khu du lịch và Giải trí Vinpearl Land, Nha Trang, Khánh Hòa
- Liên hoan du lịch quốc tế Thăng Long – Hà Nội,
Trang 18Ngày 30/9/2009, tại TP.HCM, Tổng cục Du lịch và Sở Văn hóa - Thể thao
và Du lịch Hà Nội đã công bố các chương trình hoạt động của “Năm du lịch quốc gia 2010”
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, năm
du lịch quốc gia 2010 là năm quan trọng đánh dấu bước chuyển tiếp giai đoạn
2010 và 2020, kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngành Du lịch (9/7/1960 - 9/7/2010), đặc biệt là sự kiện 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội Do vậy, Hà Nội
được chọn là nơi diễn ra “Năm du lịch quốc gia 2010” Đây là sự kiện du lịch
lớn của cả nước được tổ chức xuyên suốt trong cả năm, với nhiều hoạt động hưởng ứng của các tỉnh, thành khác Đây cũng là cơ hội để Hà Nội nói riêng và
cả nước nói chung có dịp quảng bá sâu rộng những di tích, lịch sử, nét văn hóa truyền thống, những điểm đến du lịch hấp dẫn… với thế giới, nhằm thúc đẩy du lịch nội địa
PGS-TS Phạm Quang Long, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Hà Nội cho biết, công tác chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2010 và kỷ niệm
1.000 năm Thăng Long Hà Nội sẽ gắn với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, hội tụ ngàn năm”, gồm 9 chương trình, hoạt động chính:
1 Lễ công bố Năm Du lịch quốc gia vào ngày 10/10/2009, tại Vườn hoa
Lý Thái Tổ, các phố Lê Thạch, Lê Lai, khu vực hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, với nhiều hoạt động lễ hội diễn ra gồm: biểu diễn nghệ thuật truyền thống, hiện đại như hát Dô, chèo Tàu, Quan họ Bắc Ninh, biểu diễn võ thuật, trình bày thư pháp, thi vịnh hoa, các gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch…
2 Đầu tư, xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và hoàn thành các dự án, công trình về du lịch như: cảng du lịch Bát Tràng; cải tạo đường Chợ
Sa đi Chợ Tó (Cổ Loa – Đông Anh)…
3 Liên hoan ẩm thực Hà Thành, dự kiến diễn ra từ ngày 3 đến 9/10/2010
Trang 194 Phát động các phong trào “Người Hà Nội đón bạn thăm nhà”, “Năm Du lịch xanh” diễn ra trong năm 2009 và 2010
5 Tổ chức cuộc thi hướng dẫn viên du lịch giỏi Cuộc thi dự kiến sẽ diễn
ra từ tháng 4 đến 7/2010
6 Hoàn thành một số dự án du lịch
7 Tổ chức Liên hoan Du lịch quốc tế Thăng Long – Hà Nội
8 Lễ hội áo dài 3 miền, với ý tưởng trình diễn khoảng 3.000 chiếc xung quanh Hồ Gươm, với phong cách bình dân
9 Tổ chức gắn biển các cơ sở dịch vụ du lịch đạt chuẩn
Ông Long cho biết thêm, ngoài các chương trình, hoạt động chính, trong Năm Du lịch quốc gia, Hà Nội còn phối hợp với các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài tổ chức hơn 30 hoạt động du lịch lồng ghép gắn với các lĩnh vực văn hóa, thể thao như: Lễ hội phố hoa, triển lãm “Nghề gốm Bát Tràng - cổ truyền và hiện đại”; liên hoan thả diều 3 miền… Đặc biệt là phối hợp với các tỉnh thành để
xây dựng những tour du lịch gắn liền với chùa chiền, khai thác văn hóa Phật
giáo, gắn với cội nguồn…, phục dựng những nét văn hóa ở các vùng quê mà Vua
Lý Thái Tổ đã đi qua và đem đến…
Gắn liền với các hoạt động của Năm Du lịch quốc gia 2010, tại TP.HCM từ ngày 1 đến 3/10/2009 diễn ra hội chợ du lịch quốc tế thường niên; hội nghị đầu
tư du lịch 3 nước Lào – Campuchia và Việt Nam (ngày 30/9 đến 1/10/2009)…5
1.2 Tuyên tuyền trong du lịch (publicity in tourism)
1.2.1 Khái niệm
5 Những sự kiện quan trọng của năm Du lịch quốc gia 2010, nguồn
http://www.baomoi.com
Trang 20Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng
1995, tuyên truyền là “việc giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành ủng hộ làm theo”(Trg 1031) Đây là ý nghĩa chung nhất của tuyên truyền,
nghĩa là các tổ chức, cá nhân đưa ra những lời giải thích, chứng minh, kêu gọi…để cá nhân, tổ chức khác biết đến thông tin đó và làm theo lời kêu gọi, đó
là mục đích cuối cùng cần đạt được của việc tuyên truyền, ví dụ như tuyên truyền phòng chống ma túy, tuyên truyền hiến máu cứu người, tuyên truyền kiến thức vệ sinh phòng bệnh…
Theo quan điểm truyền thống (Alastar M.Morrison, Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn, Tổng cục Du lịch Việt Nam, HN 1998), thì tuyên truyền/quan hệ công chúng là một trong bốn công cụ xúc tiến hỗn hợp chủ yếu (cùng với quảng cáo, kích thích tiêu thụ và bán hàng trực tuyến)
Trong tập bài giảng Xúc tiến du lịch, tác giả Nguyễn Thu Thủy,
ĐHKHXH&NV có đề cập đến khái niệm tuyên truyền (xét theo khía cạnh của một công cụ xúc tiến) “là việc thông tin về sản phẩm dịch vụ trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, tạp chí, ti vi, radio…” Với cách hiểu này, tuyên truyền không nhằm kêu gọi, giải thích để mọi người tán thành, làm theo
mà nghiêng về mặt cung cấp thông tin gián tiếp qua các phương tiện truyền thông đại chúng, như vậy sẽ có được sự khách quan nhất định, tuy mục đích cuối cùng vẫn là thu hút sự chú ý về sản phẩm và hướng tới thuyệt phục khách hàng tiêu dùng sản phẩm dịch vụ
Theo Luật Du lịch Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia 2008, thì tuyên
truyền là một trong những công cụ xúc tiến du lịch
Tuyên truyền, quảng bá du lịch “là biện pháp quan trọng để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam cả trong và ngoài nước”6
6
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
Trang 21Trong hoạt động du lịch, với các doanh nghiệp, để giới thiệu sản phẩm và thu hút nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp đã sử dụng các biện pháp quảng cáo, truyền thông rộng khắp tới các đối tượng khách du lịch tiềm năng Còn với cấp quản lý nhà nước về du lịch, các chiến dịch quảng bá, tuyên truyền là trọng tâm của hoạt động xúc tiến du lịch nhằm nâng cao nhận biết của mọi người về du lịch, xây dựng và giới thiệu hình ảnh du lịch Việt Nam tới đông đảo bạn bè và du khách quốc tế
Như vậy: “Tuyên truyền trong du lịch là công cụ xúc tiến du lịch của các
cơ quan quản lí nhà nước về du lịch; của các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch nhằm cung cấp, giới thiệu những thông tin về du lịch, dịch vụ một cách rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc các hình thức khác nhau, góp phần quảng bá hình ảnh và thúc đẩy sự phát triển của du lịch”
1.2.2 Mục tiêu của việc tuyên truyền trong du lịch
Theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 của Tổng cục Du lịch Việt Nam thì trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của việc tuyên
truyền, quảng bá của du lịch Việt Nam là “nhằm nâng cao nhận thức mọi mặt về
du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân, hình thành và hướng dẫn nhu cầu
du lịch nội địa; Tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, tăng cường thu hút khách quốc tế vào Việt Nam du lịch, góp phần thực hiện thông tin đối ngoại và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước 7
Để thực hiện mục tiêu trên cần:
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch dưới nhiều hình thức cả ở trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng và
7
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 của Tổng cục
Du lịch Việt Nam
Trang 22trực tiếp tại chỗ Chú trọng việc xây dựng các trung tâm thông tin du lịch tại các đầu mối giao thông, ứng dụng công nghệ tin học để tăng cường khả năng thu hút khách
- Thiết lập đại diện du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm, đẩy mạnh tuyên truyên quảng bá du lịch ở những thị trường có nguồn khác lớn
- Phối hợp các lực lượng làm thông tin đối ngoại của đất nước và tranh thủ hợp tác quốc tế để tuyên truyền quảng bá về đất nước, con người và du lịch Việt Nam, tăng cường tổ chức các chiến dịch phát động thị trường” 8
1.2.3 Đặc trưng của thông tin tuyên truyền sự kiện du lịch
Tính xã hội: Hoạt động du lịch hướng tới đông đảo du khách cũng như
mọi người dân địa phương, phục vụ cho lợi ích của mọi người, là cầu nối giữa con người với con người, kết nối mọi người lại với nhau thông qua các sự kiện
du lịch được tổ chức Mọi người tìm hiểu và tiếp nhận thông tin rộng khắp trên các phương tiên thông tin đại chúng, họ bị hấp dẫn bởi những thông tin đưa ra và muốn được trải nghiệm, đã cùng nhau tham gia vào những lễ hội được tổ chức
Tính khuynh hướng: Thông tin tuyên truyền về các sự kiện du lịch phải đảm bảo trong khuôn khổ pháp luật cũng như phù hợp với các nguyên tắc đạo lí, văn hóa, phong tục của quốc gia Mục đích của việc thông tin tuyên truyền là để xúc tiến du lịch, để thu hút khách tham gia các sự kiện du lịch, làm cho du lịch ngày càng phát triển hơn nữa, là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân
Tính đặc thù: Thể hiện ở việc các sự kiện du lịch phải đáp ứng được nhu
cầu của xã hội, bao hàm nhiều đối tượng khác nhau về nhu cầu, trình độ, tâm lý, thói quen, nghề nghiệp, nó đòi hỏi phải có sự phong phú về thông tin để đáp ứng
8
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 của Tổng cục
Du lịch Việt Nam
Trang 23nhu cầu của công chúng, nó được chứng minh thông qua nhiều loại hình tuyên truyền, quảng bá cho các sự kiện du lịch từ báo chí, phát thanh, truyền hình, pano áp phích, internet…mỗi phương tiện truyền thông có mặt mạnh riêng trong việc chuyển tải thông tin về các sự kiện du lịch tới những đối tượng khác nhau Với mỗi sự kiện du lịch khác nhau cũng đòi hỏi những cách thức thông tin khác nhau
Giải quyết các vấn đề thực tiễn: Sự vận động của cuộc sống luôn luôn
đặt ra những vấn để về xã hội và trong du lịch cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết Làm thế nào để có thể thu hút được ngày càng nhiều khách quốc tế đến Việt Nam? Làm thế nào để cho du khách quay trở lại Việt Nam nhiều lần? Làm thế nào để có thể tuyên truyền, quảng bá du lịch hiệu quả nhất? Các sự kiện du lịch được tính toán, lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng để tổ chức tốt nhất, công tác truyền thông được đầu tư đúng mức nhằm xúc tiến du lịch, thu hút khách du lịch, nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam hấp dẫn hơn trong mắt bạn bè quốc tế, thúc đẩy du lịch phát triển, kéo theo những ngành kinh tế - xã hội khác phát triển
Du lịch Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ, nhiều sự kiện
du lịch được tổ chức khắp các địa phương trong cả nước Để thu hút được ngày càng nhiều khách du lịch biết đến các sự kiện du lịch đó, cần sử dụng nhiều kênh tuyên truyền, quảng cáo khác nhau như truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí, các ấn phẩm…, trong đó website là một kênh hữu hiệu với rất nhiều lợi ích và phù hợp với du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Trang 24Website là một “show-room” trên mạng internet – nơi trưng bày và giới thiệu thông tin, hình ảnh về doanh nghiệp và sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp (hay có thể giới thiệu bất kỳ thông tin nào khác) cho mọi người trên toàn thế giới truy cập bất kỳ lúc nào (24h mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần); là một tập hợp một hay nhiều web page Nếu nói doanh nghiệp tôi muốn xây dựng trang web là không chính xác về từ ngữ, mà phải nói doanh nghiệp tôi muốn xây dựng một web – site (đọc là web – sai) Để một website hoạt động được cần phải có tên
miền (domain), lưu trữ (hosting) và nội dung (các trang web hoặc cơ sở dữ liệu
“World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lưới toàn cầu là
một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối với mạng internet Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm
là từ đồng nghĩa với chính thuật ngữ internet Nhưng Web thực ra chỉ là một
trong các dịch vụ chạy trên internet, chẳng hạn như dịch vụ thư điện tử Yahoo Messenger…Web được phát minh và đưa vào sử dụng khoảng năm 1990, 1991
bởi Viện sĩ Viện hàn lâm Anh Tim Berners - Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại CERN, Geneva, Switzerland
Các tài liệu trên World Wide Web được lưu giữ trong một hệ thống siêu
văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng internet Người dùng phải
sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem
Trang 25siêu văn bản Chương trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là tên miền (domain name), rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ (web server) và hiển thị trên màn hình máy tính của người xem Người dùng
có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với
các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web”11
* Những cách hiểu khác:
“Website là một không gian ảo do một cá nhân hoặc tổ chức thiết lập và đăng ký nhằm truyền tải và giao tiếp thông tin lẫn nhau trên phạm vi toàn thế giới thông qua đường truyền internet”12
“Website được hiểu là một cách chung nhất đó chính là một kênh thông tin của một chủ thể nào đó (chủ thể ở đây có thể là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, cá nhân…), nhằm đưa đến cho người xem hiểu rõ hơn về những vấn đề mà chủ thể muốn đưa ra”13
Theo từ điển Marketing: “Vị trí (hay địa chỉ) trên mạng lưới toàn cầu (www) Một website có thể bao gồm vô số trang web Trang chủ là tài liệu đầu tiên người truy cập gặp khi vào website, và có thể có những tài liệu hoặc file đính kèm với những URL riêng biệt của chúng”14
Tóm lại, khái niệm website có thể được hiểu như sau:
Trang 26Website là một địa chỉ trên “World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc
WWW – mạng lưới toàn cầu là một không gian thông tin mà mọi người có thể truy nhập qua các máy tính nối với mạng internet Một website có thể bao gồm
vô số trang web Để một website hoạt động được cần phải có tên miền (domain), lưu trữ (hosting) và nội dung (các trang web hoặc cơ sở dữ liệu thông tin)
Từ cơ sở lý thuyết trên về website, ngày nay khái niệm này được ứng dụng trong thực tế là: địa chỉ cung cấp, giới thiệu thông tin về cá nhân, tổ chức, sản phẩm dịch vụ…và tạo ra mối liên hệ với người sử dụng
1.3.2 Phân loại Website
Có rất nhiều cách phân loại website, tựu chung lại có 2 cách phân loại theo loại hình và mục đích sử dụng là 2 cách phân loại tổng hợp nhất:
* Xét theo loại hình, ta có:
- Website tĩnh: các thông tin được trên website mang tính chất cố định
Ưu thế là tốc độ nhanh, rất dễ tìm kiếm và cũng rất rẻ Nhược điểm là thay đổi thông tin khó khăn, mất nhiều thời gian và đòi hỏi có một số kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng Website tĩnh được thiết kế bằng kỹ thuật HTML
(Hypertext Mark-up Language) Chỉ đáp ứng được việc giới thiệu thông tin cho người dùng xem, cao nhất là sử dụng một Form trực tuyến (Online Form) để thu
nhận ý kiến của người xem và gửi về e-mail định danh trước Tiêu biểu là
website của các công ty du lịch: saigontoutist.net; fiditour.com…
- Website động: là thế hệ phát triển về kỹ thuật cao hơn so với thế hệ
website tĩnh trước đó và hiện được ứng dụng rất rộng rãi trên thế giới Website động có đặc điểm là người sử dụng hoàn toàn chủ động về mặt nội dung, thậm chí cả giao diện của website mà không phụ thuộc vào nhà cung cấp Hơn nữa, chỉ với những website động thì việc thực hiện thương mại điện tử mới mang tính khả thi Với website động, việc cập nhật thông tin cho website không còn là vấn
Trang 27đề của các nhà chuyên nghiệp Người quản lý website (site admin) có thể tự cập
nhật website mà không cần có những kiến thức chuyên sâu về thiết kế web Việc
dễ dàng này giúp cho website luôn luôn được chăm sóc và trở nên hiệu quả hơn hẳn so với website tĩnh, vốn đòi hỏi người quản lý site có một trình độ kỹ thuật
và hiểu biết nhất định
Website động (Dynamic Web Pages) thường được thiết kế bằng kỹ thuật ASP (Active Server Pages) chạy Windows hay PHP (PHP Hypertext
Preprocessor) với Linux “Động” ở đây xin đừng hiểu là hình ảnh sống động
hoặc có thể thay đổi hình ảnh như một đoạn hoạt hình (animation) Ở đây động
là có thể giúp người xem tương tác với website Website động cần phải có cơ sở
dữ liệu và tùy theo mục đích của website, nó có thể có các thành phần như:
1 Inner search: Phần tìm kiếm giúp người xem nhanh chóng tìm đến một
trang web trong website có chứa vấn đề mà họ quan tâm
2 Member account: tài khoản dành cho hội viên Với một Username và Password, hội viên có thể truy cập (log-in) vào một khu vực hạn chế (Member Area) có nhiều quyền lợi hơn hẳn so với khu vực công cộng (Public Area) Việc
cung cấp tài khoản này giúp cho người chủ website có thể kinh doanh website
bằng cách thu phí hội viên (Member Fee) hoặc phân cấp quản lý nội bộ từ xa
3 Shopping Cart: Thành phần giúp cho việc mua bán trên mạng (online trading) được thực hiện thông qua giả định việc chọn và bỏ món hàng đã chọn
vào giỏ mua hàng Các thông số liên quan đến món hàng sẽ được cập nhật vào tài khoản của người mua, giúp cho việc xác định công nợ và thanh toán [Tham
khảo http://www.vnplas.com]
4 Online Payment: Thành phần giúp cho việc buôn bán trên mạng được
khả thi: Tiền được trao cho bên bán và hàng sẽ được chuyển cho bên mua
[Tham khảo http://www.vnplas.com.]
Trang 285 Forum: Diễn đàn trực tuyến: Một khu vực hạn chế giúp cho các đối
tượng dùng site liên hệ trực tiếp với nhau trong thời gian thực (Real Time) Khác với liên lạc bằng e-mail có một khoảng thời gian chậm trễ (Delay) do
người gửi mail và người nhận mail không trực tuyến cùng thời điểm
Do tính năng vượt trội so với website tĩnh, website động có thể dùng vào
các mục đích:
1 Kinh doanh Thẻ hội viên (Membership): Chủ website có thể thu phí hội
viên và cấp cho Hội viên một account để truy cập vào khu vực hạn chế Chỉ có
hội viên mới đựơc vào khu vực này và sử dụng những thông tin trong đó
2 Thương mại Điện Tử (E-Commerce): hay còn gọi là bán hàng qua
mạng
3 Quản lý từ xa (Remote Management): Bằng việc phân quyền đối với
các khu vực hạn chế cho từng người dùng, website có thể trở thành một công cụ
quản lý doanh nghiệp lý tưởng, đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia có các
chi nhánh và văn phòng đại diện ở rải rác khắp nơi trên thế giới, hoặc đơn giản
hơn, cho các công ty có nhiều chi nhánh, cửa hàng, văn phòng trong nước
4 Công cụ cho nguời quản lý web: với website động, việc cập nhật thông
tin cho website không còn là vấn đề của các nhà chuyên nghiệp Người quản lý
website (Site Admin) có thể tự cập nhật website mà không cần có những kiến
thức chuyên sâu về thiết kế web Việc dễ dàng này giúp cho website luôn luôn
được chăm sóc và trở nên hiệu quả hơn hẳn so với webiste tĩnh, vốn đòi hỏi
người quản lý site có một trình độ kỹ thuật nào đó
5 Diễn đàn trực tuyến: với web động, diễn đàn tạo cho website một dáng
vẻ chuyên nghiệp và tạo cho khách hàng niềm tin tưởng vào công ty của quý vị
Tuy nhiên việc quản lý diễn đàn phải được coi trọng, tránh bị lạm dụng vào
những mục đích phi pháp
Trang 29Một số website động tiêu biểu như:
http://www.wikipedia.org (Tiếng Anh) http://www.vi.wikipedia.org (tiếng Việt) http://www.360.yahoo.com,…
* Xét theo mục đích, ta có:
- Website cung cấp thông tin: như các website báo điện tử, website cung cấp thông tin theo những chuyên đề cụ thể, tiểu biểu như:
http://www.24h.com.vn http://www.vietnamnet.vn http://www.ngoisao.net,…
Thông thường các website này cung cấp thông tin miễn phí cho người truy nhập và nguồn thu đến từ phí quảng cáo trên các website đó khi có lượng người xem thường xuyên đông Tuy nhiên nếu các thông tin có giá trị cao, người xem
có thể sẽ phải trả phí để xem được các thông tin này
- Website cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ: các website này có thể chỉ giới thiệu thông tin về các sản phảm, dịch vụ hoặc có thể có những tính năng giúp người xem có thể mua sản phẩm hoặc dịch vụ thẳng từ website (các website thương mại điện tử) Tiêu biểu như:
http://www.webmuaban.com http://www.muabanraovat.com.vn http://www.webquangcao.com,
* Ngoài ra còn nhiều các phân loại khác thành các mô hình như:
- Cổng thông tin (Portal)
- Sàn giao dịch (Marketplace)
Trang 30- Cửa hàng, siêu thị trực tuyến (E-store)
- Báo điện tử (E-newspaper)
- Danh bạ (web directory)
- Website việc làm
- Webblog,…
1.3.3 Các tiêu chí để đánh giá website
* Đánh giá độ tin cậy của thông tin
+ Dựa vào tên website:
- Cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương: website của các cơ quan
này thường sử dụng tên miền với đuôi “.gov” Ví dụ:
http://www.na.gov.vn http://www.hochiminhcity.gov.vn
Tin tức lấy từ nguồn số liệu này có độ tin cậy cao
- Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội: website của
các tổ chức này thường sử dụng tên miền có đuôi “.org” Ví dụ:
http://www.cpv.org.vn http://www.vtv.org.vn,
Từ những website này có thể lấy được những bản tin về hoạt động của các hiệp hội, thông tin chuyên ngành…đây cũng là một nguồn thông tin đáng tin cậy
- Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thiết lập và cung cấp các
dịch vụ trên mạng: những website thuộc loại này thường có tên miền “.net” như:
http://www.edu.net.vn http://www.giadinh.net.vn,
Trang 31Tùy theo tổ chức hay cá nhân đứng ra thực hiện mà thông tin có đáng tin hay không, cần tìm xem thông tin “về chúng tôi” để biết website do ai duy trì, từ
đó có thể đưa ra đánh giá về độ tin cậy của thông tin
- Tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại: website của công ty thường có tên miền “.com” Ví dụ:
http://www.fiditour.com,
Thông tin lấy từ nguồn này thường có độ tin cậy thấp hơn so với những thông tin từ các website chính phủ hay tổ chức, vì do các website này thường có các hoạt động kinh doanh, thương mại điện tử, tính cá nhân cao và nhiều thông tin được đưa lên nhằm quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
- Cơ sở giáo dục, đào tạo: website của các cơ sở giáo dục đào tạo thường
có tên miền “.edu” Ví dụ:
http://www.moet.edu.vn http://www.huc.edu.vn http://www.vnu.edu.vn,
Thông tin từ những website này là những thông tin đáng tin cậy, có các
nghiên cứu chuyên sâu, nhiều thông tin mang tính học thuật cao
+ Dựa vào tác giả bài viết: Khi truy cập vào website để có thể biết độ tin
cậy của thông tin có thể dựa vào tác giả bài viết bằng cách tìm đến phần ghi
nguồn thông tin, tên tác giả, tìm hiểu lí luận khoa học của tác giả
+ Dựa vào nguồn tài liệu tham khảo: Những bài viết có nguồn tham
khảo là tài liệu khoa học, tạp chí chuyên ngành có hội đồng khoa học duyệt bài trước khi đăng là nguồn tin cậy
* Đánh giá các chỉ số dựa vào các phần mềm đánh giá:
Trang 32Phần mềm đánh giá website sẽ phân tích và cho phép đưa ra các chỉ số đánh giá website Có rất nhiều chỉ số liên quan đến website, tùy vào mục tiêu cụ thể mà người quản trị có thể nhận dạng những chỉ số chính như:
- Tổng số người truy cập “hit” – số lượt truy cập (số hit thường do các
website tự đếm và không có dịch vụ độc lập kiểm chứng); số trang xem –
“pageview” (được đếm khi khi có yêu cầu truy xuất file từ web server nhưng chỉ
đếm cho trang chính, không tính các thành phần trong trang); số khách truy cập –
“visitor” hay “unique visitor” (khách truy cập website được xác định dựa trên
thông tin nhận dạng thường là địa chỉ IP hay dữ liệu cookie “không trùng” trong khoảng thời gian quy định Trong thời gian này, mỗi khách chỉ được đếm 1 lần
dù truy cập website nhiều lần và tạo nên nhiều hit)
- Tổng số người mua hàng (với website thương mại điện tử)
- Số người tham gia đặt câu hỏi trên tổng số người truy cập
- Những từ khóa nào người truy cập dùng để tìm kiếm nhằm truy cập vào
website
- Trang web nào trong website được truy cập nhiều nhất
- Thời gian nào có số người truy cập nhiều nhất trên website,…
Ngoài việc sử dụng những phần mền đánh giá website, có thể sử dụng
dịch vụ đánh giá website của alexa (http://www.alexa.com), website chuyên theo
dõi, đo lường tần suất truy cập và xếp thứ hạng của tất cả các website trên internet theo top 500/10.000/100.000 Với mức độ thâm niên của mình, Alexa đang được mọi người trên thế giới xem là dịch vụ đánh giá website đáng tin cậy
và cần tham khảo nhất.15
15
Nguồn: so-thu-hang-alexa-alexa-rank.html,
http://www.lienkettoancau.com/tin-glink/44-thoi-su/306-danh-gia-chi- gia-Website-cua-Alexa.aspx
Trang 33http://www.quantrimang.com.vn/hethong/thu-thuat/1498_Su-dung-dich-vu-danh-1.3.4 Lợi ích của việc xúc tiến du lịch trên các website
* Quảng bá ở thị trường toàn cầu
Website là thành phần cơ bản của mạng lưới toàn cầu internet nên khả năng phổ biến thông tin của website phụ thuộc chặt chẽ vào khẳ năng phát triển của internet Việc internet hiện nay đang có những bước phát triển mạnh mẽ đồng nghĩa với việc tuyên truyền, quảng bá du lịch qua website ngày càng có
nhiều cơ hội được du khách biết tới
Trong thời đại công nghệ hiện nay, số lượng thuê bao internet trên giới
không ngừng gia tăng Theo khảo sát của Asia Digital Marketing Yearbook (http://www.asiadma.com), tính đến đầu năm 2008, trên thế giới có hơn 1,4 tỉ
người sử dụng internet, chiếm 21.88% tỉ lệ dân số thế giới, trong đó 20 quốc gia
và vùng lãnh thổ đứng đầu đã chiếm gần 80% số người sử dụng internet trên toàn cầu Trung Quốc hiện đã vượt qua Hoa Kỳ để đứng đầu danh sách những quốc gia có số người sử dụng internet lớn nhất thế giới
Bảng 1 Số người sử dụng internet tại một số quốc gia trên thế giới năm 2008
Tên quốc gia Dân số Số người sử
Nguồn số liệu sử dụng internet
Trang 34Nhật Bản 127290000 90069000 70.75 ITU
Trung Quốc 1337410000 298000000 22.28 ITU
Ngoài ra tại Mỹ, trong một số bản báo cáo của dự án nghiên cứu các ảnh hưởng của internet lên đời sống người dân Mỹ đã kết luận nền công nghiệp du lịch Mỹ đã phát triển nhờ vào internet Năm 2005, khoảng 78% du khách Mỹ đã
sử dụng internet để tìm kiếm thông tin về các điểm đến, tour du lịch, hệ thống khách sạn… Trong đó, 82% số người sau khi tìm kiếm thông tin du lịch từ internet đã quyết định đặt phòng qua mạng, tương đương 54 triệu người Mỹ dùng internet để mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn, thuê ôtô hoặc đặt tour chọn gói cho các tuyến du lịch của mình
Trong Bảng 1, thống kê 11 nước có người sử dụng internet nhiều nhất trên
thế giới của Trung Tâm Internet Việt Nam - VNNIC có những nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Úc là những thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam, số lượng khách quốc tế đến từ những quốc gia này chiếm
tỉ lệ cao trong tổng số khách đến Việt Nam trong thời gian vừa qua (Xem phụ
lục 1)
Bảng 2 Số người sử dụng internet tại khu vực Đông Nam Á năm 2008
Tên quốc gia Dân số Số người sử
Trang 35Khu vực Asean 574540000 89321600 15.54 ITU
Theo khảo sát của Asia Digital Marketing Yearbook 16, hiện số người sử dụng internet tại Việt Nam đứng hạng 17 trong 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu thế giới về số người sử dụng internet (Nguồn Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC) Còn tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 3, sau Indonesia và Philippines về tỉ lệ người sử dụng internet theo số liệu 2008 (Bảng 2)
Bảng 3 Số người sử dụng internet của các châu lục trên thế giới năm 2007
Châu lục Dân số Số người sử
dụng Tỷ lệ (%)
Nguồn số liệu người
sử dụng internet
Châu Phi 963850000 51982300 5.39 ITU
Châu Âu 806720000 333900800 41.38 ITU
Trang 36Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 7/2/2006 về việc Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm
2010 với một số chỉ tiêu phát triển Internet:
Thực hiện phổ cập Internet đến tất cả các vùng, miền trong cả nước với chất lượng và dịch vụ ngày càng cao Đến năm 2010:
- Mật độ thuê bao Internet đạt từ 8 đến 12 thuê bao/110 dân (trong đó có 30% là thuê bao băng rộng)
- Tỉ lệ số người sử dụng Internet đạt 25% đến 35% dân số
- Đảm bảo đa số cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, bác sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp và học sinh phổ thông trung học có điều kiện sử dụng Internet
Bảng 4 Tình hình phát triển thuê bao internet theo thời gian năm
2009 và 2 tháng đầu năm 2010 tại Việt Nam
Thời gian Tổng số thuê bao internet Tỉ lệ số dân sử dụng
Trang 37vụ Internet băng rộng
- Đảm bảo tất cả các Bộ, ngành, cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền cấp tỉnh và huyện được kết nối Internet băng rộng và kết nối với mạng diện rộng của Chính phủ;
- 100% Viện nghiên cứu, Trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông có kết nối để truy nhập Internet băng rộng; trên
90 % các trường trung học cơ sở, bệnh viện được kết nối Internet
* Biểu đồ tăng trưởng thuê bao internet ở Việt Nam
Theo số người sử dụng Internet
Trang 38Tỉ lệ số dân sử dụng Internet (% dân)
Trang 39Tính đến nay, cả nước có hơn 4,3 triệu thuê bao internet quy đổi (gần 16 triệu người sử dụng), đạt mật độ 18,64 người/100 dân Đây là mật độ sử dụng internet cao hơn mức bình quân khu vực ASEAN và vượt xa các nước như: Thái Lan (12,65%), Trung Quốc (9,4%), Philippines (9,12%) 17
Và trong tương lai internet Việt Nam sẽ còn có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa với sự tham gia của những nhà cung cấp trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng
* Thông tin luôn sẵn có trên website và có thể được xem bất kỳ lúc nào, có thể tìm kiếm dễ dàng
Thông tin về các chương trình du lịch, sự kiện du lịch, dịch vụ… được nhà quản trị đưa lên website và website đó hoạt động liên tục 24h/ngày, 7 ngày/tuần…, khách du lịch muốn tìm kiếm thông tin có thể truy cập vào website
để duyệt tin bất kể lúc nào, ngay sau khi nhà cung cấp up thông tin vào website.
Đối với việc tìm kiếm thông cần thiết, khách du lịch hoàn toàn chủ động, đơn giản là sử dụng những công cụ tìm kiếm online, phổ biến hiện nay có các
website: http://www.google.com, http://www.yahoo.com
17
Nguồn: tai-Viet-Nam-cao-hon-binh-quan-khu-vuc/45261939/217
Trang 40http://www.vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Mat-do-su-dung-internet-* Tiết kiệm chi phí
- Chi phí quảng cáo: Giá xây dựng và duy trì một website rẻ hơn nhiều so với chi phí quảng cáo trên báo đài Để xây dựng một website mức chi phí bình quân là 7 – 10 triệu đồng, chi phí để duy trì thông tin khoảng 50 – 100.000 VND/tháng, rẻ hơn nhiều nếu như so với chi phí quay phim quảng cáo và giữ chỗ quảng cáo khoảng 21.000 USD/tháng/spot 30 giây trên truyền hình
- Chi phí thuê mặt bằng: chỉ cần một văn phông nhỏ với một số máy tính kết nối internet, thay vì cần một văn phòng lớn ở vị trí đắc địa, trung tâm (chi phí thuê địa điểm như vậy sẽ rất cao), để có thể gặp gỡ, tiếp xúc với lượng khách hàng lớn trực tiếp đến văn phòng liên hệ
- Chi phí nhân sự: Những văn phòng lớn cần rất nhiều nhân viên văn phòng, nhân viên tư vấn du lịch, với các chương trình bán hàng trực tiếp, kích thích tiêu thụ…cần đông đảo đội ngũ cộng tác viên thường xuyên và không thường xuyên thực hiện các công đoạn như tư vấn, đi đến từng khu vực để giới thiệu sản phẩm…Như vậy phải chi ra một khoản tiền lớn để trả lương cho nhân viên, cũng như còn nhiều chế độ khác như thưởng, làm ngoài giờ, bảo hiểm, ăn uống…hay chi phí của chiến dịch xúc tiến sản phẩm mới sẽ bị đội lên rất cao Trong khi với công cụ online, chỉ cần một lượng nhỏ nhân viên văn phòng hàng ngày biên tập và up thông tin lên website, chi phí sẽ giảm đi rất nhiều
* Thông tin dễ dàng được thay đổi
Với bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ phải in lại hàng loạt các brochure, catalogue, danh thiếp…Nhưng với website, thông tin có thể được sửa đổi dễ dàng và nhanh chóng, trực tiếp, chỉ bằng những thao tác kỹ thuật mà không mất chi phí in ấn cũng như gửi lại đến những đối tác hàng loạt ấn phẩm, danh thiếp mới thay đổi Hoặc nếu có những thay đổi thì với danh thiếp, ấn phẩm gửi trực tiếp, cần có thời gian in ấn và gửi đến các đối tác, còn trên website mọi thay đổi