Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành ở Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát
Trang 1Mục lục
Chương 1.Cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành và nâng caohiệu quả kinh doanh lữ hành
1.1 Tổng quan về lữ hành và kinh doanh lữ hành 6 1.1.1 Khái niệm lữ hành và kinh doanh lữ hành 6 1.1.2 Các loại hình kinh doanh lữ hành 6
1.2.1 Định nghĩa doanh nghiệp lữ hành 7 1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp lữ hành 8 1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành 8
1.2.5 Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành 101.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành 11 1.3.1 Hiệu quả và hiệu quả kinh doanh 11
1.3.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành 161.3.4.Giải pháp định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành 26
Chương 2.Thực trạng hoạt động và hiệu quả kinh doanh lữhành tại Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát
2.1 Khái quát về Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 28 2.1.1 Sơ lược quát trình hình thành và phát triển của Công tyTNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát
28 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Du lịchvà Thương mại Hồng Phát
29 2.1.3 Nguồn vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạtđộng kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại HồngPhát
2.1.4 Môi trường và các lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHHDu lịch và Thương mại Hồng Phát
31 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty Du lịch vàThương mại Hồng Phát
35 2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành trong 3 năm 2003,2004, 2005 của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát
35 2.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành của Công 39
Trang 2ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phỏt
2.2.3 Cỏc biện phỏp mà Cụng ty TNHH Du lịch và Thương mạiHồng Phỏt sử dụng để phỏt triển hoạt động kinh doanh lữ hành
442.3.Cỏc nhõn tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Cụng tyTNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phỏt
462.4.Kết luận về hiệu quả kinh doanh của Cụng ty TNHH Du lịch vàThương mại Hồng Phỏt
Chương 3.Một số định hướng và giải phỏp nhằm nõng caohiệu quả kinh doanh lữ hành tại Cụng ty TNHH Du lịch vàThương mại Hồng Phỏt
3.1 Thị trường du lịch Việt Nam những năm gần đõy 49
3.2 Cỏc chiến lược, kế hoạch kinh doanh lữ hành của Cụng ty TNHHDu lịch và Thương mại Hồng Phỏt trong giai đoạn tới
3.3 Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tạiCụng ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phỏt
54 3.3.1 Nõng cao chất lượng bộ mỏy quản lý 55 3.3.2 Nâng cao chất lợng đội ngũ lao động 56 3.3.3 Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật 57
3.3.5 Xây dựng một chính sách thị trờng phù hợp 58 3.3.5 Áp dụng chính sách marketing hỗn hợp một cách linh hoạt 59
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Được mệnh danh là "Ngành CN không khói", ngành du lịch đang đónggóp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế không chỉ nước ta mà còn của rấtnhiều nước trên thế giới Với chủ trương "VN muốn làm bạn với tất cả các dântộc, các quốc gia", định hướng phát triển của Đảng và nhà nước trong giai đoạnsắp tới khẳng định "phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũinhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiệntự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử" Đây là cơ sở cho ngành dulịch phát triển làm đòn bẩy phát triển kinh tế các vùng miền trong cả nước.
Đón nhận thời cơ phát triển nhiều cá nhân đã bỏ vốn đầu tư xây dựngdoanh nghiệp kinh doanh trong đó có kinh doanh lữ hành Công ty TNHH Dulịch và Thương mại Hồng Phát là một trong số đó Hồng Phát mang đặc trưngcủa nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành loại vừa và nhỏ của VN hiện nay:
Trang 4như lượng vốn nhỏ, số lượng nhân viên ít, hệ thống quản lý đơn giản Nhưngkhông thể phủ nhận vai trò của chúng đối với sự phát triển ngành du lịch.
Trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh làđiều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp Vì vậy nghiên cứu và tìm ra lời giảicho bài toán nâng cao hiệu quả kinh doanh là rất cần thiết và cần thực hiệnthường xuyên liên tục.
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Du lịch và Thương mại HồngPhát, em nhận thấy rằng Hồng Phát luôn tìm cách phát triển kinh doanh lữhành sao cho tốt hơn Vì vậy em đã chọn đề tài " Một số giải pháp nâng cao hiệuquả kinh doanh lữ hành ở Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát".Mục đích nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hànhđể công ty có thể nghiên cứu và sử dụng.
Phương pháp nghiên cứu : luận văn sử dụng phương pháp phân tích sosánh áp dụng lý thuyết vào thực tế song vẫn đảm bảo tính logic.
Kết cấu luận văn gồm 3 chương
Chương 1 Cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành và nâng cao hiệu quả kinhdoanh lữ hành.
Chương 2.Thực trạng hoạt động và hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Côngty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát.
Chương 3 Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanhtại Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát.
Tuy nhiên do thời gian và kiến thức có hạn nên luận văn không thể tránhkhỏi có thiếu sót, em rất mong có được sự góp ý của các thầy cô và các bạn sinhviên để có cơ hội bổ xung kiến thức nhằm rút ra nhiều kinh nghiệm cho bảnthân.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Vũ Đức Minh, Tiến SĩNguyễn Nguyên Hồng đã góp ý sửa chữa và các anh chị ở Công ty TNHH Dulịch và Thương mại Hồng Phát đã cung cấp thông tin để em có thể hoàn thành
Trang 6Chương I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH1.1 Tổng quan về lữ hành và kinh doanh lữ hành
1.1.1 Khái niệm lữ hành và kinh doanh lữ hành1.1.1.1.Khái niệm lữ hành
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hoạt động lữ hành và để phân biệt chúngvới du lịch, chúng ta có thể hiểu theo hai cách dưới đây.
Theo nghĩa rộng: lữ hành bao gồm tất cả các hoạt động di chuyển của conngười cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó Theo cách hiểunày thì hoạt động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành, nhưng không phải tất cảcác hoạt động lữ hành đều là du lịch.
Theo nghĩa hẹp: lữ hành bao gồm toàn bộ các hoạt động liên quan đến việcxây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch, tức trong hoạt động dulịch bao gồm cả những hoạt động lữ hành.
Kinh doanh đại lý lữ hành: là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng kýnơi cư trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch củacác doanh nghiệp lữ hành, cung cấp các thông tin du lịch, tư vấn du lịch nhằmhưởng hoa hồng.
Trang 7Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam phân loại thì kinh doanh lữ hành bao gồm
hai loại: kinh doanh lữ hành quốc tế và kinh doanh lữ hành nội địa.
- Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc tổ chức đưa khách ra nước ngoài hoặcđưa khách từ nước ngoài vào nước sở tại.
- Kinh doanh lữ hành nội địa là việc tổ chức cho khách là công dân mọinước, những người cư trú tại một nước đi du lịch trong phạm vi lãnh thổnước đó.
1.2 Doanh nghiệp (công ty) lữ hành
1.2.1 Định nghĩa doanh nghiệp ( công ty) lữ hành
Qua từng giai đoạn, đã tồn tại khá nhiều định nghĩa khác nhau về doanhnghiệp (công ty) lữ hành xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau:
- Trong cuốn Từ điển quản lý du lịch, khách sạn và nhà hàng định nghĩaCông ty lữ hành là các pháp nhân tổ chức và bán các chương trình du lịch.- Ở Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa như sau: “Doanhnghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập đượcthành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, kí kết các hợp đồngdu lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho kháchdu lịch” ( Thông tư số 715/TCDL ngày 09/07/1994 của Tổng cục Du lịchthuộc nghị quyết 09/CP ngày 05/02/1994 của Chính phủ).
Trong giai đoạn hiện nay, nhiều công ty lữ hành có phạm vi hoạt động rộnglớn mang tính toàn cầu và trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của du lịch, cáccông ty lữ hành đồng thời sở hữu các tập đoàn khách sạn, các hãng hàng không,tàu biển, ngân hàng từ đó có thể nêu ra một định nghĩa tổng quát về công ty lữhành như sau:
Công ty lữ hành là một loại hình doanh nghiệp du lịch đặc biệt, kinh doanhchủ yếu trong các lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trìnhdu lịch trọn gói cho khách du lịch Ngoài ra công ty lữ hành còn có thể tiến hànhcác hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực
Trang 8hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu dulịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp (công ty) lữ hành
* Đối với khách du lịch:
- Khi mua các chương trình du lịch trọn gói đã tiết kiệm được cả thời gianvà chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp bố trí cho chuyếndu lịch của họ.
- Khách du lịch sẽ được thừa hưởng những tri thức và kinh nghiệm củachuyên gia tổ chức du lịch tại các công ty lữ hành, các chương trình vừaphong phú, hấp dẫn vừa tạo điều kiện cho khách du lịch thưởng thức mộtcách khoa học nhất.
- Một lợi thế khác là mức giá thấp của các chương trình du lịch Hơn nữacác công ty lữ hành giúp cho khách du lịch cảm nhận được phần nào sảnphẩm trước khi họ quyết định mua và thực sự tiêu dùng nó.
* Đối với các nhà cung ứng sản phẩm du lịch:
- Các công ty lữ hành cung cấp những nguồn khách lớn, ổn định và có kếhoạch Mặt khác trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa hai bên các nhà cungcấp đã chuyển bớt một phần rủi ro có thể xảy ra với các công ty lữ hành.- Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo,
khuyếch trương của các công ty lữ hành Đặc biệt đối với các nước đangphát triển, khi khả năng tài chính còn hạn chế thì mối quan hệ với cáccông ty lữ hành lớn trên thế giới là phương hướng quảng cáo hữu hiệu đốivới thị trường du lịch quốc tế.
1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp ( công ty ) lữ hành
* Chức năng: trong lĩnh vực hoạt động của mình, doanh nghiệp lữ hành thựchiện các chức năng môi giới, tổ chức sản xuất và khai thác.
Với chức năng môi giới, doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giữa cung và cầudu lịch, giữa khách du lịch và các nhà cung ứng cơ bản của hoạt động lữ hành
Trang 9với chức năng sản xuất, doanh nghiệp lữ hành thực hiện xây dựng các chươngtrình du lịch trọn gói phục vụ nhu cầu của khách Ngoài hai chức năng trên,doanh nghiệp lữ hành còn khai thác các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách nhưcác dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển
* Nhiệm vụ: Bên cạnh những chức năng trên thì doanh nghiệp lữ hành còn cóhai nhiệm vụ quan trọng là tổ chức các hoạt động trung gian và tổ chức cácchương trình du lịch trọn gói.
- Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ các sản phẩm của nhàcung cấp dịch vụ du lịch Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạothành mạng lưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ dulịch Trên cơ sở đó rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách giữa khách du lịchvà các cơ sở kinh doanh du lịch.
- Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói Các chương trình này nhằmliên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí,tham quan, nghỉ dưỡng thành một sản hẩm thống nhất, hoàn hảo, đápứng mọi nhu cầu của khách du lịch Các chương trình trọn gói sẽ xoá bỏtất cả những khó khăn, lo ngại của khách du lịch Đồng thời tạo cho sự antâm, tin tưởng vào sự thành công của chuyến du lịch.
1.2.4 Phân loại doanh nghiệp (công ty) lữ hành
Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp lữ hành Mỗi một quốc gia có mộtcách phân loại phù hợp với điều kiện thực tế của hoạt động du lịch Ở Việt Nam,căn cứ vào hoạt động kinh doanh chủ yếu, phạm vi hoạt động và quan hệ củadoanh nghiệp lữ hành với du lịch, có thể phân chia các doanh nghiệp lữ hànhthành 3 loại sau đây:
- Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: có trách nhiệm xây dựng, bán các chươngtrình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếpthu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nướcngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các chương
Trang 10trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói chocông ty lữ hành nội địa.
- Doanh nghiệp lữ hành nội địa có trách nhiệm xây dựng bán và tổ chứcthực hiện các chương trình du lịch trong nước, nhận uỷ thác để thực hiệncác chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệplữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam.
- Đại lí lữ hành: là doanh nghiệp lữ hành mà hoạt động chủ yếu là làmtrung gian cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế hoặc nội địa, tham giabán các chương trình du lịch, cung cấp thông tin và tư vấn du lịch nhằmhưởng hoa hồng, đồng thời thực hiện một hay nhiều công đoạn do cácdoanh nghiệp lữ hành uỷ thác.
1.2.5 Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành
Sự đa dạng trong nhu cầu của du khách là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự
phong phú, đa dạng của các sản phẩm cung ứng của doanh nghiệp lữ hành và từđó cũng tạo ra sự đa dạng trong hoạt động lữ hành Căn cứ vào tính chất và nộidung sản phẩm, có thể chia các sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành thành banhóm cơ bản: một là các dịch vụ trung gian, hai là các chương trình du lịch trọngói, ba là các dịch vụ khác.
Các dịch vụ trung gian: sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lí dulịch cung cấp Trong hoạt động này, đại lí du lịch thực hiện các hoạt động bánsản phẩm của các nhà sản xuất tới khách du lịch Các đại lí du lịch không tổchức sản xuất các sản phẩm của bản thân đại lí, mà chỉ hoạt động như một điểmbán sản phẩm của các nhà sản xuất du lịch Các dịch vụ trung gian chủ yếu baogồm:
Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay.
Đăng ký đặt chỗ và bán vé các loại phương tiện khác như tàu thuỷ,đường sắt, ô tô
Môi giới cho thuê xe và bán bảo hiểm.
Trang 11 Đăng kí đặt chỗ trong khách sạn Các dịch vụ môi giới trung gian khác.
Các chương trình du lịch trọn gói: hoạt động du lịch trọn gói mang tính chấtđặc trưng cho hoạt động lữ hành du lịch Các công ty lữ hành liên kết các sảnphẩm của cá nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán chokhách du lịch với một mức giá gộp Khi tổ chức các chương trình du lịch trọngói, các công ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng như các nhàsản xuất ở một mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian.
Các dịch vụ du lịch khác: Trong quá trình hoạt động, các công ty lữ hành cóthể mở rộng phạm vị hoạt động của mình, trở thành những người sản xuất trựctiếp ra các sản phẩm du lich Vì lẽ đó các công ty lữ hành lớn trên thế giới hoạtđộng hầu hết trong các lĩnh vực có liên quan đến du lịch.
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
Kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí.
Kinh doanh vẫn chuyển du lịch: đường bộ, hàng không, đườngthủy
Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch.
Các dịch vụ này thương là kết quả của sự hợp tác, liên kết trong du lịch.Trong tương lai, hoạt động lữ hành du lịch càng phát triển, hệ thống sản phẩmcủa các doanh nghiệp lữ hành sản xuất ngày càng phong phú.
1.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành1.3.1 Hiệu quả và hiệu quả kinh doanh
1.3.1.1 Hiệu quả
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay Để tồn tại và phát triển,các doanh nghiệp phải tính đến hiệu quả ngay trong mỗi phương án kinh doanhcũng như lường trước những diễn biến phức tạp của thị trường Nói cách khác,vấn đề hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu, là yêu cầu sống còn của mỗidoanh nghiệp.
Trang 12Hiệu quả có thể hiểu một cách chung nhất là một phạm trù kinh tế- xã hộiđặc trưng, đó là một chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết thamgia vào các hoạt động để đạt được mục đích nhất định của con người.
Về cơ bản, hiệu quả được phản ánh trên hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quảxã hội, trong đó hiệu quả kinh tế được quan tâm nhiều hơn và có ý nghĩa quyếtđịnh đến hiệu quả xã hội.
* Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng phản ánh trìnhđộ sử dụng lực lượng sản xuất và mức độ hoàn thành quan hệ sản xuất trong nềnsản xuất xã hội Nói cách khác thì hiệu quả kinh tế là tương quan giữa kết quảthu được với chí phí bỏ ra.
Mối quan hệ này phản ánh đúng bản chất của hiệu quả kinh tế, nếu kết quảkinh doanh đạt được càng nhiều với chi phí bỏ ra càng ít thì doanh nghiệp đạtđược hiệu quả kinh tế càng cao.
* Hiệu quả xã hội phản ánh mức độ ảnh hưởng của các kết quả đạt được đếnxã hội và môi trường Thực chất là sự tác động tích cực hay tiêu cực của cáchoạt động của con người trong đó có hoạt động kinh tế xã hội và môi trường Giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ thống nhất với nhau,nghĩa là mục đích về hiệu quả kinh tế bao giờ cũng gắn liền với mục đích vềhiệu quả xã hội Tuy nhiên trong thực tế khi thực hiện có thể nảy sinh mẫu thuẫnnhư việc xây dựng các công trình dẫn tới phá vỡ môi trường sinh thái, gây nênnhững tệ nạn xã hội Mặc dù vậy, sự thống nhất giữa hiệu quả kinh tế và hiệuquả xã hội đã tạo ra sự tương tác thúc đẩy lẫn nhau, việc thực hiện hiệu quả xãhội như cải thiện đời sống, tạo điều kiện làm việc thuận lợi sẽ là động lực thúcđẩy hiệu quả kinh tế tăng cao.
1.3.1.2 Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quátrình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.
Trang 13Các doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả kinh doanh khi sử dụng cácyếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả.
1.3.2 Hiệu quả kinh doanh lữ hành
1.3.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh lữ hành
Hiệu quả kinh doanh lữ hành thể hiện khả năng mức độ sử dụng các yếu tốđầu vào và tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối lượng sản phẩmdịch vụ cao trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu củakhách du lịch với chi phí nhỏ nhất, đạt doanh thu cao nhất, thu được lợi nhuậntối đa và có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường Trong đó bao gồmcác yếu tố đầu vào là cơ sở vật chất kĩ thuật, vốn sản xuất kinh doanh và laođộng; tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân tạo; doanh thu từhàng hoá, dịch vụ và cuối cùng là chi phí cho đối tượng lao động, tư liệu laođộng, lao động thuần tuý.
1.3.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành chủ yếu rơivào hai nhóm nhân tố là nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
* Các nhân tố khách quan: bao gồm nhân tố khách hàng, đối thủ cạnh tranh,chính sách nhà nước, tính thời vụ và sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
- Khách hàng: đối với doanh nghiệp lữ hành, khách hàng thực chất là thịtrường Thị trường của doanh nghiệp lữ hành là tập hợp khách du lịch cónhu cầu mua và tiêu dùng sản phẩm du lịch, dịch vụ của công ty và có khảnăng thanh toán đến thời điểm chúng ta cần nghiên cứu.
Theo triết lý kinh doanh thì khách hàng là thượng đế và điều này càng có ýnghĩa đối với các doanh nghiệp lữ hành Khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến uytín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành.
- Đối thủ cạnh tranh: mức độ cạnh tranh của các đối thủ trong ngành lữhành du lịch cũng như các ngành dịch vụ khác là rất lớn Thể hiện ởnhững cuộc chiến tranh về giá, các chiến dịch khuếch trương, tiếp thị,cướp khách, thay đổi mẫu mã sản phẩm Điều này gây ảnh hưởng không
Trang 14nhỏ đến thị trường khách cũng như hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp.
- Các chính sách, luật lệ, chế độ của nhà nước: Chủ trương, đường lối củaĐảng và nhà nước có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh tế của cácdoanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh lữhành, thông qua các yếu tố như chính sách thuế, tín dụng, thủ tục xuấtnhập cảnh tác động đến cả người kinh doanh và khách du lịch.
Với đặc trưng của ngành kinh doanh lữ hành, lượng khách du lịch quốc tếđóng vài trò rất lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp Vì vậy kinh doanh lữhành phụ thuốc rất nhiều vào chính sách mở cửa để đón nhận đầu tư nước ngoàivà khách du lịch quốc tế Đối với trong nước, chính sách khuyến khích tiêu dùnghơn là tích luỹ sẽ có ảnh hưởng đến cầu du lịch.
- Tính thời vụ: đây là nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảkinh doanh lữ hành Tính thời vụ trong kinh doanh lữ hành gắn liền với các yếutố tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thời gian rảnh rỗi của du khách Đó là một quảtrình lặp đi lặp lại hàng năm của hoạt động lữ hành du lịch.
- Sự phát triển của các ngành kinh tế khác: lữ hành và du lịch là ngành cầncó sự hỗ trợ của nhiều ngành kinh tế khác như bưu chính viễn thông, giao thôngvận tải, hàng không, hàng hải, ngân hàng, khách sạn sự phát triển của doanhnghiệp kinh doanh lữ hành không thể độc lập, nó thực sự có hiệu quả cao khicác ngành kinh tế khác lớn mạnh, đủ đáp ứng nhu cầu tổng hợp của toàn xãhội Chẳng hạn để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn thì phải có sự kếthợp của ngành bưu chính viễn thông giúp khách hàng thoả mãn thông tin liênlạc, sự thuận tiện của ngành giao thông vận tải sẽ thoả mãn nhu cầu đi lại, đảmbảo về thơì gian để làm được như vậy, các ngành kinh tế khác phải có sự pháttriển nhất định đảm bảo cả về mặt số lượng, chất lượng dịch vụ
* Các nhân tố chủ quan bao gồm vốn kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật vàchất lượng phục vụ.
Trang 15- Vốn kinh doanh : để có thể tồn tại và phát triển, không chỉ doanh nghiệp lữhành du lịch mà tất cả các doanh nghiệp nói chung đều cần phải biết sử dụngđồng vốn mang lại lợi nhuận cao nhất.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: là phương tiện lao động, trang thiết bị và sử dụngsơ sở vật chất hợp lí sẽ tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp Mặc dù vây,cơ sở vật chất kỹ thuật cần được đầu tư, nâng cấp liên tục, phù hợp với sự pháttriển chung của toàn xã hội và quan trọng hơn cả phục vụ tốt nhất cho quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chất lượng phục vụ: chất lượng phục vụ trong doanh nghiệp lữ hành đượcquyết định bởi 3 yếu tố : nhân viên phục vụ, dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật.Đây là nhân tố đảm bảo thành công cho các doanh nghiệp lữ hành du lịch trongđiều kiện cạnh tranh gay gắt Phục vụ khách hàng là quy trình phức tạp nhằmđắp ứng nhu cầu đa dạng, ngày càng cao về chất cũng như về chất lượng phụcvụ khách hàng Nâng cao chất lượng phục vụ sẽ làm tăng chi phí kinh doanhsong chất lượng phục vụ tốt sẽ là yếu tố quyết định đến khối lượng sản phẩmhàng hoá dịch vụ được bán ra và tiêu thụ ,có nghĩa là nó gắn liền với lợi nhuậncủa doanh nghiệp Vấn đề ở đây là doanh nghiệp phải làm như thế nào để tốc độtăng chi phí chậm hơn tốc độ tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ Khi đó, nâng caochất lượng phục vụ sẽ là một biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của cácdoanh nghiệp lữ hành du lịch.
1.3.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành đóng góp một phần đáng kể vàoviệc nâng cao hiệu quả kinh tế toàn nền kinh tế quốc dân cả về phương diện kinhtế và xã hội nâng cao hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp lữ hành không nhữngtiết kiệm được thời gian lao động xã hội cần thiết, tiết kiệm lao động sống, làmgiảm giá thành du lịch và dịch vụ mà còn tạo điều kiện cho người lao động trongdoanh nghiệp lữ hành có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành là tiền đề góp phần thu hút thêm laođộng do quy mô sản xuất được mở rộng và thúc đẩy các ngành kinh tế khác
Trang 16trong xã hội cùng phát triển như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, kháchsạn.
Hiệu quả kinh doanh lữ hành là thước đo cơ bản đánh giá trình độ tổ chức,quản lý và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Vì vậynâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàngvề sự cải tiến chất lượng dịch vụ, do đó khẳng định được vị thế của mình trênthương trường Đây là một yếu tố quan trọng mà bất kể doanh nghiệp lữ hànhnào cũng mong muốn đạt được.
Bên cạnh đó, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành còn góp phần tạođiều kiện cho doanh nghiệp lữ hành đầu tư tái sản xuất mở rộng, chiếm lĩnh thịtrường và từ đó đời sống và điều kiện làm việc của người lao động được cảithiện, thu nhập tăng cao, là đòn bẩy thúc đẩy họ chuyên tâm làm việc hết mìnhvì công việc là kết quả là nâng cao được năng suất lao động, tạo ra lợi nhuận tốiđa cho doanh nghiệp.
1.3.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành
1.3.3.1 Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảkinh doanh lữ hành
Khi kinh doanh chuyến du lịch, doanh nghiệp lữ hành không chỉ đơn giảnđóng vai trò là nhà phân phối sản phẩm trong du lịch mà còn là nhà sản xuấttrong du lịch Việc xây dựng các chỉ tiêu định lượng rất cần thiết, để giúp nhàquản lý có một cơ sở chính xác và khoa học đánh giá một cách hoàn thiện vànâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong kinh doanh loại sản phẩm này.Việc phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành nhằm mục đích nhận thức,đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh tế trong quá trinh kinh doanh của doanhnghiệp Qua đó thấy được trình độ quản lý kinh doanh cũng như đánh giá đượcchất lượng các phương án kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra Đồng thờikhẳng định vị thế, so sánh đẳng cấp với các đối thủ cạnh tranh trên thươngtrường.
Trang 171.3.3.2 Yêu cầu đối với hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữhành
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành rất phức tạp Do vậykhông thể sử dụng một chỉ tiêu để đánh giá, mà cần thiết phải đưa ra một hệthống các chỉ tiêu để đo lường và đánh giá chính xác, khoa học Hệ thống cácchỉ tiêu này phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
- Trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phải có các chỉ tiêu đánh giá tổng hợpphản ánh cung tình hình sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu bộ phận phản ánh tìnhhình kinh doanh từng mặt, từng khâu như lao động, vốn, chi phí Các chỉ tiêubộ phận là cơ sở cho việc tìm ra mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình sử dụngtừng yếu tố tham gia vào sản xuất kinh doanh
- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phải đảm bảo tính hệ thống và toàn diện,tức là các chỉ tiêu hiệu quả phải phản ánh hiệu quả kinh tế trong toàn bộ quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hệ thống các chỉ tiêu phải hình thành trên cơ sở những nguyên tắc chungcủa hiệu quả, nghĩa là phải phản ánh được trình độ sử dụng lao động sống và laođộng vật hoá thông qua việc so sánh giữa kết quả và chi phí Trong đó, các chỉtiêu kết quả và chi phí có khả năng đo lường thì mới có thể so sánh, tính toánđược.
- Các chỉ tiêu hiệu quả phải có sự liên hệ, so sánh với nhau, có phương pháptính toán cụ thể, thống nhất, Các chỉ tiêu phải có phạm vi áp dụng nhất địnhphục vụ từng mục đích nhất định của công tác đánh giá.
- Hệ thống các chỉ tiêu phải bảo đảm phản ánh được tính đặc thù của ngànhdu lịch: vừa mang tính sản xuất, vừa mang tính dịch vụ.
1.3.3.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành
Để đánh giá hoạt động kinh doanh lữ hành một cách chính xác và khoa họccó thể dựa trên 3 hệ thống chỉ tiêu sau đây:
a Hệ thống các chỉ tiêu tuyệt đối để đánh giá kết quả theo số lượng
Trang 18Đây là các chỉ tiêu số lượng phản ánh quy mô của kết quả kinh doanh hayđiều kiện kinh doanh lữ hành tại một không gian và thời gian nhất định Hệthống các chỉ tiêu này bao gồm: chỉ tiêu về tổng doanh thu, tổng chi phí, lợinhuận.
* Chỉ tiêu tổng doanh thu từ kinh doanh lữ hành:
Chỉ tiêu này không chỉ phản ánh kết quả kinh doanh lữ hành của doanhnghiệp mà còn dùng để xem xét từng loại chuyến du lịch đang ở giai đoạn nàotrong chu kỳ sống của nó Mặt khác đánh giá vị thế, hiệu quả kinh doanh củachủ doanh nghiệp.
Chỉ tiêu tổng doanh thu được xây dựng trên công thức sau:D = P x T – C – G – B
Trong đó: D là tổng doanh thu.
P là giá bán của một tour du lịch.
T là số lượng các tour du lịch bán ra trong kỳ phân tích.
C là khoản hoa hồng mà doanh nghiệp thưởng lại cho khách hàngtrong trường hợp khách hàng mua các tour du lịch với số lượng lớn, thành toántiền trước thời hạn.
G là số tiền doanh nghiệp giảm trừ cho khách do khuyến mại hoặcmột chương trình du lịch khách mua bị chất lượng kém.
B là khoản bồi thường cho khách trong trường hợp huỷ bỏ hợp đồngvới khách do các yếu tố phát sinh ngoài khả năng của doanh nghiệp.
* Chỉ tiêu tổng chi phí kinh doanh lữ hành:
Chỉ tiêu này phản ánh các chi phí để thực hiện kinh doanh các chuyến du lịchtrong kỳ phân tích Chỉ tiêu này được tính như sau:
F = Fx + FM + FDTrong đó: F là tổng chi phí
Fx là toàn bộ những chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải chi trả đểthiết kế, xây dựng các chương trình du lịch.
Trang 19FM là chi phí cho việc quảng cáo, tiếp thị và bán các chương trình dulịch.
FD là các chi phí cho việc tổ chức, thực hiện các chương trình du lịch Công thức trên cho ta biết được phải mất bao chi phí để được sản phẩm làcác chuyến du lịch Điều quan trọng ở đây là làm thế nào để sử dụng chi phí cóhiệu quả Nghĩa là với chi phí bỏ ra phải đem lại doanh thu và lợi nhuận tối đacho doanh nghiệp.
* Chỉ tiêu lợi nhuận từ kinh doanh lữ hành:
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng các chuyến du lịch trongkỳ phân tích.
L = D – FTrong đó: L là lợi nhuận từ kinh doanh lữ hành.
D là tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành, cụ thể là từ cácchuyến du lịch.
F là tổng chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện chuyến dulịch Bao gồm giá thành tour du lịch, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí quản lývà các khoản giảm trừ.
Nhóm hệ thống các chỉ tiêu tuyệt đối trên đây giúp cho ngành kinh doanh lữhành không chỉ đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng số lượngmà còn làm cơ sở để đánh giá chất lượng của hoạt động kinh doanh, làm cơ sởđể so sánh với các doanh nghiệp kinh doanh khác trong ngành.
b Hệ thống các chỉ tiêu tương đối để đánh giá hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp lữ hành du lịch
Từ giác độ quản trị kinh doanh, hiệu quả kinh doanh được hiểu là một phạmtrù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanhnghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phíthấp nhất Để đánh giá trình độ quản lý của doanh nghiệp, cần phải dựa vào hệthống các chỉ tiêu này bao gồm chỉ tiêu hiệu quả tổng quát, chỉ tiêu doanh lợi,chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận, chỉ tiêu năng suất lao động bình quân, chỉ tiêu hiệu quả
Trang 20sử dụng chi phí, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong quá trình kinhdoanh.
* Chỉ tiêu hiệu quả tổng quát: phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ chi phí bỏ ra,
hoặc một đơn vị tiền tệ vốn bỏ ra cho việc kinh doanh lữ hành thì thu vào đượcbao nhiêu đơn vị tiền tệ.
Công thức:
H = D/FTrong đó: H là hiệu quả tổng quát.
D là tổng doanh thu từ kinh doanh lữ hành F là tổng chi phí dùng cho kinh doanh lữ hành.
Từ công thức trên cho thấy để có được hiệu quả trong kinh doanh lữ hành thì Hphải lớn hơn 1 và H càng lớn hơn một bao nhiêu thì hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp càng cao bấy nhiêu và ngược lại.
* Chỉ tiêu doanh lợi:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ chi phí bỏ ra hoặc một đơn vịtiền tệ vốn bỏ ra cho kinh doanh lữ hành thì đem lại bao nhiêu phần trăm lợinhuận.
Công thức:
I = L/FTrong đó: I là doanh lợi.
Chỉ tiêu này càng lớn thị hiệu quả kinh doanh càng cao Tuy nhiên, nếu chỉtính chỉ tiêu doanh lợi bằng lợi nhuận trên chi phí thì chưa phản ánh đầy đủ cácchi phí có liên quan đến kinh doanh lữ hành mà chưa được tính đến , vì chi phíkinh doanh luôn nhỏ hơn vốn đầu tư Vì vậy để đánh giá chính xác khả năngsinh lợi của vốn đầu tư cho kinh doanh lữ hành cần phải tính chỉ tiêu này bằnglợi nhuận trên vốn ( bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động).
* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận:
Công thức:
Trang 21L’ = L/DTrong đó: L’ là tỉ suất lợi nhuận.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ doanh thu thì có bao nhiêu phầntrăm đơn vị lợi nhuận thuần Chỉ tiêu này dùng để so sánh với kỳ phân tích trướcđó, dự báo xu hướng kinh doanh hoặc để so sánh với các doanh nghiệp trongngành.
* Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân theo doanh thu:
* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kinh doanh lữ hành:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trongtổng số vốn vì các nhà kinh doanh lữ hành phải mua các sản phẩm của các nhàsản xuất đơn lẻ để liên kết chúng thành một sản phẩm hoàn chỉnh Do đó việcđẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vềvốn cho doanh nghiệp lữ hành Để xác định tốc độ luân chuyển vủa vốn lưuđộng, cần sử dụng các chỉ tiêu sau:
S = D/Vlưu động TG = tg/S
Trong đó: S là số vòng quay của vốn lưu động.
Trang 22V lưu động là vốn lưu động bình quân trong kỳ phân tích TG là thời gian của một vòng luân chuyển.
tg là thời gian của kỳ phân tích.
Các chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ và thờigian cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng là bao nhiêu Thời gian củamột vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ vốnlưu động bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị tiền tệ doanh thu hoặc lợi nhuận.Sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn lưu động trong kỳ phân tích càng lớn hơn 1bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao bấy nhiêu và ngược lại.
c Hệ thống các chỉ tiêu đặc trưng đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ
* Chỉ tiêu tổng số lượt khách(K):
Đây là chỉ tiêu phản ánh số lượng khách tham gia vào các chuyến du lịchtrong kỳ phân tích Chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng quát nhất hiệu quả kinhdoanh lữ hành của doanh nghiệp.
* Chỉ tiêu về tổng số ngày khách thực hiện:
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp thôngqua số lượng ngày khách.
N = nTB K x KTrong đó: N là tổng số ngày khách thực hiện.
nTB K là thời gian trung bình của một khách trong một chuyến du lịch.
Qua chỉ tiêu này có thể thấy được hiệu suất kinh doanh lữ hành của doanhnghiệp trong một kỳ phân tích.
* Số khách trung bình trong một chương trình du lịch:
Chỉ tiêu này cho biết trong một chuyến du lịch thì trung bình có bao nhiêu
khách tham gia.
KTB = K/T
Trang 23T số chương trình du lịch thực hiện trong kỳ.
Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng tới kết quả kinh doanh chuyến du lịch.Trước hết, nó đánh giá tính hấp dẫn của chương trình du lịch, khả năng thu hútkhách của doanh nghiệp Thứ hai, nó còn liên quan tới điểm hoà vốn trong mộtchuyến du lịch, chính sách giá của doanh nghiệp Số khách trung bình đông chodoanh nghiệp sử dụng hết công xuất phục vụ tức là làm giảm chi phí cố địnhtrung bình trên một sản phẩm.
Thường trong một kỳ phân tích người ta tính theo từng loại chương trình, từng loại khách và từng thời gian khác nhau để đánh giá chính xác.
* Số ngày khách thực hiện, thời gian trung bình của một chương trình
du lịch:
NTB T = N/T nTB T = NTB T/KTB
Trong đó : NTB T số ngày khách thực hiện trung bình của một chương trình dulịch.
nTB T thời gian trung bình của một chương trình du lịch.
Các chỉ tiêu này cho biết độ dài của một chương trình du lịch ,độ dài nàycàng lớn thì doanh nghiệp càng thu được lợi nhuận cao do tận dụng được nhânlực, vật lực.
* Doanh thu, chi phí, lợi nhuận thuần trung bình trên một chương trình
du lịch:
Chỉ tiêu này tính bằng công thức :
DTB T = D/TFTB T = F/TLTB T = L/T
Trong đó : DTB T doanh thu trung bình một chương trình du lịch FTB T chi phí trung bình một chương trình du lịch.
LTB T lợi nhuận thuần trung bình một chương trình du lịch.
* Thời gian trung bình một khách trong một chương trình du lịch:
Trang 24Đây là chỉ tiêu quan trọng có liên quan đến nhiều chỉ tiêu khác.Một chuyếndu lịch dài ngày với số lượng khách du lịch lớn là một điều mà mọi doanhnghiệp kinh doanh lữ hành đều muốn có Bởi vì nó giảm được nhiều chi phí vàtăng doanh thu Thời gian trung bình một ngày khách còn đánh giá được khảnăng kinh doanh và tính hấp đẫn của chương trình du lịch Để tổ chức đượcnhững chuyến du lịch dài ngày cần phải có công tác điều hành, tổ chức tốt đểkhông xảy ra sự cố trong quá trình thực hiện chương trình.
nTB K = N/K
Trong đó : nTB K thời gian trung bình một khách trong một chương trình du lịch.
* Doanh thu, chi phí, lợi nhuận thuần trung bình trên một khách:
Chỉ tiêu này tính bằng công thức :
DTB k = D/KFTB k = F/KLTB k = L/KTrong đó : DTB k doanh thu trung bình một khách FTB k chi phí trung bình một khách.
LTB k lợi nhuận thuần trung bình một khách.
* Năng xuất lao động bình quân theo tổng số ngày khách:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một lao động trong doanh nghiệp thì thực hiện phụcvụ được bao nhiêu ngày khách trong kỳ phân tích Đây là chỉ tiêu tổng quát nhấtđể so sánh hiệu quả sử dụng lao động giữa các kỳ phân tích hoặc giữa các doanhnghiệp cùng ngành với nhau.
WN = N/LĐ
Trong đó : WN Năng xuất lao động bình quân theo tổng số ngày khách.
d Hệ thống các chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành: :
Hệ thống chỉ tiêu này bao gồm: Chỉ tiêu thị phần, chỉ tiêu tốc độ phát triểnliên hoàn, chỉ tiêu tốc độ tăng(giảm) và chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình.
* Chỉ tiêu thị phần:
Trang 25Khả năng kinh doanh trên thị trường lữ hành du lịch thể hiện vị thế củadoanh nghiệp Vị thế của doanh nghiệp được doanh nghiệp được đánh giá thôngqua chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp Thị phần của doanh nghiệp là phần thịtrường mà doanh nghiệp chiếm được so với thị trường của ngành du lịch trongkhông gian và thời gian nhất định Cũng thông qua thị phần của doanh nghiệpgiúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh củamình một cách thích hợp hơn Thị phần của doanh nghiệp được xác định nhưsau:
M= (D/Dtoàn ngành) x100%Trong đó:
M: là thị phần của doanh nghiệp trong kỳ phân tích (%).
D là tổng doanh thu từ kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp trong kìphân tích.
Dtoàn ngành là tổng doanh thu của ngành du lịch trong kỳ phân tích.
Tuy nhiên cách tính trên chưa phản ánh được đầy đủ số lượng sản phẩmchiếm lĩnh trên thị trường vì doanh thu phụ thuộc vào hai biến số giá cả và sốlượng Do đó, để đánh giá thị phần của doanh nghiệp một cách đầy đủ nhất cầnáp dụng cách tính thứ hai:
M =(K/Ktoàn ngành) x100%Trong đó:
K là tổng số lượt khách các chuyến lữ hành của doanh nghiệp trong kỳphân tích.
Ktoàn ngành là tổng số lượt khách lữ hành của toàn ngành trong kỳ phântích.
Với cách tính thứ hai không chỉ phản ánh khả năng chiếm lĩnh thị phần củadoanh nghiệp mà còn thể hiện khả năng thu hút khách của doanh nghiệp trên thịtrường lữ hành du lịch.
Trang 26Kết quả của cả hai phương pháp tính trên cho phép đánh giá vị thế của doanhnghiệp Nó phản ánh một cách toàn diện về năng lực, trình độ, quy mô củadoanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành.
* Chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ tăng (giảm) liên hoàn:
Vị thế tương lai của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu vềtốc độ phát triển khách (hoặc doanh thu), giữa các kỳ phân tích Chỉ tiêu phổbiến để đánh giá là tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ tăng (giảm) liên hoàn Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn là chỉ tiêu phản ánh mức độ khách (hoặc doanhthu) giữa hai thời gian đã tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần ( hoặc bao nhiêu phầntrăm)
Việc sử dụng ba hệ thống chỉ tiêu trên là rất cần thiết và quan trọng đối vớicác nhà quản lý doanh nghiệp lữ hành Các quyết định quản lý doanh nghiệp cóchất lượng hay không là phụ thuộc vào mức độ thường xuyên, chính xác và tincậy của hệ thống các chỉ tiêu này.
1.3.4.Giải pháp định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành
Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành có thể hiểu theo nghĩa chung nhất làtạo ra và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm dịch vụ cao trong một thời gian nhấtđịnh nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch với chi phí nhỏ nhất, đạt doanhthu cao nhất, thu được lợi nhuận tối đa và có ảnh hưởng tích cực đến xã hội vàmôi trường
Để tạo ra và tiêu thụ được sản phẩm dịch vụ nhiều, doanh nghiệp lữ hành có
Trang 27hạ giá khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của mình Điều nàyđòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực vồn lớn mới có thể thực hiện thành công Tiết kiệm chi phí xem ra có thể dễ thực hiện nhưng không phải như vậy Tiếtkiệm chi phí có thể giảm giá thành dịch vụ nhưng lại làm giảm chất lượng dịchvụ khiến doanh nghiệp mất khách hàng Cho nên việc tiết kiệm chi phí phải cânnhắc xem có thực sự cần thiết không Nếu như tốc độ tăng doanh thu cao hơntốc độ tăng chi phí thì tăng chi phí lúc này lại là cần thiết
Chúng ta xét đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng qui mô thì không cóvốn, tiết kiệm chi phí thì làm giảm chất lượng dịch vụ vậy thì phải cạnh tranhnhư thế nào với các doanh nghiệp lớn? Thực ra thị trường du lịch rất rộng lớncác doanh nghiệp lớn không thể chiếm lĩnh hết được các doanh nghiệp vừa vànhỏ nên tìm thế mạnh của mình chọn đoạn thị trường phù hợp với khả năng củamình để phát triển Tăng cường quan sát, học hỏi các đối tác có kinh nghiệm,xây dựng cho mình đội ngũ nhân viên trung thành, giàu trình độ Xây dựng kếhoạch kinh doanh lâu dài có tính đến nội lực doanh nghiệp và những thay đổicủa thị trường Tích luỹ vốn để phát triển khi có cơ hội.
Trong cạnh tranh hiện nay, cạnh tranh bằng giá đã chuyển sang cạnh tranhbằng chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm khiến khách hàng quyết địnhcó mua tiếp nữa hay không Cho nên một biện pháp nâng cao hiệu quả kinhdoanh là cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Thế thôi chưa đủ chúng tacòn cần phải có chính sách khuyếch trương, quảng cáo, xúc tiến hỗn hợp để thuhút và giữ chân khách hàng Tất cả nhưng điều vừa nói chính là Maketing Mix,một trong những vấn đề mà doanh nghiệp nào muốn thành công cũng phải quantâm, nghiên cứu.
Tất nhiên tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp vớichính sách pháp luật của nhà nước, đem đến sự phát triển kinh tế và xã hội thìmới có thể tồn tại và bền vững.
Bài toán nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành là một bài toán khó mỗidoanh nghiệp phải tìm cách giải phù hợp với khả năng và mục tiêu của mình
Trang 28trong từng giai đoạn phát triển Sau đây chúng ta sẽ giải bài toán đó tại mộtdoanh nghiệp cụ thể - Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát - ở cácchương sau.
Trang 29
Chương 2.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNHTẠI CƠNG TY TNHH DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG PHÁT2.1 Khái quát về Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát
Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát được thành lập năm 2001theo số đăng ký kinh doanh 0102023579 Quận Hoàn Kiếm Hà Nội Công ty đãtừng bước ổn định tổ chức nhân sự, xây dựng chiến lược kinh doanh với nhữngbiện pháp cụ thể, xác thực, từng bước hoà nhập và mở rộng thị trưòng kinhdoanh.
Công ty ban đầu kinh doanh chủ yếu là hoạt động làm đại lý du lịch Sau mộtthời gian công ty đã mở rộng sang lĩnh vực tổ chức tour du lịch, đại lý vé tàuhoả, máy bay, cho thuê xe máy, xe đạp.
Trong quá trình kinh doanh công ty luôn lấy khách hàng làm trung tâm, mọihoạt động tập trung làm sao cho họ cảm thấy thoải mái và được phục vụ tốtnhất Trong quan hệ với bạn hàng, công ty cũng luôn xác định lấy chữ tín làmđầu Hồng Phát luôn cố gắng thực hiện tốt các cam kết của mình Do vậy đượccác đối tác đánh giá khá cao.
Hiện nay trụ sở công ty đặt tại 10C - Đinh Liệt - Hà Nội, trong khu phố cổluôn sầm uất hoạt động kinh doanh buôn bán.
Để dạt được thành tích kinh doanh như vậy ngoài những yếu tố khách quancòn phải kể đến dự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ nhân viên trong công ty và sựquản lý đúng đắn, kịp thời sát sao của lãnh đạo.
Hiện nay công ty đang có tham vọng có thể tự mình tổ chức tour du lịch quốctế đi Thái Lan, Singapore, Trung Quốc Để có thể làm được ngoài sự nỗ lực,công ty còn cần có một chiến lược kinh doanh đầy đủ và hiệu quả.
Trang 302.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Du lịch vàThương mại Hồng Phát
Để kinh doanh thành công và hiệu quả, cần có một bộ máy tổ chức quản lýchặt chẽ và khoa học đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế, xãhội.
Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức hành chính của Công ty TNHH Du lịch vàThương mại Hồng Phát :
Mô hình tổ chức của công ty là mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến từ trên
xuống dưới Kiểu mô hình này đơn giản và thống nhất không có sự chồng chéo
về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận
Hồng Phát có một Giám đốc quản lý, điều hành và kiểm tra chung toàn bộ
các bộ phận chức năng Giám đốc là người có quyền lực cao nhất đồng thời chịutrách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về những hoạt động của công ty Các bộphận chức năng của công ty gồm có: bộ phận marketing ,bộ phận văn phòng, bộphận hướng dẫn viên Tổng số lao động là 10 người.
Bộ phận
Văn PhòngHướng dẫnBộ phậnviên
Trang 31- thu thập thông tin về xu hướng tiêu dùng, dự báo nguồn khách, chính sáchmới
- tham mưu cho giám đốc kế hoạch kinh doanh Bộ phận văn phòng có nhiệm vụ :
- thống kê các khoản thu chi của công ty.- làm báo cáo thuế, báo cáo tài chính.- quyết toán các khoản thu chi.
- tính lương, thưởng, phạt của nhân viên.
- điều hành các chương trình du lịch, giám sát trong suốt quá trình bán cácdịch vụ, đảm bảo tính liên tục, hiệu quả của chúng.
- cho thuê và quản lý xe máy, xe đạp.Bộ phận hướng đẫn viên có nhiệm vụ :
- đưa đón, hướng đẫn khách trong quá trình du lịch.
- thực hiện việc kết nối các dịch vụ cấu thành sản phẩm du lịch.
- giải quyết hoặc chuyển tới bộ phận văn phòng các thắc mắc kiến nghị củakhách.
2.1.3 Nguồn vốn và cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh củaCông ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát
Nguồn: Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát
Tổng nguồn vốn của công ty còn nhỏ so với các công ty lữ hành khác nhưngđược đầu tư khá hợp lý Với số vốn cố định 230 triệu đồng, Hồng Phát đã đầu tưmua sắm đầy đủ thiết bị, đồ đạc phục vụ kinh doanh theo yêu cầu hợp lý, đầy đủvà sang trọng 370 triệu đồng còn lại được Hồng Phát đưa vào vốn lưu động,
Trang 32công ty đã rất cố gắng sử dụng số vốn này để đầu tư vào các chương trình dulịch nhằm đem lại lợi nhuận và tăng chu kỳ quay vòng vốn.
2.1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Hệ thống cơ sở vật chất của Hồng Phát được đầu tư tốt Các thiết bị phục vụvăn phòng như bàn ghế ,công cụ ,dụng cụ cũng được trang bị loại tốt, hợp thời,hợp cảnh, tạo ra không gian dễ chịu Hằng năm công ty đều xem xét thay thế cácthiết bị cũ và hỏng.
Hệ thống thông tin liên lạc của công ty cũng được thiết lập một cách chặt chẽvà khoa học để có được quá trình liên lạc nhanh nhất giữa khách hàng với côngty và trong quá trình điều hành, tổ chức… hệ thống này được trang bị với cácmáy điện thoại, máy fax, máy tính điện tử nối mạng internet, hệ thống in ấn vàcác thiết bị khác.
Trong quá trình kinh doanh công ty gặp phải khá nhiều khó khăn do lượngvốn nhỏ không có điều kiện mua ô tô phục vụ khách nên kế hoạch kinh doanhkhá bị động, phụ thuộc Việc này làm ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động và giáthành của chương trình du lịch.
2.1.4 Môi trường và các lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch vàThương mại Hồng Phát
2.1.4.1 Môi trường kinh doanh
Những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu đi du lịch củangười dân tăng cao thúc đẩy cung du lịch phát triển Cùng với nó là sự thành lậphàng loạt các công ty kinh doanh lữ hành, vận chuyển, nhà hàng, kháchsạn Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát cũng đón nhận thời cơphát triển, tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng có mặt hạn chế, đó là sự cạnhtranh khốc liệt và không lành mạnh Đứng trước thời cơ và thử thách đó HồngPhát luôn cố gắng cạnh tranh để có chỗ đứng cho mình.
Có thể thấy, nước ta có nền chính trị ổn định, đây là lợi thế trong cạnh tranhdu lịch quốc tế Một số nước trước đây có tiềm năng du lịch rất lớn ,thậm chí
Trang 33về chính trị như đảo chính ,nội chiến hoặc xung đột sắc tộc thì ngay lập tức nóđã ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh du lịch và thể hiện đó làlượng khách giảm sút mạnh ,cầu du lịch cũng giảm đáng kể Tình hình chính trịổn định ,cộng với việc nhà nước có những chính sách đúng đắn nhằm thúc đẩycầu du lịch đã tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho công ty và chocác doanh nghiệp khác Năm 2005 là năm ra đời của Luật Du lịch đánh đấubước phát triển trong việc luật hoá và tăng cường trong việc kiểm tra giám sátvới các hoạt động kinh doanh du lịch của các cơ quan chức năng.
Với môi trường sinh thái và đặc điểm địa lý phong phú đa dạng thêm với khíhậu nhiệt đới gió mùa riêng có, Việt Nam có sức thu hút lớn với các du kháchnước ngoài đến nghỉ ngơi, thưởng ngoạn Ngay cả trong nước, những đặc điểmkhác nhau về khí hậu giữa các vùng cũng đã kéo được lượng khách nội địa đi dulịch ngày càng đông Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người của người dânngày càng cao dẫn đến việc họ có thể tiêu tiền dư thừa bằng cách đi du lịch,chính điều đó đã tạo ra một môi trường tiềm năng cho ngành kinh doanh du lịch Hiện nay dịch cúm gia cầm đã được đẩy lui tuy nhiên cũng làm ảnh hưởngkhông tốt tới tâm lý khách du lịch Họ cần những điều kiện du lịch có độ an toàncao hơn.
Riêng đối với Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát, vị trí ngaytại trung tâm của thủ đô, lượng khách du lịch đông đã tạo điều kiện cho công tydễ dàng tiếp cận khách hàng Nhưng do nằm trong địa bàn tập trung quá nhiềudoanh nghiệp cùng ngành nên công ty cũng vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ,quyết liệt cao Phố Đinh Liệt hẹp, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông Saumỗi trận mưa thường úng ngập gây bất lợi cho công ty trong việc bảo vệ tàisản ,đón tiếp khách hàng.
Những thuận lợi và khó khăn luôn song hành, để phát triển bền vững Công tyTNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát cần thường xuyên nghiên cứu thịtrường, tìm ra cơ hội kinh doanh, nhu cầu, tâm lý khách, những thay đổi của cơ