Trang thiết bị máy móc trong công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp vượt qua rào cản môi trường đối với hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty CP May Hồ Gươm (Trang 28)

May Hồ Gươm đã luôn chú trọng tới việc đổi mới và hiện đại hóa công nghiệp sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao được năng lực sản xuất của doanh nghiệp mình. Hiện nay, sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền công

nghệ thiết bị được nhập khẩu từ các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản...

Công ty không ngừng cải tiến hệ thống máy móc nhà xưởng. Việc làm này không chỉ nâng cao năng suất lao động mà với xu hướng phát triển của khoa học kĩ thuật ngày nay, hầu hết các máy móc mới đều tiết kiệm năng lượng và tạo ra ít phế phẩm hơn, đáp ứng phần nào yêu cầu bảo vệ môi trường của các nước phát triển đặt ra. Công ty đã đầu tư hơn 20 tỷ đồng cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đồng bộ cho dây chuyền sản xuất, cải tạo nâng cấp xây dựng nhà xưởng mới. Năm 2009, công ty tiếp tục đầu tư tiếp 50 tỷ đồng cho một loạt các dây chuyền may phụ kiện hiện đại, chuyên dùng như hệ thống thiết kế mẫu rập, nhảy size, hệ thống giác sơ đồ, trải, cắt tự động…, mua hoặc nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore…Nhờ đó, công ty quản lý được số liệu trên từng công đoạn, xây dựng hệ thống thời gian cho từng bước công việc, phân công lao động, ghép bước công việc một cách hợp lý, giảm thiểu được thời gian sản xuất, tiết kiệm được chi phí, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay công ty đã có nhiều xí nghiệp may hàng xuất khẩu với nhiều chủng loại sản phẩm chất lượng cao đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn tài chính nên hệ thống máy móc thiết bị không được trang bị một cách đồng bộ và cùng lúc nên gây nhiều trở ngại trong quá trình phối hợp sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn đề ra và ảnh hưởng đến năng xuất lao động của công nhân.

Hằng năm công ty trích ra một phần lợi nhuận để đầu tư vào xây dựng hệ thống thải nước trong những phân xưởng và hệ thống lọc không khí tạo môi trường làm việc cho công nhân. Tuy nhiên hệ thống chống ô nhiễm môi trường làm việc cho công nhân chưa thực sự đáp ứng tiêu chuẩn đề ra. Khu vực làm việc của công nhân chưa có hệ thống giảm bụi bặm và tiếng ồn, thiết kế hệ thống thông gió phân bổ không đều, nơi thì thấp quá, nơi thì cao quá, vì thế có nơi thì mát, có nơi lại nóng.... công nhân may vẫn phải thường xuyên tiếp xúc với bụi bông, len, bụi nhân tạo, bụi này có cả hoá chất do tẩy nhuộm tồn dư. Bụi bông, bụi len thường gây bệnh

đường hô hấp, dị ứng… môi trường làm việc vẫn chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn tác động đến sức khoẻ NLĐ.

3.4.2.5. Nguồn nhân lực trong công ty

Hiện nay công ty có số lượng lao động rất lớn với 2800 lao động phổ thông và số lượng lao động có trình độ đại học trở lên là 78 người. Hầu hết là lao động còn trẻ, nhiệt tình, năng động. Tuy nhiên, trình độ và sự tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại của lao động vẫn còn thấp. Khi áp dụng những phương pháp sản xuất sạch với máy móc kỹ thuật được đầu tư hiện đại hơn nhằm tạo ra ít chất thải, tiết kiệm năng lượng, nhiều công nhân vẫn còn lung túng, chưa biết vận dụng các thiết bị máy móc hiện đại này, chưa am hiểu về quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Điều này sẽ tạo khó khăn trong quá trình sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của công ty.

Công ty đã và đang tập trung đi sâu vào công tác tổ chức quản lý để khai thác tài năng, năng lực, sở trường của mọi người. Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực luôn được công ty quan tâm, với nhận thức con người là yếu tố quyết định, thúc đẩy sự phát triển bền vững và lâu dài cho công ty. Mặt khác công ty luôn quan tâm tạo mọi điều kiện đảm bảo về đời sống vật chất – tinh thần, đảm bảo các quyền lợi, chế độ quy định của Nhà nước cho người lao động như: khám chữa bệnh định kỳ, điều trị bệnh mỗi năm chi gần 200 triệu đồng. Ngoài ra công ty còn chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động như tổ chức nghỉ mát, sinh nhật, trợ cấp khó khăn, tổ chức nấu ăn sáng, ăn trưa cho toàn công nhân miễn phí. Tuy nhiên thu nhập bình quân tại công ty vẫn chưa cao so với các công ty khác, chỉ đạt 2.200.000 đồng/ người/ tháng.

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP VƯỢT RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG MAY MẶC XUẤT

KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY CP MAY HỒ GƯƠM TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1. Các kết luận và phát hiện vấn đề vượt rào cản môi trường đối với hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ của công ty CP may Hồ Gươm

4.1.1. Những thành công trong việc vượt rào cản môi trường sản phẩm may mặc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty CP may Hồ Gươm

Về đặc tính, chất lượng sản phẩm:

Doanh nghiệp đã tìm hiểu và nhận dạng được các rào cản môi trường cơ bản đối với sản phẩm may mặc tại thị trường Hoa Kỳ . Điều này làm tăng tính chủ động trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn mới. Minh chứng với sự thay đổi của Luật bảo vệ người tiêu dùng CPSIA được sửa đổi năm 2008 và có hiệu lực 2010, doanh nghiệp đã nhanh chóng tiếp cận những thông tin chi tiết để chủ động đáp ứng các yêu cầu mới do phía Hoa Kỳ đưa ra.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do những rào cản mới nhưng May Hồ Gươm đều đã rất chủ động và cải tiến chất lượng sản phẩm bằng nhiều biện pháp khác nhau từ việc kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo đúng chất lượng yêu cầu, đổi mới công nghệ may mặc. Qua khảo sát cho thấy, doanh nghiệp đang đầu tư nhập các dây chuyền may và các thiết bị phục vụ ngành may hiện đại nhằm tăng năng suất lao động.

Công ty cũng đã quan tâm hơn trong việc thực hiện thử nghiệm chất liệu đầu vào đảm bảo không chứa các chất độc hại mà Hoa Kỳ cấm sử dụng.

Về quá trình sản xuất

Công ty đã xây dựng và được cấp 2 chứng chỉ ISO 9001:2000 và SA 8000; và đang tiến hành xây dựng chứng chỉ ISO 14000.

Công ty cũng đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn về môi trường theo các yêu cầu riêng của từng đối tác Hoa Kỳ lớn như Target Corporation, Columbia, Disney, Walmart…

May Hồ Gươm luôn nỗ lực hết mình để tạo ra môi trường làm viêc tốt nhất cho công nhân. Mặc dù vẫn còn bị động phụ thuộc vào các yêu cầu của khách hàng về các chứng chỉ nhưng doanh nghiệp đã quan tâm, đầu tư thực sự để cải thiện môi trường làm việc, đời sống sinh hoạt của người lao động thông qua việc cải tiến máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, các cấp lãnh đạo doanh nghiệp đã đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người lao động để ngày càng tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, để người lao động an tâm sống với nghề và giúp doanh nghiệp ổn định được lực lượng lao động.

Về bao gói, nhãn mác sản phẩm:

Về cách ghi nhãn và dán nhãn nhìn chung May Hồ Gươm đã nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản về nhãn mác, xuất xứ hàng hoá, đáp ứng được những yêu cầu đối tác Hoa Kỳ đề ra. Đó là thành công của công ty trong giai đoạn này vì trước đây, đối với phần lớn các doanh nghiệp may mặc Việt Nam vấn đề tem mác, xuất xứ của hàng hoá còn rất nhiều bỡ ngỡ gây khó khăn trong việc xuất khẩu sản phẩm.  Những kết quả đạt được của May Hồ Gươm trong thời gian qua

Thông qua việc thực hiện nghiêm ngặt các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, SA 8000… giúp May Hồ Gươm vẫn thu hút được khách hàng mới và ký được nhiều hợp đồng lớn trong tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay. Khách hàng từ các nước Âu, Mỹ, Nhật Bản đến với công ty ngày càng nhiều, trong đó có những tên tuổi lớn như: Target Stores, Lee, Catimini, South Pole,... Hơn nữa, ngoài những khách hàng gia công, công ty còn thu hút được rất nhiều khách hàng FOB uy tín, có quy mô và mạng lưới tiêu thụ toàn cầu như Mango, Walmart, Jack Wolskin, TChibo, Kmart…. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ có dấu hiệu tăng rõ rệt trở lại trong quý I đầu năm nay. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ quý I ước tính 46,79 tỷ đồng đạt khoảng 38,75% so với kim ngạch xuất khẩu năm 2011

May Hồ Gươm đang và tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế và dần chinh phục được người tiêu dùng nội địa.

4.1.2. Những vấn đề tồn tại, hạn chế trong việc vượt rào cản kỹ thuật sản phẩm may mặc XK sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty CP May Hồ Gươm .

Về chất lượng, đặc tính sản phẩm

Với quy định về tính an toàn của sản phẩm, nhiều sản phẩm vẫn còn nồng độ chì, formandehit và phalat trong sản phẩm may mặc của doanh nghiệp còn cao chưa đáp ứng hết được tiêu chuẩn khắt khe của Hoa Kỳ. Nhiều hệ thống luật cùng quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật nên doanh nghiệp cũng chưa nắm bắt được hết những chất nguy hại bị cấm cũng như quy trình đánh giá sự phù hợp theo quy định của Hoa Kỳ.

Với những quy định rất khắt khe của Luật cải thiện tính an toàn sản phẩm CPSIA 2008 nhằm vào chủ yếu là các sản phẩm dành cho trẻ em nên doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế là mẫu mã sản phẩm của hàng may mặc cho trẻ em chưa chú ý đến tiêu chuẩn an toàn tới từng chi tiết như các chi tiết về dây thắt, đai vùng cổ…

Về quá trình sản xuất

Đối với các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp chưa thực sự đáp ứng được các tiêu chuẩn này. ATVSLĐ và TNXHDN đối với đa số công nhân, đơn giản chỉ là sơ cấp cứu, phòng chống cháy nổ, quần áo bảo hộ lao động, đó là những hoạt động bề nổi. Hiểu biết và ý thức của CN về an toàn máy, điện, vệ sinh nhà xưởng… còn hạn chế. Do nhận thức còn chưa đầy đủ nên công nhân thiếu hiểu biết về những nguy cơ mất an toàn đối với sức khỏe của mình cũng như quyền lợi của bản thân đặc biệt trong việc thực hiện các chế độ chính sách lao động như thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, học nghề, thử việc, bảo hiểm xã hội….

Quy trình xử lý chất thải rắn của quá trình sản xuất tại công ty chưa thực sự triệt để. Vải vụn và bao bì của công ty được công ty môi trường đô thị xử lý chủ yếu bằng cách đốt và chon lấp đã gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh.

4.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại

- Doanh nghiệp chưa có đầy đủ thông tin cũng như chưa nhận thức một cách toàn diện về rào cản kỹ thuật cũng như luật pháp của Hoa Kỳ.

- Nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hàng may mặc không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm về nồng độ chất độc hại trong sản phẩm

- Cách đáp ứng các rào cản môi trường của doanh nghiệp mang tính đối phó nhiều hơn là phòng ngừa, luôn phải chạy theo yêu cầu của đối tác đưa ra.

- Nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế khiến khả năng đáp ứng rào cản của các doanh nghiệp không cao. Các trang thiết bị và cơ sở hạ tầng đầu tư cho các doanh nghiệp đã tốt hơn nhiều so với trước nhưng do đầu tư không đồng bộ nên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

- Việc hỗ trợ doanh nghiệp may mặc nâng cao nhận thức về vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội và sở hữu trí tuệ chưa được chính phủ quan tâm đúng mức. - Cơ cấu của tổ chức hiệp hội may mặc còn thiếu chặt chẽ, chưa phát huy hết hiệu quả hoạt động. Cụ thể là tuy Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của may mặc xuất khẩu Việt Nam nhưng hiệp hội vẫn chưa có bộ phận riêng chuyên thu thập và xử lý thông tin về thị trường này. Hoạt động của hiệp hội yếu vẫn là hoạt động trong nước và chưa có ảnh hưởng trên thị trường thế giới, chưa liên kết được với hiệp hội ở nước ngoài để thu thập thông tin.

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản dưới luật chưa đầy đủ như: + Quy định về áp dụng tiêu chuẩn về môi trường còn chung chung, chưa phù hợp với luật định thế giới.

+ Chế tài xử phạt các doanh nghiệp vi phạm tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường còn lỏng lẻo. Chính quyền địa phương chưa giám sát sâu sắc, nhiều vụ việc phải đợi đến lúc có kiến nghị của dân chúng mới bắt tay vào kiểm tra.

- Hiệp hội may mặc chưa thật sự liên kết được các thành viên với nhau, liên kết may mặc trong nước với các tổ chức nước ngoài để có cách đáp ứng tốt hơn đối với những rào cản kỹ thuật. Đồng thời hiệp hội chưa có cách xử lý các doanh nghiệp không tôn trọng quy định chung.

4.2. Định hướng vượt rào cản môi trường đối với hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới

Một số vấn đề đặt ra đối với việc vượt rào cản môi trường sản phẩm may mặc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của May Hồ Gươm trong thời gian tới:

- Tăng kim ngạch xuất khẩu may mặc sang thị trường Hoa Kỳ được xác định là mục tiêu trọng tâm của doanh nghiệp trong thời gian tới do đó việc vượt rào cản môi trường đối với sản phẩm này tại Hoa Kỳ có ý nghĩa hết sức quan trọng

- Với xu hướng gia tăng các rào cản trong đó có rào cản môi trường tại Hoa Kỳ chắc chắn sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp

- Những khó khăn cố hữu như nguyên liệu đầu vào, năng suất lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiếu trung tâm kiểm nghiệm chất lượng…của doanh nghiệp sẽ không thể giải quyết trong một thời gian ngắn do đó chưa thể tạo bước đột phá trong vượt rào cản môi trường tại thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn trước mắt được.

Do đó, định hướng phát triển của May Hồ Gươm trong thời gian tới được xác định như sau:

- Tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường. Đẩy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu hội nhập.

- Tập trung xử lý triệt để các nguồn ô nhiễm nước nghiêm trọng tại công ty. Triển khai xây dựng các hệ thống xử lý chất thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường. - Triển khai chương trình sản xuất sạch hơn, áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000.

4.3. Đề xuất các biện pháp vượt vượt rào cản môi trường đối với hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ

4.3.1. Kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào

Phần lớn nguyên liệu đầu vào của công ty đều nhập từ nước ngoài nên nhiều khi chất nhuộm vải và nguyên liệu sợi, vải, phụ liệu nhập khẩu này không đạt yêu cầu nồng độ formandehit, các amin thơm và nồng độ chì vượt quá mức cho phép.

Một phần của tài liệu Giải pháp vượt qua rào cản môi trường đối với hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty CP May Hồ Gươm (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w