1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn tốt NGHIỆP HOÀN CHỈNH (kế TOÁN) hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may thăng long

78 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 492 KB

Nội dung

Với sự cố gắng của toàn thể Công ty, từ một cơ sở sản xuất nhỏ, trong những năm qua công ty may Thăng Long đã phát triểnquy mô và công suất gấp 2 lần so với trong những năm 90, trở thành

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, trong nền kinh tế nước ta, dệt may là một trong những ngành

có đóng góp lớn cho ngân sách của Nhà nước Không những thế còn giảiquyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao động Trong ngành dệt may ở ViệtNam, Công ty may Thăng Long là một đơn vị sản xuất, kinh doanh và xuấtkhẩu các mặt hàng dệt may Trước đây, Công ty thuộc Tổng công ty dệt mayViệt Nam, trong hơn 45 năm phát triển Công ty đã có nhiều đóng góp trongcông cuộc xây dựng và phát triển đất nước Công ty đã được Đảng và Nhànước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý vì các thành tích của mình.Năm 2003, Công ty được cổ phần hoá theo Quyết định số 1496/QĐ-TCCBngày 26/6/2003 của Bộ công nghiệp Để tiến hành sản xuất, kinh doanh trongđiều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng cao như ngày nay, mộtmặt Công ty đã đầu tư thay đổi công nghệ ngay từ những năm 80, nâng caonăng suất và chất lượng sản phẩm Mặt khác, Công ty đã chú trọng đến côngtác quản lý sản xuất để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh ngày mộtphát triển Bộ máy kế toán trong Công ty hiện nay đã phát huy được hiệu quả,giúp quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, đồng thời cung cấp kịp thời các thôngtin cần thiết cho ban giám đốc Đây cũng là một thành công của Công ty mayThăng Long Chính vì vậy, em đã chọn Công ty làm nơi để nghiên cứu, nắm

vững cách thức thực hành kế toán trong thực tế Em đã chọn đề tài Hoàn

thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Thăng Long làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề

thực tập tốt nghiệp

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm ba phần:

Phần I : Tổng quan chung và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công

ty may Thăng Long

Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Công ty may Thăng Long

Trang 2

Phần III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm.

Do điều kiện thời gian thực tập và kiến thức của bản thân còn hạn chế nênchuyên đề thực tập tốt nghiệp này không tránh khỏi có một số thiếu sót, mongnhận được ý kiến phản hồi, đóng góp và bổ sung của những người quan tâm

để chuyên đề thực tập tốt nghiệp này có thể hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trương Anh Dũng trong bộ môn kếtoán-trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân cùng các cán bộ nhân viên phòng kếtoán tài vụ Công ty may Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đềthực tập tốt nghiệp này!

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2005

Sinh viên Nguyễn Chí Hưng

Trang 3

PHẦN I TỔNG QUAN CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG

I/ Quá trình thành lập và đặc điểm kinh doanh của công ty:

1 Quá trình th nh l p ành lập ập

Tên đầy đủ:

Tên thường gọi:

Tên giao dịch tiếng anh:

Công ty cổ phần may Thăng Long

Công ty may Thăng LongThanglong garment joint stock companyThaloga

250 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội(84-4) 8623372 Fax: (84-4) 8623374

THALOGA@FPT.VN

www.thaloga.com.vnCông ty cổ phần may Thăng Long, tiền thân là công ty may ThăngLong thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam, được thành lập vào ngày08/05/1958 theo quyết định của Bộ ngoại thương Khi mới thành lập Công tymang tên Công ty may mặc xuất khẩu, thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu tạpphẩm, đóng tại số nhà 15 phố Cao Bá Quát- Hà Nội Ban đầu, Công ty cókhoảng 2000 công nhân và 1700 máy may công nghiệp Mặc dù trong nhữngnăm đầu hoạt động công ty gặp rất nhiều khó khăn như mặt bằng sản xuấtphân tán, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp, nhưng công ty đã hoànthành và vượt mức kế hoạch do nhà nước giao Đến ngày 15/12/1958 Công ty

đã hoàn thành kế hoạch năm với tổng sản lượng là 391.129 sản phẩm đạt112,8% chỉ tiêu Đến năm 1959 kế hoạch Công ty được giao tăng gấp 3 lầnnăm 1958 nhưng Công ty vẫn hoàn thành và đạt 102% kế hoạch Trongnhững năm này Công ty đã mở rộng mối quan hệ với các khách hàng nướcngoài như Liên Xô, Đức, Mông Cổ, Tiệp Khắc

Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965) Công ty

Trang 4

làm việc về 250 phố Minh Khai, thuộc khu phố Hai Bà Trưng nay là quận Hai

Bà Trưng, là trụ sở chính của công ty ngày nay Địa điểm mới có nhiều thuậnlợi, mặt bằng rộng rãi, tổ chức sản xuất ổn định Các bộ phận phân tán trước,nay đã thống nhất thành một mối, tạo thành dây chuyền sản xuất khép kín kháhoàn chỉnh từ khâu nguyên liệu, cắt, may, là, đóng gói

Ngày 31/8/1965 theo quyết định của Bộ ngoại thương công ty có sựthay đổi lớn về mặt tổ chức như: tách bộ phận gia công thành đơn vị sản xuấtđộc lập, với tên gọi Công ty gia công may mặc xuất khẩu; còn Công ty maymặc xuất khẩu đổi thành Xí nghiệp may mặc xuất khẩu; Ban chủ nhiệm đổithành Ban giám đốc

Vào những năm chiến tranh chống Mỹ, Công ty gặp rất nhiều khó khănnhư công ty đã phải 4 lần đổi tên, 4 lần thay đổi địa điểm, 5 lần thay đổi cáccán bộ chủ chốt nhưng Công ty vẫn vững bước tiến lên thực hiện kế hoạch 5năm lần thứ hai Trong các năm 1976-1980, Công ty đã tập trung vào một sốhoạt động chính như: triển khai thực hiện là đơn vị thí điểm của toàn ngànhmay, trang bị thêm máy móc, nghiên cứu cải tiến dây chuyền công nghệ Năm

1979, Công ty được Bộ quyết định đổi tên thành xí nghiệp may Thăng Long

Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1980-1985) trước những đòi hỏingày càng cao của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Công ty đã khôngngừng đổi mới và phát triển Trong quá trình chuyển hướng trong thời giannày, Công ty luôn chủ động tạo nguồn nguyên liệu để giữ vững tiến độ sảnxuất, thực hiện liên kết với nhiều cơ sở dịch vụ của Bộ ngoại thương để nhậnthêm nguyên liệu Giữ vững nhịp độ tăng trưởng từng năm, năm 1981 Công

ty giao 2.669.771 sản phẩm, năm 1985 giao 3.382.270 sản phẩm sang cácnước: Liên Xô, Pháp, Đức, Thuỵ Điển Ghi nhận chặng đường phấn đấu 25năm của Công ty, năm 1983 Nhà nước đã trao tặng xí nghiệp may ThăngLong: Huân chương Lao động hạng Nhì

Cuối năm 1986 cơ chế bao cấp được xoá bỏ và thay thế bằng cơ chế thị

Trang 5

Viết tan rã và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, thị trường củaCông ty thu hẹp dần Đứng trước những khó khăn này, lãnh đạo của Công tymay Thăng Long đã quyết định tổ chức lại sản xuất, đầu tư hơn 20 tỷ đồng đểthay thế toàn bộ hệ thống thiết bị cũ của Cộng hoà dân chủ Đức (TEXTIMA)trước đây bằng thiết bị mới của Cộng hoà liên bang Đức (FAAP), Nhật Bản(JUKI) Đồng thời Công ty hết sức chú trọng đến việc tìm kiếm và mở rộngthị trường xuất khẩu Công ty đã ký nhiều hợp đồng xuất khẩu với các Công

ty ở Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản

Với những sự thay đổi hiệu quả trên, năm 1991 xí nghiệp may ThăngLong là đơn vị đầu tiên trong toàn ngành may được Nhà nước cấp giấy phépxuất nhập khẩu trực tiếp Công ty được trực tiếp ký hợp đồng và tiếp cận vớikhách hàng đã giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh Thựchiện việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và địa phương trong thời kỳđổi mới, tháng 6-1992, xí nghiệp được Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ côngnghiệp) cho phép được chuyển đổi tổ chức từ xí nghiệp thành Công ty và giữnguyên tên Thăng Long theo quyết định số 218 TC/LĐ- CNN Công ty mayThăng Long ra đời, đồng thời là mô hình Công ty đầu tiên trong các xí nghiệpmay mặc phía Bắc được tổ chức theo cơ chế đổi mới Nắm bắt được xu thếphát triển của toàn ngành năm 1993 Công ty đã mạnh dạn đầu tư hơn 3 tỷđồng mua 16.000 m2 đất tại Hải Phòng, thu hút gần 200 lao động Công ty đã

mở thêm nhiều thị trường mới và trở thành bạn hàng của nhiều Công ty nướcngoài ở thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ Ngoài thị trường xuất khẩu Công ty đãchú trọng thị trường nội địa, năm 1993, Công ty đã thành lập Trung tâmthương mại và giới thiệu sản phẩm tại 39 Ngô Quyền, Hà Nội với diện tíchtrên 300 m2 Nhờ sự phát triển đó, Công ty là một trong những đơn vị đầu tiên

ở phía Bắc chuyển sang hoạt độnggắn sản xuất với kinh doanh, nâng cao hiệuquả Bắt đầu từ năm 2000, Công ty đã thực hiện theo hệ thống quản lý ISO9001-2000, hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn SA 8000

Năm 2003, công ty may Thăng Long được cổ phần hoá theo Quyết

Trang 6

hoá doanh nghiệp Nhà nước Công ty may Thăng Long trực thuộc tổng Công

ty Dệt may Việt Nam Công ty may Thăng Long chuyển sang công ty cổphần, Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 51% vốn điều lệ, bán một phần vốncủa Nhà nước tại doanh nghiệp cho cán bộ công nhân viên Công ty (49%).Trong quá trình hoạt động, khi có nhu cầu và đủ điều kiện, công ty cổ phần sẽphát hành thêm cổ phiếu hoặc trái phiếu để huy động vốn đầu tư phát triểnsản xuất kinh doanh Theo phương án cổ phần hoá:

Vốn điều lệ của công ty:

Vốn điều lệ được chia thành:

Mệnh giá thống nhất của mỗi cổ phần:

23.306.700.000 đồng 233.067 cổ phần 100.000 đồng

Như vậy, qua 45 năm hình thành và phát triển, công ty may ThăngLong đã đạt được nhiều thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và pháttriển của đất nước trong thời kỳ chống Mỹ cũng như trong thời kỳ đổi mới.Ghi nhận những đóng góp của Công ty, Nhà nước đã trao tặng cho đơn vịnhiều huân chương cao quý Với sự cố gắng của toàn thể Công ty, từ một cơ

sở sản xuất nhỏ, trong những năm qua công ty may Thăng Long đã phát triểnquy mô và công suất gấp 2 lần so với trong những năm 90, trở thành mộtdoanh nghiệp có quy mô gồm 9 xí nghiệp thành viên tại Hà Nội, Hà Nam,Nam Định, Hoà Lạc với 98 dây chuyền sản xuất hiện đại và gần 4000 cán bộcông nhân viên, năng lực sản xuất đạt trên 12 triệu sản phẩm/năm với nhiềuchủng loại hàng hoá như: sơmi, dệt kim, Jacket, đồ jeans

2 Đặc điểm kinh doanh:

2.1 Ngành nghề kinh doanh:

Theo phương án cổ phần hoá công ty may Thăng Long năm 2003, ngànhnghề kinh doanh của Công ty cổ phần may Thăng Long bao gồm:

Trang 7

-Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm may mặc, cácloại nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bịtạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành dệt may.

-Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm, côngnghiệp tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông, lâm, hải sản, thủ công mỹnghệ

-Kinh doanh các sản phẩm vật liệu điện, điện tử, cao su, ô tô, xe máy,

mỹ phẩm, rượu; kinh doanh nhà đất, cho thuê văn phòng

-Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan; kinh doanh khách sạn, nhà hàng,vận tải, du lịch lữ hành trong nước

-Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.Như vậy, khi thực hiện cổ phần, Công ty đã đăng ký rất nhiều ngành nghềkinh doanh khác nhau, để tiện cho việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh sau này.Nhưng, hiện nay, trên thực tế Công ty chỉ thực hiện sản xuất và kinh doanh,xuất nhập khẩu các nguyên liệu, sản phẩm may mặc

2.2 Sản phẩm, hàng hoá

Công ty may Thăng Long từ khi thành lập đã trải qua 45 năm trưởng thành

và phát triển, từng bước vươn lên là một trong những doanh nghiệp đứng đầungành dệt may của Việt Nam

Công ty được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp, chuyên sản xuất các sảnphẩm may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng trong vàngoài nước, sản xuất các sản phẩm nhựa và kinh doanh kho ngoại quan phục

vụ ngành dệt may Việt Nam Công ty có hệ thống chất lượng đạt tiêu chuẩnISO 9002 Trong những năm vừa qua Công ty luông được ưa thích và bìnhchọn là hàng Việt Nam chất lượng cao

Hiện nay, Công ty đang sản xuất và kinh doanh những mặt hàng chủ yếusau:

Quần áo bò

Quần áo sơ mi nam, nữ, bộ comple

Trang 8

Áo Jacket các loại.

Công ty cũng đang xâm nhập và khai thác mặt hàng đồng phục họcsinh và đồng phục công sở thông qua triển lãm và biểu diễn thời trang

Ngoài ra, Công ty còn nhận gia công sản phẩm cho Công ty may 8-3 vàcác công ty khác

2.3 Thị trường

Lúc đầu, khi mới thành lập thị trường của công ty may Thăng Long chủyếu là các nước xã hội chủ nghĩa (các nước Đông Âu, Liên Xô) Nhưng theothời gian, cùng với sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên, thị trườngcủa Công ty ngày càng được mở rộng ra các nước khác như: Pháp, Đức, HàLan, Thuỵ Điển Trong những năm 1990 - 1992, với sự sụp đổ của hàng loạtnước xã hội chủ nghĩa, thị trường của công ty gần như "mất trắng" Trướctình hình đó, Công ty đã đẩy mạnh tiếp thị, tìm kiếm thị trường mới, tập trunghơn vào những nước có tiềm năng kinh tế mạnh như Tây Âu, Nhật Bản vàchú ý hơn nữa đến thị trường nội địa Chính vì vậy, Công ty đã mở thêm đượcnhiều thị trường mới và quan hệ hợp tác với nhiều Công ty nước ngoài có têntuổi như: Công ty Kowa, Marubeny (Nhật Bản); Rarstab (Pháp); Valeay,Tech (Đài Loan); Mangharms (Hồng Kông); Texline (Singapore);Takarabuve (Nhật); Senhan (Hàn Quốc) và Seidentichker (Đức) Công ty mayThăng Long cũng là một đơn vị đầu tiên của ngành may mặc Việt Nam đãxuất khẩu được sang thị trường Mỹ

Hiện nay, Công ty đã có quan hệ với hơn 40 nước trên thế giới, trong

đó có những thị trường mạnh đầy tiềm năng: EU, Nhật Bản, Mỹ Thị trườngxuất khẩu chủ yếu và thường xuyên của Công ty bao gồm: Mỹ, Đông Âu, EU,Đan Mạch, Thuỵ Điển, Châu Phi, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, ĐàiLoan

Công ty may Thăng Long luôn xác định vấn đề giữ vững thị trường là vấn đề

Trang 9

công ty đã đề ra và đang thực hiện một chiến lược phát triển thị trường nhưsau:

- Đối với thị trường gia công: Công ty tiếp tục duy trì và giữ vững

những khách hàng truyền thống như EU, Nhật, Mỹ và phát triển sang các thịtrường mới như Châu á, châu Mỹ Latin nhằm xây dựng một hệ thống kháchhàng đảm bảo lợi ích của cả hai bên

- Đối với thị trường xuất khẩu: Công ty đặc biệt chú trọng đến thị

trường FOB vì đây là con đường phát triển lâu dài của Công ty Công ty đangxây dựng hệ thống sáng tác mẫu mốt để chào hàng, xây dựng mạng lưới nhàthầu phụ, nắm bắt thông tin giá cả; gắn việc sản xuất sản phẩm may với sảnphẩm dệt và sản xuất kinh doanh nguyên phụ liệu để thúc đẩy sự phát triểncủa Công ty

- Đối với thị trường nội địa: Phát triển thị trường nội địa và tăng tỷ

trọng nội địa hoá trong các đơn hàng xuất khẩu cũng là vấn đề được Công tyquan tâm Chính vì vậy, công ty may Thăng Long đã thành lập nhiều trungtâm kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá, mở rộng hệ thống bán buôn, bán lẻ tại

Hà Nội và các tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước Công ty đã đa dạnghoá các hình thức tìm kiếm khách hàng: Tiếp khách hàng tại công ty, chàohàng giao dịch qua Internet, tham gia các triển lãm trong nước và quốc tế,quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, biểu diễn thời trang, mởvăn phòng đại diện ở nhiều nước khác nhau

Với chiến lược phát triển thị trường như trên, công ty may Thăng Long đã

và đang mở rộng được mối quan hệ hợp tác với nhiều nước khác nhau trên thếgiới

2.4 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một yếu tố mang tính quyết định trong quá trình sảnxuất nhất là đối với các công ty trong lĩnh vực dệt may Đồng thời, nó cũng làmột trong những động lực quan trọng đảm bảo cho công ty không ngừng pháttriển và đứng vững trên thị trường Công ty may Thăng Long hiện nay có một

Trang 10

đội ngũ nguồn nhân lực mạnh và có chất lượng cao Đây cũng chính là mộttrong những nhân tố giúp Công ty ngày càng lớn mạnh.

Do đặc thù của công việc đòi hỏi sự khéo tay, cẩn thận, không cầnnhiều đến lao động cơ bắp nên lao động nữ trong Công ty chiếm số lượng lớnhơn lao động nam Năm 2004, lao động nữ chiếm 88.48%, lao động namchiếm 11.52%

Trình độ của nguồn nhân lực của công ty là rất cao Năm 2004, số laođộng có trình độ đại học, trên đại học chiếm 3.76% tổng số lao động với sốlượng người là 112 người; tuy có giảm so với 2 năm trước nhưng tốc độ giảmnhẹ và không đáng kể Trong khi đó, số công nhân kỹ thuật và lao động phổthông tương đối ổn định, chỉ tăng lên với tốc độ nhỏ

Thu nhập bình quân của nhân viên trong Công ty cũng từng bước đượcnâng cao Thu nhập bình quân của nhân viên trong Công ty năm 2002 tăng10% so với năm 2003, năm 2004 tăng 11.81% so với năm 2003

Thu nhập bình quân

(người/tháng)

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Công ty may Thăng Long)

Các chính sách phúc lợi, đãi ngộ và đào tạo người lao động được thựchiện theo đúng pháp luật và điều lệ của Công ty Người lao động được ký hợpđồng lao động theo điều 27 Bộ luật lao động và thông tư 21/LĐTBXH ngày12/10/1996 của Bộ Lao động thương binh xã hội Trợ cấp thôi việc khi chấmdứt hợp đồng lao động được thực hiện theo điều 10 Nghị định 198/CP ngày31/12/1994 của Chính phủ

Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề chongười lao động Hiện nay, công ty may Thăng Long đang khuyến khích và tạođiều kiện cho cán bộ nhân viên học đại học, cao đẳng và công nhân kỹ thuậtnâng cao tay nghề Đồng thời, theo phương án cổ phần hoá, trong hơn 23 tỷ

Trang 11

cho người lao động trong Công ty là 49% Điều này, sẽ giúp phát huy quyềnlàm chủ của người lao động và khuyến khích họ nâng cao năng suất làm việc.

3 Vốn, tài sản của công ty:

BẢNG 1:

TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

(2002-2004)

Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 03/02So sánh (%)04/03A/ Tài sản

Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty may Thăng Long

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán (bảng 1), ta thấy tổng tài sản của Công

ty năm 2003 tăng so với năm 2002 là 30.912.349.631 VNĐ tương ứng với40,53% (trong đó, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 26,84%; tài sản

Trang 12

12.395.630.606 VNĐ tương ứng với 11,56% (trong đó, TSLĐ và ĐTNH tăng9,83% còn TSCĐ và ĐTDH tăng 13,59%) Điều đó chứng tỏ quy mô tài sảncủa Công ty tăng nhưng tốc độ tăng giảm đi Đó là do môi trường kinh doanhngày càng mang tính cạnh tranh cao.

Mặt khác, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2003 tăng so với năm

2002 là 508.063.516 VNĐ tương ứng với 2,88%; năm 2004 tăng so với năm

2003 là 2.866.170.642 VNĐ tương ứng với 15,78% Như vậy, quy mô nguồnvốn chủ sở hữu cũng tăng Tuy nhiên, ta có thể thấy tốc độ tăng quy mônguồn vốn chủ sở hữu qua 3 năm 2002 - 2004 luôn nhỏ hơn tốc độ tăng quy

mô tài sản Từ đó, có thể thấy hầu như các tài sản của Công ty đều được tănglên từ nguồn vốn đi vay Năm 2003 so với năm 2002 nợ phải trả tăng 51,88%(trong đó, nợ ngắn hạn tăng 28,53%; nợ dài hạn tăng 124,31%) Năm 2004 nợphải trả tăng so với năm 2003 là 10,71% (trong đó, nợ ngắn hạn tăng 12,43%;

nợ dài hạn tăng 7,64%); nhưng có xu hướng giảm nhanh chóng xuống qua cácnăm Đặc biệt là tốc độ tăng của nợ dài hạn qua 3 năm đã giảm xuống nhanh.Đây là một cải thiện trong tình hình tài chính của Công ty

Trang 13

4 Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây:

7 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.132.355.427 1.395.457.763 1.621.103.801 23,23 16,17

-Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty may Thăng Long

Căn cứ vào bảng 2, ta có thể thấy tổng doanh thu của Công ty năm

2003 tăng so với năm 2002 là 13.676.412.907 VNĐ tương ứng với 13,32%;năm 2004 tăng so với năm 2003 là 12.211.751.816 VNĐ tương ứng với10,5% Như vậy, tổng doanh thu của Công ty có xu hướng tăng qua 3 năm

2002 - 2004, tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng giảm dần Trong tổng doanhthu của Công ty may Thăng Long thì doanh thu hàng xuất khẩu luôn chiếmmột phần rất lớn Năm 2002 doanh thu hàng xuất khẩu chiếm 78,92% tổngdoanh thu toàn Công ty; năm 2003 chiếm 82,39%; năm 2004 chiếm 83,42%

Đó là do Công ty may Thăng Long là một công ty chủ yếu thực hiện gia công

Trang 14

Công ty còn chưa phát triển, mặc dù trong những năm gần đây, Công ty đãquan tâm hơn đến thị trường nội địa nhưng doanh thu thu được từ thị trườngnày còn chưa cao so với tổng doanh thu của Công ty.

Giá vốn hàng bán năm 2003 tăng so với năm 2002 là 15,87%; như vậy,tốc độ tăng giá vốn trong 2 năm này đã cao hơn tốc độ tăng doanh thu(12,32%) Điều đó, chứng tỏ Công ty chưa tiết kiệm được chi phí sản xuất để

hạ giá thành Nhưng giá vốn hàng bán năm 2004 so với năm 2003 chỉ tăng7,26% trong khi tốc độ tăng doanh thu trong 2 năm này là 10,5% Như vậy,qua 2 năm 2003 - 2004, Công ty đã thực hiện được việc tiết kiệm chi phí sảnxuất, từ đó Công ty có thể hạ giá thành sản phẩm và tăng doanh thu trongnhững năm tới

Chỉ tiêu lợi nhuận gộp của Công ty đã ngày càng tăng lên với một tốc

độ tăng rất nhanh Năm 2003, lợi nhuận gộp của Công ty là 18.742.585.394VNĐ, tăng1,67% so với năm 2002 Nhưng đến năm 2004, lợi nhuận gộp củaCông ty đã là 23.864.984.596 và tăng 27,33% so với năm 2003 Đó là doCông ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất (giá vốn hàng bán năm 2004 so vớinăm 2003 tăng với tốc độ chậm) Đây có thể coi là một trong những thànhcông của Công ty

Ta cũng có thể thấy các chỉ tiêu LN gộp / Doanh thu, LN trước thuế / Doanhthu hay LN sau thuế / Doanh thu đều có xu hướng tăng lên Tuy chỉ tiêu LNgộp / Doanh thu năm 2003 có giảm một phần nhỏ so với năm 2002 (năm 2003

là 16,11%; năm 2002 là 17,96%) nhưng đến năm 2004 chỉ tiêu này đã tănglên đến 18,57% và vượt qua năm 2002 Tuy nhiên, để có điều kiện mở rộngsản xuất kinh doanh và đưa Công ty phát triển nhanh chóng, ban giám đốccần tìm các biện pháp để tiếp tục tăng chỉ tiêu LN sau thuế / Doanh thu

Tóm lại, qua bảng phân tích kết quả kinh doanh của Công ty mayThăng Long qua 3 năm 2002 - 2004, ta có thể thấy công ty đang có nhữngbước phát triển vững chắc Một trong những thành công lớn của Công ty, đó

Trang 15

II/ Đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh:

1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:

Công ty may Thăng Long có hình thức hoạt động là: sản xuất - kinhdoanh - xuất nhập khẩu với các loại sản phẩm chủ yếu như quần áo bò, quần

áo sơ mi, bò dài, áo sơ mi cao cấp, áo jacket, áo khoác các loại, quần áo trẻ

em các loại Đặc điểm, Công ty chủ yếu là gia công các mặt hàng may mặctheo đơn đặt hàng nên quá trình sản xuất thường mang tính hàng loạt, sốlượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm phải qua nhiềugiai đoạn công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục theo một trình tự nhấtđịnh là từ cắt - may - là - đóng gói - đóng hòm - nhập kho

Công ty may Thăng Long là công ty sản xuất, đối tượng là vải được cắtmay thành nhiều mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các cỡ vải của mỗichủng loại mặt hàng có mức độ phức tạp khác nhau, nó phụ thuộc vào sốlượng chi tiết của mặt hàng đó

Ta có thể khái quát quy trình công nghệ này theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

NVL

( vải )

C t ắt Trải vải Đặt mẫu Cắt phá Cắt gọt Đánh số Đồng bộ

May May thân May tay

Ghép thành thành phẩm Thêu

Tẩy

M I ÀI

Vật liệu phụ

Lành lập

Đóng gói kiểm tra

Bao bì đóng kiện

Nh p ập kho

Trang 16

2 Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh:

Theo phương án cổ phần hoá năm 2003, công ty may Thăng Long đã trởthành một công ty cổ phần trong năm 2004 Do đó phương thức quản lý củaCông ty đã chuyển từ tính chất tập trung vào một vài cá nhân lãnh đạo và chịu sựchi phối của cấp trên sang tính chất được tự quyết, lãnh đạo và kiểm soát củamột tập thể các cổ đông

- Đại hội đồng cổ đông

- Hội đồng quản trị

- Ban kiểm soát:

- Khối quản lý

- Khối phục vụ sản xuất

- Khối sản xuất trực tiếp

Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty may Thăng Long

sau khi cổ phần hoá

Trên thực tế, hiện nay bộ máy quản lý của công ty vẫn chia thành haicấp, cấp công ty và cấp xí nghiệp với sự chỉ đạo của tổng giám đốc do hộiđồng quản trị cử ra

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban ki m soát ểm soát

Trang 17

2.1 Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh ở cấp công ty:

Bao gồm ban giám đốc của Công ty chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạotrực tiếp Ban giám đốc gồm 4 người:

- Tổng giám đốc

- Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật

- Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất

- Phóng tổng giám đốc điều hành nội chính

Dưới ban giám đốc là các phòng ban với những chức năng và nhiệm vụ:

- Văn phòng công ty.

Các xí nghiệp được chuyên môn hoá theo từng mặt hàng

- Xí nghiệp 1: chuyên sản xuất hàng áo sơ mi cao cấp

- Xí nghiệp 2: chuyên sản xuất áo Jacket dày, mỏng

- Xí nghiệp 3 và 4: chuyên sản xuất hàng quần áo bò

- Xí nghiệp 5: liên doanh với nước ngoài để sản xuất hàng dệt kim, áocotton

- Xí nghiệp may Hải Phòng: có kho ngoại quan nhận lưu giữ trang thiết

bị, phụ tùng thay thế, nguyên phụ liệu ngành dệt may chờ xuất khẩu và nhập

Trang 18

nhựa và một xưởng may Xưởng sản xuất nhựa chủ yếu phục vụ nhu cầutrong Công ty và một phần sản phẩm được bán ra thị trường.

- Xí nghiệp may Nam Hải: được thành lập theo sự chỉ đạo của Tổngcông ty dệt may Việt Nam với mục đích chính là đầu tư giúp đỡ để phát triểnCông ty dệt may Nam Định

- Xí nghiệp phụ trợ: bao gồm một phân xưởng thêu và một phân xưởngmài có nhiệm vụ thêu, mài, tẩy, ép với những sản phẩm cần gia công

- Xưởng thời trang: chuyên nghiên cứu những mẫu mốt và sản xuấtnhững đơn đặt hàng nhỏ dưới 1000 sản phẩm

Mỗi xí nghiệp đều được tổ chức thành 5 bộ phận: 2 phòng xí nghiệp, tổcắt, tổ may, tổ hoàn thiện và tổ bảo quản

Trang 19

Nhân viên th ng k ống kế ế

các xí nghi p ệp Nhân viên th ng kê phân xưởngngống kế

may Hải Phòng

XN may Nam Hải

Xưởng thời trang

XN phụ trợ

Phân xưởng thêu Phân xưởng mài

Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất

Phó tổng giám đốc điều hành nội chính

Phòng

kỹ thuật

Phòng kho

TTTM

và GTSP

Cửa hàng thời trang

Phòng kiểm tra chất lượng

Trang 20

Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty may Thăng Long

PHẦN II THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY THĂNG LONG

I/ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:

1 Tổ chức bộ máy kế toán :

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, bộ máy kế toán của Công

ty may Thăng Long được tổ chức theo hình thức tập trung Toàn bộ công việc kếtoán của công ty được tập trung ở phòng kế toán tài vụ Tại các xí nghiệp thànhviên không tổ chức bộ máy kế toàn riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kế toánthống kê

1.1 Phòng kế toán tài vụ tại Công ty :

Nhiệm vụ của phòng kế toán tài vụ là hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiệnthu thập xử lý các thông tin kế toán ban đầu, thực hiện chế độ hạch toán và quản

lý tài chính theo đúng quy định của bộ tài chính Đồng thời, phòng kế toán còncung cấp các thông tin về tình hình tài chính của công ty một cách đầy đủ, chínhxác và kịp thời; từ đó, tham mưu cho ban giám đốc để đề ra các biện pháp cácquy định phù hợp với đường lối phát triển của Công ty Dựa trên quy mô sảnxuất, đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty cùng mức độ chuyên môn hoá vàtrình độ cán bộ, phòng kế toán tài vụ được biên chế 10 người và được tổ chứctheo các phần hành kế toán như sau:

- Đứng đầu là kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, là người chịu tráchnhiệm chung toàn Công ty Kế toán trưởng có trách nhiệm theo dõi, quản lý vàđiều hành công tác kế toán; đồng thời tổng hợp số liệu để ghi vào các sổ tổng hợptoàn Công ty và lập báo cáo kế toán

Trang 21

- Tiếp đến là phó phòng kế toán, các nhân viên và thủ quỹ.

- Kế toán vốn bằng tiền (Kế toán thanh toán): có trách nhiệm kiểm tra tínhhợp lệ của chứng từ gốc, viết phiếu thu chi; hàng tháng lập bảng kê tổng hợp séc

và sổ chi tiết rồi đối chiếu với sổ sách thủ quỹ, sổ phụ ngân hàng; lập kế hoạchtiền mặt gửi lên cho ngân hàng có quan hệ giao dịch Ngoài ra, kế toán vốn bằngtiền quản lý các tài khoản 111, 112 và các sổ chi tiết của nó; cuối tháng lập nhật

ký chứng từ số 1 và số 2, bảng kê số 1, số 2

- Kế toán vật tư: có nhiệm vụ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụdụng cụ theo phương pháp thẻ song song, phụ trách tài khoản 152, 153 Cuốitháng, kế toán vật tư tổng hợp số liệu, lập bảng kê theo dõi nhập, xuất, tồn và nộpbáo cáo cho bộ phận kế toán tính giá thành Khi có yêu cầu kế toán vật tư và các

bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại vật tư, đối chiếu với sổ kế toán,nếu có thiếu hụt sẽ tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý, lập biên bản kiểm kê

- Kế toán tài sản cố định và nguồn vốn: quản lý các tài khoản 211, 121, 213,

214, 411, 412, 415, 416, 441; thực hiện phân loại tài sản cố định hiện có củaCông ty, theo dõi tình hình tăng giảm, tính khấu hao theo phương pháp tuyếntính; theo dõi các nguồn vốn và các quỹ của Công ty; cuối tháng lập bảng phân

- Kế toán công nợ: có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải thu, phải trả trongCông ty may và giữa Công ty với các khách hàng, nhà cung cấp; đồng thời quản

Trang 22

lý các tài khoản 131, 136, 138, 141, 331, 333, 336 ; kế toán công nợ ghi sổ chitiết cho từng đối tượng và cuối tháng lập nhật ký chứng từ số 5, số 10 và bảng kê

số 11

- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: có tráchnhiệm theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn kho thành phẩm; ghi sổ chi tiết tài khoản155; cuối tháng lập bảng kê số 8 và số 11; đồng thời ghi các sổ Cái có liên quan

Bộ phận kế toán này gồm 3 người trong đó có 1 người phụ trách phần gia công

- Kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất kho thànhphẩm, ghi sổ chi tiết tài khoản 155, cuối tháng lập bảng kê số 8

- Thủ quỹ: chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Công ty; hàng ngày căn cứvào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để nhập, xuất quỹ, ghi sổ quỹ; cuối ngày đốichiếu với sổ quỹ của kế toán vốn bằng tiền

1.2 Tại các xí nghiệp thành viên:

- Tại kho: Thủ kho phải tuân thủ theo chế độ ghi chép của Công ty, căn cứvào phiếu nhập kho, xuất kho để ghi thẻ kho; cuối tháng lập báo cáo nhập, xuất,tồn và chuyển lên phòng kế toán Công ty Ngoài ra, các nhân viên này phải chấphành nội quy hạch toán nội bộ của Công ty về cấp phát nguyên vật liệu theo địnhmức trước khi nhập kho và xuất kho

- Nhân viên thống kê tại xí nghiệp có nhiệm vụ theo dõi từ khi nguyên vậtliệu đưa vào sản xuất đến khi giao thành phẩm cho Công ty Cụ thể, nhân viênthống kê phải theo dõi:

+ Từng chủng loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất theo từng mặt hàngcủa xí nghiệp

+ Số lượng bán thành phẩm, tình hình nhập, xuất kho thành phẩm và sốlượng sản phẩm hoàn thành để tính lương cho cán bộ công nhân viên

Trang 23

+ Số lượng bán thành phẩm cấp cho từng tổ sản xuất vào đầu ngày và sốlượng thành phẩm nhập vào cuối ngày.

Cuối tháng nhân viên thống kê xí nghiệp lập “Báo cáo nhập - xuất - tồnkho nguyên vật liệu“ và “ áo cáo chế biến nguyên vật liệu”, “Báo cáo hàng hoá“chuyển lên phòng kế toán công ty cũng như căn cứ vào sản lượng thành phẩmnhập kho, đơn giá gia công trên một đơn vị sản phẩm và tỷ giá hiện hành lập

“Bảng doanh thu chia lương“, gửi lên phòng kế toán công ty Nhân viên thống kêphân xưởng còn phải lập các “Báo cáo thanh quyết toán hợp đồng“ ( như Báo cáotiết kiệm nguyên liệu ) và gửi lên cho công ty tính thưởng Công ty nhập lại sốnguyên vật liệu này với đơn giá nhập là 20% của 80% đơn giá thị trường Đồngthời kế toán cũng hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho công ty, kế toán tínhthưởng 50% giá trị phế liệu thu hồi cho xí nghiệp

Ta có thể khái quát bộ máy kế toán tại Công ty may Thăng Long theo môhình sau:

Kế toán trưởng

Phó phòng kế toán

và vốn

Kế toán tiền lương

Kế toán công nợ

KT tập hợp chi phí và tính giá thành

Kế toán tiêu thụ

Thủ quỹ

Nhân viên thống kê của các xí nghiệp và phân xưởng

Trang 24

Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty may Thăng Long

Như vậy, bộ máy kế toán của Công ty may Thăng Long được tổ chức theo

mô hình tập trung Tất cả quá trình hạch toán và lên báo cáo đều được thực hiện ởtại phòng kế toán tài vụ trên Công ty Tại phân xưởng, các nhân viên thống kê chỉthực hiện thu thập chứng từ, lập một số các báo cáo nhất định rồi chuyển lênphòng kế toán tài vụ trên Công ty

2 Chế độ kế toán áp dụng:

Trước đây, Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước, trựcthuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam Vì vậy, chế độ kế toán được áp dụng tạiCông ty là chế độ kế toán ban hành theo quyết định số: 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày

1 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính Sau khi, thực hiện cổ phần hoá, Công tyvẫn áp dụng chế độ kế toán này

Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên tronghạch toán hàng tồn kho Nhờ đó, kế toán theo dõi phản ánh một cách thườngxuyên liên tục và có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho trên các sổ sách kếtoán Phương pháp tính giá hàng xuất kho là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.Còn khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo phương pháp tuyến tính Kếtoán chi tiết nguyên vật liệu được hạch toán theo phương pháp thẻ song song

Hệ thống tài khoản sử dụng trong Công ty: Xuất phát từ đặc điểm tổ chứcsản xuất kinh doanh, trình độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính của Công ty, hệthống tài khoản của Công ty bao gồm hầu hết các tài khoản theo quyết định số1141/TC/QĐ/CĐKT và các tài khoản sửa đổi, bổ sung theo các thông tư hướngdẫn Nhưng do điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty không sử dụngmột số tài khoản khoản như TK 113, TK 121, TK 129, TK 139, TK 151, TK 159,

TK 221, TK 228, TK 229, TK 244, TK 344, TK 611

Trang 25

Sơ đồ lưu chuyển phiếu thu

Phiếu thu

Kế toántrưởng

Ký duyệtphiếu thu

Thủ quỹ

Thu tiền, kýphiếu thu

Kế toán vốnbằng tiền

Ghi sổ, bảoquản, lưu trữĐối với phiếu chi:

- Người nhận tiền viết giấy đề nghị

- Kế toán vốn bằng tiền viết phiếu chi

- Kế toán trưởng ký duyệt

- Thủ trưởng đơn vị (giám đốc điều hành sản xuất) ký duyệt

- Thủ quỹ chi tiền, ký vào phiếu chi rồi chuyển cho kế toán vốn bằng tiền

- Kế toán vốn bằng tiền ghi sổ, bảo quản và lưu trữ

Sơ đồ lưu chuyển phiếu chi:

Người nhận tiền

Giấy đề nghị

Kế toán vốnbằng tiền

Phiếu chi

Kế toántrưởng

Ký duyệt

Thủ trưởngđơn vị

Ký duyệt

Thủ quỹ

Chi tiền,

ký phiếuchi

Kế toán vốnbằng tiền

Ghi sổ, bảoquản, lưu trữ

Trang 26

Đối với phiếu nhập kho:

- Người giao hàng đề nghị nhập kho sản phẩm, vật tư, hàng hoá

- Ban kiểm nghiệm tiến hành kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá vềquy cách, số lượng, chất lượng và lập biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm,hàng hoá

- Phòng cung ứng (phòng kho) lập phiếu nhập kho

- Phụ trách phòng cung ứng (phụ trách phòng kho) ký phiếu nhập kho

- Thủ kho nhập số hàng, ghi số thực nhập, ký vào phiếu nhập kho và ghithẻ kho rồi chuyển phiếu nhập kho cho kế toán vật tư

- Kế toán vật tư tiến hành kiểm tra, ghi đơn giá, tính thành tiền, ghi sổ vàlưu trữ

Sơ đồ lưu chuyển phiếu nhập kho:

Lập biênbản kiểmnghiệm

Cán bộphòng cungứng

Lập phiếunhập kho

Phụ tráchphòng cungứng

Ký phiếunhập kho

Thủ kho

Nhập kho

Kế toán vậttư

Ghi sổ, bảoquản, lưutrữĐối với phiếu xuất kho:

- Người có nhu cầu đề nghị xuất kho

- Thủ trưởng đơn vị (giám đốc điều hành sản xuất) và kế toán trưởng kýduyệt lệnh xuất

- Bộ phận cung ứng (Phòng kho) lập phiếu xuất kho rồi chuyển cho thủ kho

Trang 27

- Thủ kho căn cứ vào lệnh xuất kho tiến hành kiểm giao hàng xuất, ghi sốthực xuất và cùng với người nhận ký nhận, ghi thẻ kho rồi chuyển cho kế toán vật

tư hay kế toán tiêu thụ

- Kế toán vật tư (kế toán tiêu thụ) căn cứ vào phương pháp tính giá củaCông ty ghi đơn giá hàng xuất kho, định khoản và ghi sổ tổng hợp, đồng thời bảoquản lưu trữ phiếu xuất kho

Sơ đồ lưu chuyển phiếu xuất kho

Ký duyệt

Bộ phận cungứng

Lập phiếu xuấtkho

Thủ kho

Xuất kho, kýphiếu xuất kho

Kế toán vật tưhay kế toántiêu thụ

Ghi sổ, bảoquản, lưu trữ

Đối với hoá đơn GTGT:

- Người mua hàng đề nghị được mua hàng thông qua hợp đồng kinh tế đã

ký kết

- Phòng kinh doanh (phòng kế hoạch và đầu tư) lập hoá đơn GTGT

- Kế toán trưởng và thủ trưởng (giám đốc điều hành sản xuất) ký hoá đơn

- Kế toán vốn bằng tiền lập phiếu thu rồi chuyển cho thủ quỹ

- Thủ quỹ thu tiền, ký rồi chuyển hoá đơn cho kế toán

- Thủ kho căn cứ vào hoá đơn xuất hàng, ghi phiếu xuất kho, thẻ kho rồichuyển hoá đơn cho kế toán

Trang 28

- Kế toán tiêu thụ định khoản, ghi giá vốn, doanh thu, bảo quản và lưu trữhoá đơn.

Trong thực tế, Công ty thường bán hàng với một số lượng lớn, tiền hàngchưa thu ngay nên hai bước 4 và 5 có thể được thực hiện sau cùng

Sơ đồ lưu chuyển hoá đơn GTGT

Lập hoáđơnGTGT

Kế toántrưởng,giám đốc

Ký duyệt

Kế toánvốn bằngtiền

Viếtphiếu thu

Thủ quỹ

Thu tiền,ký

Thủ kho

Xuất kho,lập phiếuxuất kho

Kế toántiêu thụ

Ghi sổ,bảo quản,lưu trữ

3 Hình thức sổ kế toán

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty, công tác kếtoán giữ vai trò quan trọng thực hiện chức năng kế toán của mình, phản ánh giámđốc quá trình hình thành và vận động của tài sản Công tác kế toán của công ty đãthực hiện đầy đủ các giai đoạn của qui trình hạch toán từ khâu lập chứng từ, ghi

sổ kế toán đến lập hệ thống báo cáo kế toán Công ty có trang bị máy vi tínhnhưng công việc kế toán không hoàn thành trên máy mà đó chỉ là phần trợ giúp,công ty đang từng bước hoàn thành công tác kế toán máy

Hiện nay, Công ty may Thăng Long đang áp dụng hình thức kế toán nhật chứng từ Đặc điểm của hình thức kế toán nhật ký chứng từ là các hoạt động kinh

Trang 29

ký-tế tài chính đã được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào các

sổ nhật ký chứng từ Cuối tháng tổng hợp số liệu ở sổ nhật ký chứng từ để ghivào sổ cái các tài khoản Công ty tổ chức hệ thống sổ sách theo nguyên tắc tậphợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ phát sinh theo một vế của tài khoản, kết hợpvới việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng (tổ chứcnhật ký chứng từ theo bên Có và tổ chức phân tích chi tiết theo bên Nợ của cáctài khoản đối ứng) Công ty còn áp dụng phương pháp kê khai thường xuyêntrong hạch toán hàng tồn kho Nhờ đó kế toán theo dõi, phản ánh một cáchthường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập xuất tồn kho trên sổ sách kếtoán và có thể xác định vào bất kỳ thời điểm nào Phương pháp tính giá hàng xuấtkho là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, kế toán khấu hao tài sản cố định theophương pháp khấu hao tuyến tính, kế toán chi tiết nguyên vật liệu và tài sản cốđịnh là phương pháp ghi thẻ song song

Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty được thể hiện theo sơ đồ sau:

Ch ng t g c v ứng từ gốc và ừ gốc và ống kế à các b ng phân bảng phân bổ ổ

Trang 30

Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty may Thăng Long

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

Như vậy, ta có thể thấy Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp cóquy mô lớn, có đủ nhân viên kế toán có trình độ nên có thể áp dụng hình thức sổ

kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ Ưu điểm của hình thức này chính là nógiúp tạo lên một hệ thống sổ có tính kiểm soát chặt chẽ Tuy nhiên, bên cạnh đó,hình thức này vẫn còn có một số nhược điểm như số lượng sổ sách có quy môlớn, tính phức tạp cao, chỉ phù hợp với kế toán thủ công, không phù hợp với kếtoán máy Đây cũng chính là một vấn đề Công ty cần xem xét trong quá trình đưa

kế toán máy vào sử dụng

II Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty May Thăng Long :

1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Nguyên vật liệu là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sảnphẩm Trong Công ty may Thăng Long, chi phí nguyên vật liệu được hạch toántheo từng đối tượng sử dụng, từng loại vải, xốp, bông và áp dụng hình thức kếtoán tập hợp chi phí nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên

Ở Công ty may Thăng Long nguyên vật liệu được hạch toán theo phươngpháp thẻ song song Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu ở Công ty

Trang 31

Về nguyên vật liệu chính:

Đối với hàng gia công: Hàng ngày, khi xuất kho vật liệu, kế toán chỉ theodõi số lượng Cuối tháng kế toán mới tiến hành phân bổ chi phí vận chuyển chotoàn bộ số vật liệu xuất kho trong tháng, không phân bổ chi phí vận chuyển saumỗi lần xuất kho

Đối với hàng mua: Hàng ngày, khi xuất kho vật liệu, kế toán chỉ theo dõi sốlượng, không xác định giá trị vật liệu xuất kho Cuối kỳ, tổng hợp giá trị thực tếvật liệu nhập kho trong kỳ và tồn đầu kỳ để tính đơn giá thực tế bình quân củatừng loại vật liệu

Về nguyên vật liệu phụ:

Trên các phiếu xuất kho, vật liệu phụ được ghi rõ xuất cho đối tượng sửdụng nào Đến cuối tháng, kế toán vật tư tổng hợp các phiếu xuất kho cho từng xínghiệp Căn cứ vào phiếu xuất kho đã tổng hợp kế toán vật tư lập bảng tổng hợpvật liệu xuất cho từng xí nghiệp

Phương pháp tính giá vật liệu chính xuất kho được tính theo giá bình quângia quyền Việc tính giá vật liệu chỉ được tiến hành với nguyên vật liệu do Công

ty tự mua

Phiếu nhập kho

Phiếu xuất kho

Sổ kế toán chi tiết vật tư Thẻ kho

Trang 32

Từ bảng tổng hợp vật liệu chính, vật liệu phụ xuất kho cho từng xí nghiệp,

kế toán vật tư tiến hành phân bổ vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ chotừng mặt hàng để thực hiện việc tính giá thành sản phẩm

Căn cứ vào giá thực tế vật liệu xuất kho, kế toán ghi:

Nợ TK 621 (chi tiết cho từng xí nghiệp)

2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán tiền lương và các khoảntrích theo lương sử dụng TK 334 - Phải trả công nhân viên, TK 338 - Phải trả,phải nộp khác, và TK 622 - mở chi tiết cho từng phân xưởng, xí nghiệp

Hiện nay, Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương sau:

Chế độ trả lương theo sản phẩm: áp dụng đối với các bộ phận lao động trựctiếp như công nhân sản xuất

Chế độ trả lương theo thời gian: áp dụng đối với các bộ phận lao động giántiếp ở các xí nghiệp và bộ phận hành chính ở Công ty

Các nhân viên thống kê ở các phân xưởng có nhiệm vụ lập và theo dõi cácbảng chấm công, theo dõi sản xuất ở từng tổ Định kỳ, các cán bộ tiền lươngxuống phân xưởng và các tổ sản xuất để hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép banđầu, thu thập số liệu để cuối tháng tính lương

Trang 33

Tiền lương phải trả cho mỗi công nhân sản xuất trong tháng được xác địnhcăn cứ vào số lượng sản phẩm mà hộ làm ra và đơn giá lương cho mỗi công việc

ở mỗi bước công nghệ

Sau khi tính lương và các khoản phụ cấp, nhân viên thống kê tiến thành lậpbảng thanh toán tiền lương cho công nhân các tổ, các xí nghiệp Kế toán tiềnlương tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương theođúng quy định của Bộ tài chính

Kế toán ghi:

Nợ TK 622 (chi tiết theo các xí nghiệp)

Có TK 334

Có TK 338

Sau đó kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào chi phí sản xuất:

Nợ TK 154 (chi tiết cho từng xí nghiệp)

Có TK 622

3 Hạch toán chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuấttrong phạm vi phân xưởng, tổ, đội sản xuất Để hạch toán chi phí sản xuất chung,

kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sử dụng TK 627 Chi phí sản xuất chungtrong Công ty bao gồm:

TK 6271 - Tiền lương nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương và các khoảntrích theo lương cho bộ phận nhân viên phân xưởng như giám đốc xí nghiệp,nhân viên thống kê phân xưởng

Kế toán ghi:

Nợ TK 6271

Có TK 334

Có TK 338 (3382, 3383, 3384)

Trang 34

TK 6272 - Chi phí vật liệu phục vụ cho việc sản xuất ở các xí nghiệp

Nợ TK6274

Có TK 214

Có TK 335

Đồng thời, ghi đơn: Có TK 009

TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

Trang 35

Nợ TK 154 (chi tiết theo xí nghiệp)

Có TK 627

Chi phí sản xuất chung được tập hợp cho toàn Công ty, sau đó kế toán tiếnhành phân bổ cho từng mã hàng, từng mặt hàng dựa trên tiêu thức phân bổ chiphí sản xuất chung

4 Hạch toán chi phí thuê gia công:

Công ty may Thăng Long không chỉ nhận may gia công cho khách hàng

mà đôi khi do yêu cầu sản xuất phức tạp của sản phẩm hoặc để tiết kiệm thời gianđảm bảo đúng tiến độ sản xuất, công ty còn có thể đi thuê đơn vị khác gia côngmột vài chi tiết hoặc cả sản phẩm hoàn chỉnh Lúc này kế toán phải hạch toán tàikhoản chi phí thuê gia công vào giá thành Xét về bản chất ta có thể coi khoảnnày là một khoản chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc chi phí sản xuất chung, nhưng

do yêu cầu quản lý hạch toán cũng như do phương pháp tính giá thành nên doanhnghiệp áp dụng tập hợp chi phí này riêng và chi tiết cho từng mã hàng có chi phíthuê gia công, khi sản phẩm hoàn thành khoản chi phí này sẽ được tập hợp trực

tiếp vào giá thành sản phẩm

5 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo các đối

tượng:

* Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Hàng gia công ở công ty may Thăng Long có đặc điểm là chi phí nguyênvật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với giá thành nên toàn bộ nguyên vậtliệu kể cả bao bì đều do khách hàng ( bên đặt hàng ) cung cấp theo điều kiện giáCIF tại cảng Hải Phòng hoặc theo điều kiện hợp đồng gia công Số lượng nguyênvật liệu chuyển đến cho công ty được tính trên cơ sở sản lượng sản phẩm đặthàng và định mức tiêu hao cuả từng loại nguyên vật liệu cho từng sản phẩm.Định mức tiêu hao này được công ty và khách hàng cùng nghiên cứu, xây dựngphù hợp với mức tiêu hao thực tế và dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi bên

Trang 36

Biểu số 1:

Đơn vị: Công ty PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số 02-VT

May Thăng Long Ngày 5 tháng 11 năm 2003 QĐ số 1141 TC/CĐKT

Đơn

vị tính

tiền Yêu cầu Thực xuất giá

2 000 1500 10

1 910

1 492 10

6 000

4 600 4700

11 460 000

6 863 200

47 000

Trang 37

Cộng thành tiền (bằng chữ): Mười tám triệu ba trăm bảy mươi ngàn hai trăm đồng

Xuất ngày 5 tháng 11 năm 2003

Thủ trưởng đơn vị Phụ trách Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng

Ngoài nguyên vật liệu tính toán theo định mức trên khách hàng còn cótrách nhiệm chuyển cho công ty 3% số nguyên liệu để bù vào số hao hụt kémphẩm chất trong quá trình sản xuất sản phẩm và vận chuyển nguyên vật liệu.Trong loại hình sản xuất gia công kế toán chỉ quản lý về mặt số lượng của lượngnguyên vật liệu nhập kho nói trên theo từng hợp đồng gia công và khi có lệnh sảnxuất thì cung cấp nguyên vật liệu cho xí nghiệp Kế toán không hạch toán giá vốnthực tế của bản thân nguyên vật liệu dùng cho sản xuất mà chỉ hạch toán phần chiphí vận chuyển số nguyên vật liệu đó từ cảng về kho vào khoản mục chi phínguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm trong kỳ

Đối với các mặt hàg tự sản xuất thì quá trình hạch toán vẫn bình thường, kếtoán theo dõi cả về mặt lượng và giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùngtheo đơn giá xuất kho bình quân cả kỳ dự trữ Với cách tính phân bổ như sau:

phân bổ cho = vật liệu cần x ( hệ số )

từng đối tượng phân bổ phân bổ

Trang 38

Phương pháp tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể khái quát như sau:

- Đối với nguyên vật liệu chính: vải ngoài, vải lót

Mặc dù một loại vải được dùng để gia công nhiều mã hàng khác nhau và mỗi mãhàng lại được sản xuất từ nhiều loại vải khác nhau kích cỡ khác nhau nhưng sảnphẩm sản xuất ra phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng và lại phải tiết kiệm đượcnhiều loại vật liệu nhất Bởi vậy công ty đã áp dụng phương pháp hạch toán bàncắt trên ( phiếu theo dõi bàn cắt ) nhằm phản ánh chính xác số lượng từng loại vảitiêu hao thực tế cho mỗi mã hàng liên quan Căn cứ vào phiếu xuất kho và địnhmức kỹ thuật tiêu hao do phòng kỹ thuật cung cấp, nhân viên hạch toán ở xínghiệp tính toán và lập ( phiếu theo dõi bàn cắt ) ghi rõ số lượng từng loại vảitiêu hao thực tế của mỗi mã hàng, số lượng thừa hoặc thiếu so với hạch toán bàncắt Cuối tháng từ các phiếu theo dõi đó nhân viên hạch toán lập các báo cáonhập xuất tồn nhiên liệu, báo cáo chế biến, báo cáo hàng hoá

Cuối tháng 3,báo cáo này được gửi lên bộ phận kế toán nguyên liệu ở phòng kếtoán công ty để xử lý số liệu, nhập đơn giá rồi gửi sang bộ phận kế toán chiphí Kế toán chi phí tổng hợp số liệu và lập (báo cáo thanh toán nguyên liệucắt,báo cáo tổng hợp chế biến ,báo cáo tổng hợp hàng hoá vào cuối mỗi quý) + Báo cáo thanh toán nguyên liệu cắt: (biểu số 2) được căn cứ vào báocáo nhập xuất tồn nguyên liệu hàng tháng của các xí nghiệp thành viên gửi lên,kếtoán lập báo cáo này để phản ánh tình hình nhập xuất tồn của nguyên liệu đó cóliên quan đến các mã hàng sản xuất trong quý,trong phạm vi toàn công ty

+ Báo cáo tổng hợp chế biến (biểu số 3): căn cứ vào số liệu từ các( báocáo chế biến, báo cáo nhập xuất tồn) của các xí nghiệp, kế toán tập hợp chi phílập báo cáo này theo từng mã hàng của từng đơn đặt hàng

Trang 39

Báo cáo này cho biết số bán thành phẩm mà các xí nghiệp thực hiện được,

số lượng mổi loại nguyên vật liệu chính tiêu hao cho lượng bán thành phẩm cắtđựơc trong quí là bao nhiêu và chi phí vận chuyển tương ứng với lượng nguyênvật liệu đó ( đối với sản phẩm gia công ) hay giá trị thực tế của nguyên vật liệutiêu hao ( đối với sản phẩm mua đứt bán đoạn ) phần chi phí này được thể hiệntrên báo cáo thanh toán nguyên liệu cắt Chi phí vận chuyển nguyên vật liệuchính được phân bổ theo số lượng của mỗi chuyến hàng đã xuất cho xí nghiệp + Báo cáo tổng hợp hàng hoá ( biểu 4 ): được lập trên cơ sở báo cáohàng hoá mà hàng tháng các xí nghiệp gửi lên, kế toán lập báo cáo tổng hợp hànghoá chi tiết theo từng xí nghiệp, cho biết số lượng từng mã hàng đã nhập khotrong quí của từng xí nghiệp sản xuất là bao nhiêu

Trên cơ sở các báo cáo kế toán công ty lập báo cáo tổng hợp nguyên vật liệuchính thể hiện chi phí nguyên vật liệu đã tiêu hao cho từng xí nghiệp chi tiết chotừng mã hàng và số tồn Do đã đựơc theo dõi cho từng mã hàng lên số liệu trên( báo cáo tổng hợp vật liệu chính ) được tính là chi phí nguyên vật liệu chính trựctiếp để tính giá thành

- Đối với chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp:

Vật liệu phụ tuy không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm may nhưng nólại là vật liệu không thể thiếu được của sản phẩm hoặc làm tăng thêm giá trị củasản phẩm như: cúc chỉ đối với các đơn đặt hàng gia công thông thường bênđặt hàng sẽ cung cấp cho công ty cả phụ liệu, bao bì để hoàn thiện sản phẩmtrong trường hợp có sự thoả thuận của hai bên, về cơ bản công tác kế toán đối vớichi phí vật liệu phụ cũng tương tự như nguyên vật liệu chính Hàng tháng nhânviên hạch toán xí nghiệp căn cứ vào phiếu xuất vật liệu phụ để lập ( báo cáo phụliệu ) chuyển lên phòng kế toán công ty, kế toán nguyên vật liệu chính và phân bổchi phí phụ liệu bao bì cho các thành phẩm

Ngày đăng: 26/03/2021, 13:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w