CÁC CHÍNH SÁCH VỀ PHÒNG CHỐNG RƢỢU, BIA

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng rượu bia trong thanh thiếu niên Hà Nội.PDF (Trang 26)

Rượu đã có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực và trong đời sống gia đình, cộng đồng dân cư. Ở nước ta, rượu được coi là vật chứng để thể hiện sự sùng bái của con người đối với trời đất, sự thành kính đối với tổ tiên, sự trọng thị của người thân, bạn bè và những người xung quanh. Bởi vậy, rượu không thể thiếu trong các dịp lễ, tết, hội hè, đám cưới, đám tang… “Phi tửu bất thành lễ”. Bên cạnh đó, rượu còn là chuẩn mực để đánh giá mức độ giàu nghèo, bản lĩnh, tính cách của mỗi người, nhất là nam giới: “Nam vô tửu như kỳ vô phong” (Tạp chí Y học thực hành (650) – số 3/2009:40). Và, nếu như trước đây miếng trầu là đầu câu chuyện thì trong cuộc sống hiện nay, chén rượu/cốc bia lại được coi là chất xúc tác cho câu chuyện.

Trong quá khứ, chính phủ các nước chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào để giảm lượng rượu, bia tiêu thụ trong cộng đồng để từ đó giảm tác hại của rượu, bia. Khuynh hướng trên thế giới những năm gần đây là chính sách hạn chế tác hại rượu, bia của các quốc gia không chỉ nhằm giảm lượng rượu, bia sử dụng chung trong cộng đồng mà còn chú trọng đến giảm tác hại của việc lạm dụng rượu, bia ở nhóm những người nghiện rượu. Một điều rõ ràng là nếu chỉ có một chính sách đơn lẻ thì không thể ngăn cản và giảm thiểu những vấn đề của rượu, bia được. Cần phải có một chính sách tổng thể, toàn diện bao hàm những quy định pháp luật ở nhiều khía cạnh, nhiều ngành khác nhau mới có hiệu quả trong việc kiểm soát và hạn chế tác hại của rượu, bia (Mai Anh, Tạp chí chính sách Y tế, số 9/2005).

Nước ta đã từng có thời kỳ cấm tư nhân nấu rượu, bán rượu hoặc đã có chính sách hạn chế quảng cáo rượu bia, cấm lái xe khi say rượu, cấm lực lượng vũ trang uống rượu, bia trong giờ làm việc, cấm say rượu, bia nơi công cộng và cấm bán rượu cho trẻ em. Chính phủ còn có Nghị định số 53/CP ngày 26/6/1994 quy định biện pháp xử lý hành chính đối với cán bộ, viên chức nhà nước và người có hành vi liên quan đến say rượu, bê tha. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 351/TTG ngày 25 tháng 8 năm 1996 về việc cấm bán các loại rượu và nước uống có nồng độ cồn từ 14 độ trở lên cho người

27 chưa thành niên và rượu, bia cho trẻ em dưới 16 tuổi. Nghiêm cấm việc bán và uống rượu, bia trong các trường phổ thông… Năm 1998, Chính phủ đã đưa ra luật áp thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng rượu, bia. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành quyết định số 35/2001/QĐ – TTg ngày 19/3/2001 phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010, trong đó có mục tiêu phòng, chống nghiện rượu (Trích theo Tạp chí Dân tộc học số 6/2006:3). Ngày 07 tháng 04 năm 2008 Chính phủ có Nghị định số 40/2008/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu... Quy định về việc cấm sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông từ 2007 và luật Giao thông đường bộ có hiệu lực từ 01/07/2009 cấm người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn; cấm người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/l khí thở. Đặc biệt, chưa có quy định phù hợp trong quảng cáo, khuyến mãi và đưa hình ảnh sử dụng rượu, bia trên các phương tiện truyền thông và cũng chưa có chính sách truyền thông giáo dục về tác hại của rượu, bia. Các chính sách còn tản mạn, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ. Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có cơ chế triển khai thực hiện, chưa được các cấp, cơ quan, đoàn thể quan tâm, thiếu sự tham gia của người dân và thiếu sự đầu tư nguồn lực cũng như thiếu kiểm tra giám sát thực hiện.

Hiện nay, Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế làm đầu mối xây dựng dự án Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia. Theo lộ trình, trong năm 2010, Bộ Y tế sẽ chủ trì xây dựng hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng rượu, bia. Trong dự thảo đề cương Chính sách quốc gia phòng chống tác hại lạm dụng rượu, bia giai đoạn 2010 - 2020, một trong những nội dung cơ bản là cấm quảng cáo, khuyến mãi rượu, bia dưới mọi hình thức. Nhà nước sẽ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, quy định về thời gian và mật độ các điểm bán lẻ rượu, bia, cấm trẻ em dưới 18 tuổi và phụ nữ mang thai sử dụng rượu, bia…Với sự ra đời của Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia cũng như Chính sách quốc gia về phòng chống tác hại lạm dụng rượu, bia.

28 Tóm lại, chương 1 đã cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng cho việc xây dựng phương pháp phân tích việc sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội. Các cách tiếp cận: xã hội hóa, tương tác biểu trưng, cung cấp cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến hành vi của mỗi cá nhân nói chung, trong đó có hành vi sử dụng rượu, bia. Đó là các nhân tố: những thông điệp từ truyền thông đại chúng, mối quan hệ tương hỗ với những người/nhóm người khác, và những quan niệm giới tồn tại trong xã hội. Bên cạnh đó, trong chương 1 đã khái quát các chính sách về rượu, bia ở Việt Nam từ những năm 90 đến nay, điều này cho thấy Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến việc phòng và chống lạm dụng rượu, bia, tuy nhiên những chính sách có tác động như thế nào đến hành vi sử dụng rượu, bia của người dân nói chung và thanh thiếu niên nói riêng thì đó vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời cuối cùng. Như vậy, có thể nói nội dung của chương 1 là cơ sở lý thuyết quan trọng làm nền tảng cho nội dung các chương tiếp theo.

29

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng rượu bia trong thanh thiếu niên Hà Nội.PDF (Trang 26)