Cơ sở thực tiễn – Các chính sách nghiên cứu về rượu, 2.2 Các nhân tố tác động đến việc sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội 21 Chương 3: Hệ quả của việc sử dụng rượu, bia và x
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN XÃ HỘI HỌC
TRẦN THỊ THANH LOAN
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƢỢU BIA TRONG THANH THIẾU NIÊN HÀ NỘI
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 603130
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội - 2011
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Viện Xã hội học- Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: TS Trương Xuân Trường
Phản biện 1: PGS TS Vũ Tuấn Huy
Phản biện 2: PGS TS Phạm Văn Quyết
Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Viện Xã hội học vào lúc 08h00 ngày 16 tháng 01 năm
2012
Có thể tìm luận văn tại:
Trung tâm Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 32 Cơ sở thực tiễn – Các chính sách nghiên cứu về rượu,
2.2 Các nhân tố tác động đến việc sử dụng rượu, bia trong
thanh thiếu niên Hà Nội
21
Chương 3: Hệ quả của việc sử dụng rượu, bia và xu
hướng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà
Nội
22
3.2 Xu hướng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà
Nội
23
Trang 4MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
Sử dụng rượu là một thói quen mang đậm nét văn hóa truyền thống tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam Vào thời điểm năm
2006, mức tiêu thụ bia bình quân/người/năm ở nước ta là 15,8 lít, gần bằng 2/3 so với mức tiêu thụ chung của toàn thế giới (22 lít) Mức tiêu thụ rượu bình quân/người/năm ở nước ta là 3,9 lít trong khi đó mức tiêu thụ chung trên toàn cầu là 6 lít…
Thanh thiếu niên là lực lượng lao động trí thức cần thiết cho sự phát triển của đất nước Sự giàu có và phồn vinh của quốc gia được cấu thành từ nhiều yếu tố - trong đó có yếu tố con người, và có sự góp sức của lứa tuổi thanh thiếu niên Cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của nền công nghệ tiên tiến, toàn cầu hóa đang diễn ra mọi nơi trên thế giới, thanh thiếu niên Việt Nam cũng có cơ hội hòa vào dòng thác công nghệ, nhiều cơ hội để phát hiện và phát triển bản thân Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đó, thì thanh thiếu niên Việt Nam phải đối đầu với những thách thức mới: đó là sư xâm nhập lối sống tự do, tệ nạn xã hội, những thước phim quảng cáo rượu, bia mang tính toàn cầu Lối sống được du nhập từ phương Tây: hút thuốc lá, uống rượu, ma túy và tình dục không an toàn
(http://tcyh.yds.edu.vn/2008/2008 PB T12 so 4 - YTCC) Vì vậy, tình hình sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên vẫn là chủ đề mang đầy tính thời sự và cần được quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn nữa Đó
cũng chính là lý do khiến tác giả lựa chọn vấn đề: Thực trạng sử dụng rượu bia trong thanh thiếu niên Hà Nội để nghiên cứu Tác
Trang 5giả thực hiện nghiên cứu này nhằm trả lời cho câu hỏi: Sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội như thế nào? Những nhân
tố tác động đến việc sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên? Và,
xu hướng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên trong thời gian tới diễn ra như thế nào?
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu của phương Tây về rượu, bia
Các nghiên cứu gần đây của nhiều nước trên thế giới như Thụy Điển, Anh,… cho thấy xu hướng trẻ hóa tuổi bắt đầu uống rượu, gia tăng trong tần suất và lượng rượu tiêu thụ ở nhóm tuổi thanh niên (WHO, 2004) Đối với học sinh khi mà hoạt động chủ đạo của họ là học tập thì việc sử dụng
đồ uống có cồn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình học tập của các
em Trong năm 2004 - 2005, cứ 100.000 học sinh trung học ở Anh thì có
146 học sinh bị nhà trường tạm thời cho nghỉ học vì có liên quan đến đồ uống có cồn và 06 trên 100.000 học sinh bị đuổi khỏi trường học (http://www.apho.org.uk/apho/indications.htm) Và, đồ uống có cồn còn được xác định là có mối liên quan đến tình trạng trốn học Ở Lôn đôn, trong độ tuổi 14-16 có hơn 2/3 lạm dụng rượu, bia và đó là những đối tượng thường xuyên trốn học (Best, D; Manning, V; Gossop, M et al (2006) Excessive drinking and other problem behaviours among 14-16 year old children Addictive Behaviours 31(8): 1424-1435)
Độ tuổi và địa điểm sử dụng rượu, bia có mối liên hệ với việc
sử dụng rượu, bia của giới trẻ, theo một cuộc khảo sát ở North West của Anh cho thấy: Khoảng 90% số học sinh (tuổi 15 và 16) được khảo sát cho biết họ thỉnh thoảng uống rượu 38,0% thường rơi vào trạng thái “hũ chìm”, 24,4% là thường xuyên uống (uống hai hay nhiều lần một tuần) và 49,8% uống tại các nơi công cộng (chẳng hạn như tại các câu lạc bộ, đường phố và công viên) Trẻ em
Trang 6thường uống rượu ở các nơi công cộng nhiều hơn là uống tại gia đình (Trích lại từ Alcohol and adolescents, 2010)
Nghiên cứu của Victoria White và Jane Hayman, 2006 về “Sử dụng đồ uống có cồn của học sinh trung học Úc vào năm 2005” Kết quả, tỷ lệ học sinh hiện đang uống rượu, bia trước thời điểm khảo sát tăng lên theo lứa tuổi với 10% ở tuổi 12 và tăng lên tới 49% ở độ tuổi 17 Cha mẹ là yếu tố có sự tác động phổ biến nhất đến việc sử dụng rượu, bia của học sinh, với 37% nam giới và 38%
nữ giới cho thấy họ đã được cha mẹ họ cho uống rượu trong tuần qua Ba địa điểm mà giới trẻ thường uống rượu là tại gia đình, tại nhà của bạn bè hoặc tại các bữa tiệc
Các kết quả khảo sát mới nhất của Anh cho thấy không có sự khác biệt về giới tính trong việc sử dụng rượu, bia của giới trẻ và sự tác động của bạn bè cũng như áp lực tự thân là một trong yếu tố khiến giới trẻ tìm đến rượu, bia: nữ giới ngày nay đã “bắt kịp” nam giới về việc tiếp cận và sử dụng rượu, bia Ở Anh, dưới 18 tuổi không được phép mua rượu cho mình nhưng 63% của những người tuổi từ 16 – 17 và 10% ở độ tuổi 12 – 15 người đã say sưa trong năm qua nói rằng họ thường mua rượu trong quán rượu, quầy bar
và câu lạc bộ đêm Giới trẻ coi rượu như là một phương tiện giao lưu
xã hội với bạn bè (62%) Uống rượu để gia tăng sự tự tin cũng là một chỉ báo quan trọng (www.ias.org.uk/resources/factsheets/adolescents.pdf) Các chương tình quảng cáo về rượu, bia trên các phương tiện truyền thông đại chúng có sự tác động nhất định đến việc sử dụng rượu trong thanh thiếu niên Một nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của việc quảng cáo rượu đối với thanh thiếu niên ở Ai-len cho thấy:
Đa số những thanh thiếu niên được khảo sát đều khẳng định là họ yêu thích các chương trình quảng cáo về rượu Và, hầu hết các
Trang 7thanh thiếu niên tin rằng nội dung của các chương trình quảng cáo
sẽ góp phần định hướng cho hành động hay mục tiêu cho họ, bởi vì các chương trình quảng cáo mô tả cảnh - nhảy múa, sự giải trí ở hộp đêm, âm nhạc sôi động Thanh thiếu niên coi những quảng cáo về rượu, bia như là những gợi ý, những chương trình quảng cáo rượu, bia tạo nên khuynh hướng bao trùm rằng rượu sẽ đem đến thành công trong cuộc sống và tình dục… (Trích lại từ Alcohol and advertising, 2010)
Việc lạm dụng rượu, bia còn gây ra các gánh nặng lớn về kinh tế cho xã hội chủ yếu do các chi phí khám chữa bệnh và thiệt hại do tai nạn Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới tử vong do tai nạn giao thông ở huyện Tirana – Albania, năm 2000 - 2005 cho biết những người có sử dụng rượu, bia có nguy cơ bị tử vong do tai nạn giao thông cao gấp 6,15 lần người không sử dụng rượu, bia (Trích lại từ Tạp chí Y học dự phòng, 2009, số 5 (104):130) Theo nghiên cứu về nước Pháp, các vấn đề do rượu, bia gây ra thiệt hại chiếm 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 1997, cao hơn so với thuốc lá (1,2%) Nghiên cứu khác ở Mỹ báo cáo một con số cao hơn là 2,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (Trích lại từ điều tra Y
tế Việt Nam, 2006:97)
Như vậy, qua các nghiên cứu của mình, các tác giả phương Tây cho thấy rằng, lứa tuổi lần đầu tiếp cận rượu, bia đang được trẻ hóa Sử dụng rượu, bia khác nhau theo lứa tuổi và không có sự khác biệt về giới trong việc sử dụng rượu, bia Địa điểm mà giới trẻ sử dụng rượu, bia là tại gia đình, tại nhà của bạn bè hoặc tại các bữa tiệc Cùng với gia đình thì yếu tố nhóm bạn, các chương trình quảng cáo về rượu, bia cũng có sự tác động nhất định đến hành vi
sử dụng rượu, bia của giới trẻ
Trang 82.2 Các nghiên cứu của Việt Nam về rượu, bia
Ở Việt Nam các vấn đề về rượu, bia đã được nghiên cứu từ những năm 90 của thập kỷ trước Các nghiên cứu chỉ ra rằng: tuổi lần đầu sử dụng rượu, bia có sự chênh lệch với các nước trong khu vực, nam giới sử dụng, lạm dụng và nghiện rượu, bia nhiều hơn so với nữ giới, tỉ lệ đã từng uống hết một cốc rượu, bia tăng theo độ tuổi
Nghiên cứu tại phường Trung Trực, Hà Nội năm 1994 với số mẫu là 7.986 người từ 15 tuổi trở lên cho thấy nghiện rượu chỉ có ở nam giới, với 1,9% nghiện rượu, bia và 50 – 60% tổng số người nghiện rượu ở lứa tuổi 30 đến 50 Cuộc Điều tra Y tế quốc gia (2001 – 2002), đã phát hiện 22,2% dân số trên 15 tuổi có uống rượu bia từ một lần trở lên trong tuần, trong đó nam chiếm 46% và nữ chiếm 2%; 77,9% dân số trên 10 tuổi đang dùng rượu, bia đã bắt đầu uống trong độ tuổi 15 – 25 Nghiên cứu về các bệnh lý liên quan đến rượu tại huyện Ba Vì khám lâm sàng trên 585 đối tượng từ
18 đến 60 tuổi năm 2003 cho thấy ở nam giới tỷ lệ nghiện rượu là 8% trong khi đó tỷ lệ này ở nữ là 0% (Trích lại từ điều tra Y tế Việt Nam, 2006:101)
Năm 2006, được sự uỷ quyền của Dự án thành phần Chính sách Y tế; Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu đánh giá về “Tình hình lạm dụng rượu bia tại Việt Nam”, cuộc điều tra đã chỉ ra rằng: Tỷ lệ sử dụng rượu (ít nhất là 1 lần/tuần) tại các địa bàn nghiên cứu là 33,5% Tỷ lệ sử dụng rượu trong nhóm nam là 64%, cao hơn so với số liệu điều tra về tình hình sử dụng rượu, bia tại 12 quốc gia đang phát triển (50%) và thấp hơn so với tỷ
lệ sử dụng rượu của nam giới trong khu vực Tây Thái Bình Dương là 84%.(http://www.hspi.org.vn/vcl/vn/home/InfoDetail.jsp?area=1&cat=67
&ID=951)
Trang 9Cuộc Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) do Tổng cục Thống kê và Bộ Y tế phối hợp với một
số tổ chức quốc tế thực hiện năm 2003 (SAVY 1) với tổng số mẫu
là 7.584 vị thành niên và thanh niên từ 14 – 25 tuổi tại 42 tỉnh, cho thấy uống rượu, bia là hiện tượng phổ biến ở nam thanh niên (69%)
và ít phổ biến hơn ở nữ thanh thiếu niên với 28,1% nữ cho biết họ
đã từng uống rượu, bia Tỷ lệ thanh niên đã từng uống rượu, bia tăng lên theo độ tuổi Cuộc điều tra lần thứ hai SAVY 2 năm 2009
đã được tiến hành với 10.044 VTN/TN trong độ tuổi 14-25 sống ở khắp 63 tỉnh/thành trên toàn quốc bao gồm cả nông thôn và thành phố lớn, cho thấy, tỷ lệ chung những người được hỏi đã từng uống hết (một cốc rượu/bia?) là khá cao, 58,6%, trong đó 79,9% đối với nam và 36,5% đối với nữ Tỷ lệ từng uống hết một cốc rượu, bia tăng lên theo độ tuổi, với 47,5% ở nhóm tuổi 14-17, 66,9% ở nhóm tuổi 18-21 và 71,2% ở nhóm tuổi 22-25
Hiện nay chưa có một nghiên cứu về rượu, bia nào đặc biệt quan tâm đến đối tượng thanh thiếu niên nói chung và thanh thiếu niên đang sống, lao động và học tập tại Hà Nội nói riêng Cuộc Điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên
Hà Nội 2006 (với số lượng mẫu 6.363 vị thành niên và thanh niên) cũng không phải là cuộc nghiên cứu riêng về việc sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên Hà Nội, vì vậy, vấn đề chưa thể đi sâu và là hạn chế nhất định với triển khai đề tài luận văn
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích của luận văn
Nêu lên thực trạng sử dụng rượu, bia và làm rõ các nhân tố tác động đến việc sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội Đồng thời chỉ ra các hệ quả của việc sử dụng rượu, bia và xu hướng sử dụng rượu, bia
Trang 10trong thanh thiếu niên Hà Nội Những thông tin này sẽ bổ sung tư liệu cho việc nhận định tình hình sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên hiện nay, góp phần định hướng cho thanh thiếu niên có lối sống lành mạnh hơn
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Đề tài đặt ra 04 nhiệm vụ phải giải quyết là:
Thứ nhất là tổng quan về tình hình sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên
Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận và những khái niệm cơ bản có liên quan Vận dụng các cách tiếp cận nghiên cứu và khái niệm liên quan vào lý giải và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu Các cách tiếp cận nghiên cứu: Cách tiếp cận xã hội hóa; cách tiếp cận tương tác biểu trưng Các khái niệm công cụ: Rượu, bia, lạm dụng rượu, bia,
vị thành niên và thanh thiếu niên
Thứ ba là phân tích thực trạng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên Hà Nội
Cuối cùng, phân tích các nhân tố tác động đến việc sử dụng rượu, bia và chỉ ra những hệ quả của việc sử dụng rượu, bia cũng như xu hướng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Trong phân tích này, tác giả sử dụng 02 cách tiếp cận: Cách tiếp cận xã hội học về xã hội hóa; cách tiếp cận tương tác biểu trưng để phân tích thực trạng sử dụng rượu, bia và các nhân tố tác động đến việc sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên Hà Nội 4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Tác giả không tiến hành một nghiên cứu riêng, mà thông qua phân tích tài liệu, tổng quan tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực rượu,
Trang 11bia Và sử dụng phương pháp số liệu có sẵn dựa trên bộ số liệu định lượng có sẵn của cuộc Điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên tại Hà Nội do Viện Gia đình và Giới phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam, Đại học Jonhs Hopkins (Hoa Kỳ) thực hiện năm 2006 cùng với một số trường hợp phỏng vấn sâu và các tư liệu gần đây
Cuộc điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và
thanh niên tại Hà Nội được tiến hành năm 2006 tại 07 quận: Cầu
Giấy, Đống Đa, Ba Đình, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và 5 huyện: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì,
Từ Liêm của Hà Nội (trước khi mở rộng) Có 6.363 vị thành niên
và thanh niên độ tuổi 15-24 đã tham gia vào cuộc điều tra này Cuộc điều tra này đã thu thập thông tin bằng cách thức: phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi và có áp dụng phương thức phỏng vấn để
thanh niên tự trả lời Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu gốc của
cuộc điều tra sẽ được xử lý bằng chương trình SPSS Các phân tích tần suất, tương quan hai chiều, đa biến
Bên cạnh đó, tác giả còn tiến hành phỏng vấn sâu: 10 trường hợp trong đó có 06 trường hợp thanh niên có nghề nghiệp khác nhau (03 nam,
03 nữ); 02 trường hợp là phụ huynh; 02 trường hợp là học sinh, sinh viên
về chủ đề liên quan đến hành vi sử dụng rượu, bia
Kết quả nghiên cứu được trình bày theo 03 hình thức phân tích như sau:
Thứ nhất: Phân tích mô tả (tần suất): cung cấp thông tin chung về thực trạng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên
Thứ hai: Phân tích nhị biến (tương quan hai chiều): Kiểm nghiệm mối quan hệ giữa từng yếu tố (giới tính, tuổi, trình độ học vấn )
Trang 12đối với việc sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên Kiểm định X2được sử dụng để xem xét mức độ mối quan hệ giữa các biến số Thứ ba: Nhằm xác định các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên, vì vậy, trong luận văn còn sử dụng
xem xét mối quan hệ giữa các biến số đó có ý nghĩa về mặt thống
kê hay không
5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng sự dụng rượu, bia của thanh thiếu niên Hà Nội
5.2 Khách thể và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-24 tuổi Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hà Nội trước khi mở rộng
6 Giả thuyết nghiên cứu
Đề tài đưa ra 04 giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết 1: Hành vi sử dụng rượu, bia có sự khác biệt giữa nam,
nữ thanh thiếu niên và khu vực cư trú, độ tuổi
Giả thuyết 2: Các yếu tố: trình độ học vấn; học lực; môi trường học
tập, bị ghi sổ học bạ vì hành vi ứng xử kém và hiện đang đi học là những yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm nhu cầu sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên
Giả thuyết 3: Việc hiện có/không đi làm kiếm tiền tạo ra sự khác biệt trong tần suất sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên
Giả thuyết 4: Các yếu tố: gia đình, phương tiện truyền thông đại chúng và nhóm bạn có sự tác động đến hành vi sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên Trong đó, phương tiện truyền thông đại chúng
và nhóm bạn là những nhân tố tác động mạnh đến hành vi sử dụng
rượu, bia trong nam thanh thiếu niên
Trang 137 Đóng góp của luận văn
Bổ sung thêm thông tin cho những khoảng trống trong nghiên cứu
về tình hình sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên
Gợi mở các hướng nghiên cứu tiếp theo cho chủ đề này
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo bổ ích cho việc nghiên cứu và truyền thông về chủ đề này
8 Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm: Mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bài viết có liên quan đến luận văn Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn; Chương 2: Thực trạng và các nhân tố tác động đến việc sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội; Chương 3: Hệ quả của việc sử dụng rượu, bia và xu hướng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội và một số khuyến nghị
9 Hạn chế của đề tài
Do đặc điểm của đề tài là sử dụng số liệu có sẵn và đây là một nghiên cứu chung về tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội, không phải là cuộc nghiên cứu riêng về việc sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội nên luận văn chưa đủ các bằng chứng để giải thích một số vấn đề cần làm rõ trong đề tài Bên cạnh đó, do đây là một nghiên cứu cắt ngang nên khó xác định được yếu tố nào xảy ra trước, yếu tố nào xảy ra sau, trong khi đó trong phần phân tích hồi quy lại tìm hiểu yếu tố nào xảy ra trước, yếu tố nào xảy ra sau, yếu tố nào tác động đến yếu tố nào nên kết quả phân tích không được như mong đợi