Đảng và nhà nước đã đề ra những chiến lược lâu dài về phát triển kinh tế xã hội nhằm khắc phục điều đó.Đó là quyết tâm ra sức phấn đấu xây dựng đất nước ta trở thành 1 nước công nghiệp h
Trang 1Mục lục
Lời mở đầu ………1
I Một số vấn đề cơ bản 1) Lí luận nguồn nhân lực……….2
2) Số lượng và chất lượng……….2
II Vai trò của nguồn nhân lực……….4
III Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực……… 9
_Thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta ……… 9
+) Lợi thế……… 9
+) Hạn chế……….10
IV) Một số giải pháp nhằm giải quyết và khai thác hợp lí vấn đề nguồn nhân lực 1) Về giáo dục đào tạo………13
2) Tăng cường chặc chẽ sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp……14
3) Thu hút nguồn chất xám và tạo thêm việc làm………14
4) Phát triển con người 1 cách toàn diện……….15
Kết luận……… 15
Tài liệu tham khảo……….16
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta là 1 đất nước nghèo, 1 đất nước đang ở trình độ phát triển thấp Chúng ta biết điều đó và quyết không cam chịu để sự thấp kém đó tồn tại mãi Đảng và nhà nước đã đề ra những chiến lược lâu dài về phát triển kinh tế xã hội nhằm khắc phục điều đó.Đó là quyết tâm ra sức phấn đấu xây dựng đất nước ta trở thành 1 nước công nghiệp hiện đại,xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Xuất phát từ thực tế của đất nước trước và sau đổi mới
cũng như nắm bắt được xu hướng đầu tư,phát triển của các nước trên thế giới,từ đại hội Đảng lần thứ VI đến nay,Đảng đã nhận thức được 1 cách đầy đủ hơn về vai trò
của nguồn nhân lực trong sự phát triển kinh tế xã hội Mà cụ thể nguồn nhân lực ở đây chính là con người trong cương lĩnh xây dưng đất nước của Đảng đã ghi rõ: “
Con người là trung tâm của chiến lược phát triển,đồng thời là chủ thể của phát triển” Đồng thời, trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội năm 2011- 2020”,
được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI,Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định:
“ Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là 1 đột phá chiến lược,là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học,công nghệ,cơ cấu lại nền kinh tế,chuyển đổi mô hình tăng trưởng và
là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất,bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững “ Nguồn lực con người được coi là nguồn lực quan trọng nhất,”quí báu nhất,có vai trò quyết định ,đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất vẫn còn hạn hẹp” Nó là yếu tố quyết định cho sự thành công
của quá trình công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước Vậy làm sao để phát huy ,sử dụng hiệu quả tiềm lực quí báu này? Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với đất
nước ta hiện nay Đó là lí do mà em chọn đề tài “ Vai trò của nguồn nhân lực đối
với phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam”
Trang 3
Nội dung
I Một số vấn đề cơ bản
1)Lí luận nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là toàn bộ những người lao động có khả năng tham gia vào quá trình lao động và các thế hệ nối tiếp sẽ phục vụ cho xã hội
Nguồn nhân lực là 1 yếu tố của sự phát triển kinh tế xã hội bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động Với cách hiểu này nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động
2) Số lượng và chất lượng
Nguồn nhân lực được xem xét dựa trên 2 khía cạnh số lượng và chất lượng.Số lượng nguồn lực con người chính là lực lượng lao động và khả năng cung cấp lực lượng lao động cho sự phát triển kinh tế - xã hội.Dân số, tốc độ tăng dân số,tuổi thọ bình quân,cấu trúc của dân số,số dân ở độ tuổi lao động… là những chỉ
số về số lượng của nguồn lực con người của 1 quốc gia.Qui mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến qui mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại Tuy nhiên mối quan hệ giữa dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau 1 thời gian nhất định (vì lúc đó con người muốn phát triển đầy đủ ,mới có khả năng lao động.Số lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội Số lượng nguồn lực con người không tương xứng với sự phát triển(thừa hoặc thiếu) sẽ có tác động không tốt đối với sự phát triển kinh tế xã hội Đối với một nước, nhất là đối với các nước đang phát triển thường có tỉnh trạng thừa nhân lực ,thừa lao động(Việt Nam là 1 ví dụ) ,vấn đề việc làm trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu trong toàn xã hội.Nạn thiếu việc làm gây ra nhiều hậu quả và là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến phát sinh nhiều tệ nạn xã hội
Trang 4Điều này hoàn toàn trái lại ở những nước có tốc độ phát triển cao có nhu cầu lớn về lao động đặc biệt là lao động có tính chất thời vụ,lao động không cần tay nghề cao với mức lương thấp hoặc lao động trong những ngành nghề mà bản thân lao động trong nước không muốn làm Điều đó buộc các nước phát triển phải nhập khẩu lao động từ các nước khác đặc biệt là các nước đang phát triển,cũng là cơ hội cho các nước đang phát triển giải quyết 1 phần nào vấn đề việc làm trong nước
Yếu tố nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là số lượng mà còn xét đến yếu tố chất lượng Đấy mới chính là yếu tố quan trọng nhất của nguồn lực con người,cũng là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế- xã hội,cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước Chất lượng là một tổng thể những thứ sau :thể lực,trí lực,kĩ năng làm việc,tay nghề,phẩm chất ,thái độ và phong cách làm việc…Ngoài ra khi xem xét nguồn nhân lực,cơ cấu của lao động bao gồm cả cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng Người ta nói đến tính vô tận,tính không bị cạn kiệt và tính khai thác không bao giờ hết của nguồn lực con người chính là nói đến trí tuệ Trí tuệ con người ngày càng phát triển và có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển của nhân loại Nhà tương lai học Mỹ Alvin Toffler khẳng định rằng mọi nguồn lực tự nhiên đều có thể bị khai thác cạn kiệt,chỉ
có trí tuệ con người là không bao giờ cạn kiệt và “tri thức có tính chất lấy không bao giờ hết”
Do tầm quan trọng của trí tuệ ,tri thức như vậy ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tìm cách nâng cao trí tuệ của đội ngũ lao động Để nâng cao hàm lượng tri thức trong đội ngũ người lao động thì các biện pháp về giáo dục và đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng Kinh nghiệm lịch sử chỉ ra rằng không một quốc gia nào,một dân tộc nào trên thế giới có thể trở nên giàu có và có tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao trước khi đạt được phổ cập giáo dục phổ thông Quốc gia điển hình trong trường hợp này là Singapore và Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trang 5nhanh trong những năm 70,80 của thế kỉ trước đều đạt mức độ phổ cập giáo dục tiểu học trước khi các nền kinh tế đó cất cánh.Như vậy số lượng ,đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất trong xã hội
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu sử dụng lao động, những người lao động phải được đào tạo,phân bố và sử dụng theo cơ cấu hợp lí,đảm bảo tính hiệu quả cao trong sử dụng Một quốc gia có lực lượng lao động đông đảo, nhưng nếu phân bổ không hợp lý giữa các ngành, các vùng, cơ cấu đào tạo không phù hợp với nhu cầu sử dụng thì lực lượng lao động đông đảo đó không những không trở thành nguồn lực để phát triển mà nhiều khi còn là gánh nặng cản trở sự phát triển
II Vai trò của nguồn nhân lực
Trong biện chứng tự nhiên ,Ph.Ăngghen khẳng định rằng,lao động đúng
là nguồn gốc của mọi của cải vật chất nhưng nếu chỉ một mình lao động thì chưa đủ
để sản sinh ra mọi của cải vật chất Lao động trong sự kết hợp với giới tự nhiên,cái cung cấp những vật liệu cho lao động mới tạo ra mọi của cải vật chất.Chính vì vậy nói nguồn lực con người có vai trò quan trọng quyết định , điều đó không có nghĩa
là tách nguồn lực con người biệt lập với nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.Bởi lẽ đó , vai trò của nguồn lực con người được thể hiện với tư cách vừa là chủ thể,vừa là khách thể của các quá trình kinh tế xã hội Nguồn lực con người trong quan hệ với nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác nổi bật lên với tư cách là chủ thể của sự khai thác,sử dụng.Nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác không thể trở thành động lực cùa sự phát triển kinh tế- xã hội vì bản thân chúng không tham gia trực tiếp vào quá trình này Chỉ
có con người mới là nhân tố quyết định hiệu quả của việc khai thác và sử dụng
Trang 6nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác Việc khai thác và sử dụng các nguồn lực
đó 1 cách hiệu quả sẽ làm tăng sức mạnh đáng kể cho nguồn lực con người Điều này thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa các nguồn lực.Đảng ta đã khẳng định : “
Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa,vì xã hội công bằng,văn minh, và con người phát triển toàn diện.Văn hóa là kết quả của kinh tế, đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế Các nhân tố phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị,kinh tế,luật pháp,kỉ cương… biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển.”
Với tư cách là chủ thể , con người không chỉ quyết định hiệu quả của việc khai thác,sử dụng các nguồn lực tự nhiên và có nguồn lực khác hiện có, mà còn tạo ra nguồn lực mới góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững trong tương lai
Với tư cách là khách thể, con người lại trở thành đối tượng của sự khai thác,sử dụng,đầu tư và phát triển Khi nói đến vai trò của nguồn lực con người với
tư cách đối tượng của sự khai thác,sử dụng,người ta nói đến tính chất không bao giờ cạn kiệt của nguồn lực con người Mãi cho tới vài thập kỉ gần đây, các nhà kinh tế,các nhà hoạch định chiến lược của các quốc gia phát triển mới nhận ra rằng nguồn lực tự nhiên sớm hay muộn cũng bị cạn kiệt bởi sụ khai thác của con người
và chỉ có nguồn lực con người là nguồn lực vô tận,khai thác không bao giờ hết Ngày nay, trước sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và thông tin, sự giao lưu trí tuệ và tư tưởng liên minh kinh tế giữa các khu vực trên thế giới Sự ra đời của nhiều công ty xuyên quốc gia đã tạo ra tốc độ tăng trưởng chưa từng thấy.Tình hình đó đã dẫn đến sự quốc tế hoá kinh tế thế giới, gây nên những đảo lộn về chính trị xã hội sâu sắc mang tính toàn cầu và đang đi đến thiết lập một trật tự thế giới mới Trong bối cảnh đó khu vực Châu Á - Thái Bình
Trang 7Dương đang nổi lên là khu vực kinh tế năng động nhất,có tốc độ phát triển nhanh Một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng là vai trò của nguồn nhân lực
Thực tế cho thấy nền kinh tế tri thức đóng góp rất lớn vào tốc độ phát triển kinh tế.Nền kinh tế tri thức là kinh tế dựa trên các trụ cột chủ yếu là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới Để có được nền kinh tế tri thức cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc để phát triển khoa học công nghệ Chúng ta phải hiểu rằng đây là thời đại của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật-công nghệ,vì thế thông tin tri thức trở thành yếu tố không thể thiếu trong thời đại này.Theo số liệu thông kê năm 1990 chỉ ra rằng,phần đóng góp của thông tin tri thức trong thu nhập quốc dân của Mỹ là 47,4%,Anh là 45,8%,Đức là 40%.Từ đó cho thấy nền kinh tế tri thức có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Các nước muốn phát triển nền kinh tế tri thức cần phải đầu tư cho phát triển con người
mà cốt lõi là phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đầu tư phát triển nhân tài Nhà kinh tế học người Mỹ, ông Garry Becker- người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1992, đã khẳng định: " không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư cho giáo dục" (Nguồn: The Economist 17/10/1992)
Đúng như lời Bác đã nói:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
Từ xưa Bác Hồ đã nhìn ra tầm quan trọng của việc giáo dục
“Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không , dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cuơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”(Trích Thư của Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên)
Nhờ có sự đầu tư đúng đắn cho phát triển nguồn nhân lực mà nhiều nước chỉ sau một thời gian ngắn đã nhanh chóng trở thành nước công nghiệp phát triển
Trang 8Nước ta trong giai đoạn hiện nay đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước Nước ta tiến hành sau các nước phát triển vì thế thế chúng ta có thể tiếp thu,học hỏi những bài học, những kinh nghiệm của các nước phát triển trong khu vực.Điều đó vô cùng bổ ích với nước ta
Việt Nam là nước đang phát triển có lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam là khái niệm khá mới mẻ.Do vậy, có một số ý kiến cho rằng nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam hiện nay quá xa và không hiện thực; cho rằng Việt Nam phải xây dựng xong công nghiệp hoá, hiện đại hoá để làm tiền đề cho kinh tế tri thức ra đời và phát triển, kinh tế tri thức không chỉ bao gồm các ngành mới xuất hiện dựa trên công nghệ cao, mà còn cả các ngành truyền thống được cải tạo bằng khoa học công nghệ cao.Ngay trong giai đoạn này, để phát triển
và theo kịp các nước trên thế giới, chúng ta phải đồng thời phải quan tâm tới những lĩnh vực mà chúng ta có thể tiếp cận
Đối với Việt Nam, một đất nước đi lên từ nông nghiệp, rõ ràng chúng ta không thể và không nên xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức như các nước công nghiệp phát triển.Thực ra đó là sự tiếp tục quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở một trình độ cao hơn, dựa trên chất xám của con người Mặt khác do xuất phát điểm của lực lượng sản xuất của ta thấp, mà tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam phải phù hợp với điều kiện hiện tại sẵn có của Việt Nam, tức mang những đặc thù của mình Do đó việc xác định nội dung các ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuẩn bị các điều kiện vật chất và con người
để tiếp cận kinh tế tri thức trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mọi cấp, mọi ngành, nhất là các cấp hoạch định chiến lược.Trong việc chuẩn bị ấy việc nghiên cứu thực trạng mạnh, yếu và tìm ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong nước là quan trọng và cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay
Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phải bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người.Con người có vai trò to lớn không
Trang 9những trong đời sống kinh tế mà còn trong lĩnh vực hoạt động khác.Không thể thực hiện được công nghiệp hoá, hiện đại hoá nếu không có đội ngũ đông đảo những công nhân lành nghề, những nhà khoa học tài năng,cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp
vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những nhà lãnh đạo, quản lý tận tuỵ ,có trách nhiệm,có tầm nhìn xa chiến lược
Vào những năm 80 của thế kỉ trước, quan điểm phát triển nguồn nhân lực đã trở thành vấn đề quan tâm đặc biệt ở Châu Á - Thái Bình Dương Con người được coi là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển Ngày nay muốn giải quyết hài hoà các yếu tố cung và cầu có liên quan đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực thì cần xem xét khía cạnh nguồn nhân lực theo quan hệ một phía Phải thấy được vai trò sản xuất là vấn đề cốt lõi của học thuyết vốn con người.Và vai trò sản xuất của nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với vai trò tiêu dùng được thể hiện bằng chất lượng cuộc sống Cơ chế nối liền hai vai trò là trả công cho người lao động tham gia các hoạt động kinh tế và thu nhập đầu tư trở lại để nâng cao mức sống của con người tạo nên khả năng nâng cao mức sống cho toàn xã hội và làm tăng năng suất lao động Các nước nghèo ở Châu Á đều nhận thức do tốc độ tăng dân số quá nhanh nhiều quốc gia coi việc xóa đói giảm nghèo còn quan trọng hơn cả giáo dục,
đó là một sai lầm
Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế ngày càng được khẳng định trong tất cả các quốc gia trên thế giới.Ở nước ta,nguồn nhân lực lại càng được nhấn mạnh và được xem như yếu tố nội lực quan trọng nhất để xây dựng đất nước.Các nguồn lực khác của Việt Nam như nguồn lực tự nhiên về nguồn lực này Việt Nam không thật sự giàu có,lại chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh ,vì thế
để thực hiện thành công công nghiệp hóa ,hiện đại hóa không có cách nào khác là phải phát huy và sử dụng đúng đắn vai trò của nguồn lực con người.Tuy nhiên sức mạnh này lại bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó giáo dục có vai trò quyết định hàng đầu
Trang 10III Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực
_Thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta
+) Lợi thế
Nước ta có quy mô dân số lớn, xếp thứ 12 trên thế giới; có nguồn lao động rất dồi dào, đặc biệt là nguồn lao động trẻ ở nhóm tuối từ 16 - 35 (chiếm 65,2% trong dân số).Đây là yếu tố rất quan trọng về mặt số lượng trong cơ cấu,là điều kiện hết sức cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa ,hiện đại hóa ở Việt Nam
Tỷ lệ dân số biết chữ chiếm khoảng 90%, riêng lực lượng lao động biết chữ chiếm khoảng 97% tổng lực lượng lao động Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo năm 1998 gần đạt 15% và bảo đảm tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo là 15% trong giai đoạn 1998 – 2000
Tỷ lệ lao động được đào tạo trong tổng lực lượng lao động xã hội tăng lên hàng năm được thể hiện qua bảng sau:
Năm Tỉ lệ lao động được đào tạo/tổng lực lượng lao
động xã hội(%)
Nguồn: dự thảo Nghị quyết Trung ương 4 khoá 8- Bộ chính trị.
Tính đến năm 1998, số cán bộ có trình độ cao đẳng , đại học, trên đại học là trên 930.000 người, trong đó khoảng 10.000 người là cán bộ có trình độ trên đại học Đội ngũ này chiếm 2,3% lực lượng lao động xã hội.Số sinh viên tốt nghiệp đại học hàng năm khoảng 25.000 người có học vị trên đại học bổ xung vào nguồn nhân lực chất lượng cao.Hàng năm ở Việt Nam tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học trên 1000 dân đang tăng lên
Tiền công lao động ngày càng phản ánh đúng giá trị và giá cả lao động, có tính đến quan hệ cung cầu lao động lên thị trường sức lao động Lao động được tự do,