202 phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm của công ty CP thực phẩm ngôi sao xanh

36 990 1
202 phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm của công ty CP thực phẩm ngôi sao xanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn nguyên lý kế toán, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lương phục vụ, phát triển hình ảnh thương hiệu, hoàn thiện công tác bán hàng, chất lượng dịch vụ khách sạn

Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁTẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH THỰC PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM NGÔI SAO XANH 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Sau khi chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại WTO, nền kinh tế Việt Nam dần có những chuyển biến rõ rệt. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho chúng ta những cơ hội phát triển,nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, cơ cấu kinh tế cũng dần thay đổi linh hoạt, hoàn thiện hơn để phù hợp với nền kinh tết toàn cầu. Tuy nhiên cùng với những cơ hội mà hội nhập mang lại cũng có không ít những khó khăn, thác thức. Biến động kinh tế thế giới trong thời gian qua cũng đã có ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế nước ta, sự biến động giá cả một số nguyên liệu đầu vào chính lương thực, xăng dầu, . Cùng với ảnh hưởng chảu thiên tai, dịch bệnh, một số điều chỉnh trong điều hành chính sách của chính phủ làm cho giá cả trong nước có biến động mạnh theo chiều hướng gia tăng và lạm phát là một hệ lụy không thể tránh khỏi. Năm 2007 mức lạm phát của Việt Nam là 12,69%, đáng chú ý trong năm 2008 lạm phát đã ở mức phi mã 19,98%, đến năm 2009 tình hình lạm phát có xu hướng tích cực hơn với mức 6,88%, năm 2010 mức lạm phát là 9,19%(theo Tổng cục thống kê). Lạm phát đã ảnh hưởng rất lớn tới các chủ thể trong nền kinh tế , mà ảnh hưởng nhiều nhất là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Lạm phat ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khi chi phí đầu vào tăng làm cho hầu hết lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp bị giản sút đáng kể. Lạm phát cao làm cho thu nhập thực tế của người dân giảm, nhu cầu tiêu dùng giảm kéo theo cầu về hàng hóa dịch vụ trên thị trường cũng giảm đi. Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay mà mục tiêu chủ yếu của bất kỳ doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí. Vì vậy, trong điều kiện khó khăn, rủi ro của nền kinh tế nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã đặt ra yêu cầu cho mỗi doanh nghiệp phải đẩy mạnh hơn nữaviệc phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược, giải pháp kinh donh phù hợp để ứng phó với tình hình bất ổn của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Nguyễn Thị Thu Phương Lớp K43F5 1 Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp Công ty CP thực phẩm ngôi Sao Xanh là một công ty sản xuấtkinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, có những nguyên liệu đầu vào với giá cả rất nhạy cảm với mức độ lạm phát nên không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát. Chính vì vậy mà công ty đã xác định vấn đề cấp thiếp đặt ra lúc này là cần phải phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, đề tài “phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm của Công ty CP thực phẩm Ngôi Sao Xanh” là một đề tài cấp thiết. Đề tài là phương tiện giúp chủ thể thích nghi trước ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Do đặc thù của ngành sản xuất thực phẩm có những nguyên liệu đầu vào chịu ảnh hưởng rất nhiều của lạm phát. Vì vậy, lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đề tài nghiên cứu, em muốn hiểu rõ hơn tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian gần đây, đồng thời xem xét ảnh hưởng của của lạm phát tới hoạt động sản xuất thực phẩm của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu đề tài sẽ tập trung giả quyết các vấn đề sau: • Tìm hiểu về tình hình lạm phát ở VIệt Nam hiện nay • Ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất thực phẩm của doanh nghiệp. • Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu lý luận Hệ thống lại một cách tổng quát về lạm phát, nguyên nhân lạm phát, phân loại lạm phát và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, 1.3.2. Mục tiêu thực tế Đánh giá thực tế tình hình sản xuất kinh doanh sản phẩm của của công ty. Đánh giá những ảnh hưởng của lạm phat tới hoạt động sản xuất của công ty. Từ đó làm rõ nguyên nhân lam phát và dự báo xu hướng của tình hình giá cả 2011.Cụ thể hơn là tìm hiểu về hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, các biện pháp ứng phó của doanh nghiệp cũng như của chính phủ trước diễn biến giá cả và lạm phát khó lường như hiện nay. Nguyễn Thị Thu Phương Lớp K43F5 2 Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Giới hạn về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế nói chung và xem xét tác động củatới hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm, từ đó đưa ra kết luận và đề ra các phương hướng nhằm hạn chế tác động tiêu cực của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1.4.2. Giới hạn về không gian Đề tài xem xét ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế nói chung và tìm hiểu ảnh hưởng củatới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP thực phẩm Ngôi Sao Xanh. 1.4.3. Giới hạn về thời gian Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát tác động tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2007 tới nay. 1.5. Một số khái niệm và nội dung nghiên cứu của đề tài 1.5.1. Lý thuyết về lạm phát 1.5.1.1 Khái niệm về lạm phátLạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuất hiện khi các yêu cầu của quy luật kinh tế hàng hóa không được tôn trọng, nhất là quy luật lưu thông tiền tệ. ở đâu còn sản xuât hàng hóa, còn tồn tại những quan hệ hàng hóa tiền tệ thì ở đó còn ẩn náu khả năng lạm phátlạm phát chỉ xuất hiện khi các quy luật lưu thông tiền tệ bị vi phạm. • Trong bộ “Tư Bản” nổi tiếng của mình, C. Mác viết: “ việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn bởi số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của mình”. Điều này có nghĩa khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị của tiền giấy giảm xuống và lạm phát xuất hiện • Một định nghĩa nữa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra và nó được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường: “lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian”. 1.5.1.2. Phân loại lạm phátLạm phát vừa phải: Còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/ năm. Nguyễn Thị Thu Phương Lớp K43F5 3 Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp Lạm phát ở mức độ này ít gây ra những sáo trộn lớn đối với nền kinh tế hay là ở mức chấp nhận được. • Lạm phát phi mã: lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ lên tới 2 hoặc 3 con số. Ở thời kỳ này, lạm phát làm cho mức giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn trong đời sống kinh tế, xã hội. • Siêu lạm phát: Xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã tỷ lệ lạm phát có thể > 200%, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng rất mạnh, gây biến động lớn về kinh tế, giá cả tăng nhanh và có nhiều biến động, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền mất giá, các yếu tố thị trường không còn chuẩn xác và hoạt động kinh doanh rối loạn. Tuy nhiên tình trạng siêu lạm phát rất hiếm khi xảy ra. 1.5.1.3. Nguyên nhân của lạm phátLạm phát cầu kéo:Lạm phát cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng trong lúc tổng cung không thay đổi hoặc khi tổng cầu tăng nhanh hơn tổng cung. Lúc đó, một lượng tiền lớn được dùng để mua một lượng hàng hóa ít ỏi sẽ tạo ra hiện tượng tăng giá. Chênh lệnh giữa cung và cầu càng lớn thì giá tăng càng nhiều. Trên thực tế, nguyên nhân chủ yếu làm tổng cầu trong nền kinh tế tăng lên: - Niềm tin của người tiêu dùng tăng lên, có thể là do giảm sự thất nghiệp, làm tăng chi tiêu của người tiêu dùng . - Sự tăng lên niềm tin của khối kinh doanh về bán hàng trong tương lai sẽ làm tăng chi phí cho nhà xưởng, v.v làm tăng các chi phí đầu tư. - Tỷ lệ lãi suất giảm (có thể do sự tăng lên về cung ứng tiền của ngân hàng trung ương) làm tăng tiêu dùng và việc đi vay của doanh nghiệp, và làm tăng chi tiêu. - Thu nhập của các nước bạn hàng tăng lên làm tăng kim ngạch xuất khẩu của chúng ta. - Chi tiêu của chính phủ tăng lên làm tăng tổng chi tiêu. - Sự giảm đi giá trị của tỷ giá ngoại hối ở Canada làm tăng lượng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, do đó làm tăng Tổng YD. Ta có mô hình tổng cầu AD = C + I + G + NX Ban đầu tổng cầu của nền kinh tế là AD 1 ( Hình 2.1) và nền kinh tế cân bằng trong dài hạn tại E 0 (Y 0 ; P 0 ) với Y 0 = Y * . Khi chi tiêu của hộ gia đình tăng (C↑), chi tiêu chính phủ tăng(G↑), thuế giảm(T↓) hoặc do xuất khẩu ròng tăng(NX↑) kết quả là tổng cầu tăng. Nguyễn Thị Thu Phương Lớp K43F5 4 Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp Bảng 1.1: Lạm phát cầu kéo Bảng 1.2: Lạm phát chi phí đẩy Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải từ AD 1 sang AD 2 và điểm cân bằng mới của nền kinh tế là E 1 (Y 1 ; P 1 ) với Y 1 > Y 0 và P 1 > P 0 tốc độ tăng trưởng của giá nhanh hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng. Nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát xảy ra. • Lạm phát chi phí đẩy: Lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát do thu hẹp tổng cung hoặc do các doanh nghiệp buộc lòng phải nâng giá bán khi chi phí đầu vào tăng cao. Sự thu hẹp tổng cầu có thể xuất phát từ sự khan hiếm về hàng hóa hay thiên tai bất ngờ làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn. Chi phí đầu vào tăng cao khi giá nguyên liệu đầu vào tăng hoặc giá lao động tăng. Ban đầu nền kinh tế cân bằng tại E 0 ( Y 0 = Y * ) ( Hình 2.2). Khi giá nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu tăng như giá xăng dầu, điện…do thiên tai, dịch bệnh làm tổng cung giảm. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái từ AS S1 sang AS S2 . Điểm cân bằng dịch chuyển từ E 0 (Y 0 =Y * ; P 0 ) sang E 1 (Y 1 ;P 1 ) với P 1 >P 0 và Y 1 >Y 0 . Giá tăng, sản lượng giảm, lạm phát tăng, thất nghiệp tăng. • Lạm phát dự kiến Bảng 1.3: lạm phát dự kiến Nguyễn Thị Thu Phương Lớp K43F5 P 0 P 1 Y 0 = Y * Y Y 0 =Y * Y AD 0 AD 1 Y 1 + E 0 E 1 AS L AS S Y AD AS S1 AS S2 AS L E 1 E 0 P 0 P 1 YP 00 5 Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khi mà giá cả chung của các loại hàng hóa và dịch vụ đều tăng đều với một tỷ lệ tương đối ổn định, tức là giá cả chung tăng lên đều đặn theo thời gian. Lạm phát này khi đã hình thành thì thường trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian dài. Đối với lạm phát dự kiến AS và AD dịch chuyển theo 1 tỷ lệ, sản lượng vẫn giữ nguyên, giá cả tăng lên theo dự kiến. • Các nguyên nhân khác - Lạm phát do lãi suất: Khi tỷ lệ lạm phát tăng lên lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng nhiều tiền càng thiệt hại. Điều này đặc biệt đúng trong các cuộc siêu lạm phát, tiền mất giá càng nhanh, tiền được đẩy ra thị trường để mua mọi hàng hóa có thể dự trữ làm mất cân đối cung cầu thị trường càng làm cho giá cả tăng cao. Lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát - Lạm phát do nguyên nhân tiền tệ: Khi ngân sách thâm hụt lớn các chính phủ có thể in thêm tiền để trang trải, lượng tiền danh nghĩa tăng lên nhưng vì sản lượng và việc làm không đổi, chỉ có mức cung tiền danh nghĩa tăng là một nguyên nhân gây ra lạm phát. Và một khi giá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới lại nảy sinh đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và lạm phát lại gia tăng. - Lạm phát và nhân tố kỳ vọng: Đây là nhân tố đóng góp vào chiều hướng của lạm phát trong nền kinh tế. Chẳng hạn khi các nhà chức trách thông báo trước sẽ tăng cung tiền thì lập tức người dân dự đoán rằng giá cả sẽ tăng cho dù dữ kiện trong quá khứ cho thấy là giá cả đang có xu hướng giảm. Điều này đã dẫn đến những kết luận hết sức quan trọng trong lý thuyết tiền tệ. Nguyễn Thị Thu Phương Lớp K43F5 O Y Y * P AD 1 AD 2 AD 3 AS S1 AS S2 AS L P 3 P 2 P 1 E 1 E 2 E 3 AS S3 6 Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khi tăng cung tiền được dự báo trước thì giá cả sẽ tăng lên theo kỳ vọng của dân chúng và như thế sẽ ít ảnh hưởng tới sản lượng thực tế ngay cả trong ngắn hạn. - Lạm phátkinh tế học chính trị: Bên cạnh những nhân tố kinh tế kể trên ta cũng phải tính đến những nhân tố phi kinh tế như: vai trò của thể chế, những nhân tố chính trị, văn hóa trong việc tạo ra những chuyển biến của lạm phát. Sự lựa chọn chính sách không bao giờ dựa trên phân tích kinh tế đơn thuần, mà nó luôn có hàm ý chính trị. Chính vì điều này những nhân tố chính trị luôn ảnh hưởng đến các kết quả của nền kinh tế trong đó có lạm phát. 1.5.1.4. Chỉ tiêu đo lường lạm phát Để đo lường lạm phát, người ta dùng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát. Về mặt tính toán,tỷ lệ lạm phátphần trăm thay đổi của chỉ số giá chung trong nền kinh tế theo từng giai đoạn, nó có thể là tháng, quý hoặc năm. Để đo lường mức giá chung này, các nhà thống kê xây dựng 3 chỉ số giá để đo lường: • Thứ nhất là chỉ số giá tiêu dùng – CPI( Cosummer Price Index ). CPI là một tỷ số phản ánh giá của một rổ hàng hóa trong nhiều năm so với chính giá của rổ hàng hóa đó ở một năm nào đó. Thống kê gọi đó là năm cơ sở hay năm gốc. Nghĩa là, rổ hàng hóa được lựa chọn là không thay đổi trong nhiều năm. Chỉ số giá này phụ thuộc vào năm được chọn làm gốc và sự lựa chọn rổ hàng hóa tiêu dùng. Ta có công thức tính chỉ số giá như sau: I p = ∑ i p x d hoặc I p = ∑ ∑ qp qp 00 01 Trong đó: I p là chỉ số giá cả chung I p : là chỉ số giá cá thể của từng loại hàng hóa, nhóm hàng D : là tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại từng nhóm hàng Q 1 : là số lượng hàng hóa, dịch vụ ở thời kỳ báo cáo P 1 : là giá cả hàng hóa dịch vụ kỳ báo cáo P 0 : là giá cả hàng hóa, dịch vụ kỳ gốc • Thứ hai là chỉ số điều chỉnh GDP( GDP deflator). Là chỉ số phản ánh giá của một rổ hàng hóa trong nhiều năm so với giá của chính rổ đó nhưng với giá của năm gốc. Ta có công thức tính GDP điều chỉnh như sau: Nguyễn Thị Thu Phương Lớp K43F5 7 Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp Gdpdeflator = ∑ ∑ qp qp 10 11 • Thứ ba là chỉ số giá sản xuất – PPI( Producer Price Index). Là chỉ số giá bán buôn, hay chính là chi phí để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Như vậy, rổ hàng hóa được lựa chọn để tính giá là có sự khác biệt trong giai đoạn tính toán. Nhưng về cơ bản, sự khác biệt giữa các rổ hàng hóa trong các thời điểm tính giá là không nhiều bởi vì cơ cấu tiêu dùng của dân chúng thường mang tính ổn định trong ngắn hạn. Chỉ số điều chỉnh GDP là chỉ số có mức bao phủ rộng nhất, nó bao gồm tất cả các hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế và trọng số tính toán được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ đóng góp tương ứng của từng loại hàng hóa và dịch vụ vào giá trị gia tăng. 1.5.1.5. Tác động của lạm phát đến nền kinh tế • Đối với sản lượng và việc làm: Cùng với sự tăng mức giá chung, sản lượng của nền kinh tế cũng bị giảm sút, nền kinh tế vừa có lạm phát vừa bị suy thoái. Nếu lạm phát do cầu thì sản lượng có thể tăng lên nhưng thực chất chỉ là sự tăng sản lượng tối ưu mà giá vẫn tăng lên hay còn gọi là lạm phát thuần. Nếu lạm phát do cả cung lẫn cầu thì tùy theo mức độ dịch chuyển của cung và cầu mà sản lượng có thể tăng hoặc giảm. • Đối với phân phối lại thu nhập: Tác động của lạm phát đối với phân phối lại thu nhập phụ thuộc vào kết quả dự tính tỷ lệ lạm phát, tính linh hoạt của tiền lương, sự chênh lệch về tốc độ tăng giá giữa các loại hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên khi nền kinh tế có sự biến động lớn thì phân phối thu nhập lại càng trở nên không cân bằng. Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố định như là những người hưởng lương hưu hay công chức. Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi. Việc phân phối lại thu nhập do lạm phát xảy ra theo chiều hướng chuyển bớt thu nhập từ những người nắm các yếu tố có giá tăng chậm sang những người nắm các yếu tố có giá tăng nhanh hơn so với tỷ lệ lạm phát. Mức độ phân phối lại còn phụ thuộc ít nhiều vào: Mức độ chên lệch về tốc độ tăng của các loại hàng hóa, các yếu tố sản xuất, các loại tài sản. Chênh lệch càng cao thì phân phối lại càng nhiều. • Đối với cơ cấu kinh tế: Lạm phát có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế do giá các loại Nguyễn Thị Thu Phương Lớp K43F5 8 Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp hàng hóa không thay đổi theo cùng 1 tỷ lệ. Những ngành có giá tăng nhanh sẽ tăng tỷ trọng trong tăng trưởng: - Do giá tăng nhanh, làm tăng giá trị sản lượng tính theo giá hiện hành - Do giá một số ngành tăng nhanh, nguồn sản xuất sẽ chảy về ngành đó, làm tăng giá trị sản lượng thực của ngành. Đồng thời lúc đó sản lượng của các ngành khác có thể giảm xuống. Kết quả là tỷ trọng của ngành có giá tăng nhanh hơn sẽ cao hơn, tỷ trọng của ngành khác sẽ thấp hơn, cho dù tính giá hiện hành hay giá cố định. • Đối với cơ cấu đầu: Khi giá cả và lạm phát có diễn biến thất thường làm giảm hiệu quả của các khoản đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư dài hạn. Hiện tượng thoái lui đầu tư diễn ra do các nhà đầu tư không tin tưởng vào hiệu quả của các dự án đó mang lại thay vào đó là xu hướng dự trữ những tài sản hoặc hàng hóa có giá trị hơn là giữ tiền mặt cũng như đầu tư nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với tài sản của họ. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất. Cơ cấu các nguồn lực được phân bổ lại một cách kém hiệu quả từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế nói chung. • Đối với hiệu quả kinh tế: Lạm phát có thể tạo ra một số tác động làm cho việc sử dụng nguồn lực trở nên kém hiệu quả do: - Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá: giá là tín hiệu quan trọng để giúp cho người mua có được quyết định tối ưu. Trong thời kỳ lạm phát cao, giá thay đổi quá nhanh làm cho người tiêu dùng không kịp nhận biết mức giá tương đối giữa các loại hàng hóa thay đổi như thế nào. - Lạm phát làm lãng phí thời gian cho việc đối phó với tình trạng mất giá tiền tệ. Khi lạm phát xảy ra, càng giữ nhiều tiền mặt trong tay thì càng trở nên “nghèo” đi, do giá trị đồng tiền bị giảm sút. Tiền mặt không còn được ưa chuộng thay vào đó là xu hướng dự trữ một số mặt hàng có thể dự trữ hoặc dự trữ vàng , ngoại tệ… - Ngoài ra lạm phát còn ảnh hưởng tới nhiều hoạt động kinh tế khác, do cơ cấu kinh tế biến đổi làm cho các cá nhân mất thêm các khoản chi phí khác để thay đổi, thích ứng với diễn biến khác nhau của thị trường. 1.5.2. Lý thuyết về hoạt động sản xuất kinh doanh 1.5.2.1 Khái niệm liên quan đến “ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” • Sản xuất ( production) hay sản xuất của cải vật chất: là hoạt động chủ yếu trong các Nguyễn Thị Thu Phương Lớp K43F5 9 Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?,sản xuất cho ai?, giá thành sản xuấtlàm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?( bách khoa toàn thư) Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản, phát sinh tiêu sảnthực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền ( theo Liên hợp quốc) • Kinh doanh: Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm về kinh doanh hay hoạt động kinh doanh. Nhưng dưới góc độ pháp lý thì kinh doanh được hiểu là: " Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi" (Theo khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005). Hoạt đông kinh doanh trong một số trường hợp được hiểu như hoạt động thương mại, khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 giải thích: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. 1.5.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các khái niệm liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: • Doanh thu: Doanh thu được hiểu là phần tiền mà hãng thu được từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường trong một thời kỳ nhất định. • .Mcconell đưa ra khái niệm: “ Doanh thu là tổng số tiền người bán nhận được từ việc bán một sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định.” . • Chi phí: “ Chi phí của doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định” • Lợi nhuận: “ Lợi nhuận của doanh nghiệp được hiểu là phần chênh lệch giữa doanh Nguyễn Thị Thu Phương Lớp K43F5 10

Ngày đăng: 12/12/2013, 16:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan