Rượu, bia hay loại đồ uống có cồn đã có từ lâu đời và tồn tại trong nhiều nền văn hóa. Sử dụng rượu bia gắn liền với văn hóa truyền thống của nhiều Quốc gia trên Thế giới, trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển của ngành rượu, bia và đồ uống có cồn, Việt Nam là một trong số ít các Quốc gia đang có xu hướng gia tăng nhanh về mức tiêu thụ rượu, bia và đồ uống có cồn bình quân đầu người trong khi mức tiêu thụ của toàn Thế giới trong thập kỷ qua hầu như không thay đổi 1. Đáng chú ý, tỷ lệ đã từng sử dụng rượu bia ở vị thành niên, thanh niên và nam giới Việt Nam đang tăng nhanh và hiện ở mức rất cao: Trong điều tra Quốc gia Việt Nam về sức khỏe Vị thành niên và thanh niên lần thứ 3 năm 2015, cho thấy, tỷ lệ thanh niên từng say rượu bia trong độ tuổi từ 1619 tuổi là 41,7%, độ tuổi từ 2024 tuổi là 58,1%. Độ tuổi trung bình lần đầu tiên say rượu bia của thanh niên trong nhóm 1624 tuổi là 17 7. Theo nghiên cứu tại Hoa Kỳ, tỷ lệ sinh viên sử dụng rượu bia tại đây khá cao chiếm 59,8% và hậu quả ước tính mỗi năm, sinh viên trong độ tuổi 1824 có 1.825 sinh viên tử vong do bị chấn thương khi sử dụng phương tiện giao thông trong lúc say rượu. Có 696.000 sinh viên trong độ tuổi 1824 bị giết chết do bị tấn công bởi những người say rượu bia, có đến 48,0% xơ gan do sử dụng bia rượu, 20,0% sinh viên có kết quả học tập yếu kém do sử dụng bia rượu kéo dài làm suy giảm trí tuệ, không tập trung học tập 18. Một nghiên cứu khác của Đại học Bzazil, đã nhấn mạnh những ảnh hưởng bất lợi tiềm tàng của việc tiêu thụ rượu bia và mối quan hệ của nó với việc lái xe khi say rượu. Trong tổng số sinh viên tham gia khảo sát là 7037 sinh viên, cho thấy số lượng sinh viên sử dụng phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia rất cao, Và gây tai nạn giao thông cao gấp 4 lần so với các sinh viên sử dụng phương tiện giao thông sau khi sử dụng ma túy 5. Trong một nghiên cứu mới nhất của Điều tra Quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm vào năm 2015, Việt Nam có khoảng 77,3% số nam giới và 11% nữ giới hiện tại đang sử dụng rượu bia (tức là uống trong vòng 30 ngày qua). Có 44,2% số nam giới và 1,2% nữ giới uống ở mức nguy hại (trong 30 ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 6 đơn bị cồn trở lên); 45% số người sử dụng rượu bia điều khiển các phương tiện cơ giới sau khi uống...8. Tại Việt Nam, tai nạn giao thông đường bộ trung bình mỗi năm làm hơn 9.000 người chết và gần 30.000 người bị thương. Riêng ở Đà Nẵng trung bình mỗi năm xảy ra 270 vụ, làm chết 120 người và làm bị thương 195 người. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ, trong đó say rượu bia và điều khiển phương tiện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Rượu, bia là các sản phẩm có ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng và có nguy cơ gây ra các vấn đề kinh tế xã hội khác. Sử dụng rượu, bia không đúng cách, thường xuyên còn có nguy cơ lạm dụng rượu, bia gây nên các vấn đề nghiêm trọng với sức khoẻ như bệnh tật, tử vong và các vấn đề kinh tế xã hội khác 1. Thanh thiếu niên, trong đó có sinh viên là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội hiện tại và là người chủ tương lai của đất nước. Tuy nhiên với mức độ sử dụng của thanh thiếu niên ngày càng cao, nếu họ không nhận thức được tác hại của bia, ruợu nói riêng và các chất kích thích nói chung thì hành vi lạm dụng rượu bia sẽ có ảnh huởng tiêu cực đến bản thân và cộng đồng. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về thực trạng sử dụng rượu bia của sinh viên nam các trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây. Với mong muốn đưa ra được cái nhìn chung nhất về tỷ lệ sử dụng rượu, bia và tìm hiểu các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu, bia ở nam sinh viên trường các trường đại học tại Đà Nẵng, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng sử dụng rượu bia và các yếu tố liên quan của sinh viên nam ở các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng” với 2 mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ sử dụng rượu bia của sinh viên nam ở các trường đại học tai thành phố Đà Nẵng. 2. Xác định các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia của sinh viên nam ở các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng.
Trang 1BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN NAM
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chủ nhiệm đề tài: Đặng Mỹ Hồng Lam
Đà Nẵng, 8/2017
Trang 2BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN NAM
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Người thực hiện:
Đặng Mỹ Hồng Lam Phan Thị Kim Anh Đào Thị Mỷ Diểm Nguyễn Thị Phương Linh Trần Minh Sang
Người hướng dẫn:
TS.BSCK2 Nguyễn Khắc Minh
BS Trần Đình Trung
Đà Nẵng, 8/2017
Trang 41.1 Một số khái niệm 3
1.2 Các nghiên cứu trên Thế giới 4
1.3 Các nghiên cứu tại Việt Nam 5
1.4 Các yếu tố liên quan 6
CHƯƠNG 2 10
2.1 Đối tượng nghiên cứu 10
2.2 Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu 10
2.3 Phương pháp nghiên cứu 10
2.4 Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu 10
2.5 Biến số nghiên cứu 12
2.6 Phương pháp thu thập thông tin 15
2.7 Phân tích số liệu 15
2.8 Đạo đức nghiên cứu 16
CHƯƠNG 3 17
3.1 Đặc điểm thông tin chung của đối tượng 17
3.2 Tỷ lệ sử dụng rượu bia của sinh viên nam ở các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng 19
3.3 Các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia của sinh viên nam ở các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng 26
BÀN LUẬN 30
4.1 Đặc điểm thông tin chung của đối tượng 30
4.2 Tỷ lệ sử dụng rượu bia của sinh viên nam ở các trường đại học tại Thành phố Đà Nẵng 30
4.3 Các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia ở sinh viên nam các trường đại học tại Thành phố Đà Nẵng 31
KẾT LUẬN 33
KIẾN NGHỊ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỀ
Rượu, bia hay loại đồ uống có cồn đã có từ lâu đời và tồn tại trong nhiềunền văn hóa Sử dụng rượu bia gắn liền với văn hóa truyền thống của nhiềuQuốc gia trên Thế giới, trong đó có Việt Nam Cùng với sự phát triển củangành rượu, bia và đồ uống có cồn, Việt Nam là một trong số ít các Quốc giađang có xu hướng gia tăng nhanh về mức tiêu thụ rượu, bia và đồ uống có cồnbình quân đầu người trong khi mức tiêu thụ của toàn Thế giới trong thập kỷqua hầu như không thay đổi [1]
Đáng chú ý, tỷ lệ đã từng sử dụng rượu bia ở vị thành niên, thanh niên vànam giới Việt Nam đang tăng nhanh và hiện ở mức rất cao: Trong điều traQuốc gia Việt Nam về sức khỏe Vị thành niên và thanh niên lần thứ 3 năm
2015, cho thấy, tỷ lệ thanh niên từng say rượu bia trong độ tuổi từ 16-19 tuổi
là 41,7%, độ tuổi từ 20-24 tuổi là 58,1% Độ tuổi trung bình lần đầu tiên sayrượu bia của thanh niên trong nhóm 16-24 tuổi là 17 [7]
Theo nghiên cứu tại Hoa Kỳ, tỷ lệ sinh viên sử dụng rượu bia tại đây khácao chiếm 59,8% và hậu quả ước tính mỗi năm, sinh viên trong độ tuổi 18-24
có 1.825 sinh viên tử vong do bị chấn thương khi sử dụng phương tiện giaothông trong lúc say rượu Có 696.000 sinh viên trong độ tuổi 18-24 bị giết chết
do bị tấn công bởi những người say rượu bia, có đến 48,0% xơ gan do sửdụng bia rượu, 20,0% sinh viên có kết quả học tập yếu kém do sử dụng biarượu kéo dài làm suy giảm trí tuệ, không tập trung học tập [18] Một nghiêncứu khác của Đại học Bzazil, đã nhấn mạnh những ảnh hưởng bất lợi tiềmtàng của việc tiêu thụ rượu bia và mối quan hệ của nó với việc lái xe khi sayrượu Trong tổng số sinh viên tham gia khảo sát là 7037 sinh viên, cho thấy sốlượng sinh viên sử dụng phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia rất cao,
Và gây tai nạn giao thông cao gấp 4 lần so với các sinh viên sử dụng phươngtiện giao thông sau khi sử dụng ma túy [5]
Trong một nghiên cứu mới nhất của Điều tra Quốc gia yếu tố nguy cơbệnh không lây nhiễm vào năm 2015, Việt Nam có khoảng 77,3% số nam giới
và 11% nữ giới hiện tại đang sử dụng rượu bia (tức là uống trong vòng 30
Trang 7ngày qua) Có 44,2% số nam giới và 1,2% nữ giới uống ở mức nguy hại (trong
30 ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 6 đơn bị cồn trở lên); 45% số người sửdụng rượu bia điều khiển các phương tiện cơ giới sau khi uống [8] Tại ViệtNam, tai nạn giao thông đường bộ trung bình mỗi năm làm hơn 9.000 ngườichết và gần 30.000 người bị thương Riêng ở Đà Nẵng trung bình mỗi nămxảy ra 270 vụ, làm chết 120 người và làm bị thương 195 người Có nhiềunguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ, trong đó say rượu bia vàđiều khiển phương tiện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tửvong Rượu, bia là các sản phẩm có ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sửdụng và có nguy cơ gây ra các vấn đề kinh tế - xã hội khác Sử dụng rượu, biakhông đúng cách, thường xuyên còn có nguy cơ lạm dụng rượu, bia gây nêncác vấn đề nghiêm trọng với sức khoẻ như bệnh tật, tử vong và các vấn đềkinh tế - xã hội khác [1]
Thanh thiếu niên, trong đó có sinh viên là lực lượng xã hội to lớn, lànguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội hiện tại và là người chủtương lai của đất nước Tuy nhiên với mức độ sử dụng của thanh thiếu niênngày càng cao, nếu họ không nhận thức được tác hại của bia, ruợu nói riêng vàcác chất kích thích nói chung thì hành vi lạm dụng rượu bia sẽ có ảnh huởngtiêu cực đến bản thân và cộng đồng Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về thựctrạng sử dụng rượu bia của sinh viên nam các trường đại học trên địa bànthành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây Với mong muốn đưa ra đượccái nhìn chung nhất về tỷ lệ sử dụng rượu, bia và tìm hiểu các yếu tố liên quanảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu, bia ở nam sinh viên trường các trường
đại học tại Đà Nẵng, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng
sử dụng rượu bia và các yếu tố liên quan của sinh viên nam ở các trường
đại học tại thành phố Đà Nẵng” với 2 mục tiêu:
1 Xác định tỷ lệ sử dụng rượu bia của sinh viên nam ở các trường đại học tai thành phố Đà Nẵng.
2 Xác định các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia của sinh viên nam ở các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng.
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm về rượu bia
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rượu bia là các loại đồ uống có chứa cồn,được tạo ra chủ yếu nhờ quá trình lên men tinh bột và đường có trong nhiềuloại hoa quả,ngũ cốc [10]
1.1.2 Phân loại rượu bia
Có nhiều cách phân loại khác nhau đối với rượu bia Theo Tổ chức Y tếThế giới thường phân loại theo nồng độ cồn và chia thành 03 loại [10]:
- Bia: thường có độ cồn 5%
- Rượu nhẹ: thường có độ cồn từ 12-15%
- Rượu mạnh: có độ cồn khoảng 40%
1.1.3 Đơn vị rượu/ cốc/ chén chuẩn
“Đơn vị rượu” là một đơn vị đo dùng để quy đổi các loại rượu bia với
nồng độ khác nhau Theo TCYTTG, một đơn vị rượu/ cốc/ chén chuẩn tươngdương với 10 grams Etanol nguyên chất chứa trong dung dịch uống là khoảng2/3 chai bia 500ml hoặc 01 lon bia 330ml 5%, 1 cốc bia hơi 330ml, 1 ly nhỏ100ml ruợu vang 13,5%, 1 chén 30ml rượu mạnh 40%-43% [10]
Rượu mạnh 40 độ cồn
Rượu vang
12 độ cồn
Bia 4 – 5 độ cồn
Uống ít 0,1-9,9g (nghĩa là
ít hơn 1 đơn vịrượu)
1-3 ly 88ml(88-260ml)
1-3 ly 220ml(2/3-2 lon/
Trang 9nhiều
>30g (nhiều hơn
3 đơn vị rượu)
>3 ly 25ml(> 75ml)
>3 ly 88ml(> 260ml)
>3 ly 220ml(>2 lon/ chaibia 330ml)
1.1.5 Lạm dụng rượu bia
Lạm dụng rượu bia là tình trạng sử dụng đồ uống có cồn vượt quá lượngkhuyến cáo Cụ thể là: Uống nhiều là uống hơn 14 ly mỗi tuần hoặc mỗi lầnuống 4 ly trở lên, uống quá nhiều là uống trên 5 hay 6 ly mỗi ngày
Trong đó, một ly khoảng bằng một lon bia 330 ml, 1 ly rượu vang 12 mlhoặc 44 ml rượu mạnh trên 40° [12]
1.1.6 Sinh viên
Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Ở
đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị chocông việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạtđược trong quá trình học Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy,tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học [12]
1.2 Các nghiên cứu trên Thế giới
Theo nghiên cứu tại Hoa Kỳ, tỷ lệ sinh viên sử dụng rượu bia khá caochiếm 59,8% và hậu quả ước tính mỗi năm, sinh viên trong độ tuổi 18-24 có1.825 sinh viên tử vong do bị chấn thương khi sử dụng phương tiện giao thôngtrong lúc say rượu Có 696.000 sinh viên trong độ tuổi 18-24 bị giết chết do bịtấn công bởi những người say rượu bia, có đến 48% xơ gan do sử dụng biarượu, 20% sinh viên có kết quả học tập yếu kém do sử dụng bia rượu kéo dàilàm suy giảm trí tuệ, không tập trung học tập [10]
Theo một nghiên cứu tại Thái Lan trên 81.151 sinh viên trên toàn quốc gia, Những người tham gia được phân loại là không bao giờ say rượu với n = 22.527, như những người uống thỉnh thoảng uống nhiều lần nhưng nặng nề là
4 ly / lần - thỉnh thoảng uống rượu nặng, n = 24.152 hoặc uống không nhiều và
Trang 10ít hơn là <4 ly / lần - thỉnh thoảng uống rượu nhẹ, n = 26.861 Những người uống rượu thường xuyên được chia thành những người uống nhiều rượu là 4 lymỗi lần - những người uống rượu thường xuyên, n = 3.675 hoặc những người uống ít hơn là <4 ly / lần uống rượu nhẹ, n = 490 Kết quả cho thấy, hầu hết sinh viên nữ không bao giờ uống rượu với 40% ở nữ giới hoặc thỉnh thoảng uống rượu nhẹ là 39%, ngược lại với nam giới là 11% và 22% sử dụng rượu bia ở mức cao, và gây nên nhiều bệnh ở sinh viên nam như cholesterol cao, cao huyết áp, đặc biệt là bệnh viêm gan Và nguy cơ một số bệnh ngoài da cũng đang tăng lên do mức sử dụng rượu bia ở nam sinh viên ngày càng tăng [11].
Theo một nghiên cứu của Tây Ban Nha cho thấy rằng mức độ sử dụng rượu bia là một yếu tố nguy cơ gây tai nạn xe cơ giới ở người trẻ tuổi Các tai nạn liên quan đến việc sử dụng rượu bia thường có mức độ nghiêm trọng hơn Nghiên cứu đã khảo sát trên 478 sinh viên của đại học Tây Ban Nha từ 17-26 tuổi Kết quả cho thấy rượu là chất gây nghiện nhiều nhất có liên quan đến lái
xe và đã bị tai nạn giao thông nhiều hơn với p<0,01, nghiên cứu khẳng định rằng việc sử dụng rượu và lái xe dưới ảnh hưởng của rượu cồn rất phổ biến ở những người trẻ tuổi người Tây Ban Nha [19]
1.3 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Trong điều tra Quốc gia Việt Nam về sức khỏe Vị thành niên và thanhniên lần thứ 3 năm 2015 cho thấy tỷ lệ thanh niên từng say rượu bia trong độtuổi từ 16-19 tuổi là 41,7%, độ tuổi từ 20-24 tuổi là 58,1% [15]
Theo nghiên cứu của trường Đại học Y Hải Phòng tìm hiểu về kiến thức,thái độ và hành vi uống rượu, bia của 388 sinh viên chuyên ngành bác sĩ đakhoa hệ dài hạn năm 2015 Kết quả cho thấy 72,2% sinh viên được giáo dục
về rượu bia, tỷ lệ sinh viên không biết về bản chất của rượu, cho rằng rượu làchất bổ, không gây hại tương đối thấp Tỷ lệ sinh viên lạm dụng rượu là 18,4%
và lạm dụng bia là 9,5% 62,4% nam sinh viên đã từng say rượu bia, với nữ là36,4% Tỷ lệ sinh viên cho rằng uống rượu bia, say rượu bia là điều bình
Trang 11thường và tỷ lệ đã uống rượu bia, say rượu bia là tương đối cao với 79,6% và61% [9].
Theo nghiên cứu của Trường Đại hoc Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minhvới đề tài “ Mức độ nghiện rượu bia ở nam sinh viên và người trưởng thành trẻtuổi tại Thành Phố Hồ Chí Minh”, nghiên cứu được khảo sát trên 470 kháchthể nam, trong đó có 291 SV chiếm 61,9% và 179 người đi làm chiếm38,1% Các khách thể khảo sát là sinh viên được chọn ngẫu nhiên từ 03trường: Đại học Sư phạm TPHCM, Đại học Khoa học Tự nhiên - Đạihọc Quốc gia TP HCM, Đại học Mở TP HCM; và những người lao độngtại các công ty, cơ quan ở TP HCM bằng cách khảo sát qua mạng internet
và đưa ra các tình huống giả định Kết quả thu được cho thấy tỷ lệ sử dụngrượu bia ở sinh viên chiến đạt tỉ lệ cao nhất với 37,9% [2]
Theo Thống kê của Cục Y tế Dự phòng năm 2015, tỷ lệ thanh thiếu niênViệt Nam sử dụng đồ uống có cồn tiếp tục tăng cao Khoảng 79,9% nam và36,5% nữ thanh thiếu niên độ tuổi từ 14-25 có sử dụng đồ uống có cồn năm
2008, tăng 10% với nam và 8% với nữ sau 5 năm Trong đó, 60,5% nam và22% nữ đã từng uống say Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nhóm 14-17 tuổi tăng từ34,9% lên 47,5% và ở nhóm tuổi 18-21 tăng từ 55,9% lên 67% [16]
1.4 Các yếu tố liên quan
1.4.1 Gánh nặng bệnh tật.
Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng củacác bệnh không lây nhiễm Năm 2012 cả nước ghi nhận 520.000 trường hợp tửvong do tất cả các nguyên nhân, trong đó tử vong do bệnh không lây nhiễmchiếm tới 73% Tử vong do bệnh tim mạch đứng hàng đầu với 33%, tiếp theo
là ung thư 18%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 7% và đái tháo đường là 3%.Rượu bia là một trong bốn yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh không lây nhiễmnói trên [5]
Năm 2008, các rối loạn do lạm dụng rượu bia nằm trong 10 nguyên nhân
Trang 12hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong ở nam giới, chiếm 5% tổngDALY Năm 2012, với 8,3% số trường hợp tử vong cả nước có liên quan đếnviệc sử dụng rượu bia Theo nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu, rượu bia
là yếu tố nguy cơ xếp thứ năm trong 15 nguy cơ sức khỏe hàng đầu tại ViệtNam, là nguyên nhân liên quan đến chấn thương, tai nạn giao thông, rối loạntâm thần và hành vi, xơ gan, bệnh tim mạch, ung thư, một số bệnh truyềnnhiễm [16]
Ngoài những tác hại đối với sức khỏe, rượu bia còn là căn nguyên củanhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng khác như: bạo lực, mất trật tự an toàn xãhội, tội phạm, phân hóa xã hội [17]
1.4.2 Bạo lực, tội phạm
Bạo lực do rượu bia chiếm 47,0% số vụ bạo lực ở Anh và 63,0% ởScotland, 33,0% và 51,0% số vụ bạo lực gia đình ở Ấn Độ và Nigeria [20]Với 19,0% các vụ tội phạm và 11,0% các hành vi chống đối xã hội ở BắcIreland có liên quan đến sử dụng rượu bia [21]
1.4.3 Tai nạn giao thông
Rượu bia là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giaothông ở nam giới độ tuổi 15-49 tại Việt Nam
Theo báo cáo của WHO (2014), tai nạn giao thông liên quan đến rượubia ở nước này ước tính chiếm 36,2% ở nam giới và 0,7% ở nữ giới [20].Nghiên cứu của WHO trên 18.412 nạn nhân tai nạn giao thông nhậpviện cho thấy nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép (> 50 mg/dl) ởngười đi xe máy là 36%, ở người lái xe ô tô (> 0 mg/dl) là 66,8% [13]
1.4.4.Mối liên quan giữa tần suất sử dụng rượu,bia với việc hiện đang đi làm thêm có thu nhập riêng:
Việc đi làm có thu nhập không chỉ là yếu tố tạo điều kiện cho thanh thiếuniên có thể dễ dàng tiếp cận với rượu, bia mà còn làm tăng khả năng duy trìhành vi sử dụng rượu, bia ở nhóm thanh thiếu niên Theo kết quả nghiên cứu,với tần suất tiếp cận rượu, bia từ 1-2 ngày thì không cho thấy có sự khác biệt
Trang 13giữa nhóm thanh thiếu niên hiện đang đi làm và nhóm thanh thiếu niên hiệnkhông đi làm Nhưng, khi xét ở mức từ 3-5 ngày và từ 6 ngày trở lên thì có sựkhác biệt rõ rệt, với mức sử dụng rượu, bia từ 3-5 ngày thì tỷ lệ những thanhthiếu niên hiện đang đi làm cao hơn 4,3% so với những thanh thiếu niên hiệnkhông đi làm Và tỷ lệ thanh thiếu niên với đặc trưng hiện đang đi làm có thunhập, sử dụng rượu, bia từ 6 ngày trở lên trong tháng cao gấp 02 lần so vớinhóm thanh thiếu niên hiện không đi làm Nhóm thanh thiếu niên hiện đang đilàm có thu nhập phải giao lưu bạn bè và do có nhiều mối quan hệ hơn nên tầnsuất sử dụng rượu, bia cao hơn nhóm hiện không đi làm [14].
1.4.5 Ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội đến thói quen sử dụng rượu bia:
Theo kết quả thống kê, có 63,3% sinh viên với 18,6% rất đồng ý +44,7% đồng ý, khẳng định rằng mục đích sử dụng rượu bia của họ là để tạotiền đề thuận lợi cho các mối quan hệ giao tiếp Có thể nói mục đích sử dụngrượu, bia này của sinh viên bị ảnh hưởng không nhỏ bởi thói quen của xã hộingày nay, khi mà các hợp đồng làm ăn, các mối quan hệ giao dịch hầu như đềudiễn ra bên bàn nhậu, đòi hỏi người ta phải biết và sử dụng rượu bia thườngxuyên 33,1% sinh viên với 7,5% rất đồng ý + 25,6% đồng ý cho biết họ sửdụng rượu bia như một phương pháp giảm căng thẳng và các cảm xúc tiêu cựctrong cuộc sống của mình Chúng ta biết rằng, rượu bia có chứa cồn là mộtchất hóa học tác động trực tiếp lên hệ thần kinh gây ức chế và làm chậm quátrình truyền tải thông tin từ não bộ đến cơ thể khiến cho người uống có cảmgiác sảng khoái hưng phấn ban đầu nên không chỉ sinh viên mà nhiều ngườithuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, giới tính và công việc đã tìm đến rượu bianhư một cách để trốn tránh vấn đề thực tại [14]
1.4.6 Môi trường học tập ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của nam sinh viên:
Đối với thanh thiếu niên thì môi trường học tập trong nhà trường vừa làyếu tố bảo vệ nhưng đồng thời cũng là yếu tố nguy cơ Kết quả cho thấy trong
Trang 146.363 thanh thiếu niên được hỏi có 111 trường hợp cho rằng trường học của
họ là môi trường không tích cực thì có 58,6% đã từng sử dụng rượu bia, với
903 trường hợp cho rằng môi trường học tập của họ là bình thường không tíchcực mà cũng không tiêu cực, có 56,2% đã từng sử dụng rượu, bia Đối với5.322 trường hợp còn lại cho rằng trường học của họ là môi trường tích cực thì
có 47,5% thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu bia Mối tương quan giữaviệc đã từng sử dụng rượu, bia với lực học và bị ghi học bạ vì hành vi ứng xửkém trong suốt quá trình học tập Nhóm thanh thiếu niên có học lực giỏi, có35,8% đã từng sử dụng rượu, bia, nhóm nam thanh thiếu niên có học lực kháthì tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia 45,5% và nhóm thanh thiếuniên có học lực trung bình thì tỷ lệ đã từng sử dụng rượu bia là 57,1% [3]
1.4.7 Việc sử dụng rượu bia ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của sinh viên:
Lạm dụng rượu, bia làm cho người sử dụng bị biến đổi về nhân cách vàtrí tuệ Những người lạm dụng rượu, bia lâu ngày thường có ngôn ngữ giaotiếp cộc lốc, đa ngôn, thậm chí ngoa ngôn, lãnh đạm với người thân… Trongbáo cáo đánh giá 69 chương trình mục tiêu của Bộ Y tế cho thấy, năm 2002-
2003 điều tra trên 67.380 người có 14,9% có biểu hiện tâm thần, trong đó5,3% do rượu, 0,3% do ma túy Trong năm 2004, trong tổng số 2.248 bệnhnhân của bệnh viện Tâm thần trung ương thì có tới 7,03% bệnh nhân tâm thần
do rượu Và theo một nghiên cứu của Phạm Quang Lịch, rối loạn trí nhớ ởbệnh nhân nghiện rượu mãn tính là 71,6% Qua điều tra hộ gia đình cũng cókhoảng 11% số người lạm dụng rượu, bia từng bị đau đầu, thay đổi trạng tháithần kinh, rối loạn hành vi một lần Số người bị hai lần chiếm tỷ lệ 3,9% và bị
ba lần chiếm 2,7% Như vậy rượu là nguyên nhân đứng hàng đầu gây ra bệnhtâm thần [19]
Trang 15CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên theo học hệ đại học chính quy ở các trường đại học tại thànhphố Đà Nẵng
- Tiêu chuẩn lựa chọn
+ Nam sinh viên đang theo học các ngành đại học chính quy ở cáctrường đại học tại thành phố Đà Nẵng
+ Có khả năng trả lời phỏng vấn và có mặt tại thời điểm nghiên cứu.+ Tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu
- Tiêu chuẩn loại trừ
+ Sinh viên đang học liên thông ở các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng + Sinh viên không thể tiếp xúc phỏng vấn
+ Sinh viên từ chối tham gia nghiên cứu
2.2 Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu
2.2.1 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6/2017- tháng 9/2017
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.4 Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
Cỡ mẫu: Áp dụng công thức sau cho tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả
nhằm ước tính một tỷ lệ trong quẩn thể
Trang 16Trong đó:
n: là cỡ mẫu tối thiểu cho phép
α: là chỉ số giới hạn của khoảng tin cậy 95%, α = 0,05 nên z = 1,96;
p: là tỷ lệ quần thể sinh viên nam có trong nghiên cứu, ước tính p = 0,5; c: mức sai lệch mong muốn cho phép sự khác biệt tỷ lệ p trên mẫu sovới p quần thể (d < 0,01; d ≤ 0,05), chọn d = 0,05;
Thay vào các trị số ta có: n = 384
Để giảm sai số chọn mẫu, nhân với hệ số thiết kế C= 1,5 và cỡ mẫu cầnnghiên cứu là n = 576 sinh viên nam Thực tế, đã tiến hành khảo sát trên 768sinh viên nam
Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu chùm nhiều giai đoạn
Giai đoạn 1
- Bốc thăm ngẫu nhiên, 03 trường Đại học trong tổng 09 trường đại họctrên địa bàn thành phố Đà Nẵng thu được kết quả là: Đại học Kỹ thuật Y –Dược Đà Nẵng, Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng, Đại học Duy Tân
- Các trường được lựa chọn có đặc điểm chung là các trường đại học trênđịa bàn thành phố Đà Nẵng
Giai đoạn 2
- Lập danh sách các sinh viên nam tại ba trường đại học Đại học Kỹthuật Y – Dược Đà Nẵng, Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng, Đại họcDuy Tân
- Chọn ngẫu nhiên 256 sinh viên tại mỗi trường Lập danh sách tất cả cácsinh viên nam tại các trường và chọn ngẫu nhiên đến khi đủ số lượng cỡ mẫunghiên cứu
Trang 172.5 Biến số nghiên cứu
ST
T Biến số Định nghĩa biến số Phân loại
Phương pháp thu thập thông tin Phần A: Thông Tin Chung
A1 Họ và tên Họ và tên của đối tượng
phỏng vấn
Định tính(Địnhdanh)
Phỏng vấn
A2 Năm sinh Phỏng vấn dựa theo
CMND
Định lượng(Liên tục) Phỏng vấn
A3 Dân tộc Dân tộc của đối tượng
phỏng vấn
Định tính(Địnhdanh)
Phỏng vấn
A4 Tôn giáo Tôn giáo của đối tượng
phỏng vấn
Định tính(Địnhdanh)
Phỏng vấn
A5 Trường Trường học của đối
tượng đang theo học
Định tính(Địnhdanh)
Phỏng vấn
A6 Ngành học Ngành học của đối
tượng phỏng vấn
Định tính(Địnhdanh)
Phỏng vấn
A7 Sinh viên
năm
Đối tượng phỏng vấnđang học năm mấy
Định tính(Thứ bậc) Phỏng vấnA8 Kết quả
học tập
Kết quả học tập của đốitượng phỏng vấn
Định lượng(Liên tục) Phỏng vấnA9 Khu vực Khu vực sống của đối
tượng phỏng vấn
Định tính(Thứ bậc) Phỏng vấn
A10 Nơi ở hiện
tại
Nơi ở hiện tại của đốitượng phỏng vấn
Định tính(Địnhdanh)
Phỏng vấn
A11 Học vấn bố Trình độ học vấn của bố Định tính Phỏng vấn
Trang 18của đối tượng phỏng vấn (Thứ bậc)
Phỏng vấn
A13 Học vấn
mẹ
Trình độ học vấn của bốđối tượng phỏng vấn
Định tính(Thứ bậc) Phỏng vấn
Định tính(Thứ bậc) Phỏng vấn
Định tính(Thứ bậc) Phỏng vấn
A19 Người yêu Người yêu của đối
tượng phỏng vấn
Định tính(Nhị phân) Phỏng vấnA20 Chu cấp Kinh phí được chu cấp
của đối tượng phỏng vấn
Định lượng(Rời rạc) Phỏng vấnA21 Làm thêm Việc làm thêm của đối
tượng phỏng vấn
Định tính(Nhị phân) Phỏng vấn
A22 Công việc
làm thêm
Công việc làm them củađối tượng phỏng vấn
Định lượng (Định danh)
Định tính(Địnhdanh)
Phỏng vấn
B2 Lý do sử Lý do sử dụng rượu/ bia Định tính Phỏng vấn
Trang 19dụng rượu/
bia của đối tượng phỏng vấn
(Địnhdanh)
Định lượng (Liên tục) Phỏng vấn
B7
Thái độ về
việc uống
rượu/ bia
Thái độ việc uống rượu/
bia của đối tượng phỏngvấn
Định tính(Thứ bậc) Phỏng vấn
Câu hỏi
tình huống
Tình huống mà đốitượng phỏng vấn có thểgặp
Định tính(Địnhdanh)
Phỏng vấn
Phần C: Các Yếu Tố Liên Quan
C1 Tác hại Tác hại của rượu/ bia Định tính
(Thứ bậc) Phỏng vấn
C2 Biểu hiện
Biểu hiện sau khi dungrượu/ bia của đối tượngphỏng vấn
Định tính(Địnhdanh)
Định tính(Thứ bậc) Phỏng vấn
C4 Gây TNGT Gây tai nạn sau khi dùng
rượu/ bia
Định tính(Nhị phân) Phỏng vấnC5 Tiếp tục sử Tiếp tục sử dụng rượu/ Định tính Phỏng vấn
Trang 202.6 Phương pháp thu thập thông tin
Sử dụng bộ câu hỏi điều tra được thiết kế sẵn, kết hợp với 04 câu hỏi tìnhhuống là công cụ tự đánh giá biểu hiện hành vi nghiện rượu bia của sinh viêncác trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh [2] Công cụ đã được thửnghiệm trước khi điều tra chính thức
Đối với phiếu điều tra thì các câu hỏi với các lựa chọn cho câu trả lờisẵn Đồng thời cũng có một số câu hỏi giúp các bạn sinh viên tự nói lên câu trảlời của mình, hay gọi là câu hỏi mở
Quy trình thu thập thông tin: nhóm nghiên cứu chúng tôi sẽ phát 768phiếu điều tra cho nam sinh viên trong các trường theo phương pháp chọn mẫu
đã nêu ở trên Nhóm nghiên cứu thực hiện phát trong giờ ra chơi giữa giờ sau
đó thu lại
Bộ câu hỏi được thiết kế riêng thuận tiện cho việc nhập và xử lý số liệu,tất cả thông tin đều rõ ràng, bộ câu hỏi dễ sử dụng và bố trí hợp lý.Tiếp đónhóm nghiên cứu lập bảng câu trả lời cho từng câu hỏi, tính phần trăm mỗiphương án trả lời cho mỗi câu hỏi, cuối cùng là đưa ra nhận xét và bàn luận
2.7 Phân tích số liệu
Các phiếu phỏng vấn đã được điền thông tin sẽ được kiểm tra tính hợp lệ
và được chỉnh sửa, bổ sung những thông tin thiếu, sai ngay tại các trườngđược điều tra Sử dụng phần mềm Epidata 3.1 để nhập số liệu và phần mềmSPSS 18.0 để phân tích số liệu
Dựa vào bộ công cụ phân loại mức độ sử dụng rượu bia năm 2013 theoAUDIT để đánh giá mức độ lạm dụng rượu bia và nghiện rượu bia ở sinh viên[4]
Trang 21Thống kê mô tả trong nghiên cứu bao gồm tần số và tỷ lệ phần trăm.Kiểm định Chi bình phương để xác định các yếu tố liên quan đến hành vi sửdụng rượu bia với ngưỡng ý nghĩa thống kê là p<0,05.
2.8 Đạo đức nghiên cứu
Để đảm bảo tính đạo đức trong nghiên cứu, tất cả người tham gia nghiêncứu đều được thông báo, giải thích mục đích, nội dung của nghiên cứu vàđồng ý tham gia nghiên cứu
Mọi thông tin được mã hóa, nhập vào phần mềm máy tính và được giữ bímật hoàn toàn
Trang 22CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 768 sinh viên nam ở 03 trường Đại học tại Thành phố
Đà Nẵng chúng tôi ghi nhận kết quả như sau:
3.1 Đặc điểm thông tin chung của đối tượng
Bảng 3.1: Đặc điểm thông tin chung của sinh viên nam (n=768)
(%) Trường học ĐH Bách khoa Đà
Trang 23Gia đình cũng có phần ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng rượu bia củasinh viên nam như có đến 61,7% sinh viên cho rằng bố mình có sử dụng rượubia và ngược lại, chỉ 6,5% cho rằng mẹ mình có sử dụng rượu bia
Mức thu nhập hàng tháng trung bình mỗi sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất
là khoảng từ một triệu đến hai triệu là 45,1% Ngoài ra, có 63,7% sinh viênnam đi làm thêm tại thời điểm nghiên cứu và 69,1% sinh viên nam hiện tạichứ có người yêu
Trang 243.2 Tỷ lệ sử dụng rượu bia của sinh viên nam ở các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng.
49.10%
50.90%
Thường xuyên Không thường xuyên
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ mức độ sử dụng rượu bia (n=768) Nhận xét:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sinh viên nam có sử dụng rượu bia thường chiếm 49,0% và tỷ lệ sinh viên không sử dụng rượu bia thường xuyên chiếm 51,0%
Bảng 3.2: Mối liên quan giữa đặc điểm thông tin chung và mức độ sử
dụng rượu bia của nam sinh viên (n=768) Đặc điểm
Uống rượu/ bia
13,9p>0,05
Thiên chúa giáo 12 3,2 17 4,3 29 3,8
6 81,4
314
80,1
620
80,7
34,2
278
36,2
p<0,05Đại Học Duy Tân 13
8
36,7 14
0
35,7
27836,2
Trang 25Đại học kỹ thuật Y
- Dược Đà Nẵng 94 25
118
30,1
212
27,6
Kết quả
học tập
p>0,05
4
160
20,8
223
56,9
411
53,5
2
118
15,4
207
27,0p<0,05
4 64,9
205
52,3
449
58,5
6
145
18,9
0 31,9
137
34,9
257
33,5
1 45,5
172
43,9
343
44,7
27,3
0 37,2
136
34,7
276
35,9
7 31,1
140
35,7
257
33,5Tần suất
7
176
22,9Thỉnh thoảng 19
3 51,3
202
51,5
395
51,1
7
78 10,
2Không bao giờ 27 7,2 39 9,9 66 8,6