1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự tăng trưởng kinh tế của việt nam hiện nay

46 880 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 521 KB

Nội dung

Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự tăng trưởng kinh tế của việt nam hiện nay

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA

MÁC- LÊNIN

  

ĐỀ TÀI:

VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI SỰ TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

GVHD:NGÔ VĂN DUẪN Lớp :DHTP4TCLT

Nhóm 3

TP.HCM , Ngày 27 tháng 11 năm 2010

Trang 3

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

MỤC LỤC MỤC LỤC 2

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3

3 Phương pháp nghiên cứu 4

4 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

PHẦN NỘI DUNG 5

I Khái quát về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triễn 5

1.1 Nguồn lực con người 5

1.2 Vai trò của nguồn lực con người đối với quá trình phát triễn 7

1.3 Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với sự phát triển nguồn nhân lực và nền kinh tế của nước nhận đầu tư 11

1.3.1 Mối quan hệ giữa chiến lược của các công ty xuyên quốc gia và sự phát triễn nguồn lực 11

1.3.2 Ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia đối với phát triễn nguồn lực .14

II Đặc điểm nguồn nhân lực của nước ta 16

2.1 Tình trạng chung về nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay 16

2.2 Thế mạnh và hạn chế về nguồn nhân lực ở nước ta 22

2.3 Nguyên nhân 25

III Những giải pháp cơ bản để phát huy vai trò nguồn nhân lực con người ở Việt Nam hiện nay 27

3.1 Tăng cường giáo dục và đào tạo 27

3.1.1 Một vài khái niệm 27

3.1.2 Mối quan hệ giữa nền kinh tế tri thức với đào tạo nhân lực trình độ cao 30

3.1.3 Nước ta tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao ở nước ngoài để chủ động tham gia nền KTTT 31

3.1.4 Một số ý kiến tham gia vào nền kinh tế tri thức 33

3.2 Đẩy mạnh chính sách y tế và chính sách chăm sóc sức khỏe cho nhân dân 35

3.3 Phát triển kinh tế xuất khẩu lao động 36

3.4 Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam 38

PHẦN KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang trên con đường phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH–HĐH) đất nước Việc đặt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước là tiêu chí hàng đầu thì một vấn đề không kém phần quan trọng và cần thiết là phát triển nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Bởi vì khi một đất nước nghèo nàn, lạc hậu thì cũng đồng nghĩa với đất nước đó sẽ là con nợ, sẽ lệ thuộc, và thậm chí có thể trở thành thuộc địa của những nước khác Vì thế, để phát triển kinh

tế thì chúng ta cần phát huy và tận dụng rất nhiều nguồn lực như: nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân lực, vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật – công nghệ (KHKT–CN) tiên tiến hiện đại…

2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Cùng với KHKT–CN và nguồn vốn thì nguồn nhân lực đóng vai trò quyếtđịnh đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội ở nước

ta Giáo dục - đào tạo (GDĐT) là cơ sở phát triển nguồn nhân lực, là conđường cơ bản để phát huy nguồn nhân lực Với những triển vọng tốt đẹp nềngiáo dục Việt Nam đang và sẽ đào tạo được nguồn nhân lực dồi dào, có đủ khảnăng và tâm huyết trong việc gìn giữ nền độc lập dân tộc cũng như xây dựngmột đất nước giàu mạnh Chính vì tầm quan trọng và mong muốn được tìmhiểu, học hỏi cũng như chia sẻ những hiểu biết nhỏ bé của mình mà chúng tôicùng đưa ra quyết định chọn đề tài: “Vai trò của nguồn nhân lực đối với sựphát triển nền kinh tế ở Việt Nam”

Bác Hồ của chúng ta đã từng nói rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồngcây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [Trích Hồ Chí Minh: Sách đãdẫn (Sđd), 1996, t.12, tr.212], hay V.I.Lênin đã khẳng định: “Lực lượng sảnxuất hàng đầu của nhân loại là công nhân, là người lao động” [V.I.Lênin: Sđd,

Trang 6

1977, t.38, tr.430] Một lần nữa lại nhấn mạnh tới vai trò của nguồn nhân lựcđối với sự phát triển bền vững của một đất nước cũng như của tất cả các quốcgia trên thế giới.

3 Phương pháp nghiên cứu

Bằng những phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp từ nhữngtài liệu quý báu mà chúng tôi đã tìm được kết hợp với phương pháp biện chứngduy vật…đã giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về môn học này, đặc biệt là vấn

đề về nguồn nhân lực cũng như vai trò của nó đối với sự tăng trưởng kinh tế ởViệt Nam ta

4 Phạm vi nghiên cứu

Chúng ta có thể nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng trongphạm vi một bài tiểu luận nhóm chúng tôi chỉ có thể trình bày ngắn gọn trongnhững gì đã được học

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài cho chúng ta hiểu rõ về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự pháttriễn kinh tế của Việt Nam hiện nay, từ đó có những biện pháp đào tạo thíchhợp nhằm phát triễn kinh tế của nước trong thời kì CNH- HĐH hiệ nay Đểhiểu rõ hơn chúng ta vào nội dung của bài

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

I Khái quát về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát

triển

1.1 Nguồn lực con người.

Việt Nam là nước có dân số đông và mật độ dân số thuộc loại cao trên thế

giới Dân số trung bình năm 2007 gần 85,2 triệu người, đứng hàng thứ 14 trên

thế giới với mật độ dân số trung bình 257 người/km2, cao hơn nhiều mức trung

bình của thế giới (47 người/km2) Điều này tạo ra tiềm năng lao động khá dồi

dào

TỔNG SỐ (ngàn

người) 29.412 33.030,6 37.609,6 42.526,9 44.171,9Phân theo loại

hình kinh tế

Ngoài nhà nước 25.996,7 29.977,5 33.881,8 37.814,7 39.468,8Khu vực có vốn

đầu tư nước

Dịch vụ 4.630,5 5.740,1 8.198,9 10.444,5 11.429,7Năm 2007, tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân đạt

số lượng 44,17 triệu người, chiếm 51,85% tổng dân số, trong đó tỷ trọng làm

Trang 8

việc trong khu vực nhà nước là 9%, ngoài nhà nước 89,4% và khu vực có vốnđầu tư nước ngoài 1,6% Về cơ cấu theo ngành kinh tế, hiện 54,6% làm việctrong nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, 19,6% trong nhóm ngànhcông nghiệp và xây dựng và 25,9% thuộc các ngành dịch vụ

Trong giai đoạn 1990-2007 tổng số lao động đã tăng thêm 14,8 triệu người,bình quân 870 ngàn người mỗi năm Cộng với tỷ lệ hưu trí, mỗi năm Việt Nam

có 1,3-1,5 triệu người bước vào độ tuổi lao động

Đặc điểm cơ bản của lao động Việt Nam là tỷ lệ lao động trẻ cao, có ý thức

kỷ luật, chăm chỉ, khả năng tiếp thu nhanh và ý thức gắn bó đối với công việc.Đây là lợi thế cạnh tranh của đất nước trong quá trình nỗ lực phát triển kinh tế.Trình độ học vấn của lực lượng lao động không ngừng được nâng cao Đếnnay tỷ lệ tốt nghiệp THCS và THPT đạt trên 60%, tỷ lệ đào tạo nghề tăng liêntục từ 21% năm 2003 lên 22,5% năm 2004, 25% năm 2005 và đến nay đạt gần30%, trong đó tổng số công nhân đã qua đào tạo công nhân kỹ thuật có bằngcấp đạt trên 3 triệu người Trong các vùng lãnh thổ, khu vực có tỷ lệ lực lượng

đã qua đào tạo nhiều nhất là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng (trên30%) Tuy vậy tỷ lệ này còn khá thấp so với các nước phát triển, ngoài ranguồn lao động chất lượng cao của Việt Nam còn rất thiếu Bên cạnh đó, tìnhtrạng thể lực của người Việt Nam thua kém so với các nước trong khu vực Chi phí lao động ở Việt Nam khá thấp so với mặt bằng chung của khu vực,đây là lợi thế cạnh tranh đáng kể Theo kết quả điều tra chính thức về lao động,tiền lương, thu nhập và năng suất lao động trong các loại hình doanh nghiệpthực hiện cuối năm 2005, mức lương bình quân hàng tháng của người lao độngtheo trình độ của người lao động là Đại học trở lên 2,49 triệu đồng, cao đẳng1,75 triệu đồng, trung học chuyên nghiệp 1,43 triệu đồng, sơ cấp 1,34 triệuđồng, công nhân kỹ thuật 1,32 triệu đồng và lao động chưa qua đào tạo 1,03triệu đồng Xét theo chức danh, đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn

và lao động trực tiếp đạt mức lương bình quân tháng như sau: trong doanh

Trang 9

nghiệp nhà nước tương ứng là 4,33 triệu, 1,51 triệu và 1,42 triệu đồng; trongcác doanh nghiệp ngoài nhà nước tương ứng là 3,07 triệu, 1,42 triệu và 1,16triệu đồng; trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tương ứng là12,00 triệu, 2,23 triệu và 1,39 triệu đồng Mức lương này tăng khoảng 10%mối năm Ở Việt Nam tình trạng tranh chấp lao động hiếm khi xảy ra Trongsuốt 15 năm trở lại đây kể từ khi Bộ Luật Lao động ra đời (1994) chỉ có chưatới 1.000 vụ đình công Nguyên nhân dẫn đến các cuộc đình công đa phần là

do không thực hiện đúng các cam kết về lương bổng và phúc lợi Việc bảo vệquyền lợi của người lao động rất được chú trọng ở Việt Nam

1.2 Vai trò của nguồn lực con người đối với quá trình phát triển

Đúng là trên thực tế ở nhiều quốc gia công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo

ra nhiều thành tựu khoa học không thể phủ nhận được Chẳng hạn việc sử dụngnăng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời đã làm giảm sự phụ thuộc của conngười vào nguồn năng lượng khoáng sản; sự ra đời của các vật liệu tổng hợpkhông những giúp con người giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên khôngtái sinh được mà cung cấp cho con người nguồn vật liệu mới có tính năng ưuviệt hơn và tái sinh được Nhờ phát minh con người sử dụng nguồn vật liệumới này mà con người đã có thể thu nhỏ máy tính điện tử xuống hàng vạn lần

về thể tích đồng thời tăng hiệu năng của nó lên hàng chục vạn lần so với bachục năm trước

Sự ra đời và xuất hiện các loại vật liệu mới đang ngày càng trở thành nhân tố

vô cùng quan trọng của sự phát triển sức sản xuất xã hội và tiến bộ khoa họccông nghệ Cùng với quá trình tự động hoá, tiến bộ khoa học công nghệ chothấy khả năng loài người sẽ tiến tới một xã hội của cải tuôn ra dào dạt

Còn ở Việt Nam thì sao?

Cho đến nay, Việt Nam vẫn thuộc loại những nước nghèo nhất thế giới,nền kinh tế vẫn ở tình trạng lạc hậu, còn mang tính chất tự cấp, tự túc, đất nước

Trang 10

chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, lạm phát còn ở mức cao, sản xuấtchưa ổn định, tình hình mất cân đối vẫn nghiêm trọng, bội chi ngân sách cònlớn, tốc độ tăng dân số cao, lao động thất nghiệp hoặc không đủ việc làm ngàycàng tăng (6,28% dân số thành thị thất nghiệp), đời sống nhân dân còn nhiềukhó khăn; tổng sản phẩm quốc dân (GDP) tính theo đầu người thuộc loại thấpnhất thế giới: 220USD năm 1993 và 428 USD năm 2001 thấp hơn Lào1700USD, Bangladesh 1410USD, Tháilan 5757USD, Malaysia 8513, ĐàiLoan 17495, tốc độ tăng bình quân chậm hơn nhiều nước trong khu vực Gắn liền với nền kinh tế đó là lối làm ăn tản mạn và tuỳ tiện của sản xuấtnhỏ Cùng với những thuyền thống tốt đẹp mà chúng ta đang kế thừa cũng cónhững truyền thống lạc hậu của người đã chết đang đè nặng lên vai người đangsống

Vì vậy muốn không bị tụt hậu xa hơn nữa, muốn ổn định mọi mặt để đi lên

và phát triển thì tất yếu phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoáVII (từ 24/11/1993 đến 1/12/1993) và Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm

kỳ (20-25/1/1994) đã xác định tới đây nước ta “chuyển dần sang một thời kỳphát triển mới, đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằmtạo thêm nhiều công ăn việc làm, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cảithiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Đây là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời giantới.”Chủ trương đó tiếp tục được hoàn thiện và có bước phát triển mới ở cácĐại hội VII,VIII,IX và trong nhiều Nghị quyết quan trọng của Trung ương.Song dựa vào đâu để đảm bảo việc thực hiện nó cho thật hiệu quả và khôngphải trả giá quá đắt thì lại không dễ dàng; bởi vì từ chỗ thấy được tính tất yếunếu không cẩn thận lại dễ sa vào duy ý chí như đã từng xảy ra trước đây hoặctrái lại nếu chỉ thấy khó khăn, bất lợi, thiếu điều kiện rồi cam chịu tụt hậu thìlại là một tai họa

Trang 11

Như vậy cũng có nghĩa là chúng ta đã để lại cho thế hệ tương lai một cáigánh quá nặng và sẽ có tội rất lớn đối với những ai đã hy sinh xương máu cho

sự nghiệp giải phóng dân tộc bảo vệ đất nước

Nhưng nếu chỉ có như vậy thì tại sao lại phải đề cập đến vấn đề con người?Liệu có phải con người đang giữ một vai trò gì đó trong sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, và hơn thế nữa phải chăng đó là một vai trò quantrọng, quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới này?

Trước hết có thể nói rằng xã hội loài người tồn tại và phát triển dựa vào hainguồn tài nguyên là: thiên nhiên và con người Cái quý nhất trong nguồn tàinguyên con người là trí tuệ Theo quan niệm cổ điển, mọi nguồn tài nguyênthiên nhiên đều có hạn và đều có thể bị khai thác cạn kiệt Song, sự hiểu biếtcủa con người đã, đang và sẽ không bao giờ chịu dừng lại, nghĩa là nguồn tàinguyên trí tuệ không có giới hạn Tính vô tận của nguồn tiềm năng trí tuệ lànền tảng để con người nhận thức tính vô tận của thế giới vật chất, tiếp tụcnghiên cứu những nguồn tài nguyên thiên nhiên còn vô tận nhưng chưa đượckhai thác và sử dụng, phát hiện ra những tính năng mới của những dạng tàinguyên đang sử dụng hoặc sáng tạo ra những nguồn tài nguyên mới vốn không

có sẵn trong tự nhiên, nhằm phục vụ cho sự phát triển của xã hội trong nhữngđiều kiện mới Bởi vậy có thể nói, trí tuệ con người là nguồn lực vô tận của sựphát triển xã hội

Đồng thời, nguồn lực phát triển của xã hội, trước hết và quan trọng hơn cảcũng chính là con người- nguồn tiềm năng sức lao động Con người đã làm nênlịch sử của chính mình bằng lao động được định hướng bởi trí tuệ đó Ta đãbiết rằng, “tất cả cái gì thúc đẩy con người hoạt động đều tất nhiên phải thôngqua đầu óc của họ”(1), tức là phải thông qua trí tuệ của họ Trước tiên, nhữngnhu cầu về sinh tồn đã thúc đẩy con người hoạt động theo bản năng như bất kỳmột động vật nào khác Nhưng rồi “bản thân con người bắt đầu tự phân biệtvới súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của

Trang 12

mình- đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định” (2) Sựkhác biệt căn bản về mặt “tổ chức cơ thể” giữa con người và con vật chính là

bộ óc và đôi bàn tay Bộ óc điều khiển đôi bàn tay, nghĩa là bằng trí tuệ (bộ óc)

và lao động (đôi bàn tay) con người đã tiến hành hoạt động biến đổi tự nhiênlàm nên lịch sử xã hội, đồng thời trong quá trình đó đã biến đổi cả bản thânmình

Cho đến khi lực lượng sản xuất phát triển, đánh dấu bởi những phát minhkhoa học, những công nghệ hiện đại thì trí tuệ con người vẫn có sức mạnh ápđảo Những tư duy máy móc, trí tuệ nhân tạo dù rộng lớn đến đâu, dù dướihình thức hoàn hảo nhất cũng chỉ là một mảng cực nhỏ, một sự phản ánh rấttinh tế thế giới nội tại của con người, chỉ là kết quả của quá trình phát triểnkhoa học kinh tế, của hoạt động trí tuệ của con người Mọi máy móc dù hoànthiện, dù thông minh đến đâu cũng chỉ là kẻ trung gian cho hoạt động của conngười Do đó con người luôn luôn đã và vẫn là chủ thể duy nhất của mọi hoạtđộng trong xã hội

Thực tiễn ngày nay càng khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm củaMác về vị trí vai trò không gì thay thế được của con người trong tiến trình pháttriển của lịch sử nhân loại, của xã hội loài người Bản thân sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá mà chúng ta đang từng bước thực hiện với nhữngthành công bước đầu của nó cũng ngày càng đòi hỏi mỗi chúng ta phải nhậnthức sâu sắc “những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố conngười”, thấy rõ vai trò của con người trong chiến lược phát triển kinh tế xã hộitrên thực tế và trong quan niệm của mỗi chúng ta, con người ngày càng thểhiện rõ vai trò là “chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và vănhoá, mọi nền văn minh của các quốc gia”

Bởi vậy, để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướctheo định hướng XHCN và đưa sự nghiệp cách mạng lớn lao đó đến thànhcông ở một nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu như nước ta, chúng ta không

Trang 13

thể không phát triển con người Việt Nam, nâng cao đội ngũ những người laođộng nước ta lên một tầm cao chất lượng mới Nhận định này đã được khẳngđịnh trong nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng: “Nângcao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam lànhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.Nhận định này tiếp tục được khẳng định và có bước phát triển mới ở Đại hội

IX và nhiều Nghị quyết quan trọng của Trung ương

1.3 Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với sự phát triển

nguồn nhân lực và nền kinh tế của nước nhận đầu tư.

1.3.1 Mối quan hệ giữa chiến lược của các công ty xuyên quốc gia và sự phát triển nguồn lực.

Nhân tố con người đóng vai trò then chốt trong mọi sự phát triển Mỗi công

ty muốn phát triển phải có một bộ máy lãnh đạo tốt, tài tình, hiệu quả và lựclượng lao động có tay nghề Một công ty có thể mua được công nghệ máy móctốt nhưng nếu không có người vận hành và không biết sử dụng thì công nghệ

đó cũng không có giá trị Nhận thức được tầm vai trò của nguồn lực trong sựphát triển, Các công ty xuyên quốc gia luôn đề ra những chính sách phát triểnnguồn lực song song cùng với những chiến lược phát triển của mình

Thật vậy, chiến lược phát triển nguồn lực của các công ty xuyên quốc gialuôn gắn liền với chiến lược phát triển chung của công ty Mỗi một chiến lượcphát triển khác nhau sẽ có sự đầu tư khác nhau đối với nguồn lực Khác với cáccông ty nội địa, các công ty xuyên quốc gia phân bổ nguồn lực của mình trênquy mô quốc tế theo sự phân công lao động giữa các chi nhánh Sự phân bổ laođộng tại các chi nhánh theo trình độ cao thấp, số lượng nhiều ít lại tuỳ vàochiến lược phát triển chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia Ví dụ một sốchiến lược phát triển cụ thể như sau:

Trang 14

Chiến lược độc lập: Hoạt động của các chi nhánh tại chính quốc chỉ nhằm

phục vụ thị trường nội địa và một số thị trường lân cận chứ không có mục đíchxuất khẩu Để đáp ứng nhu cầu của các thị trường khác thì các công ty xuyênquốc gia lại thành lập các chi nhánh và tiến hành các hoạt động tương tự Vớicách làm như vậy các các công ty xuyên quốc gia tạo ra một lượng lớn công ănviệc làm cho người lao động tại các nước mà nó có chi nhánh Tuy nhiên, mức

độ đào tạo của các công ty xuyên quốc gia cho lực lượng lao động còn hạn chế.các công ty xuyên quốc gia thường tiến hành các hoạt động R&D tại công ty

mẹ và không chuyển giao những công nghệ hàng đầu cũng như kỹ năng tiêntiến nhất cho nước chủ nhà

Chiến lược hợp nhất giản đơn: Khác với chiến lược trên, trong chiến lược

này, các công ty xuyên quốc gia thường phân công cho mỗi chi nhánh đảmnhận một khâu hoặc một công đoạn nào đấy trong dây truyền gia tăng giá trịcủa mình Các công ty mẹ không áp dụng cách thức giống nhau tại các chinhánh như trong

“chiến lược độc lập” Các chi nhánh chỉ thực hiện một hoặc một số hoạtđộng nhằm cung cấp cho một sản phẩm đầu vào cho công ty mẹ dựa vào lợithế của nước chủ nhà Trong chiến lược này không có sự lặp lại cơ cấu tổ chứclao động của công ty mẹ tại các chi nhánh mà chỉ có một cơ cấu bổ xung chocông ty mẹ trong toàn hệ thống Do đó, số lượng và chất lượng lao động tại cácchi nhánh rất khác nhau và phụ thuộc vào chiến lược thu hút các công ty xuyênquốc gia cũng như những lợi thế cạnh tranh của nước chủ nhà Những nước cónhiều tiềm năng đem lại lợi ích cho các công ty xuyên quốc gia thì các công tynày sẽ đầu tư vào nhiều và cũng sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.Trình độ lao động tại các nước lại tuỳ thuộc vào nội dung hoạt động của chinhánh do các công ty xuyên quốc gia quyết định dựa trên cơ sở xem xét lợi thếcủa địa phương kết hợp với chiến lược của các công ty đó Ví dụ các công tyxuyên quốc gia muốn khai thác lợi thế về nguồn lao động rẻ thì việc làm tạo ra

Trang 15

chủ yếu ở trình độ thấp Trường hợp này thường xảy ra tại các nước đang pháttriển Ngược lại, nếu mục tiêu của các công ty xuyên quốc gia là phát triểnnhững hoạt động có trình độ cao, phát triển những ngành có hàm lượng khoahọc kỹ thuật cao thì chúng lại chủ yếu đầu tư vào các nước phát triển hoặc tiếnhành tại các quốc gia mà công ty mẹ đặt trụ sở Trên cơ sở này, việc làm tạo ra

là những việc làm yêu cầu kỹ năng và trình độ cao, tương ứng với mức lươngcao và trương trình đào tạo nâng cao cho người lao động

Chiến lược hợp nhất phức tạp: Trong chiến lược này, mỗi chi nhánh trong

hệ thống các công ty xuyên quốc gia chỉ chuyên sản xuất một sản phẩm hoặcmột bộ phận của sản phẩm có quan hệ tương thích với sản phẩm của các chinhánh khác trong mạng lưới sản xuất quốc tế hợp nhất trên quy mô khu vựchoặc toàn cầu Với chiến lược này các công ty xuyên quốc gia nhằm tối đa hoáhiệu quả của hệ thống sản xuất quốc tế của mình Do đó, khối lượng lao độngtrong toàn bộ hệ thống sẽ giảm tới mức tối thiểu Số lượng việc làm tạo ra tạimỗi chi nhánh phụ thuộc vào chức năng của chi nhánh trong hệ thống Do tínhtích hợp sâu giữa các hoạt động của các chi nhánh trong toàn bộ hệ thống đòihỏi mức tương đồng tương đối của lực lượng lao động giữa các chi nhánh Như vậy, quy mô và chất lượng lao động mà các công ty xuyên quốc giatạo ra hoàn toàn phụ thuộc vào động cơ, chiến lược của các công ty xuyênquốc gia Mỗi chiến lược phát triển này cũng lại thay đổi khi có sự biến độngcủa môi trường kinh doanh quốc tế Điều đó sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cơcấu tổ chức nguồn lao động Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá đang làm giatăng áp lực đối với các công ty xuyên quốc gia và làm cho công ty này thườnglựa chọn chiến lược “hợp nhất phức tạp” Tuy nhiên, dù có áp lực nào thì cáccác công ty xuyên quốc gia vẫn đóng góp lớn vào việc tạo công ăn việc làm vànâng cao trình độ lao động

1.3.2 Ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia đối với phát triển nguồn lực.

Trang 16

Các các công ty xuyên quốc gia tác động đối với phát triển nguồn lực vàtạo việc làm qua hai cách trực tiếp và gián tiếp Các trực tiếp là thông qua các

dự án các công ty xuyên quốc gia góp phần tạo ra một khối lượng công việckhổng lồ

Cách gián tiếp là các công ty xuyên quốc gia đã tạo ra nhiều cơ hội choviệc phát triển nguồn lực

Là những công ty có quy mô lớn nên nhu cầu về lao động của các các công

ty xuyên quốc gia cũng rất lớn Thông qua việc thiết lập các chi nhánh ở nướcngoài các công ty xuyên quốc gia đã trực tiếp tạo ra một khối lượng đáng kểviệc làm cho các nước tiếp nhận đầu tư Một cách gián tiếp các công ty xuyênquốc gia cũng tạo ra một khối lượng lớn việc làm thông qua việc liên doanhvới các đơn vị khác để cùng phát triển Thông qua việc liên kết với các nhàcung cấp, các nhà phân phối từ đó mở rộng phạm vi hoạt động của những đơn

vị này và chính những đơn vị này lại tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm chongười lao động

Như vậy, các công ty xuyên quốc gia làm tăng khối lượng việc làm trên thếgiới, bao gồm tăng việc làm ở cả chính quốc và ở nước chủ nhà Với gần77.000 công ty mẹ và 900.000 chi nhánh trên toàn thế giới các các công tyxuyên quốc gia là nguồn việc làm khổng lồ cho lực lượng lao động thế giới

Số liệu cụ thể như sau:

Số lượng lao động của các chi nhánh nước ngoài

(Nguồn: UNCTAD, World Investment report 2006)

Như vậy, số lượng lao động làm việc tại các chi nhánh nước ngoài liên tụctăng lên Nếu như năm 1982 chỉ có 19,537 triệu lao động làm việc trong cácchi nhánh của các công ty xuyên quốc gia tại nước ngoài thì đến năm 2005 con

Trang 17

số này là 62,092 triệu lao động, tức tăng gấp 3 lần so với năm 1982 Cũngtheo Báo cáo Đầu Tư thế giới của UNITED NATIONS CONFE-RENCE ONTRADE AND DEVELOPMENT ( UNCTAD ) năm 2004 thì tỷ lệ lao độnglàm việc tại các chi nhánh nước ngoài cũng chiếm phần lớn trong tổng cơ cấulao động của các công ty mẹ Chẳng hạn, hãng General Electric của Mỹ có307.000 nhân viên thì trong đó có 142.000 nhân viên tại các chi nhánh,Siemens AG của Đức có 430.000 nhân viên trong đó có 266.000nhân viên làmviệc tại các chi nhánh, IBM của Mỹ có 329.000 nhân viên trong đó có 175.832nhân viên làm việc tại các chi nhánh, Nissan của Nhật có 183.000 nhân viêntrong đó có 112.530 nhân viên làm việc tại các chi nhánh Như vậy, tỷ lệ laođộng tại các chi nhánh nước ngoài của các hãng Siemens AG, Nissan, IBM,General Electric lần lượt là 62%, 61%, 53%, và 44%

Tại nhiều nước các chi nhánh nước ngoài đóng vai trò sống còn trong việctạo ra việc làm cho người lao động Tại Singapore, số người làm cho các chinhánh nước ngoài chiếm trên 50% tổng số lao động trong các ngành sản xuất,tại Ấn Độ, chỉ riêng số người làm trong ngành công nghệ phần mềm đã giảiquyết 5 triệu việc làm cho nước này

II Đặc điểm nguồn nhân lực của nước ta.

Trang 18

2.1 Tình trạng chung về nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.

Nhận thức về nguồn nhân lực của Việt Nam đang còn có những ý kiến khácnhau Trên phương tiện thông tin đại chúng, người ta thường nói đến thế mạnhcủa Việt Nam là nguồn nhân công rẻ mạt và kêu gọi các nhà đầu tư hãy đầu tưvào Việt Nam vì Việt Nam có nguồn nhân công rẻ mạt Tại sao lại nói nhưvậy? Một số người chưa đánh giá đúng về nguồn nhân lực của Việt Nam Quanđiểm chỉ đạo về vấn đề này cũng chưa rõ ràng Khả năng để tổ chức khai thácnguồn nhân lực còn bất cập Vì vậy, để nghiên cứu nó, phải tìm hiểu xemnguồn nhân lực ở Việt Nam xuất phát từ đâu và đang ở trong tình trạng nào?

Nguồn nhân lực từ nông dân:

Tính đến nay, số dân của cả nước là 84,156 triệu người, trong đó, nông dânchiếm khoảng hơn 61 triệu 433 nghìn người, bằng khoảng 73% dân số của cảnước Số liệu trên đây phản ánh một thực tế là nông dân nước ta chiếm tỷ lệcao về lực lượng lao động xã hội Theo các nguồn số liệu mà tôi thống kêđược, hiện nay, cả nước có khoảng 113.700 trang trại, 7.240 hợp tác xã nông,lâm nghiệp, thủy sản; có 217 làng nghề và 40% sản phẩm từ các ngành, nghềcủa nông dân được xuất khẩu đến hơn 100 nước Như vậy, so với trước đây,nông thôn nước ta đã có những chuyển biến tích cực

Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nông dân ở nước ta vẫn chưa được khaithác, chưa được tổ chức, vẫn bị bỏ mặc và từ bỏ mặc đã dẫn đến sản xuất tựphát, manh mún Người nông dân chẳng có ai dạy nghề trồng lúa Họ đều tựlàm, đến lượt con cháu họ cũng tự làm Có người nói rằng, nghề trồng lúa lànghề dễ nhất, không cần phải hướng dẫn cũng có thể làm được ở các nướcphát triển, họ không nghĩ như vậy Mọi người dân trong làng đều được hướngdẫn tỷ mỷ về nghề trồng lúa trước khi lội xuống ruộng Nhìn chung, hiện có tới90% lao động nông, lâm, ngư nghiệp và những cán bộ quản lý nông thôn chưađược đào tạo Điều này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong nông dâncòn rất yếu kém Sự yếu kém này đã dẫn đến tình trạng sản xuất nông nghiệp

Trang 19

nước ta vẫn còn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất theokiểu truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp Việc liên kết "bốn nhà" (nhà nước,nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) chỉ là hình thức bên ngoài

Tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, làm cho một bộ phận laođộng ở nông thôn dôi ra, không có việc làm Từ năm 2000 đến năm 2007, mỗinăm nhà nước thu hồi khoảng 72 nghìn ha đất nông nghiệp để phát triển côngnghiệp, xây dựng đô thị và rơi vào túi những ông có chức, có quyền ở địaphương, gây nên bất hợp lý trong chính sách đối với người nông dân

Chính vì nguồn nhân lực trong nông thôn không được khai thác, đào tạo,nên một bộ phận nhân dân ở nông thôn không có việc làm ở các khu côngnghiệp, công trường Tình trạng hiện nay là các doanh nghiệp đang thiếunghiêm trọng thợ có tay nghề cao, trong khi đó, lực lượng lao động ở nôngthôn lại dư thừa rất nhiều

Vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn Việt Nam đang rất đáng lo ngại.Nông dân ở những nơi bị thu hồi đất thiếu việc làm; chất lượng lao động thấp,nhưng cho đến nay, qua tìm hiểu, tôi thấy vẫn chưa được khắc phục có hiệuquả

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chính sách đối với nông dân, nôngthôn, nông nghiệp chưa rõ ràng

Nguồn nhân lực từ công nhân:

Về số lượng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có khoảng dưới 5 triệungười, chiếm 6% dân số của cả nước, trong đó, công nhân trong các doanhnghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, khoảng gần 2 triệu người, bằng khoảng 40%

so với lực lượng công nhân nói chung của cả nước; lực lượng công nhân củakhu vực ngoài nhà nước có khoảng 2,70 triệu, chiếm gần 60% Xu hướngchung là lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ngày càng ít

đi, trong khi đó, lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước ngày càngtăng lên Công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ công

Trang 20

nhân nói chung Trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật của công nhân còn thấp.

Số công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam có khoảng 150 nghìnngười, chiếm khoảng 3,3% so với đội ngũ công nhân nói chung ở Việt Nam

Số công nhân xuất khẩu lao động tiếp tục tăng, tuy gần đây có chững lại Từnăm 2001 đến năm 2006, Việt Nam đã đưa được gần 375 nghìn người lao động

đi làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, tăng gấp 4 lần so với thời kỳ1996-2000 (95 nghìn người) Hiện nay, lao động Việt Nam làm việc tại nướcngoài có khoảng 500 nghìn người, làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổvới hơn 30 nhóm ngành nghề

Vì đồng lương rẻ mạt, công nhân không thể sống trọn đời với nghề, màphải kiếm thêm nghề phụ khác như đi làm xe ôm trong buổi tối và ngày nghỉ,làm nghề thủ công, buôn bán thêm, cho nên đã dẫn đến tình trạng nhiều ngườivừa là công nhân, vừa không phải là công nhân Trong các ngành nghề củacông nhân, tỷ lệ công nhân cơ khí và công nghiệp nặng còn rất thấp, khoảng20% trong tổng số công nhân của cả nước, trong khi đó, công nhân trong cácngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm lại chiếm tỷ lệ cao, khoảng 40%

Sự già đi và ít đi của đội ngũ công nhân Việt Nam đã thấy xuất hiện Với tìnhhình này, công nhân khó có thể đóng vai trò chủ yếu trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Về mặt chính trị, thực chất, công nhân ViệtNam chưa có địa vị bằng trí thức, công chức, viên chức, rất khó vươn lên vị tríchủ đạo trong đời sống xã hội và trong sản xuất, kinh doanh

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sự quan tâm chưa đầy đủ vàchưa có chính sách có hiệu quả trong việc xây dựng giai cấp công nhân

Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức:

Nếu tính sinh viên đại học và cao đẳng trở lên được xem là trí thức, thì độingũ trí thức Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh Riêng sinh viênđại học và cao đẳng phát triển nhanh: năm 2000, cả nước có 899,5 nghìnngười; năm 2002: 1.020,7 nghìn người; năm 2003: 1.131 nghìn người; năm

Trang 21

2004: 1.319,8 nghìn người Năm 2005: 1,387,1 nghìn người; năm 2006 (mớitính sơ bộ: prel): 1,666, 2 nghìn người,… Cả nước đến nay có 14 nghìn tiến sĩ

và tiến sĩ khoa học; 1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có trình

độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảngviên đại học, cao đẳng, trong đó có 49% của số 47.700 có trình độ thạc sĩ trởlên, gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 11.200 giáo viên dạynghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thông; gần 9.000 tiến sĩ được điều tra, thì

có khoảng 70% giữ chức vụ quản lý và 30% thực sự làm chuyên môn Đội ngũtrí thức Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 300 nghìn người trong tổng sốgần 3 triệu Việt kiều, trong đó có khoảng 200 giáo sư, tiến sĩ đang giảng dạytại một số trường đại học trên thế giới Số trường đại học tăng nhanh Tính đếnđầu năm 2007, Việt Nam có 143 trường đại học, 178 trường cao đẳng, 285trường trung cấp chuyên nghiệp và 1.691 cơ sở đào tạo nghề Cả nước hiện có

74 trường và khối trung học phổ thông chuyên với tổng số 47,5 nghìn học sinhtại 63/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 7 trường đại học chuyên Tỷ

lệ học sinh trung học phổ thông chuyên so với tổng dân số của cả nước đạt0,05%, còn chiếm rất thấp so với thế giới

Cả nước có 1.568/3.645 học sinh đọat giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốcgia trung học phổ thông năm học 2007-2008

Đầu năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã trình lên Thủ tướngChính phủ Việt Nam dự án đào tạo 20 nghìn tiến sĩ trong giai đoạn 2007-2020

ở cả trong nước và ngoài nước

Nhà nước đã dành một khoản ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo là76.200 tỷ đồng, chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 14,1% so vớithực hiện năm 2007

Bên cạnh nguồn nhân lực là trí thức trên đây, nguồn nhân lực là công chức,viên chức (cũng xuất thân từ trí thức) công tác tại các ngành của đất nước cũngtăng nhanh:

Trang 22

Tổng số công chức, viên chức trong toàn ngành xuất bản là gần 5 nghìnngười làm việc tại 54 nhà xuất bản trong cả nước (trung ương 42, địa phương12)

Tổng số nhà báo của cả nước là 14 nghìn phóng viên chuyên nghiệp vàhàng nghìn cán bộ, kỹ sư, nghệ sĩ, nhân viên làm việc trong các cơ quan báochí và hàng chục nghìn người khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động thamgia các công đoạn in ấn, tiếp thị quảng cáo, phát hành, làm việc tại 687 cơ quanbáo chí, hơn 800 báo, tạp chí, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình

Đội ngũ công chức, viên chức của ngành thuế Việt Nam hiện có gần 39nghìn người; ngành hải quan của Việt Nam là 7.800 người, ngành kho bạc là13.536 người

Tính đến tháng 6-2005, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sáchpháp luật của các cơ quan trung ương là 824 người, trong đó có 43 tiến sĩ luật(chiếm 5,22%), 35 tiến sĩ khác (chiếm 4,25%), 89 thạc sĩ luật (chiếm 10,08%),

43 thạc sĩ khác (chiếm 5,22%), 459 đại học luật (chiếm 55,70%), 223 đại họckhác (chiếm 27,06%), 64 người có 2 bằng vừa chuyên môn luật, vừa chuyênmôn khác (chiếm 7,77%),… Cả nước có 4.000 luật sư (tính ra cứ 1 luật sư trên

Bên cạnh sự tăng nhanh từ nguồn nhân lực trí thức, công chức, viên chức

đã dẫn ra trên đây, thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực

từ trí thức, công chức, viên chức còn quá yếu Có người tính rằng, hiện vẫn cònkhoảng 80% số công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan công quyềnchưa hội đủ những tiêu chuẩn của một công chức, viên chức như trình độchuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng

Trang 23

công việc Có 63% tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm,không ít đơn vị nhận người vào làm, phải mất 1-2 năm đào tạo lại Trong số37% sinh viên có việc làm, thì cũng không đáp ứng được công việc Bằng cấpđào tạo ở Việt Nam chưa được thị trường lao động quốc tế thừa nhận Năm

2007, số sinh viên tốt nghiệp đại học là 161.411 Theo ước tính, mỗi tấm bằngđại học, người dân bỏ ra 40 triệu đồng, còn nhà nước đầu tư khoảng 30 triệuđồng Như vậy, với tỷ lệ 63% số sinh viên ra trường chưa có việc làm, cho thấykinh phí đầu tư của sinh viên thất nghiệp (161.411 sinh viên x 63% x 70 triệu),

ít nhất thất thoát 7.117 tỷ đồng (trong đó, 4.067 tỷ đồng của dân và 3.050 tỷđồng của nhà nước)

Việt Nam có khoảng 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên Con số này

có thể nói tương đương với 2,6 triệu trí thức nước nhà

Nói tóm lại, nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức (trong đó cócông chức, viên chức) ở Việt Nam, nhìn chung, còn nhiều bất cập Sự bất cậpnày đã ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế Trong những năm đổi mới,kinh tế đất nước tuy có tăng từ 7,5 đến 8%, nhưng so với kinh tế thế giới thìcòn kém xa Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) và tập đoàn tài chínhquốc tế (IFC), công bố ngày 26-9-2007, kinh tế Việt Nam xếp thứ 91/178 nướcđược khảo sát

Có thể rút ra mấy điểm về thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam:

- Nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâmđúng mức, chưa được quy hoạch, chưa được khai thác, còn đào tạo thì nửa vời,nhiều người chưa được đào tạo

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫngiữa lượng và chất

Ngày đăng: 13/12/2015, 11:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Trang http://www.mpi- oda.gov.vn. Thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành của Bộ Kế hoạch Đầu tư Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành
9. Trang http://www.mpi- oda.gov.vn. Đánh giá việc thực hiện chiến lược KT- XH của Bộ Kế hoạch Đầu tư Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá việc thực hiện chiến lược KT- XH
1. Bộ Lao động Thương binh Xã hội 1/7/2002, Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm Khác
2. Bộ LĐ- TBXH, NXB Thống kê, 2001 và NXB Lao động- Xã hội , Hà Nội- 2003. Số liệu thống kê Lao động- việc làm 1996- 2000 và 2002 Khác
3. Khoa lý luận chính trị trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin Khác
4. Nguyễn Trọng Chuẩn, NXB chính trị quốc gia. Công nghiệp hoá ,hiện đại hoá ở Việt Nam – lý luận và thực tiễn Khác
5. Phạm Tất Dong . Định hướng phát triễn đội ngũ tri thức Việt Nam trong quá trình CNH,HĐH Khác
6. Phạm Minh Hạc , NXB chính trị quốc gia 1996. Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH Khác
7. Tổng cục Thống Kê 1995, 1996, 1997, 2000, 2002. Niên giám thống kê Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w