Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu-IGB TOURS

3 373 0
Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu-IGB TOURS

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu-IGB TOURS

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Năm 2006 đánh dấu rất nhiều thành công của đất nước trong mọi lĩnh vực. Ngành du lịch cũng đã góp phần vào thành công đó qua việc tổ chức thành công hơn 300 hội nghị và hội thảo quốc tế. Diễn ra trước tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 14 được tổ chức tại Hà Nội (18-19/11/2006), vào ngày 7/11/2006 tại Geneva( Thụy Sỹ) đã diễn ra trọng thể lễ ký hiệp định thư về việc Việt Nam chính thức được gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Điều này đã tạo cơ hội cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Việt Nam, đặc biệt là ngành du lịch – ngành du lịch không khói. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách du lịch Quốc tế đến Việt Nam liên tục tăng: Năm 2000 là 2,12 triệu lượt khách, năm 2006 đã đón khoảng 3,6 triệu lượt khách, tăng 3% so với năm 2005. Việt Nam gia nhập WTO và tổ chức thành công hội nghị APEC đã làm sống lại thị trường du lịch Quốc tế. Các doanh nghiệp du lịch sẽ được tiếp cận với thị trường du lịch rất rộng lớn với 150 nước, với khoảng 90% dân số thế giới và 95% thương mại toàn cầu. Đây là một trong những thuận lợi lớn khi Việt Nam là thành viên của WTO. Bên cạnh đó các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam vẫn quen được bao bọc bởi những tấm chăn “bảo hộ” nên gặp rất nhiều những thách thức và khó khăn. Khi gia nhập WTO, chúng ta đã cam kết về thương mại và dịch vụ 11 lĩnh vực lớn. Về du lịch: Việt Nam chỉ cam kết đối với các phân ngành: Dịch vụ đại lý và kinh doanh lữ hành du lịch, dịch vụ sắp chỗ trong khách sạn, dịch vụ cung cấp thức ăn, đồ uống. Các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được phép đưa khách vào Việt Nam( Inbound) và lữ hành nội địa đối với khách vào Việt Nam. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam trước đây thì 90 – 95% số khách Inbound do đối tác nước ngoài gửi khách. Bây giờ các doanh nghiệp Nguyễn Thị Ngọc Mai Lớp: Du lịch 45B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp du lịch nước ngoài sẽ trực tiếp gửi khách sang Việt Nam. Du lịch Việt Nam vừa bước vào “sân chơi” chung, chưa thực sự hiểu luật chơi nên việc cạnh tranh càng trở nên khó khăn hơn. Do vậy, các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam cần có những biệp pháp và chiến lược phù hợp với môi trường mới. Để có thể thu hút được khách Inbound thì một trong những biện pháp quan trọng là hoàn thiện chính sách sản phẩm du lịch Inbound. Là một trong những công ty lữ hành mới được thành lập, công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS) đã không ngừng phát triển và bắt đầu khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường du lịch. Qua thời gian thực tập tại công ty,em nhận thấy Công ty đã hoạt động rất hiệu quả trong lĩnh vực Outbound và đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhiều du khách. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công ty còn gặp nhiều những bất cập và khó khăn trong việc kinh doanh Inbound. Chính vì vây, em quyết định chọn đề tài chuyên đề thực tập là: “ Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS)”. Kết cấu của chuyên đề: Chương 1: Lý luận chung về sản phẩm, chính sách sản phẩm trong kinh doanh lữ hành Chương 2 : Thực trạng về hoạt động kinh doanh và chính sách sản phẩm Inbound tại công ty IGB Tours Chương 3: Phương hướng và biện pháp để hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound của công ty IGB Tours Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót do những hạn chế về trình độ, kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình thực tập. Em rất mong được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để em có thể áp dụng được những kiến thức vào thực tế công việc. Nguyễn Thị Ngọc Mai Lớp: Du lịch 45B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM, CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH. 1.1.KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM , SẢN PHẨM DU LỊCH: 1.1.1.Khái nịêm về sản phẩm: Mỗi một công ty dù lớn hay nhỏ thì đều phải xây dựng cho mình một chính sách sản phẩm đúng đắn, phù hợp với thị trường. Chính vì vậy, chính sách sản phẩm là một chính sách nền tảng để xây dựng các chính sách Marketing mix khác: Chính sách giá cả, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến. Nếu một sản phẩm đưa ra mà không phù hợp với mong muốn của người tiêu dung thì cho dù có điều chỉnh mức giá hay quảng cáo, xúc tiến rầm rộ thì khách hàng cũng chỉ mua sản phẩm một lần duy nhất. Mỗi khách hàng có thể mua cùng một loại sản phẩm ở các công ty khác nhau. Chính vì vậy cần phải có sự khác biệt hóa trong sản phẩm để tạo ra được những sản phẩm phù hợp được với thị trường mục tiêu mà công ty đã xác định. Chính sách bao gồm các giới hạn, điều kiện kinh doanh để thể hiện những quyết định kinh doanh, xác định trong những điều kiện nào thì áp dụng. Theo các chuyên gia nghiên cứu về Marketing, họ đã đưa ra định nghĩa về sản phẩm: “ Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng”. ( PGS.TS. Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục,2002, trang 241) Theo định nghĩa trên, sản phẩm bao gồm cả những vật thể vô hình và hữu hình, bao gồm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất. Định nghĩa còn cho ta thấy, trong hàng hóa hữu hình thì cũng bao hàm cả những yếu tố vô hình. Sản phẩm không chỉ bao gồm vật chất, dịch vụ, con người mà còn bao Nguyễn Thị Ngọc Mai Lớp: Du lịch 45B 3 . kh n trong vi c kinh doanh Inbound. Ch nh vì vây, em quy t đ nh ch n đề t i chuy n đề th c t p là: “ Ho n thi n ch nh s ch s n ph m Inbound t i c ng ty TNHH. Th c tr ng về ho t đ ng kinh doanh và ch nh s ch s n ph m Inbound t i c ng ty IGB Tours Ch ng 3: Ph ng hư ng và bi n ph p để ho n thi n ch nh s ch s n ph m

Ngày đăng: 17/04/2013, 08:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan