HOC VIEN NONG NGHIEP VIET NAM
HA VU DUC RIENG
QUAN TRI CHI PHI TAI TRUNG TAM VIEN THONG DONG HUNG - VIEN THONG THAI BINH THUOC TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG VIỆT NAM
Ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Văn Liên
Trang 2LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cam đoan răng, mọi sự g1úp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn
Trang 3LOI CAM ON
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS Lê Văn Liên đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ mơn Kế tốn tài chính, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm viễn thông Đông Hưng — viễn thông Thái Bìnhđã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đẻ tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./
Hà Nội ngày thang năm 2018 Tác giả luận văn
Trang 4MUC LUC LOD CAM GOAN 00 a 1 LOL CAM OD —-@—Ý'Ý'Ý'Ý'Ý'Ý'-ÝÄŸ- il Mục lỤC -L LG Q0 nọ ng ng cớ ili Damh muc n0 si: ằ -::Í1 V M0160 eo 077 = ::ỞÔÔÔÔÔÔÔÔ vi Danh muc so d6, DiGU dG oeceeecccccccccccescccscesececcecesescscescsescsescsesevscscsceescsesetstscetststeteceeaes Vil Trích yêu luận Vănn - + Sẻ k 31 E5 E11 E111E111511 111111111115 11111 1011111111111 11 rkg viii
Theis ADStract ce 3ẦẠẠÕẠÕÕ ốỐốỐ.Ố 1X
Phần 1 Mở đầu 5-5 es se eEvse2ETseEeEae7979079907809090707909079097990p 1
1.1 _ Tính cấp thiết của để tài - + + + k 13 1E T 11111181811 2111111 011111111 1 1.2 Muc tidu nghién ctru ctia dé tai ccc ccccceesccceescscscsescssetstscsssesssvstevsnstseeees 2
1.2.1 Mục tiêu chung - + 1110313 3111113111 11111110 1111 v1 ng 111 re 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thỂ -5:22+22t22221221122121122112112111212111121121121111 1gp 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU ¿+6 SE ESEEEE+E£E£ESEEEEEEEErkrkersreree 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cỨU -¿- - se SE S23 E9 SE EEEE TT 3E E1 1111111111111 2L 2
1.3.2 Phạm vi nghiÊn CỨU c1 1122300111811 9311111118311 1111180 1111 1n vn 2
1.4 Ý nghĩa luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn - 5 scs+cszczxsesrees 2
1.5 Kết cấu của luận văn -¿- + 22222 22 2221211221221 xe 3
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị chi phí . 5- < 5s ss<«e 4 2.1 Cơ sở lý luận về quản trị chi phí s2 6k SE SEESEEEE*kEEEEEEEEEEEEkrkrkrkeerree 4 2.1.1 Đặc điểm ngành viễn thông - +5 3EEE SE SE TRE E3 TH rnggrờy 4
2.1.2 Chi phí và quản trỊ chi phí - + - << c3 3332111113 313351 1131111851111 7 2.1.3 Phân loại chi phí trong doanh nghiIỆp - 25322322 2++sseeerssesss 7 2.1.4 _ Quản trị chi phí trong doanh nghiIỆp - - 5c 22 S211 *+*veseesssesesss 16
2.1.5 _ Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chỉ phí - + 2 SE k+E+xeE+EzEErerxeeesee 25
2.2, CO SO na 28
2.2.1 Kinh nghiệm quản trị chi phí của một số đơn vị . - - 2 2s+s+ss=sz s2 28 2.2.2 Bài học kinh nghiệm quan tri chi phí đối với đơn vị nghiên cứu 30 Phan 3 Phương pháp nghiên €ứu .2 2-2 < se 2s ss xe se sesesee 31 3.1 Giới thiệu chung về Trung tâm Viễn thông Đông Hưng - - 5+: 31
Trang 53.1.3 Đặc điểm về dịch vụ và thị trường sử dỤng - - +- << c + ++ssssrseeesses 3.1.4 _ Khái quát vẻ tình hình cơ bản của công fy ¿+5 +s+ses+EsEEererkeeeree 3.2 Phương pháp nghiên CỨU .- 5 21122323113 113118551 1111185511111 re
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - ¿2 SE kE‡ESEESEEEESEEEEEEEEEEEEkrkrkrkrree 3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu ¿ - + 5< S2 SE 3E SE SE TRE 1111k
3.2.3 Phurong phap phan tich e - a
Phần 4 Kết quả và thảo luận - 2< sex xe xeseexesesesee
4.1 Thực trạng chi phí và phân loại chi phí .- - 25-5552 22+ S22 ‡c++sseeeesssss 4.1.1 Thực trạng chị phí - c c 1123122111 311318311 1111118 1111118 0111 ng re
4.1.2 Phân loại chi phí tại Trung tâm Viễn thông Đông Hưng - 2 5¿ 4.2 Thực trạng quản trị chi phí tại Trung tâm Viễn thông Đông Hưng
4.2.1 Lập dự toán chi phí - - c 1122122111 311318311 111111823 1111118 0111 ng re 4.2.2 Tổ chức thực hiện chi phÍ - - c Q31 1110011111113 11111100 111v ng nen 4.2.3 Kiểm soát chi phí - ¿6 s2 SE E11 1111151111 111111111111 1111111111111 Ee
4.2.4 Thuc trạng quyết định quản trị chi phí tại Trung tâm Viễn thông Đông lI\|SHHiaiaẳẳaaa
4.3 Đánh giá quản trị chí phí tại Trung tâm Viễn thông Đông Hưng 4.3.1 Hoạch định chi phí và dự toán chi phí 5 55 25+ *++++seeseeeeseeessss 4.3.2 _ Tổ chức thực hiện chi phí .- - «s6 kx+E*E£E#EEEEEE*EEEEkEEEEEEEEEEEEEEkrErkerrrers 4.3.3 Kiểm soát chi phí ¿6 s3 SE E111 E1 51111 1111111111111 111111111
4.3.4 Nguyên nhân của tôn tại, hạn chế trong quản trị chi phí tại Trung tâm
Viễn thông Đông Hưng, .- (¿25 E12 Eề 51111 1E 5E 11111 rrrkg
4.3.5 _ Nhân tô ảnh hưởng đến quản trị chi phi tai đơn vị .- 5-5 5s +s+sscszee 4.4 Một số đề xuất nhăm hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại Trung tâm
Viễn thông Đông Hưng, .- (¿25 E12 Eề 51111 1E 5E 11111 rrrkg 4.4.1 Hoàn thiện tổ chức bộ phận kế toán quản tri trong b6 may kế toán 4.4.2 _ Hoàn thiện tổ chức thu nhận thông tin ban GAU oececccccccseccscescseescscsccsesecscsecseseens 4.4.3 Hoàn thiện hoạt động xử lý thông tin ké todn quan ti eee eee
Phần 5 Kết luận và kiến nghị , 2 - < 2s < se e2 xeseexesesesee
5.1 Kết luận Ă 22.22 22 2H HH 22221212111 re
Trang 6DANH MUC CHU VIET TAT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế KPCD K¡nh phí cơng đồn KTQT Kế toán quản trị KTTC Kế tốn tài chính NCTT Nhân cơng trực tiếp NVL Nguyên vật liệu
QLDN Quản lý doanh nghiệp
SXC San xuat chung
SXKD San xuat kinh doanh
Trang 7Bang 3.1 Bang 3.2 Bang 4.1 Bang 4.2 Bang 4.3 Bang 4.4 Bang 4.5 Bang 4.6 Bang 4.7 Bang 4.8 Bang 4.9 Bang 4.10 Bang 4.11 Bang 4.12 Bang 4.13 Bang 4.14 Bang 4.15 Bang 4.16 Bang 4.17 Bang 4.18 Bang 4.19 Bang 4.20 Bảng 421 Bảng 4.22 DANH MỤC BẢNG
Nguôn nhân lực của Trung tâm 2 2+ c eSEE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEErerkerrkerred Kết quả sản xuất kinh doanh của Trung tâm qua các năm . -
Chi phi vat liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiẾp 2-22 + z©+k+EE£EE£+EE£EEEEEEEEEEEEEESEEEEEkerkrerkere Chi phí sản xuất chung - 2s e+EE£EEE#EEEEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrerkere Ô)89ii 030i: 011 Chi phi quản lý doanh nghiỆp 5 55 5 22 222223 32£33E3E£2E2E£2E+E2.x xzszsse
Kế hoạch kinh doanh của Trung tâm năm 2016
Dự toán chỉ tiết chi phí nguyên vật liệu năm 2016 . -5 2 5scszz
Định mức chi phí nhân công trực tiẾp . - 2-2 s+2*+Ex£££eEzEeEveerxzze Dự toán chi phí nhân cơng năm 2Ơ 6 . 5 5 55 25232 £+2£+5£+£E+££+e£+ez+szzss2 Dự toán chỉ phí sản xuất chung năm 2016 . 2- 2 ©2s se eEEEeEEerxze Dự toán chi phi bán hàng 20 Ï 6 . 55 55 222222322 331333352321252525151 1.52 Dự toán chi phi quan lý doanh nghiệp năm 2016 . -5- 55555555 <5ss+s52 Tình hình thực hiện chị phí nguyên vật liệu năm 2016 - - -5- Tình hình thực hiện chì phí thực tếnhân công năm 20 l6 -«- +5 Tình hình thực hiện chi phí SXC, chị phí bán hàng và chị phí QLDN năm 2016
Tổng hợp số chỉ thực tế và kế hoạch năm 20 16 5 2cs2cezxeerseee
Kết quả kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiẾp - se Kết quả kiểm soát chi phí nhân công trực tiẾp 2 se se z+£zzerxzze Kết quả kiểm soát chi phí chung chi phí bán hàng chỉ phí quản lý
019211185135 015 20020220577
Trang 8DANH MUC SO DO, BIEU DO
Sơ đồ 3.1 Bộ máy quản lý Trung tam Vién thong Dong Hung ou eee 32
Biéu dé 4.1 Téng chi phi tai Trung tam Viễn thông Đông Hưng giai đoạn 2014-2016 4l
Trang 9TRICH YEU LUAN VAN
Tên tác giả:Hà Vũ Đức Riêng
Tên luận văn: “Quản trị chi phí tại Trung tâm Viễn thông Đông Hưng — Viễn thông Thái Bình thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam"
Ngành: Kế toán Mã số: 8340301
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu
- Hệ thông hóa cơ sở lý luận về quản trị chi phí tại các doanh nghiệp
- Đánh giá thực trạng quản trị chi phí tại Trung tâm Viễn thông Đông Hưng —
Viễn thông Thái Bình thuộc tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chi phí tại đơn vị nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương phá nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập số liệu gôm thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu sơ cấp; phương pháp xử lý số liệu; phương
pháp phân tích gồm phương pháp phân tích thông kê, Phương pháp phân tích so sánh,
Phương pháp chuyên gia
Kết quả chính và kết luận
1/ Trong những năm vừa qua Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên của
Trung tâm viễn thông đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhăm hạ thập chi phí kinh doanh, nâng
cao hiệu quả hoạt động sóp phân thúc đầy sự tăng trưởng bên vững, lâu dài của Trung tâm 2/ Phân tích thực trạng công tác quản trị chi phí tại Trung tâm Viễn thông Đông Hung — Thai Binh cho thay cong tac quan tri chi phí tại Trung tâm Viễn thông Đông Hưng được thực hiện một cách nghiêm túc và đã đạt được một số hiệu quả, đảm bảo tuân thủ các chế độ kế toán hiện hành, quy chế tài chính mà Tập đoàn đã phân cấp cho đơn vị Cơng tác kế tốn đã đáp ứng được việc xử lý số liệu, đã phát sinh một cách nhanh chóng nhờ công nghệ thông tin, mạng nội bộ Tuy nhiên, công tác quan tri chi phí còn chưa phát huy được hiệu quả, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số tồn tại cần được tiếp tục hoàn thiện, nhăm phục vụ tốt hơn cho yêu cầu quản lý của đơn vi để tạo điều kiện phát triển ôn định và
bên vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty Viễn thông
3/ Dé tài đưa ra một số giải pháp chủ yêu nhằm hồn thiện cơng tác quản trị chi phí
tại Trung tâm Viễn thông Đông Hưng — Thái Bình, bao gồm: hồn thiện cơng tác thiết kế
Trang 10THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ha Vu Duc Rieng
Thesis title: “Managing production costs at Dong Hung Telecommunications center (Thai Binh Telecommunications - Vietnam Posts and Telecommunications Group)”
Major: Accounting Code: 8340301
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research objectives
- To review the theory of managing production costs in enterprises
- To analyse managing production costs at Dong Hung Telecommunications center (Thai Binh Telecommunications - Vietnam Posts and Telecommunications Group) - Propose solutions to improve production costs at Dong Hung Telecommunications
center
Materials and methods
The thesis uses method of data collection (including collecting secondary data, collecting primary data) and method of analysis data (including method of statistical analysis, method of comparative analysis)
Main findings and conclusions
In the recent years, leadership and staff collective of the telecommunication center has taken many measures the cost of doing business, has improved effectiveness performance to promote long-term growth of the Center
The analysis results showed that production costs at the Dong Hung Telecommunications center has been taken seriously and have achieved some effect to ensure compliance with the current accounting regimes financial, regulations that the Group has decentralized to the unit Accounting work has responsed the data processing, has incurred quickly thanks to information technology, intranet
Trang 11PHAN 1 MO DAU 1.1 TINH CAP THIET CUA DE TAI
Trong bối cảnh kinh tế nhiều cơ hội những cũng vô số thách thức đang biến động từng ngày, các doanh nghiệp chính là trung tâm của những biến chuyển đó Các doanh nghiệp phải vận động từng ngày để gia tăng doanh thu và
không ngừng tiết kiệm chỉ phí SXKD Bởi chi phí SXKD là chỉ tiêu kinh tế phản
ánh chất lượng SXKD và nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của đơn vị Do
đó, nhiều năm gần đây,các doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến công tác quản trị chỉ phí nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và tạo chỗ đứng của mình trên thi trường
Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngành dịch vụ mới, yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng cao và giá cả thấp,thì doanh nghiệp cần nhiều thông tin về quản trị chỉ phí hơn để có thể xây dựng chiến lược cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả Quản trị chi phí không những giúp cho doanh nghiệp có thể kiếm soát được các dòng chỉ phí đầu vào như: chi phí NVL, chi phí nhân công và chi phí khác, mà còn có thể xây dựng các quyết định cho đầu ra
của dịch vụ như: giá bán, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận Có thể coi quan tri
chỉ phí là một hoạt động thiết yếu trong mọi tô chức để giúp lãnh đạo xem xét, đánh giá hoạt động của tô chức nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả nhất
Ngành viễn thông không năm ngoải guỗồng quay của xu thế cạnh tranh
khốc liệt hiện nay và quản trị chỉ phí đối với các doanh nghiệp thuộc ngành này
cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở nhiều đơn vị trong đó có Trung tâm Viễn thông Đông Hưng - Viễn Thông Thái Bình thuộc
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Quản trị chi phí chưa được quan tâm
một cách đúng mức, chưa đưa ra những thông tin, chỉ tiết, cơ sở để nhà quản lý
đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, từ đó thể nâng cao hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp
Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa, tâm quan trọng của QTCP nói chung và QT chi phí ngành viễn thông nói riêng,nghiên cứu “Quản frị chỉ phí tại Trung tâm Viễn thông Đông Hưng — Viễn thông Thái Bình thuộc Tập đoàn Bưu chính
Trang 121.2 MUC TIEU NGHIEN CUU CUA DE TAI
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận văn là nghiên cứu quản trị chị phí tại Trung tâm Viễn thông Đông Hưng nhằm đưa ra một số biện pháp hồn thiện cơng tác quản
trị chi phí tại đơn vị nghiên cứu
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thông hóa cơ sở lý luận về quản trị chỉ phí tại các doanh nghiệp - Đánh giá thực trạng quản trị chi phí tại Trung tâm Viễn thông Đông Hưng - Viễn thông Thái Bình thuộc tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quan tri chi phi tai don vi
nghiên cứu
1.3 DOI TUONG VA PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản trị chi phí tại Trung tâm Viễn
thông Đông Hưng Cụ thể như: lập kế hoạch chỉ phí, tổ chức thực hiện chỉ phí,
kiểm soát chỉ phí và ra quyết định liên quan đến chỉ phí 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Những vẫn đề về quản trị chỉ phí như chỉ phí vật liệu trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC, chi phí bán hàng và chi phí QLDN
- Phạm vi về không gian: Tại Trung tâm Viễn thông Đông Hưng (Số 05, đường Đào Vũ Thường, Thị trấn Đông Hưng huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình)
- Phạm vi về thời gian:
+ Thời gian thực hiện đề tài từ thang 9/2017— 4/2018
+ Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ năm 2014 đến năm 2016
1.4 Ý NGHĨA LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIẾN CỦA LUẬN VĂN
Y nghia lý luận:
- Góp phan làm rõ hơn một số nội dung lý luận về quản trị chi phi trong doanh nghiệp
Trang 13Y nghia thuc tién:
- Giup nhan dién r6 hon thuc trang quan tri chi phi hi¢n nay 6 Trung tam Viễn thông Đông Hưng và làm rõ những kết quả và hạn chế
- Góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học về quản trị chỉ phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Trung tâm Viễn thông Đông Hưng nói riêng và các giải pháp để hoạt động này hiệu quả hơn trong thời gian tới
1.5 KET CAU CUA LUAN VAN
Luan van gồm:
Phan 1:Phan mo dau
Phan 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị chỉ phí Phân 3: Địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Phan 4: Kết quả của nghiên cứu
Trang 14PHAN 2 CO SO LY LUAN VA THUC TIEN
VE QUAN TRI CHI PHI TRONG DOANH NGHIEP 2.1 CO SO LY LUAN VE QUAN TRI CHI PHI
2.1.1 Đặc điểm ngành viễn thông
2.1.1.1 Tính vô hình của sản phẩm dịch vụ
Đặc điểm cơ bản của sản phẩm viễn thông là không phải sản phẩm vật chất chế tạo mới, không phải là hàng hóa cụ thể, mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận, sản phẩm viễn thông thể
hiện dưới dạng dịch vụ Dé tao ra san pham viễn thông cần có sự tham gia của các yếu tố sản xuất như lao dong, tu liệu lao động và đối tượng lao động
- Lao động viễn thông bao gồm: lao động công nghệ, lao động quản lý và lao động hỗ trợ
- Tư liệu lao động viễn thông: là những phương tiện, thiết bị thông tin dùng để truyền đưa tin tức như thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, phương
tiện vận chuyền, nhà cửa
- Đối tượng lao động viễn thông: là những tin tức như cuộc đàm thoại, thư điện tử bức fax
Đặc điểm phi vật chất của sản phẩm còn được thể hiện ở sự văng mặt của
NVL co bản trong quá trình tạo ra sản phẩm Điều này ảnh hưởng đến cơ cấu chỉ phí SXKD dịch vụ viễn thông: chi phí NVL chiếm tỉ trọng không dang ké, phan chi phí chủ yếu tập trung ở tiền lương trả cho lao động Đề nâng cao hiệu quả SXKD cần áp dụng các biện pháp sao cho phù hợp
2.1.1.2 Quá trình SXKD viễn thông mang tính dây chuyển
Đặc điểm của ngành viễn thông là quá trình sản xuất của nó được phân bồ
trên khắp lãnh thô đất nước, thậm chí ở tại nhiều quốc gia khác nhau chứ không
kết thúc trong một doanh nghiệp, một công ty Để cung cấp dịch vụ viễn thông
cho khách hàng cần có sự phối hợp của nhiều đơn vị liên quan trong ngành viễn
thông tham gia, mỗi đơn vị thực hiện một công việc nhất định trong quá trình
truyền đưa tin tức hoặc là giai đoạn đi, hoặc giai đoạn đến, giai đoạn quá g1ang
Từng cơ quan riêng biệt nói chung không thể tạo ra sản phâm hoàn chỉnh, cũng
Trang 15thiết dé xử lý lưu lượng, phục vụ hệ thống chuyển mạch và đường truyền dẫn, kết
quả cuối cùng là đảm bảo hoàn thành dịch vụ - sản phẩm hoàn chình Do vậy để
đảm bảo chất lượng tin tức truyền đưa cần phải có quy định thống nhất về thể lệ
thủ tục khai thác các dịch vụ viễn thông, qui trình khai thác, bảo dưỡng thiết bị
thông tin, chính sách đầu tư phát triển mạng một cách phù hợp, thống nhất về đào
tạo cán bộ, cần có sự phối hợp chặt chẽ về kỹ thuật, nghiệp vụ lao động trên
phạm vi rộng lớn, trên qui mô cả nước và mở rộng ra phạm vi thế giới Đặc điểm
này đòi hỏi sự thông nhất và tính kỷ luật cao trong việc đảm bảo kỹ thuật mạng
lưới, sự thông nhất về nghiệp vụ trong tổ chức khai thác; đòi hỏi phải có sự chỉ huy thống nhất từ một trung tâm và sự gắn bó giữa hoạt động viễn thông trong nước và quốc tế
Có nhiều bộ phận viễn thông tham gia vào quá trình truyền đưa một tin
tức hoàn chỉnh, trong khi đó việc thanh toán cước chỉ diễn ra ở một nơi thường là
nơi chấp nhận tin tức đi Chăng hạn như bộ phận thu cước khi chấp nhận cước
điện thoại được thu ở thuê bao chủ goi
2.1.1.3 Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm
Dịch vụ viễn thông được sản xuất và tiêu dùng cùng thời điểm, nghĩa là
quá trình sử dụng không thể tách rời khỏi quá trình sản xuất, hay nói cách khác
hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức được tiêu dùng ngay trong quá trình sản xuất Đặc điểm này thể hiện rõ nhất trong điện thoại, nơi mà quá trình
truyền đưa tín hiệu điện thoại - quá trình sản xuất, được thực hiện với sự tham
gia của người nói - quá trình tiêu thụ Với đặc điểm này ta nhận thấy răng:
- Dịch vụ viễn thông không có tồn kho
- Chất lượng dịch vụ viễn thông cần phải được thường xuyên cải thiện và
nâng cao bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng Đối với bất kỳ ngành sản xuất nào chất lượng sản phẩm cũng là vẫn đề quan tâm hàng đâu, đặc
biệt là đối với ngành Viễn thông Bởi lẽ đối với các ngành khác sản phẩm sau khi
sản xuất ra phải được kiểm tra chất lượng trước khi đưa ra thị trường, người tiêu
dùng có thể từ chối không mua sản phẩm có chất lượng kém hoặc chấp nhận mua với giá rẻ hơn Còn trong lĩnh vực viễn thông, dù muốn hay không người tiêu dùng cũng phải sử dụng những sản phẩm mà ngành đã tạo ra
Trong viễn thông quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm
Trang 16khâu sản xuất của doanh nghiệp viễn thông Chất lượng hoạt động viễn thông
ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng và ngược lại trình độ sử dụng các dịch vụ
viễn thông của khách hàng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng viễn thông
Do đặc điểm không thể tách rời giữa quá trình sản xuất và quá trình tiêu
thụ nên đòi hỏi người tiêu dùng khi sử dụng các dịch vụ viễn thông thường phải
có mặt tại các vị trí, địa điểm của Bưu điện hay phải có các thiết bị bưu điện như
máy thuê bao Vì vậy, để thu hút và đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu của khách
hàng, ngành Viễn thông cần sớm phát triển mạng lưới thông tin rộng khắp đề đưa
dịch vụ viễn thông đến mọi đối tượng sử dụng
Vì quá trình tiêu dùng không tách rời quá trình sản xuất nên ngành viễn thông thường thu cước phí trước khi phục vụ khách hàng sử dụng Đối với các cơ quan, xí nghiệp, cá nhân có ký hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông, có thể sử dụng dịch vụ viễn thơng trước và thanh tốn sau vào một thời điểm quy định trong tháng
2.1.1.4 Tải trọng không đông đều theo thời gian và không gian
Tải trọng là lượng tin tức được truyền đến yêu cầu một cơ sở sản xuất nào đó của Viễn thông phục vụ trong một khoảng thời gian nhất định
Ngành viễn thông là ngành truyền đưa tin tức, để quá trình truyền đưa tin
tức có thể diễn ra cần phải có tin tức, và mọi tin tức đều do khách hàng mang
đến Như vậy nhu cầu vẻ truyền đưa tin tức quyết định sự tổn tại và phát triển của ngành Viễn thông
Nhu cầu về truyền đưa tin tức xuất hiện không đồng đều theo thời gian và
phụ thuộc vào nhịp độ sinh hoạt của xã hội, lượng nhu cầu khá lớn vào giờ làm
việc của các cơ quan, doanh nghiệp, vào các kỳ báo cáo, các ngày lễ tết,
Trong điều kiện yêu cầu phục vu không đồng đều, nhưng phải thỏa mãn tốt mọi nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải dự trữ đáng kế năng lực sản xuất như phương tiện, thiết bị thông tin, nguôn lao động, tài chính, Do vậy, chi phí lao động trong ngành Viễn thông cao hơn so với các chỉ phí khác Chính sự không đồng đều của tải trọng viễn thông đã
làm cho hệ số sử dụng trang thiết bị và hệ số sử dụng lao động bình quân của
Trang 172.1.2 Chi phi va quan tri chi phi 2.1.2.1 Khai niém chi phi
Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của bộ mơn kế tốn, của việc kinh
doanh và trong kinh tế học, là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt
được một hoặc những mục tiêu cụ thể Nói một cách khác, hay theo phân loại của KTTC thì đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh
2.1.2.2 Khái niệm quản trị chỉ phí
Quản trị có thể được hiểu tổng quát là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản trị lên khách thể quản lý nhăm đạt đến mục tiêu chung
Quản trị SXKD của doanh nghiệp nói riêng là một quá trình được đặt trong một
môi trường nhất định Quá trình đó gồm nhiều bước như xác định mục tiêu lập
dự toán, lập kế hoạch, triển khai thực hiện, ghi chép kết quả thực hiện để kiểm tra
đánh giá và ra quyết định
Quản trị chỉ phí là công cụ chủ yếu cung cấp, phân tích các thông tin cần thiết cho công việc quản trị của một doanh nghiệp Các thông tin này bao gồm các thông tin tài chính (chi phí và doanh thu) lẫn các thông tin phi tài chính (năng suất, chất lượng và các yếu tố khác của doanh nghiệp) Nha quan tri chi phí không đơn giản là người ghi chép các thông tin về chỉ phí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các quyết định quản trị để có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm/dịch vụ có chất lượng tốt nhất với chi phí
thấp nhất [6,tr.I 1]
Do vậy quản trị chỉ phí trở thành không thể thiếu được và tất yếu của quản trị doanh nghiệp
2.1.3 Phân loại chỉ phí trong doanh nghiệp
Chỉ phí có rất nhiễu loại vì vậy cần phải phân loại nhằm phục vụ cho quan lý và hạch toán Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chỉ phí khác nhau vào
từng nhóm theo đặc trưng nhất định Tuy nhiên lựa chọn tiêu thức phân loại nào
là phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý hạch toán
2.1.3.1 Phân loại chỉ phí theo tính chất kinh tẾ
Trang 18mức chỉ phí cần thiết, lập dự toán chi phí, lập báo cáo chỉ phí theo yếu tố trong kỳ.Ngoài ra, đây cũng là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền
vốn, huy động sử dụng lao động, xây dựng kế hoạch khấu hao tài sản cố định
là cơ sở đề phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí SXKD
Theo cách phân loại này, về thực chất, chỉ phí SXKD chỉ có 3 yếu tô chỉ
phí cơ bản là: chi phí về lao động sống, chỉ phí về đối tượng lao động và chỉ phí về tư liệu lao động Tuy nhiên, để cung cấp thông tin về chi phí một cach cu thé
hơn nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động việc
lập, kiểm tra và phân tích dự toán chỉ phí, các yếu tố chi phí trên cần được chỉ tiết hoá theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng Để chỉ tiết hoá phục vụ yêu cầu quản lý, toàn bộ chi phí thường được chia thành các yếu tố sau:
- Yếu tô chỉ phí nguyên liệu, vật liệu: Yêu tô chỉ phí NVL bao gồm toàn bộ
giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ
dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ kế toán (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và ph liệu thu hồi) Yếu tố này bao gồm:
+ Chỉ phí NVL chính: Bao gồm giá mua va chi phi mua của những loại NVL chính được sử dụng trực tiếp trong các quá trình SXKD NVL chính thường cầu thành nên cớ sở vật chất chính của sản phẩm và chỉ phí của nó thường chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất, thường chiếm khoảng 60%
+ Chỉ phí NVL phụ: Bao gồm giá mua và chỉ phí mua của những loại NVL dùng để kết hợp với những nguyên liệu chính làm tăng chất lượng, độ bên, tính thâm mỹ của sản phẩm hoặc là những nguyên liệu dùng trong công việc hành chính, văn phòng, sửa chữa máy móc thiết bị Chi phí NVL phụ thường
phát sinh trong tất cả các hoạt động sản xuất, tiêu thụ, quản lý Loại chi phí này
thường chiếm khoảng 20% trong tông chỉ phi
+ Chỉ phí nguyên liệu: Bao gồm giá mua và chi phí mua của nhiên liệu dùng vào SXKD trong kỳ kế toán
+ Chỉ phí phụ tùng thay thế: Bao gồm giá mua và chỉ phí mua của các phụ tùng thay thế dùng vào SXKD trong kỳ kế toán Thực chất phụ tùng thay thế cũng là nguyên liệu phụ, tuy nhiên, chúng bao gồm những bộ phận chỉ tiết dùng
để thay thế khi tiễn hành sửa chữa tài sản có định
Trang 19loại NVL không thuộc các yếu tổ kế trên như chi phi NVL đặc thù, chỉ phí về phế phẩm, phế liệu tận dụng
Sự nhận thức yếu tô chỉ phí NVL giúp cho nha quan tri xác định được tong giá tri nguyén liéu, vat ligu cần thiết cho nhu cầu SXKD trong kỳ Trên cơ sở đó, nhà quản trị sẽ hoạch định được tong mức luân chuyền, tong mức dự trữ
cân thiết của NVL để tránh tình trạng ứ đọng vốn hoặc thiếu NVL gây ra cản trở cho quá trình SXKD và giảm hiệu quả sử dụng vốn Mặt khác, đây cũng là cơ sở để dự toán từng chùng loại vật liệu cần thiết để doanh nghiệp chủ động trong công tác cung ứng vật tư
+ Chỉ phí công cụ dụng cụ: Bao gồm giá mua và chỉ phí mua của các công
cụ dụng cụ dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ kế toán như dụng cụ sửa chữa,
đo lường, bao bì vận chuyền Tông chi phí công cụ dụng cụ là cơ sở để nhà quản
trị hoạch định mức luân chuyển qua kho, định mức lưu trữ, nhu cầu thi mua công
cụ dụng cụ hợp lý
-Chỉ phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quán trình sản xuất - kinh
doanh trong kỳ: (Trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi) Thực
chất, nhiên liệu cũng là NVL phụ nhưng nó giữ vai trò quan trọng trong danh mục nguyên liệu Vì vậy, nó được xếp vào một khoản mục riêng để quản lý và dễ
dàng kiểu soát khi có sự biến động nhiên liệu, năng lượng trên thị trường
- Yếu tô chỉ phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản anh tong số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân viên chức
- Yếu lô chỉ phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn và bảo
hiểm thất nghiệp: Phản ánh phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp và kinh phí cơng đồn trích theo tỷ lệ quy định trên tông số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho tồn bộ cơng nhân viên chức
- Yếu tô chỉ phí khẩu hao tài sản cô định: Phản ánh tông số khẩu hao phải trích trong kỳ của tất cả tài sản có định sử dụng cho hoạt động SXKD trong kỳ kế tốn Thơng tin về chi phí khấu hao giúp nhà quản trị nhận biết được mức chuyển dịch giá trị tài sản vào chi phí SXKD cũng như tốc độ hai mòn tải sản cố định
Dựa vào thông tin này, nhà quản trị có thể hoạch định tốt hơn chiến lược tái dầu
tư hoặc đầu tư mở rộng để đảm bảo cơ sở vật chất - kỹ thuật phù hợp với quá
Trang 20- Yéu t6 chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho quá trình SXKD như điện, nước, điện thoại, thuê nhà, tiếp
khách, quảng cáo, khuyến mại Các chi phi loại này giúp nhà quản trị hiểu rõ hơn tong mức dịch vụ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để thiêt lập quan hệ
trao đối, cung ứng với các đơn vị dịch vụ phục vụ cho hoạt động SXKD
- Yếu lô chỉ phí khác bằng tiên: Chi phí khác bằng tiền bao gồm tất cả các chỉ
phí SXKD khác băng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên mà doanh nghiệp thường phải thanh toán trực tiếp trong kỳ kế tốn Yếu tơ này phân lớn là các dòng tiền mặt chỉ tiêu nhỏ tại doanh nghiệp Vì vậy, việc nắm vững yếu tố chỉ phí khác bằng tiền sẽ giúp các nhà quản trị hoặc định được ngân sách tiền mặt chỉ tiêu, hạn chế những
ton dong tiền mặt, tránh bớt những tôn thất, thiệt hại trong quản lý vốn băng tiên
2.1.3.2 Phân loại chỉ phí theo công dụng kinh tễ
Cơ sở của phương pháp này là dựa vào công dụng kinh tế của chỉ phí, địa điểm phát sinh cũng như mức phân bố chỉ phí cho từng đối tượng Theo quy định, giá trị toàn bộ của sản phẩm bao gồm các yếu tố sau:
- Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm chỉ phí về các loại NVL chính, NVL
phụ nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các công việc lao vụ, dịch vụ Không tính vào khoản mục này những chi phí
NVL dùng vào mục đích phục vụ nhu cầu SXC hay cho những hoạt động ngoài
lĩnh vực sản xuất
- Chi phí NCTT: Bao gồm chỉ phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ, trích trước tiền lương nghỉ phép trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định Không tính vào khoản này khoản tiền lương phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên QLDN hay nhân viên khác
- Chi phí SXC: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ SXC tại bộ
phận sản xuất (phân xưởng, đội trại ); bao gồm các điều khoản như chi phi
nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chỉ phí khẩu
hao tài sản cố định, chỉ phí dịch vụ mua ngoài, chỉ phí bằng tiền khác
Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tẾ có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức; là cơ sở cho kế toán tap hop chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục; là căn cứ để phân tích
Trang 212.1.3.3 Phân loại chỉ phí theo mỗi quan hệ với thời kỳ tính kết qua
Căn cứ mối quan hệ với kỳ kết quả kinh doanh chỉ phí trong kỳ kế toán chia thành chỉ phí sản phẩm và chi phí thời kỳ
- Chi phi thoi kỳ
Chi phí thời kỳ là những chỉ phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
nhuận trong cùng một kỳ kế toán
Chỉ phí thời kỳ bao gồm:
+ Chi phi ban hang + Chi phi QLDN
Việc phát sinh và bù đắp các chi phí này chỉ diễn ra trong cùng một kỳ kế toán, do đó, loại chi phí này còn được gọi là chi phí thời ly
Trong thực tế, còn có những chỉ phí thời kỳ rất khó nhận dạng do đặc điểm kinh doanh của một số ngành có chu kỳ sản xuất kéo dài như ngành xây lắp, đóng tàu Chi phí quản lý, phục vụ, hành chính quản trị của những ngành
nay bao hồm nhiều thành phần chỉ phí khác nhau phát sinh từ lúc khởi công cho đến khi kết thúc có thể kéo dàu trên một năm hoặc nhiều năm Tuy nhiên, chúng
vẫn là chỉ phí thời kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong
thời kỳ kết quả kinh doanh
- Chi phi san phẩm: Chi phi san pham là những chỉ phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua vào trong kỳ
+ Đối với hoạt động sản xuất, chỉ phí sản phẩm là chi phí sản xuất bao
gồm: chỉ phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC phát sinh trong kỳ
+ Đối với hoạt động sản xuất, chỉ phí sản phẩm là chi phí sản xuất bao
gồm: chỉ phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC phát sinh trong kỳ + Đối với hoạt động kinh doanh thương mại, chỉ phí sản phẩm là giá vốn của hàng mua vào, bao hồm giá mua hàng hoá và chi phí mua hàng hoá trong kỳ
Nếu sản phẩm sản xuất hoặc hàng hoá mua vào chưa được tiêu thụ thì chỉ
phí sản phẩm là giá vốn hàng tồn kho Chúng được ghi nhận là một bộ phận tài sản
Trang 22doanh và được bù đắp băng doanh thu của số sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ Trong thực tế, sản phẩm sản xuất hoặc hàng hoá mua vảo trong kỳ này có
thể được tiêu thụ ở nhiều kỳ khác nhau Do đó, chỉ phí sản xuất phát sinh trong một kỳ và ảnh hưởng đến nhiều kỳ SXKD, kỳ tính kết quả kinh doanh Hay nói
cách khác, sự phát sinh và khả năng bù đắp của chi phí sản phẩm thưởng trả qua
nhiều kỳ SXKD khác nhau Tuy nhiên, chi phí sản xuất luôn chỉ tham gia xác
định kết quả kinh doanh ở kỳ mà sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ
Vì vậy, chi phí sản phẩm thường gắn liền với những rủi ro tiềm tàng tự sự biến động của thị trường Để quản lý tốt hơn chỉ phí sản phẩm, hạn chế bớt những rủi ro tiềm tàng các nhà quản trị có thể vận dụng phù hợp các phương pháp tính giá hàng xuất bán theo các phương pháp khác nhau (Phương pháp giá thực tế đích danh, giá bình quân, giá nhập trước xuất trước, giá nhập sau xuất trước)
Ngược lại với chỉ phí sản phẩm, chỉ phí thời kỳ phát sinh trong kỳ nào thì được ghi nhận ngay trong kỳ đó vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và trực tiếp làm giảm lợi nhuận trong kỳ
Trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và dịch vụ,
sự chuyên hoá của chỉ phí sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ giá mua, chỉ phí thu mua hàng hoá thành giá trị giá hàng hoá chờ bán Khi hàng hoá được tiêu thụ giá vốn hàng chờ bán sẽ chuyển sang giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đồng thời chỉ phí bán hàng, chi phí QLDN được ghi nhận vào một khoản chi phí làm giảm lợi nhuận trong kỳ phát sinh
2.1.3.4 Phân loại chỉ phí theo phương pháp qHy nạp
Theo phương pháp phân loại này người ta căn cứ vào cách thức tập hợp và khả năng quy nạp từng loại chi phí theo từng đối tượng kế toán chỉ phí sản xuất dé phan chia chi phí sản xuất của doanh nghiệp thành hai loại:
- Chỉ phí trực tiếp: Là những chỉ phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản
xuất một loại sản phẩm, công việc, lao vụ cụ thể hoặc một hoạt động, một địa
điểm nhất định Các chi phí này hoàn toàn có thể hạch toán và quy nạp trực tiếp
cho từng loại sản phẩm, công việc lao vụ hoặc các hoạt động và địa điểm đó
Trang 23Cách thức phân loại chi phí này cũng chỉ có ý nghĩa đối với kỹ thuật hạch toán và lưu ý các nhà quản lý khi tiến hành phân bố chỉ phí cho các đối tượng
phải quan tâm đến việc lựa chọn tiêu chuẩn phân bồ, bởi vì các tiêu chuẩn phân bồ được lựa chọn ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ chính xác của các chỉ phí gián
tiếp tập hợp cho từng đối tượng
2.1.3.5 Phân loại chi phi theo cách thức khác
- Phân loại chỉ phí theo thẩm quyên ra quyết định
Theo cách phân loại này, nếu gắp quyền kiểm soát chỉ phí với một cấp quản lý nào đó thì phân biệt chỉ phí thành hai loại, đó là chỉ phí kiểm soát được
va chi phi khong kiểm soát được
Một khoản chỉ phí được xem là chỉ phí có thể kiếm soát được hoặc là chỉ phí không kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó là tuỳ thuộc vào khả năng cấp quản lý này có thể ra các quyết định để chỉ phối, tác động đến khoản chỉ phí đó hay là không Như vậy, nói đến khía cạnh quản lý chỉ phí bao giờ cũng gắn liền với một cấp quản lý nhất định: khoản chỉ phí mà ở một cấp quản lý nào đó có quyên ra quyết định để chỉ phối nó thì được gọi là chỉ phí kiểm soát được (ở cấp quản lý đó), nếu ngược lại thì là chi phí không kiểm soát được
Chăng hạn, người quản lý bán hàng có trách nhiệm trong việc tuyển dụng cũng như quyết định cách thức trả lương cho nhân viên bán hàng, do vậy, chỉ phí
tiền lương trả cho bộ phận nhân viên này là chỉ phí kiểm soát được đối với bộ phận
bán hàng đó Tuy nhiên, chỉ phí khấu hao các phương tiện kho hàng, một khoản chỉ phí cũng phát sinh ở bộ phận bán hàng thì lại là chi phí khơng kiểm sốt được đối với người quản lý bán hàng bởi vì quyền quyết định xây dựng các kho hàng cũng như quyết định cách thức tính khấu hao của nó thuộc về bộ phận QLDN
Chi phí không kiểm soát được ở một bộ phận nào đó thường thuộc hai
dạng: các khoản chỉ phí phát sinh ở ngoài phạm vi quản lý của bộ phận (chang hạn các chi phí phát sinh ở các bộ phận sản xuất hoặc thu mua 1a chi phi khong kiểm soát được đối với người quản lý bộ phận bán hàng), hoặc là các khoản chỉ phí phát sinh thuộc phạm vi hoạt động của bộ phận nhưng thuộc quyên chỉ phối và kiểm soát từ cấp quản lý cao hơn (như chỉ phí khấu hao các phương tiện kho hàng đối với người quản lý bộ phận bán hàng trong ví dụ trên) Cũng cần chú ý thêm rằng việc xem xét khả năng kiểm soát các loại chỉ phí đối với một cấp quản
Trang 24cap trong quan ly
Xem xét chi phí ở khía cạnh kiểm soát có ý nghĩa lớn trong phân tích chỉ phí và ra các quyết định xử lý, góp phần thực hiện tốt kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
- Các loại chi phí được sứ dụng trong lựa chọn các phương an
+ Chi phí chênh lệch: là những khoản chi phí có ở phương án SXKD này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án SXKD khác Có hai dạng chỉ phí chênh lệch: giá trị của những chi phí chỉ phát sinh ở phương án này mà không có ở phương án khác, hoặc là phần chênh lệch về giá trị của cùng một loại chỉ phí ở các phương án khác nhau Người quản lý đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án trên cơ sở phân tích bộ phận chi phí chênh lệch này nên chỉ phí chênh lệch là dạng thông tin thích hợp cho việc ra quyết định
+ Chi phi co hoi: là những thu nhập tiém tang bi mất đi khi lựa chọn thực
hiện phương án này thay cho phương án khác Chăng hạn, với quyết định tự sử dụng cửa hàng để tổ chức hoạt động kinh doanh thay vì cho thuê thì thu nhập có được từ việc cho thuê của hàng trở thành chỉ phí cơ hội của phương án tự tổ chức kinh doanh
Chi phí cơ hội là một yếu tổ đòi hỏi luôn phải được tính đến trong mọi
quyết định của quản lý Để đảm bảo chất lượng của các quyết định, việc hình dung và dự đoán hết tất cả các phương án hành động có thể có liên quan đến tình huống cân ra quyết định là quan trọng hàng đầu Có như vậy, phương án hành
động được lựa chọn mới thực sự là tốt nhất khi so sánh với các khoản lợi ích mất
đi của tất cả các phương án bị loại bỏ
+ Chỉ phí chìm: là những chi phi đã phát sinh, nó có trong tất cả các phương án SXKD được đưa ra xem xét, lựa chọn Đây là những chi phí mà các
nhà quản trị phải chấp nhận không có sự lựa chọn Ví dụ, chi phí khẩu hao tài sản
có định là chỉ phí chìm khi xem xét các phương án có liên quan đến sản phẩm,
dịch vụ được sản xuất thông qua việc sử dụng các tải sản cô định đó Hoặc những
chi phí doanh nghiệp đã chi để thực hiện hợp đồng kinh tế với một khách hàng
nhưng đến thời hạn giao hàng thì khách hàng đó gặp rủi ro không thể thực hiện hợp đồng là chi phí chìm khi xem xét các phương án: gia cố, bố sung theo yêu cầu của khách hàng khác để bán hoặc vứt bỏ nó Dù thực hiện phương án nao thi
Trang 25chọn phương án tối ưu Bởi vậy, chỉ phí chìm luôn luôn là thông tin không thích
hợp cho việc xem xét, lựa chọn phương án tối ưu
2.1.3.6 Phân loại chỉ phí theo mỗi quan hệ với mức độ hoạt động
Cách phân loại chi phí chủ yếu sử dụng trong QTCP là phân loại chỉ phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động (số lượng sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động ) Theo cách phân loại này, các chi phí được phân thành chi
phí biến đổi, chi phí có định và chỉ phí hỗn hợp, khái quát qua bảng dưới đây - Chỉ phí biến đổi (biến phí, khả biến) là các chỉ phí thay đối về tông số tỷ lệ với sự thay đối của mức độ hoạt động Tuy nhiên có loại chi phí biến đổi tỷ lệ
thuận trực tiếp với biễn động của mức hoạt động như chi phí NVL trực tiếp, chi
phí lao động trực tiếp nhưng có chỉ phí biến đối chỉ thay đôi khi mức hoạt động thay đối nhiều và rõ ràng như chỉ phí lao động gián tiếp, chỉ phí bảo dưỡng máy
móc thiết bị
- Chi phí cố định là những khoản chi phi mà tổng số không thay đổi khi có
sự thay đôi mức độ hoạt động, nhưng chi phí trung bình của một đơn vị hoạt
động thì thay đối tý lệ nghịch với mức biến động của mức hoạt động Chỉ phí cố định không thay đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động nhưng nếu mức độ hoạt động tăng vượt quá phạm vi phù hợp đó thì chỉ phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ tăng vì phải đầu tư thêm thiết bị sản xuất
- Chỉ phí hỗn hợp là loại chỉ phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của chỉ
phí cỗ định và chỉ phí biến đối (như chi phi điện thoại, chi phí thuê phương tiện
vận chuyển vừa tính giá thuê cố định, vừa tính giá thuê theo quãng đường vận chuyền thực tế )
Việc phân loại chi phí thành chỉ phí biến đối, chi phí cỗ định và chi phí
hỗn hợp tuỳ thuộc vào quan điểm nhìn nhận của từng nhà quản trị trong mục tiêu sử dụng cụ thể KTTC không phân chia chỉ phí theo tiêu thức này nhưng nó lại
rất cần thiết cho QTCP, giúp nhà quản trỊ có cách nhìn nhận chi phí, sản lượng và
lợi nhuận để có quyết định quản lý phù hợp về số lượng sản phẩm sản xuất và
tiêu thụ, về giá bán sản phẩm trong từng giai đoạn cụ thể về việc nhận đơn đặt
hàng mới với giá thấp hơn giá đang bán
Tóm lại, cho nhiều mục đích khác nhau, chỉ phí được xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau Trước hết là một sự hiểu biết chung cần có về nội dung
Trang 26dụng những loại chi phí gì và sử dụng vào các mục đích gì là những dang thông tin nhất thiết phải có trong các báo cáo tài chính Tuy nhiên, phục vụ tốt
cho hoạt động quản lý đòi hỏi những hiểu biết kỹ lưỡng hơn về chỉ phí Chỉ
phí xem xét ở giác độ kiểm sốt được hay khơng kiểm soát được là điều kiện
tiền để cho việc thực hiện kế toán trách nhiệm Chi phi khi được nhận thức và
phân biệt thành dạng chi phí không thích hợp và chi phí thích hợp cho việc ra quyết định có tác dụng lớn phục vụ cho tiến trình phân tích thông tin, ra quyết
định của người quản lý Được sử dụng một cách tích cực và phổ biến nhất
trong QTCP đó là cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của nó với sản lượng thực hiện Xem xét chi phí theo cách thức ứng xử của nó giúp thấy rõ một mối quan hệ rất căn bản trong quản lý: quan hệ giữa chỉ phí - sản luợng - lợi nhuận Báo cáo thu nhập của doanh nghiệp lập theo cách nhìn nhận chi phí như vậy trở thành công cụ đắc lực cho người quản lý trong việc xem xét và phân tich các vẫn đề
2.1.4 Quản trị chỉ phí trong doanh nghiệp
2.1.4.1 Sự cần thiết và vai trò của quản trị chỉ phí
Trong cơ chế kinh tế mới — cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, mỗi doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập, mọi doanh nghiệp đều
phải tự quyết định kế hoạch phát triển kinh doanh của mình trên cơ sở năm bắt nhu cầu thực thế và hiểu thật rõ ràng năng lực bản thân doanh nghiệp Thực chất của hoạt động quản trị doanh nghiệp là quá trình chuẩn bị và ra quyết định quản trị Muốn vậy bộ máy QLDN cân có thông tin cả trong và ngoài doanh nghiệp Chất lượng của các quyết định quản trị doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng của các thông tin kinh tế mà bộ máy quản trị doanh nghiệp có trong tay Các thông tin kinh tế ngoài doanh nghiệp có thể có được từ việc thu thập thông tin được công bố và thông qua công tác nghiên cứu thị trường Các
thông tin kinh tế bên trong hoàn toàn do doanh nghiệp tự tô chức thu thập xử lý
lưu trữ cũng như đưa vào sử dụng Quản trị chi phí kinh doanh là công cụ chủ yếu cung cấp các thông tin kinh tế bên trong cho b6 may QLDN, lam cơ sở cho việc ra quyết định quản trị Do vậy quản trị chỉ phí trở thành không thể thiếu và
tất yêu của QLDN
Trang 27định tới kết quả hoạt động SXKD, từ đó ảnh hưởng đến sự tôn tại và phát triển
của doanh nghiệp trong tương lai Như vậy có thể nói, đối với các doanh nghiệp quan tri chi phi có vai trò và ý nghĩa to lớn
2.1.4.2 Nội dung của quản trị chỉ phí a.Lập dự toản chỉ phí trong doanh nghiệp
Trong các chức năng quản trị, lập kế hoạch là chức năng quan trọng không
thé thiếu đối với mọi doanh nghiệp Kế hoạch là xây dựng mục tiêu của doanh nghiệp và vạch ra các bước thực hiện để đạt được mục tiêu đã đặt ra Dự toán cũng là một dạng kế hoạch nhằm liên kết các mục tiêu cụ thể, chỉ rõ các tải
nguyên phải sử dụng đồng thời dự tính kết quả thực hiện trên cơ sở các kĩ thuật dự báo
Lập dự toán chi phi san xuất là xác định toàn bộ chỉ phí để sản xuất ra một
sản phẩm hoặc một khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đã kí hợp đồng từ trước Dự toán chỉ phí để sản xuất bao gồm: dự toán chi phí NVL trực tiếp, dự
toán chi phí NCTTT, dự toán chi phí SXC, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi
phí QLDN và chỉ phí tài chính, vì vậy nhăm quản trị chi phí trong quá trình sản xuất được hiệu quả cần phải lập dự toán chỉ phí sản xuất
* Dự toán chi phí NVL trực tiếp được tính căn cứ vào định mức tiêu hao
NVL và đơn giá dự toán của NVL
BM=QxMx PM
Trong đó: BM: Chi phi NVL truc tiép du toan Q: Sản lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch
M: Định mức NVL/ 1 sản phẩm
PM: Don gia NVL
* Dự toán chỉ phí NCTT được tính trên căn cứ đơn giá tiền lương được xây dựng cho từng sản phẩm và sản lượng sản phẩm dự kiến sản xuất trong kỳ
BL=QxLx PL
Trong đó: BL: Chi phi NCTT du toan
Trang 28*Du toan chỉ phí SXC bao gồm dự toán bién phi SXC va dự toán định phíSXC
Dự toán biến phí _ Dự toán lượng sản x Dự toán biến phi don vi
SXC 7 phẩm sản xuất SXC
Du toandinh phi — — Định phí SXC thực té x Ty lé % tang (giam) dinh
SXC 7 kỳ trước phí SXC theo dự kiên
Du fom phi = Duwtodn biénphiSXC + Dự toán chỉ phí SXC * Dự toán chi phí bán hàng bao gồm dự toán biến phí bán hàng và dự toán định phí bán hàng
Dự toán biến phí _ Dự toán số lượng sản x Định mức biến phí
bán hàng ˆ phám tiêu thụ bán hàng
, , Ty lé % tang (giam)
Dự toán dinh phi bán = Dinh phi ban hang x hang thuc té ky , 4
trước theo dự kiên Dự toán chỉ phí _ Dự todn bién phi ban + Dự toán định phí
SXC ˆ hàng bán hàng
* Dự toán chi phí QLDN
Dự toán chỉ phí _ Dự toán biến phí + Dự toán định phí
OLDN — OLDN OLDN
Dự toán chỉ phí —— Đự toán biến phí trực x Ty lệ biến
OLDN ˆ tiép phiQLDN
Định phí QLDN thường không thay đổi theo mức độ hoạt động Các thay đối của loại chi phí này chủ yếu do việc trang bị đầu tư thêm cho bộ phận quản lý
của doanh nghiệp Lập dự toán bộ phận này cần căn cứ vào dự báo các nội dung
cụ thể của từng yếu tô chỉ phí để xác định chính xác định phí theo dự toán
b Tổ chức thực hiện chỉ phí
Quan tri chi phi cung cấp các thông tin (như thông tin vé chi phi san xuất, phương án sản xuất, giá vốn, chỉ phí nghiệm thu, bảo hành sửa chữa, chỉ
phi quan ly, ) dé tổ chức thực hiện chỉ phí thông qua việc thiết lập các bộ phận, xác lập quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận cũng như con người
cụ thể để có biện pháp kịp thời điều chỉnh kế hoạch nhằm sử dụng một cách
Trang 29Voi chuc nang tô chức thực hiện, các nhà quản tri phải biết cách liên kết tốt giữa tô chức, con ñ8ưỜi VỚI các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất Vì thế, nhà quản trỊ phải cần các thông tin khác nhau
do nhiều bộ phận cung cấp Trên cơ sở các thông tin đó, nhà quản trị cần quyết định cách sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực của công ty để đạt được các kế
hoạch đã đề ra cũng như điều hành các hoạt động SXKD theo các mục tiêu
chung Giá phí sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá và báo cáo hàng tồn kho cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Giá thành sản phẩm cũng đóng vai trò to lớn đối với việc ra quyết định chiến lược cũng như các quyết định kinh doanh hàng ngày của các nhà quản lý
Quá trình tập hợp chi phí là quá trình xác định những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định giá phí sản xuất sản phẩm Tùy từng đặc điểm và yêu cầu SXKD, chỉ phí có thể tập hợp cho từng công việc, từng sản phẩm/dịch vụ hay cho cả quá trình sản xuất Tập hợp chỉ phí theo công việc là quá trình tập hợp và phân bồ chỉ phí có liên quan đến một sản
phẩm/dịch vụ riêng biệt cụ thê hoặc một nhóm sản phẩm cu thé Tap hop chi phi
theo quá trình sản xuất là quá trình tập hợp chi phí và tính bình quân chi phí cho một số lượng sản phẩm lớn và đồng nhất trong quá trình sản xuất
Các kỹ thuật tính chỉ phí được sử dụng để thiết lập tổng chi phí của một
sản phẩm nhằm xác định giá bán (giá bán được đề xuất là sẽ có lợi nhuận) và
đánh giá những mục đích, hiệu quả Các kỹ thuật tính chỉ phí cũng rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho việc kiểm soát và ra quyết định Tất cả những
cách tiếp cận để tính chỉ phí đều được dựa vào một vài hình thức thước đo chỉ
phí và sự chú ý tới việc khôi phục (bù đắp ) các chi phí chung Hơn thế nữa, khi tính chi phí cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhằm điều chỉnh thông nhất nhận
thức cũng như cách thức tính chi phí theo mục tiêu đã xác định
Thứ nhất là các thước đo chỉ phí Thước đo chỉ phí liên quan đến việc đo những chỉ phí trực tiếp (gồm chi phí NVL trực tiếp và chỉ phí NCTT) cộng
những chỉ phí chung (gián tiếp) bắt nguồn ở bộ phận sản xuất và ở các bộ phận
khác trong công ty (như CPBH, chỉ phí quản lý chung ngoài địa chỉ sản xuất sản phẩm, chỉ phí phát sinh từ hoạt động tài chính, hoạt động khác và chỉ phí thuê)
Trang 30loại chi phí đã (sẽ) phát sinh cho các đối tượng tính toán Chi phí trực tiếp là
những khoản mục chi phí rõ ràng, độc lập, có liên hệ trực tiếp tới đối tượng cần
tính toán (đối tượng chịu phí); còn chi phí chung là những khoản chi phí khó xác định rõ ràng, liên quan tới nhiều đối tượng khác nhau va chúng sẽ được phân bố
cho đến đối tượng tính toán cuối cùng (thực hiện khôi phục chi phí chung) Vẫn
đề là ý tưởng của việc phân bồ chỉ phí chung Yêu cầu của việc phân bồ xuất phát từ yêu cầu cần sự chính xác trong việc xác định giá thành sản phẩm Một sự phân bồ không chính xác sẽ dẫn đến sự bóp méo giá thành, làm sai lệch kết quả trong việc xác định hàng tồn kho, giá vốn hàng bán và thiếu cơ sở để xác định giá bán Mặt khác, việc phân bố chính xác sẽ là căn cứ đánh giá hiệu quả quản lý của từng
bộ phận Mục đích của việc phân bồ chỉ phí chung là: đạt được những động lực mong muốn, tính toán thu nhập và đánh giá giá trị tài sản và đạt được sự thu hồi
Cơ sở phân bô cũng được xem là tiêu thức phân bố chỉ phí chung thường là: mức tiêu hao NVL, thời gian lao động trực tiếp, mức tiêu hao năng lượng
hoặc những cơ sở dựa theo kinh nghiệm khác
Cuối cùng là các nguyên tắc trong tính chỉ phí Để có cách nhìn nhận va giải quyết các vẫn đề đặt ra trong lĩnh vực tính chỉ phí một cách nhất quán cần quán triệt đầy đủ các nguyên tắc chủ yếu: (1) phù hợp với sự ghi nhận tính toán của KTTC: (2) phù hợp với cơ cấu doanh nghiệp: (3) bảo toàn tài sản về
mặt hiện vật; (4) ưu tiên tính toán nhanh với độ chính xác chấp nhận được; và
(Š) hiệu quả
Sau khi tập hợp và tính chi phí kinh doanh theo loại, tại sao cần phải thực
hiện bước tính chi phí theo nơi phát sinh? Lý do đơn giản là có hai loại chi phí: chỉ phí trực tiếp găn với một đối tượng tính toán xác định xong chỉ phí chung lại liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau Chính vì vậy, ở bước tính này cần phải
tim cách tập trung các chi phí chung vào các nơi phát sinh chỉ phí nhất định rồi
tìm cách phân bố cho các đối tượng cần phân bô
Bước tính cuối cùng là bước tính chỉ phí theo đối tượng Bước tính này tính toán các chỉ phí phát sinh cho các đối tượng cụ thê
c Kiểm soát chỉ phí
Trang 31tế, công dung, mục đích khác nhau cũng như anh hưởng của chúng, quá trình và kết quả kinh doanh cũng khác nhau Thông thường, người ta sẽ so sánh số liệu kế
hoạch, dự toán hoặc định mức với số liệu thực tế thực hiện
Nội dung kiểm soát chỉ phí gồm:
- Kiểm soát chỉ phí NVL trực tiếp: Là thực hiện so sánh giữa chi phí NVL
trực tiếp thực hiện với chi phí NVL trực tiếp tiêu chuẩn, và xác định các nguyên
nhân biến động trên 2 mặt về giá và lượng đã tác động như thế nào đến biến động chung Các nguyên nhân biến động được xác định theo các công thức sau:
+ Biến động về giá: Phản ảnh chênh lệch giữa giá thực tế đã trả với giá
đáng lẽ phải trả
Anh hưởng về giá đến Đơn giá Đơn giá Luong NVL
bién dong NVL truc =| NVLtruc - NVLtruc |x trực tiép thuc té
tiép tiép thuc té tiép du todn su dung
Ảnh hưởng về giá có thể âm (-) hoặc dương (+) Nếu anh hưởng là âm thì giá NVL thực tế thấp hơn giá dự toán đặt ra Tình hình này được đánh giá là tốt
nếu chất lượng vật liệu đảm bảo Ngược lại, nếu ảnh hưởng về giá dương thể
hiện giá NVL thực tế cao hơn giá dự toán, nói chung đánh giá không tốt vì lúc
này chi phí NVL trực tiếp thực tế cao hơn so với dự toán
+ Biến động về lượng: Phản ảnh chênh lệch giữa chỉ phí tiêu chuẩn của lượng nguyên liệu thực tế sử dụng với chỉ phí tiêu chuẩn của lượng nguyên liệu đáng lẽ phải sử dụng
Anh hưởng về giá Luong NVL Luong NVL Luong NVL
dén bién dong NVL =| truc tiép thực - trực tiếp dự |x trực tiếp thực
trực tiếp té ste dung todn su dung té sử dụng
Nếu biến động về lượng là dương thể hiện NVL sử dụng thực tế nhiều hơn
so với dự toán, còn nếu là kết quả âm thể hiện lượng NVL sử dụng tiết kiệm so với dự toán
- Kiểm soát chỉ phí NCTT: Là chênh lệch giữa chi phí NCT'T thực hiện so
với chỉ phí NCTT dự toán đối với kết quả trong kỳ, được phân tích thành hai
Trang 32+ Biến động về giá: Phản ảnh chênh lệch giữa giá thực tế đã trả với giá đáng lẽ phải trả đối với kết quả thực hiện trong kỳ
Anh hưởng vê giá Đơn giá Thời gian
„ „ Đơn giả
đên biên động chỉ phí = — NCTT du x lao động
NCTT thực tê „
NCTT toán thực tê
Nếu biến động về giá nhân công là dương thể hiện giá nhân công thực tế
cao hơn so với dự toán, làm tăng chi phí NCTTT Ngược lại, nếu biễn động về giá nhân công là âm thể hiện giá nhân công thực tế thấp hơn so với dự toán, làm
giảm chi phí NCTT
+ Biến động về lượng: Phản ánh chênh lệch giữa chỉ phí tiêu chuẩn của 29 số giờ lao động thực tế tiêu hao với chỉ phí tiêu chuẩn của số giờ lao động đáng lẽ tiêu hao
Anh hưởng về thời gian Thời gian Thời gian Đơn giá
lao động đến bién dong chi =| laođộng - laođộng |x NCTT du
phi NCTT thuc té theo dự toản toán
Nếu biến động về thời gian lao động là dương thể hiện số giờ lao động
thực tế đã sử dụng nhiều quá mức so với dự toán, làm tăng chi phí NCTT Con nếu là kết quả âm thể hiện số giờ lao động thực tế đã sử dụng ít hơn so với dự
toán, làm giảm chi phí NCT'T
- Kiểm soát chi phí SXC: Chi phí SXC biến động là do sự biễn động biến phí SXC và biến động định phí SXC
+ Kiểm soát biến động biến phí SXC: Là chênh lệch giữa biến phí SXC
thực tế và biến phí SXC theo dự toán cho khối lượng sản xuất thực tế Biến động
biến phí SXC được phân tích thành biến động về giá và biến động về lượng biến
phí SXC:
+ Kiểm soát biến động định phí SXC: Là chênh lệch giữa định phí SXC
thực tế và định phí SXC theo dự toán
- Kiểm soát CPBH và chi phí QLDN: Phân tích biến động biến phí và
định phí bán hàng và QLDN tương tự như phân tích biến động biến phí và định
Trang 33d Ra quyét dinh quan tri
Quan tri chi phi phải dựa trên cơ sở hệ thống thông tin quá khứ và dự toán tương lai tiễn hành phân loại, lựa chọn, tổng hợp và cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến chi phí thích hợp cho việc ra quyết định Chức năng ra quyết định được vận dụng trong suốt quá trình hoạt động bao gồm những quyết định ngắn hạn và những quyết định dài hạn Căn cứ vào các số liệu thông tin
được cung cấp nhà quản trị thực hiện việc phân tích đánh giá và nêu các kiến
nghị để xuất cũng như tham gia vào việc lập dự toán SXKD hay tu van cho các nhà quản trị lãnh đạo đưa ra quyết định phù hợp
Nội dung ra quyết định quản trị gồm : * Phân tích thông tin chỉ phí
Thông tin chỉ phí thích hợp hỗ trợ cho các nhà quản trị trong việc đưa ra
các quyết định kinh doanh Quá trình ra quyết định là việc lựa chọn từ nhiễu
phương án khác nhau với rất nhiều thông tin của kế toán, trong đó thông tin về chỉ phí luôn rất quan trọng trong các quyết định ngắn hạn Để đảm bảo cho việc ra quyết định ngăn hạn đúng đăn, nhà quản trị cần có các công cụ thích hợp giúp
họ phân biệt được thông tin cần thiết với thông tin không cần thiết Thông tin
không cần thiết cần được loại bỏ ra khỏi cơ cầu thông tin cần xem xét và chỉ có
thông tin cần thiết mới thích hợp với cơ cấu thông tin xem xét để ra quyết định kinh doanh
* Phân tích chỉ phí theo các trung tâm chỉ phí
Sự xuất hiện của các trung tâm chỉ phí gắn liền với phân cấp về quản lý, mà ở đó, người quản lý có quyền và chịu trách nhiệm đối với kết quả hoạt động thuộc phạm vi mình quản lý Trong các doanh nghiệp, trung tâm chi phí thường
tô chức gan liền với các bộ phận đơn vị thực hiện chức năng SXKD và có thể
chia thành các trung tâm: trung tâm cung ứng, trung tâm sản xuất, trung tâm tiêu thụ trung tâm quản ly và trung tâm đầu tư
Quá trình phân tích chỉ phí theo trung tâm chỉ phí dựa trên báo cáo kết quả Đây là báo cáo phản ánh các chỉ tiêu tài chính chủ yếu đạt được ở từng trung tâm trách nhiệm trong một khoản thời gian nhất định, là báo cáo so sánh các chỉ
tiêu thực
- Đối với trung tâm cung ứng: Báo cáo tình hình cung ứng các yếu tố đầu
Trang 34vao, chi phi van chuyén, bốc dở cũng như chất lượng của từng loại vật tư Trong báo cáo phản ánh số lượng dự toán và số liệu thực tế, phân tích sự biến động cua don gia mua nham danh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, nổ lực trong việc tiết
kiệm các yếu tô đầu vào Qua đó dự đoán xu hướng biến động giá, tình hình cung ứng vật tư giúp doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, tiết kiệm chỉ phí
- Đối với trung tâm sản xuất: Báo cáo chỉ phí sản xuat bao gém chi phi
NVL trực tiếp, chỉ phí NCTT và chỉ phí SXC theo số liệu thực tế và dự toán để
làm cơ sở đánh giá trách nhiệm Tuy nhiên, báo cáo kết quả của trung tâm sản xuất phải được lập chi tiết theo từng công đoạn sản xuất, từng phân xưởng sản xuất đề kiểm soát chỉ phí gắn với trách nhiệm quản lý của từng bộ phận
- Đối với trung tâm tiêu thụ: Báo cáo về chỉ phí bán hàng của từng bộ
phận tiêu thụ sản phẩm Số liệu đánh giá cũng dựa trên thực tế và dự toán, tuy
nhiên đối với loại chi phí này cần xem xét mỗi tương quan của nó với doanh thu
tiêu thụ
- Đối với trung tâm quản lý: Báo cáo về chi phi QLDN dat trong mối quan
hệ so sánh chênh lệch giữa thực tế và dự toán nhăm đánh giá tình hình thực hiện
dự toán, kiểm soát chỉ phí của từng phòng ban chức năng thuộc bộ phận QLDN - Đối với trung tâm đầu tư: Ngoài việc báo cáo về tình hình chỉ phí, doanh
thu, lợi nhuận còn chịu trách nhiệm báo cáo về các khoản vốn đầu tư, khả năng huy động và sử dụng các nguồn tài trợ Số liệu so sánh dựa trên thực tế so với dự toán
Các báo cáo bộ phận còn thể hiện việc kiểm soát chỉ phí trong mối quan
hệ với doanh thu ước tính, góp phần giảm tỷ lệ chi phí trên doanh thu để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Khi phân tích trung tâm chỉ phí nếu thấy dấu hiệu bất lợi thì cần xác định những tác động bất lợi của bộ phận tương ứng như tình hình cung ứng vật tư, lao
động tình hình sản xuất, tình hình điều hành của nhà quản lý, Như vậy, đánh
giá trách nhiệm của trung tâm chỉ phí, điều quan trọng nhất và nhà quản lý cần quan tâm là giải thích những nguyên nhân nhằm tìm ra những khó khăn khi hoàn thành trách nhiệm và mục tiêu chung của doanh nghiệp
* Phân tích mối quan hệ giữa chi phí — sản lượng — lợi nhuận
Phân tích CVP là xem xét mối quan hệ nội tại trong doanh nghiệp khi thay
Trang 35tối đa hóa mục tiêu của đơn vị Nghiên cứu mối quan hệ C — V — P có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là cơ sở để đưa ra các quyết định như: chọn phương án sản xuất, định giá bán sản
phẩm, chiến lược bán hàng
*Các quyết định về giá bán dựa trên chỉ phí
Trong việc đưa ra quyết định về giá bán sản phẩm, nhà quản trị phải
đương đầu với vô số các điều kiện không chac chăn, do đó việc lập giá dựa vào
các số liệu chỉ phí phản ánh một điểm khởi đầu là đã có thể loại bớt được một số
điều không thực và bằng cách này nhà quản trị có thể thấy được phương hướng để xác lập một giá bán có thể được chấp nhận Chi phí có thể được xem như là một giới hạn giúp cho người lập giá tránh được việc xây dựng một giá quá thấp và có thể dẫn đến việc kinh doanh bị lỗ Phân tích chi phí sẽ tạo ra sự dễ dàng cho việc đánh giá các để nghị và các giá chào hàng Để thiết kế các báo cáo chỉ
phí một cách thích hợp, điều cần thiết là phải hiểu thông tin chi phí được sử dụng
như thế nảo trong việc thiết lập các quyết định về giá 2.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chỉ phí 2.1.5.1 Yếu tổ bên ngoài
Nhân tố khách quan là các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp mà doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt được và chỉ có thể cô gắng thích nghi với nó Mơi trường kinh doanh bên ngồi doanh nghiệp sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Muốn kinh doanh đạt hiệu quả cao doanh nghiệp phải
nắm bắt được những cơ hội đồng thời tìm biện pháp giảm khó khăn thách thức
do môi trường kinh doanh bên ngoài tạo ra và có thể biến thách thức thành cơ
hội cho mình
* Anh hưởng của nhân tô giá cả đến chỉ phí kinh doanh
Giá cả trên thị trường ảnh hưởng tương đối lớn đến chỉ phí kinh doanh của
doanh nghiệp Khi giá đầu vào của hàng hoá tăng lên sẽ làm chỉ phí đầu vào tăng đồng thời phí vận chuyển tăng do tiền thuê nhân viên vận chuyển tăng và các nhân tố đầu vào khác cũng tăng Do đó chỉ phí đầu vào tăng theo chiều tỷ lệ
thuận với nhân tổ giá cả Đối với hàng nhập khẩu, khi giá tăng làm ảnh hưởng tới
tỷ giá hồi đoái và do đó cũng ảnh hưởng đến chỉ phí đầu vào của hàng nhập khâu hay ảnh hưởng đến chỉ phí kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 36theo va do do chi phí kinh doanh của doanh nghiệp giảm
Một doanh nghiệp kinh doanh tốt là doanh nghiệp phải luôn luôn dự đoán
trước được sự biến động của giá cả trên thị trường để có kế hoạch điều chỉnh chỉ
phí kinh doanh cho hợp lý hạn chế tình trạng thiếu vốn hoặc tồn đọng vốn kinh doanh.Muốn vậy các doanh nghiệp cần thường xuyên phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ phí kinh doanh để thấy được xu thế biến động của chúng
* Anh hưởng của các nhân tô khác
- Chính sách, đường lỗi, chủ trương của Đảng và Nhà nước về tiền lương
Chỉ phí tiền lương cũng ảnh hưởng lớn đến chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp Khi Nhà nước qui định trả lương cho cán bộ công nhân viên chức tăng lên sẽ làm chỉ phí tiền lương tăng lên hay chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên Năm 2011, Nha nước qui định lương bac 1 tương đương 1.100.000 đồng từ năm 2015, Nhà nước thay đối lại và tăng lên lương bậc một tính tương
đương 1.150.000 đồng, đến tháng 5/2016 thì là 1.210.000 đồng Song song với
sự thay đối về tiền lương là các loại bảo hiểm bắt buộc mà người lao động phải chỉ trả theo lương của mình Sự thay đổi này đã làm tăng chỉ phí tiền lương và bảo hiểm trong doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải thực hiện theo sự điều tiết của Nhà nước Sự thay đổi chính sách tiền lương và bảo hiểm này sẽ là động lực thúc đây doanh nghiệp phải quan tâm hơn đến năng suất lao động của cán bộ công nhân viên trong công ty và quan tâm hơn đến hiệu quả công việc để doanh nghiệp kinh doanh có hiệu qủa cao
- Lãi vay ngân hàng
Lãi vay ngân hàng cũng ảnh hưởng đến chỉ phí kinh doanh của doanh nghiệp Trong trường hợp doanh nghiệp cần một khoản vốn lớn để thực hiện phương án kinh doanh Nếu doanh nghiệp không có đủ khoản vốn ấy để thực hiện phuơng án kinh doanh của mình thì doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng để thực hiện Doanh nghiệp đi vay vốn ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định Đến hạn trả thì ngoài số tiền vay doanh nghiệp còn phải trả một khoản chỉ phí lãi tiền vay tính trên số tiền vay và thời gian vay theo cơng thức:
Trang 37Ngồi ra còn có yếu tổ khách quan khác như phong tục tập quán, lối sống thói quen của tập khách hàng, hành vi ứng xử của các nhà cung ứng cũng ảnh
hưởng đến chỉ phí kinh doanh
2.1.5.2 Nhân tổ bên trong
a Anh hưởng của yếu lô thuộc về sản xuất đến chỉ phí kinh doanh
Ảnh hưởng của nhân tố thuộc về sản xuất đến chi phí kinh doanh thực
chất là sự ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về: Chất lượng dịch vụ, trình độ kỹ
thuật đến chi phí kinh doanh Nếu hàng hoá có chất lượng dịch vụ tốt, chăm
sóc khách hàng nhiệt tình thì sẽ phát triển được nhanh và nhiều hơn, mở rộng thị
trường và làm tăng doanh thu Muốn có dịch vụ chất lượng tốt thì doanh nghiệp
phải đầu tư cơ sở hạ tầng lớn hơn, thiết bị tốt hơn và do đó chỉ phí kinh doanh sẽ
tăng lên Nhưng doanh nghiệp phải tính sao cho mức tăng của chi phí nhỏ hơn mức tăng của doanh thu thì tốt Khi doanh nghiệp tăng chi phí để có dịch vụ đạt chất lượng tốt được người tiêu dùng yêu thích nhưng lại là yếu tô làm tăng doanh thu nhiều hơn điều đó làm tỷ suất chỉ phí giảm Ngoài ra sự phân bố sản xuất hợp
lý sẽ tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức vận động bảo trì, bảo dưỡng dịch vụ đến
các doanh nghiệp, các cửa hàng, đại lý do đó làm giảm chỉ phí vận chuyến, nhân công Mặt khác doanh nghiệp tăng chỉ phí nhưng tỷ suất chi phí giảm là rất tốt vì khi đó quy mô của doanh nghiệp cũng được mở rộng và ngảy càng có uy tín trên thị trường
Ngược lại, nếu chất lượng dịch vụ kém sẽ làm giảm mức lưu chuyển hàng
hoá do đó làm giảm doanh thu không những thế chất lượng dịch vụ kém cón làm
giảm sút uý tín của doanh nghiệp trên thị trường và như vậy doanh nghiệp sẽ thiệt hại lớn hơn mặc dù chỉ phí kinh doanh có giảm nhưng tỷ suất chi phí kinh doanh sẽ tăng Như vậy là doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả
b Ảnh hưởng của năng suất lao động đến chỉ phí kinh doanh
Khi năng suất lao động của nhân viên thay đôi thì chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cũng thay đổi theo Khi năng suất tăng sẽ làm cho quá trình lưu thông dịch vụ tăng nhanh hơn như vậy đã làm giảm tương đối chỉ phí lương nhân viên đồng nghĩa với việc tăng chỉ phí tiền lương cho nhân viên hay tăng chỉ phí kinh doanh Do đó nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần quan tâm đến nhân viên của
minh trả lương xứng đáng với công sức của họ khuyến khích họ băng phần
Trang 38tiền lương lại có xu hướng giảm
c.Anh hưởng của trình độ tô chức quản lý kinh tế nói chung và quản lý chỉ phí kinh doanh nói riêng của nhà lãnh đạo
Quá trình đưa dịch vụ tới tận tay người tiêu dùng là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội và cũng là chức năng của doanh nghiệp thương
mại dịch vụ Doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chỉ phí nhất định để thực hiện
hoạt động ấy Nhà lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ quản lý kinh tế giỏi sẽ quản lý tốt từ khâu trang bị đến khâu tiêu thụ sẽ làm giảm chỉ phí cho doanh nghiệp
Nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải quản lý tốt chi phí từ khi ký kết hợp đồng dich vụ, lắp đặt dịch vụ, thử nghiệm dịch vụ đến khi dịch vụ được sử dụng Doanh nghiệp kinh doanh muốn đạt kết quả thì phải quản lý tốt chi phí do đó nhà lãnh
đạo cần có trình độ tổ chức tốt chỉ phí
d Anh hưởng của công tác khai thắc nguôn hàng
Doanh nghiệp muốn mua được vật tư, nguyên liệu đủ cho việc bán ra
dịch vụ của mình thì phải tìm kiếm nguồn hàng hợp lý Doanh nghiệp cần tìm nguồn hàng cung ứng đủ số lượng, chất lượng tốt và đúng thời hạn thì phải bỏ chỉ phí nhất định để tìm kiếm nguồn hàng Công tác khai thác nguồn hàng cũng rất quan trọng đối với doanh nghiệp Khi doanh nghiệp tìm kiếm được những nguồn hàng tin cậy thì doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí vì khi có đủ hàng đạt tiêu chuẩn thì việc cung cấp dịch vụ sẽ đạt hiệu quả cũng như sẽ tăng mức bán ra, tăng doanh thu tiêu thụ đồng nghĩa với việc giảm chi phí kinh doanh một cách tương đối
2.2 CO SO THUC TIEN
2.2.1 Kinh nghiệm quản trị chỉ phí của một số đơn vị 2.2.1.1 Công ty cỗ phan công nghiệp tàu thủy Nam Hà
Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Nam Hà (địa chỉ đăng ký kinh
Trang 39trị chi phi để duy trì và phát triển Một số kết quả nhất định về quản trị chi phi
của công ty có thể kế ra như:
- Công ty đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu đặc tính kỹ thuật của sản phẩm,
đó là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất, xác định chỉ phí, tính giá thành sản phẩm;
- Nghiêm túc áp dụng quản trị chi phí và giá thành, áp dụng việc phân tích chỉ phí theo khoản mục đã giúp cho công ty kiểm soát được những khoản chỉ chỉ
tiết hơn
- Việc lập báo cáo thu nhập theo phương pháp lãi đóng góp giúp cho nhà
quản trị nhận biết được khoản mục chỉ phí tăng, xác định hiệu quả của việc đầu tư vào các khoản mục chi phí, xác định hiệu quả của việc sản xuất sản phẩm
Những hạn chế còn tổn tai:
- Trong việc lập kế hoạch chỉ phí, công ty chưa đưa yếu tố lạm phát, yếu
tố thay đối về giá NVL, tiền lương,
- Công ty có quá nhiều đơn đặt hàng , sản phẩm khoogn đồng nhất, thời gian hoàn thành kéo dài nên việc theo dõi bằng phương pháp KTTC truyền thông
gap phải một số khó khăn
2.2.1.2 Công ty cỗ phân tư vấn đầu tư và xây dựng Coseveo
Công ty cô phần tư vẫn đầu tư và xây dựng Cosevco là thành viên của Tổng công ty xây dựng Miễn Trung Trụ sở công ty đóng tại thành phố Đà Nẵng Sản phẩm chủ yếu của công ty là những công trình xây dựng dân dụng có quy
mô lớn, cẫu tạo phức tạp, thời gian sản xuất dài Với đặc điểm đó nên chỉ phí tại
công ty cũng mang những nét đặc thù riêng như: chỉ phí chiếm tỉ trọng khá lớn so với doanh thu từ hoạt động xây dựng cơ bản; chỉ phí sản xuất thi công đối với mỗi công trình khác nhau là khác nhau; hiện nay chưa có tính chi phí bán hàng Hoạt động quản trị chỉ phí của công ty có một số thành tựu như sau:
- Công tác kế toán chỉ tiết chi phí được thực hiện khá đây đủ, tuân thủ
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, cung cấp được thông tin phục vụ cho
việc ra các báo cáo KTTC nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp đơn đặt hàng là hoản toàn phù hợp với đặc điểm của công ty
Trang 40- Chưa đi sâu vào KTQT để cung cấp cho các nhà quản ly;
- Chi phí QLDN chưa được công ty có sự phân định thành biến phí và
định phí theo mức độ hoạt động của từng thời ky Do đó, khoản chi phí này khi
có biến động lớn thì công ty khó có thể xác định rõ nguyên nhân của sự biến động để giải quyết
2.2.2 Bài học kinh nghiệm quản trị chỉ phí đối với đơn vị nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn để lý luận chung về quản trị chi phi, kinh nghiệm tại một số công ty, có thể rút ra một số bài học có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản trị chỉ phí đối với Trung tâm Viễn thông Đông Hưng — Viễn thông Thái Bình thuộc Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam như sau:
- Các nhà quản lý cần chú ý, nâng cao nhận thức về QTCP, nâng cao kiến thức chuyên môn của kế toán viên về QTCP;
- Lãnh đạo doanh nghiệp cần chú ý nhiều hơn đến việc áp dụng những thông tin đã được phân tích để đưa ra quyết định SXKD;
- Các báo cáo cần đảm bảo day du cac thong tin, số liệu và phải được thực