1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS)

112 724 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 236,93 KB

Nội dung

Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS)

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2006 đánh dấu rất nhiều thành công của đất nước trong mọi lĩnhvực Ngành du lịch cũng đã góp phần vào thành công đó qua việc tổ chứcthành công hơn 300 hội nghị và hội thảo quốc tế Diễn ra trước tuần lễ cấpcao APEC lần thứ 14 được tổ chức tại Hà Nội (18-19/11/2006), vào ngày7/11/2006 tại Geneva( Thụy Sỹ) đã diễn ra trọng thể lễ ký hiệp định thư vềviệc Việt Nam chính thức được gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO.Điều này đã tạo cơ hội cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ViệtNam, đặc biệt là ngành du lịch – ngành du lịch không khói.

Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách du lịchQuốc tế đến Việt Nam liên tục tăng: Năm 2000 là 2,12 triệu lượt khách, năm2006 đã đón khoảng 3,6 triệu lượt khách, tăng 3% so với năm 2005 Việt Namgia nhập WTO và tổ chức thành công hội nghị APEC đã làm sống lại thịtrường du lịch Quốc tế Các doanh nghiệp du lịch sẽ được tiếp cận với thịtrường du lịch rất rộng lớn với 150 nước, với khoảng 90% dân số thế giới và95% thương mại toàn cầu Đây là một trong những thuận lợi lớn khi ViệtNam là thành viên của WTO

Bên cạnh đó các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam vẫn quen được baobọc bởi những tấm chăn “bảo hộ” nên gặp rất nhiều những thách thức và khókhăn Khi gia nhập WTO, chúng ta đã cam kết về thương mại và dịch vụ 11lĩnh vực lớn Về du lịch: Việt Nam chỉ cam kết đối với các phân ngành: Dịchvụ đại lý và kinh doanh lữ hành du lịch, dịch vụ sắp chỗ trong khách sạn, dịchvụ cung cấp thức ăn, đồ uống Các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được phépđưa khách vào Việt Nam( Inbound) và lữ hành nội địa đối với khách vào ViệtNam Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam trước đây thì 90 – 95%số khách Inbound do đối tác nước ngoài gửi khách Bây giờ các doanh nghiệp

Trang 2

du lịch nước ngoài sẽ trực tiếp gửi khách sang Việt Nam Du lịch Việt Namvừa bước vào “sân chơi” chung, chưa thực sự hiểu luật chơi nên việc cạnhtranh càng trở nên khó khăn hơn Do vậy, các doanh nghiệp lữ hành của ViệtNam cần có những biệp pháp và chiến lược phù hợp với môi trường mới Đểcó thể thu hút được khách Inbound thì một trong những biện pháp quan trọnglà hoàn thiện chính sách sản phẩm du lịch Inbound.

Là một trong những công ty lữ hành mới được thành lập, công tyTNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS) đã không ngừng phát triển và bắtđầu khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường du lịch Qua thờigian thực tập tại công ty,em nhận thấy Công ty đã hoạt động rất hiệu quảtrong lĩnh vực Outbound và đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhiều dukhách Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công ty còn gặp nhiều những bấtcập và khó khăn trong việc kinh doanh Inbound Chính vì vây, em quyết địnhchọn đề tài chuyên đề thực tập là: “ Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inboundtại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS)”.

Kết cấu của chuyên đề:

Chương 1: Lý luận chung về sản phẩm, chính sách sản phẩm trong kinhdoanh lữ hành

Chương 2 : Thực trạng về hoạt động kinh doanh và chính sách sảnphẩm Inbound tại công ty IGB Tours

Chương 3: Phương hướng và biện pháp để hoàn thiện chính sách sảnphẩm Inbound của công ty IGB Tours

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh khỏinhững sai sót do những hạn chế về trình độ, kiến thức và kinh nghiệm trongquá trình thực tập Em rất mong được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo đểem có thể áp dụng được những kiến thức vào thực tế công việc.

Trang 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM,

CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH.1.1.KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM , SẢN PHẨM DU LỊCH:

1.1.1.Khái nịêm về sản phẩm:

Mỗi một công ty dù lớn hay nhỏ thì đều phải xây dựng cho mình mộtchính sách sản phẩm đúng đắn, phù hợp với thị trường Chính vì vậy, chínhsách sản phẩm là một chính sách nền tảng để xây dựng các chính sáchMarketing mix khác: Chính sách giá cả, chính sách phân phối, chính sách xúctiến Nếu một sản phẩm đưa ra mà không phù hợp với mong muốn của ngườitiêu dung thì cho dù có điều chỉnh mức giá hay quảng cáo, xúc tiến rầm rộ thìkhách hàng cũng chỉ mua sản phẩm một lần duy nhất Mỗi khách hàng có thểmua cùng một loại sản phẩm ở các công ty khác nhau Chính vì vậy cần phảicó sự khác biệt hóa trong sản phẩm để tạo ra được những sản phẩm phù hợpđược với thị trường mục tiêu mà công ty đã xác định.

Chính sách bao gồm các giới hạn, điều kiện kinh doanh để thể hiện nhữngquyết định kinh doanh, xác định trong những điều kiện nào thì áp dụng.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về Marketing, họ đã đưa ra định nghĩavề sản phẩm: “ Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãnnhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thuhút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng”.

( PGS.TS Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáodục,2002, trang 241)

Theo định nghĩa trên, sản phẩm bao gồm cả những vật thể vô hình vàhữu hình, bao gồm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất Định nghĩa còncho ta thấy, trong hàng hóa hữu hình thì cũng bao hàm cả những yếu tố vôhình Sản phẩm không chỉ bao gồm vật chất, dịch vụ, con người mà còn bao

Trang 4

Sản phẩm theo ý tưởng

Sản phẩm bổ sung

Sản phẩm hiện thựcgồm cả địa điểm, tổ chức và ý tưởng

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ các cấp độ cấu thành sản phẩm

- Dãy sản phẩm ( Product line)/ tuyến, đường sản phẩm

Khi tìm hiểu về sản phẩm và chính sách sản phẩm thì một khái niệmcũng cần được xem xét là cách hiểu về một dãy sản phẩm( Product line).Trong nền kinh tế hội nhập, chúng ta cần nắm chắc lý thuyết về sản phẩmtrong việc thiết kế và quảng bá sản phẩm

Dãy sản phẩm được hiểu là một tập hợp những kiểu mẫu (kiểu, cỡ,loại) một sản phẩm được bán, được thương mại hóa tại một thị trường riêngbiệt hay một thị trường mục tiêu Dãy sản phẩm nói lên chiều dài.

- Hệ sản phẩm ( Product mix):

Hệ sản phẩm cũng là một khái niệm hay được nhắc tới Nó được hiểu làmột tập hợp những dãy sản phẩm của một nhà sản xuất hoặc cung cấp chomột kênh phân phối nào đó với mục đích thương mại hóa Hệ sản phẩm nóilên chiều rộng.

Trang 5

Thành phần và các yếu tố của sản phẩm:Một sản phẩm thường có ba thành phần:

+ Thành phần trọng tâm của sản phẩm: Cho biết chất của sản phẩm,sản phẩm được tạo ra từ chất gì, nguyên liệu nào.

+ Thành phần mục tiêu: Mỗi sản phẩm sẽ thể hiện mục tiêu của mỗidoanh nghiệp.

+ Thành phần bổ sung: Bao gồm dịch vụ hậu mãi, tín dụng, chăm sóckhách hàng.

1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch :

Sản phẩm của các công ty du lịch là các sản phẩm du lịch Đây lànhững hàng hóa mang tính chất vô hình Khi chúng ta tìm hiểu về chính sáchsản phẩm du lịch thì cũng phải tìm hiểu xem thế nào là một sản phẩm du lịchvà những đặc điểm của nó.

“ Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách,được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội vớiviệc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở,một vùng hay một quôc gia nào đó.”

(GS.TS Nguyễn Văn Đính, TS Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tếdu lịch, NXB Lao động và xã hội, 2004, trang 31).

Sản phẩm du lịch cũng có thể hiểu là một tập hợp các yếu tố thoả mãnvà những yếu tố không được thoả mầnm du khách nhận được trong quá trìnhđi du lịch.

Sản phẩm du lịch = Hàng hóa du lịch + Dịch vụ du lịch+ Tài nguyên du lịchSản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa hàng hóa du lịch, dịch vụ du lịchvà tài nguyên du lịch Như vậy, sản phẩm du lịch bao gồm cả những yếu tố vôhình (dịch vụ) và yếu tố hữu hình( hàng hóa) Chúng ta có thể tổng hợp cácthành phần trong sản phẩm du lịch xét theo quá trình tiêu dùng của khách bao

Trang 6

gồm các nhóm cơ bản :

Dịch vụ tham quan giải tríDịch vụ lưu trú, ăn uốngDịch vụ vận chuyển

Hàng hóa tiêu dung và đồ lưu niệmCác dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.

Giá trị tài nguyên du lịch bao gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên (địahình, nguồn nước, khí hậu, sinh vật, các di sản thiên nhiên…), tài nguyên dulịch nhân văn( các giá trị lịch sử, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, mộtsố thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa…).

Dịch vụ du lịch : là tất cả những dịch vụ cơ bản( vận chuyển, lưu trú,ăn uống) và bổ sung( tham quan, giải trí…)

Hàng hóa du lịch: Gồm cả những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hàngngày tiêu dùng trong quá trình đi du lịch( hàng thực phẩm, đồ dùng, đồuống…) và hàng lưu niệm (hàng được bán tại điểm tham quan du lịch, hayđược sản xuất tại nơi đến…, khách du lịch có thể mua những về để tặng chongười than, bạn bè để làm quà kỷ niệm cho một chuyến đi.

Một số đặc điểm của sản phẩm du lịch:

+ Trong thành phần của sản phẩm du lịch thì dịch vụ chiếm chủ yếu( gần 90%) Dịch vụ chiếm tỷ trọng và chiếm ưu thế về mặt giá trị chứ khôngphải về mặt số lượng Dịch vụ du lịch mang tính chất vô hình Việc đánh giáchất lượng sản phẩm du lịch mang tính chất chủ quan, từ phía người tiêudùng Để tạo ra một sản phẩm du lịch phù hợp thì phải nghiên cứu thật kỹ nhucầu của người tiêu dùng, lấy thông tin từ người tiêu dùng phản hồi lại.

+ Việc tạo ra sản phẩm du lịch lại gắn liền với tài nguyên thiên nhiên.Tài nguyên thiên nhiên lại cố định nên việc tạo ra sản phẩm du lịch sẽ trùngvới tài nguyên du lịch về mặt không gian và thời gian Điều này sẽ gây một số

Trang 7

vấn đề khó khăn cho các nhà quản trị du lịch.

+ Sản phẩm du lịch không thể tồn kho hay dịch chuyển được, nó chỉtồn tại trong một thời gian nhất định Điều này sẽ gây khó khăn cho các nhàquản lý trong việc hạch toán chi phí cho hoạt động kinh doanh, dự báo côngsuất, tính chi phí phân bổ.

+ Kênh phân phối gián tiếp nhiều cấp nên việc phân phối sản phẩmcũng gặp nhiều khó khăn.

+ Việc tạo ra và tiêu dung sản phẩm du lịch bị chi phối bởi yếu tố mùavụ Hoạt động kinh doanh diễn ra không đều đặn theo thời gian: lúc cung lớn,lúc cầu nhỏ và ngược lại Đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm du lịchdựa vào tài nguyên thiên nhiên Điều này gây khó khăn cho hạch toán chi phívì mùa du lịch phải gánh chi phí cho những mùa chết Chính vì vậy giá cácsản phẩm mùa du lịch thường cao hơn các mùa khác Việc tổ chức và quản lýlao động cũng vô cùng khó khăn trong mùa thấp điểm.

Một công ty có thể cung cấp các sản phẩm du lịch khác nhau để đápứng nhiều loại khách khác nhau, có động cơ du lịch khác nhau Mỗi công tylữ hành cần phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch Trong sự đa dạng phứctạp đó, để định hướng phát triển sản phẩm du lịch, các công ty cần phải quảnlý các sản phẩm của mình một cách toàn diện, hệ thống thông qua việc phânchia và tập hợp các sản phẩm theo một tiêu chí chung nào đó Bởi thế màchính sách sản phẩm cần được các công ty lữ hành ngày càng quan tâm, chú ýnghiên cứu và phát triển.

1.1.3.Hệ thống sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành:

1.1.3.1.Các dịch vụ trung gian:

Người ta còn gọi các dịch vụ trung gian là các dịch vụ đơn lẻ Đây làloại sản phẩm mà hầu hết các công ty lữ hành nào cũng có Việc tiêu thụ cácsản phẩm này sẽ giúp các nhà cung cấp du lịch hưởng hoa hồng Các dịch vụ

Trang 8

trung gian bao gồm:

Dịch vụ vận chuyển hàng không (gồm: đăng ký, đặt chỗ, bán vé máy bay)Dịch vụ vận chuyển bằng tàu thủy( gồm: Đăng ký, đặt chỗ, bán vé tàu thủy)Dịch vụ vận chuyển đường sắt( gồm: đăng ký, đặt chỗ, bán vé tàu hỏa)Dịch vụ vận chuyển đường bộ

Dịch vụ vận chuyển bằng các phương tiện khác.

Dịch vụ bán vé xem biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tham quan…Các dịch vụ khác.

1.1.3.2 Các chương trình du lịch ( TOURS)

Đây là sản phẩm đặc trưng và chủ yếu của các công ty lữ hành Có rấtnhiều định nghĩa khác nhau về chương trình du lịch Ở đây, chúng ta xét theođịnh nghĩa: “ Chương trình du lịch có thể được hiểu là sự liên kết ít nhất mộtdịch vụ đặc trưng và một dịch vụ khác với thời gian và không gian tiêu dungvà mức giá đã được xác định trước Đơn vị tính của chương trình di lịch làchuyến và được bán trước cho khách du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đặctrưng và một nhu cầu nào đó trong quá trình thực hiện chuyến đi”.

( TS Nguyễn Văn Mạnh, Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXBĐại học Kinh tế Quốc Dân, 2006, trang 44).

Tính chất và đặc điểm của chương trình du lịch:+ Tính chất hàng hóa của chương trình du lịch:

Xét theo tư cách là hàng hóa thì sản phẩm chương trình du lịch có haimặt: Giá trị sử dụng và giá trị Giá trị sử dụng của nó thể hiện ở chỗ nó thỏamãn tổng hợp, đồng bộ các nhu cầu khi đi du lịch: Nhu cầu sinh lý, giao tiếp,an ninh, an toàn…Chỉ có thông qua tiêu dùng thì du khách mới có thể đánhgiá và đo lường giá trị sử dụng của chương trình du lịch Còn việc xác địnhgiá trị của các chương trình du lịch là rất khó khăn Người ta xác định giá trịcủa chương trình du lịch dựa vào ba yếu tố: sản phẩm vật thể, giá trị dịch vụ

Trang 9

du lịch, giá trị tài nguyên du lịch với tư cách là đối tượng thu hút khách.+ Đặc điểm của chương trình du lịch:

Chương trình du lịch là một sản phẩm dịch vụ tổng hợp, gồm nhiềuloại dịch vụ do các nhà cung cấp khác nhau cung ứng Các chương trình dulịch có các đặc điểm:

Tính vô hình: Việc đánh giá chất lượng các chương trình du lịch chỉthông qua việc tiêu dùng sản phẩm.

Tính không đồng nhất: Các chương trình du lịch không giống nhau,cùng một chương trình du lịch nhưng chất lượng lại không giống nhau nêndẫn đến cảm nhận của khách cũng khác nhau Do chất lượng của cácchương trình du lịch phụ thuộc nhiều vào chất lượng các dịch vụ của cácnhà cung cấp.

Tính phụ thuộc vào uy tín: Uy tín của các nhà cung cấp có ảnh hưởngrất lớn đến việc hấp dẫn khách du lịch trong mỗi tour du lịch.

Tính dễ bị sao chép và bắt chước: Các chương trình du lịch ở Việt Namrất dễ bị sao chép do chưa thực hiện nghiêm luật bảo vệ bản quyền tác giả.

Tính thời vụ: Sản phẩm của chương trình du lịch có tính thời vụ cao, rấtnhạy cảm với các yếu tố trong môi trường kinh doanh.

Tính khó bán: Khi mua chương trình, khách du lịch thường băn khoănvề chất lượng của sản phẩm, về sự an ninh, an toàn nên các chương trình dulịch rất khó trong việc bán cho khách.

Phân loại các chương trình du lịch:

+ Căn cứ vào các dịch vụ cấu thành và hình thức tổ chức: chia làm 2 loại:Chương trình du lịch trọn gói( package tour): là chương trình du lịchtrong đó bao gồm tất cả các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trongquá trình du lịch Mức giá bán cho khách trước chuyến đi là giá trọn gói.

Chương trình du lịch không trọn gói: Là chương trình không có đầy đủ

Trang 10

các thành phần chính như trong chương trình du lịch trọn gói Chương trìnhnày thích hợp với những người thích đi du lịch mang tính tự do cá nhân, thíchtiêu dùng độc lập Nó còn được gọi là chương trình Du lịch mở ( Open Tour)

+ Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh:

Chương trình du lịch chủ động: Là các chương trình du lịch trọn gói docác doanh nghiệp du lịch chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng cácchương trình du lịch, khảo sát, kiểm tra, ấn định ngày thực hiện và cuối cùnglà tổ chức bán và thực hiện các chương trình du lịch Các chương trình du lịchnày có tính mạo hiểm rất cao nên chỉ áp dụng với các công ty lữ hành lớn, cóthị trường tương đối ổn định.

Chương trình du lịch bị động: Là chương trình du lịch trọn gói hoặckhông trọn gói do khách du lịch đến trực tiếp các công ty lữ hành đưa ra cácyêu cầu của mình trong chuyến hành trình Dựa trên những yêu cầu củakhách, các công ty lữ hành sẽ tiến hành nghiên cứu cung du lịch và xây dựngcác chương trình du lịch theo thiết kế Sau khi hai bên đã xem xét, chỉnh sửavà đi đến nhất trí thì sẽ ký kết hợp đồng Chương trình du lịch này mang tínhrủi ro thấp, nhưng công ty lữ hành lại bị động trong kinh doanh, không thíchhợp trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Chương trình du lịch kết hợp: Là chương trình du lịch mà các công tylữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu, xây dựng và thiết kế cácchương trình du lịch Sau đó công ty cũng đảm nhiệm luôn việc tuyên truyền,quảng bá, xúc tiến bán các chương trình du lịch Khách du lịch sẽ đến cáccông ty lữ hành để mua các chương trình du lịch phù hợp Loại chương trìnhdu lịch này rất thích hợp với những thị trường có nguồn khách lớn nhưngkhông thường xuyên và ổn định Các doanh nghiệp lữ hành tại Việt Nam phầnlớn áp dụng các chương trình du lịch loại này.

+ Căn cứ vào tính chất và mức độ phụ thuộc trong tiêu dùng:

Trang 11

Chương trình du lịch có hướng dẫn viên tháp tùng toàn tuyến: Trongtour du lịch này, công ty lữ hành sẽ cử hướng dẫn viên cùng đi với đoàn trongtoàn bộ hành trình của chuyến đi Hướng dẫn viên sẽ có trách nhiệm quản lývà phụ trách chung các hoạt động trong đoàn Giữa các khách du lịch có sựphụ thuộc lẫn nhau trong tiêu dùng.

Chương trình du lịch trọn gói phụ thuộc có hướng dẫn viên từng chặng:Tour này cũng có đặc điểm giống tour ở trên ở chỗ là khách du lịch có sự phụthuộc lẫn nhau trong tiêu dùng Mặc dù có khách thích hay không thích nhưngvẫn phải sử dụng các dịch vụ chung như trong đoàn Điều khác biệt là trongtour này, khách du lịch còn có thêm hướng dẫn viên ở từng chặng Họ lànhững người dân địa phương nên am hiểu kiến thức hơn, họ sẽ cung cấp chokhách du lịch những thông tin rất mới lạ.

Chương trình du lịch độc lập: Đây là chương trình du lịch sẽ cung cấpcho khách du lịch ít nhất 2 dịch vụ là lưu trú và vận chuyển còn các dịch vụkhác sẽ cung câp theo yêu cầu của khách du lịch Việc tiêu dung giữa các cánhân không phụ thuộc vào nhau ngoài hai dịch vụ trên

Chương trình du lịch độc lập toàn phần: Theo chương trình du lịch nay,các dịch vụ khi đi du lịch đều được thỏa mãn và được phục vụ theo đúng yêucầu của khách Sẽ không có sự phụ thuộc tiêu dung giữa các khách ở bất cứdịch vụ nào Đây là chương trình du lịch phục vụ cho những khách thích sự tựdo cá nhân, có khả năng chi trả cao.

+ Căn cứ vào động cơ chính của chuyến đi:

Chương trình du lịch chữa bệnh: Khách du lịch đi theo chương trình dulịch này do có nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ Họcó thể chữa bệnh bằng: Khí hậu, nước khoáng, bùn, hoa quả…

Chương trình du lịch nghỉ ngơi, giải trí: Chương trình du lịch này có tácdụng phục hồi thể lực và tinh thần cho con người Nó có tác dụng làm giải trí,

Trang 12

làm cho cuộc sống thêm đa dạng, giải thoát con người khỏi công việc hàngngày, giảm stress.

Chương trình du lịch thể thao: Khách đi du lịch có thể tham gia trựctiếp vào các hoạt động thể thao: Leo núi, săn bắn, câu cá…, tham gia các loạithể thao: đá bóng, bóng chuyền …

Chương trình du lịch văn hóa: Là chương trình du lịch với mục đíchchính là nâng cao sự hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực: lịch sử, kinh tế,hội họa, phong tục tập quán, lịch sử, kiến trúc…

Chương trình du lịch công vụ: Mục đích chính khi tham gia chươngtrình này là thực hiện nhiệm vụ công tác: tham gia hội thảo, triển lãm,…

Chương trình du lịch tôn giáo, tín ngưỡng: Chương trình thỏa mãnnhững người có nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạokhác nhau.

Chương trình du lịch đặc biệt: Tham quan chiến trường xưa…Chương trình du lịch tổng hợp.

1.1.3.3 Các sản phẩm tổng hợp khác:

- Chương trình du lịch khuyến thưởng của các công ty - Chương trình du lịch hội nghị, hội thảo.

- Chương trình tham dự các sự kiện lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao.

1.2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM1.2.1 Khái nịêm về chính sách sản phẩm:

Mỗi công ty đều có chính sách marketing phù hợp với từng thời kỳ pháttriển của mình Chính sách là những biện pháp kinh doanh mà doanh nghiệpđã nghiên cứu kỹ để áp dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệptrong một thời kỳ Chính sách sản phẩm là một trong bốn chính sáchmarketing, nó được hiểu là chính sách giúp các doanh nghiệp có thể tạo rađược những sản phẩm đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của thị trường

Trang 13

Chính sách sản phẩm đối với Marketing có hai vấn đề liên quan mậtthiết với nhau:

Một là, hình thành và phát triển sản phẩmHai là, các quyết định chiến lược sản phẩm.

Chính sách sản phẩm được áp dụng cho từng sản phẩm riêng lẻ, chotuyến sản phẩm ( product line) hay cho cả hệ sản phẩm( product mix).

Chính sách sản phẩm du lịch là chính sách giúp các doanh nghiệp lữhành có thể tạo ra các sản phẩm du lịch đúng đắn, phù hợp vớí nhu cầu của thịtrường(của khách du lịch)

Loại hình du lịch là tập hợp các sản phẩm du lịch có thể của một vùng,một quốc gia hay của một công ty Các sản phẩm này cùng thỏa mãn một loạiđộng cơ du lịch, cùng diễn ra ở một điểm đến hay cùng phục vụ một đoạn thịtrường mục tiêu Loại hình du lịch có thể được coi là một hệ sản phẩm củamột công ty lữ hành Do nhu cầu du lịch và các điều kiện phát triển du lịchthường xuyên biến đổi nên cần phải thường xuyên ra soát, kiểm tra các sảnphẩm du lịch Việc xây dựng một chính sách sản phẩm sẽ giúp các doanhnghiệp lữ hành định hướng và phát triển tốt.

1.2.2 Quy trình hình thành và phát triển của một sản phẩm:( Product Planning and Development)

1.2.2.1 Khái niệm về sản phẩm mới:

Theo quan điểm trong Marketing, sản phẩm mới có thể là mới vềnguyên tắc Nó có thể được cải tiến từ những sản phẩm hiện có hoặc cónhững nhãn hiệu mới sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu của công ty Mộtdấu hiệu quan trọng nhất để đánh giá hàng hóa là mới hay không phải tùythuộc vào sự thừa nhận của khách hàng

Trang 14

Thị trường

Giới thiệu sản phẩm mới tại thị trường mới

Giới thiệu sản phẩm hiện tại ở thị trường mới

Giới thiệu sản phẩm mới ở thị trường hiện tại

Thay đổi sản phẩm hiện tại ở thị trường hiện tại

Hiện tại

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ về sản phẩm mới:

Như vậy, sản phẩm mới bao gồm:

- Các sản phẩm mới do phát minh, sáng kiến để đáp ứng một nhu cầuhoàn toàn mới

- Sản phẩm mới được cải tiến, hoàn thiện từ sản phẩm hiện có.

- Sản phẩm bổ sung cho các sản phẩm hiện có để tạo ra sản phẩm mới.- Sản phẩm hiện có nhưng được sản xuất bằng kỹ thuật mới, có khảnăng làm hạ thấp chi phí.

- Những sản phẩm cũ được tiêu thụ tại thị trường mới ( người ta thườngnói: Cũ người mới ta)

- Các sản phẩm cũ nhưng qua các biện pháp marketing đã trở thànhnhững sản phẩm mới ( rượu cũ, bình mới).

- Các chuyên gia marketing đã tổng kết trên thực tế chỉ có 10% số sảnphẩm mới là mới thực sự hoặc có đổi mới

Sản phẩm

Trang 15

Ý tưởng chung ( idea Generation)

Phân tích thương mại( Business analysis)Gạn lọc ban đầu ( Initial Screening)

Phát triển sản phẩm( Develop the product)

Thử nghiệm thị trường( Marketing Testing)

Thương mại hoá sản phẩm( Commercialization )

Bổ sung sản phẩm

( Additional Development)

Loại bỏ sản phẩm

( Drop from further consideration)

1.2.2.2 Quy trình phát triển một sản phẩm mới ( New product development process)

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ về quy trình phát triển sản phẩm mới:

Ý tưởng chung: Đây là quá trình tìm kiếm ý tưởng về sản phẩm, làbước rất quan trọng để hình thành nên sản phẩm mới Công việc này phảiđược tiến hành một cách có hệ thống căn cứ vào các nguồn thông tin:

+ Thông tin thu thập được từ phía khách hàng: có thể là thăm dò ý kiến,trao đổi trực tiếp, thư từ, đơn khiếu nại, các thông tin trên các phương tiệntruyền thông.

Trang 16

+ Thông tin từ các nhà khoa học

+ Thông tin từ bản thân nội bộ của doanh nghiệp

+ Thông tin từ việc nghiên cứu sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh+ Thông tin từ những người bán buôn, bán lẻ, trung gian, đại lý

+ Thông tin từ các trung tâm, viện nghiên cứu, các đơn vị thiết kế, cácchuyên gia, chuyên viên

+ Thông tin từ nhân viên bán hàng, những người của công ty thườngxuyên tiếp xúc với khách hàng.

+ Thông tin từ những người có bằng sáng chế, phát minh tại các trườngkhoa học công nghệ.

Ý tưởng chung là những tư tưởng chiến lược trong hoạt động kinhdoanh và marketing của công ty: sản phẩm mới tạo ra phải có ưu thế đặc biệtso với đối thủ cạnh tranh, ngày càng làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.Mỗi ý tưởng có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau vì vậy phải gạn lọc,chọn lựa ý tưởng.

- Gạn lọc ý tưởng: Mỗi công ty phải thành lập hội đồng khoa học kỹthuật gồm các chuyên gia thiết kế, am hiểu về kinh doanh, sản phẩm và về thịtrường Mục đích của việc lựa chọn này là tìm kiếm được những ý tưởng phùhợp nhất, thải loại những ý tưởng không phù hợp Trong quá trình gạn lọc cầnchú ý:

+ Không để sót những ý tưởng hay, có tiềm năng tốt, có thể áp dụngvào thực tế.

+ Không lựa chọn những ý tưởng có những khuyết điểm mà hội đồngchưa nhận ra.

Mỗi ý tưởng phải được trình bày bằng văn bản bao gồm các nội dung:Mô tả các đặc tính của sản phẩm, thị trường mục tiêu mà sản phẩm nhắm tới,so sánh tương quan với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, tính toán sơ bộ

Trang 17

quy mô của thị trường, chi phí liên quan, giá cả, phương án thực hiện, mức độphù hợp về công nghệ và tài chính, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp…

- Phân tích kinh doanh: Qua quá trình chọn lọc, phải xây dựng nhữngdự án sản phẩm mới từ các ý tưởng Vì chỉ có dự án thì mới tạo thành hìnhảnh thực sự của sản phẩm để đưa ra thị trường Hội đồng thẩm định sẽ xem kếhoạch phát triển sản phẩm có tính khả thi và hiệu quả hay không.

Ý tưởng và dự án là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau Theo quanđiểm marketing: “Ý tưởng là những tư tưởng khái quát về sản phẩm, còn dựán là sự thể hiện tư tưởng khái quát đó thành các phương án sản phẩm mớivới các tham số về đặc tính hay công dụng hoặc đối tượng sử dụng khác nhaucủa chúng”.

(PGS.TS.Trần Minh Đạo, Giáo trình marketing căn bản, NXB Giáodục, 2002, trang 261)

Để thẩm định dự án cần thử nghiệm quan điểm và thái độ, phản ứngcủa nhóm khách hàng mục tiêu với phương án sản phẩm đã được mô tả, kếthợp với các phân tích kinh doanh khác, doanh nghiệp sẽ lựa chọn được dự ánsản phẩm chính thức.

- Phát triển sản phẩm: Các doanh nghiệp sẽ soạn thảo các chiến lượcmarketing cho dự án sản phẩm tốt nhất đã được lựa chọn, xem xét sản phẩmcần được bổ sung những gì Một chíên lược marketing cho sản phẩm mớigồm 3 phần:

+ Phần 1: Chiến lược sẽ mô tả quy mô thị trường, thái độ của kháchhàng mục tiêu, vị trí của sản phẩm, các chỉ tiêu về khối lượng bán, thị phần,lợi nhuận.

+ Phần 2: Các quan điểm về phân phối sản phẩm và dự đoán chi phímarketing.

+ Phần 3: Thể hiện các quan điểm lâu dài về các yếu tố marketing mix:

Trang 18

Tiêu thụ, lợi nhuận…

Trước khi quyết định cho thiết kế sản phẩm, ban lãnh đạo sẽ tiến hànhduyệt lại lần cuối cùng về mức độ hấp dẫn kinh doanh sản phẩm mới và kếthợp phân tích lại các chỉ tiêu trên.

Sau đó, bộ phận nghiên cứu thiết kế sẽ đưa ra nhiều phương án và môhình sản phẩm Sản phẩm được thiết kế cần được kiểm tra thông qua kháchhàng hay người tiêu dùng để biết ý kiến của họ.

- Thử nghiệm thị trường: Sản phẩm mới được người tiêu dùng kiểm tra,nếu tốt thì doanh nghiệp sẽ sản xuất một loạt nhỏ Ở công đoạn này, người tavừa thử nghiệm sản phẩm và vừa thử nghiệm các chương trình marketing.Mục tiêu của công việc này là thăm dò khả năng mua và dự báo chung vềmức tiêu thụ Nếu thị trường không chấp nhận thì phải loại bỏ sản phẩm

- Thương mại hóa sản phẩm: Đây là quá trình triển khai và sản xuấthàng loạt, quyết định tung sản phẩm mới ra thị trường Ở giai đoạn này, cácquyết định về tổ chức và marketing sản phẩm mới là rất quan trọng Công typhải thông qua 4 quyết định:

+ Thời điểm nào thì chính thức tung sản phẩm mới vào thị trường?+ Địa điểm tung sản phẩm mới là ở đâu?

+ Thị trường khách hàng mục tiêu của sản phẩm mới?

+ Phương án bán sản phẩm mới? Các hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán?

1.2.2.3 Quy trình phát triển sản phẩm du lịch mới:

Đối với quá trình phát triến một sản phẩm du lịch mới, cũng phải tuântheo quá trình chung như đối với việc phát triển một sản phẩm hàng hóa mớithông thường Cần lưu ý một vài đặc điểm riêng biệt đối với sản phẩm du lịchvà đây là một sản phẩm là dịch vụ nên quá trình xây dựng một sản phẩm mớirất khó khăn và phức tạp Độ rủi ro của một sản phẩm du lịch cao hơn so vớicác hàng hóa thông thường khác, nó phụ thuộc vào mức độ thỏa mãn của

Trang 19

khách du lịch về chất lượng dịch vụ trong tour Để có một sản phẩm du lịchmới cũng đòi hỏi chi phí lớn từ khâu thiết kế, kiểm tra, khảo sát Đặc biệt làtrong giai đoạn thử nghiệm thị trường Việc marketing cho một sản phẩm dulịch mới cũng góp phần quan trọng vào việc thành công khi đưa sản mới thâmnhập thị trường.

Ngoài ra, khi xây dựng một sản phẩm du lịch mới cần chú ý một vài điểm:Đặc điểm nguồn khách: Cần đặc biệt chú ý tới quy mô nguồn khách, xuhướng phát triển của quy mô thị trường đó, cơ cấu nguồn khách được phântheo tiêu chí nào: động cơ chuyến đi, vị trí địa lý…

Tính thời vụ của nhu cầu du lịch

Tài nguyên du lịch và khả năng khai thác các tài nguyên du lịch tai cácđiểm đến.

Điều kiện đón tiếp khách hiện có của các nhà cung cấp tại các điểm đếncó trong tour du lịch mới.

Khả năng chi trả của thị trường khách mục tiêu.

1.2.3 Các quyết định chiến lược sản phẩm:

Chiến lược được hiểu là một khuôn mẫu chung cho việc ra các quyết định.

1.2.3.1 Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm:

Theo quan điểm marketing: “ Chủng loại hàng hóa là một nhóm sảnphẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bánchung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổchức thương mại hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá”.

( PGS.TS Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáodục, 2002, trang 255- 256)

Mỗi công ty đều phải phải xây dựng cho công ty một cơ cấu sản phẩmđa dạng, phong phú, thỏa mãn nhu cầu đa dạng trên thị trường.

Quyết định về bề rộng của chủng loại sản phẩm:

Trang 20

“ Bề rộng của chủng loại sản phẩm là sự phân giải về số lượng các mặthàng thành phần theo một tiêu thức nhất định, ví dụ như kích cỡ, theo côngsuất…”

( PGS.TS Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáodục, 2002, trang 256)

Việc mở rộng chủng loại hàng hóa phụ thuộc vào mục tiêu theo đuổicủa doanh nghiệp là có một hệ thống sản phẩm đầy đủ hay để chiếm lĩnh thịphần trên thị trường Doanh nghiệp có thể lựa chọn theo hai hướng:

+ Thứ nhất, doanh nghiệp có thể phát triển chủng loại theo cách thức:hướng xuống dưới, hướng lên trên hay theo cả hai hướng.

+ Thứ hai, doanh nghiệp có thể bổ sung mặt hàng cho chủng loại sảnphẩm hiện có để tăng thêm lợi nhuận, lấp chỗ trống chủng loại hiện có…

Quyết định về danh mục sản phẩm:

“ Danh mục sản phẩm là tập hợp các chủng loại hàng hóa và các đơn vịhàng hóa do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua Danh mụchàng hóa được phản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độhài hòa của nó”.

( PGS.TS Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáodục, 2002, trang 257).

Để có quyết định về danh mục sản phẩm hàng hóa đúng đắn thì cần vậndụng phương pháp ma trận BCG( Boston Consulting Group) để phân tích :

Trang 21

Suất tăng trưởng của thị trường

Tốc độ tăng trưởng của thị trường

Ngôi sao Bò Sữa

Dấu hỏi

Con chóSơ đồ 1.4 Mô hình BCG

Trục tung : Suất tăng trưởng của thị trường là tỷ lệ mà thị trường có nhucầu phát triển thêm sản phẩm Nó cho biết mức độ hấp dẫn của thị trường này.

Trục hoành: Thị phần tương đối ( tốc độ tăng trưởng của thị trường) làthị phần mà sản phẩm có được

- Thị phần tương đối: là thị phần mà sản phẩm đang có được

- Suất tăng trưởng thị trường: là tỷ lệ mà thị trường đang có nhu cầu đểdãy sản phẩm phát triển thêm.

+ Nếu sản phẩm nằm ở vị trí “ NGÔI SAO”: Sản phẩm nằm ở vị trí nàyđang dẫn đầu về thị phần, có suất tăng trưởng thị trường cao, thị trường nàycó sức quyến rũ rất lớn, sẽ có sự cạnh tranh rất gay gắt nên công ty cần đầu tưthêm để mở rộng và củng cố.

+ Nếu sản phẩm nằm ở ô “ DẤU HỎI”: Đây thường là các sản phẩmmới, suất tăng trưởng thị trường cao, thị phần tương đối thấp, doanh số bánnhỏ, không có lợi thế cạnh tranh mặc dù cơ hội ở thị trường rất nhiều Nếu

Trang 22

sản phẩm ở vị trí này, muốn cạnh tranh thắng lợi, để nó có thể trở thành “ngôi sao” thì công ty phải đầu tư đúng mức để giành thị phần Do đó cần phảicân nhắc kỹ

+ Nếu sản phẩm ở vị trí “ BÒ SỮA”: Các sản phẩm có mức tăngtrưởng về thị trường giảm dần Nếu sản phẩm ở ô “ Ngôi sao” vẫn giữ nguyênđược vị trí của mình thì lúc này suất tăng trưởng thị trường đi vào ổn định.Các sản phẩm ở ô “ Ngôi sao” sẽ chuyển xuống ô “ Bò sữa”, đẻ ra tiền Sảnphẩm này là nguồn cung cấp tài chính cho công ty Nếu sản phẩm ở giai đoạnnày thì không nên đầu tư thêm.

+ Nếu sản phẩm ở vị trí “ CON CHÓ”: Nếu sản phẩm ở ô “ Con bò”không giữ được vị trí dẫn đầu của mình về thị phần thì nó có thể bị chuyểnsang ô “ Con chó” Sản phẩm ở vị trí này rất ít có khả năng sinh ra lợi nhuận,thường gây nên nhiều rắc rối cho công ty Công ty cần xem xét để xây dựngsản phẩm ở ô này hay có thể gặt hái lợi nhuận ngay để rút khỏi thị trường,hoặc xoá bỏ sản phẩm này đi.

1.2.3.2 Các quyết định về nhãn hiệu của sản phẩm:

Theo quan điểm Marketing: “ Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểutượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận hang hoáhay dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán và để phân biệtchúng với hang hoá và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.”

( PGS.TS Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáodục, 2002, trang 247).

Các quyết định về những hàng hoá là một trong những quyết định quantrọng khi đề ra các chính sách marketing Quyết định này sẽ giúp định vị hànghoá trên thị trường.

Thương hiệu( Nhãn hiệu thương mại – Trade mark) = Tên gọi( brandname) + Biểu tượng ( Brand mark).

Trang 23

Tên nhãn hiệu: Là sự đọc được của một nhãn hiệu.

Biểu tượng: Là những ký hiệu về hình tượng, màu sắc, hình vẽ… có thểnhận biết được, nhưng không thể đọc được.

Thương hiệu: Là một nhãn hiệu hay là một phần của nhãn hiệu đượcbảo vệ bởi luật pháp.

Nhãn hiệu nói lên xuất xứ của sản phẩm và cũng nói lên sự bảo đảm vềchất lượng của sản phẩm Nó cung cấp sự thoả mãn nhu cầu tốt nhất chokhách hang mà sản phẩm khác không thể có được.

Các quyết định liên quan đến nhãn hiệu:

+ Có nên gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của công ty không? : Việc gắnnhãn hiệu cho các sản phẩm hàng hoá sẽ tạo được lòng tin của người mua đốivới nhà sản xuất khi họ dám khẳng định vị trí của mình trên thị trường

+ Chủ nhãn hiệu của sản phẩm: Có thể nhãn hiệu chính là của nhà sảnxuất Nếu nhà sản xuất bán sản phẩm của mình cho các trung gian thì sảnphẩm có thể mang nhãn hiệu của nhà trung gian Nhãn hiệu của nhà sản xuấtcũng có thể vừa của nhà sản xuất vừa của nhà trung gian.

+ Việc đặt tên cho nhãn hiệu: Có 4 cách đặt tên cho nhãn hiệu: Tênriêng biệt cho cùng một mặt hàng, tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả cáchàng hoá, tên nhãn hiệu của hàng hoá riêng biệt kết hợp với tên thương mại,đặt tên nhãn hiệu cho một hàng hoá bằng cách kết hợp tên riêng biệt của hànghoá và tên của doanh nghiệp.

Dù lựa chọn cách đặt tên nào thì tên nhãn hiệu hàng hoá cũng phải đảmbảo các yêu cầu: đảm bảo lợi ích hàng hoá chất lượng hàng hoá, dễ đọc, dễnhận biết, dễ nhớ, mang tính khác biệt

+ Mở rộng giới hạn và sử dụng tên nhãn hiệu ? : Việc mở rộng này sẽtiết kiệm được chi phí tuyên truyền, quảng cáo, đảm bảo cho hàng hóa đượckhách hàng nhận biết nhanh hơn vì nhãn hiệu đã quen thuộc.

Trang 24

+ Công ty nên sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các sản phẩm.Những sản phẩm này có những đặc tính khác nhau của cùng một mặt hàng.Có doanh nghiệp gắn cho mỗi sản phẩm cụ thể một nhãn hiệu riêng

Tóm lại, vấn đề dán nhãn và thương hiệu gồm hai loại chính:Một là, chọn một nhãn hiệu tốt

Hai là, quyết định xem cần có bao nhiêu nhãn hiệu đối với dãy sảnphẩm của công ty.

Chính sách nhãn hiệu giúp công ty hoàn thành được rất nhiều mục tiêu:+ Một nhãn hiệu chung cho dãy sản phẩm sẽ thuyết phục khách hàngrằng mỗi sản phẩm có cùng một nhãn hiệu sẽ có cùng một chất lượng Đối vớicác quốc gia khác nhau về ngôn ngữ thì một nhãn hiệu chung nhất sẽ giúpviệc quảng cáo trở nên hiệu quả

+ Nhãn hiệu đặc thù: Sử dụng ở nhiều thị trường quốc gia khác nhau,đáp ứng nhiều thị trường riêng lẻ

+ Đa nhãn hiệu: Được sử dụng là một phần chính sách cho phân khucsthị trường để bán một sản phẩm có thành phần cơ bản giống nhau cho một thịtrường quốc gia Việc dãn nhãn là một phương diện hội nhập, giúp sản phẩmthích nghi với thị trường.

1.2.3.3 Chính sách phân biệt hoá sản phẩm:

Mục đích của chính sách là tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo racác sản phẩm độc đáo, được người tiêu dùng đánh giá cao Để phân biệt sảnphẩm phải dựa vào tính chất, công dụng, dịch vụ sau khi bán, sự mong muốntrong ý thức của người tiêu dùng và việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu củadoanh nghiệp Sự phân biệt hoá sản phẩm sẽ xây dựng được lòng trung thànhcủa khách về chất lượng sản phẩm và với nhãn hiệu Khi khách hàng đánh giásản phẩm có tính độc đáo thì công ty có quyến đặt giá cao hơn Muốn thựchiện thành công chính sách thì công ty phải thực hiện nhiều hoạt động truyền

Trang 25

thông giao tiếp để cung cấp cho khách hàng những thông tin về tính chất độcđáo của sản phẩm.

* Các điều kiện để thực hiện chính sách: Sự phân biệt hóa sản phẩm dựavào: Chất lượng, đổi mới và sự thích nghi với khách hàng Sự phân biệt đó phùhợp với từng phân khúc thị trường theo độ tuổi và các nhóm kinh tế xã hội.Công ty sẽ cung ứng sản phẩm được thiết kế dành riêng cho các phân đoạn

* Các biện pháp để thực hiện:

- Đầu tư về cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp- Quản trị nguồn nhân lực

- Đầu tư khoa học công nghệ

- Tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp- Đảm bảo việc cung ứng nội bộ

- Thực hiện tốt việc điều hành.- Đảm bảo việc cung ứng bên ngoài

- Thực hiện tốt các chính sách xúc tiến bán và chăm sóc khách hàng

1.2.4 Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm:

Những biện pháp của chính sách sản phẩm luôn gắn liền với các giaiđoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm Chu kỳ sống của một sản phẩm tại mộtthị trường nhất định có bốn giai đoạn: Giai đoạn tung sản phẩm vào thịtrường, giai đoạn phát triển, giai đoạn chín muồi và giai đoạn suy thoái Chukỳ sống của sản phẩm sẽ hướng dẫn chương trình phát triển của sản phẩm.Mỗi quốc gia có những nhu cầu khác nhau về từng giai đoạn trong chu kỳsống của sản phẩm Sản phẩm có thể là trong giai đoạn suy thoái của thịtrường này nhưng lại là giai đoạn tăng trưởng của một thị trường khác.Nếumột sản phẩm có trên giai đoạn của chu kỳ sống ở cùng một thời điểm, lúc đóviệc thực hiện chính sách sản phẩm sẽ rất phức tạp do có sự khác nhau vềquảng cáo, chính sách giá cả…Vì vậy, mỗi công ty nên xây dựng kế hoạch

Trang 26

Tăng trưởng

Chín

muồi Suy giảm triệt tiêu

Thời gianLượng bán

( $ hoặc số khách)

Lượng bán

Chào bán(giới thiệu)

mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm ngay lần đầu xuất hiện trên thị trường Chu kỳ sống của sản phẩm lữ hành:

Phân loại chu kỳ sống của sản phẩm lữ hành:

+ Chu kỳ sống sản phẩm của một vùng, một khu, một điểm du lịch.+ Chu kỳ sống của các hình thức đi du lịch.

+ Chu kỳ sống của các chương trình du lịch cụ thể.

Chu kỳ sống sản phẩm của một điểm đến du lịch kéo dài hơn của hìnhthức đi du lịch hay một chương trình du lịch cụ thể.

Sơ đồ 1.5 Sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm du lịch lữ hành( Dạng có triệt tiêu)

Trang 27

Lượng bán ($ hoặc số khách )

Ở mỗi giai đoạn của chu kỳ sống, công ty lữ hành sẽ đưa ra các chiếnlược quyết định sản phẩm phù hợp:

- Ở giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường( Giai đoạn giới thiệu): Việcđưa sản phẩm ra thị trường gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có thời gian vàsự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt Khi này, cần giới thiệu những chương trìnhtiêu biểu, tập trung vào nhóm khách hàng có điều kiện mua nhất, động viêncác trung gian( các đại lý du lịch) và tăng cường quảng cáo và xúc tiến bán.

- Giai đoạn phát triển: Ở giai đoạn này, mức tiêu thụ bắt đầu tăngmạnh, có nhiều đối thủ cạnh tranh, công ty phải tập trung vào những chươngtrình bán chạy nhất Để khai thác và kéo dài, cần nâng cao chất lượng các

Trang 28

chương trình du lịch, xâm nhập vào những phần thị trường mới, thay đổithông điệp quảng cáo…

- Giai đoạn bão hoà: Trong giai đoạn này, mức tiêu thụ chững lại, sảnphẩm tiêu thụ chậm Để cạnh tranh, công ty phải tìm thị trường mới cho sảnphẩm, cải biến sản phẩm, cải biến các công cụ marketing – mix Các công tylữ hành cần phát triển đầy đủ hệ thống các chương trình, đa dạng hoá các sảnphẩm, dịch vụ…

- Giai đoạn suy thoái: Giai đoạn này xuất hiện khi mức tiêu thụ các loạisản phẩm giảm sút dẫn đến lợi nhuận giảm sút, một số doanh nghiệp có thểrút khỏi thị trường Các công ty còn lại phải thu hẹp chủng loại hàng hoá, theodõi để phát hiện những sản phẩm bước vào giai đoạn suy thoái và phối hợpgiữa các chương trình phát triển sản phẩm mới.

Trang 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨMINBOUND TẠI IGB TOURS.

2.1 TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp:

Tên công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Hoàng CầuTên giao dịch: International Golden Bridge company limited- Tên viết tắt: IGB CO.,LTD

- Đăng ký kinh doanh lần đầu : ngày 09 tháng 11 năm 2004Đăng ký thay đổi lần 2: Ngày 27 tháng 4 năm 2005

Địa chỉ trụ sở chính: C5 - tổ 9, Phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa,thành phố Hà Nội

Điện thoại: 9144659/5119192 - Fax: 5118802Email: hoanggiang2004@vnn.vn

Văn phòng đại diện: 28 Lê Văn Hưu , Phường Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tên giao dịch : International Golden Bridge Tours Company limitedTên viết tắt : IGB TOURS Co., Ltd

Biểu tượng của công ty:

IGB TOURS là công ty Du lịch Quốc tế có giấy phép lữ hành quốc tếsố 0457/LHQT do Tổng cục Du lịch Việt Nam cấp Qua nhiều năm hoạtđộng, IGB TOURS đã khẳng định được uy tín của mình đối với khách du lịchtrong và ngoài nước.

Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, yêu nghề, tận tình, được

Trang 30

đào tạo chuyên nghiệp, công ty luôn sẵn sang đáp ứng mọi yêu cầu củaquý khách

Từ khi thành lập đến nay, công ty đã khẳng định được thương hiệu củamình trên thương trường Công ty luôn mang đến cho quý khách sự hài lòng,nhiều điều thú vị trong từng chuyến đi.

Điện thoại: 04 944 5234- Fax: 04 944 5239

Đường dây nóng: 04.9445244- 04.9445238 -0903458566 –0989587656

Website: www igbtours.comEmail: info@igbtours.com

2.1.2 Loại hình của doanh nghiệp :

Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Hoàng Cầu là Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên.Danh sách thành viên góp vốn:

STT Tên thành viên Nơi đăng ký hộ khẩu thườngtrú

Giá trị vốngóp(đồng)

Phần vốngóp(%)1 BÙI THANH TÂM Số nhà 37, ngõ 131 Thái Hà,

phường Trung Liệt, quậnĐống Đa

700.000.000 70%

2 HOÀNG THỊ AN Số 9, ngõ 1 Hàm Long,phường Phan Chu Trinh,quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

300.000.000 30%

( Nguồn: Giây chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty - Sở kếhoạch và đầu tư thành phố Hà Nội)

2.1.3 Ngành nghề kinh doanh của công ty:

Lữ hành nội địa, Lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịchVận tải hang hoá, vận chuyển hành khách

Đại lý vé máy bay

Trang 31

Môi giới thương mại

Kinh doanh thiểt bị viễn thông

Đai lý kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thôngXuất nhập khẩu các mặt hang Công ty kinh doanh

Tư vấn, xúc tiến thương mại và tư vấn đầu tư xây dựng( không baogồm thiết kế công trình )

Thuê và cho thuê văn phòng

Kinh doanh máy móc thiết bị tin học và thiết bị văn phòngĐại lý bảo hiểm

Mua bán quần áo, giày dép, hang thủ công mỹ nghệ, hang lương thực,thực phẩm, hang nông, lâm, thuỷ, hải sản, rượu, bia, bánh kẹo, nước giải khát,thuốc lá nội

Đầu tư kinh doanh bất động sản

( Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty- Sở kếhoạch và đầu tư thành phố Hà Nội)

Trang 32

2.1.4 Các sản phẩm và dịch vụ của IGB Tours:

2.1.4.1 Các chương trình du lịch trong nước:

Công ty thường căn cứ vào động cơ của chuyến đi để phân loại chươngtrình du lịch: Chương trình nghỉ ngơi, giải trí, các chương trình du lịch trongnước gắn với các chủ đề: Du lịch văn hoá, Tìm hiểu, nghiên cứu, dã ngoại-Lửa trại, Hành hương, Du lịch sinh thái- thám hiểm, Du lịch theo chuyên đề,hội nghị, hội thảo, tổng kết cuối năm,…

Sau đây là một số chương trình du lịch trong nước của công ty:Hà Nội - Đồ Sơn – Hà Nội( 2 ngày 1 đêm)

Hà Nội – Cát Bà - Vịnh Lan Hạ - Hà Nội( 3 ngày 2 đêm)

Hà Nội - Hạ Long- Cát Bà - Tuần Châu – Hà Nội( 3 ngày 2 đêm)Hà Nội - Biển Quất Lâm( 2 ngày 1 đêm)

Hà Nội – Kim Bôi – Hoà Bình – Hà Nội( 2 ngày 1 đêm)Hà Nội – Ba Bể - Hà Nội( 3 ngày 2 đêm)

Hà Nội - Biển Cửa Lò – Quê Bác – Hà Nội( 4 ngày 3 đêm)Hà Nội – Nha Trang – Đà Lạt - Biển Mũi Né – Hòn Rơm…

2.1.4.2 Các chương trình Du lịch quốc tế:

Các chương trình Du lịch nước ngoài kết hợp hội nghị, hội thảo tạinước ngoài, - tham quan khảo sát thị trường, triển lãm, Hội chợ tại các nướcThái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức,Pháp, Italia, Tây Ban Nha,…và nhiều nước khác theo yêu cầu của quý khách.

Đặt phòng khách sạn trong nước và quốc tếCho thuê xe ôtô các loại

Bán vé Máy bay, vé tàu hoả trong nước và quốc tế ( giao vé tận nơi quýkhách yêu cầu)

Tư vấn làm thủ tục visa, hộ chiếu, thông hành cho kháchCung cấp hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch: Tiếng Anh,

Trang 33

Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,Malaysia,…

Cung cấp hướng dẫn viên trong nước (Domestic), quốc tế( Inbound vàOutbound) chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo.

Một số chương trình du lịch quốc tế mà công ty thiết kế:Hồng Kông – Ma Cao – Thâm Quyến - Quảng Châu ( 7 ngày ) Singapore ( 4 ngày)

Malaysia – Singapore ( 7 ngày)Thái Lan ( 5 ngày)

Hà Nội - Bắc Kinh – Tây An ( 7 Ngày 6 đêm)

Bắc Kinh– Thương Hải - Quảng Châu –Thâm Quyến(7 ngày 6đêm)Pháp - Bỉ - Hà Lan – Ý ( 11 ngày)

2.1.5.2 Chức năng :

Chức năng thông tin:

Cung cấp cho khách du lịch thông tin cần thiết về điều kiện đi du lịchvà điều kiện nghỉ ngơi tại các điểm du lịch khác nhau, bao gồm các thông tincụ thể sau: Giá trị các tài nguyên du lịch, các loại hình du lịch khác nhau, giácả và chất lượng các loại hàng hóa dịch vụ

Cung cấp cho khách du lịch các thông tin cần thiết cho việc làm thủ tụcđi du lịch: Xin cấp vía, hộ chiếu, các loại lệ phí, giấy tờ chứng minh tài

Trang 34

Chức năng thực hiện:

Thực hiện vận chuyển khách theo những điều kiện đã ghi trong hợp đồng.Thực hiện các hoạt động hướng dẫn tham quan trên đường đi và tạiđiểm đến.

Thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi,vui chơi…cho du khách tại các điểm dừng và điểm đến.

Thực hiện các hoạt động khác: Tiễn khách, thăm hỏi khách sau chuyến đi.Chức năng tài chính:

Chức năng này của các công ty kinh doanh nói chung và công ty lữhành nói riêng là việc huy động và sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quảtrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giúp công ty đạtđược những mục tiêu đã đề ra.

Chức năng quản trị:

Đây là chức năng dự báo, điều phối, kiểm soát và chỉ huy nhằm tạođiều kiện cho các hoạt động của công ty được diễn ra lien tục, phối hợp, ănkhớp không để chệch những mục tiêu mà công ty đã dự định.

Trang 35

2.1.5.3.Nhiệm vụ:

Công ty phải là cầu nối giứa các nhà cung cấp các dịch vụ trong chuyếnđi với khách du lịch Công ty có nhiệm vụ bảo đảm thực hiện cho khách đầyđủ những dịch vụ đã ký kết trong hợp đồng.

2.1.6.Tổ chức lao động của doanh nghiệp:

Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được thiết kế theo mô hình quản trịtrực tuyến chức năng với các ưu điểm sau:

- Chủ tịch hội đồng thành viên là người có trách nhiệm trước pháp luậtđối với toàn bộ hoạt động của công ty

Giám đốc toàn quyền quyết định và điều hành công ty, chịu toàn bộtrách nhiệm trước hội đồng thành viên đối với toàn bộ hoạt động kinh doanhcủa công ty Đồng thời cũng được các phòng ban chức năng hỗ trợ trong việcđiều hành công ty.

Mọi mệnh lệnh được truyền đi theo tuyến quy định.

Cơ cấu tổ chức quản lý của IGB Tours được thiết kế theo sơ đồ 2.1

Trang 36

Bộ phận Khách lẻ

Kế toán

Thủ quỹ

OutboundDomestic

Trang 37

2.1.6.1.Ban lãnh đạo của công ty:

Chủ tịch hội đồng thành viên:

- Chuẩn bị chương trình kế hoạch hoạt động của hội đồng thành viên.- Triệu tập và chủ tọa cuộc họp hội đồng thành viên hoặc thực hiện việclấy ý kiến của các thành viên

- Giám sát việc tổ chức thực hiện quyết định của hội đồng thành viên.- Thay mặt hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên Giám đốc:

- Phụ trách tổng thể công ty

- Chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên Phó giám đốc tài chính:

- Phụ trách về mảng tài chính của công ty

- Có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với giám đốc Phó giám đốc điều hành:

- Phu trách về mảng kinh doanh của công ty

- Phối hợp cùng các bộ phận để đưa ra phương án kinh doanh của công ty- Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.- Báo cáo trực tiếp với Giám đốc

2.1.6.2.Các phòng chuyên môn:

.Phòng kế toán:Trưởng phòng:Kế toán:

Thủ quỹ:

Làm việc theo sự phân công của trưởng phòngBáo cáo trực tiếp với trưởng phòng

Phòng thị trường:Trưởng phòng:

Trang 38

Phụ trách mảng thị trường của công ty

Phối hợp với các bộ phận để đưa kế hoạch ra thị trườngBáo cáo trực tiếp với Phó giám đốc điều hành

Thiết kế các chương trình cho phù hợp với từng đối tượng kháchLên phương án quảng bá và bán các chương trình

Tổ chức bán các chương trìnhBáo cáo với trưởng phòngOutbound và nội địa:

Lên phương án quảng bá và bán các chương trìnhBáo cáo với trưởng phòng

Báo cáo trực tiếp với Trưởng phòng

Họ thường lập kế hoạch và triển khai các chương trình du lịch chokhách nước ngoài ở Việt Nam có nhu cầu đi tham quan du lịch các địa điểm ởtrong nước Ngoài ra còn làm một số dịch vụ khác có liên quan khác: mua vé

Trang 39

máy bay, vé thăm quan, vé tàu, đặt phòng khách sạn, đặt ăn uống trong nhàhàng…

Trang 40

Lên kế hoạch bán các chương trình gom khách lẻ trong thángĐưa ra các chương trình cụ thể sẽ bán

Báo cáo trực tiếp với Phó giám đốc điều hànhCác bộ phận:

Nắm rõ được sản phẩm của mình sẽ bánTổ chức bán

Báo cáo trực tiếp với trưởng bộ phận.( Nguồn: Bản mô tả công việc của công ty) Mối quan hệ giữa các bộ phận:

Phương châm của công ty là tổ chức bộ máy tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả.Chính vì vậy mà các bộ phân trong công ty phối hợp với nhau rất chặt chẽtrong mọi hoạt động của công ty nhằm khai thác hết các thế mạnh của côngty Đây là một trong những yếu tố đóng góp vào sự thành công của công ty,mặc dù công ty mới được thành lập trong một thời gian ngắn

2.1.7 Chiến lược kinh doanh của công ty:

2.1.7.1 Sứ mệnh, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp:

Phương châm hành động hay triết lý kinh doanh của công ty: “Mang đến sự hài lòng đích thực”.( Your satisfaction is our honour)( Nguồn: website: www igbtours.com)

Du lịch là ngành dịch vụ, sản phẩm du lịch là một loại dịch vụ tổnghợp Chính vì vậy mà công ty luôn lấy sự hài lòng của khách hàng là thước đocho chất lượng dịch vụ Khách du lịch đến với công ty luôn cảm thấy yên tâmvề chất lượng dịch vụ khi tham gia các tour do công ty tổ chức Theo công tythì chất lượng của chương trình du lịch chính là sự hài lòng của khách hàng.Công ty v ới ch ức n ăng là chiếc cầu nối giữa khách du lịch trên mọi miềnđất nước v à kh ắp nơi trên thế giới.

Sứ mệnh kinh doanh của công ty:

Ngày đăng: 12/11/2012, 16:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1. 2. Loại hình của doanh nghiệp: - Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS)
2.1. 2. Loại hình của doanh nghiệp: (Trang 34)
- Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tỷ trọng doanh thu Inbound và nội địa - Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS)
h ìn vào bảng số liệu ta thấy: Tỷ trọng doanh thu Inbound và nội địa (Trang 48)
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty IGBTours cho ta thấy: - Doanh thu của công ty năm 2005 – 2006 tăng 190.69% tương ứng với  số tiền là 341,443 triệu đồng - Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS)
ua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty IGBTours cho ta thấy: - Doanh thu của công ty năm 2005 – 2006 tăng 190.69% tương ứng với số tiền là 341,443 triệu đồng (Trang 48)
Bảng 2.3. Cơ cấu khách du lịch Inbound của công ty phân theo quốc tịch: - Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS)
Bảng 2.3. Cơ cấu khách du lịch Inbound của công ty phân theo quốc tịch: (Trang 53)
Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh chương trình du lịch Inbound của công ty: - Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS)
Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh chương trình du lịch Inbound của công ty: (Trang 58)
Bảng 5.1 Mục tiêu kinh doanh của công ty năm 2007: - Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS)
Bảng 5.1 Mục tiêu kinh doanh của công ty năm 2007: (Trang 90)
Bảng 3.3. Các chương trình du lịch Inbound: Chào xuân 2007 - Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS)
Bảng 3.3. Các chương trình du lịch Inbound: Chào xuân 2007 (Trang 92)
Bảng 3.4. Các chương trình du lịch Inbound trong dịp hè 2007 - Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS)
Bảng 3.4. Các chương trình du lịch Inbound trong dịp hè 2007 (Trang 93)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w