1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội

29 356 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước với mục tiêu công nghiệphoá, hiện đại hoá, tiến tới dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,hiện nay, con người và nguồn nhân lực nguồn

Trang 1

Lí do chọn đề tài

Một trong những cơ sở, nền tảng quan trọng nhất để thực hiện chiến lược phát triển

đó là nguồn lực con người Trong sự nghiệp đổi mới đất nước với mục tiêu công nghiệphoá, hiện đại hoá, tiến tới dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,hiện nay, con người và nguồn nhân lực (nguồn lực con người) được coi là nhân tố quantrọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế nước ta.Lịch sử phát triển xã hội đã chứng minh rằng, trong mọi giai đoạn, con người là yếu tốđóng vai trò quyết định sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của xã hội Các nhà kinhđiển của chủ nghĩa Mác khẳng định rằng, sự phát triển của xã hội không phải do bất kỳmột lực lượng siêu nhiên nào, mà chính con người đã sáng tạo nên lịch sử của mình - lịch

sử xã hội loài người Nhận thức rõ vai trò to lớn của nguồn lực con người, trong côngcuộc đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì "dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnhđến nguồn lực con nguời, coi đó là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất cho sự phát triểnnhanh và bền vững của đất nước Phát triển con người Việt Nam toàn diện - đó cũngchính là động lực, là mục tiêu nhân đạo của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá màchúng ta đang từng bước tiến hành Bởi lẽ, người lao động nước ta ngày càng đóng vaitrò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong sự phát triển nền kinh tế

xã hội chủ nghĩa, thì chất lượng người lao động là nhân tố quyết định Nghị quyết Đại hộiĐại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng vàphát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi củacông cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Thực tiễn đã chứng tỏ rằng không có ngườilao động chất lượng cao, chúng ta không thể phát triển kinh tế, không thể đưa nước tathoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu Nhưng cũng chính vì nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế màchất lượng của người lao động nước ta chưa cao Để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này vàtạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, thì một nước còn đang ở tình trạng kém phát triển như nước ta không thể khôngxây dựng một chính sách phát triển lâu bền, có tầm nhìn xa trông rộng, phát triển conngười, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Vấn đề cốt lõi là ta phải thực hiện chiến lược

Trang 2

Giáo dục - Đào tạo nguồn nhân lực, phát triển con người đạt đến những giá trị phù hợpvới đặc điểm văn hoá và những yêu cầu mới đặt ra đối với con người Việt Nam để thựchiện quá trình đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cũng như xu hướngphát triển kinh tế xã hội chung trên toàn thế giới Vì vậy, trong bài tiểu luận này chúng ta

sẽ cùng nhau tìm hiểu về vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế, xã hội

1 Cơ sở lí luận về vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Nguồn nhân lực

Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạtđộng Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đếnmột mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động – con người

có sức lao động

“Nguồn lực con người” hay “nguồn nhân lực” là khái niệm được hình thành trongquá trình nghiên cứu, xem xét con người với tư cách là một nguồn lực là động lực của sựphát triển Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực

Xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm khác nhau vềnguồn nhân lực nhưng những khái niệm đều thống nhất nội dung cơ bản: Nguồn nhân lực

là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, con người với tư cách yếu tố cấu thành lựclượng sản xuất giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự pháttriển, không thể chỉ được xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng mà là sựtổng hợp của cả số lượng và chất lượng Không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi laođộng mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên,cải tạo xã hội

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người Nguồn lực đó được xem xét ở hai khíacạnh Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực Nguồn nhân lựcnằm trong bản thân con người, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người

Trang 3

và các nguồn lực khác Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể nguồn nhân lựccủa từng cá nhân con người Với tư cách là một nguồn nhân lực của quá trình phát triển,nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinhthần cho xã hội được biểu hiện là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhấtđịnh.

Ở nước ta khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi từ khi bắt đầu côngcuộc đổi mới Điều này được thể hiện rõ trong các công trình nghiên cứu về nguồn nhânlực Theo giáo sư viện sỹ Phạm Minh Hạc, nguồn lực con người được thể hiện thông qua

số lượng dân cư, chất lượng con người (bao gồm thể lực, trí lực và năng lực phẩm chất).Như vậy, nguồn nhân lực không chỉ bao hàm chất lượng nguồn nhân lực hiện tại mà cònbao hàm cả nguồn cung cấp nhân lực trong tương lai

Khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi ở các nước có nguồn kinh tếphát triển từ những năm giữa thế kỷ thứ XX, với ý nghĩa là nguồn lực con người, thể hiệnmột sự nhìn nhận lại vai trò yếu tố con người trong quá trình phát triển Nội hàm nguồnnhân lực không chỉ bao hàm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động,cũng không chỉ bao hàm về mặt chất lượng mà còn chứa đựng hàm ý rộng hơn

Trước đây, nghiên cứu về nguồn lực con người thường nhấn mạnh đến chất lượng

và vai trò của nó trong phát triển kinh tế xã hội Trong lý thuyết về tăng trưởng kinh tế,con người được coi là một phương tiện hữu hiệu cho việc đảm bảo tốc độ tăng trưởngkinh tế bền vững thậm chí con người được coi là nguồn vốn đặc biệt cho sự phát triển –vốn nhân lực.Về phương diện này Liên Hợp Quốc cho rằng nguồn lực con người là tất cảnhững kiến thức kỹ năng và năng lực con người có quan hệ tới sự phát triển kinh tế xãhội của đất nước Ngày nay, nguồn nhân lực còn bao hàm khía cạnh về số lượng, khôngchỉ những người trong độ tuổi mà cả những người ngoài độ tuổi lao động

Vì vậy, có thể định nghĩa “nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng conngười với tổng hòa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức tinh thần

Trang 4

tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy dộng vào quá trìnhlao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.”

1.1.2 Nguồn nhân lực chất lượng cao

Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm chỉ những người lao động cụ thể, cótrình độ lành nghề (về chuyên môn kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể , theo tiêuthức phân loại lao động về chuyên môn kỹ thuật nhất định (đại học, trên đại học, lao động

kỹ thuật lành nghề) có kỹ năng lao động giỏi và khả năng thích ứng nhanh với nhữngvới những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất kinh doanh, có sức khỏe vàphẩm chất tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đã được đàotạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất lao động, chất lượng và hiệuquả cao

1.1.3 Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượngnguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chúng để đáp ứng ngày càng tốt hơnnhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Phát triển nguồn nhân lực chính là nângcao vai trò của nguồn nhân lực con người trong sự phát triển kinh tế-xã hội, qua đó làmgia tăng giá trị của con người

1.1.4 Phát triển kinh tế-xã hội

Phát triển kinh tế-xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinhthần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ sản xuất nângcao chất lượng văn hóa Phát triển là xu thế chung, của từng cá nhân và của cả mọi ngườitrong quá trình sống

1.2 Vai trò của con người trong phát triển kinh tế - xã hội

1.2.1 Nguồn lực con người là động lực, mục tiêu của sự phát triển

Nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình, con người không thể trông chờ vào sự ban ơncủa tự nhiên mà còn phải tiến hành sản xuất, muốn sản xuất con người phải có nguồn lực

Trang 5

vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ v.v… và hợp thành các nguồn lực cho

sự phát triển, trong đó nguồn lực con người là yếu tố cách mạng và động nhất

Khi đề cập đến tính cách mạng của nguồn nhân lực là đề cập đến sự sáng tạo ranhững công cụ lao động, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng để thay thế cho hoạt động laođộng của con người, tạo ra những bước nhảy vọt trong kỹ thuật sản xuất, thể hiện khảnăng chế ngự, làm chủ và khai thác tự nhiên của con người

Khi đề cập đến khía cạnh động nhất của nguồn nhân lực là nói đến sự sáng tạo củacon người là vô tận, sự sáng tạo đó dẫn đến ngày càng giảm chi phí về nguồn lực conngười cho việc sản xuất sản phẩm, do đó làm gia tăng khả năng tăng năng suất lao động.Cần phải nhấn mạnh rằng, nguồn nhân lực là nguồn lực về con người, gắn liền vớicuộc sống con người vì vậy mới là động lực của sự phát triển Mặt khác, mục tiêu vàđộng lực của sự phát triển là hai phạm trù khác nhau song cùng nằm trong một chủ thể đó

là con người Điều đó chỉ rõ mâu thuẫn biện chứng và sự phức tạp trong lĩnh vực quản lýcon người mà các nhà quản lý tính đến

1.2.2 Yếu tố nguồn lực con người trong phát triển kinh tế - xã hội

Con người là nhân vật trung tâm của xã hội, là chủ thể chân chính sáng tạo ra mọigiá trị vật chất - tinh thần để phục vụ lại chính đời sống của mình Nhấn mạnh vai trò củacon người trong quá trình sản xuất Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Xã hội cócơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ lao động của con người”

Vai trò tổng quát, quyết định của con người

- Con người là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải,vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội

- Con người là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội

- Con người sáng tạo ra những giá trị văn hóa, tinh thần

Trang 6

1.2.3 Đóng góp của nguồn nhân lực Việt Nam trong phát triển kinh tế-xã hội

Nguồn lao động Việt Nam chính là một trong những yếu tố đóng góp thu hút vốnđầu tư, do Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, số lượng lao động lơn, chất lượng laođộng được cải thiện đáng kể, có khả năng nắm bắt được công nghệ hiện đại và tiến bộcủa thế giới Bên cạnh đó chi phí nhân công rẻ, đây thật sự là một thế mạnh rất lớn củalao động Việt Nam trong việc thu hút nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước

Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập với thế giới, nền kinh tế chúng ta đã lànền kinh tế thị trường, chính phủ đang kêu gọi nguồn vốn đầu tư nước ngoài, FDI chính

là nguồn vốn quan trọng cho sự tái đầu tư nền kinh tế, cũng như để làm gia tăng tích tụtài sản, mở rộng quy mô sản xuất, vơi sự gia tăng nguồn FDI trong các năm qua chính lànguyên nhân quan trọng của sự phát triển kinh tế rất cao của chúng ta trong các năm gầnđây và với những đóng góp của nguồn lao động như thế, chắc chắn các nhà đầu tư nướcngoài sẽ không bỏ qua thị trường Việt Nam

Bên cạnh đó khi nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao là một trong nhữngyếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là quá trìnhchuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng laođộng thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạocùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ranăng suất lao động xã hội cao Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu để phát triểnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạncông nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện phát triểnkinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trílực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước và phát triển bền vững Đảng ta đã xác định phải lấy việc phát huy chất lượngnguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững Nguồn nhân lựcchất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm phát triển bềnvững Tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 7

Với những đóng góp rất lớn cho nền kinh tế nước nhà, chúng ta thấy được tầm quantrọng của yếu tố lao động, qua đó cố gắng khắc phục những mặt hạn chế, từng bước hoànthiện cả về mặt số lượng lẫn chất lượng nguồn lao động, có như vậy nền kinh tế Việt Nammới từng bước đi lên.

Trang 8

2 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam

2.1 Số lượng (quy mô) nguồn nhân lực Việt Nam

Việt Nam có quy mô dân số lớn (khoảng hơn 90 triệu dân, xếp thứ 13 thế giới, thứ 3Đông Nam Á), tốc độ tăng trưởng cao (tỷ lệ tăng dân số cơ học của Việt Nam mỗi nămtương đương một tỉnh), cơ cấu dân số thuận lợi (hơn 60% trong độ tuổi lao động) để hìnhthành nguồn nhân lực phát triển kinh tế – xã hội

Lực lượng lao động nước ta hiện nay khoảng 52.207.000 người; hàng năm trungbình có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động

2.2 Chất lượng nguồn nhân lực

Việt Nam đang bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng, thời kỳ mà nhóm dân số trong

độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc

Bên cạnh đó, nước ta cũng đang phải đối mặt với xu hướng già hóa dân số trongtương lai gần Theo ý kiến của các chuyên gia, quá trình già hóa dân số của Việt Nam sẽđến nhanh hơn dự kiến.Theo dự báo, đến năm 2024, cả nước có 12.811.400 người caotuổi, chiếm tỷ lệ 13% trong tổng dân số, vượt tiêu chuẩn xã hội già hóa và đây sẽ là tháchthức lớn đối với nguồn nhân lực Việt Nam

Cơ cấu giới tính trẻ sơ sinh có biểu hiện mất cân đối nghiêm trọng, số trẻ sinh ra làcon thứ ba có xu hướng gia tăng, theo đó, nếu như năm 2015, tỉ số giới tính khi sinh tạinước ta là 112,8/100 thì trong 6 tháng năm 2016, tỉ lệ này đã đạt mức 113,4/100, tương

Trang 9

đương cứ 100 bé gái được sinh ra thì có hơn 113 bé trai cũng ra đời Các chuyên gia longại, nếu tỉ số giới tính tiếp tục gia tăng và ngày càng lan rộng như hiện nay thì vấn đề vềcân bằng giới của Việt Nam trong 20 – 25 năm sau là hết sức nghiêm trọng và ảnh hưởngkhông nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực.

Theo thống kê, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam chỉ đạt 164,4 cm, thấphơn 13 cm so với chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Chiều cao trung bình của nữthanh niên Việt Nam là 153,4 cm, thấp hơn 10,7 cm của WHO ( tính đến năm 2016) Nhưvậy, đã tăng thêm 2,1 cm và 1,1 cm trong 10 năm qua Nếu so với thời điểm trước "đổimới" năm 1996, chiều cao trung bình tăng thêm 4,4 cm và 3,4 cm ở hai giới

Không chỉ cải thiện chiều cao, cân nặng trung bình của người Việt ở nam và nữ cũng nhích lên hiện là 54 và 46 kg Trong vòng 25 năm qua, chỉ số này tăng thêm 3 kg (nam) và 1 kg (nữ)

Những con số này không chỉ phản ánh chiều cao, cân nặng của người Việt đang ởđâu trên bản đồ thế giới mà nó còn ảnh hưởng đến thể lực, trí tuệ, hình ảnh của cả mộtquốc gia, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển kinh tế của đất nước

Bảng chiều cao trung bình của Việt Nam so với một số quốc gia năm 2016

Quốc gia Chiều cao trung bình nam Chiều cao trung bình nữ Độ tuổi

Trang 10

và chỉ tương đương về sức nhanh, sự khéo léo và mềm dẻo Theo kết quả điều tra năm

2000 số người lao động không đủ tiêu chuẩn về cân nặng là 48,7%, số người suy dinhdưỡng là 28%, số phụ nữ thiếu máu là 40% Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổitheo chiều cao (tỷ lệ thấp còi) còn cao (năm 2005 l 26%), cao hơn nhiều so với các nướcTrung Quốc (17%), Philippin (11%) và Thái Lan (16%); và điều này sẽ còn tiếp tục tácđộng tiêu cực đến thể trạng và thể lực của người lao động trong tương lai

Như vậy tình trạng sức khoẻ người Việt Nam ở mức trung bình kém, điều này làmgiảm chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá củađất nước và giảm sức cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động thế giới.2.2.2 Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổthông không chỉ về lĩnh vực tự nhiên mà còn bao gồm cả lĩnh vực xã hội Ở một mức độcho phép nhất định nào đó thì trình độ văn hoá của dân cư thể hiện mặt bằng dân trí củamột quốc gia

Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ:

- Số lượng và tỷ lệ biết chữ

Trang 11

- Số lượng và tỷ người qua các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trunghọc, cao đẳng, đại hoc, trên đại học,…

Đây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhânlực cũng như trình độ phát triển của kinh tế xã hội

Tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi 15-50 toàn quốc là 97,3%, trong độ tuổi 15-35 là

98,5% Đây là số liệu được đưa ra trong hội nghị sơ kết 3 năm (2013-2015)

Về mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục, theo báo cáo, tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi 15-50 toàn quốc là 97,3% (cao hơn 1,3% so với mục tiêu Đề án), trong độ tuổi 15-35

là 98,5% (cao hơn 0,5% so với mục tiêu Đề án) Số người mới biết chữ tiếp tục học và không mù chữ trở lại là 83,9%

Đối với các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ tỷ lệ tương ứng với 94,6% và 97,0% Tính đến tháng 12.2015, 63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS

Kết quả học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cũng đạt được những thành tích đáng kể Số cán bộ, công chức, viên chức tham gia học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu, vị trí việc làm đạt 81,2%, cao hơn mục tiêu

đề ra 1,2%

Cụ thể hơn, cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 đạt 31,2%, bậc 3 đạt 9,9%; số công nhân lao động có kiến thức cơ bản về tin học và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và giao lưu văn hóa đạt 43,7%

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2015: Khối THPT đạt 93,42%, khối GDTX đạt 70,08%,bình quân chung là 91,58%

Số lượng nhân lực được tuyển để đào tạo ở các cấp tăng nhanh Điều này có thểđược xem như là một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực đào tạo nhân lực Theo số liệuthống kê sơ bộ năm 2013, số sinh viên đại học và cao đẳng là 2.058.922 người, số tốt

Trang 12

nghiệp là 405.900 người; số học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp là 421.705người

Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế:

- Chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng,miền, địa phương,… chưa đồng nhất, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xãhội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội

- Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ làcông cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực còn rất hạn chế Trong môi trường làmviệc có yếu tố nước ngoài, ngoại ngữ, hiểu biết văn hoá thế giới luôn là điểm yếu của laođộng Việt Nam

2.2.3 Trình độ chuyên môn kĩ thuật

Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về mộtchuyên môn, nghề nghiệp nào đó Đó cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyênnghiệp, chính quy Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật như:

- Số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo

- Cơ cấu lao động được đào tạo:

+ Cấp đào tạo

+ Công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn

+ Trình độ đào tạo (cơ cấu bậc thợ…)

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong toàn bộ lựclượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 17,9%, trong đó ở thành thị là 33,7%, gấp 3 lần tỷ lệnày ở khu vực nông thôn là 11,2%, phân theo giới tính tỷ lệ này là 20,3% đối với nam và15,4% đối với nữ; tỷ lệ nhân lực được đào tạo trình độ cao (từ đại học trở lên) trong tổng

Trang 13

số lao động qua đào tạo ngày càng tăng (năm 2010 là 5,7%, năm 2012 là 6,4%, sơ bộnăm 2013 là 6,9% )

Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, công nhân lành nghề vẫn còn rất thiếu so với nhucầu xã hội để phát triển các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, nhất là để tham gia vàochuỗi giá trị toàn cầu cũng như nâng cấp vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị đó

Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chuyênmôn cao có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành

và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp; vẫn cần có thời gian bổsung hoặc đào tạo bồi dưỡng để sử dụng hiệu quả Nhiều năm qua, chúng ta đã cảnh báo

về tình trạng sinh viên tốt nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng rất yếu cả về kiến thức,

kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, dẫn đến tình trạng thất nghiệp nhiều, năng suất lao độngthấp nhưng chưa có biện pháp tháo gỡ Cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo và cơ cấuvùng miền trong các lĩnh vực kinh tế ngày càng mất cân đối nghiêm trọng Hiện nay,quan niệm về chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực trong các khu vực kinh tế ở nước ta

đã lạc hậu so với quan niệm của nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam vẫn chỉ coi trọngbằng cấp, coi lao động có bằng cấp cao là chất lượng cao.Tỷ lệ đào tạo đại học, cao đẳng

so với trung cấp, công nhân kỹ thuật nghề là 7/3 dẫn tới thực trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.Sinh viên ra trường khó tìm được việc làm phù hợp, thiếu kỹ năng hòa nhập, làm việcnhóm, giao tiếp với nước ngoài, ứng dụng công nghệ thông tin

Mặc dù các khu công nghiệp, khu chế xuất luôn thiếu lao động, nhất là lao động cóchuyên môn kỹ thuật, nhưng do chất lượng lao động qua đào tạo thấp kém, nên nhiềudoanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không muốn nhận sinhviên, học sinh học nghề, làm cho tỷ lệ người lao động qua đào tạo, nhất là lao động cótrình độ từ cử nhân trở lên không có việc làm, hoặc phải làm trái với nghề được đào tạongày càng cao Những năm gần đây, khoảng 80% cử nhân mới ra trường không làm đúngnghề đào tạo, hàng trăm nghìn cử nhân phải xin làm công việc phổ thông; 60-70% sinhviên tốt nghiệp không kiếm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, số lao động có trình

Trang 14

độ cử nhân trở lên thất nghiệp tăng lên hàng năm Những tỷ lệ này không có chiều hướngsuy giảm.

2.3 Đánh giá vai trò của nguồn nhân lực Việt Nam:

2.3.1 Về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông vànhân lực chất lượng cao Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ

lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp Cái thiếu của Việt Nam hiện naykhông phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao

Nhận định của các chuyên gia trong nước: chất lượng nguồn nhân lực của ViệtNam thấp và có khoảng cách lớn với các nước trong khu vực

Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam: Việt Nam có quy mô dân số lớn (khoảng hơn

90 triệu dân, xếp thứ 13 thế giới, thứ 3 Đông Nam Á), tốc độ tăng trưởng cao (tỷ lệ tăngdân số cơ học của Việt Nam mỗi năm tương đương một tỉnh), cơ cấu dân số thuận lợi(hơn 60% trong độ tuổi lao động) để hình thành nguồn nhân lực phát triển kinh tế – xãhội

Với số lượng lao động lớn như vậy, Việt Nam có được một nguồn lao động dồidào, đáp ứng đủ lực lượng lao động trong tất cả các ngành nghề của xã hội Việt Nam cólực lượng lao động lớn (khoảng 52.207.000 người; hàng năm trung bình có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động), một mặt, tạo cơ hội cho nền kinh tế có bướcphát triển mạnh mẽ, mặt khác, tạo sức ép lớn về giải quyết việc làm và đào tạo nghềnghiệp

Lao động Việt Nam có truyền thống cần cù, chịu khó, chi phí nhân công vẫn ởmức hợp lý so với các nước trong khu vực (Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia,Singapore…) Điều này làm cho nguồn nhân lực Việt Nam được ưa chuộng hơn và cónhiều cơ hội để lao động sang các nước khác

Ngày đăng: 28/08/2017, 23:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w