- Ngành thực phẩm: Theo dự báo của Tổ chức Giám sát Kinh doanh Quốc tế (BMI), tổng mức tiêu dùng thực phẩm ở các thị trường Việt Nam trong giai đoạn 20092014 sẽ
3.3.1. Một số kiến nghị và đế xuất về phía doanh nghiệp
• Về quản lý và điều hành vốn: Kiểm soát chi phí hoạt động, hàng tồn kho, quản trị việc mua hàng, tạm ứng vốn, hết sức thận trọng trong việc vay vốn và sử dụng vốn.
• Về quản lý và thu hồi công nợ: Tăng cường các giải pháp quản trị và thu hồi công nợ,điều chỉnh chính sách bán hàng cho phù hợp với diễn biến tình hình, rà soát lại thực tế các hợp đồng đang thực hiện, đàm phán thương lượng lại hợp đồng với các đối tác. • Về Đầu tư và thanh lý tài sản: tiến hành rà soát, kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ tài sản của Công ty, lập kế hoạch thanh lý tài sản không cần dùng.
• Về kiểm soát và tiết kiệm chi phí: Tập trung các giải pháp kiểm soátvà tiết kiệmgiá thành sản phẩm, chi phí quản lý, chi phí bán hàng.
• Tiết kiệm triệt để: Đây được xem là sách lược tối ưu nhất chống cơn bão lạm pháp. Doanh nghiệp cần phải cắt giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết, phát động phong
trào tiết kiệm trong mọi bộ phận, cán bộ công nhân viên trong tổ chức. Rà soát lại tình hình nhân sự để tinh giản lại bộ máy, giám bớt một số lao động thừa, không cần thiết. •Mở rộng quy mô kinh doanh kết hợp với nghiên cứu thị trường, đảm bảo tính khả thi cũng như hiệu quả của việc mở rộng quy mô là cao nhất. Đồng thời mở rộng thị trường bằng cách thiết lập đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp luôn đặt trọng tâm vào khách hàng • Sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả: Gốc của nước là dân, gốc của doanh nghiệp là người lao động, nước sống nhờ dân, công ty tồn tại nhờ người lao động, nhất là trong thời kỳ khó khăn. Doanh nghiệp có thể cắt giảm nguồn nhân lực, nhưng phải có chọn lọc và hết sức cẩn thận, hoặc thực hiện chính sách chuyển đổi hợp đồng lao động phù • Tìm vốn cho doanh nghiệp trong thời kì lạm pháp: Khi không có được nguồn vốn từ ngân hàng, doanh nghiệp hãy tìm mọi nguồn huy động vốn khác nhau: huy động vốn từ các khoản khách hàng nợ doanh nghiệp, từ người thân, từ các hội ngành nghề.
• Đổi mới chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp đối phó với khó khăn trước mắt cũng như lâu dài của lạm phát. Một chiến lược kinh doanh phù hợp trong thời kì lạm phát được thể hiện qua việc đầu tư có trọng điểm, tái cơ cấu tổ chức hợp lý và vạch ra được các kế hoạch kinh doanh lâu dài.
Thực hiện tái cấu trúc tổ chức: Cơ cấu lại sản xuất kinh doanh theo tinh thần “đánh nhanh thắng nhanh, đánh chắc thắng chắc”, tập trung sản xuất những mặt hàng có lợi nhuận cao, tạm dừng những mặt hàng lợi nhuận thấp hoặc chưa có thị hiếu tiêu dùng. • Ổn định việc làm và đời sống người lao động: Tập trung vào các giải pháp về đảm bảo việc làm cho năm 2011 và định hướng việc làm cho năm 2012, đồng thời rà soát, xem xét lại chính sách tiền lương cho phù hợp với diễn biến tình hình thực tế.
Để thực hiện các nội dung trên, Tổng Giám đốc Công ty đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Phó Tổng Giám đốc phụ trách các lĩnh vực, Giám đốc các đơn vị thành viên xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện sát với tình hình thực tế của từng đơn vị, tổ chức họp cán bộ, nhân viên của từng đơn vị để quán triệt và thực hiện nhất quán trong toàn hệ thống theo tinh thần nghị quyết số 11NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ