giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm hàng thiết bị xây dựng tại công ty TNHH TNT

37 631 0
giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm hàng thiết bị xây dựng tại công ty TNHH TNT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài : Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm hàng thiết bị xây dựng tại công ty TNHH TNT Đề cương chi tiết Chương I: Tổng quan nghiên cứu về giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm hàng thiết bị xây dựng tại công ty TNHH TNT. 1.1Tính cấp thiết của đề tài. 1.2 Xác lập và tuyên bố trong đề tài. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu. 1.4 Phạm vi nghiên cứu. 1.5 Một số lí luận cơ bản về lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm mặt hàng xây dựng tại doanh nghiệp. 1.5.1 Một số lý luận cơ bản về lạm phát. 1.5.1.1 Khái niệm và thước đo lạm phát. 1.5.1.2 Phân loại lạm phát. 1.5.1.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát. 1.5.1.4 Tác động của lạm phát đến tình hình kinh tế nói chung. 1.5.1.5 Biện pháp chống lạm phát. 1.5.2 Tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm hàng thiết bị xây dựng của doanh nghiệp. 1.5.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước. Chương II: phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tính thực trạng vấn đề về một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm hàng thiết bị xây dựng tại công ty TNHH TNT. 2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu. 2.1.1 Phương pháp thu nhập dữ liệu. 2.1.2. Phương pháp sử lý, phân tích tổng hợp số liệu. 2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường. 2.2.1 Thực trạng tình hình lạm phát từ 2006 – nay ở nước ta và các nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở nước ta. 2.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hiệu quả kinh doanh của công ty 2.3 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp. 2.3.1 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm hàng thiết bị xây dựng của doanh nghiệp. 1 2.3.2 Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm hàng thiết bị xây dựng của doanh nghiệp. Chương III: Các kết luận về đề xuất của đề tài nghiên cứu một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoat động sản xuất kinh doanh nhóm mặt hàng thiết bị xây dựng của doanh nghiệp. 3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu. 3.1.1 Kết luận từ dữ liệu sơ cấp. 3.1.2. Kết luận từ dữ liệu thứ cấp. 3.1.3 Đánh giá chung 3.2 Dự báo triển vọng và quan điểm thực hiện một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm hàng thiết bị xây dựng của doanh nghiệp. 3.2.1 Định hướng phát triển của doanh nghiệp. 3.2.2 Quan điểm của công ty về hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh. 3.3 Một số kiến nghị đề xuất nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh nhóm hàng vật liệu xây dựng của công ty. 3.3.1 Một số kiến nghị đề suất về phía doanh nghiệp. 3.3.2 Một số kiến nghị đề suất từ phía Nhà quản lý vĩ mô. 2 TÓM LƯỢC Trong tình hình kinh tế thế giới bị khủng hoảng và có chiều hướng xấu đi như hiện nay, kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, trong đó sự tác động của lạm phát là không hề nhỏ. Ngành kinh doanh vật liệu xây dựng cũng bị ảnh hưởng của lạm phát về giá, sản lượng , chi phí… Với đề tài” Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm hàng thiết bị xây dựng tại công ty TNHH TNT”. Em trình bày các khái niệm cơ bản và lý thuyết liên quan về ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh của mặt hàng thiết bị xây dựng. Trên cơ sở đó đi phân tích sự biến động của hiệu quả kinh doanh,các nhân tố môi trường : môi trường bên trong và môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhóm hang thiết bị xây dựng trong giai đoạn từ 2006- 2009 tại công ty TNHH TNT. Đồng thời trước tác động của lạm phát, đến hoạt động kinh doanh của công ty, em xin đưa ra một số đề suất cũng như kiến nghị với công ty, chính phủ, ngành xây dựng giúp công ty vượt qua được khó khăn trong thời kì lạm phát. 3 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu làm đề tài. Em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô Nguyễn Thị Thu Hiền cùng toàn thể bộ môn kinh tế vĩ mô. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Thu Hiền cùng các thầy cô trong bộ môn kinh tế vĩ mô đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, anh chị ban lanh đạo, đặc biệt là giám đốc công ty Đàm Duy Tiến đã tại điều kiện giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài. Do thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thày cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Nguyễn Ngọc Kim Lớp: 42F3 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tình hình tăng giá đến cuối tháng 10/2007…………………………………………… 12 Bảng 2.2 Lạm phát ở Việt Nam qua các năm…………………………………………………… 13 Bảng 2.3 Nguồn vốn của công ty……………………………………… …………………………17 Bảng 2.4 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty……………………………… …………18 Bảng 2.5 Tỷ lệ lạm phát qua các năm…………………………………………………………… 19 Bảng 2.6 Năng suất lao động hang năm của công ty.…………………………………………… 21 Bảng 2.7 Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương của công ty……………………………………… 21 Bảng 3.1 Định hướng doanh thu và lao động của công ty…………………………………………26 5 DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Hình 1.1 Lạm phát do cầu kéo……………………………………………………………………….6 Hình 1.2 Lạm phát do chi phí đẩy……………………………………………………………………7 Hình 2.1 Tỷ lệ lạm phát qua các năm…………………………………………………… 13 Hình 2.2 Biểu đồ mối quan hệ doanh thu và chi phí, lợi nhuận…………………………………….18 Hình 2.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và doanh thu…………………………………………… 19 Hình 2.4 Mối quan hệ giữa lạm phát và chi phí…………………………………………………….20 Hình 2.5 Mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận………………………………………………….20 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CPI: Consumer Price Index – Chỉ số giá cả. GDP: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa WTO : World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới. TNHH TNT : Trách nhiệm hữu hạn TNT. CLI : Chỉ số giá sinh hoạt. PPI : Chỉ số giá sản xuất. 7 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NHÓM HÀNG THIẾT BỊ XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY TNHH TNT 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Khi lạm phát tăng cao và kéo dài sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Những tác động chủ yếu bao gồm: Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước. Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đoán hơn thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất (ví dụ: khi có lạm phát, nếu ngân hàng không tăng lãi suất tiền gửãi thì dân chúng sẽ không gửi tiền ở ngân hàng mà tìm cách đầu cơ vào đất đai khiến giá cả đất đai tăng cao ). Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố định như là những người hưởng lương hưu hay công chức. Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi. Do đó, lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế nói chung và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang. Số liệu thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 5/2009 đã tăng 0,44% so tháng 4 và tăng 5,58% so với cùng kỳ. Mức tăng của chỉ số CPI trong tháng 5 tuy ở mức thấp, nhưng nếu tính theo đúng thông lệ quốc tế, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2009 đã phát triển đến hai con số là 11,59% một dấu hiệu đáng lo ngại. Theo các chuyên gia kinh tế, lạm phát trong tầm kiểm soát thông thường với 1 con số là yếu tố quan trọng thúc đẩy một nền kinh tế phát triển. Ngược lại, giống như con dao hai lưỡi, khi lạm phát gia tăng đến 2 con số và vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước, nền kinh tế sẽ chịu sự “tàn phá” khủng khiếp của “cơn bão” tiền tệ. Với mức độ lạm phát như hiện nay, nền kinh tế sẽ gặp không ít khó khăn vào năm tới. Và doanh nghiệp, người dân là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp của lạm phát. Ảnh hưởng không chỉ tới một mà còn nhiều ngành nghề, trong đó bao gồm cả việc kinh doanh vật liệu xây dựng. Ngành sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng là một ngành công nghiệp hiện nay đang khá được chú trọng trong thời kì đất nước đang phát triển. Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH TNT qua sự tìm hiểu điều tra, phỏng vấn các chuyên gia tại công ty cũng như ngoài công ty 100% ý kiến cho rằng lạm phát dù ít hay nhiều đều có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 8 Do đó em mạnh dạn nghiên cứu đề tài “một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm hàng thiết bị xây dựng ở công ty TNHH TNT” để qua đây, tìm hiểu kĩ thêm về lạm phát và những tác động của nó đến nền kinh tế và cụ thể là đến doanh nghiệp, và đưa ra một số giải pháp hạn chế lạm phát, nhắm góp một phần nào giúp doanh nghiệp có được sự ứng phó khi lạm phát xảy ra đảm bảo việc kinh doanh của công ty ổn định. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài. Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp trả lời những câu hỏi “tình hình lạm phát ở Việt Nam? Nguyên nhân dẫn đến lạm phát? Lạm phát tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng của công ty? Giải pháp hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh nhóm hàng vật liệu xây dựng của công ty? 1.3 Mục tiêu nghiên cứu. Nêu tổng quan một số vấn đề lí thuyết về lạm phát và qua đó, ứng dụng lí thuyết về lạm phát đề phân tích vấn đề thực tế về lạm phát hiện nay. Phân tích thực trạng tác động của lạm phát đến nền kinh tế nói chung và đến doanh nghiệp nói riêng, từ đó đưa ra một số đề suất để hạn chế tác động của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Không những thế qua việc nghiên cứu đề tài này còn giúp cho bản thân nâng cao sự hiểu biết, hoàn thiện những lí luận cơ bản về lạm phát, nâng cao năng lực tự nghiên cứu, tìm tòi và phân tích dữ liệu cảu bản thân. 1.4 Phạm vì nghiên cứu. Về vấn đề nghiên cứu: Ảnh hưởng của lạm phát đến các yếu tố: giá, chi phí kinh doanh, doanh thu của doanh nghiệp và tổng lợi nhuận của doanh nghiệp và những biện pháp nhằm hạn chế các yếu tố đó. Về chủ thể nghiên cứu: Công ty TNHH TNT , cụ thể nghiên cứu về nhóm hàng thiết bị vật liệu xây dựng qua bảng báo báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tổng hợp của công ty trong khoảng thời gian từ 2006 – 2009. 1.5 Một số lí luận cơ bản về lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm mặt hàng xây dựng tại doanh nghiệp. 1.5.1Một số lý luận cơ bản về lạm phát. 1.5.1.1.Khái niệm và thước đo lạm phát. * Khái niệm lạm phát :Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức 9 mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả". * Thước đo lạm phát:Lạm phát 1 được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỉ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó. Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm: • Chỉ số giá sinh hoạt (CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra). • Chỉ số giá sản xuât (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. • Chỉ số giá bán buôn : đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI. 10 [...]... và công ty khó có thể thực hiện được kế hoạch kinh doanh do nguồn vốn có hạn 3.2 Dự báo triển vọng và quan điểm thực hiện một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm hàng thiết bị xây dựng của doanh nghiệp 3.2.1 Định hướng phát triển của doanh nghiệp đến 2015, định hướng đến 2020  Về doanh thu và lao động Chỉ tiêu Thực hiện 2009 Mục tiêu toàn ngành đến. .. giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận Nguồn : Phòng kế toán công ty TNHH TNT năm 2006-2009 2.3.2 Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm hàng thiết bị xây dựng của doanh nghiệp  Ảnh hưởng của lạm phát đến doanh thu : Bảng 2.5 Tỷ lệ lạm phát qua các năm 2006 2007 2008 2009 6,6% 12,6% 19,89% 6,88% Nguồn : Tổng cục thống kê Qua đây ta có biểu đồ thể hiện mối qua hệ giữa lạm phát và doanh. .. Đông Nam Á CHƯƠNG II :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NHÓM HÀNG THIẾT BỊ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TNHH TNT 17 2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu 2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu • Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp : Sử dụng phương pháp điều tra và phương pháp phỏng vấn để thu thật số... theo mức độ của tỷ lệ lạm phát, các nhà kinh tế thường phân biệt 4 loại lạm phát: thiểu phát, lạm phát thấp, lạm phát cao (lạm phát phi mã) và siêu lạm phát • Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp • Lạm phát thấp ( hay lạm phát một con số) : là mức lạm phát tương ứng với tốc độ gia tăng giá từ 3 đến dưới 10% một năm • Lạm phát cao ( hay lạm phát phi mã) : Mức lạm phát tương ứng với... tới hiệu quả kinh doanh vật liệu xây dựng của công ty Lạm phát làm ảnh hưởng tới tốc độ tăng doanh thu lợi nhuận của công ty, và gây ảnh hưởng tới năng suất lao động của nhân công Tuy nhiên lạm phát cũng tạo cơ hội mở rộng thị trường cho công ty, khi những công ty không có khả năng ứng phó kịp và bị suy yếu, làm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty 3.1.3 Đánh giá chung  Kết quả công ty đạt được... quả, đa dạng các kênh huy động vốn 3.3 Một số kiến nghị đề xuất nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả kinh doanh nhóm hàng vật liệu xây dựng của công ty 3.3.1 Một số kiến nghị đề suất về phía doanh nghiệp  Một số đề suất Để hoạt động kinh doanh trong thời kỳ lạm phát có hiệu quả hơn, công ty nên tiếp tục thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động - Tiết kiệm chi phí... lao động sử dụng chi phí tiên lương cũng không ổn định 2006- 2007 lạm phát tăng, tỷ suất tiền lương cũng tăng, 2007-2008 lạm phát vẫn tiếp tục tăng mạnh, tỷ suất tiền lương giảm Năm 2009 lạm phát đã giảm và tỷ suất tiền lương cũng giảm CHƯƠNG III : CÁC KẾT LUẬN VỀ ĐỀ XUẤT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NHÓM MẶT HÀNG THIẾT BỊ... Và công ty luôn giữ chữ tín trong quan hệ làm ăn với nhà cung ứng 2.3 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp 2.3.1 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm hàng thiết bị xây dựng của doanh nghiệp.( 2006 – 2009) Trong những năm vừa qua, công ty đã hoạt động kinh doanh có hiệu quả,thu được lợi nhuận và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đúng thời hạn Bảng 2.4 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công. .. tiêu thụ hàng hóa và tăng doanh thu • Uy tín của công ty : Đây là một trong những biểu hiện hiện văn hóa doanh nghiệp của công ty Công ty TNHH TNT không trực tiếp sản xuất mà chỉ chuyên về lĩnh vực phân phối kinh doanh nên uy tín của công ty trong quá trình kinh doanh chủ yếu được thong qua đảm bảo chất lượng về công tác giao hàng bao gồm số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm và công tác tiếp thị... Kinh tế vĩ mô ******************** PHIẾU PHỎNG VẤN Kính chào: Ông / Bà………………………………………… Nhằm mục đích thu thập thông tin, ý kiến đóng góp phục vụ cho việc hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp “ Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm hang thiết bị xây dựng taih công ty TNHH TNT Kính mong Ông / Bà vui long giúp đỡ tôi trả lời những câu hỏi phỏng vấn về các . hình lạm phát ở Việt Nam? Nguyên nhân dẫn đến lạm phát? Lạm phát tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng của công ty? Giải pháp hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động. QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NHÓM HÀNG THIẾT BỊ XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY TNHH TNT 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Khi lạm phát tăng cao và. số giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm hàng thiết bị xây dựng tại công ty TNHH TNT Đề cương chi tiết Chương I: Tổng quan nghiên cứu về giải pháp

Ngày đăng: 01/04/2015, 19:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chỉ số giá được xác định bằng công thức:

  • Ip = ∑ ip × d hoặc ∑p1q1

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan