1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

29 2,5K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 482 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ta đang trên đường phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH–HĐH) đất nước. Việc đặt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước là tiêu chí hàng đầu thì một vấn đề không kém phần quan trọng và cần thiết là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì khi một đất nước nghèo nàn, lạc hậu thì cũng đồng nghĩa với đất nước đó sẽ là con nợ, sẽ lệ thuộc, và thậm chí có thể trở thành thuộc địa của những nước khác. Vì thế, để phát triển kinh tế thì chúng ta cần phát huy và tận dụng rất nhiều nguồn lực như: nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân lực, vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật – công nghệ (KHKT–CN) tiên tiến hiện đại… Cùng với KHKT–CN và nguồn vốn thì nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế xã hội ở nước ta. Giáo dục đào tạo (GDĐT) là cơ sở phát triển nguồn nhân lực, là con đường cơ bản để phát huy nguồn nhân lực. Với những triển vọng tốt đẹp nền giáo dục Việt Nam đang và sẽ đào tạo được nguồn nhân lực dồi dào, có đủ khả năng và tâm huyết trong việc gìn giữ nền độc lập dân tộc cũng như xây dựng một đất nước giàu mạnh. Chính vì tầm quan trọng và mong muốn được tìm hiểu, học hỏi cũng như chia sẻ những hiểu biết nhỏ bé của mình mà chúng tôi cùng đưa ra quyết định chọn đề tài: “Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” Bác Hồ của chúng ta đã từng nói rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trích Hồ Chí Minh: Sđd, 1996, t.12, tr.212, hay V.I.Lênin đã khẳng định: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là công nhân, là người lao động”. V.I.Lênin: Sđd, 1977, t.38, tr.430. Một lần nữa lại nhấn mạnh tới vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển bền vững của một đất nước cũng như của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ta đang trên đường pháttriển công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH–HĐH) đất nước Việc đặt nhiệm vụbảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước là tiêu chí hàng đầu thì một vấn

đề không kém phần quan trọng và cần thiết là phát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Bởi vì khi một đất nước nghèo nàn, lạc hậu thìcũng đồng nghĩa với đất nước đó sẽ là con nợ, sẽ lệ thuộc, và thậm chí có thể trởthành thuộc địa của những nước khác Vì thế, để phát triển kinh tế thì chúng tacần phát huy và tận dụng rất nhiều nguồn lực như: nguồn lực tự nhiên, nguồnnhân lực, vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật – công nghệ (KHKT–CN) tiên tiến hiệnđại…

Cùng với KHKT–CN và nguồn vốn thì nguồn nhân lực đóng vai trò quyếtđịnh đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội ở nước

ta Giáo dục - đào tạo (GDĐT) là cơ sở phát triển nguồn nhân lực, là con đường

cơ bản để phát huy nguồn nhân lực Với những triển vọng tốt đẹp nền giáo dụcViệt Nam đang và sẽ đào tạo được nguồn nhân lực dồi dào, có đủ khả năng vàtâm huyết trong việc gìn giữ nền độc lập dân tộc cũng như xây dựng một đấtnước giàu mạnh Chính vì tầm quan trọng và mong muốn được tìm hiểu, học hỏicũng như chia sẻ những hiểu biết nhỏ bé của mình mà chúng tôi cùng đưa ra

quyết định chọn đề tài: “Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”

Bác Hồ của chúng ta đã từng nói rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [Trích Hồ Chí Minh: Sđd,

1996, t.12, tr.212], hay V.I.Lênin đã khẳng định: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là công nhân, là người lao động” [V.I.Lênin: Sđd, 1977, t.38, tr.430] Một lần nữa lại nhấn mạnh tới vai trò của nguồn nhân lực đối với sự

phát triển bền vững của một đất nước cũng như của tất cả các quốc gia trên thếgiới

Trang 2

Bằng những phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp từ nhữngtài liệu quý báu mà chúng tôi đã tìm được kết hợp với phương pháp biện chứngduy vật…đã giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về môn học này, đặc biệt là vấn đề

về nguồn nhân lực cũng như vai trò của nó đối với sự tăng trưởng kinh tế ở ViệtNam ta Để hiểu sâu sắc vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu ở phần nội dung

Trang 3

PHẤN NỘI DUNG

I Khái quát về nguồn lực con người và vai trò của nó đối với sự phát triển.

1 Nguồn lực con người

Nguồn lực con người là tổng thể những tiềm năng, năng lực và khả năngcủa mỗi cá nhân, của mỗi cộng đồng người và toàn xã hội đã, đang và sẽ tạo rasức mạnh cho quá trình phát triển, được thể hiện qua hang loạt yếu tố như trình

độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng lao động, mức sống, sức khỏe, tư tưởng, tìnhcảm… trong đó ba yếu tố quan trọng nhất là: trí tuệ, thể lực và nhân cách

2 Vai trò của nguồn lực con người đối với quá trình phát triển

Để phát triển mỗi cộng đồng, địa phương, quốc gia đều cần rất nhiềunguồn lực khác nhau (vốn, tài nguyên thiên nhiên, khoa học, công nghệ, conngười…), tuy nhiên nguồn lực con người đang trở thành một nguồn lực quantrọng nhất bởi vì:

+ Chủ nghĩa Mac-Lênin đã khẳng định rằng: con người không chỉ là sảnphẩm mà còn là chủ thể của mọi quá trình lịch sử; con người là yếu tố quantrọng nhất cấu thành nên lực lượng sản xuất mà lịch sử loài người phát triểnđược

+ Khi so sánh với các nguồn lực khác thì nguồn lực con người càng thểhiện vị trí quan trọng của mình Con người là nguồn lực duy nhất biết tác độngvào các nguồn lực khác để thúc đẩy các nguồn lực khác khởi động; đồng thờicon ngươì biết gắn kết chúng lại để tạo ra sức mạnh cho phát triển.nếu không cócác nguồn lực khác thì nguồn lực con người cũng rất khó thể hiện được vai tròcủa mình

+ Mặt khác, các nguồn lực khai thác nhiều sẽ cạn kiệt, nhưng nguồn lựccon người, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ của con người càng được khai thác thìcàng sinh sản vì con người có khả năng lao động sáng tạo, bộ não của con ngườichứa đựng hàng tỷ nơron thần kinh, do đó, càng lao động, càng sang tạo thì trí

óc của con người càng phát triển

Trang 4

+ Trong thời đại kinh tế tri thức, sự cạnh tranh của các địa phương cácquốc gia không chỉ đơn thuần về kinh tế mà nghiêng về trí tuệ, về hàm lượngchất xám Do đó, nguồn lực trí tuệ con người đang là một trong những lợi thế sosánh quan trọng cho tiến trình phát triển nhanh chậm của mỗi địa phương, mỗiquốc gia.

+ Chính vì lẽ đó, để có được nền kinh tế tri thức trong tương lai, việc pháttriển nguồn nhân lực đói hỏi phát triển mạnh các nghành và sản phẩm kinh tế cógiá trị tăng cao dựa vào tri thức, kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của conngười việt nam với tri thức mới nhất của nhân loại

II Đặc điểm nguồn nhân lực của nước ta

1 Thực trạng chung về nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay

Nghiên cứu về nguồn nhân lực thực chất là đề cập đến mặt số lượng vàchất lượng của nguồn nhân lực Cụ thể là số lượng đang trong độ tuổi lao động

và có khả năng tham gia lao động sản suất

Ngày nay chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng đốivới sự phát triển Nếu trước đây sự phát triển của một quốc gia chủ yếu dựa vàocác nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn Tư Bản, nguồn vốn laođộng đông đúc, thị trường tiêu thụ… thì hiện nay chính tri thức lại có ý nghĩahết sức lớn lao, góp phần tạo nên sự thịnh vượng, giàu có cho một quốc gia, lãnhthổ, xu thế toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của cõng nghệ thông tin, đặc biệt

là sự ra đời của internet đã làm cho các quóc gia, lãnh thổ ngày càng trở nên gầnnhau hơn, qua đó sự cạnh tranh cũng càng trở nên gay gắt hơn, và tất nhiên ưuthế cạnh tranh bao giờ cũng nghiêng về quốc gia, lãnh thổ có chất lượng nguồnnhân lực cao hơn, được đào tạo tốt hơn

Trong những năm qua, nguồn nhân lực của quốc gia nói chung và của Tp

Hồ Chí Minh nói riêng có những phát triển nhất định về chất lượng Tuy nhiên,chất lượng nguồn nhân lực nước ta còn chua xứng với yêu cầu CNH-HĐH Sựhội nhập kinh tế quốc gia của nước ta phải đối đầu với thách thức của thời đại,trong đó thách thức về chất lượng nguồn nhân lực là điều có ý nghĩa hết sứcquan trọng và cần được quan tâm đúng mức

Trang 5

a Thực trạng chung về nguồn nhân lực.

Trong những năm gần đây, nhất là từ khi chúng ta tiến hành công cuộcđổi mới đất nước, nguồn nhân lực ở nước ta đã có nhiều biến đổi về cả số lượng,chất lượng lẫn cơ cấu Về số lượng, nguồn nhân lực ở nước ta đã tăng lên mộtcách đáng kể Theo niên gián thống kê, dân số nước ta từ 59.872.000 ( năm1986) lên 84.155.800 ( năm 2006) trong đó lực lượng lao động từ 27.398.000(1986) lên 43.347.200 (2006) Tốc độ tăng dân số bình quân qua các năm từ

1986 – 2006 dao động trong khoảng 2.3% - 1.26%, lực lượng lao động tăng bìnhquân khoảng 3 % năm Có thể nói trong suốt thời kỳ tiến hành CNH-HĐH đấtnước, nguồn lao động nước ta luôn tăng Nếu xét từ góc độ cung cấp số lượnglao động thì đây là một thuận lợi, song cũng là khó khăn không nhỏ khi nền sảnxuất của nước ta không đáp ứng đủ việc làm cho người lao động

CNH-HĐH với quy mô dân số đông, lực lượng lao động dồi dào là yếu tố

cơ bản để đẩy mạnh tốc độ phát triển Song với một nước chậm phát triển nhưnước ta cùng với sự hạn chế về nguồn vốn, trang thiết bị, nguyên vật liệu, cơ sở

hạ tầng kỹ thuật – xã hội… thì tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm sẽ diễn ra

và tiếp tục phải giải quyết trong giai đoạn CNH–HĐH Thêm vào đó, trình độphân công lao động thấp kém, cơ cấu bất hợp lý giữa các nghành, các vùng vàcác trình độ, thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề và nghiêm trọng hơn là thiếuchuyên gia đầu nghành là một trở ngại lớn khi chúng ta tiến hành CNH–HĐH

Chất lượng của người lao động là cái chủ yếu đem lại sức mạnh chonguồn nhân lực, chất lượng đó được thể hiện ở thể lực và trí lực của người laođộng về thể lực, hiện nay tầm vóc và sức khỏe của người việt nam đang đượccải thiện về chiều cao, cân nặng, tỷ lệ suy dinh dưỡng và tuổi thọ; song vẫn kémnhiều so với một số nước trong khu vực và so với yêu cầu về nguồn nhân lựccho giai đoạn đẩy mạnh CNH–HĐH ở nước ta hiện nay Thực tế, người laođộng chưa được tổ chức khám và theo dõi sức khỏe định kỳ một cách hệ thống,liên tục; điều kiện lao động trong ngành sản xuất, trong cỏ quan hành chính sựnghiệp chưa được quan tâm cải thiện, môi trường lao động bị ô nhiễm nghiêmtrọng, các yếu tố nguy hiểm và độc hại vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép

Trang 6

nhiều lần, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có chiều hướng gia tăng… điều

đó cho thấy chất lượng dân số và người lao động nước ta cả về mặt thể lực, sứckhỏe, lẫn điều kiện lao động không đảm bảo, rất cần được cải thiện

Về trí lực, người Việt Nam được đánh giá là có tư chất thông minh, sangtạo, có khả năng vận dụng và thích ứng nhanh Với phẩm chất này, nếu đượcđào tạo và sừ dụng lao động hợp lý thì sẽ có khả năng nắm bắt và sử dụng thànhthạo các loại công nghệ hiện đại Song thực tế thì năng lực chuyên môn hóa,trình độ tay nghề, khả năng biến tri thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệpcòn hạn chế Nguyên nhân chính là do mặt bằng dân trí nước ta còn thấp, tốc độnâng cao dân trí còn chậm Cho đến nay đại bộ phận lao động nước ta chưađươc đào tạo đầy đủ, đến năm 1997 số người được đào tạo mới chỉ chiếm 7.0 %dân số và 14.3% tổng số lao động trình độ lao động đã qua đào tạo ở các bậctrên đại học là 0.3%, đại học và cao đẳng là 20.1%, trung học chuyên nghiệp là35.8%, công nhân kỹ thuật có bằng cấp là 24.4%, CNKT không có bằng cấp là19.4%

Tính đến năm 2005, lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn rất thấp(25%), còn lại là lao động chưa được đào tạo

Đối với CNKT, giai đoạn 1999 – 2005 có sự tăng đột biến (một phần do

số liệu năm 2005 tính cả số người có chứng chỉ nghề và sơ cấp) Trong thời gian

đó, tỉ lệ lao động có trình độ THCN cũng tăng nhưng chậm hơn (+1.3%/6năm)

Đối với lao động có trình độ cao đẳng trở lên, tăng bình quân 0.43% ởgiai đoạn 1999 – 2005 Tỷ lệ này so với tổng số lao động (năm 2006: 44.4 triệungười) Như vậy trong 5 năm gần đây có sự tăng nhanh về quy mô đào tạo caođẳng, đại học trở lên đến 5.4 lần so với tốc độ tăng trung bình thời kỳ 1989 –

1999 (0.08%)

Tình hình trên đưa đến sự chuyển dịch trình độ CNKT của lao động theo

xu hướng từ “hình thang thuận sang hình thang ngược” Cấu trúc giữa CNKT,

TC, CĐ, ĐH trở lên trong thời gian từ 1979 đến nay được thể hiện qua bảng số

liệu dưới đây: (Xem bảng 1)

Số liệu bảng trên cho thấy:

Trang 7

Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ công nhân kỹ thuật trởlên trong tổng lực lượng lao động (15 – 59 tuổi) đã tăng lên: 3.13% (1979);5.21% (1989); 6.44% (1999) và 6 năm sau (2005) đạt 25%, lao động chân tay là75% Trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ đó tương ứng là 72% và 28% Tỷ lệnày phản ánh sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ của nền sản xuất và trình độthấp của lực lượng lao động Xu hướng chuyển dịch đó ở nước ta là có tiến bộnhưng mức tăng của nguồn nhân lực trí thức vẫn xa mới đáp ứng được yêu cầuCNH - HĐH.

Cấu trúc cao đẳng, đại học trở lên/ trung học chuyên nghiệp/ công nhân

kỹ thuật qua 4 mốc thời gian trên: 1/2, 17/3.06 (1979); 1/1.14/2.36 (1999);1/0.82/2.88 (2005) cho thấy chỉ số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệpgiảm liên tục từ 2.17 (1979) xuống còn 0.82 (2005); chỉ số công nhân kỹ thuật

có chiều hướng giảm (1979-1999), sau 6 năm chỉ số này có tăng lên, nhưng tănglên với tốc độ chậm, năm 2005 chiếm chỉ số là 2.88 Có ý nghĩa là cơ cấu cácloại lao động này năm 2005, cứ một lao động có trình độ cao đẳng, đại học trởlên thì chỉ có 0,82 lao động có trình độ trung cấp và 2.88 lao động có trình độcông nhân kỹ thuật (1: 0.82 : 2.88) Sự chuyển dịch này, chỉ ra một hiện tượng

“thầy” nhiều hơn “thợ”, nói lên sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu trình

độ lao động trong nền kinh tế giai đoạn tiến bộ kỹ thuật và công nghệ của ViệtNam hiện nay, cơ cấu CNKT phải là 1:4:20 mới là hợp lý Tình trạng này cónhiều nguyên nhân, một ttrong những nguyên nhân đó là vấn đề tâm lý – xã hội,còn tồn tại tình trạng coi trọng bằng cấp, không coi trọng công nhân kỹ thuậttrong khi nhu cầu của xã hội về CNKT ngày càng tăng cao Điều mâu thuẫn nàyxuất phát từ một nghịch lý ở nước ta hiện nay, cha mẹ lo việc học hành của concái, đầu tư tiền của cho con học, nhưng việc làm, quyền lợi của con thì họ khôngbiết sẽ ra sao sau khi học xong Mọi thứ tốn kém đều do cha mẹ học sinh chịu,nhưng doanh nghiệp và xã hội hưởng kết quả (có quyền lựa chọn sử dụng theonhu cầu của mình) Chính vì vậy nên việc chọn ngành nghề đào tạo, cấp học củahọc sinh phần lớn là theo ý chí của cha mẹ học sinh, họ muốn việc làm của concái sau khi tốt nghiệp phải xứng đáng với công sức, tiền của mà họ đã đầu tư

Trang 8

Muốn thay đổi tâm lý này cần phải có sự nỗ lực chung từ Nhà nước, doanhnghiệp và xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò quản lý, điều hành, chi phối;doanh nghiệp hấp dẫn, thu hút đội ngũ công nhân kỹ thuật bằng tuyển dụng vàchính sách tiền lương; toàn xã hội cần có cuộc vận động làm cho ai cũng thấyđược học nghề có vị trí quan trọng và được xã hội đánh giá cao.

Tính tới tháng 12/2000, Việt Nam đã có trên 1.3 triệu người có trình độđại học – cao đẳng; trên 10.000 thạc sỹ; 13.55 tiến sỹ ( trong đó 610 tiến sỹ khoahọc) Bình quân có 190 cán bộ khoa học công nghệ/10000 dân (tỷ lệ trong năm

1989 là 105) Theo đó, cơ cấu tỷ lệ cán bộ (theo trình độ chuyên môn): 98% đạihọc, cao đẳng; 0.75% thạc sỹ; 0.97% tiến sỹ và tiến sỹ khoa học (tiến sỹ khoahọc: 0,05) Tỷ lệ đó thể hiện mối tương quan giữa các loại trình độ là: 1 tiến sỹ;0.8 thạc sỹ; 105 đại học, cao đẳng

Đến 2006, Việt Nam đã đào tạo được trên 1,8 triệu cán bộ đại học, caođẳng trở lên, trong đó có trên 14 nghìn tiến sỷ và 16 nghìn thạc sỹ Số lượng cán

bộ khoa học công nghệ trên đại học đã tăng từ 23.500 (2000) lên trên 20.000(2006) Theo thống kê của Bộ Nội Vụ, tính đến 11/2004, cả nước có khoảng5.479 giáo sư, phó giáo sư được công nhận, trong đó số lượng giáo sư, phó giáo

sư đang làm việc là 3.075, chiếm 56.1% Mối tương quan giữa các loại trình độ

ở thời điểm năm 2006 là: 1 tiến sỹ: 1.14 thạc sỹ: 128 đại học, cao đẳng Tỷ lệtrên cho thấy số lượng tiến sỹ và tiến sỹ khoa học có tăng lên nhưng tăng chậmhơn so với sự tăng lên của đội ngũ Những con số đó còn quá nhỏ bé so với yêucầu của quá trình CNH - HĐH, từng bước phát triển kinh tế tri thức Hơn nữa,đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trẻ kế cận có trình độ cao, chuyên gia giỏi,cán bộ đầu đàn giỏi ngày nay càng thiếu, đặc biệt là chuyên gia về công nghệ.Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tỷ lệ số người có trình độ trên đại học trêntổng số cán bộ giảng dạy hiện mới đạt 12.7% (cần đạt 30%) Thêm vào đó, cómột số khá đông cán bộ khoa học có chuyên môn cao, đạt “độ chín” về mặt trítuệ thì lại ở độ tuổi về hưu, dễ dẫn đến nguy cơ thiếu hụt cán bộ trình độ cao và

là sự lãng phí chất xám lớn Điều này đặt ra vấn đề cấp bách phải tích cực đàotạo đội ngũ cán bộ khoa học,công nghệ trẻ, kế cận, đồng thời phải có chính sách

Trang 9

sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao đã đến tuổi nghỉhưu, nhằm phát huy đựoc trí tuệ của toàn bộ đội ngũ.

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa, đội ngũ công chức hànhchính nhà nước là bộ phận trọng yếu, chịu trách nhiệm vận hành bộ máy quản lýNhà nước về mọi mặt Chất lượng đội ngũ công chức ở nước ta những năm quamặc dù đã được củng cố và nâng cao lên một bước, song so với yêu cầu quản lýNhà nước trong thời ký đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vẫn còn bất cập

và là vấn đề quan tâm giải quyết Phần lớn công chức ở nước ta trước đây đượcđào tạo trong môi trường và điều kiện làm việc theo cơ chế kế hoạch hoá tậptrung, bao cấp, nên vẫn chịu ảnh hưởng nặng của cơ chế và cách làm việc kiểucông chức cũ Số ngưòi được đào tạo trong những năm tiến hành công cuộc đốimới, xây dựng nền kinh tế thị trường còn ít; do vậy, tính năng động, khả năngthích ứng của công chức nói chung bị hạn chế Hơn nữa, việc đào tạo công chứcNhà nước vẫn còn thực hiện bằng con đường bồi dưỡng qua các lớp ngắn hạn,tại chức nên năng lực chuyên môn của công chức chưa đáp ứng được yêu cầumới

b Thực trạng nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh

Với vị thế là đô thị lớn của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh có vị tríchính trị quan trọng trong nước, là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoahọc-công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, đứng đầu cả nước về mức GDP bìnhquân đầu người, có lợi thế về tiềm năng con người, giàu tính năng sáng tạo,đông đảo đội ngũ lao động lành nghề, lực lượng chất xám về khoa học tự nhiên,công nghệ và xã hội nhân văn chiếm tỷ trọng lớn so với cả nước Bên cạnh đó,thành phố Hồ Chí Minh có tầng lớp doanh nhân nhạy bén với thị trường, có mốiliên hệ và điều kiện, cho phép thành phố Hồ Chí Minh chủ động hội nhập kinh

tế với khu vực và thế giới nhanh, thu hút mạnh đầu tư bên ngoài, đặc biệt là trítuệ và nguồn vốn của của ngươì Việt ở nước ngoài Có thể nói, nguồn nhân lựccủa thành phồ Hồ Chí Minh có thế mạnh nổi trội, quyếtđịnh vai trò đi đầu trong

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước Do vậy, việc sử dụng cóhiệu quả nguồn nhân lực sẽ giúp cho thành phố phát triển kinh tế bền vững,

Trang 10

đồng thời nhanh chóng vươn lên ngang tầm với các thành phố khác trong khuvực Đông Nam Á.

Để sử dụng triệt để những lợi thế nêu trên và có nguồn lao động chấtlượng cao phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế-

xã hội của thành phố, tháng 12/2002, Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh đã xâydựng chương trình hành động, xác định 1 trong 7 nhiệm vụ trọng tâm để pháttriển thành phố đến năm 2010 là “ Phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, chăm lo phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục

và đào tạo để nhanh chóng nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho thành phố vàđất nước Trong đó, vấn đề đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo để

sử dụng và phát huy nguồn nhân lực được đặc biệt chú trọng”

Công tác đào tạo ở các bậc học của Thành phố Hồ Chí Minh được chútrọng phát triển về nhiều mặt: quy mô, chất lượng, rèn luyện về nhân cách, đạođức và đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ lao động Số lượngtrường đại học, cao đẳng, cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố tăng; nguồnkinh phí ngân sách và ngoài ngần sách đầu tư cho công tác đào tạo được chútrọng (từ nhiều nguồn kinh phí, trong năm 2003, thành phố đã chi 278 tỷ đồng

để phát triển cơ sở dạy nghề, khắc phục đáng kể tình trạng lạc hậu về trang thiết

bị để đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng (Nguồn: Sở Lao Động-Thương binh và Xã hội).

Phân bổ lao động có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học ở thành phố

Hồ Chí Minh so với cả nước năm 2003 ( Xem bảng 2)

Tuy nhiên, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế trong việcthực hiện nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, chậm khắc phụcnhững bất hợp lý trong cơ cấu giữa giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp vàgiáo dục đại học Việc đào tạo chưa gắn với sử dụng, trình độ kiến thức chưatương ứng với văn bằng; đào tạo thiếu cân đối giữa cơ cấu trình độ; nhiều yếukém trong công tác quản lý giáo dục và đào tạo chưa được khắc phục; nội dungchương trình còn bất hợp lý, chậm đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học

và xã hội hoá giáo dục

Trang 11

Thành phố cũng đã thực hiện chương trình việc làm gắn với phát triểnkinh tế-xã hội, cùng với chương trình hỗ trợ trực tiếp giải quyết việc làm như:Quỹ Quốc gia giải quyết việc là từ ngân sách Nhà Nước, Quỹ CEP của Liênđoàn Lao động thành phố, Quỹ của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố, Quỹ Xoáđói giảm nghèo, các trung tâm và chi nhánh dịch vụ việc làm từ 1996 - 2001

khoảng 2,2 tỷ đồng (Nguồn: Sở Lao động – Thưong binh và Xã hội Thành phố).

Các hoạt động tư vấn, dạy nghề gắn giới thiệu việc làm và cung ứng laođộng, hội chợ việc làm, chương trình xuất khẩu lao động được thành phố chútrọng và thực hiện tốt, góp phần thúc đẩy phát triển việc làm, phát triển nguồnnhân lực phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố

Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn nhân lực ở thành phố vẫn còn nhiều hạnchế Việc triển khai điều hành chương trình việc là của thành phố chưa đồng bộ,cho đến nay vẫn chưa có chế độ rõ ràng về việc quản lý nhà nước, về lao độngviệc làm và quản lý hệ thống dịch cụ việc làm, thiếu chính sách, cơ chế điều tiếtthị trường sức lao động có hiệu quả (thực tế thị trường lao động thành phố ngàycàng phát triển theo hướng tự phát, cạnh tranh thiêú định hướng, khó quản lý)

Như vậy, để tạo ra bước nhảy vọt về phát triển kinh tế, thách thức lớnnhất và có tính cơ bản, lâu dài đối với nước ta nói chung và thành phố Hồ ChíMinh nói riêng là cuộc cạnh tranh quốc tế quyết liệt vế trí tuệ Thành phố HồChí Minh cần giảm thiểu những khiếm khuyết còn tồn tại trong việc quản kýnguồn nhân lực, đẩy mạnh các yếu tố phát triển chất lượng của nguồn nhân lực.Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực sẽ rút ngắn khoảng cách phát triển giữaViệt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

2 Thế mạnh và hạn chế của nguồn nhân lực ở nước ta

a Thế mạnh:

+ Dân số đông là điểm mạnh của Việt Nam bởi vì nó tạo ra lực lượng laođộng dồi dào, giá thành lao động sẽ rẻ và tạo lợi thế về nguồn lao động so vớicác nước trong khu vực hiện nay

VN là nước có dân số đông thứ hai Đông Nam Á và thứ 13 thế giới, ởthập niên 90 nước ta có 35 triệu lao động đến đầu thế kỳ 21 là 40 triệu lao động

Trang 12

Do dân số tăng nhanh từ trước cho nên nguồn nhân lực tiếp tục tăng với tốc độcao Hàng năm có từ 1.0 đến 1.2 triệu lao động gia tăng Nguồn nhân lực trẻtăng nhanh là một lợi thế đối với sự phát triển của dất nước.

+ Nó đảm bảo yếu tố cơ bản cho đầu tư phát triển, phát triển theo chiềurộng và chiều sâu

+ Lao động trẻ có sức bật nhanh thuận lợi cho sự phát triển chuyên sâu, cósức khoẻ dồi dào đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp CNH-HĐH đất nước

Thuận lợi phát triển hoạt động xuất khẩu lao động, một dạng đặc thù củakinh tế đối ngoại

+ Cơ cấu dân số trẻ, số người trên độ tuổi lao động chiếm khoảng 10%,trong độ tuổi lao động chiếm 56%, dưới độ tuổi lao động chiếm 34% Như vậyngưòi Việt Nam tập trung chủ yếu trong độ tuổi lao động và dưới độ tuổi laođộng

+ Phẩm chất, tính cách con người Việt Nam: Con người Việt Nam cótruyền thống yêu nước, đoàn kết, gắn bó, có tinh thần tự tôn dân tộc, tinh thầnnhân ái “lá lành đùm lá rách”, thông minh, chịu khó, giỏi chịu đựng Đây lànhững giá trị con người Việt Nam đã, đang và sẽ tạo nên sức mạnh phi thườngcho quá trình phát triển đất nước

+ Trình độ dân trí của người Việt Nam hiện nay là khá cao, tỷ lệ biết đọc,biết viết của người lớn ở mức trên 96%, tỷ lệ nhập trường của học sinh cấp 3liên tục tăng nhất là phổ cập giáo dục tiểu học về cơ bản đã hoàn thành trên toànquốc

+ Mỗi năm có trên, dưới 200.000 sinh viên các trường đại học và caođẳng ra trường, đây là nguồn cung cấp nhân lực có chất xám dồi dào cho xã hội

Do vậy Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương Mại thếgiới, như phương Tây đã ca ngợi Việt Nam như con rồng Châu Á vươn mìnhvới nhiều lợi thế phát triển kinh tế cao

b Hạn chế:

Bên cạnh những thế mạnh nêu trên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhưsau:

Trang 13

+ Lực lượng phân bố không đồng đều giữa nông thôn và thành thị (nôngthôn 75,6%, thành thị 24,4%, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng sông Hồng vàđồng bằng sông Cửu Long (44%), các vùng còn lại 56% Số đông lực lượng laođộng có nguồn gốc làm nông nghiệp Vì thế gặp nhiều khó khăn trong việcchuyển đổi ngành nghề sang lao động phi nông nghiệp, tiến hành CNH-HĐH.

+ Hiện nay còn diễn ra một nghịch lý là sinh viên ra trường chưa tìm đượcviệc làm không đúng ngành còn đông, trong khi doanh nghiệp lại không ngớtkêu ca là thiếu nhân sự, tìm không ra người phù hợp

+ Trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động còn thấp (20% lực lượng laođộng được đào tạo về chuyên môn tay nghề)

+ Do nước ta đi lên từ xuất phát điểm rất thấp, đồng thời trải qua các cuộcchiến tranh kéo dài, đầu tư cho giáo dục đào tạo vẫn còn hạn hẹp do đó chấtlượng nguồin nhân lực bị hạn chếdo không được đào tạo Tỷ lệ lao động khôngqua đào tạo chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số lao động Năm 2000 không cóchuyên môn kỹ thật chiếm 72% cả nước, trong đó ở nông thôn chiếm 84%

+ Đặc điểm này của nguồn nhân lực Việt Nam có ảnh hưởng rất lớnkhông tốt đối với quá trình CNH-HĐH và hội nhập quốc tế của nước ta Nó tạo

ra khoảng cách giữa nước ta với các nước khác trong khu vực và trên toàn thếgiới Lực lượng lao dộng không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước, không làm chủ được các công nghệ hiện đại, tiên tiến của thế giới,không cạnh tranh được với thị trường lao động của khu vực và trên thế giới do

đó sẽ kìm hãm sự phát triển của đất nước

+ Cơ cấu nguồn nhân lực VN vẫn còn rất lạc hậu so với thế giới, đặc biệt

so với các nước phát triển Người lao động VN còn tập trung khá nhiều ở khuvực nông nghiệp, chiếm 62.56%

Trong đó ở các nước phát triển thì tỷ lệ này rất thấp

Tỷ lệ ở các ngành công nghiệp và dịch vụ thì lại chiếm rất ít: 13.5% và24.29% Trong đó ở Anh công nghiệp 30%, Nhật 34%

+ Văn hoá lao động, kỷ luật lao động công nghiệp con rất hạn chế

+ Mức sống thấp, sức khoẻ hạn chế

Trang 14

+ Tư tưởng, tâm lý tiểu nông nặng nề; coi trọng danh vị; ngôi thứ; trọngtình hơn lý; trọng lệ hơn luật; trọng kinh nghiệm hơn cơ sở khoa học, óc giaytrưởng; tính bảo thủ; đối truỵ; hẹp hòi

+ Tính tích cực, tính năng động XH còn thấp; tâm lý thụ động, trôngchờ

+ Chủ nghĩa thực dụng, cá nhân ích kỷ, lối sống phi giá trị truyền thốngdân tộc của bộ phận nhân dân đang có xu hướng gia tăng

III Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH và sự ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia đối với sự phát triển nguồn nhân lực

1 Vai trò của nguồn nhân lực với sự phát triển đất nước

Nguồn nhân lực là mục tiêu tác động chính của sự phát triển:

Nói đến vai trò nguồn nhân lực là nói đến vai trò của con người trong sựphát triển Con người là trung tâm của mọi sự phát triển, mọi sự phát triển đềuhướng vào mục tiêu duy nhất là phục vụ con người

Vai trò của con người được thể hiện ở hai mặt: trước hết con người làngười tiêu dùng đồng thời con người cũng là chủ thể sản xuất ra các sản phẩm

Sự tiêu dùng cùa con người là nguồn gốc của sự phát triển, với nhu cầungày càng phát triển và đòi hỏi đáp ứng nhu cầu của con người ngày càng nângcao, sản xuất là để phục vụ tiêu dùng và tiêu dùng là động lực thức đẩy sản xuất

Con người thông qua quá trình lao động sản xuất đã ngày càng đáp ứnghơn nhu cầu tiêu dùng của mình, thông qua hoạt động lao động sàn xuất conngừơi phát triển và hoàn thiện hơn, chỉ có thông qua lao động sản xuất conngười mới sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần, lao động của con ngườiđóng vai trò quyết định

Vai trò của con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá:+ Nghị quyết của Đại hội Đảng VIII khẳng định “Nâng cao dân trí vá pháthuy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắnglợi CNH-HĐH”

Ngày đăng: 21/06/2014, 14:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bảng so sánh các loại lao động theo trình độ CNKT qua các  thời kỳ Nguồn: tổng điều tra dân số Việt Nam 01-10-1979, Hà Nội – 1983; tổng điều tra dân số toàn diện 01-04-1989, Hà Nội – 1992; tổng điều tra dân số và  nhà ở Việt Nam 1999 - Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Bảng 1 Bảng so sánh các loại lao động theo trình độ CNKT qua các thời kỳ Nguồn: tổng điều tra dân số Việt Nam 01-10-1979, Hà Nội – 1983; tổng điều tra dân số toàn diện 01-04-1989, Hà Nội – 1992; tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999 (Trang 25)
Bảng 3: Bảng số lượng lao động của các chi nhánh nước ngoài - Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Bảng 3 Bảng số lượng lao động của các chi nhánh nước ngoài (Trang 26)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w