Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 59 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
59
Dung lượng
551 KB
Nội dung
Luận văn tốt nghiệp Đại học Thương mại MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY INDECO 2 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2 1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ TRONG ĐỀ TÀI 4 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5 1.5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 5 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY INDECO 6 2.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT 6 2.1.1. Quan điểm và khái niệm về lạm phát 6 2.1.2. Thước đo lạm phát 7 MỘT SỐ LÝ THUYẾT CỦA LẠM PHÁT TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 8 Phân loại lạm phát 8 2.1.3. Nguyên nhân gây ra Lạm phát 8 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU CỦA NHỮNG CÔNG TRÌNH NĂM TRƯỚC 12 2.2. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13 2.2.1. Phân định nội dung đề tài 13 2.2.2. Tác động của Lạm phát 13 2.2.3. Tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh 18 2.2.4. Tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty INDECO 20 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY INDECO 22 3.1. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ 22 3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 22 3.1.2. Phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu 24 3.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG 24 3.2.1. Tình hình chung của kinh tế thế giới trong thời gian gần đây 24 3.2.2. Tổng quan tình hình của ngành Công nghiệp điện trong những năm gần đây 32 Bùi Thị Ngọc K42F4 1 Luận văn tốt nghiệp Đại học Thương mại 3.2.3. Sự ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới hoạt động sản xuất kinh doanh của INDECO 33 3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM, PHỎNG VẤN 36 3.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC DỮ LIỆU THỨ CẤP 38 3.4.1. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của INDECO 38 3.4.2. Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của INDECO 40 CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU “MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY INDECO” 43 4.1. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU 43 4.1.1. Các kết luận từ dữ liệu sơ cấp 43 4.1.2. Các kết luận từ dữ liệu thứ cấp 45 4.1.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất của công ty 45 4.2. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH ĐIỆN NÓI CHUNG VÀ CỦA INDECO NÓI RIÊNG 47 4.2.1. Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam năm 2010 47 4.2.2. Dự báo phát triển ngành Điện 49 4.2.3. Quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành Điện 52 4.2.4. Quan điển phát triển của Công ty INDECO 54 4.3. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA INDECO 55 4.3.1. Giải pháp từ phía nhà quản lý vĩ mô 55 4.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 56 4.3.3. Một số đề xuất, kiến nghị 58 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY INDECO 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Lạm phát là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản và hết sức quan trọng mà mọi quốc gia đều phải quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phức tạp, xuất hiện khi nền kinh tế phát triển bị mất cân đối và thường gây ra hậu quả nghiêm trọng. Những tưởng lạm phát cao ở Việt Nam đã đi vào dĩ vãng trong lịch sử phát triển kinh tế và đến nay nền kinh tế nước ta đã Bùi Thị Ngọc K42F4 2 Luận văn tốt nghiệp Đại học Thương mại bước vào thời kỳ ổn định, hưng thịnh. Tuy nhiên, một lần nữa lạm phát cao đã quay trở lại. Lạm phát đã tác động tới toàn thể các quốc gia làm cho kinh tế bị trì trệ, đời sống nhân dân khó khăn…và từ đó các quốc gia đều cố gắng tìm ra những giải pháp để kiềm chế lạm phát, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, nền kinh tế được ổn định. Giống như Chủ tịch WB Robert Zoellick phát biểu: “Cuộc khủng hoảng toàn cầu này cần một giải pháp toàn cầu và việc ngăn chặn một thảm họa kinh tế ở các nước đang phát triển có ý nghĩa quan trọng trong những nỗ lực chống khủng hoảng toàn cầu. Chúng ta cần đầu tư vào các mạng lưới an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo việc làm, cũng như tránh bất ổn xã hội và bất ổn chính trị”. Lạm phát trong thời gian vừa qua thực sự đã trở thành một đề tài nóng bỏng. Với nỗ lực của toàn tất cả các nước trên thế giới nói chung cũng như những nỗ lực kiềm chế lạm phát ở Việt Nam nói riêng đã làm cho nền kinh tế dần được ổn định vào năm 2009 khi lạm phát ở Việt Nam chỉ còn dưới 10%. Các công ty trong năm 2009 đã dần lấy lại được đà tăng trưởng của mình. Nhưng một khó khăn đang xảy ra là lạm phát cao có thể sẽ quay trở lại Việt Nam trong năm 2010 trong khi chỉ số gia tiêu dùng những tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010 đang tăng dần và các nhà kinh tế dự đoán lạm phát sẽ ở mức trên 10%. Chính vì vậy mà các công ty cần có những biện pháp để có thể hạn chế được ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nền kinh tế càng phát triển đồng nghĩa với việc các ngành trong nền kinh tế có nhiều cơ hội để áp dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng những công nghệ hiện đại. Và để có thể áp dụng được những tiến bộ đó vào trong sản xuất, kinh doanh thì không thể thiếu được ngành điện. Ngành điện là một ngành đi đôi cùng tất cả các ngành trong nền kinh tế, đi đôi với đời sống của nhân dân trong xã hội. Khi nhà máy thủy điện đầu tiên ở nước ta đi vào hoạt động năm 1945 đã làm cho nước ta bước sang một trang sử mới. Việc hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta cũng là một nhân tố rất quan trọng để chúng ta thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài vào phát triển nguồn điện. Chúng ta đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng … Đây là nhân tố tạo khả năng thúc đẩy phát triển nguồn điện của nước ta. Tuy nhiên, để khả năng đó biến thành hiện thực, chúng ta cần có cơ chế chính sách và biện pháp phát triển thị trường để tạo sức hấp dẫn cho cá nhân và tổ chức nước ngoài vào nước ta hợp tác đầu tư. Bùi Thị Ngọc K42F4 3 Luận văn tốt nghiệp Đại học Thương mại Ngày nay, ngành điện ngày càng được quan tâm, đầu tư xây mới và nâng cấp để có thể phục vụ được cho nền kinh tế và xã hội. Kèm theo sự đầu tư về ngành điện là sự cải tạo nâng cấp các hệ thống truyền tải điện để đủ khả năng phục vụ cho nhu cầu ngày càng gia tăng, bởi chính vì vậy mà các công ty cung cấp, lắp đặt và bảo dưỡng các hệ thống trạm điện và hệ thống truyền tải điện được ra đời, một trong những công ty đó là INDECO, được thành lập ngày 30-5-2003 cho đến nay xuất phát từ một công ty nhỏ với sự cố gắng và cải tiến không ngừng thì hiện nay đã được xếp vào một trong những công ty đứng đầu về hệ thống điện. Ngày nay khi công nghệ không ngừng phát triển, nhu cầu con người không ngừng được nâng cao thì các đơn vị như INDECO lại phải không ngừng phục vụ và cải tiến kỹ thuật để đáp ứng đủ và đảm bảo cho nhu cầu của khách hàng. Trong đợt khủng hoảng kinh tế vừa qua các công ty nổi tiếng ở mỹ và các nước tây âu nói chung cũng như các công ty liên danh với nước ngoài ở Việt Nam đã gần như lao đao trước cơn bão kinh tế này, và công ty INDECO cũng không đứng ngoài tác động của vòng xoáy đó. Chính vì vậy tôi chọn “Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hệ thống Công nghiệp Việt Nam” 1.2.XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ TRONG ĐỀ TÀI Trong thời kì lạm phát, hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty trong nền kinh tế đều bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau và INDECO cũng không nằm ngoài vòng quay đó. Chính vì vậy, qua đề tài này em muốn tìm hiểu rõ hơn về tình hình Lạm phát ở Việt Nam trong thời gian gần đây và để trả lời cho những câu hỏi: lạm phát là gì? Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam hiện nay là gì? Những ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế và đời sống xã hội? Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của INDECO như thế nào? Và từ đó có những giải pháp để hạn chế ảnh hưởng của lạm phát ra sao? 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài đã chỉ ra được những nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuât thương mại, và cụ thể là công ty INDECO. Khi lạm phát xảy ra đã tác động tới doanh thu, lợi nhuận, chi phí và lao động của công ty. Trên cơ sở nắm bắt được những tác động đó nhà nước sẽ có những ứng phó kịp thời nhằm kiềm chế lạm phát và hạn chế ảnh hưởng xấu của nó đến kinh tế - xã hội. Thông qua đề tài này, ta thấy được INDECO cũng đưa ra những giải pháp cụ thể để hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất Bùi Thị Ngọc K42F4 4 Luận văn tốt nghiệp Đại học Thương mại kinh doanh của mình và qua đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn chính sách kiềm chế lạm phát của Nhà nước. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Theo không gian: Đề tài xem xét ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế của Việt Nam, kinh tế thế giới nói chung và ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của INDECO nói riêng. Từ đó, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của INDECO. - Theo thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng của lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây 2007 – đầu năm 2010. - Theo nội dung: Nói về giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của INDECO. 1.5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về giải pháp hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của INDECO Chương 2: Một số lý luận cơ bản về Lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của INDECO Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của Lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của INDECO Chương 4 Các kết luận và đề xuất của đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của Lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của INDECO” Bùi Thị Ngọc K42F4 5 Luận văn tốt nghiệp Đại học Thương mại CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY INDECO 2.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT 2.1.1. Quan điểm và khái niệm về lạm phát “Các nhà làm chính sách trong nước thay vì nhận chân vấn đề lại mở ra những cuộc tranh luận một cách vô nghĩa…Cuộc tranh luận bắt đầu bằng việc đặt vấn đề là quyền số chi tiêu của lương thực…Cuộc tranh luận chuyển sang tại sao gọi tăng giá là lạm phát?”(Vũ Quang Việt, 2004) Lạm phát chỉ bắt đầu được quan tâm và tính toán kể từ lúc nền kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường vào năm 1986. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát. Trong kinh tế học, lạm phát là hiện tượng giảm sức mua của đồng tiền. Điều này có nghĩa là “vật giá leo thang”, giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng cao khiến với cùng một số lượng tiền, người tiêu dùng mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải trả một giá cao hơn để hưởng cùng một dịch vụ. Milton Friedman đóng vai trò là người sáng lập ra trường phái tiền tệ cho rằng “lạm phát ở mọi lúc mọi nơi luôn luôn là hiện tượng của tiền tệ”. Phát biểu này đã không những tạo danh tiếng cho chính ông mà còn là danh tiếng cho trường phái tiền tệ. Nhưng phát biểu này cũng thường được nhắc đến bởi không phải ai cũng vội vàng tin rằng lạm phát chỉ đơn giản bắt nguồn từ cung tiền. Thực tế đã chứng minh nhiều cuộc lạm phát xảy ra xuất phát từ một cú sốc bên ngoài nền kinh tế như cú sốc dầu mỏ năm 1973-1974 và 1979-1980, hay xuất phát từ sự sụt giảm trong tổng cung của nền kinh tế. Theo quan điểm của J.M.Keynes thì lạm phát không phải là một hiện tượng tiền tệ. Ông cho rằng “lạm phát là sự vi phạm quá trình tái sản xuất nằm trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ, là sự phát hành tiền quá mức tạo ra cầu dư thừa thường xuyên”. Lý thuyết Keynes là hệ thống lý luận kinh tế vĩ mô lấy tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (thường được gọi tắt là Lý thuyết tổng quát) của J.M Keynes (1883-1948) làm trung tâm và lấy nguyên lý cầu hữu hiệu làm nền tảng. Nguyên lý cầu hữu hiệu khẳng định rằng, lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định. Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư hàng hóa công cộng (tăng chi tiêu công cộng), thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái. Bùi Thị Ngọc K42F4 6 Luận văn tốt nghiệp Đại học Thương mại Vào những năm gần đây, sự khác biệt giữa các trường phái ngày càng thu hẹp. Sự hợp tác manh mún tạo ra một giai đoạn mới trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Các nhà kinh tế thường sử dụng khái niệm chung về lạm phát như sau: Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian. Mức giá trung bình được hiểu là mức giá chung của tất cả hàng hóa và dịch vụ. Mức giá chung này được đo bằng chỉ số giá. 2.1.2. Thước đo lạm phát Muốn đánh giá mức độ lạm phát thì ta dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của giá cả ở một thời điểm nào đó so với thời điểm trước. Nếu lấy chỉ số giá là tỷ lệ thay đổi giá so với thời điểm gốc thì tỷ lệ lạm phát được tính theo công thức sau: Chỉ số giá thời điểm (t) - Chỉ số giá thời điểm (t-1) Tỷ lệ lạm phát thời điểm (t) = Chỉ số thời điểm (t-1) Nếu lấy chỉ số giá là tỷ lệ thay đổi so với thời điểm thời điểm trước thì tỷ lệ lạm phát được tính theo công thức: Tỷ lệ lạm phát thời điểm (t) = Chỉ số giá thời điểm (t) – 100 Hai thước đo thông dụng để phản ánh tổng quát là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh (GDP). - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một tỷ số phản ánh giá của hàng hóa trong nhiều năm khác nhau so với giá của hàng hóa đó trong năm gốc và được tính theo công thức: ii i t i pq pq CPI 00 0 ∑ ∑ = - Chỉ số điều chỉnh (GDP): là một chỉ số có mức độ bao phủ rộng nhất. Nó bao gồm tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế và trọng số tính toán được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ đóng góp tương ứng của các loại hàng hóa và dịch vụ vào giá trị gia tăng và được tính theo công thức: ii t i t i t pq pq GDP 0 ∑ ∑ = Trong đó, q i là lượng hàng hóa, p i là giá các mặt hàng, t là năm hiện hành, 0 là năm gốc. Bùi Thị Ngọc K42F4 7 Luận văn tốt nghiệp Đại học Thương mại MỘT SỐ LÝ THUYẾT CỦA LẠM PHÁT TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Phân loại lạm phát Dựa vào tỷ lệ lạm phát các nhà kinh tế thường chia thành 3 loại: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát. • Lạm phát vừa phải: Là loại lạm phát một con số, tỷ lệ giá thấp, dưới 10%. Trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tăng chậm, thường xấp xỉ bằng mức tiền lương hoặc cao hơn chút ít. Do vậy giá trị tiền tệ tương đối ổn định, tạo thuận lợi cho môi trường kinh tế xã hội, tác hại của lạm phát này thường không đáng kể. • Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hay 3 con số trong một năm. Loai lạm phát nay khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong thập niên 1980 nhiều nước đã lâm vào tình trạng lạm phát phi mã đến 600 – 700% trong đó có Việt Nam. • Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã. Lạm phát ở Đức năm 1922 – 1923 là hình ảnh siêu lạm phát điển hình trong lịch sử lạm phát thế giới, giá cả tăng từ 1 đến 10 triệu lần. Gần đây nhất năm tháng 10 năm 2008 lạm phát ở Zimbabwe tăng với tốc độ tên lửa, lên tới 231 triệu %. Một ổ bánh mì, giá hồi tháng 8 là 500 đôla Zimbabwe, nay lên đến khoảng 10.000 đôla. Siêu lạm phát có sức phá hủy mạnh toàn bộ hoạt động của nền kinh tế và thường đi kèm với những thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc. Tuy nhiên chúng cũng ít khi xảy ra. 2.1.3. Nguyên nhân gây ra Lạm phát 2.1.3.1. Lạm phát cầu kéo (lạm phát do cầu) Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá tiềm năng. Trong thực tế khi lạm phát cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hóa. Như vậy, bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng. Tổng cầu: AD = C + I + G + X – M Do các thành phần chi tiêu gia tăng (bao gồm các yếu tố C, I, G, X) làm cho tổng cầu AD tăng, sản lượng tăng ít, còn giá tăng nhiều và gây ra lạm phát. Mô hình: Ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng ở E(P 0 ; Y 0 = Y * ) Bùi Thị Ngọc K42F4 8 Luận văn tốt nghiệp Đại học Thương mại Khi chính phủ sử dụng CSTK mở rộng hoặc do đầu tư tăng mạnh AD tăng -> AD’ Trạng thái cân bằng mới được xác định tại E’(P’; Y’) Nền kinh tế có tăng trưởng (Y’> Y 0 = Y * ) nhưng tốc độ tăng giá (P’>P 0 ) hay lạm phát lớn hơn tốc độ tăng trưởng -> Cầu kéo giá. Hình 2.1. Lạm phát do cầu kéo 2.1.3.2. Lạm phát chi phí đẩy (lạm phát do cung) Đó là một đặc điểm của lạm phát hiện đại. Kiểu lạm phát này gọi là lạm phát chi phí đẩy, vừa lạm phát vừa suy giảm sản lượng, tăng thêm thất nghiệp nên cũng còn gọi là “lạm phát đình trệ”. Khi giá đầu vào tăng (nguyên nhiên vật liệu như: xăng dầu, điện nước…; tiền lương, tiền công tăng) làm cho tổng cung AS giảm và dẫn đến giá tăng gây ra lạm phát. Mô hình: Ban đầu nền kinh tế cân bằng tại E(P 0 , Y 0 = Y*) Giả sử chi phí đầu vào tăng -> AS giảm -> AS’ Trạng thái cân bằng mới được xác định tại E’ (P’; Y’) Đây chính là hình ảnh của nền kinh tế suy thoái (Y’< Y 0 = Y*; P’>P 0 ) nhưng không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp (hình…) Bùi Thị Ngọc K42F4 Y = Y* Y’ P P P’ AS L A S AD’ AD Y E E’ 9 Luận văn tốt nghiệp Đại học Thương mại Hình 2.2. Lạm phát chi phí đẩy 2.1.3.3. Lạm phát dự kiến (lạm phát quán tính) Là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. Tỷ lệ này thường được đưa vào các hợp đồng kinh tế, các kế hoạch hay là các thỏa thuận. Khi dự kiến được trước những biến động của P, ngoài hoạt động kinh tế có thể được điều chỉnh lại cho hợp lý như điều chỉnh mức lãi suất danh nghĩa, tiền công danh nghĩa, giá trong hợp đồng kinh tế cũng phải được điều chỉnh lại. Mô hình: Khi P đầu vào tăng làm cho tổng cung AS giảm (AS->AS 1 ->AS 2 ). Khi đó, chính phủ phải áp dụng các biện pháp để điều chỉnh và làm tăng tổng cầu AD với cùng một tốc độ (AD->AD 1 ->AD 2 ). Lúc này, giá tăng một cách đều đặn từ P 0 >P 1 ->P 2 với mức sản lượng Y* không đổi. Bùi Thị Ngọc K42F4 Y = Y*Y’ P P P’ AS L AS’ AS Y E E’ 10 [...]... triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh 3.2.3 Sự ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới hoạt động sản xuất kinh doanh của INDECO Một công ty sản xuất kinh doanh thì hoạt động sản xuất kinh doanh đó mang tính quyết định tới sự tồn tại và phát triển của công ty Một trong những mục tiêu của DN khi hoạt động kinh doanh trong nền kinh. .. dung tóm tắt: Bài viết đưa ra một số lý luận liên quan và thực trạng về ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty May 10, công ty TNHH Minh Trí Từ đó để đưa ra một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội - “Học thuyết Keynes và suy thoái kinh tế”, đăng trên thời báo kinh tế Sài Gòn online, thứ 2... riêng như: - Lạm phát và một số biện pháp kiềm chế lạm phát trong tình hình kinh tế xã hội Việt Nam : LA PTS KH Kinh tế - Phạm Minh Tuấn Nội dung tóm tắt: Tổng quan về lạm phát Phân tích diễn biến và nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử khác nhau Một số giải pháp và kiến nghị nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam - Lạm phát hành trình và giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam của TS Lê... quay trở lại trong năm nay làm cho các doanh nghiệp hết sức lo ngại Đặc biệt là những công ty chịu ảnh hưởng lớn bởi lạm phát Chính vì vậy, việc đưa ra Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của INDECO” là một đề tài phù hợp và mới mẻ Trong đề tài nghiên cứu có đưa ra những lý luận cơ bản về lạm phát, tình hình lạm phát hiện nay ở trong nước và trên thế... nguyên nhân gây ra lạm phát, quan điểm của các trường phái kinh tế học khác nhau Sử dụng mô hình P-STAR và kiểm chứng tính thích hợp của nó đối với nền kinh tế Việt Nam thông qua công cụ kinh tế lượng Từ đó đưa ra những chính sách khả dĩ trong vấn đề kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong trung hạn - Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc trên... dẫn tới các kết quả khác nhau Có doanh nghiệp do làm ăn thua lỗ phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, ngừng hoạt động, thậm chí lâm vào phá sản; lại có doanh nghiệp chớp được cơ hội để mở rộng thị phần, nâng cao vị trí trên thị trường 2.2.4 Tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty INDECO 2.2.4.1 Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh và thị trường - Hệ thống tủ bảng điều khiển và bảo... thông qua việc nghiên cứu về ngành, về công ty và kết quả những phiếu điều tra, phỏng vấn để từ đó có những đề xuất, kiến nghị và những giải pháp giúp INDECO có thể hạn chế được ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình 2.2.2 Tác động của Lạm phát 2.2.2.1 Đối với sản lượng và việc làm Khi lạm phát xảy ra đi đôi với việc tăng giá cả thì sản lượng quốc gia có thể tăng lên, giảm... với các công ty lớn còn phải tốn kém thời gian và tiền bạc cho các cuộc họp điều chỉnh giá Bùi Thị Ngọc 17 K42F4 Luận văn tốt nghiệp Đại học Thương mại 2.2.3 Tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh 2.2.3.1 .Lạm phát và doanh thu Để thấy rõ tầm ảnh hưởng của lạm phát đến doanh thu, chúng ta có thể xem xét thông qua một số nhân tố sau: Giá bán sản phẩm: Đây là yếu tố đầu tiên và tác động. .. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động sản xuất kinh doanh của INDECO Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố về kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa xã hội và công nghệ cùng tác động tới tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế - Yếu tố về kinh tế: liên quan đến những vấn đề như tăng trưởng, thu nhập quốc dân, thất nghiệp, cán cân thương mại, lạm phát hay phân phối thu nhập…đều có ảnh hưởng tới. .. mô của Nhà nước như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách tiền lương,… Có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và mở rộng sản xuất, và ngược lại, có những chính sách đã gây không ít khó khăn, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả và doanh thu của doanh nghiệp 2.2.3.2 .Lạm phát và chi phí Lạm . và ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của INDECO nói riêng. Từ đó, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất. một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của Lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của INDECO Chương 4 Các kết luận và đề xuất của đề tài nghiên cứu Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của. chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của INDECO Chương 2: Một số lý luận cơ bản về Lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của INDECO Chương 3. Phương pháp