1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng sử dụng rượu bia trong thanh thiếu niên Hà Nội.PDF

88 947 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

MỤC LỤC Trang Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC SỬ DỤNG RƯỢU, BIA 19 2.1 Thực trạng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội 29 2.2 Các nhân tố tác động đ

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU

VỀ VIỆC SỬ DỤNG RƯỢU, BIA

19

2.1 Thực trạng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội 29

2.2 Các nhân tố tác động đến việc sử dụng rượu, bia trong thanh

thiếu niên Hà Nội

50

Chương 3: HỆ QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG RƯỢU, BIA VÀ XU

HƯỚNG SỬ DỤNG RƯỢU, BIA TRONG THANH THIẾU NIÊN

HÀ NỘI

65

3.2 Xu hướng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội 75

CÁC BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 86

PHỤ LỤC

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến TS Trương Xuân Trường – người thầy đã chỉ dạy tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ Xã hội học để bảo vệ trước hội đồng Tôi xin được cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hữu Minh đã cho phép tôi sử dụng bộ

dữ liệu của cuộc nghiên cứu: Tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội, 2006 để thực hiện ý tưởng nghiên cứu của mình trong luận văn thạc sĩ Tôi xin được cảm ơn Thủ trưởng Cơ sở đào tạo sau đại học Viện Xã hội học, các Giảng viên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học tập đúng thời hạn Tôi cũng xin được cảm ơn các Nhà nghiên cứu và các bạn đồng nghiệp đã chỉ bảo cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình đã động viên tôi giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2011 Học viên

Trần Thị Thanh Loan

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Thực trạng nam và nữ thanh thiếu niên đã từng sử dụng

Bảng 4 Mối tương quan giữa đang đi làm với tần suất sử dụng

rượu, bia trong tháng của thanh thiếu niên

41

Bảng 5 Mức độ say rượu, bia của thanh thiếu niên trong tháng

trước cuộc khảo sát phân theo giới tính, nhóm tuổi

42

Bảng 6 Tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia do ảnh

hưởng từ các phương tiện truyền thông đại chúng

46

Bảng 7 Mô hình hồi quy yếu tố tác động đến khả năng đã từng sử

dụng rượu, bia của nam thanh thiếu niên

56

Bảng 8 Mô hình hồi quy các yếu tố tác động đến việc sử dụng

rượu, bia trong tháng của nam thanh thiếu niên

59

Bảng 9 Mô hình hồi quy về các yếu tố tác động đến việc say rượu,

bia trong tháng của nam thanh thiếu niên

62

Trang 4

DANH MỤC CÁC HỘP

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu 1 Tần suất sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên trong 30

Biểu 4 Thời điểm sử dụng rượu, bia trong ngày của sinh viên 45

Biểu 5 Tỷ lệ thanh thiếu niên thường sử dụng rượu, bia tại từng địa

điểm

46

Biểu 6 Tỷ lệ say trong tháng qua theo các yếu tố 49

Biểu 7 Tỷ lệ thanh thiếu niên uống rượu, bia do ảnh hưởng từ bạn bè 50

Biểu 8 Tỷ lệ nam thanh thiếu niên sử dụng ô tô, xe máy hoặc các loại xe

gắn máy khác sau khi uống rượu, bia hoặc ngồi trên xe người khác lái mà người đó vừa uống rượu, bia, theo độ tuổi

75

Biểu 9 Vấn đề sử dụng rượu của thế hệ trẻ hiện nay 78

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Đất nước ta đã trải qua hơn 20 năm đổi mới và hiện nay là thành viên của tổ chức WTO Quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế những năm qua đã giúp cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao

Xu hướng sử dụng rượu, bia trong sinh hoạt hàng ngày, trong những dịp lễ, hội, trong quan hệ công việc… đang ngày càng gia tăng và sự gia tăng nhanh chóng về mặt hàng rượu, bia trên thị trường đã kéo theo mức tiêu thụ rượu, bia bình quân/người/năm ngày một tăng

Sử dụng rượu là một thói quen mang đậm nét văn hóa truyền thống tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam Vào thời điểm năm 2006, mức tiêu thụ bia bình quân/người/năm ở nước ta là 15,8 lít, gần bằng 2/3 so với mức tiêu thụ chung của toàn thế giới (22 lít) Mức tiêu thụ rượu bình quân/người/năm ở nước ta là 3,9 lít trong khi

đó mức tiêu thụ chung trên toàn cầu là 6 lít… Và, theo báo cáo xu hướng sử dụng đồ uống có cồn của Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) cho thấy việc tiêu thụ rượu, bia của Việt Nam đã tăng lên rõ rệt trong hai thập kỷ qua Từ mức tiêu thụ trung bình năm 1989 là khoảng 0,8 lít/người/năm đã tăng lên mức 1,4 lít/người/năm vào năm 2000 (Trích lại từ điều tra Y tế Việt Nam, 2006:103)

Sử dụng rượu, bia với mức độ hợp lý có thể đem lại cho con người cảm giác hưng phấn, khoan khoái, lưu thông huyết mạch… Song rượu, bia lại là chất kích thích, gây nghiện, vì vậy, người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc với mức độ dung nạp ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng lạm dụng rượu, bia (Đàm Viết Cương, Vũ Thị Minh Hạnh, 2006) Việc lạm dụng rượu, bia dẫn đến những hệ lụy như tai nạn giao thông, tai nạn lao động

và là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tâm thần với những biểu hiện

cụ thể như: hoang tưởng, trì trệ trí tuệ, tâm thần phân liệt… và được xác định là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gánh nặng bệnh tật lớn của các rối loạn tâm thần Tại

Trang 6

Hội thảo về chính sách phòng chống lạm dụng rượu, bia do Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức năm 2003, báo cáo từ Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết khoảng 5,8% tai nạn giao thông đường bộ Tại TPHCM, năm 2002, số tai nạn mà người điều khiển xe có mùi rượu chiếm 24% Tại Tiền Giang trong gần 300 tai nạn giao thông xảy ra năm 2002, công an tỉnh cho rằng đa số có liên quan đến sử dụng rượu Báo cáo của Đồng Nai cho biết trong 489 vụ xảy ra tai nạn xảy ra năm 2002, 4,9% được xác định chính xác có yếu tố rượu, bia (Trích lại từ điều tra Y tế Việt Nam, 2006:96)

Thanh thiếu niên là lực lượng lao động trí thức cần thiết cho sự phát triển của đất nước Sự giàu có và phồn vinh của quốc gia được cấu thành từ nhiều yếu tố - trong đó

có yếu tố con người, và có sự góp sức của lứa tuổi thanh thiếu niên Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ tiên tiến, toàn cầu hóa đang diễn ra mọi nơi trên thế giới, thanh thiếu niên Việt Nam cũng có cơ hội hòa vào dòng thác công nghệ, nhiều cơ hội để phát hiện và phát triển bản thân Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đó, thì thanh thiếu niên Việt Nam phải đối đầu với những thách thức mới: đó là sư xâm nhập lối sống tự do, tệ nạn xã hội, những thước phim quảng cáo rượu, bia mang tính toàn cầu Lối sống được du nhập từ phương Tây: hút thuốc lá, uống rượu, ma túy và tình dục không an toàn đang là vấn đề lớn của thanh thiếu niên (http://tcyh.yds.edu.vn/2008/2008

PB T12 so 4 - YTCC) Và, một phần không nhỏ thanh thiếu niên đã có lối sống buông thả, không ít thanh thiếu niên trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội nói chung và rượu, bia nói riêng Do khả năng kiểm soát bản thân của thanh thiếu niên kém hơn người lớn tuổi, nên khi say rượu, bia có thể có những hành vi nguy hiểm như lái xe với tốc độ cao gây tai nạn, đánh nhau, lạm dụng tình dục… Thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay đang sống, học tập và làm việc với một số lượng đông đảo nhất trong lịch sử, do đó, trước sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội, thay đổi giá trị, lối sống và xu hướng tiêu thụ rượu, bia tăng lên ở Việt Nam, việc ngăn ngừa tình trạng lạm dụng rượu, bia và các hậu quả về sức khỏe, kinh tế, xã hội do rượu, bia ở thanh thiếu niên là rất cần thiết Vì vậy, tình hình sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên vẫn là chủ đề mang đầy tính thời sự

Trang 7

và cần được quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn nữa Đó cũng chính là lý do khiến tác giả

lựa chọn vấn đề: Thực trạng sử dụng rƣợu bia trong thanh thiếu niên Hà Nội để

nghiên cứu Tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm trả lời cho câu hỏi: Sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội như thế nào? Những nhân tố tác động đến việc sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên? Và, xu hướng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên trong thời gian tới diễn ra như thế nào?

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Các nghiên cứu của phương Tây về rượu, bia

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 1/3 dân số thế giới (2 tỷ người)

có sử dụng rượu, trong đó 77 triệu người lạm dụng rượu Cách đây khoảng 20 – 30 năm, lạm dụng rượu tập trung nhiều ở các nước Châu Âu Hơn 80% trên 15 tuổi ở Tây

Âu, Đông Âu và các nước phát triển của Tây Thái Bình Dương uống rượu Tuy nhiên, hiện nay xu hướng tiêu thụ rượu tại các thị trường này rất khác nhau: chẳng hạn như lượng rượu tiêu thụ ở Anh đã tăng lên 50% kể từ năm 1970, còn ở Pháp và Ý lại đang giảm xuống Tại các nước đang phát triển, lượng rượu tiêu thụ tuy tương đối thấp nhưng đang tăng cao dần, chủ yếu là ở Châu Á, dưới tác động của tăng trưởng kinh tế

và các chiêu bài tiếp thị mạnh mẽ Nhật Bản tiêu thụ 55 lít bia/đầu người, Trung Quốc uống bia hàng năm 18 lít/đầu người Tỷ lệ uống rượu của Đông Nam Á tương đối thấp

ở 21% đối với nhóm gồm Thái Lan, Inđônêxia, Srilanca và 14% đối với các nhóm bao

gồm các nước khác trong khu vực (Nguyễn Hà Thành, 2006:9)

Sử dụng rượu, bia ở lứa tuổi thanh thiếu niên là một vấn đề được nhiều nước quan tâm, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về lạm dụng rượu, bia và nghiện rượu, bia đa số các nghiên cứu cho thấy lạm dụng rượu, bia và nghiện rượu, bia chiếm

tỉ lệ cao trong cộng đồng Ở các nước phương Tây, các vấn đề do rượu, bia thường được nhìn nhận là một trong những vấn đề lớn của y tế công cộng từ lâu Các nghiên cứu gần đây của nhiều nước trên thế giới như Thụy Điển, Anh,… cho thấy xu hướng

Trang 8

trẻ hóa tuổi bắt đầu uống rượu, gia tăng trong tần suất và lượng rượu tiêu thụ ở nhóm tuổi thanh niên (WHO, 2004) Đối với học sinh khi mà hoạt động chủ đạo của họ là học tập thì việc sử dụng đồ uống có cồn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình học tập của các

em Trong năm 2004 - 2005, cứ 100.000 học sinh trung học ở Anh thì có 146 học sinh bị nhà trường tạm thời cho nghỉ học vì có liên quan đến đồ uống có cồn và 06 trên 100.000 học sinh

bị đuổi khỏi trường học (http://www.apho.org.uk/apho/indications.htm) Và, đồ uống có cồn còn được xác định là có mối liên quan đến tình trạng trốn học Ở Lôn đôn, trong độ tuổi 14-16 có hơn 2/3 lạm dụng rượu, bia và đó là những đối tượng thường xuyên trốn học (Best, D; Manning, V; Gossop, M et al (2006) Excessive drinking and other problem behaviours among 14-16 year old children Addictive Behaviours 31(8): 1424-1435)

Độ tuổi và địa điểm sử dụng rượu, bia có mối liên hệ với việc sử dụng rượu, bia của giới trẻ, theo một cuộc khảo sát ở North West của Anh cho thấy: Khoảng 90% số học sinh (tuổi 15 và 16) được khảo sát cho biết họ thỉnh thoảng uống rượu 38,0% thường rơi vào trạng thái “hũ chìm”, 24,4% là thường xuyên uống (uống hai hay nhiều lần một tuần) và 49,8% uống tại các nơi công cộng (chẳng hạn như tại các câu lạc bộ, đường phố và công viên) Trẻ em thường uống rượu ở các nơi công cộng nhiều hơn là uống tại gia đình (Trích lại từ Alcohol and adolescents, 2010)

Nghiên cứu của Victoria White và Jane Hayman, 2006 về “Sử dụng đồ uống có cồn của học sinh trung học Úc vào năm 2005” Kết quả, tỷ lệ học sinh hiện đang uống rượu, bia trước thời điểm khảo sát tăng lên theo lứa tuổi với 10% ở tuổi 12 và tăng lên tới 49% ở độ tuổi 17 Cha mẹ là yếu tố có sự tác động phổ biến nhất đến việc sử dụng rượu, bia của học sinh, với 37% nam giới và 38% nữ giới cho thấy họ đã được cha mẹ

họ cho uống rượu trong tuần qua Ba địa điểm mà giới trẻ thường uống rượu là tại gia đình, tại nhà của bạn bè hoặc tại các bữa tiệc

Các kết quả khảo sát mới nhất của Anh cho thấy không có sự khác biệt về giới tính trong việc sử dụng rượu, bia của giới trẻ và sự tác động của bạn bè cũng như áp lực tự thân là một trong yếu tố khiến giới trẻ tìm đến rượu, bia: nữ giới ngày nay đã

Trang 9

“bắt kịp” nam giới về việc tiếp cận và sử dụng rượu, bia Ở Anh, dưới 18 tuổi không được phép mua rượu cho mình nhưng 63% của những người tuổi từ 16 – 17 và 10% ở

độ tuổi 12 – 15 người đã say sưa trong năm qua nói rằng họ thường mua rượu trong quán rượu, quầy bar và câu lạc bộ đêm Giới trẻ coi rượu như là một phương tiện giao lưu

xã hội với bạn bè (62%) Uống rượu để gia tăng sự tự tin cũng là một chỉ báo quan trọng (www.ias.org.uk/resources/factsheets/adolescents.pdf)

Các chương tình quảng cáo về rượu, bia trên các phương tiện truyền thông đại chúng có sự tác động nhất định đến việc sử dụng rượu trong thanh thiếu niên Một nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của việc quảng cáo rượu đối với thanh thiếu niên ở Ai-len cho thấy: Đa số những thanh thiếu niên được khảo sát đều khẳng định là họ yêu thích các chương trình quảng cáo về rượu Và, hầu hết các thanh thiếu niên tin rằng nội dung của các chương trình quảng cáo sẽ góp phần định hướng cho hành động hay mục tiêu cho họ, bởi vì các chương trình quảng cáo mô tả cảnh - nhảy múa, sự giải trí ở hộp đêm, âm nhạc sôi động Thanh thiếu niên coi những quảng cáo về rượu, bia như là những gợi ý, những chương trình quảng cáo rượu, bia tạo nên khuynh hướng bao trùm rằng rượu sẽ đem đến thành công trong cuộc sống và tình dục… (Trích lại từ Alcohol and advertising, 2010)

Việc lạm dụng rượu, bia còn gây ra các gánh nặng lớn về kinh tế cho xã hội chủ yếu do các chi phí khám chữa bệnh và thiệt hại do tai nạn Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới tử vong do tai nạn giao thông ở huyện Tirana – Albania, năm 2000 -

2005 cho biết những người có sử dụng rượu, bia có nguy cơ bị tử vong do tai nạn giao thông cao gấp 6,15 lần người không sử dụng rượu, bia (Trích lại từ Tạp chí Y học dự phòng, 2009, số 5 (104):130) Theo nghiên cứu về nước Pháp, các vấn đề do rượu, bia gây ra thiệt hại chiếm 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 1997, cao hơn so với thuốc lá (1,2%) Nghiên cứu khác ở Mỹ báo cáo một con số cao hơn là 2,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (Trích lại từ điều tra Y tế Việt Nam, 2006:97)

Trang 10

Như vậy, qua các nghiên cứu của mình, các tác giả phương Tây cho thấy rằng, lứa tuổi lần đầu tiếp cận rượu, bia đang được trẻ hóa Sử dụng rượu, bia khác nhau theo lứa tuổi và không có sự khác biệt về giới trong việc sử dụng rượu, bia Địa điểm mà giới trẻ sử dụng rượu, bia là tại gia đình, tại nhà của bạn bè hoặc tại các bữa tiệc Cùng với gia đình thì yếu tố nhóm bạn, các chương trình quảng cáo về rượu, bia cũng có sự tác động nhất định đến hành vi sử dụng rượu, bia của giới trẻ

2.2 Các nghiên cứu của Việt Nam về rượu, bia

Quá trình phát triển và hội nhập quốc tế đã có nhiều tác động tích cực đến đời sống xã hội, song bên cạnh đó cũng nảy sinh nhiều mặt tiêu cực liên quan đến hành vi lối sống của con người như nạn lạm dụng rượu, bia, nghiện rượu, bia, ma túy, thuốc lá… gây không ít hậu quả cho bản thân thanh thiếu niên, gia đình và toàn xã hội Theo thống kê của Viện Chiến lược chính sách y tế, có tới 4,4% người dân Việt Nam phải gánh chịu bệnh tật do hậu quả của rượu, bia mang lại Theo số liệu của bệnh viện tâm thần trung ương, tỷ lệ bệnh nhân tâm thần do rượu chiếm từ 5 – 6% bệnh nhân tâm thần (Đàm Viết Cương, Vũ Thị Minh Hạnh, 2006) Lạm dụng rượu, bia còn làm người sử dụng

bị biến đổi về nhân cách và trí tuệ… Trong báo cáo đánh giá chương trình mục tiêu của

Bộ Y tế cho thấy, năm 2002 – 2003 điều tra trên 67.380 người có 14,9% có biểu hiện bệnh tâm thần, trong đó 5,3% do rượu, 0,3% do ma túy

Ở Việt Nam các vấn đề về rượu, bia đã được nghiên cứu từ những năm 90 của thập kỷ trước Các nghiên cứu chỉ ra rằng: tuổi lần đầu sử dụng rượu, bia có sự chênh lệch với các nước trong khu vực, nam giới sử dụng, lạm dụng và nghiện rượu, bia nhiều hơn so với nữ giới, tỉ lệ đã từng uống hết một cốc rượu, bia tăng theo độ tuổi Nghiên cứu tại phường Trung Trực, Hà Nội năm 1994 với số mẫu là 7.986 người

từ 15 tuổi trở lên cho thấy nghiện rượu chỉ có ở nam giới, với 1,9% nghiện rượu, bia và

50 – 60% tổng số người nghiện rượu ở lứa tuổi 30 đến 50 Trong một nghiên cứu khác được thực hiện ở 6 tỉnh (Lai Châu, Quảng Ninh, Hà Tây, Quảng Nam – Đà Nẵng, Tp

Trang 11

Hồ Chí Minh và Kiên Giang) cho biết khoảng 75% em trai và 50% em gái đã từng uống bia, 54% em trai và 20% em gái đã từng uống rượu Nghiên cứu của Kim Bảo Giang và cộng sự cũng báo cáo tỷ lệ say rượu, bia ở nam giới huyện Ba Vì, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) là 5,7% trong khi tỷ lệ này ở nữ giới chỉ là 0,06% Cuộc Điều tra Y

tế quốc gia (2001 – 2002), đã phát hiện 22,2% dân số trên 15 tuổi có uống rượu bia từ một lần trở lên trong tuần, trong đó nam chiếm 46% và nữ chiếm 2%; 77,9% dân số trên 10 tuổi đang dùng rượu, bia đã bắt đầu uống trong độ tuổi 15 – 25 Nghiên cứu về các bệnh lý liên quan đến rượu tại huyện Ba Vì khám lâm sàng trên 585 đối tượng từ 18 đến 60 tuổi năm 2003 cho thấy ở nam giới tỷ lệ nghiện rượu là 8% trong khi đó tỷ lệ này ở nữ

là 0% (Trích lại từ điều tra Y tế Việt Nam, 2006:101)

Năm 2006, được sự uỷ quyền của Dự án thành phần Chính sách Y tế; Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu đánh giá về “Tình hình lạm dụng rượu bia tại Việt Nam”, cuộc điều tra đã chỉ ra rằng: Tỷ lệ sử dụng rượu (ít nhất

là 1 lần/tuần) tại các địa bàn nghiên cứu là 33,5% Tỷ lệ sử dụng rượu trong nhóm nam

là 64%, cao hơn so với số liệu điều tra về tình hình sử dụng rượu, bia tại 12 quốc gia đang phát triển (50%) và thấp hơn so với tỷ lệ sử dụng rượu của nam giới trong khu vực Tây Thái Bình Dương là 84% Lý do của việc sử dụng rượu, bia chủ yếu là do sự tác động của bạn bè và trạng thái hưng phấn của cá nhân người sử dụng Tuổi bắt đầu sử dụng rượu trung bình là 24 và có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng, các khu vực So với thế giới tuổi bắt đầu uống rượu ở nước ta muộn hơn song hiện đang có xu hướng trẻ hoá rất rõ nét Mức độ

sử dụng rượu trung bình khá cao: bình quân 6,4 đơn vị/ngày và 26,1 đơn vị/tuần; vượt khá xa ngưỡng sử dụng rượu an toàn theo quy định của WHO Địa điểm uống rượu, bia chủ yếu là tại nhà và tại lễ tiệc, uống tại quán, nhà hàng, khách sạn chiếm hơn 11% Thời điểm uống rượu chủ yếu vào buổi tối song đáng chú ý vẫn còn một tỷ lệ đáng kể uống vào buổi sáng và buổi trưa (http://www.hspi.org.vn/vcl/vn/home/InfoDetail.jsp?area=1&cat=67&ID=951)

Cuộc Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) do Tổng cục Thống kê và Bộ Y tế phối hợp với một số tổ chức quốc tế thực hiện năm 2003

Trang 12

(SAVY 1) với tổng số mẫu là 7.584 vị thành niên và thanh niên từ 14 – 25 tuổi tại 42 tỉnh, cho thấy uống rượu, bia là hiện tượng phổ biến ở nam thanh niên (69%) và ít phổ biến hơn ở nữ thanh thiếu niên với 28,1% nữ cho biết họ đã từng uống rượu, bia Tỷ lệ thanh niên đã từng uống rượu, bia tăng lên theo độ tuổi Cuộc điều tra lần thứ hai SAVY 2 năm 2009 đã được tiến hành với 10.044 VTN/TN trong độ tuổi 14-25 sống ở khắp 63 tỉnh/thành trên toàn quốc bao gồm cả nông thôn và thành phố lớn, cho thấy, tỷ

lệ chung những người được hỏi đã từng uống hết (một cốc rượu/bia?) là khá cao, 58,6%, trong đó 79,9% đối với nam và 36,5% đối với nữ Tỷ lệ từng uống hết một cốc rượu, bia tăng lên theo độ tuổi, với 47,5% ở nhóm tuổi 14-17, 66,9% ở nhóm tuổi 18-

và đồng thời sử dụng thêm một số tư liệu liên quan gần đây để làm rõ hơn, đầy đủ hơn vấn đề nghiên cứu

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích của luận văn

Nêu lên thực trạng sử dụng rượu, bia và làm rõ các nhân tố tác động đến việc sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội Đồng thời chỉ ra các hệ quả của việc sử dụng rượu, bia và xu hướng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội Những thông tin này sẽ bổ sung tư liệu cho việc nhận định tình hình sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên hiện nay, góp phần định hướng cho thanh thiếu niên có lối sống lành mạnh hơn

Trang 13

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

Đề tài đặt ra 04 nhiệm vụ phải giải quyết là:

Thứ nhất là tổng quan về tình hình sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên

Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận và những khái niệm cơ bản có liên quan Vận dụng các cách tiếp cận nghiên cứu và khái niệm liên quan vào lý giải và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu Các cách tiếp cận nghiên cứu: Cách tiếp cận xã hội hóa; cách tiếp cận tương tác biểu trưng Các khái niệm công cụ: Rượu, bia, lạm dụng rượu, bia, vị thành niên và thanh thiếu niên

Thứ ba là phân tích thực trạng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên Hà Nội Cuối cùng, phân tích các nhân tố tác động đến việc sử dụng rượu, bia và chỉ ra những hệ quả của việc sử dụng rượu, bia cũng như xu hướng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Trong phân tích này, tác giả sử dụng 02 cách tiếp cận: Cách tiếp cận xã hội học về

xã hội hóa; cách tiếp cận tương tác biểu trưng để phân tích thực trạng sử dụng rượu, bia

và các nhân tố tác động đến việc sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên Hà Nội

4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Tác giả không tiến hành một nghiên cứu riêng, mà thông qua phân tích tài liệu, tổng quan tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực rượu, bia Và sử dụng phương pháp số liệu có sẵn dựa trên bộ số liệu định lượng có sẵn của cuộc Điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên tại Hà Nội do Viện Gia đình và Giới phối hợp với Bộ Y

tế Việt Nam, Đại học Jonhs Hopkins (Hoa Kỳ) thực hiện năm 2006 cùng với một số trường hợp phỏng vấn sâu và các tư liệu gần đây

Trang 14

Cuộc điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên tại Hà Nội

được tiến hành năm 2006 tại 07 quận: Cầu Giấy, Đống Đa, Ba Đình, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và 5 huyện: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm,

Thanh Trì, Từ Liêm của Hà Nội (trước khi mở rộng) Có 6.363 vị thành niên và thanh

niên độ tuổi 15-24 đã tham gia vào cuộc điều tra này Cuộc điều tra này đã thu thập thông tin bằng cách thức: phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi và có áp dụng phương

thức phỏng vấn để thanh niên tự trả lời Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu gốc của

cuộc điều tra sẽ được xử lý bằng chương trình SPSS Các phân tích tần suất, tương quan hai chiều, đa biến

Bên cạnh đó, tác giả còn tiến hành phỏng vấn sâu: 10 trường hợp trong đó có 06 trường hợp thanh niên có nghề nghiệp khác nhau (03 nam, 03 nữ); 02 trường hợp là phụ huynh; 02 trường hợp là học sinh, sinh viên về chủ đề liên quan đến hành vi sử dụng rượu, bia

Kết quả nghiên cứu được trình bày theo 03 hình thức phân tích như sau:

Thứ nhất: Phân tích mô tả (tần suất): cung cấp thông tin chung về thực trạng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên

Thứ hai: Phân tích nhị biến (tương quan hai chiều): Kiểm nghiệm mối quan hệ giữa từng yếu tố (giới tính, tuổi, trình độ học vấn ) đối với việc sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên Kiểm định X2 được sử dụng để xem xét mức độ mối quan hệ giữa các biến số

Thứ ba: Nhằm xác định các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên, vì vậy, trong luận văn còn sử dụng phân tích hồi quy đa biến Kiểm định thống kê X2 được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các biến số đó có ý nghĩa

về mặt thống kê hay không

Trang 15

5 Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng sự dụng rượu, bia của thanh thiếu niên Hà Nội

5.2 Khách thể và phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-24 tuổi

Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hà Nội trước khi mở rộng

6 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

6.1 Giả thuyết nghiên cứu

Đề tài đưa ra 04 giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 1: Hành vi sử dụng rượu, bia có sự khác biệt giữa nam, nữ thanh thiếu niên

và khu vực cư trú, độ tuổi

Giả thuyết 2: Các yếu tố: trình độ học vấn; học lực; môi trường học tập, bị ghi sổ học

bạ vì hành vi ứng xử kém và hiện đang đi học là những yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm nhu cầu sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên

Giả thuyết 3: Việc hiện có/không đi làm kiếm tiền tạo ra sự khác biệt trong tần suất sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên

Giả thuyết 4: Các yếu tố: gia đình, phương tiện truyền thông đại chúng và nhóm bạn có

sự tác động đến hành vi sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên Trong đó, phương tiện truyền thông đại chúng và nhóm bạn là những nhân tố tác động mạnh đến hành vi sử dụng rượu, bia trong nam thanh thiếu niên

Trang 16

6.2 Khung lý thuyết và hệ biến số

Đặc trưng nhân khẩu –

xã hội của cá nhân

Ảnh hưởng của

nhóm bạn

Môi trường Văn hóa – Xã hội

Thực trạng sử dụng rượu bia trong thanh thiếu niên Hà Nội

Các chính sách và quy định của Đảng và Nhà nước về rượu, bia

Trang 17

+ Độ tuổi: 15-24

+ Học vấn được đánh giá qua 04 chỉ báo:

Hiện nay có đang đi học Bậc học cao nhất đã hoàn thành Lực học trong suốt quá trình học tập

Bị ghi học bạ vì hành vi ứng xử kém + Hiện đang đi làm có thu nhập

+ Khu vực cư trú: Nông thôn/Thành thị

- Ảnh hưởng của gia đình

- Ảnh hưởng của nhóm bạn:

+ Phần lớn những người bạn thân của bạn có uống rượu, bia

+ Có cần uống rượu, bia để chứng tỏ hoặc hòa nhập với bạn bè

- Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng

+ Có theo dõi tin tức qua các phương tiện truyền thông đại chúng không (Đài/radio, tivi, internet, báo, tạp chí)

Biến số phụ thuộc

Thực trạng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội

Biến số can thiệp

Môi trường văn hóa, xã hội

Các chính sách của Đảng và Nhà nước về rượu, bia

Trang 18

7 Đóng góp của luận văn

Bổ sung thêm thông tin cho những khoảng trống trong nghiên cứu về tình hình sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên

Gợi mở các hướng nghiên cứu tiếp theo cho chủ đề này

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho

việc nghiên cứu và truyền thông về chủ đề này

8 Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn gồm: Mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bài viết có liên quan đến luận văn Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1:

Cơ sở lý luận và thực tiễn; Chương 2: Thực trạng và các nhân tố tác động đến việc sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội; Chương 3: Hệ quả của việc sử dụng rượu, bia và xu hướng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội và một số khuyến nghị

9 Hạn chế của đề tài

Do đặc điểm của đề tài là sử dụng số liệu có sẵn và đây là một nghiên cứu chung

về tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội, không phải là cuộc nghiên cứu riêng về việc sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội nên luận văn chưa đủ các bằng chứng để giải thích một số vấn đề cần làm rõ trong đề tài Bên cạnh đó, do đây là một nghiên cứu cắt ngang nên khó xác định được yếu tố nào xảy ra trước, yếu tố nào xảy ra sau, trong khi đó trong phần phân tích hồi quy lại tìm hiểu yếu tố nào xảy ra trước, yếu tố nào xảy ra sau, yếu tố nào tác động đến yếu tố nào nên kết quả phân tích không được như mong đợi

Trang 19

NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG RƯỢU, BIA

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG RƯỢU, BIA

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ

1.1.1 Sử dụng rượu, bia

Khái niệm sử dụng rượu bia trong nghiên cứu này được định nghĩa là: Thanh

thiếu niên đã có ít nhất 01 lần uống rượu, bia tính đến thời điểm điều tra

1.1.2 Lạm dụng rượu, bia

Lạm dụng rượu, bia được xác định theo quy chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới: Nam uống trên 3 đơn vị rượu/ngày (Một đơn vị rượu tương đương 10 gram rượu nguyên chất chứa trong dung dịch uống – pure nit of alcohol = 01 cốc chuẩn Một cốc chuẩn tương đương: 01 lon bia 330ml nồng độ 5%, 01 cốc rượu vang 125ml nồng độ 11%, 01 ly rượu vang mạnh 75ml nồng độ 11%, 01 ly rượu vang mạnh 75ml nồng độ 20%, 01 chén rượu mạnh 30ml nồng độ 30%) hoặc 21 đơn vị rượu/tuần; nữ uống trên

02 đơn vị/ngày hoặc 14 đơn vị/tuần (Tạp chí Y học thực hành (650) – Số 3/2009:40) 1.1.3 Vị thành niên và thanh niên

Vị thành niên là một trong những khái niệm được hiểu một cách đa nghĩa và dễ

gây tranh luận nhiều cả về nội hàm lẫn ngôn từ của nó trong tư duy xã hội học Tuỳ thuộc vào vị trí tiếp cận, góc nhìn cũng như chức năng, nhiệm vụ của mỗi chuyên ngành mà vị thành niên lại được giải thích theo một cách thức riêng

Theo, Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: "Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi" Trong khi đó, Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (1989) được Việt Nam phê chuẩn năm 1990 lại xác

Trang 20

định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn (Điều 1)

Điều 20 Bộ luật Dân sự Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (có hiệu lực 1/7/1996) cũng quy định rằng: “ Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”; Điều 22 quy định năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên là từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi và đồng thời cũng lại quy định trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ

Bộ luật Hình sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21/12/ 1999, tại chương X Điều 68 quy định "Người chưa thành niên

từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của chương

này ", tiếp đó Điều 69 khoản 5 lại có sự phân biệt trách nhiệm hình sự của người chưa

thành niên đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi Tuy nhiên, ở

các điều luật sau, Bộ luật Hình sự lại quy định người chưa thành niên có độ tuổi từ đủ

16 đến dưới 18 tuổi (khoản 4 Điều 111, khoản 4 điều 113) ; trẻ em có độ tuổi từ dưới

16 tuổi (khoản 1,4 Điều 112; khoản 1 Điều 114, khoản 1 Điều 115)

Trong khi đó, trên khía cạnh những vấn đề về lao động và việc làm, Bộ luật lao động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (23/6/1994) lại có sự quy định như

sau: Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động (Điều 6), Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi (Điều 119

khoản 1) Trẻ em là người dưới 15 tuổi( Điều 120) Như vậy, ở đây, quan niệm về độ tuổi của trẻ em đã khác với luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra một tiêu chí cơ bản để chỉ nhóm vị thành niên Đó là: “nhóm nhân khẩu xã hội có tuổi đời từ 10 đến 18 tuổi” Trong nhóm vị thành niên nói trên, người ta lại phân nhỏ thành ba nhóm khác nữa: nhóm vị thành niên nhỏ từ 10-

13 tuổi, nhóm vị thành niên trung bình từ 14-16 tuổi, nhóm vị thành niên lớn từ 17-18 tuổi (Đặng Vũ Cảnh Linh, 2004)

Trang 21

Căn cứ theo các quy định trong các luật về độ tuổi của vị thành niên và căn cứ theo cách chia độ tuổi của Tổ chức Y tế Thế giới, theo tác giả luận văn độ tuổi của vị thành niên từ 10 tuổi đến 18 tuổi là hợp lý hơn cả

Theo Luật Thanh niên được thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI và được Chủ tịch nước công bố tại lệnh số 24/2005/L/CTN ngày

09/12/2005 thì độ tuổi của Thanh niên là “từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”

Trong khuôn khổ của luận văn này, Vị thành niên và thanh niên được gọi

chung là thanh thiếu niên, độ tuổi của thanh thiếu niên được xác định là từ 15-24 tuổi Trong luận văn này tác giả lựa chọn thanh thiếu niên ở nhóm tuổi 15 – 24 tuổi để nghiên cứu về thực trạng sử dụng rượu, bia Vì:

Thứ nhất, trong độ tuổi 15-18, vị thành niên muốn thành người lớn, muốn độc

lập nhưng lại dễ bắt chước người lớn và bạn bè các hình thức như hút thuốc, uống rượu, bia… Vị thành niên muốn suy nghĩ, hành động khác khuôn phép của người lớn nhưng lại không tự định hướng được mình, dễ bị cuốn theo cách suy nghĩ của bạn bè

và những hình ảnh, câu chuyện trên các phương tiện truyền thông đại chúng Ở lứa tuổi này, trẻ thường có nhu cầu giao tiếp, muốn được khẳng định vị trí trong nhóm, muốn được tán thưởng Do đó, luận văn tập trung vào lứa tuổi này nhằm tìm hiểu nguyên nhân thúc đẩy các em tìm đến rượu, bia là gì? Và vì sao, các em lại chọn rượu, bia chứ không phải một loại đồ uống khác?

Thứ hai, độ tuổi 19-24, đây là lứa tuổi có sự giao thoa giữa tuổi vị thành niên và

tuổi thanh niên Ở lứa tuổi này, mỗi cá nhân đã trải qua hàng loạt những thay đổi về thể chất, tinh thần và xã hội Họ đã trưởng thành hơn trong việc xây dựng và củng cố hệ thống giá trị cho bản thân Vậy lý do họ sử dụng rượu, bia là gì? Có khác gì so với nhóm tuổi 15-18?

Trang 22

1.2 CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU

Đề tài tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận xã hội hóa và cách tiếp cận tương tác – biểu trưng

1.2.1 Cách tiếp cận xã hội hóa

Theo Neil Smelser: “Xã hội hóa là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình” Theo định nghĩa này, vai trò của cá nhân trong quá trình xã hội hóa chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận các kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực Chưa đề đập tới khả năng cá nhân có thể tạo ra những giá trị, kinh nghiệm, chuẩn mực để xã hội học theo Như vậy, dường như cá tính của con người bị tan biến vào những đặc điểm xã hội mà cá nhân tiếp thu được Một nhà xã hội học khác của Mỹ Fichter đã xem: “Xã hội hóa là một quá trình tương tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động, và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó” Như vậy, Fichter đã chú ý hơn tới tính tích cực của cá nhân trong quá trình xã hội hóa (Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 2001:258)

Định nghĩa của nhà khoa học người Nga G.Andreeva đã nêu được cả hai mặt của quá trình xã hội hóa Bà cho rằng: “Xã hội hóa là quá trình hai mặt Một mặt cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội Mặc khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội Như vậy, mặt thứ nhất của quá trình xã hội hóa là sự thu nhận kinh nghiệm xã hội thể hiện sự tác động của môi trường tới con người Mặt thứ hai của quá trình này thể hiện sự tác động của con người trở lại môi trường thông qua hoạt động của mình ” (Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 2001:259)

Môi trường xã hội hóa chính là vườn ươm nhân cách, và đây cũng chính là ngả đường mở rộng để các kinh nghiệm xã hội có thể đến với cá nhân (Phạm Tất Dong, Lê

Trang 23

Ngọc Hùng, 2001:260) Môi trường xã hội hóa bao gồm: gia đình, bạn bè, môi trường học tập

Như đã đề cập ở trên, xã hội hóa là một quá trình diễn ra suốt đời mỗi cá nhân, cá nhân có thể bắt chước và tiếp nhận hành vi từ những mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, đó là quan hệ gia đình và quan hệ bạn bè Gia đình là bối cảnh xã hội quan trọng nhất trong đó diễn ra xã hội hóa Xã hội hóa là một chức năng then chốt của gia đình,

có vai trò quan trọng trong việc biến một cá nhân từ một thực thể tự nhiên thành con người xã hội Nó góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người

Trong một xã hội đang thay đổi nhanh chóng thì nhóm bạn cùng tuổi thường ganh đua với ảnh hưởng của bố mẹ Điều này đơn giản bởi lẽ khi các mẫu xã hội thay đổi nhanh chóng, thì quan tâm và thái độ của bố mẹ và trẻ khác nhau đáng kể - như thể

hiện bằng nhóm từ quen thuộc “khoảng cách thế hệ” Tầm quan trọng của nhóm bạn

cùng tuổi thường nhiều nhất trong thời thanh niên, khi thanh niên bắt đầu sống xa cách gia đình và nghĩ về bản thân là những người lớn có trách nhiệm Đặc biệt trong giai đoạn này của đời sống nhóm bạn cùng tuổi tạo áp lực mạnh đối với thành viên phải tuân thủ (Jonh Macionis, 2004: 170) Những gì gia đình dạy con cái không phải tất cả đều

có chủ ý Trẻ luôn học hỏi từ loại môi trường do người lớn hình thành một cách vô tình trong gia đình (Jonh Macionis, 2004: 168)

Bên cạnh sự ảnh hưởng xã hội hóa của gia đình và bạn bè thì phương tiện truyền thông đại chúng cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xã hội hóa của mỗi

cá nhân Trong các phương tiện truyền thông đại chúng thì truyền hình là phương tiện truyền thông đại chúng thuyết phục nhất, tác động mạnh đến quá trình xã hội hóa, truyền hình là một phương tiện lập trình thái độ và niềm tin của chúng ta và truyền hình vẫn còn là chủ đề tranh luận đến mức làm méo mó các mối quan hệ của chúng ta bằng cách ủng hộ các mẫu rập khuôn truyền thống (Jonh Macionis, 2004: 172)

Trang 24

Tóm lại, cách tiếp cận xã hội hóa được vận dụng vào trong nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ sự tác động của gia đình, bạn bè, môi trường học tập và phương tiện truyền thông đại chúng đến hành vi sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên Hà Nội

1.2.3 Cách tiếp cận tương tác – biểu trưng

Thuyết tương tác biểu trưng, đại diện là George H.Mead (1863-1931) Lý thuyết này chỉ ra rằng các cá nhân chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc xã hội và sự tương tác xã hội, đặc biệt là mối quan hệ với những người trong nhóm

Theo Herbert Blumer – một trong những người phát triển lý thuyết này, khái niệm

“tương tác biểu trưng” dùng để chỉ một đặc trưng cơ bản của tương tác giữa người với người Đó là việc các cá nhân luôn phải lý giải, định nghĩa, xác định hành động của nhau chứ không đơn thuần là đáp lại hành động của nhau Điều đó có nghĩa là hành động của cá nhân không phải là sự phản ứng trực tiếp đối với hành động của người khác Tương tác biểu trưng không phải là tổng số các hành động của từng cá nhân riêng lẻ Mà tương tác biểu trưng là một quá trình, một hình thức xã hội được tạo thành

từ các hành động của các cá nhân mà mỗi hành động đó thực hiện trên cơ sở và thông qua sự lý giải ý nghĩa, động cơ hành động của nhau được thể hiện qua hệ thống ký hiệu, biểu tượng

Blumer trên cơ sở kế thừa mô hình hành vi “S (chuỗi kích thích) – R (phản ứng) của John Watson – cha đẻ của tâm lý học hành vi” ông đã xây dựng mô hình tương tác S-I-R (bổ sung yếu tố trung gian là “sự lý giải” – Interpretation viết tắt là I) Dựa vào

mô hình này ông giải thích rằng, cá nhân này (A) có một hành động nào đấy đối với cá nhân kia (B), để đáp lại B phải hiểu được ý nghĩa hành động của A; đến lượt mình A chỉ có thể trả lời B sau khi đã nắm bắt được hành động của A Cứ như vậy mối tương tác giữa các cá nhân được thực hiện thông qua cơ chế cử chỉ, hành vi, hoạt động của các bên tham gia Việc giải nghĩa này, nói theo ngôn ngữ tin học là giải mã, chỉ có thể thực hiện trên cơ sở các biểu tượng Các thao tác cụ thể của sự lý giải là tiếp nhận, giải

Trang 25

mã biểu tượng, hiểu ý nghĩa của biểu tượng, sử dụng các ký hiệu, các biểu tượng để diễn đạt ý nghĩa đã được nhận biết Quá trình tương tác như vậy được gọi là tương tác biểu trưng Đó là

sự tương tác dựa vào biểu tượng, dựa vào sự lý giải ý nghĩa, động cơ, nhu cầu của nhau Blumer phân biệt loại tương tác biểu trưng với loại tương tác phi biểu trưng Sự tương tác có thể nảy sinh do sự phản ứng trực tiếp của người này đối với người kia mà không có sự

lý giải ý nghĩa hành động của nhau Ông gọi đó là sự tương tác phi biểu trưng Ví dụ, mối tương tác giữa các cá nhân trong cơn giận dữ; hành vi của họ mang tính chất bột phát hay phản xạ không điều kiện (Lê Ngọc Hùng, 2002: 292-294)

Tóm lại, Blumer nhấn mạnh rằng con người là những chủ thể tích cực, hành động trên

cơ sở những ý nghĩa mà họ gán cho vào tương tác xã hội của họ Đây là quá trình xã hội trong

đó đời sống nhóm, nó tạo ra và xác nhận các quy tắc, chứ không phải các quy tắc tạo ra và

xác nhận đời sống nhóm Theo những học giả của thuyết tương tác biểu trưng, trải nghiệm cá nhân được bắt nguồn từ sự tương tác đang tiến triển với những người quan trọng khác và/hoặc những nhóm xã hội quan trọng Sự tương tác này được hoạt động trung gian thông qua việc sử dụng những biểu tượng cho phép con người hiểu, xây dựng và chia sẻ những sự trải nghiệm của họ, bao gồm những hành động của họ trong xã hội Một số đặc điểm và tính chất của mối quan hệ giữa con người và xã hội được thuyết tương tác biểu trưng xem xét trong phức thể các bộ phận chủ thể - khách thể, các trải nghiệm, các hình ảnh về bản thân được hình thành dưới tác động của các yếu tố xã hội nhất định và bộc lộ trong những tình huống xã hội cụ thể (Lê Ngọc Hùng, 2002:303) Như vậy, theo thuyết tương tác biểu trưng, hành vi của một người sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi mối quan hệ tương hỗ với những người khác, đặc biệt những người trong nhóm phi chính thức Trên cơ sở vận dụng lý thuyết tương tác biểu trưng vào phân tích thực trạng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên nhằm tìm hiểu và lý giải mối quan hệ giữa phần lớn bạn thân của thanh thiếu niên có sử dụng rượu, bia với việc thanh thiếu niên có sử dụng rượu, bia, mối quan hệ giữa việc thanh thiếu niên thấy cần thiết phải sử dụng rượu, bia để chứng tỏ mình để hòa nhập với bạn bè với hành vi sử dụng rượu, bia của họ trên thực tế

Trang 26

2 CÁC CHÍNH SÁCH VỀ PHÒNG CHỐNG RƢỢU, BIA

Rượu đã có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực và trong đời sống gia đình, cộng đồng dân cư Ở nước ta, rượu được coi là vật chứng để thể hiện sự sùng bái của con người đối với trời đất, sự thành kính đối với tổ tiên, sự trọng thị của người thân, bạn bè

và những người xung quanh Bởi vậy, rượu không thể thiếu trong các dịp lễ, tết, hội hè,

đám cưới, đám tang… “Phi tửu bất thành lễ” Bên cạnh đó, rượu còn là chuẩn mực để

đánh giá mức độ giàu nghèo, bản lĩnh, tính cách của mỗi người, nhất là nam giới:

“Nam vô tửu như kỳ vô phong” (Tạp chí Y học thực hành (650) – số 3/2009:40) Và,

nếu như trước đây miếng trầu là đầu câu chuyện thì trong cuộc sống hiện nay, chén rượu/cốc bia lại được coi là chất xúc tác cho câu chuyện

Trong quá khứ, chính phủ các nước chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào để giảm lượng rượu, bia tiêu thụ trong cộng đồng để từ đó giảm tác hại của rượu, bia Khuynh hướng trên thế giới những năm gần đây là chính sách hạn chế tác hại rượu, bia của các quốc gia không chỉ nhằm giảm lượng rượu, bia sử dụng chung trong cộng đồng

mà còn chú trọng đến giảm tác hại của việc lạm dụng rượu, bia ở nhóm những người nghiện rượu Một điều rõ ràng là nếu chỉ có một chính sách đơn lẻ thì không thể ngăn cản và giảm thiểu những vấn đề của rượu, bia được Cần phải có một chính sách tổng thể, toàn diện bao hàm những quy định pháp luật ở nhiều khía cạnh, nhiều ngành khác nhau mới có hiệu quả trong việc kiểm soát và hạn chế tác hại của rượu, bia (Mai Anh, Tạp chí chính sách Y tế, số 9/2005)

Nước ta đã từng có thời kỳ cấm tư nhân nấu rượu, bán rượu hoặc đã có chính sách hạn chế quảng cáo rượu bia, cấm lái xe khi say rượu, cấm lực lượng vũ trang uống rượu, bia trong giờ làm việc, cấm say rượu, bia nơi công cộng và cấm bán rượu cho trẻ

em Chính phủ còn có Nghị định số 53/CP ngày 26/6/1994 quy định biện pháp xử lý hành chính đối với cán bộ, viên chức nhà nước và người có hành vi liên quan đến say rượu, bê tha Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 351/TTG ngày 25 tháng 8 năm 1996

Trang 27

chưa thành niên và rượu, bia cho trẻ em dưới 16 tuổi Nghiêm cấm việc bán và uống rượu, bia trong các trường phổ thông… Năm 1998, Chính phủ đã đưa ra luật áp thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng rượu, bia Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành quyết định số 35/2001/QĐ – TTg ngày 19/3/2001 phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010, trong đó có mục tiêu phòng, chống nghiện rượu (Trích theo Tạp chí Dân tộc học số 6/2006:3) Ngày 07 tháng 04 năm 2008 Chính phủ có Nghị định số 40/2008/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu Quy định về việc cấm sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông từ 2007 và luật Giao thông đường bộ có hiệu lực từ 01/07/2009 cấm người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn; cấm người điều khiển xe mô tô,

xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/l khí thở Đặc biệt, chưa có quy định phù hợp trong quảng cáo, khuyến mãi và đưa hình ảnh sử dụng rượu, bia trên các phương tiện truyền thông và cũng chưa có chính sách truyền thông giáo dục về tác hại của rượu, bia Các chính sách còn tản mạn, chưa đồng

bộ, chưa đầy đủ Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có cơ chế triển khai thực hiện, chưa được các cấp, cơ quan, đoàn thể quan tâm, thiếu sự tham gia của người dân

và thiếu sự đầu tư nguồn lực cũng như thiếu kiểm tra giám sát thực hiện

Hiện nay, Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế làm đầu mối xây dựng dự án Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia Theo lộ trình, trong năm 2010, Bộ Y tế

sẽ chủ trì xây dựng hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng rượu, bia Trong dự thảo đề cương Chính sách quốc gia phòng chống tác hại lạm dụng rượu, bia giai đoạn 2010 - 2020, một trong những nội dung cơ bản là cấm quảng cáo, khuyến mãi rượu, bia dưới mọi hình thức Nhà nước sẽ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, quy định về thời gian và mật độ các điểm bán lẻ rượu, bia, cấm trẻ em dưới 18 tuổi và phụ nữ mang thai sử dụng rượu, bia…Với

sự ra đời của Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia cũng như Chính sách quốc gia về phòng chống tác hại lạm dụng rượu, bia

Trang 28

Tóm lại, chương 1 đã cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng cho việc xây dựng phương pháp phân tích việc sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội Các cách tiếp cận: xã hội hóa, tương tác biểu trưng, cung cấp cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến hành

vi của mỗi cá nhân nói chung, trong đó có hành vi sử dụng rượu, bia Đó là các nhân tố: những thông điệp từ truyền thông đại chúng, mối quan hệ tương hỗ với những người/nhóm người khác, và những quan niệm giới tồn tại trong xã hội Bên cạnh đó, trong chương 1 đã khái quát các chính sách về rượu, bia ở Việt Nam từ những năm 90 đến nay, điều này cho thấy Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến việc phòng và chống lạm dụng rượu, bia, tuy nhiên những chính sách có tác động như thế nào đến hành vi sử dụng rượu, bia của người dân nói chung và thanh thiếu niên nói riêng thì đó vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời cuối cùng Như vậy, có thể nói nội dung của chương 1 là cơ sở lý thuyết quan trọng làm nền tảng cho nội dung các chương tiếp theo

Trang 29

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC

SỬ DỤNG RƯỢU, BIA TRONG THANH THIẾU NIÊN HÀ NỘI

2.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU, BIA TRONG THANH THIẾU NIÊN HÀ NỘI

Tính tới thời điểm năm 2009, dân số Hà Nội xấp xỉ 6,5 triệu người Từ khi thực hiện chính sách cải cách kinh tế, Hà Nội đã có những thay đổi đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội Xu hướng hội nhập, giao lưu văn hóa quốc tế ngày càng có xu hướng gia tăng Tất cả những yếu tố đó đã có những ảnh hưởng nhất định tới đời sống của thanh thiếu niên nói chung và thanh thiếu niên Hà Nội nói riêng

* Mối tương quan giữa việc đã từng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên với giới tính và khu vực cư trú

Cũng giống như các nước Châu Á khác, Việt Nam là một nước có cơ cấu dân số trẻ và thanh thiếu niên là một bộ phận quan trọng trong phát triển đất nước (Trích theo Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự, 2010:11) Thanh thiếu niên những trụ cột cho tương lai của đất nước sau này nhưng trước sự cám dỗ của xã hội ngày nay không ít thanh thiếu niên đã và đang lao vào những tệ nạn mà vẫn chưa tìm được lối ra Quá trình phát triển thanh thiếu niên bị kìm hãm một phần do việc sử dụng các chất gây nghiện, trong

đó có rượu, bia Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy sử dụng rượu, bia tạo ra những gánh nặng rất lớn về mặt sức khỏe, kinh tế và xã hội; làm giảm khả năng độc lập

và tinh thàn trách nhiệm của thanh niên khi trưởng thành và làm giảm sự tham gia của các thanh niên vào các hoạt động xã hội (Trích theo Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự; 2010:11) Trên cơ sở kết quả điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội 2006, với tổng số đối tượng tham gia trong mẫu khảo sát này là 6.363 thanh thiếu niên Khi so sánh tương quan giữa nam và nữ, ta thấy, tình trạng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên không chỉ diễn ra ở nam giới mà ngay cả một số

bạn nữ cũng coi việc uống rượu như là thứ "gia vị" không thể thiếu được trong các buổi

Trang 30

gặp gỡ, liên hoan với chúng bạn… mà mình tham gia Tỷ lệ nam và nữ đã từng sử dụng rượu, bia với 33,5% nam và 15,5% là nữ đã từng uống rượu, bia (xem bảng 1) Nam thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia cao gấp 02 lần so với nữ thanh thiếu niên Điểm phần trăm chênh lệch giữa nam và nữ thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu bia là 18

Trong SAVY 1 và 2 cũng cho thấy sự khác biệt giữa nam và nữ trong hành vi sử dụng rượu, bia Khi 80% nam giới ở độ tuổi thanh thiếu niên đã từng uống hết một cốc/vại bia hay một chén/ly rượu thì tỷ lệ này ở nữ giới chỉ là 37% Tỷ lệ uống rượu, bia trong thanh thiếu niên năm 2003 thấp hơn nhưng khác biệt giữa nam và nữ vẫn tương tự: 69% thanh thiếu niên nam đã từng uống hết một cốc/vại bia hay một chén/ly rượu và tỷ lệ này cao hơn hản 28% là tỷ lệ trong thanh thiếu niên nữ (Trích theo Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự, 2010:13) Như vậy, kết quả phân tích cho thấy, so với

nữ thanh thiếu niên thì nam thanh thiếu niên có xu hướng sử dụng và tiếp cận rượu, bia nhiều hơn

Hộp 1: Nữ sinh viên cũng “trăm phần trăm”

Trong một quán nhậu trên đường Nguyễn Trãi, một nhóm bạn gồm ba trai, ba gái đang ngồi với nhau “hò dô” uống rượu tưng bừng Mọi con mắt đều đổ dồn về phía họ bởi những tiếng bắt nhịp chúc tụng và cạn ly đều do các cô gái chủ trì

Thỉnh thoảng, tiếng nói lanh lảnh của một trong ba cô gái đó lại vang lên khi ép các anh chàng uống rượu: “Anh uống với em hết chén này làm quen nha "Bắc Cạn" đi Bọn em uống rượu không biết say là gì đâu

“Con gái bây giờ uống rượu, nhậu nhẹt và quậy phá tưng bừng không còn là chuyện lạ nữa rồi”, Sơn, sinh viên ĐH Thủy Lợi nói

Vòng quanh một số đường Thanh Niên, Cầu Giấy… những quán nhậu đêm ở đây không bao giờ thiếu vắng các “bóng hồng” Khác hẳn với dáng vẻ yểu điệu thục nữ ban ngày, khi các nàng ngồi vào bàn nhậu đêm là một con người khác hẳn khi phải

“hết mình”và “chơi đẹp” với bạn rượu

Trang 31

“Uống đi, con trai nhậu được thì con gái cũng nhậu được, thời đại nam nữ bình đẳng

rồi!”, Oanh (sinh viên ĐH Thương Mại), mở đầu buổi nhậu của nhóm “ngũ đại cô nương” bằng tuyên bố hùng hồn đó

Hưởng ứng lời của Oanh, bốn cô gái còn lại cùng nâng chén “1, 2, 3, dzô” khiến

cả quán giật mình quay sang nhìn Và để chứng minh cho sự bình đẳng nam nữ, 5 cô gái lần lượt chúc rượu nhau và lần nào cũng phải uống cạn chén đúng kiểu đàn ông

Lý do các nữ sinh này tụ tập uống rượu đòi quyền bình đẳng là vì một bạn nam trong lớp lỡ mồm chê “con gái thì làm được trò trống gì”

Cũng đi theo “chủ nghĩa” nhậu để thể hiện quyền bình đẳng nam nữ, Thanh (sinh viên

ĐH Công nghiệp Hà Nội) đã cùng nhóm bạn nữ bền bỉ luyện “tửu lượng thần công” mỗi tuần vài ba lần

Là con gái Hải Phòng, lại chăm chỉ luyện uống rượu, tửu lượng của Thanh được nâng cao trông thấy Sau đó, cứ mỗi lần có liên hoan, tiệc tùng, Thanh lại khiến bạn bè kinh ngạc khi đứng ra thách rượu các đấng nam nhi Không ít bạn nam đã gục trên bàn rượu trong khi Thanh vẫn chưa hề hấn gì

Lần lượt nhiều bạn nam ở khu trọ, ở lớp, nhiều khi là cả ở quán bia, quán rượu trở thành “bại tướng” dưới tay Thanh Mỗi lần thắng, Thanh đều tự hào nói với mọi người xung quanh rằng: “Còn ai dám nói con gái uống rượu không bằng con trai” Dần dần, Thanh được mọi người phong cho những danh hiệu như “Thanh tiên tửu” hay “Thanh bợm nhậu”

04/01/2012- http://tintuconline.com.vn/vn/nhipsongtre/508446/index.html

Thanh thiếu niên ở khu vực thành thị có tỷ lệ sử dụng rượu, bia nhiều hơn khu vực nông thôn, tuy nhiên sự khác biệt này là không lớn (thành thị 50,0% so với nông thôn 46,6%)

Trang 32

Bảng 1: Thực trạng nam và nữ thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia ( %)

Thực trạng sử dụng rượu, bia Giới tính Khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

“Em bắt đầu uống rượu ốc khi mới 13 tuổi Anh trai em nói ốc có tính lạnh nên

phải uống rượu có tính nóng vào mới không bị đau bụng Em uống nhiều thành quen Những lần sau đi cùng hội bạn, em mời thử, ai ngờ tụi bạn em cũng thích Giờ mỗi lần

tụ tập, bọn em đều uống” (phỏng vấn sâu nam, 17 tuổi, học sinh trường THPT Cầu

Giấy, Cầu Giấy, Hà Nội )

* Mối tương quan giữa việc đã từng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên với môi trường học tập

Do cuộc nghiên cứu này không phải là cuộc nghiên cứu riêng về việc sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên nên sẽ có những hạn chế nhất định như: trong việc tìm

Trang 33

niên không có được thông tin về sự tác động của môi trường học tập đến việc sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên, trong thời điểm hiện tại, vì vậy, trong phân tích tiếp theo chúng tôi chỉ xin phân tích sự tác động của môi trường học tập trong suốt quá trình học tập (theo đánh giá của thanh thiếu niên) đến hành vi đã từng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên

Đối với thanh thiếu niên thì môi trường học tập trong nhà trường vừa là yếu tố bảo vệ nhưng đồng thời cũng là yếu tố nguy cơ Kết quả trên biểu đồ 1 cho thấy trong 6.363 thanh thiếu niên được hỏi có 111 trường hợp cho rằng trường học của họ là môi trường không tích cực thì có 58,6% đã từng sử dụng rượu, bia; với 903 trường hợp cho rằng môi trường học tập của họ là bình thường không tích cực mà cũng không tiêu cực,

có 56,2% đã từng sử dụng rượu, bia Đối với 5.322 trường hợp còn lại cho rằng trường học của họ là môi trường tích cực thì có 47,5% thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia (xem biểu đồ 1) Kết quả phân tích mới chỉ dừng lại ở mối quan hệ giữa môi trường học tập dựa theo đánh giá của thanh thiếu niên trong suốt quá trình học tập đến khả năng đã từng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên, vì vậy, chưa thể có được những kết luận về sự tác động trực tiếp của môi trường học tập mà thanh thiếu niên đang học tập đến khả năng đã từng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên nhưng đây sẽ là một gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này

Biểu đồ 1: Tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia theo môi trường học tập (%)

47.5

56.2 58.6 52.5

41.4 43.8

Nguồn: Số liệu điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà

Nội 2006

Trang 34

* Mối tương quan giữa việc đã từng sử dụng rượu, bia với lực học và bị ghi học bạ vì hành vi ứng xử kém trong suốt quá trình học tập

Trong tổng số 6.363 thanh thiếu niên có: 617 nam thanh niên trong suốt quá trình học tập của mình đạt học lực giỏi; 3.318 thanh thiếu niên đạt học lực khá và 2.428 thanh thiếu niên đạt học lực trung bình Nhóm thanh thiếu niên có học lực giỏi, có 35,8% đã từng sử dụng rượu, bia, nhóm nam thanh thiếu niên có học lực khá thì tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia 45,5% và nhóm thanh thiếu niên có học lực trung bình thì tỷ lệ đã từng sử dụng rượu, bia là 57,1% Kết quả so sánh cho thấy nhóm thanh thiếu niên có học lực trung bình là nhóm có tỷ lệ phần trăm thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia cao nhất trong ba nhóm (xem bảng 2)

Khi được hỏi: “Từ trước tới nay, có bao giờ bạn bị ghi sổ học bạ vì hành vi ứng

xử kém không?” Có 469 trường hợp thanh thiếu niên đã từng bị ghi sổ học bạ vì hành

vi ứng xử kém, trong đó, tỷ lệ đã từng sử dụng rượu, bia chiếm 70,8% và 5.894 thanh thiếu niên chưa từng bị ghi sổ học bạ vì hành vi ứng xử kém thì tỷ lệ đã từng sử dụng rượu, bia 47,3% Tỷ lệ những thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia của nhóm thanh thiếu niên đã từng bị ghi sổ học bạ vì hành vi ứng xử kém cao gấp 1,5 lần so với nhóm thanh thiếu niên không bị ghi sổ học bạ vì hành vi ứng xử kém (xem bảng 2)

Do đây là một nghiên cứu cắt ngang, số liệu không cho biết yếu tố nào xảy ra trước, yếu tố nào xảy ra sau Vì vậy, có thể do sử dụng rượu, bia nên thanh thiếu niên học hành chểnh mảng dẫn đến kết quả học tập không được tốt hoặc cũng có thể vì thanh thiếu niên có kết quả học tập không tốt nên chán nản và đã tìm đến rượu, bia Và, trong trường hợp đã từng/chưa từng bị ghi sổ học bạ vì hành vi ứng xử kém cũng có thể lý giải như sau: những thanh thiếu niên đã từng bị ghi sổ học bạ vì hành vi ứng xử

kém và đã từng sử dụng rượu, bia có thể: do uống rượu, bia và nhà trường “bắt gặp”

nên bị ghi vào sổ học bạ là có hành vi ứng xử kém và cũng có thể do bị ghi sổ học bạ vì hành vi ứng xử kém nên thanh thiếu niên buồn chán nên dễ dàng tiếp cận rượu, bia Để

Trang 35

có thể lý giải được hiện tượng trên thì cần có sự bổ sung của nghiên cứu định tính về chủ đề này

Hộp 2: Nhậu kiểu sinh viên

11h đêm, dãy quán nhậu ốc nóng, mực nướng, chân gà vỉa hè đầu đường Lê Đức Thọ dẫn vào SVĐ Mỹ Đình vẫn chan chát tiếng cụng ly Tại đây, từ 5 giờ chiều trở về đêm là “điểm hẹn” khá xôm tụ, trong đó, có nhiều khách nhậu là SV Không chỉ riêng

SV nam mà còn các SV nữ cũng tham gia nhậu để “khẳng định mình cũng chẳng kém giới mày râu”

Một nam sinh viên mặt phừng phừng, đỏ tía giọng méo mó tuyên bố: "Hôm nay là sinh nhật tao, tất cả không say không về, mai thi thì mặc mai thi" Ngồi bàn bên cạnh, chúng tôi được bà chủ rỉ tai: "Đám này cứ có vụ gì là chúng nó kéo nhau ra đây nhậu đến khuya, đuổi cũng không về”

Giải thích cho tần suất nhậu 4 lần/tuần của mình, Tùng, SV ĐH Xây dựng cho biết:

“Đi nhậu để thư giãn sau những giờ phút căng thẳng trên giảng đường ấy mà! Học hành bây giờ cũng mệt mỏi lắm, đi nhậu với anh em cho nó thoải mái, lấy hứng để hôm sau còn học tiếp chứ!”

“Hội nhậu” của Tùng có gần chục nam SV Khi đi nhậu, món không thể thiếu đương nhiên là chai rượu đục ngàu được các chủ quán giới thiệu là “rượu nếp quê hảo hạng” Đồ nhắm cũng còn tuỳ “túi tiền” mà gọi

Thành thói quen rồi, nhưng bạn nhậu của Tùng vẫn phải giải thích cho rõ ngọn ngành vì sao phải thường xuyên đi nhậu: “Bọn mình học Cầu đường, sau này đi công trường suốt mà không biết uống rượu thì cũng hơi mệt đấy Thế nên từ bây giờ đã phải

“luyện công” rồi!”

Cũng có những lí do mà chính bạn trong hội của Tùng cũng không sao cắt nghĩa nổi cho rõ ràng: “Đã là SV mà không biết uống rượu thì … còn gì là SV đúng chất nữa!?” Chính vì thế mà đa số SV coi uống rượu là để … thể hiện “đẳng cấp”!?

Nhiều nhóm sinh viên sẵn sàng nhào vô bàn nhậu mà không cần biết tới lý do Cứ định

kỳ hàng tuần, nhóm bạn của Long (Thái Bình) lại sum họp tại nhà trọ “làm bữa kết thúc tuần” Nam vô tửu như kỳ vô phong - phải có chén rượu thì "vào chuyện" mới được xôm tụ - Long phân trần! 04/01/2012 - http://tintuconline.com.vn/vn/nhipsongtre/508446/index.html

Trang 36

Bảng 2: Tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia theo học lực và đã từng bị ghi

Trang 37

Biểu đồ 2: Tần suất sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên trong 30 ngày (%)

38.4

20.9

16.3 34.4

2.3 4.5

Nguồn: Số liệu điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội 2006

* Mối tương quan giữa tần suất sử dụng rượu, bia trong tháng của thanh thiếu niên với nhóm tuổi

Tiếp theo, kết quả tương quan giữa giới tính của thanh thiếu niên với việc sử dụng rượu, bia trong tháng, khi xét theo nhóm tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy, tần suất sử dụng rượu, bia có mối quan hệ thuận chiều với độ tuổi Nhóm thanh thiếu niên trong độ tuổi 22-24 và độ tuổi 18-21 là nhóm có tần suất sử dụng rượu, bia cao hơn nhóm còn lại Độ tuổi 15-17 vị thành niên thường chịu sự quản thúc và kiểm soát của cha mẹ nhiều hơn hai nhóm tuổi còn lại, do vậy, khả năng tiếp cận và sử dụng rượu, bia dường như là hạn chế hơn nhóm có độ tuổi 18-21 tuổi và 22-24 tuổi Bên cạnh đó, thanh niên

ở độ tuổi 22-24 là độ tuổi mà hoạt động chủ đạo của họ là tham gia lao động và kiếm sống Trong nhiều trường hợp, thanh niên ở trong độ tuổi này đã tự nuôi sống bản thân,

tự lực, tự chủ về tài chính hơn so với hai nhóm từ 15-17 và 18-21 Ngoài ra, khi thanh niên đi làm và có thu nhập, các mối quan hệ và giao lưu ngày càng được mở rộng, việc tiếp cận với rượu, bia của nhóm tuổi này có phần dễ dàng hơn Họ có nhiều giao tiếp

xã hội, có khả năng kinh tế cho việc uống rượu, bia và nhất là nam giới họ thường chịu sức ép xã hội phải uống rượu, bia trong các giao tiếp xã hội hơn trong khi vị thành niên còn ít tuổi lại chịu sức ép không được uống khi còn quá trẻ, đặc biệt là nữ giới (xem biểu đồ 3)

Trang 38

Kết quả phân tích trên có sự tương đồng với kết quả của cuộc nghiên cứu về Thực trạng sức khỏe thanh thiếu niên tại huyện Chí Linh - Hải Dương và hai cuộc điều tra SAVY 1, SAVY 2 Trong nghiên cứu tại huyện Chí Linh - Hải Dương của hai tác giả Hoàng Văn Huỳnh và Lê Cự Linh cũng chỉ ra rằng trong tổng số 12.447 thanh thiếu niên được hỏi, có 43,8% đối tượng trả lời đã từng sử dụng rượu, bia, tỷ lệ này tăng dần theo nhóm tuổi; nếu trả lời theo các nhóm tuổi 10-14, nhóm tuổi 15-19 và nhóm tuổi 20-24 thì có tỷ lệ tương ứng là: 21%; 52,7%; và 60,4% Trong đó, tỷ lệ chung từng sử dụng rượu, bia ở nam là 57,4%; nữ là 30,4% (Hoàng Văn Huỳnh, Lê Cự Linh, 2006) SAVY (2003) (tỷ lệ uống rượu trong độ tuổi 14-17 tuổi là 34,9%; trong độ tuổi 18-21

là 57,9%, và tăng hơn nữa đến 62,2% ở nhóm tuổi 22-25) (SAVY, 2003: 66) và đến SAVY (2009) (tỷ lệ từng uống hết một cốc rượu, bia tăng lên theo độ tuổi, với 47,5% ở nhóm tuổi 14-17, 66,9% ở nhóm tuổi 18-21 và 71,2% ở nhóm tuổi 22-25) (SAVY, 2009: 78)

Biểu đồ 3: Tần suất sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên theo nhóm tuổi (%)

34.1

13.2

9.3

15.8 10.3

5.1

39.3

19.1 36.6

Nguồn: Số liệu điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội 2006

* Mối tương quan giữa việc say rượu, bia trong tháng của thanh thiếu niên với giới tính và lứa tuổi

Say rượu, bia bao giờ cũng là hệ quả tất yếu của lạm dụng rượu, bia đến mức quá ngưỡng cho phép của cơ thể mỗi con người Hành vi say rượu, bia trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của thanh thiếu niên; có thể là nguyên nhân

Trang 39

gây ra nhiều bệnh tật, hành vi bạo lực, hội chứng trầm uất và tai nạn… Nghiên cứu y tế trên thế giới cho rằng lạm dụng rượu, bia là một yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất trong 10 yếu tố đóng góp vào gánh nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển Các quốc gia đã phải tiêu tốn nhiều ngân sách cho các chương trình chống nghiện rượu và điều trị các bệnh tật do sử dụng rượu gây ra Ví dụ, nước Mỹ hàng năm phải chi khoảng 100 tỷ USD để giải quyết các hậu quả do rượu gây ra, trong khi nguồn thuế thu từ rượu chỉ đạt

17 tỷ USD (Tạp chí Dân tộc học số 6 – 2006:6)

Mức độ say rượu, bia trong phạm vi 01 tháng trước cuộc điều tra là chỉ báo quan trọng cho thấy rõ hơn về tình trạng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên

Bảng 3: Tỷ lệ thanh thiếu niên say rượu, bia trong tháng theo giới tính, nhóm tuổi (%)

Biến phụ thuộc Giới tính Biến độc lập Nhóm tuổi

Say rượu, bia trong tháng 13,5 1,0 3,6 7,1 10,1 Nguồn: Số liệu điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội 2006

Trong số những thanh thiếu niên đã từng uống rượu, bia có 13,5% nam và 1%

nữ đã say rượu, bia trong tháng, tỷ lệ nam thanh thiếu niên đã say rượu bia trong tháng hơn 12,5 điểm phần trăm so với tỷ lệ thanh thiếu niên (xem bảng 3) Kết quả của SAVY 2, cũng cho thấy tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng say rượu, bia tương đối cao và tỷ

lệ đã từng say trong nam giới cao gần gấp 3 lần nữ giới: 60% thanh thiếu niên nam đã từng uống rượu, bia đã từng bị say trong khi tỷ lệ này trong thanh thiếu niên nữ chỉ là 22% Nếu chỉ tính trong vòng một tháng ngay trước thời điểm khảo sát thì khác biệt là khoảng 7 lần: khoảng một phần năm (21%) thanh thiếu niên nam và rất ít (3%) thanh thiếu niên nữ đã từng say trong tháng trước (Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự, 2010:14) Trong bối cảnh văn hóa truyền thống Việt Nam, nơi phụ nữ không được khuyến khích uống rượu, bia thì thực trạng sử dụng và say rượu, bia của nữ thanh thiếu niên cho thấy một xu hướng mới hình thành trong nữ thanh thiếu niên hiện nay về việc

Trang 40

sử dụng rượu, bia Đồng thời nó cũng cho thấy các chuẩn mực xã hội về vấn đề này dường như đã lỏng lẻo hơn nhiều

Khi được hỏi: “Trong vòng 30 ngày qua (trong tháng qua), bạn đã say rượu, bia

bao nhiêu lần? Tỷ lệ thanh thiếu niên từng say trong tháng trước cuộc khảo sát không

cho thấy sự khác biệt lớn theo lứa tuối Tỷ lệ nam thanh thiếu niên khẳng định mình không biết kiềm chế và dừng uống đúng lúc cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong mẫu điều tra Tỷ lệ thanh thiếu niên đã say rượu bia trong tháng tăng dần theo độ tuổi, độ tuổi 15-17 (3,6%), 18-21 (7,1%) và 22-24 (10,1%) Tuy nhiên, kết quả phân tích theo tuổi của SAVY 2 lại cho thấy sự khác biệt khá lớn trong tỷ lệ đã từng say rượu, bia giữa các nhóm tuổi Trong nhóm nam còn ở độ tuổi vị thành niên (14-17), đã có tới gần một nửa (44%) số họ đã từng say rượu, bia Tỷ lệ này ở nhóm nam 18-21 tuổi và 22-25 tuổi lên tới 72% và 82% (Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự, 2010:15) Như vậy, kết quả cho thấy, độ tuổi thanh thiếu niên cao thì khả năng sử dụng và bị say rượu, bia trong tháng nhiều hơn

* Mối quan hệ giữa tần suất sử dụng và say rượu, bia trong tháng của thanh thiếu niên với việc hiện đang đi học

Việc hiện còn đang đi học vừa được coi là yếu tố bảo vệ vừa được coi là yếu tố nguy cơ đối với thanh thiếu niên trước hành vi sử dụng rượu, bia Phân tích mối quan

hệ giữa hiện đang đi học với tần suất sử dụng rượu, bia trong tháng qua, những thanh thiếu niên đã nghỉ học có khả năng tiếp cận rượu, bia nhiều hơn so với những thanh thiếu niên đang ngồi trên ghế nhà trường Sử dụng rượu, bia từ 1-2 ngày (đang đi học: 39,2%; đã nghỉ học: 34,8%), sử dụng rượu, bia từ 3-5 ngày (đang đi học: 13,7%; đã nghỉ học: 17,8%) và sử dụng rượu, bia từ 6 ngày trở lên (đang đi học: 8,3%, đã nghỉ học: 16%) Việc sử dụng và say rượu, bia dường như có mối quan hệ nhân quả với nhau, những thanh thiếu niên đã nghỉ học tiếp cận rượu, bia nhiều hơn nên khả năng đã

bị say trong tháng cũng nhiều hơn so với nhóm thanh thiếu niên đang đi học (đang đi

Ngày đăng: 23/03/2015, 12:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Đàm Viết Cương, Vũ Thị Minh Hạnh và cộng sự. 2006. Đánh giá tình trạng lạm dụng rượu bia tại Việt Nam, 2006. Bộ Y tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tình trạng lạm dụng rượu bia tại Việt Nam
6. Đào Huy Khuê, 2006. “Sử dụng và lạm dụng rượu bia ở thanh thiếu niên qua số liệu SAVY”. Tạp chí dân tộc học, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng và lạm dụng rượu bia ở thanh thiếu niên qua số liệu SAVY”. Tạp chí" dân tộc học
9. Hoàng Văn Huỳnh, Lê Cự Linh. 2008. “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương, năm 2006”. Tạp chí Y học dự phòng, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương, năm 2006”. Tạp chí" Y học dự phòng
20. John J. Macionis.1987. Sociology. Prentice Hall, Toronto, Canada Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sociology
21. Lê Anh Tuấn, Trần Bình. 2010. “Một số giải pháp can thiệp dự phòng lạm dụng rượu, nghiện rượu trong cộng đồng”. Tạp chí Y học thực hành, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp can thiệp dự phòng lạm dụng rượu, nghiện rượu trong cộng đồng”. Tạp chí" Y học thực hành
22. Lê Anh Tuấn. 2010. “Nghiên cứu thực trạng lạm dụng rượu ở Hà Nội”. Tạp chí Y học thực hành, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng lạm dụng rượu ở Hà Nội"”. "Tạp chí" Y học thực hành
23. Lê Anh Tuấn. 2010. “Phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan trực tiếp đến lạm dụng rượu, nghiện rượu”. Tạp chí Y học thực hành, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan trực tiếp đến lạm dụng rượu, nghiện rượu”. Tạp chí" Y học thực hành
24. Lê Cự Linh, Nguyễn Thanh Nga, Nguyễn Đức Thành, Đào Hoàng Bách. 2008. “Thực trạng sức khỏe thanh thiếu niên huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương: Các kết quả sơ bộ từ dự án nghiên cứu dọc tại Chililab”. Tạp chí Y Tế Công Cộng, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng sức khỏe thanh thiếu niên huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương: Các kết quả sơ bộ từ dự án nghiên cứu dọc tại Chililab”. Tạp chí" Y Tế Công Cộng
26. Nguyễn Hà Thành. 2006. Tình hình sử dụng rượu bia của sinh viên đại học Y Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình sử dụng rượu bia của sinh viên đại học Y Hà Nội
31. Vũ Thị Mai Anh. 2005. Chính sách nhằm hạn chế tác hại của lạm dụng rượu bia trên thế giới. Tạp chí Chính sách Y tế, số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách Y tế
33. WHO. Báo cáo tình trạng rượu 2004, Phần II tình trạng các nước [Global StatusReport on Alcohol 2004, Part II Country Profiles]. Geneva: Department of Mental Health andSubstance Abuse; 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình trạng rượu 2004
34. WHO. Báo cáo tình trạng rượu toàn cầu 2004, Phần I [Global Status Report on Alcohol 2004, Part I]. Geneva: Department of Mental Health and Substance Abuse; 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình trạng rượu toàn cầu 2004
1. Best, D; Manning, V; Gossop, M et al. (2006). Excessive drinking and other problem behaviours among 14-16 year old children. Addictive Behaviours.31(8): 1424-1435) Khác
2. Bộ Y tế. 2003. Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và thanh niên Việt Nam Khác
3. Bộ Y tế. 2006. Báo cáo Y tế Việt Nam, 2006. Nxb Y học, Hà Nội Khác
7. Hoàng Thị Phượng, Vũ Thị Minh Hạnh, Đàm Viết Cương, Nguyễn Trần Hiển Khác
25. Lê Ngọc Hùng. 2002. Lịch sử và lý thuyết xã hội học. Nxb ĐHQG, Hà Nội Khác
28. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng. 2001. Xã hội học. Nxb ĐHQG, Hà Nội 29. Pubs.niaaa.nih.gov/publications/arh22-2/85-94.pdf Khác
30. Tổng cục Dân số - KHHGĐ. 2009. Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và thanh niên Việt Nam Khác
36. www.health.gov.au/internet/...nsf/.../mono58.pdf 37. www.ias.org.uk/resources/factsheets/adolescents.pdf38.www.ias.org.uk/resources/factsheets/adolescents.pdf Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w