1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính ở việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

100 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH -*** -BAN ĐIỀU HÀNH CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT NGUYỄN THANH THƢ XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM TRONG THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Khoa: Luật Hành chính Niên khóa: 2013 - 2017 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH -*** -BAN ĐIỀU HÀNH CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT NGUYỄN THANH THƢ XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM TRONG THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Khoa: Luật Hành chính Niên khóa: 2013 - 2017 Người hướng dẫn khoa học: ThS Lê Việt Sơn Người thực hiện: Nguyễn Thanh Thƣ MSSV: 1351101030108 Lớp: CLC38D THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các nội dung nghiên cứu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực Trong luận văn có sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 7 năm 2017 Người thực hiện luận văn Nguyễn Thanh Thư LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô của Trường Đại Học Luật TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy, Cô của khoa Luật Hành chính đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để tôi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin Đặc biệt, để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thầy giáo - ThS Lê Việt Sơn, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết Khóa luận tốt nghiệp Tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý Cuối cùng, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến bố, mẹ, chị gái cùng bạn bè của tôi, những người đã luôn yêu thương, tin tưởng, động viên và luôn tạo mọi điều kiện, quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thanh Thư CÁC TỪ VIẾT TẮT Luật TTHC 2015 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 THAHC Thi hành án hành chính UBND Ủy ban nhân dân TAND Tòa án nhân dân Luật THADS Luật Thi hành án dân sự Luật TNBTCNN 2009 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM TRONG THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM 5 1.1 Khái niệm và đặc điểm của xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính 5 1.1.1 Khái niệm về xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính .5 1.1.2 Đặc điểm của xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính 8 1.2 Ý nghĩa của việc xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính 12 1.2.1 Đối với người được thi hành án 12 1.2.2 Đối với người phải thi hành án 13 1.2.3 Đối với hoạt động xét xử của Tòa án 14 1.3 Những quy định của pháp luật tố tụng hành chính về xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính ở Việt Nam 14 1.3.1 Xử lý kỷ luật trong thi hành án hành chính 16 1.3.2 Xử phạt vi phạm hành chính 23 1.3.3 Truy cứu trách nhiệm hình sự 24 1.3.4 Xử lý trách nhiệm vật chất trong thi hành án hành chính 26 1.3.5 Các biện pháp xử lý khác: 28 1.4 Kinh nghiệm pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới về xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính 30 1.4.1 Biện pháp áp đặt một khoản tiền phạt (phạt tiền) 30 1.4.2 Biện pháp công khai các bản án hành chính 35 1.4.3 Biện pháp xử lý kỷ luật 35 1.4.4 Biện pháp xử phạt 36 1.4.5 Biện pháp bồi thường thiệt hại 38 1.4.6 Biện pháp xử lý hình sự 40 1.4.7 Biện pháp thông báo cho cơ quan hành chính cấp trên 42 1.4.8 Biện pháp cưỡng chế theo thủ tục dân sự 42 1.4.9 Biện pháp buộc thi hành từ Tòa án 44 1.4.10 Biện pháp thi hành thông qua bên thứ ba 46 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM TRONG THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM 48 2.1 Thực trạng thực hiện xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính ở Việt Nam 48 2.2 Phƣơng hƣớng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính ở Việt Nam 63 2.2.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính ở Việt Nam 63 2.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính ở Việt Nam 67 KẾT LUẬN 87 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: Xử lý trách nhiệm nói chung và xử lý trách nhiệm trong THAHC nói riêng là công cụ quan trọng trong việc định hướng, điều chỉnh hoạt động của các chủ thể nhằm duy trì tính nghiêm minh của pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan Xử lý trách nhiệm trong THAHC một trong những chế định không thể thiếu của pháp luật TTHC nhằm đấu tranh phòng chống các vi phạm trong THAHC, góp phần đưa các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án được thực thi trên thực tế, bảo đảm trật tự xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa Đây là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm hiện nay Được quy định lần đầu tiên tại Luật TTHC 2010, đến nay, pháp luật về xử lý trách nhiệm trong THAHC đã từng bước được hoàn thiện, tiêu biểu là việc ra đời của Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 về quy định thời hạn, trình tự, thủ tục THAHC và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án Theo đó, những hành vi vi phạm pháp luật về THAHC thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà chủ thể thực hiện sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước, pháp luật dân sự và các biện pháp xử lý khác Các quy định của Luật TTHC 2015, Nghị định 71/2016/NĐ-CP cùng các văn bản pháp luật có liên quan được xem là nhân tố góp phần quan trọng vào hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng ngừa các vi phạm pháp luật trong THAHC ở nước ta, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay việc thi hành các quy định về xử lý trách nhiệm trong THAHC vẫn diễn ra rất phức tạp, thiếu minh bạch và kém hiệu quả chẳng hạn tình trạng người phải thi hành án trì hoãn thi hành án, cơ quan nhà nước thiếu trách nhiệm trong thi hành án xảy ra phổ biến nhưng lại không được xử lý nghiêm minh Nghị định 71/2016/NĐ-CP, sau hơn 01 năm thực hiện và các quy định khác liên quan đến việc xử lý trách nhiệm trong THAHC đã bộc lộ những hạn chế, bất cập trong việc xử lý trách nhiệm trong THAHC như có nhiều quy định tản mạn, không đầy đủ, thiếu rõ ràng, cụ thể; các biện pháp xử lý chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa vi phạm… Điều này đặt ra yêu cầu phải khẩn trương nghiên cứu, điều 2 chỉnh, nhằm khắc phục những yếu kém, bất cập này, đáp ứng với vị trí, tầm quan trọng và sự kỳ vọng mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra cho chế định xử lý trách nhiệm trong THAHC Việc nghiên cứu pháp luật về xử lý trách nhiệm trong THAHC có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn Xử lý trách nhiệm trong THAHC là một vấn đề mà theo ý kiến của tác giả cần được phân tích kỹ lưỡng, chuyên sâu, đa chiều về các quy định của pháp luật trong nước và cả của nước ngoài, để làm rõ điểm tích cực cũng như những hạn chế và từ đó đề xuất, kiến nghị phương hướng nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm trong THAHC tại Việt Nam Với tất cả những lý do trên, việc lựa chọn đề tài “Xử lý trách nhiệm trong THAHC ở Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp là cấp thiết và có ý nghĩa lớn 2 Tình hình nghiên cứu đề tài: Xử lý trách nhiệm trong THAHC là một chế định mới tại Việt Nam, được đặt ra từ năm 2010 khi Quốc hội thông qua Luật TTHC 2010 (có hiệu lực ngày 01/7/2011) Theo tìm hiểu của tác giả, cho đến nay, hầu như chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và độc lập nào về việc xử lý trách nhiệm trong THAHC ở Việt Nam Nếu có sự nghiên cứu thì nội dung này chỉ được đề cập đến như là một phần nhỏ trong các công trình nghiên cứu khác về THAHC, có thể kể đến đó là: Phạm Xuân Nam: THAHC ở Việt Nam - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2012; Huỳnh Thị Khánh Ly: THAHC ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, 2013; Phan Trần Mai Phương: Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính, Luận văn Thạc sĩ luật học, 2016 và các tạp chí, bài viết liên quan đến THAHC như: Nguyễn Thị Phương Hà: Pháp luật về THAHC tại Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 23, 2016; Hồ Quân Chính: Thi hành các bản án, quyết định hành chính ở TP Hồ Chí Minh – Những khó khăn, vướng mắc và một số kiến nghị, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 7, 2015; Bùi Tuấn Thành: Kinh nghiệm THAHC của một số nước trên thế giới, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6 (267), 2014 Ngoài ra, đề tài nghiên cứu khoa học “Biện pháp xử lý trách nhiệm trong THAHC ở một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệp áp dụng cho Việt Nam” do tác giả Vũ Phạm Thùy Dung (chủ nhiệm đề tài) thực hiện tại Trường Đại học Luật Tp.HCM vào năm 2017 là công trình khoa học liên quan trực tiếp đến khóa luận Tuy nhiên, ở công trình nghiên cứu này các tác giả chủ yếu 3 phân tích các biện pháp về xử lý trách nhiệm trong THAHC của các nước trên thế giới và lựa chọn những đểm tiến bộ áp dụng cho Việt Nam mà chưa đi vào phân tích chuyên sâu và làm rõ về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý trách nhiệm trong THAHC ở Việt Nam Bên cạnh đó, mặc dù pháp luật tố tụng hành chính đã được đưa vào giảng dạy tại một số trường đại học đào tạo luật nhưng nội dung về xử lý trách nhiệm trong THAHC cũng không được chú trọng đúng mức Do đó, trong quá trình nghiên cứu, nguồn tài liệu để chúng tôi nghiên cứu tham khảo rất ít 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: 3.1 Mục đích: Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm ra các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các việc xử lý trách nhiệm trong THAHC nói riêng và chất lượng của công tác THAHC nói chung ở nước ta hiện nay 3.2 Nhiệm vụ: Làm rõ cơ sở lý luận về xử lý trách nhiệm trong THAHC; phân tích cụ thể các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về xử lý trách nhiệm trong THAHC; đánh giá đúng đắn và toàn diện về thực trạng thực hiện pháp luật về xử lý trách nhiệm trong THAHC; so sánh và đối chiếu kinh nghiệm pháp luật của các quốc gia về việc xử lý trách nhiệm trong THAHC và từ đó đưa ra những giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý trách nhiệm trong THAHC 4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận và pháp lý về xử lý trách nhiệm trong THAHC; pháp luật các quốc gia trên thế giới về xử lý trách nhiệm trong THAHC; thực trạng về xử lý trách nhiệm trong THAHC và những phương hướng, kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm trong THAHC nhằm nâng cao hiệu quả THAHC trong điều kiện nước ta hiện nay 5 Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các phương pháp được sử dụng kết hợp, đó là: 79 phạm thao túng, kiểm soát cơ quan thi hành án dân sự; đảm bảo sự minh bạch và hiệu quả trong việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự Cơ quan thi hành án dân sự cấp trên không có bất kỳ mối ràng buộc nào về mặt tổ chức, hay vật chất đối với UBND cấp dưới nên có thể khách quan và công bằng trong việc theo dõi thi hành án và kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với UBND Bên cạnh đó, hiện nay, đối với trách nhiệm kiến nghị xử lý của cơ quan thi hành án dân sự, tại khoản 5 Điều 14 Nghị định 71/2016/NĐ-CP chỉ quy định chung chung rằng cơ quan thi hành án dân sự có nhiệm vụ ban hành văn bản kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án vi phạm nghĩa vụ THAHC mà không quy định cụ thể khi nào thì cơ quan này phải ra văn bản trên Sự thiếu sót này có thể tạo điều kiện khiến cơ quan thi hành án trì trệ, né tránh việc ra văn bản kiến nghị hoặc tạo các lý do mà cơ quan này có thể vin vào đó để lảng tránh trách nhiệm Sự không chặt chẽ trong quy định này còn nằm ở việc thiếu cơ chế xử lý nếu cơ quan thi hành án dân sự không có văn bản kiến nghị Trong trường hợp này, liệu cơ quan, người có thẩm quyền có thể áp dụng luôn các chế tài đã được quy định về việc xử lý trách nhiệm trong THAHC; hay nếu không thì cần áp dụng quy định nào khác Do đó, cần có sự bổ sung về thời hạn mà cơ quan thi hành án dân sự phải ban hành văn bản kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý trách nhiệm và cơ chế xử lý các vấn đề phát sinh khi cơ quan thi hành án dân sự không có văn bản kiến nghị Thứ chín, cần có những quy định nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của Tòa án, đặc biệt là Thẩm phán chủ tọa phiên Tòa liên quan đến việc xử lý trách nhiệm trong THAHC Hiện nay, trong lĩnh vực THAHC nói chung và xử lý trách nhiệm THAHC nói riêng, quyền hạn của Tòa án vô cùng hạn chế Qua các quy định của Luật TTHC 2015 và Nghị định 71/2016/NĐ-CP, có thể nhận thấy rằng Tòa án ở nước ta không được quy định để can thiệp sâu vào quá trình THAHC Khi người phải thi hành không tự nguyện thi hành thì Tòa án đã xét xử sơ thẩm có trách nhiệm ban hành quyết định buộc THAHC Đây là một văn bản được ban hành với mục đích răn đe, nhắc nhở người phải thi hành và là một trong những mốc đầu tiên để làm căn cứ cho việc xử lý sau này Một quyết định buộc thi hành án có những nội dung gì thì chưa được pháp luật TTHC quy định đến Do đó, văn bản này hiện nay thường được ban hành với nội dung nhắc lại các phán quyết trong bản án mà Tòa án đã tuyên trước 80 đó Điều này khiến nó trở thành một văn bản chỉ mang tính chất hình thức Nếu Tòa án được trao nhiều quyền hạn hơn trong việc sử dụng quyết định này, quyết định buộc THAHC có thể trở thành một công cụ hữu ích trong việc xử lý trách nhiệm người phải thi hành án Cụ thể, trong quyết định này, Tòa án cần được cho phép ấn định một thời hạn thi hành án dành cho người phải thi hành để thực thi nghĩa vụ và Tòa cũng có trách nhiệm nêu rõ những hậu quả bất lợi có thể phải chịu (các hình thức xử lý) nếu người phải thi hành không thi hành khi hết thời hạn đó Nếu quá thời hạn này mà người phải thi hành vẫn không chấp hành án thì các biện pháp xử lý trách nhiệm sẽ được áp dụng Như đã đề cập đến, một quy định tương tự đã được áp dụng ở Hà Lan, Pháp và Áo Ở Áo, sau khi đã hết thời hạn thi hành mà Tòa án đã ấn định đối với cơ quan hành chính, thường là 06 tháng, lệnh yêu cầu thi hành án từ Tòa án được ban hành, trong đó Tòa sẽ gia hạn cho chính quyền thêm 03 tháng để thực thi các nghĩa vụ của mình Theo tác giả, những sửa đổi trên là cần thiết, bởi quyết định buộc thi hành án cần phải được quy định cứng rắn hơn, xác định rõ thời hạn thực hiện và bao gồm các biện pháp xử lý nếu không thi hành thì mới có thể tạo nên sức nặng cho văn bản này và “buộc” được người phải thi hành án Thứ mười, nên thành lập một hội đồng chuyên trách làm nhiệm vụ THAHC hoặc nếu không thành lập hội đồng chuyên trách, việc THAHC phải do một cơ quan hành chính khác thực hiện Hiện nay, các quy định về tố tụng hành chính trao nhiệm vụ tổ chức THAHC cho chính cơ quan đã ban hành quyết định hành chính hay có hành vi hành chính bị khởi kiện Trong trường hợp Tòa án hủy quyết định hành chính hoặc tuyên bố hành vi hành chính là trái pháp luật thì cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đã ban hành quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính vừa là cơ quan tổ chức thi hành án, cũng vừa là cơ quan phải thi hành án Việc để cơ quan nhà nước tự THAHC đã dẫn đến tình trạng cấp dưới bất chấp bản án của Tòa án, còn cấp trên thì lơ là hoặc cả nể, bao che không xử lý Chính cơ chế tự thi hành này là một trong những nguyên nhân sâu xa đã tạo ra những bất cập khiến cho các quy định về xử lý trách nhiệm trong THAHC trở nên kém hiệu quả trên thực tế Để hạn chế tình trạng vi phạm trong THAHC, tăng cường hiệu quả công tác xử lý vi phạm thì theo chúng tôi, cần có quy định về việc thành lập một hội đồng chuyên trách trong việc tổ chức THAHC Thay vì để cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đảm trách nhiệm vụ thi hành án, điều mà 81 đã tạo ra rất nhiều bất cập, pháp luật nên giao nhiệm vụ này cho một hội đồng chuyên trách về THAHC thực hiện Hơn nữa, việc thành lập hội đồng chuyên trách là hợp lý, bởi ngoài cơ quan có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện thì Tòa án hay cơ quan thi hành án dân sự cũng đều khó có thể đảm trách tốt việc THAHC vì đó không phải là công việc chính hay chuyên trách của họ Một hội đồng chuyên làm nhiệm vụ THAHC, chịu trách nhiệm ban hành các quyết định hành chính mới hay thực hiện hành vi hành chính khác đúng pháp luật vừa vẫn đảm bảo tốt yếu tố chuyên môn vừa giúp hạn chế các vi phạm xảy ra trong việc thi hành án Việc có hội đồng chuyên trách với những quy định rõ ràng, cụ thể về cách thành lập, hoạt động, thành phần, chức năng sẽ giúp việc THAHC đạt hiệu quả cao nhất Vì đây là một hướng quy định mới chưa từng có trong hệ thống pháp luật nước ta, nên việc nghiên cứu và học hỏi những kinh nghiệm áp dụng từ các nước tiên tiến khác về vấn đề này là vô cùng cần thiết Như đã đề cập cụ thể ở chương đầu, có một số quốc gia trên thế giới đã và đang áp dụng biện pháp thi hành án thông qua một chủ thể thứ ba, tiêu biểu là Italia và Luxembourg Những quy định ở Italia và Luxembourg khá giống nhau và dựa vào việc phân tích các quy định đó, chúng tôi xin đề xuất vài ý kiến về việc thành lập hội đồng chuyên trách ở nước ta như sau: Trước hết, về cách thành lập và nhiệm vụ, các thành viên của hội đồng chuyên trách nên được do chính Tòa án bổ nhiệm để thi hành các phán quyết của Tòa thay cho cơ quan hành chính Tòa án là cơ quan đã xét xử và ban hành phán quyết cần được thi hành cho nên việc bản án này có được chấp hành trên thực tế hay không cũng là mối quan tâm lớn của Tòa sau khi đã xét xử Việc để Tòa án lựa chọn thành viên hội đồng THAHC sẽ giúp tạo ra một hội đồng mà Tòa thấy rằng là tốt nhất để thực hiện phán quyết của mình Về thành viên hội đồng, hội đồng nên có số lượng là 02 thành viên, trong trường hợp phức tạp thì có thể gồm 03 thành viên Tùy vào tính chất từng vụ án mà Tòa án sẽ quyết định số lượng thành viên của hội đồng và thành viên gồm những ai Thành viên của hội đồng có thể được bổ nhiệm trong số các thành viên của Tòa án, cán bộ hoặc công chức phụ trách vấn đề hành chính liên quan trong vụ án, thủ trưởng cơ quan hành chính bị kiện hoặc thành viên của cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan thua kiện Chẳng hạn, nếu người thua kiện là UBND huyện thì Tòa án có thể chỉ định một hội đồng thi hành gồm Chủ tịch UBND huyện và một Thẩm phán của Tòa án huyện Ở Italia và Luxembourg, Tòa án chỉ bổ nhiệm một Ủy viên làm nhiệm vụ thi hành án 82 mà không phải là một hội đồng Tuy nhiên, trong điều kiện của nước ta, tác giả cho rằng cần thành lập một hội đồng gồm 02 thành viên để thực hiện việc thi hành án Nguyên nhân là vì án hành chính ở Việt Nam không đơn giản, nhiều vụ việc nếu chỉ để một cá nhân thi hành án thì không đáp ứng đủ năng lực, trình độ Ngoài ra, trong quá trình thi hành, hai thành viên không chỉ có thể trao đổi, bàn bạc với nhau để thi hành án hiệu quả nhất mà còn có thể giám sát và đốc thúc lẫn nhau, tránh được những tiêu cực, vi phạm có thể xảy ra Về mặt hoạt động, hội đồng chuyên trách THAHC chỉ hoạt động dưới hình thức lâm thời, khi cần thi hành án thì được Tòa án thành lập và ấn định thời gian để thực hiện nhiệm vụ và khi bản án được thi hành xong thì sẽ tự động giải tán Đồng thời, kinh phí hoạt động của hội đồng sẽ do cơ quan nhà nước thua kiện chịu trách nhiệm chi trả Hội đồng THAHC khi hoạt động dưới hình thức lâm thời sẽ tạo ra sự linh hoạt, tránh làm cồng kềnh thêm cho bộ máy nhà nước nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của công tác THAHC Đây là chủ thể được Tòa án trao cho thẩm quyền thi hành án, hoạt động của nó thay thế cho hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, với mục đích sửa sai cho cơ quan thua kiện nên việc cơ quan này phải chịu chi phí cho hoạt động của hội đồng là lẽ phù hợp Cuối cùng, xét về yếu tố trách nhiệm, hội đồng chuyên trách THAHC phải chịu trách nhiệm trước Tòa án về việc thi hành án Nếu tồn tại việc không thi hành, chậm thi hành án thì vi phạm này là lỗi của hội đồng, của hai thành viên thi hành Do đó, khi đã thành lập một hội đồng thi hành án thì rất dễ để quy trách nhiệm và xử lý trách nhiệm nếu có vi phạm xảy ra Tóm lại, đây là một chế định hay trong việc đơn giản hóa việc xử lý trách nhiệm nói riêng và việc nâng cao hiệu quả THAHC nói chung Tuy nhiên đây là một chế định mới đối với Việt Nam nên để có thể áp dụng tốt thì cần một quá trình nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa Ngoài quy định về việc thành lập hội đồng THAHC, một phương án khác có thể được thực hiện nhằm phòng ngừa và hạn chế vi phạm trong THAHC, từ đó giảm tải tính bức thiết của việc xử lý trách nhiệm là cho phép Tòa án chỉ định một cơ quan khác thi hành án bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính Nếu hiện tại, việc giao cho chính cơ quan hành chính bị kiện quyền được thi hành án đã tạo ra rất nhiều bất cập và những vi phạm xảy ra cũng chưa thể bị xử lý nghiêm minh thì nên trao quyền hạn này cho cơ quan khác thực hiện Tòa án với kinh nghiệm, chuyên môn, sự am hiểu về vụ việc và sự độc lập của mình nên được quyền chỉ định một cơ quan hành chính mà Tòa án cho rằng là cơ quan tốt hơn để thi hành 83 quyết định của mình Đây là một quy định mà Thụy Sĩ đã áp dụng hiệu quả Ở nước ta, tác giả cho rằng nếu Tòa án chỉ định một cơ quan khác thi hành thì cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính bị kiện là sự lựa chọn tốt nhất và hợp lý nhất Chẳng hạn, nếu chi cục thuế là cơ quan bị kiện thì Tòa án nên chỉ định Cục thuế là cơ quan thi hành bản án Đây là cơ quan có cùng lĩnh vực chuyên môn với cơ quan bị kiện, có quyền hạn quản lý đối với cơ quan cấp dưới này nên có thể nắm rõ tình hình, đủ điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án Tòa án cần ấn định thời gian để cơ quan này thi hành và vì Tòa là cơ quan chỉ định nên cơ quan thi hành phải có trách nhiệm báo cáo định kỳ về việc thực hiện bản án cho Tòa án biết Cuối cùng, xét về lâu dài, chúng ta cần có một luật THAHC riêng trong đó các quy định về xử lý trách nhiệm được sửa đổi, bổ sung và quy định chặt chẽ, đầy đủ hơn Xét dưới góc độ khoa học, bên cạnh các luật và bộ luật về tố tụng thì bao giờ cũng có các luật về thi hành án Chẳng hạn như, Bộ luật Tố tụng dân sự có Luật THADS, Bộ luật Tố tụng hình sự có Luật Thi hành án hình sự Tuy nhiên, trong lĩnh vực THAHC thì lại chưa có một văn bản luật riêng để điều chỉnh mặc dù đây là một lĩnh vực phức tạp và đặc thù Hệ thống quy định pháp luật về THAHC nói chung và xử lý trách nhiệm trong thi hành án nói riêng còn tản mạn, thiếu cụ thể, không bảo đảm tính hệ thống, thống nhất đã làm cho hoạt động THAHC, xử lý trách nhiệm trong THAHC gặp nhiều vướng mắc, hiệu quả chưa cao Do đó, các quy định trong lĩnh vực này, đặc biệt là các quy định về xử lý trách nhiệm người phải thi hành án nên được chú trọng quy định chặt chẽ, chi tiết và đầy đủ trong một văn bản luật hơn là chỉ mới gói gọn trong khuôn khổ của một nghị định như hiện tại Điều này sẽ giúp tăng cường nhận thức của các chủ thể liên quan về tầm quan trọng cũng như nâng cao giá trị thi hành của các quy định về xử lý trách nhiệm nói riêng và THAHC nói chung 2.2.2.2 Về mặt thực tiễn: Thứ nhất, cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành án hành chính và xử lý vi phạm trong THAHC Để hoạt động THAHC nói chung và hoạt động xử lý trách nhiệm trong THAHC nói riêng đạt được hiệu quả tốt thì đòi hỏi người phải thi hành án và các chủ thể có trách nhiệm khác phải tuân thủ pháp luật tốt; để hiểu và tuân thủ pháp 84 luật tốt thì lại đòi hỏi khả năng nhận thức, ý thức và thái độ của con người Trình độ hiểu biết pháp luật giúp họ có thể thực hiện tốt những nghĩa vụ mà pháp luật quy định, không làm những điều mà pháp luật cấm, sử dụng tốt những quyền hạn mà pháp luật trao cho Hơn nữa, riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức là lực lượng chủ yếu trên thực tế có nghĩa vụ THAHC và xử lý trách nhiệm trong THAHC, thì nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về THAHC và xử lý trách nhiệm trong THAHC lại càng có ý nghĩa và vai trò quan trọng Nếu cán bộ, công chức, viên chức hiểu biết pháp luật tốt, có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật thì hoạt động THAHC cũng như quản lý nhà nước, quản lý xã hội sẽ đạt hiệu quả cao Ngược lại, nếu cán bộ, công chức ý thức pháp luật kém, có hành vi vi phạm pháp luật, lơ là trách nhiệm sẽ có tác động xấu đến nền hành pháp, tư pháp và cả xã hội, nên việc gương mẫu chấp hành pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức phải được đặt lên hàng đầu Tuy nhiên, pháp luật không tự nó đến được với mọi người Để hiểu biết được pháp luật cần phải trải qua một quá trình nhất định, thông qua các phương pháp, cách thức truyền đạt, truyền tải khác nhau để biến pháp luật từ cái khách quan thành chủ quan, bên trong ý thức của mỗi cá nhân, từ đó nó được thể hiện trong cuộc sống thông qua hành vi, cách ứng xử của mỗi người 108 Chính vì vậy, để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành và xử lý vi phạm trong THAHC đòi hỏi các cơ quan, tổ chức phải không ngừng đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến gắn với giáo dục ý thức pháp luật cho cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp và nhân dân Cần phải coi trọng hoạt động giáo dục, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực này để hình thành được ý thức tự giác chấp hành pháp luật của các chủ thể; giúp họ có được nhận thức đúng đắn về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về THAHC, đặc biệt là xử lý trách nhiệm trong THAHC phải được diễn ra một cách sâu rộng, thường xuyên trong các cơ quan nhà nước và trong đời sống Tuy nhiên việc tuyên truyền không chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết mà nên được kết hợp với giáo dục pháp luật, thông qua việc áp dụng đa dạng nhiều biện pháp và hình thức khác nhau Cơ quan, người có thẩm quyền cần phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội làm tốt công tác này để người phải thi 108 Nguyễn Quốc Sửu (2010), Nội dung, phương pháp và hình thức giao dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính, Quản lý nhà nước, số 171, tr 22 85 hành thông suốt về tư tưởng, tự nguyện và hợp tác trong việc thi hành nghĩa vụ của mình đối với bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính Đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước cũng như tập thể cơ quan thông qua các hình thức như tổ chức các lớp tập huấn, biên soạn giáo trình, sách giáo khoa tại các nhà trường, học viện và cấp phát các loại tài liệu đến các đối tượng thực hiện pháp luật; tổ chức tọa đàm, diễn đàn đối thoại; tuyên truyền pháp luật qua báo, tạp chí chuyên ngành; thông qua các chuyên mục tìm hiểu pháp luật; tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong cán bộ, công chức; giáo dục pháp luật thông qua các hình thức văn hóa - nghệ thuật, như: phim, ảnh, sân khấu Bên cạnh đó, nếu người phải thi hành án là người dân thì để người dân có thái độ hợp tác, các cơ quan hữu quan cũng cần đưa ra những biện pháp, phương án hỗ trợ cuộc sống bình thường cho người phải thi hành án sau khi THAHC, như: tạo điều kiện về chỗ ở tạm thời sau khi bị thu hồi nhà, đất, bị cưỡng chế THAHC Thứ hai, nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Bên cạnh nhận thức và ý thức trách nhiệm, vấn đề trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong công tác THAHC nói chung và xử lý trách nhiệm trong THAHC nói riêng cũng là một hạn chế hiện nay Án hành chính là án khó, cả ở khâu xét xử lẫn thi hành vì một bên chủ thể trong quan hệ tố tụng hành chính là cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, những chủ thể công quyền Khi xảy ra việc không thi hành, thi hành không đúng, không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án, thì việc xác định chủ thể vi phạm, mức độ trách nhiệm, hậu quả gây ra, biện pháp xử lý là những vấn đề không hề đơn giản Trước hết, việc xử lý trách nhiệm trong THAHC đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền xử lý ngoài ý thức tuân thủ tốt pháp luật, phải có sự am tường, có năng lực, hiểu biết chính xác, đầy đủ các quy định của pháp luật, đặc biệt là trong bối cảnh pháp luật về xử lý trách nhiệm trong THAHC được quy định còn khá rối rắm, tản mạn và thiếu rõ ràng như hiện nay Ngoài ra, chuyên môn, nghiệp vụ của chấp hành viên trong cơ quan thi hành án dân sự cũng cần được chú trọng bởi chấp hành viên cũng đóng một vai trò không thể thiếu trong hiệu quả của công tác xử lý trách nhiệm THAHC Chấp hành viên cần có sự nhiệt huyết với nghề, trình độ chuyên môn vững vàng, am hiểu nhất định về lĩnh vực quản lý nhà nước và pháp 86 luật về xử lý trách nhiệm trong THAHC để có thể theo dõi quá trình thi hành án và kiến nghị việc xử lý trách nhiệm; đồng thời cũng cần có những hiểu biết tương đối về việc sử dụng công nghệ thông tin Chính vì thế, việc nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức để có thể đáp ứng được những yêu cầu đặt ra là vô cùng cần thiết Đầu tiên cần chú trọng ngay từ khâu tuyển chọn vì nếu từ khâu này đã thực hiện không tốt thì tất yếu sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn về sau Các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan, công bằng trong quá trình tuyển dụng Việc tuyển dụng cần dựa trên năng lực thật sự và đúng người đúng việc Ngoài ra, trong quá trình làm việc của mình, cán bộ, công chức, viên chức trong các tổ chức, cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan thi hành án dân sự nên được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn GS.TS Nguyễn Văn Thâm (Học viện hành chính) từng khẳng định rằng: “Muốn có công chức tốt thì cần phải tổ chức tốt việc tập huấn, bồi dưỡng công chức Càng bồi dưỡng, huấn luyện kỹ càng, phù hợp với yêu cầu thực tế bao nhiêu thì hiệu quả hoạt động của đội ngũ công chức càng được nâng cao bấy nhiêu Điều này liên quan đến nhiều vấn đề đặc biệt là nội dung bồi dưỡng Từ trước đến nay tuy chúng ta đã đầu tư nhiều công sức để thực hiện nhiệm vụ này nhưng kết quả chưa tốt, vì thiếu tính cụ thể thậm chí rất hình thức Bồi dưỡng cán bộ, công chức là để họ biết làm việc với dân, có kỹ năng thực tế, tránh biến họ thành những người giáo điều, quan liêu Nếu để cho hệ thống các cơ quan địa phương trở thành xơ cứng với một đội ngũ cán bộ, công chức quan liêu thì các cơ quan của cả hệ thống đó sẽ đứng ngoài tiến trình đi lên của xã hội” 109 Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức một cách toàn diện và thường xuyên để đáp ứng các yêu cầu của hoạt động quản lý nhà nước cũng như hoạt động xử lý trách nhiệm trong THAHC 109 Thông tin Tổng thuật hội thảo “Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà khoa học” (2011), Tạp chí Quản lý nhà nước, số 186, tr 88 87 KẾT LUẬN Trong hệ thống pháp luật về tố tụng hành chính nói chung và THAHC nói riêng, xử lý trách nhiệm trong THAHC là chế định có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng Chế định này được đặt ra nhằm xử lý các vi phạm trong THAHC, củng cố và đảm bảo hiệu lực thi hành của bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức Những quy định của Luật TTHC 2015, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về việc xử lý trách nhiệm trong THAHC và đặc biệt là Nghị định số 71/2016/NĐ-CP với những quy định cụ thể về các biện pháp xử lý trách nhiệm trong THAHC là những cơ sở pháp lý quan trọng để người có thẩm quyền căn cứ vào đó nhằm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động THAHC Các quy định này đã tạo ra những điểm tích cực nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn của hoạt động xử lý trách nhiệm của các chủ thể có liên quan Tuy vậy, xử lý trách nhiệm trong THAHC là một vấn đề phức tạp nên bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế, bất cập về mặt pháp luật và thực tiễn khiến cho việc thực thi pháp luật về xử lý trách nhiệm trong THAHC trở nên khó khăn hơn, như hành lang pháp lý về các biện pháp xử lý trách nhiệm trong THAHC chưa đầy đủ và thiếu rõ ràng; các biện pháp xử lý trách nhiệm trong THAHC được quy định chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm; việc chưa có những quy định cụ thể, rõ ràng trong việc xác định trách nhiệm của cá nhân trong cơ quan hành chính đối với việc không chấp hành hoặc chấp hành không đúng, không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính hay trong việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án không chấp hành án nhưng chủ thể trên không xử lý hoặc đề nghị xử lý; vai trò theo dõi thi hành án và kiến nghị xử lý trách nhiệm trong THAHC của cơ quan thi hành án dân sự chưa được thực hiện hiệu quả Điều này đã gây ra nhiều bức xúc cho người dân, khiến cho hiện tượng tồn đọng án hành chính vẫn tiếp tục tăng cao, quyền và lợi ích của nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm Nội dung đề tài “Xử lý trách nhiệm trong THAHC ở Việt Nam” đã được tác giả thực hiện nhằm làm sáng tỏ những vấn đề về pháp luật xử lý trách nhiệm trong THAHC ở nước ta hiện nay, có liên hệ, nghiên cứu và so sánh với kinh 88 nghiệm về xử lý trách nhiệm trong THAHC ở một số quốc gia trên thế giới Trên cơ sở tiến hành đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về xử lý trách nhiệm trong THAHC ở nước ta hiện nay, chúng tôi đã đưa ra một số phương hướng và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về xử lý trách nhiệm trong THAHC Theo đó, khi hoàn thiện pháp luật về xử lý trách nhiệm trong THAHC thì cần thiết phải đảm bảo phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp của nước ta, với nhu cầu hội nhập quốc tế và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ta Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này như bổ sung thêm biện pháp chế tài phạt tiền là một trong các biện pháp xử lý trách nhiệm trong THAHC; cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất, biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong THAHC; sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn những quy định về biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự; nên thành lập một hội đồng chuyên trách làm nhiệm vụ THAHC hoặc nếu không thành lập hội đồng chuyên trách thì việc THAHC phải do một cơ quan hành chính khác thực hiện; nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của Tòa án… và về lâu dài là xây dựng một luật THAHC riêng trong đó các quy định về xử lý trách nhiệm được sửa đổi, bổ sung và quy định chặt chẽ, đầy đủ hơn Những kiến nghị mà chúng tôi đã đề xuất trong luận văn chủ yếu nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập về các quy định của pháp luật mà không đi sâu vào phân tích và đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục những tiêu cực mang tính chất chủ quan của cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan nhà nước trong việc xử lý trách nhiệm trong THAHC Chúng tôi hy vọng rằng đề tài này có thể góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xử lý trách nhiệm trong THAHC ở nước ta trong thời gian tới DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam: 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 2 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 4 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 5 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) 6 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 7 Luật Viên chức năm 2010 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 9 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) 10 Bộ luật Dân sự năm 2015 11 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 12 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 13 Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 về quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của tòa án 14 Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính 15 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức 16 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức 17 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã 18 Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/08/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP 19 Nghị định số 462/VBHN-BTP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã 20 Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước 21 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành, hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP 22 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư 23 Nghị định số 09/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư 24 Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 25 Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 12/03/2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW 26 Nghị quyết 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 II Văn bản quy phạm pháp luật nƣớc ngoài: 27 Luật Tố tụng hành chính Trung Quốc năm 1989 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) 28 Đạo luật về Luật hành chính tổng quát Hà Lan (The General Administrative Law Act – GALA) 29 Luật Tố tụng hành chính Bồ Đào Nha (The Administrative Courts Procedure Code – CPTA) 30 Luật Tố tụng hành chính Cộng hòa Latvia 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2003 và 2004 (Administrative Procedure Law) 31 Bộ luật thi hành án Thụy Điển (The Enforcement Code Sweden (1981:774)) 32 Luật về hành vi không tôn trọng tòa án của Anh năm 1981 (Contempt of Court Act 1981) 33 Luật Tố tụng hành chính Cộng hòa Liên bang Đức năm 1991 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) (Code of Administrative Court Procedure) 34 Luật kiện tụng hành chính Hàn Quốc (Administrative Litigation Act) 35 Luật Tố tụng hành chính tư pháp của Thổ Nhĩ Kỳ (The Turkish Procedure of Administrative Justice Act) 36 Bộ luật Hình sự của Trung Quốc năm 1979, sửa đổi năm 1997 37 Bộ luật Hình sự Thụy Điển (The Swedish Penal Code) 38 Bộ luật Hình sự Áo năm 1998 (The Austrian Criminal Code) 39 Luật Tòa án hành chính Indonesia (Indonesian Law on Administrative Courts - LAC) 40 Luật về việc thành lập Tòa án hành chính và tố tụng hành chính Thái Lan năm 1999 (Act On Establishment Of Administrative Courts And Administrative Court Procedure) 41 Luật kiện tụng hành chính Nhật Bản (Administrative Case Litigation Act 1962) 42 Luật ngày 07-11-1996 về tổ chức của tòa án hành chính của Luxembourg (Loi du 7 novembre 1996 portant organisation des juridictions de l'ordre administratif) II Sách, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, luận văn cử nhân, báo cáo: 43 Bộ Tư pháp (2012), Tăng cường cải cách tư pháp và pháp luật Việt Nam, Diễn đàn đối tác pháp luật năm 2012 44 Báo cáo kết quả công tác thi hành án dân sự năm 2016 của Cục thi hành án dân sự tỉnh Nghệ An 45 ĐH Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2005), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 46 Huỳnh Thị Khánh Ly (2013), THAHC ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường ĐH Luật Tp HCM, Tp HCM 47 Đinh Văn Minh (1995), Tài phán hành chính so sánh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 48 Đinh Văn Minh (2015), Khiếu nại hành chính – Lịch sử phát triển và những vấn đề thực tiễn (So sánh với Pháp, Trung Quốc và một số nước trên thế giới), Nxb Hồng Đức, Hà Nội 49 Phạm Xuân Nam (2012), THAHC ở Việt Nam: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường ĐH Luật Tp HCM, Tp HCM 50 Báo cáo của Sở Tư pháp về kết quả triển khai Luật TTHC và chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai công tác THAHC 51 Trung tâm Từ điển học Vietlex (2011), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội 52 Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (2011), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh III Bài viết từ báo, tạp chí chuyên ngành: 53 Hồ Quân Chính (2015), Thi hành các bản án, quyết định hành chính ở TP Hồ Chí Minh – Những khó khăn, vướng mắc và một số kiến nghị, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 7, tr 26-27 54 Nguyễn Phúc Đạt (2016), THAHC – Những chuyển biến tích cực và giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề 2, tr 12 55 Nguyễn Văn Điệp – Lê Thị Kim Dung (2011), Thi hành bản án, quyết định hành chính: Trình tự thủ tục và một số vấn đề cần được hướng dẫn, Tạp chí Kiểm sát, số 04, tr 44 56 Thông tin Tổng thuật hội thảo “Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà khoa học” (2011), Tạp chí Quản lý nhà nước, số 186, tr 88 57 Nguyễn Văn Quang (2012), Mô hình giải quyết khiếu kiện hành chính của vương quốc Anh, Tạp chí Luật học, số 7, tr 74 58 Lê Việt Sơn (2013), THAHC theo Luật TTHC (Kỳ I), Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10, tr 20 59 Nguyễn Quốc Sửu (2010), Nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 171, tr 22 60 Bùi Tuấn Thành (2014), Kinh nghiệm THAHC của một số nước trên thế giới, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6 (267), tr 51-54 IV Sách chuyên khảo và báo cáo nƣớc ngoài: 61 Adriaan Bedner, Administrative court in Indonesia, Nxb Kluwer Law International 62 Lionel Neville Brown, John Bell, Jean-Michel Galabert (1998), French Administrative Law, Nxb Clarendon Press – Oxford 63 VIIIth Congress of the International Association of Supreme Administrative Jurisdictions (2004), The Execution of Decisions of the Administrative Court, Madrid 64 Yuwen Li (2014), Administrative Litigation Systems in Greater China and Europe, Nxb Routledge Taylor & Francis Group 65 Stroink & E.van der Linden (eds) (2005), Judicial lawmaking and administrative law, Nxb Oxford V Website: 66 www.aca-europe.eu 67 dbndnghean.vn 68 hethongphapluatvietnam.com 69 www.tamnhin.net.vn 70 thads.moj.gov.vn 71 www.chinhphu.vn 72 www.baomoi.com 73 plo.vn 74 tcdcpl.moj.gov.vn ... LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM TRONG THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM 1.1 Khái niệm đặc điểm xử lý trách nhiệm thi hành án hành 1.1.1 Khái niệm xử lý trách nhiệm thi hành án hành Trong lĩnh... THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM 1.1 Khái niệm đặc điểm xử lý trách nhiệm thi hành án hành 1.1.1 Khái niệm xử lý trách nhiệm thi hành án hành .5 1.1.2 Đặc điểm xử lý trách nhiệm. .. thực xử lý trách nhiệm thi hành án hành Việt Nam 48 2.2 Phƣơng hƣớng kiến nghị hoàn thi? ??n pháp luật xử lý trách nhiệm thi hành án hành Việt Nam 63 2.2.1 Phương hướng hoàn thi? ??n

Ngày đăng: 23/06/2021, 14:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
43. Bộ Tư pháp (2012), Tăng cường cải cách tư pháp và pháp luật Việt Nam, Diễn đàn đối tác pháp luật năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường cải cách tư pháp và pháp luật Việt Nam
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 2012
45. ĐH Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2005), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật
Tác giả: ĐH Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia
Năm: 2005
46. Huỳnh Thị Khánh Ly (2013), THAHC ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường ĐH Luật Tp. HCM, Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: THAHC ở Việt Nam
Tác giả: Huỳnh Thị Khánh Ly
Năm: 2013
47. Đinh Văn Minh (1995), Tài phán hành chính so sánh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài phán hành chính so sánh
Tác giả: Đinh Văn Minh
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1995
48. Đinh Văn Minh (2015), Khiếu nại hành chính – Lịch sử phát triển và những vấn đề thực tiễn (So sánh với Pháp, Trung Quốc và một số nước trên thế giới), Nxb.Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khiếu nại hành chính – Lịch sử phát triển và nhữngvấn đề thực tiễn (So sánh với Pháp, Trung Quốc và một số nước trên thế giới)
Tác giả: Đinh Văn Minh
Nhà XB: Nxb.Hồng Đức
Năm: 2015
49. Phạm Xuân Nam (2012), THAHC ở Việt Nam: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường ĐH Luật Tp. HCM, Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: THAHC ở Việt Nam: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện
Tác giả: Phạm Xuân Nam
Năm: 2012
53. Hồ Quân Chính (2015), Thi hành các bản án, quyết định hành chính ở TP. Hồ Chí Minh – Những khó khăn, vướng mắc và một số kiến nghị, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 7, tr. 26-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Dân chủ vàPháp luật
Tác giả: Hồ Quân Chính
Năm: 2015
54. Nguyễn Phúc Đạt (2016), THAHC – Những chuyển biến tích cực và giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề 2, tr. 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật
Tác giả: Nguyễn Phúc Đạt
Năm: 2016
55. Nguyễn Văn Điệp – Lê Thị Kim Dung (2011), Thi hành bản án, quyết định hành chính: Trình tự thủ tục và một số vấn đề cần được hướng dẫn, Tạp chí Kiểm sát, số 04, tr. 44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Kiểmsát
Tác giả: Nguyễn Văn Điệp – Lê Thị Kim Dung
Năm: 2011
56. Thông tin Tổng thuật hội thảo “Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà khoa học” (2011), Tạp chí Quản lý nhà nước, số 186, tr.88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Namdưới góc nhìn của các nhà khoa học” (2011), "Tạp chí Quản lý nhà nước
Tác giả: Thông tin Tổng thuật hội thảo “Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà khoa học”
Năm: 2011
57. Nguyễn Văn Quang (2012), Mô hình giải quyết khiếu kiện hành chính của vương quốc Anh, Tạp chí Luật học, số 7, tr. 74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Luật học
Tác giả: Nguyễn Văn Quang
Năm: 2012
58. Lê Việt Sơn (2013), THAHC theo Luật TTHC (Kỳ I), Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10, tr. 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Tòa án nhân dân
Tác giả: Lê Việt Sơn
Năm: 2013
59. Nguyễn Quốc Sửu (2010), Nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 171, tr.22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Quản lý nhà nước
Tác giả: Nguyễn Quốc Sửu
Năm: 2010
60. Bùi Tuấn Thành (2014), Kinh nghiệm THAHC của một số nước trên thế giới, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6 (267), tr. 51-54.IV. Sách chuyên khảo và báo cáo nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Dân chủ và pháp luật
Tác giả: Bùi Tuấn Thành
Năm: 2014
61. Adriaan Bedner, Administrative court in Indonesia, Nxb. Kluwer Law International Sách, tạp chí
Tiêu đề: Administrative court in Indonesia
Nhà XB: Nxb. Kluwer Law International
62. Lionel Neville Brown, John Bell, Jean-Michel Galabert (1998), French Administrative Law, Nxb. Clarendon Press – Oxford Sách, tạp chí
Tiêu đề: French Administrative Law
Tác giả: Lionel Neville Brown, John Bell, Jean-Michel Galabert
Nhà XB: Nxb. Clarendon Press – Oxford
Năm: 1998
21. Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành, hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP Khác
22. Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư Khác
23. Nghị định số 09/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư Khác
24. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w