Tính cấp thiết – Lý do chọn đề tài Tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại từ rất lâu trong lịch sử loài người. Nó có tác động và ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Trong thời đại ngày nay, sự leo thang của tình hình tội phạm cũng như các tệ nạn xã hội đang là những vấn đề phức tạp và bức xúc đòi hỏi sự quan tâm của tất cả mọi người. Sự phát triển ngày càng đi lên của nền kinh tế cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một mặt góp phần nâng cao mức sống của con người, mặt khác kéo theo nó là hàng loạt các vấn đề xã hội nóng bỏng, những tác động xấu tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân. Trong vòng xoáy phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường thì sự tác động của nó tới đời sống người dân là một vấn đề rất được quan tâm. Bởi nó đem theo sự phát triển một cách nhanh chóng các tệ nạn xã hội cũng như sự gia tăng đáng kinh ngạc của tình hình tội phạm. Tội phạm là mối nguy hiểm cho toàn xã hội, là điều không tránh khỏi với bất kì quốc gia nào. Ở Việt Nam, tội phạm có nguy cơ tăng mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là tội phạm ở lứa tuổi thanh, thiếu niên. Ở nước ta, quy định về tuổi vị thành niên như sau: tuổi kết nạp Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là từ 10 đến 15 tuổi; tuổi kết nạp Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là từ 15 đến 30 tuổi. Trong tuổi Đoàn gọi là thanh niên, trong tuổi Đội là thiếu niên, dưới tuổi Đội gọi là nhi đồng. Nếu như trong cơ cấu tình hình tội phạm của cả nước trước đây, số tội phạm là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên chỉ chiếm một phần nhỏ thì hiện nay, trước tác động của nền kinh tế thị trường, tỷ lệ này đang có xu hướng tăng cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Đây là một tình trạng đáng báo động với một bộ phận thanh hiếu niên có lối sống thiếu lành mạnh. Thực trạng này đã, đang và sẽ tiếp tục gia tăng. Qua theo dõi từ năm 2000 - 2006, số vụ phạm tội thanh, thiếu niên gây ra là 74.389 vụ với 95.103 người. Số đối tượng có nguy cơ vi phạm pháp luật là 71.58 người. Hành vi vi phạm tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội: xâm
Thực trạng tội phạm gia tăng trong thanh, thiếu niên Việt Nam Tính cấp thiết – Lý do chọn đề tài Tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại từ rất lâu trong lịch sử loài người. Nó có tác động và ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Trong thời đại ngày nay, sự leo thang của tình hình tội phạm cũng như các tệ nạn xã hội đang là những vấn đề phức tạp và bức xúc đòi hỏi sự quan tâm của tất cả mọi người. Sự phát triển ngày càng đi lên của nền kinh tế cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một mặt góp phần nâng cao mức sống của con người, mặt khác kéo theo nó là hàng loạt các vấn đề xã hội nóng bỏng, những tác động xấu tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân. Trong vòng xoáy phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường thì sự tác động của nó tới đời sống người dân là một vấn đề rất được quan tâm. Bởi nó đem theo sự phát triển một cách nhanh chóng các tệ nạn xã hội cũng như sự gia tăng đáng kinh ngạc của tình hình tội phạm. Tội phạm là mối nguy hiểm cho toàn xã hội, là điều không tránh khỏi với bất kì quốc gia nào. Ở Việt Nam, tội phạm có nguy cơ tăng mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là tội phạm ở lứa tuổi thanh, thiếu niên. Ở nước ta, quy định về tuổi vị thành niên như sau: tuổi kết nạp Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là từ 10 đến 15 tuổi; tuổi kết nạp Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là từ 15 đến 30 tuổi. Trong tuổi Đoàn gọi là thanh niên, trong tuổi Đội là thiếu niên, dưới tuổi Đội gọi là nhi đồng. Nếu như trong cơ cấu tình hình tội phạm của cả nước trước đây, số tội phạm là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên chỉ chiếm một phần nhỏ thì hiện nay, trước tác động của nền kinh tế thị trường, tỷ lệ này đang có xu hướng tăng cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Đây là một tình trạng đáng báo động với một bộ phận thanh hiếu niên có lối sống thiếu lành mạnh. Thực trạng này đã, đang và sẽ tiếp tục gia tăng. Qua theo dõi từ năm 2000 - 2006, số vụ phạm tội thanh, thiếu niên gây ra là 74.389 vụ với 95.103 người. Số đối tượng có nguy cơ vi phạm pháp luật là 71.58 người. Hành vi vi phạm tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội: xâm 1 Thực trạng tội phạm gia tăng trong thanh, thiếu niên Việt Nam phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người; gây rối an ninh trật tự, an ninh xã hội; ma túy; mại dâm . Điều đáng quan tâm là nhiều vụ án dẫn đến chết người bắt nguồn từ nguyên nhân rất vu vơ, chỉ vì cái “nhìn đểu” hay những câu nói đùa tưởng chừng như “vô thưởng vô phạt”. Đặc biệt, những bị cáo phạm tội hầu hết đều còn khá trẻ, ở độ tuổi mà người ta thường gọi là thế hệ “8X”, “9X”. Nơi xảy ra xích mích rồi dẫn đến xô xát đều là những quán bar, karaoke, quán nhậu… Từ những con số trên, có thể thấy tình hình tội phạm gia tăng trong thanh thiếu niên ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Thời gian vừa qua, dư luận bàng hoàng và lo ngại trước những vụ án nghiêm trọng, dã man do người chưa thành niên gây ra, điển hình như vụ Nguyễn Ngọc Trung (Hà Nội), Lê Văn Luyện (Bắc Giang), Đào Thu Hương tức My “Sói” (Hà Nội), Nguyễn Đức Nghĩa (Hải Phòng)… Song đó chỉ là con số nhỏ. Ước tính, mỗi năm có khoảng 10.000 vụ phạm tội do người chưa thành niên gây ra. Tính chất phạm tội của những đối tượng này ngày càng nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Điều đáng lo ngại là độ tuổi của nhóm người chưa thành niên phạm tội cũng ngày một được “trẻ hóa”. Thống kê sơ bộ cho thấy, lứa tuổi thực hiện hành vi phạm tội cao nhất từ 16 đến 18 tuổi chiếm khoảng 60%; từ 14 đến 16 tuổi là 32% và dưới 14 tuổi là 8%. Số đối tượng phạm tội bị đưa ra xét xử năm sau luôn cao hơn năm trước. Vậy đâu là nguyên nhân? Một thực tế không thể phủ nhận việc bùng nổ công nghệ thông tin theo chiều hướng tiêu cực. Nhiều học sinh, sinh viên đã bỏ học vùi đầu vào các quán net để chát, chơi game online trên mạng mà chủ yếu là các game mang tính bạo lực và kích động mạnh. Cũng có thể do nguyên nhân từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn, 28% số bố mẹ không đáp ứng nhu cầu cơ bản của các em, 49% do cách đối xử của bố mẹ . Có thể thấy, dự do yếu tố khách quan hay chủ quan tác động vào thì tình hình phạm tội của thanh thiếu niên vẫn tăng lên không ngừng cả về số lượng lẫn mức độ nguy hiểm. Tất cả những nguyên nhân vừa kể trên có thể dễ dàng tìm được trên các phương tiện thông tin đại chúng. 2 Thực trạng tội phạm gia tăng trong thanh, thiếu niên Việt Nam Từ thực tế trên có thể thấy, trong những năm trở lại đây, sự xuống cấp của một bộ phận giới trẻ nước ta ngày càng tăng. Liệu cơ sở của nó có phải bắt nguồn từ sự lỏng lẻo trong công tác quản lý xã hội, giáo dục ý thức thanh thiếu niên? Và xã hội sẽ phải đối mặt như thế nào với những hệ quả mà vấn nạn này mang lại? Xuất phát từ mục đích tìm ra những nguyên nhân của tình hình trên, từ đó đề ra các giải pháp từng bước giải quyết vấn đề là yêu cầu cần thiết cho việc xây dựng một đề cương nghiên cứu về “ Thực trạng tội phạm gia tăng trong thanh thiếu niên Việt Nam”. Bên cạnh đó, nhận thức được những hệ quả nghiêm trọng càng khẳng định tính cấp thiết cần phải được giải quyết của vấn nạn tội phạm, nhất là với đối tượng thanh thiếu niên, cụ thể là ở Việt Nam. Nghiên cứu nhằm đánh giá rõ hơn thực trạng xã hội khi mà ngày càng có nhiều thanh thiếu niên phạm tội cũng như những yếu tố cơ bản cấu thành tội phạm vị thành niên và tác động của nó tới sự phát triển của xã hội. I. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Tội phạm là vấn đề nhạy cảm và rất phức tạp trong nghiên cứu về xã hội. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc ổn định cuộc sống người dân. Chính vì thế, đề tài về tội phạm nói chung và tội phạm trong thanh thiếu niên nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, từ việc nghiên cứu lý luận đến đi sâu vào thực tiễn vấn đề. 1. Tổng quan nghiên cứu về tội phạm 1.1. Trên thế giới Ngay từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài người đã xuất hiện những hiện tượng tội phạm. Dự dưới hình thức này hay dưới hình thức khác thì những hành vi ấy vẫn tồn tại. Nó thực sự là bài toán nan giải cho những nhà làm luật và những nhà quản lý xã hội. • Thời nguyên thủy Các hiện tượng lệch lạc, hành vi phạm tội xuất hiện cùng với sự ra đời của loài người. Tuy nhiên, thời kỳ này chưa có một tư tưởng nào về vấn đề tội 3 Thực trạng tội phạm gia tăng trong thanh, thiếu niên Việt Nam phạm vì trong giai đoạn này, đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn mới là nhiệm vụ mà người ta quan tâm nhất. Nhận thức về tội phạm còn rất mơ hồ. • Thời đại cổ Hy Lạp Cả Platon và Aristote đều đã dành sự chú ý của mình vè vấn đề tội phạm. Platon cho rằng đạo luật ban hành phải kiềm chế được nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội. Sự tác động tâm lý đối với những người có khuynh hướng tội phạm. Trong việc đấu tranh thì phải nghĩ về tương lai chứ không nên nghĩ về quá khứ. Còn Aristote cho rằng cưỡng chế tâm lý có thể phòng tránh được tội phạm. Đạo luật được viết ra phải giúp tinh thần thống trị thể xác. Lý trí thống trị được bản năng. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tội phạm là những thói quen, sở thích, những ham mê, dục vọng của con người. • Thời kỳ Phục Hưng (thế kỉ XVII) Thomas Moore là người đầu tiên công khai công nhận tính trọng nghèo khổ với nhân dân lao động. Nguyên nhân của tội phạm là chế độ người bóc lột người, do sự bần cùng hóa và phân chia giai cấp. Ông khẳng định nguồn gốc của điều ác trong xã hội là sở hữu tư nhân. Ông cũng chứng minh rằng không có khả năng đấu tranh với tội phạm chỉ bằng hình phạt. Ông kết luận: Để loại bỏ nguyên nhân tội phạm thì phải cải tạo lại chế độ kinh tế trong xã hội. Ông đã tìm ra được mối liên hệ giữa tội phạm và kinh tế. Robert Owen thì cho rằng không nên tìm kiếm nguyên nhân phạm tội ở chính cá nhân mà nên tìm kiếm ở môi trường làm việc của họ. Trong khi đó, Saint Simon cho rằng việc giáo dục đạo đức làm thủ tiêu tội phạm. • Kỷ nguyên ánh sáng (thế kỷ XVIII) Trong thời kì này có hai đại biểu là Montesquen và Beccaria nghiên cứu về tội phạm.Montesquen với bản “luận văn triết học pháp luật” nổi tiếng và “tinh thần của các đạo luật” được xuất bản thế kỉ XVIII. Ông cho rằng, nhà làm luật thông minh không hẳn chỉ nghiên cứu đến hình phạt với các tội phạm mà chỉ quan tâm đến phòng ngừa tội phạm. 4 Thực trạng tội phạm gia tăng trong thanh, thiếu niên Việt Nam Beccaria là tác giả của tập luận văn “chính trị và hình sự” xuất bản nửa sau thế kỉ XVIII. Ông phản đối nền tư pháp hình sự phong kiến và đưa ra tư tưởng nhân đạo đối với nền tư pháp hình sự. Với lợi thế của những người đi sau, những nhà tư tưởng trong thời kì này đã nhận thức rõ những mặt tích cực và hạn chế của những nhà khoa học đi trước. Họ đã khéo léo kết hợp những điểm mạnh của các nhà khoa học trong các thời kì lịch sử trước. Với họ, việc hạn chế tội phạm chính là phải biết kết hợp tất cả những biện pháp khác nhau kể cả trừng phạt và giáo dục để xã hội được lành mạnh hơn, cả hai nhiệm vụ phòng và chống phải được thực hiện song song đồng thời. Mỗi một thời kì lịch sử có những đại biểu xuất sắc và những tư tưởng cấp tiến khác nhau về vấn đề tội phạm. Thời kì cổ Hy Lạp là thời kì các nhà khoa học có công “đốt đuốc mở đường”. Các thời kì tiếp theo đó dần dần xóa mờ những mảng đen trong khoa học khi nghiên cứu về tội phạm. 1.2. Ở Việt Nam Bên cạnh những nghiên cứu trên thế giới, ở Việt Nam cũng có nhiều cuộc nghiên cứu, khảo sát về vấn đề tội phạm nói chung và tội phạm thanh, thiếu niên nói riêng. * Khái niệm tội phạm Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Việt Nam cũng quy định vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Thanh niên là từ 19 - 24 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi. 5 Thực trạng tội phạm gia tăng trong thanh, thiếu niên Việt Nam Hội KHHGĐVN xác định vị thành niên - thanh niên là 10 - 24 tuổi. • Vị thành niên:10 - 19 tuổi, chia làm 2 giai đoạn: o giai đoạn đầu từ 10 - 14 tuổi o giai đoạn sau từ 15 - 19 tuổi • Thanh niên:19 - 24 tuổi • Thanh thiếu niên:10 - 24 tuổi Theo Luật Thanh niên được thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI và được Chủ tịch nước công bố tại lệnh số 24/2005/L/CTN ngày 09/12/2005 thì độ tuổi của thanh niên là "từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi” (Wikipedia bách khoa toàn thư). * Các khảo sát và nghiên cứu khoa học Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề tội phạm nói chung và tội phạm trong thanh thiếu niên nói riêng. Trong xã hội ngày nay, tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật đang là một hiện tượng phổ biến. Tội phạm ở tuổi thanh thiếu niên không phải là một hiện tượng xã hội mới mà đã có từ lâu và có ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, tình hình tội phạm tuổi vị thành niên đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau và hiện đã trở thành một vấn đề hết sức phức tạp và bức xúc. Phải nói rằng, từ trước tới nay chưa bao giờ tội phạm trong thanh thiếu niên lại phát triển và có chiều hướng tăng nhanh trong những năm vừa qua. Nó đã để lại cho xã hội nhiều nặng nề và việc khắc phục nó cũng không phải chuyện một sớm một chiều. • Tiến sĩ Ngô Hoàng Oanh – giảng viên khoa đào tạo luật sư học viện tư pháp với đề tài “Tình hình tội phạm vị thành niên, thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp” đã phân tích các số liệu về tình hình tội phạm chưa thành niên trong thời gian gần đây. Báo động về số đối tượng phạm tội đang "gia tăng và trẻ hóa" thực sự trở thành mối lo ngại với con số trung bình 10.000 vụ tội phạm hình sự do trên 15.000 người chưa thành niên gây ra trên toàn quốc mỗi năm. Năm 2010, riêng trẻ em dưới 14 tuổi có 7000 vụ vi phạm, chiếm đến 70% tội phạm vị thành niên dưới 18 tuổi. Con số này là một lời cảnh báo 6 Thực trạng tội phạm gia tăng trong thanh, thiếu niên Việt Nam về tình trạng trẻ em nhỏ tuổi phạm tội. Thống kê từ Hội thảo về Chương trình Hành động Quốc gia vì Trẻ em giai đoạn 2011 - 2020, do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tại Đà Nẵng (diễn ra từ 16 đến 18/8) cho thấy chỉ trong sáu tháng đầu năm 2010 đã có gần 60 vụ giết người và hơn 200 vụ cướp do trẻ em gây ra. Độ tuổi của trẻ vị thành niên • Tác giả Phạm Đình Chi trong đề tài “Tội phạm ở tuổi vị thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” đã nêu cơ sở lý luận nghiên cứu và phân tích thực trạng hiện tượng tội phạm tại TP. Hồ Chí Minh dưới góc độ xã hội học. Từ đó chỉ ra những nguyên nhân nảy sinh tội phạm, dự báo về tình hình tội phạm trong những năm tới và đề xuất những giải pháp phòng ngừa thích hợp. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ bó hẹp trong phạm vi TP. Hồ Chí Minh, trong khi tình hình tội phạm vẫn đang tiếp diễn trên phạm vi cả nước. • Nếu như hai nghiên cứu trên hầu hết chỉ nhấn mạnh vào thực trạng tội phạm trong thời gian gần đây thì tác giả Trịnh Việt Tiến (khoa Luật – ĐHQGHN lại đưa ra các “Khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tội phạm học” nhằm tìm ra các nguyên nhân phát sinh tội phạm; ngăn chặn cũng như đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. 7 Thực trạng tội phạm gia tăng trong thanh, thiếu niên Việt Nam Bên cạnh những nghiên cứu lớn về vấn đề, còn có những kết quả thống kê, khảo sát tình hình tội phạm. • Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, chỉ tính riêng trong năm 2010, trên địa bàn cả nước có 13.572 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên. chỉ tính riêng trong năm 2010 trên địa bàn cả nước có 13.572 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên, trong đó 1.600 vụ học sinh đánh nhau, tăng nhiều lần so với những năm trước kể về số lượng phạm tội lẫn các vụ trọng án (Nguồn VTC News). • Theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện. Về cơ cấu tội phạm, theo thống kê mới nhất của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, thì hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự con người, một số tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Trong đó tội danh trộm cắp tài sản chiếm 38%, cố ý gây thương tích chiếm 11%, đặc biệt là giết người chiếm 1,4% trong tổng số tội phạm do người chưa thành niên thực hiện. Theo Vụ Thống kê tổng hợp (Tòa án Nhân dân tối cao), trước đây tỷ lệ tội phạm hình sự có độ tuổi trên 30 bị đưa ra xét xử tại các phiên tòa sơ thẩm chiếm tới 70%, nhưng trong khoảng 5 năm trở lại đây tỷ lệ này đã giảm xuống dưới 60%. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại lại là sự gia tăng của tỷ lệ tội phạm ở độ tuổi thanh thiếu niên (nhất là từ 14- 30 tuổi). Trong năm 2009, tỷ lệ tội phạm ở độ tuổi 18 - 30 chiếm 34,5% (35.435 bị cáo), trong khi đó tỷ lệ này ở độ tuổi trên 30 là 59,3%. Năm 2010, độ tuổi 18- 30 có tỷ lệ phạm tội tăng lên mức 40% (34.846 bị cáo) và độ tuổi trên 30 giảm xuống còn 55,2%. 8 Thực trạng tội phạm gia tăng trong thanh, thiếu niên Việt Nam Về độ tuổi phạm tội, theo Vụ Thống kê tổng hợp (Tòa án Nhân dân tối cao), trước đây tỷ lệ tội phạm hình sự có độ tuổi trên 30 bị đưa ra xét xử tại các phiên tòa sơ thẩm chiếm tới 70%, nhưng trong khoảng 5 năm trở lại đây tỷ lệ này đã giảm xuống dưới 60%. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại lại là sự gia tăng của tỷ lệ tội phạm ở độ tuổi thanh thiếu niên (nhất là từ 14- 30 tuổi). Trong năm 2009, tỷ lệ tội phạm ở độ tuổi 18 - 30 chiếm 34,5% (35.435 bị cáo), trong khi đó tỷ lệ này ở độ tuổi trên 30 là 59,3%. Năm 2010, độ tuổi 18- 30 có tỷ lệ phạm tội tăng lên mức 40% (34.846 bị cáo) và độ tuổi trên 30 giảm xuống còn 55,2%. Về địa bàn hoạt động, các vụ vi phạm pháp luật và phạm tội do người chưa thành niên thực hiện không chỉ xảy ra ở các thành phố, thị xã mà còn xảy ra ở các vùng nông thôn, kể cả vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể trên phạm vi toàn quốc thì tại các thành phố lớn, nơi kinh tế phát triển mạnh thu hút nhiều lực lượng lao động, nhiều thành phần xã hội sinh sống, thì tỷ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội chiếm tỷ lệ cao hơn và có chiều hướng tăng nhanh hơn. Về mức độ nguy hiểm, bức tranh tội phạm hiện nay đang có nhiều vấn đề đáng lo ngại. Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm hình sự do người chưa thành niên thực hiện ngày càng nghiêm trọng, được biểu hiện rõ từng năm qua các số liệu thống kê. Ngoài ra, vấn đề này cũng được đề cập đến trong nhiều bài báo cũng như các phương tiện thông tin đại chúng. Một số bài viết tiêu biểu được đề cập đến như sau: • “Cảnh báo về tình trạng thanh, thiếu niên phạm tội” trên trang điện tử vov.vn (vov.vn/Home/Canh-bao-tinh-trang-thanh-thieu-nien-pham- toi/20061/21701.vov) •“Gia tăng tội phạm vị thành niên” 9 Thực trạng tội phạm gia tăng trong thanh, thiếu niên Việt Nam (http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/www.anninhthudo.vn/Gia- tang-toi-pham-vi-thanh-nien/3547031.epi) •“Tội phạm đang trẻ hóa” (http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/454536/Toi-pham-dang-tre-hoa.html) Tóm lai, các nghiên cứu về tội phạm ở Việt Nam còn rất hạn chế so với thực tế vấn đề này hiện nay. Hầu hết các nghiên cứu đều đã thống kê được tình hình tội phạm gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt tội phạm thanh, thiếu niên đang ngày càng trẻ hóa. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng tìm ra được nguyên nhân của tội phạm và phác thảo được những hậu quả của nó đối với xã hội. Nhiều giải pháp được đề ra nhưng việc nó có thực hiện được hay không, có đi từ lý luận sang thực tiễn được hay không lại là một vấn đề. II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu - Khảo sát thực trạng tội phạm gia tăng trong thanh thiếu niên hiện nay. - Tìm hiểu động cơ, nguyên nhân phạm tội của thanh thiếu niên - Tìm ra những hệ quả, những ảnh hưởng tiêu cực do tội phạm thanh thiếu niên gây ra - Đưa ra những khuyến nghị, biện pháp nhằm giảm thiểu những tiêu cực do vấn đề trên mang lại. 2. Nhiệm cụ nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu như đã định, chúng ta cần đề xuất và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng sau: - Xây dựng và hoàn thiện đề cương nghiên cứu chi tiết. Thao tác hóa một số khái niệm như “tội phạm”; “thanh, thiếu niên”. - Thu thập và phân tích các thông tin từ những tài liệu sẵn có. - Xây dựng được một bộ công cụ nghiên cứu phù hợp. - Thu thập thông tin nhằm phân tích và tìm hiểu: + Phân tích thực trạng thanh, thiếu niên trong việc vi phạm pháp luật: mức độ nghiêm trọng của hành vi; mục đích của hành vi phạm tội;… + Tìm hiểu những yếu tố tác động đến hành vi mang tính chất gây nguy hiểm cho xã hội. 10