Bảng hỏi dành cho các bậc huynh có con em trong độ tuổi thanh, thiếu niên.

Một phần của tài liệu Thực trạng tội phạm gia tăng trong thanh, thiếu niên Việt Nam (Trang 27 - 32)

thiếu niên.

PHIẾU LẤY Ý KIẾN CỦA CÁC BẬC PHỤ HUYNH.

“ Thực trạng tội phạm gia tăng trong thanh, thiếu niên Việt Nam”.

Kính gửi ông (bà)!

Với mục đích đi sâu tìm hiểu thực trạng tội phạm gia tăng một cách nhanh chóng, cũng như nhằm tìm ra nguyên nhân và hậu quả để từ đó tìm ra giải pháp cho vấn đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các ông (bà) về “Thực trạng tội phạm gia tăng trong thanh, thiếu niên Việt Nam”. Thực hiện nhiệm vụ trên, chúng tôi đã thiết kế phiếu lấy ý kiến này và gửi đến các ông (bà) .Ông (bà) vui lòng trả lời đầy đủ các câu trong phiếu bằng cách đánh dấu X vào các ô vuông □ phù hợp với sự lựa chọn của mình,hoặc ghi ý kiến vào những chỗ trống(…).

Những ý kiến của ông (bà) là cơ sở quan trọng trong sự thành công của đề tài nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của tất cả mọi người. Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các ông (bà).

(Ông (bà) có thể không cần ghi tên hoặc địa chỉ, chúng tôi đảm bảo giữ bí mật mọi thông tin trong phiếu trả lời).

Thực trạng tội phạm gia tăng trong thanh, thiếu niên Việt Nam.

1. Gia đình ông (bà) có con em trong độ tuổi thanh, thiếu niên không? (Nếu chọn “có” ông (bà) vui lòng trả lời tiếp câu 3; câu 4. Nếu không thì bỏ qua những câu đó)

□ Có. □ Không.

2. Ông (bà) có quan tâm về vấn đề tội phạm đang gia tăng trong thanh, thiếu niên hay không?

□ Có. Tất nhiên là phải quan tâm rồi. □ Bình thường.

□ Tôi không quan tâm đến vấn đề đó lắm. Dù sao đó cũng không phải việc của mình.

3. Ông (bà) nghĩ gì và làm gì nếu phát hiện con em mình vi phạm pháp luật?

□ Chẳng gì cả vì con tôi chắc chắn không bao giờ làm thế.

□ Chắc sẽ rất thất vọng nhưng cũng đành bất lực. Con dại cái mang thôi.

□ Rất bực tức, xấu hổ. Tôi sẽ ngay lập tức dựng biện pháp nghiêm khắc để dạy dỗ nó.

□ Ý kiến khác.

4. Ông (bà) dành bao nhiêu thời gian để giám sát, quản lí con cái trong một ngày?

□ Tôi rất bận nên đành giao con cho người khác chăm sóc, dạy bảo. □ Không nhiều, để ra khoảng 1-2 giờ mỗi ngày quản lí con là được. □ Cũng tương đối. Buổi tối, sau khi hết giờ làm tôi thường để ý con cái nhiều hơn.

□ Tôi có thể giám sát con tôi cả 24/24.

5. Có ý kiến cho rằng: thanh, thiếu niên phạm tội là do sự nuông chiều thái quá của gia đình. Quan điểm của ông (bà)?

□ Không phải chứ? Con mình chứ có phải con người đâu. Không chiều nó thì chiều ai.

□ Cũng có thể. Vì còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng nữa mà.

□ Tôi không bao giờ chiều con mình cả. Thương cho roi cho vọt, chiều quá hóa hư.

6. Thanh thiếu niên lang thang, không gia đình có nguy cơ phạm tội cao.

□ Đúng thế. Đầu đường xó chợ lấy ai quản. □ Phần nhiều là thế.

□ Không đúng. Nhiều tội phạm là thanh, thiếu niên con nhà khá giả đấy chứ.

□ Ý kiến khác.

7. Thực tế gia đình ông (bà) có bao giờ xảy ra bất đồng hay mâu thuẫn, xích mích không?

□ Có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

□ Hiếm khi lắm.

□ Gia đình tôi rất đầm ấm, hòa thuận.

8. Ông (bà) nghĩ rằng những tác động về phía gia đình ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của thanh, thiếu niên?

□ Tôi nghĩ là như vậy. □ Không đúng như thế đâu.

□ Ý kiến của ông (bà):……….. 9. Ý kiến của ông (bà) về hiện tượng thanh, thiếu niên phạm tội?

□ Tôi thấy đó là chuyện bình thường. Ai cũng có nguy cơ trở thành tội phạm mà.

□ Tôi cảm thấy rất lo lắng về thực tế này.

□ Thực sự bất bình, tức giận về những hành vi phạm tội đó.

10. Tình hình an ninh quanh khu vực gia đình ông (bà) đang sống? □ Rất tốt.

11. Tỉ lệ thanh, thiếu niên phạm tội ở khu vực ông (bà) đang sống? □ 10-20 %. □ 20-40 %. □ 40-60 %. □ 60-80 %. □ 80% trở lên. □ Ý kiến khác.

12. Theo ông (bà), thanh, thiếu niên thường mắc như những tội danh như: □ Ma túy, mại dâm.

□ Trộm cắp, cố ý chiếm đoạt tài sản người khác. □ Cướp của, giết người.

□ Gây rối trật tự xã hội. □ Ý kiến khác.

13. Ông (bà) nghĩ các cơ quan chức năng đã thực sự vào cuộc? □ Tất nhiên là như vậy rồi. Đó là trách nhiệm của họ mà. □ Thỉnh thoảng thôi. Khi có phong trào thì họ mới hoạt động.

□ Tôi nghĩ là không. Nếu có thì đã không có tội phạm thanh, thiếu niên. □ Ý kiến khác.

14. Theo ông (bà), đâu là nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội của thanh, thiếu niên? (Có thể chọn nhiều đáp án)

□ Do thiếu thốn về mặt vật chất. □ Do thiếu thốn về mặt tinh thần.

□ Do bản tính hung hăng, thích thể hiện. □ Cơ chế quản lý, giáo dục chưa chặt chẽ. □ Do các yếu tố xã hội tác động.

15. Ý kiến của ông (bà) trong việc giải quyết vấn nạn xã hội này. ……… ……… ………

Xin cảm ơn những ý kiến đóng góp của ông (bà)!

Trên đây là những khái quát xoay quanh “Thực trạng tội phạm gia tăng trong thanh, thiếu niên Việt Nam”. Với trình độ của một sinh viên năm hai và với yêu cầu của một bản đề cương chi tiết mang tính chất cơ sở, em chỉ có thể đưa ra một số lĩnh vực bao quát nhất, tiêu biểu nhất để trình bày. Chính vì vậy bài làm không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em mong các thầy cô có thể góp ý, giúp em sửa chữa những khiếm khuyết để em hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất có thể. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô!

Một phần của tài liệu Thực trạng tội phạm gia tăng trong thanh, thiếu niên Việt Nam (Trang 27 - 32)