Sơ đồ 3.1.Các bước để hoàn thiện chính sách sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS) (Trang 76 - 84)

trường khách Inbound:

3.1.1.Phân tích môi trường kinh doanh trong việc xây dựng chính sách sản phẩm Inbound :

3.1.1.1. Nhóm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, nhưng có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó coa chính sách sản phẩm.

Một là, Môi trường tự nhiên:

Các yếu tố trong môi trường tự nhiên không chỉ là yếu tố tạo cầu mà còn là yếu tố tạo cung trong du lịch. Nó quyết định đến việc tạo ra các sản phẩm là chương trình du lịch. Môi trường tự nhiên bao gồm: Phong cảnh, sinh vật, nguồn nước, khí hậu. Phong cảnh và khí hậu là những yếu tố quan trọng, bao trùm môi trường tự nhiên trong du lịch, là những yếu tố rất quan trọng để tạo ra các thể loại chương trình du lịch.

Về vị trí địa lý, Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế sôi động của vùng Châu Á Thái Bình Dương, là cầu nối giữa khu vực Đông Nam Á, Nam Á và các khu vực khác trên thế giới. Đây là một điều kiện thuận lợi để thu hút khách quốc tế đến từ các nước lân cận trong khu vực và các nước trên thế giới.

Về tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam có rất nhiều phong cảnh thiên nhiên rất đẹp: SaPa, Vịnh Hạ Long, Đà Lạt…Trong đó, có nhiều phong cảnh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới: Vịnh Hạ Long, Phố cổ

Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Cố đô Huế, Vườn Quốc gia Phong Nha kẻ Bàng. Riêng Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận hai lần. Việt Nam còn có 12 Vườn quốc gia( Cúc Phương, Cát Bà, Bạch Mã, Ba Vì, Cát Tiên), 68 Khu bảo tồn ngập nước, 39 Khu bảo vệ cảnh quan, 15 Khu bảo tồn biển…

Với bờ biển kéo dài 3260 Km, nếu khách du lịch tham gia các tour du lịch có cảnh biển sẽ được đắm mình trong làn nước trong xanh của những bãi biển rất đẹp: Trà Cổ, Sầm Sơn, Lăng Cô, Vũng Tàu, Nha Trang…

Lãnh thổ Việt Nam có địa hình 3 phần 4 là đồi núi. Bốn vùng núi chính là: Vùng núi Đông Bắc: có nhiều danh lam thắng cảnh: Động Tam Thanh, Nhị Thanh( Lạng Sơn), hồ Ba Bể ( Bắc Kạn), núi Yên Tử, vịnh Hạ Long( Quảng Ninh ) và đỉnh núi Tây Côn Lĩnh cao nhất vùng Đông Bắc.

Vùng núi Tây Bắc: Có các danh lam thằng cảnh: SaPa( Lào Cai)- nơi nghỉ mát lý tưởng, nơi tập trung nhiều các dân tộc thiểu số, chiến trường Điện Biên Phủ, núi Phan Xi Păng.

Vùng núi Trường Sơn Bắc: Động Phong Nha( Quảng Bình), đèo Ngang, đèo Hải Vân, đường mòn Hồ Chí Minh, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn.

Vùng núi Trường Sơn Nam: Có thành phố Đà Lạt – nơi nghỉ mát nổi tiếng được hình thành từ cuối thế kỷ 19.

Hai là, môi trường văn hoá:

Môi trường văn hoá có ảnh hưởng sâu sắc đến tính đa dạng và chất lượng sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm: các di tích lịch sử, văn hóa, các hoạt động du lịch liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo…

Về tài nguyên văn hoá vật thể: Việt Nam có khoảng trên 7000 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 2500 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng: Chùa Thiên Mụ, chùa Trấn Quốc, Văn Miếu Quốc Tử Giám, các khu lăng tẩm, khu đô thị cổ… Vịêt Nam cũng có những di tích tiêu biểu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc: Khu di tích Chi Lăng, gò Đống Đa, Điện Biên Phủ, đường mòn

Hồ Chí Minh, địa đạo Củ Chi, Vĩnh Mốc, hệ thống nhà tù Côn Đảo…

Về tài nguyên văn hoá phi vật thể: Việt Nam có rất nhiều các làng nghề truyền thống: Làng lụa Vạn Phúc, làng Đúc Đồng Đại Bái, Làng tranh Đông Hồ, làng gốm Bát Tràng, nón làng Chuông…Việc khai thác các làng nghề sẽ tạo nên những tour du lịch độc đáo, thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế. Một tiềm năng du lịch cầ được khai thác là các lễ hội. Cả nước ta có hơn 400 lễ hội : Hội đền Hùng, hội Chùa Hương, ...Với hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã phát triển rất nhiều loại hình nghệ thuật: Ca trù, quan họ, nhã nhạc cung đình Huế…Trong đó, có hai di sản văn hoá phi vật thể đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới: Nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Việt Nam có 64 dân tộc anh em, với nhiều nét văn hoá khác nhau. Tiềm năng này sẽ giúp phát triển loại hình du lịch sinh thái.

Ba là, Môi trường chính trị , luật pháp:

Môi trường chính trị, luật pháp là những nhân tố tác động rất nhạy cảm đến hoạt động kinh doanh lữ hành. Từ năm 2004 đến nay, tình hình trên thế giới có nhiều yếu tố bất ổn, với nhiều vụ khủng bố, xung đột đang ngày càng gia tăng. Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch bệnh, du lịch nhiều nước trên thế giới và trong khu vực gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời điểm đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách phát triển du lịch rất kịp thời. Đặc biệt trong năm 2006, Việt Nam đã tổ chức thành công Tuần lễ cấp cao APEC lần thức 14 tại Hà Nội. Và vào ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Những sự kiện trên đã tạo những ấn tượng sâu sắc về hình ảnh một Việt Nam năng động, hiếu khách và là một điểm đến du lịch an toàn và thân thiện của khu vực và thế giới. Nó cũng mở ra hướng kinh doanh loại hình du lịch MICE ( du lịch hội thảo, công vụ ) cho các công ty lữ hành như IGB Tours.

Bốn là, Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế cũng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu nền kinh tế, tỷ giá hối đoái… Về tỷ giá hối đoái: Khi khách du lịch quốc tế sang du lịch tại Việt Nam, họ thường có nhu cầu chi trả trực tiếp cho các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch, mua sắm hàng hoá, hàng lưu niệm…Mà hầu hết các quốc gia có ngoại tệ mạnh nên tại Việt Nam hiện nay khi tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng ( tức là đồng bản tệ mất giá hơn so với đồng ngoại tệ ). Trong điều kiện giá cả tại quốc gia biến động không đáng kể thì khách du lịch quốc tế vào( Inbound) sẽ có lợi hơn cho các nhà kinh doanh lữ hành nhận khách.

Năm là, môi trường công nghệ:

Môi trường công nghệ bao gồm 4 thành phần: kỹ thuật, thông tin, con người và tổ chức. Theo truyền thống, các công ty lữ hành sẽ đảm nhận vai trò phân phối trung gian các sản phẩm du lịch. Nhưng ngày nay, dưới sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện tử. Hệ thống trung gian qua mạng này giúp cho các công ty lữ hành trong việc phân phối các sản phẩm du lịch và thiết kế các sản phẩm du lịch trực tuyến.

3.1.1.2. Môi trường cạnh tranh trực tiếp:

Một là, Cạnh tranh tiềm năng:

Thị trường kinh doanh lữ hành có tính hấp dẫn nên khả năng thâm nhập của các doanh nghiệp mới cũng rất cao. Chu kỳ sống của các sản phẩm du lịch khó và ít bị suy thoái nên hàng rào đi vào thị trường này tương đối thấp.

Hai là, Cạnh tranh hiện tại:

Các doanh nghiệp lữ hành trên thị trường có cùng sản phẩm, cùng chất lượng, cùng nhãn hiệu. Việc thực hiện các chính sách sản phẩm là rất khó khăn. Để tăng cường khả năng cạnh tranh, công ty cần xác định đúng thị trương mục tiêu, thay đổi chính sách sản phẩm.

Ba là, Cạnh tranh của sản phẩm thay thế:

Đó là sự thay thế dễ dàng của một loại sản phẩm du lịch của các công ty lữ hành. Các chương trình du lịch có tính tổng hợp rất cao nên rất ít khả năng thay thế toàn bộ xảy ra. Nhưng khả năng thay thế từng phần của chương trình du lịch là rất dễ dàng xảy ra. VD: thay thế sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp. Đối với công ty lữ hành để ngăn chặn sản phẩm thay thế cần lựa chọn các chính sách đa dạng hoá các loại chương trình du lịch.

Bốn là, quyền mặc cả của các nhà cung cấp:

Để tạo nên một sản phẩm du lịch cần có các dịch vụ lưu trú, vận chuyển, ăn uống, các dịch vụ vui chơi giải trí…của các nhà cung cấp. Công ty phải phối hợp với các nhà cung cấp trong việc thoả mãn nhu cầu của khách du lịch khi đi du lịch theo chương trình du lịch trọn gói.

Năm là, quyền mặc cả của người mua:

Khách du lịch mua sản phẩm du lịch là người tiêu dùng cuối cùng. Các công ty lữ hành cần phải căn cứ vào : Động cơ đi du lịch để chọn tuyến điểm du lịch, quỹ thời gian rỗi để xem xét độ dài của chuyến đi, khả năng thanh toán của các khách du lịch tại các thị trường khác nhau.

Sáu là, các yếu tố bên trong doanh nghiệp:

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp cần xem xét: con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, tình hình tài chính, nguồn vốn…Việc phân tích và nắm rõ tình hình của công ty se giúp cho các doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng các chính sách marketing, trong đó chú ý tới chính sách sản phẩm.

Tóm lại, việc phân tích các yếu tố bên ngoài và bên trong của các công ty lữ hành để doanh nghiệp có thể kiểm soát và chống đỡ lại được những biến động thường xuyên. Từ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh các chiến lược, chính sách của doanh nghiệp. Đối với công ty lữ hành IGB Tours thì phải quan tâm, phân tích các yếu tố tác động đến chính sách sản phẩm, đặc bịêt là

chính sách sản phẩm Inbound.

3.1.2. Các xu hướng biến động và tiêu dùng du lịch của thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ( Inbound) giai đoạn 2001 – 2006:

Khách du lịch quốc tế đến ( Inbound tourtist) là những người từ nước ngoài đến du lịch tại một quốc gia khác. Đây là nguồn khách du lịch mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gian nhận khách. Nhưng hoạt động kinh doanh du lịch lại là một hiện tượng có những biến động không lường trước được. Du lịch Việt Nam, đặc biệt là du lịch Inbound cũng trải qua thực tế đó. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế muốn kinh doanh mảng Inbound tốt cũng phải nghiên cứu và tìm hiểu những xu hướng biến động của thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam để có thể đề ra các chiến lược, chính sách phù hợp.

Xu hướng 1: phát triển tích cực của thị trường khách Inbound đến Việt

Nam: Lượng khách du lịch đến Việt Nam liên tục tăng qua các năm từ 2001 đến năm 2006. Nếu năm 1990, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng 14,5% lượng khách đến Thái Lan, bằng 1,86% lượng khách quốc tế đến trong khu vực thì đến giai đoạn 2000- 2006 con số tương ứng là 22,5% và 6,9%. Năm 2006, lượng khách quốc tế đến Việt Nam là khoảng 3,6 triệu lượt khách tăng 3% so với năm 2005.( Nguồn: Tổng cục Du lịch).

Theo Hiệp hội Du lịch Châu Á Thái Bình Dương thì khu vực này vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng: 7,8% giai đoạn 2000 – 2010 và 7,4% giai đoạn 2010 – 2020. Điều này khẳng định, lượng khách du lịch Inbound sẽ gia tăng trong những năm tới. Theo Chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam đến năm 2020 có tốc độ phát triển bình quân lượng khách Inbound là 8,8- 10%

Xu hướng 2: Về cơ cấu theo quốc tịch : Lượng khách quốc tế Inbound

và Việt Nam tập trung vào một số thị trường trọng điểm: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Pháp, Anh và Mỹ. Các thị trường có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định. Lượng khách Trung Quốc đến Vịêt Nam vẫn chiếm tỷ trọng cao

nhất.Theo dự báo của WTO, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường gửi khách lớn nhất thế giới( có khoảng 100 triệu lượt khách đi du lịch nước ngoài hàng năm). Trung Quốc và Việt Nam có đường biên giới chung rât dài nên sẽ thu hút mạnh lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam. Mặc dù vậy, lượng khách Trung Quốc có thời gian lưu trú bình quân ngắn ( 3- 4 Ngày), khả năng chi trả không cao( 25- 30 USD/ ngày khách). Sự tăng trưởng của thị trường khách Trung Quốc là sự tăng trưởng về lượng chứ không phải về chất. Ngoài ra, một số thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và các nước ASEAN. Lượng khách du lịch đường dài là : Mỹ, Pháp, Úc.

Xu hướng 3: Xét cơ cấu khách du lịch Inbound phân theo phương tiện

vận chuyển, cho thấy số lượng khách quốc tế vao Việt Nam bằng đường hàng không có xu hướng giảm, lượng khách quốc tế vào Việt Nam bằng đường biển và đường bộ tăng nhanh.

Xu hướng 4: Xét theo cơ cấu khách vào Việt Nam phân theo mục đích

chuyến đi cho thấy lượng khách du lịch Inbound vào Việt Nam với mục đích du lịch thuần tuý là cao nhất và có xu hướng tăng. Lượng khách du lịch vào Việt Nam với mục đích tham quan nhiều hơn mục đích nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, lượng khách công vụ sẽ gia tăng trong thời gian tới. Loại hình du lịch MICE sẽ rất phát triển.

Xu hướng 5: Xét lượng khách đến Việt Nam phân theo các vùng du

lịch, lượng khách quốc tế đến vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nhiều nhất. Lượng khách du lịch Inbound đến vùng du lịch Bắc Trung Bộ sẽ gia tăng do từ năm 2002, có hai sự kiện quan trọng tác động tích cực đến sự phát triển du lịch: Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới và từ năm 2000, cứ hai năm một lần Festival lại được tổ chức tại Thành phố Huế nên đã thu hút một số lượng lớn khách du

lịch quốc tế đến Việt Nam. Loại hình du lịch sinh thái và các khu du lịch cao cấp sẽ tập trung lượng khách du lịch Inbound đông hơn.

Xu hướng 6: Xét về hình thức đi du lịch, lượng khách Inbound vào Việt

Nam đi theo hình thức tự tổ chức chiếm tỷ trọng cao hơn các chương trình của các công ty lữ hành tổ chức. Vậy xu hướng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đi theo hình thức tự tổ chức sẽ gia tăng.

Xu hướng 7: Xét theo tiêu thức đặc điểm nhân khẩu: Theo kết quả điều

tra của Tổng cục Thống kê năm 2003, lượng khách du lịch có độ tuổi từ 35 – 44 chiếm 27,9%, từ 25- 34 chiếm 26%, từ 45- 54 chiếm 20,7%, từ 55- 64 chiếm 12,9%. Độ tuổi bình quân của một số thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: Trung Quốc là 38,1 tuổi Nhật Bản là 33,2 tuổi, Đài Loan là 39,6 tuổi, Pháp là 47, Anh là 41,2 Úc là 40,2 ; Việt Kiều là 39,4 tuổi. Kết quả cho thấy phần lớn khách du lịch quốc tế vào Việt Nam là ở độ tuổi trung niên từ 35 – 55 tuổi. Trong thời gian tới có khả năng thị trường “ bạc” trên 65 tuổi từ các nước Châu Âu và Bắc Mỹ sẽ gia tăng.

Xu hướng 8: Về thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch quốc tế

đến Việt Nam có xu hướng tăng lên. Theo số liệu điều tra năm 2003, thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch quốc tế là 10,6 ngày, khách đi theo các chương trình du lịch là 8,5 ngày và khách tự do là 12,1 ngày. Thời gian lưu trú của các quốc gia Châu Á là 3- 7 ngày, của các quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương là 10 – 15 ngày. Do vậy, các công ty lữ hành nên phát triển các tour xuyên Việt và gia tăng lượng khách đi với mục đích nghỉ dưỡng.

Xu hướng 9: Về cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam,

theo “Kết quả điểu tra chi tiêu của khách du lịch năm 2003” do Tổng cục Thống kê thực hiện cho thấy: Đối với khách du lịch Inbound đi theo các chương trình du

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách sản phẩm Inbound tại công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu ( IGB TOURS) (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w