1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

051 một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại minh an

36 490 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 287 KB

Nội dung

luận văn quản trị rủi ro, luận văn khách sạn, luận văn du lịch vip, chuyên đề khách sạn du lịch, luận văn quản trị trực tuyến, chuyên đề dịch vụ bổ sung

Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu về giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh mặt hàng máy tính và đồ điện tử của công ty TNHH thương mại Minh An trên thị trường miền Bắc 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Như chúng ta đã biết, lạm phátmột chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản và hết sức quan trọng mà mọi quốc gia đều phải quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Lạm phátmột hiện tượng kinh tế phức tạp, xuất hiện khi nền kinh tế phát triển bị mất cân đối và thường gây ra hậu quả nghiêm trọng. Lạm phát trong thời gian vừa qua thực sự đã trở thành một đề tài nóng bỏng. Với nỗ lực của toàn tất cả các nước trên thế giới nói chung cũng như những nỗ lực kiềm chế lạm phát ở Việt Nam nói riêng đã làm cho nền kinh tế dần được ổn định vào năm 2010 khi lạm phát ở Việt Nam là 11.75% Các công ty trong năm 20010 đã dần lấy lại được đà tăng trưởng của mình. Nhưng một khó khăn đang xảy ra là lạm phát cao có thể sẽ quay trở lại Việt Nam trong năm 2011 trong khi chỉ số giá tiêu dùng những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011 đang tăng dần và các nhà kinh tế dự đoán lạm phát sẽ ở mức 11,5% Chính vì vậy mà các công ty cần có những biện pháp để có thể hạn chế được ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nền kinh tế càng phát triển đồng nghĩa với việc các mặt hàng công nghệ cao có nhiều cơ hội để phát triển, đặc biệt là các mặt hàng máy tính, điện tử…. Chúng ta đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng … Đây là nhân tố tạo khả năng thúc đẩy phát triển các ngành chế tạo lắp ráp máy tính và đồ điện, mở ra cơ hội kinh doanh cho các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, để khả năng đó biến thành hiện thực, chúng ta cần có cơ chế chính sách và biện pháp phát triển thị trường để tạo sức hấp dẫn cho cá nhân và tổ chức nước ngoài vào nước ta hợp tác đầu tư. Ngày nay khi công nghệ không ngừng phát triển, nhu cầu con người không ngừng được nâng cao thì các đơn vị như công ty TNHH thương mại Minh An lại phải không ngừng phục vụ và cải tiến kỹ thuật để đáp ứng đủ và đảm bảo cho nhu 1 cầu của khách hàng. Trong đợt khủng hoảng kinh tế vừa qua các công ty nổi tiếng ở Mỹ và các nước Tây Âu nói chung cũng như các công ty liên danh với nước ngoài ở Việt Nam đã gần như lao đao trước cơn bão kinh tế này, và công ty TNHH thương mại Minh An cũng không đứng ngoài tác động của vòng xoáy đó. Chính vì vậy tôi chọn “Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại Minh An” 2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Trong thời kì lạm phát, hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty trong nền kinh tế đều bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau và công ty TNHH thương mại Minh An cũng không nằm ngoài vòng quay đó. Chính vì vậy, qua đề tài này em muốn tìm hiểu rõ hơn về tình hình Lạm phát ở Việt Nam trong thời gian gần đây và để trả lời cho những câu hỏi:  Lạm phát là gì?  Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam hiện nay là gì?  Những ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế và đời sống xã hội?  Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại Minh An như thế nào? Và từ đó có những giải pháp để hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại Minh An 3. Các mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Nghiên cứu tác động của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, tác động tới doanh thu, lợi nhuận, chi phí và lao động của công ty ra sao…? Trên cơ sở nắm bắt được những tác động đó nhà nước sẽ có những ứng phó kịp thời nhằm kiềm chế lạm pháthạn chế ảnh hưởng xấu của nó đến kinh tế - xã hội. - Mục tiêu cụ thể: Đề tài phải chỉ ra được những nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của các công ty thương mại, và cụ thể là công ty TNHH thương 2 mại Minh An. Thông qua đề tài này, ta thấy được công ty TNHH thương mại Minh An cũng đưa ra những giải pháp cụ thể để hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của mình và qua đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn chính sách kiềm chế lạm phát của Nhà nước. 4. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn không gian: Đề tài xem xét ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế của Việt Nam, kinh tế thế giới nói chung và ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại Minh An nói riêng. Từ đó, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại Minh An trên thị trường miền Bắc -Giới hạn thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng của lạm phátảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây 2008 – đầu năm 2011. - Giới hạn nội dung: Nói về giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại Minh An - Giới hạn khách hàng: Những khách hàng trong nội tỉnh và các khách hàng ở một số tỉnh lân cận (thuộc miền Bắc) 5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu 5.1. Một số khái niệm cơ bản về lạm phát 5.1.1. Khái niệm lạm phát Lạm phát chỉ bắt đầu được quan tâm và tính toán kể từ lúc nền kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường vào năm 1986. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát. Trong kinh tế học, lạm phát là hiện tượng giảm sức mua của đồng tiền. Điều này có nghĩa là “vật giá leo thang”, giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng cao khiến với cùng 3 một số lượng tiền, người tiêu dùng mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải trả một giá cao hơn để hưởng cùng một dịch vụ. - Quan niệm của Milton Friedman: Milton Friedman đóng vai trò là người sáng lập ra trường phái tiền tệ cho rằng “lạm phát ở mọi lúc mọi nơi luôn luôn là hiện tượng của tiền tệ”. Phát biểu này đã không những tạo danh tiếng cho chính ông mà còn là danh tiếng cho trường phái tiền tệ. Nhưng phát biểu này cũng thường được nhắc đến bởi không phải ai cũng vội vàng tin rằng lạm phát chỉ đơn giản bắt nguồn từ cung tiền. Thực tế đã chứng minh nhiều cuộc lạm phát xảy ra xuất phát từ một cú sốc bên ngoài nền kinh tế như cú sốc dầu mỏ năm 1973-1974 và 1979-1980, hay xuất phát từ sự sụt giảm trong tổng cung của nền kinh tế. - Quan điểm của J.M.Keynes: Theo quan điểm của J.M.Keynes thì lạm phát không phải là một hiện tượng tiền tệ. Ông cho rằng “lạm phát là sự vi phạm quá trình tái sản xuất nằm trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ, là sự phát hành tiền quá mức tạo ra cầu dư thừa thường xuyên”. Lý thuyết Keynes là hệ thống lý luận kinh tế vĩ mô lấy tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (thường được gọi tắt là Lý thuyết tổng quát) của J.M Keynes (1883-1948) làm trung tâm và lấy nguyên lý cầu hữu hiệu làm nền tảng. Nguyên lý cầu hữu hiệu khẳng định rằng, lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định. Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư hàng hóa công cộng (tăng chi tiêu công cộng), thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái. Vào những năm gần đây, sự khác biệt giữa các trường phái ngày càng thu hẹp. Sự hợp tác manh mún tạo ra một giai đoạn mới trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Các nhà kinh tế thường sử dụng khái niệm chung về lạm phát như sau: Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian. Mức giá trung bình được hiểu là mức giá chung của tất cả hàng hóa và dịch vụ. Mức giá chung này được đo bằng chỉ số giá. 4 5.1.2. Thước đo lạm phát Muốn đánh giá mức độ lạm phát thì ta dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của giá cả ở một thời điểm nào đó so với thời điểm trước. Nếu lấy chỉ số giá là tỷ lệ thay đổi giá so với thời điểm gốc thì tỷ lệ lạm phát được tính theo công thức sau: Chỉ số giá thời điểm (t) - Chỉ số giá thời điểm (t-1) Tỷ lệ lạm phát thời điểm (t) = Chỉ số thời điểm (t-1) Nếu lấy chỉ số giá là tỷ lệ thay đổi so với thời điểm thời điểm trước thì tỷ lệ lạm phát được tính theo công thức: Tỷ lệ lạm phát thời điểm (t) = Chỉ số giá thời điểm (t) – 100 Hai thước đo thông dụng để phản ánh tổng quát là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh (GDP). - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một tỷ số phản ánh giá của hàng hóa trong nhiều năm khác nhau so với giá của hàng hóa đó trong năm gốc và được tính theo công thức: ii i t i pq pq CPI 00 0 ∑ ∑ = - Chỉ số điều chỉnh (GDP): là một chỉ số có mức độ bao phủ rộng nhất. Nó bao gồm tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế và trọng số tính toán được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ đóng góp tương ứng của các loại hàng hóa và dịch vụ vào giá trị gia tăng và được tính theo công thức: ii t i t i t pq pq GDP 0 ∑ ∑ = Trong đó, q i là lượng hàng hóa, p i là giá các mặt hàng, t là năm hiện hành, 0 là năm gốc. 5 5.1.3. Phân loại lạm phát Có nhiều cách để phân loại lạm phát, dựa vào tỷ lệ lạm phát các nhà kinh tế thường chia thành 3 loại: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát. - Lạm phát vừa phải: Là loại lạm phát một con số, tỷ lệ giá thấp, dưới 10%. Trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tăng chậm, thường xấp xỉ bằng mức tiền lương hoặc cao hơn chút ít. Do vậy giá trị tiền tệ tương đối ổn định, tạo thuận lợi cho môi trường kinh tế xã hội, tác hại của lạm phát này thường không đáng kể. - Lạm phát phi mã: Là loại lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hay 3 con số trong một năm. Loại lạm phát nay khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong thập niên 1980 nhiều nước đã lâm vào tình trạng lạm phát phi mã đến 600 – 700% trong đó có Việt Nam. - Siêu lạm phát: Là lạm phát xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã. Có thể láy ví dụ về cuộc lạm phát ở Đức năm 1922 – 1923, là hình ảnh siêu lạm phát điển hình trong lịch sử lạm phát thế giới, giá cả tăng từ 1 đến 10 triệu lần. Gần đây nhất năm tháng 10 năm 2008 lạm phát ở Zimbabwe tăng với tốc độ tên lửa, lên tới 231 triệu %. Một ổ bánh mì, giá hồi tháng 8 là 500 đôla Zimbabwe, nay lên đến khoảng 10.000 đôla. Siêu lạm phát có sức phá hủy mạnh toàn bộ hoạt động của nền kinh tế và thường đi kèm với những thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc. Tuy nhiên chúng cũng ít khi xảy ra. 5.1.4. Nguyên nhân gây ra lạm phátLạm phát cầu kéo (lạm phát do cầu) Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá tiềm năng. Trong thực tế khi lạm phát cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hóa. Như vậy, bản chất của lạm phát 6 cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng. Tổng cầu: AD = C + I + G + X – M Do các thành phần chi tiêu gia tăng (bao gồm các yếu tố C, I, G, X) làm cho tổng cầu AD tăng, sản lượng tăng ít, còn giá tăng nhiều và gây ra lạm phát. Mô hình: Ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng ở E(P 0 ; Y 0 = Y * ) Khi chính phủ sử dụng CSTK mở rộng hoặc do đầu tư tăng mạnh AD tăng -> AD’ Trạng thái cân bằng mới được xác định tại E’(P’; Y’) Nền kinh tế có tăng trưởng (Y’> Y 0 = Y * ) nhưng tốc độ tăng giá (P’>P 0 ) hay lạm phát lớn hơn tốc độ tăng trưởng -> Cầu kéo giá. Hình Error! No text of specified style in document 1. Lạm phát do cầu kéo • Lạm phát chi phí đẩy (lạm phát do cung) Đó là một đặc điểm của lạm phát hiện đại. Kiểu lạm phát này gọi là lạm phát chi phí đẩy, vừa lạm phát vừa suy giảm sản lượng, tăng thêm thất nghiệp nên cũng còn gọi là “lạm phát đình trệ”. Y = Y* Y’ P P P’ AS L A S AD’ AD Y E E’ 7 Khi giá đầu vào tăng (nguyên nhiên vật liệu như: xăng dầu, điện nước…; tiền lương, tiền công tăng) làm cho tổng cung AS giảm và dẫn đến giá tăng gây ra lạm phát. Mô hình: Ban đầu nền kinh tế cân bằng tại E(P 0 , Y 0 = Y*) Giả sử chi phí đầu vào tăng -> AS giảm -> AS’ Trạng thái cân bằng mới được xác định tại E’ (P’; Y’) Đây chính là hình ảnh của nền kinh tế suy thoái (Y’< Y 0 = Y*; P’>P 0 ) nhưng không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp (hình…) Hình Error! No text of specified style in document 2. Lạm phát chi phí đẩy • Lạm phát dự kiến (lạm phát quán tính) Là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. Tỷ lệ này thường được đưa vào các hợp đồng kinh tế, các kế hoạch hay là các thỏa thuận. Khi dự kiến được trước những biến động của P, ngoài hoạt động kinh tế có thể được điều chỉnh lại cho hợp lý như điều chỉnh mức lãi suất danh nghĩa, tiền công danh nghĩa, giá trong hợp đồng kinh tế cũng phải được điều chỉnh lại. Mô hình: Y = Y*Y’ P P P’ AS L AS’ AS Y E E’ 8 Khi P đầu vào tăng làm cho tổng cung AS giảm (AS->AS 1 ->AS 2 ). Khi đó, chính phủ phải áp dụng các biện pháp để điều chỉnh và làm tăng tổng cầu AD với cùng một tốc độ (AD->AD 1 ->AD 2 ). Lúc này, giá tăng một cách đều đặn từ P 0 >P 1 ->P 2 với mức sản lượng Y* không đổi. Hình Error! No text of specified style in document 3. Lạm phát dự kiến Khi thu nhập tăng -> LP tăng và MS tăng (MS>LP thì lạm phát xảy ra). Nếu LP = MS thì sẽ không gây ra lạm phát. • Lạm phát tiền tệ Nguyên nhân dẫn đến lạm phát là các vi phạm qui luật lưu thông tiền tệ. Loại lạm phát này xảy ra khi tốc độ tăng trưởng cung tiền vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sự của nền kinh tế. Lạm phát này thường xảy ra tại các nước đang phát triển khi các nước này theo đuổi cơ chế áp chế tài chính hoặc đang theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng cung cầu tiền tệ và thường là do: - Từ phía Chính phủ: Do xử lý thâm hụt ngân sách, Chính phủ vay dân thông qua phát hành trái phiếu nhưng vì thâm hụt kéo dài và tiền vay dân đến hạn phải trả nên buộc Chính phủ phải in thêm tiền để chi trả. Khi đó có quá nhiều tiền trong lưu thông vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sẽ dẫn đến lạm phát. P P 1 Y P AS 3 P 3 P 2 AS 2 AS 1 AD 1 AD 2 AD 3 E 1 E 2 E 3 9 - Hay do sự dốc tiền để dành ra chi tiêu do tâm lý người dân trước cuộc sống bất ổn. Khi đó, người dân thường dùng số tiền mặt cố đổ đi mua hàng vì lo sợ tiền mất giá. Vì thế, cung tiền lớn hơn đột ngột và làm cho giá tăng nhanh và gây ra lạm phát. - Sự can thiệp quá lớn của ngoại tệ vào thị trường nội hóa làm cho đồng ngoại tệ đóng vai trò nội tệ tạo ra cung tiền lớn và kết quả làm tăng giá nội hóa. - Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ kích thích tổng cầu hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế, khi tốc độ tăng trưởng tổng cầu cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng cung, thì cũng dẫn đến lạm phát. 5.2. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 5.2.1. Phân định nội dung đề tài Lạm phátmột đề tài nóng bỏng trong thời gian qua. Nhất là năm 2008 ở đỉnh cao của lạm phát đã có rất nhiều quan điểm, nghiên cứu tới ảnh hưởng của lạm phát và những giải pháp mà nhà nước có thể sử dụng để kiềm chế lạm phát. Tưởng chừng lạm phát phi mã đã qua đi vào năm 2009 chỉ còn khoảng 7%, nền kinh tế đang dần được phụ hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dần đi vào ổn đinh. Nhưng vào cuối năm 2009 và những tháng đầu năm 2010 chỉ số giá tiêu dùng đang dần tăng lên, đồng thời các nhà kinh tế đều lo ngại lạm phát phi mã có thể quay trở lại trong năm nay. Đặc biệt là những công ty chịu ảnh hưởng lớn bởi lạm phát. Chính vì vậy, việc đưa ra “Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại Minh An” là một đề tài phù hợp và mới mẻ. Trong đề tài nghiên cứu có đưa ra những lý luận cơ bản về lạm phát, tình hình lạm phát hiện nay ở trong nước và trên thế giới và đặc biệt là thông qua việc nghiên cứu về ngành, về công ty và kết quả những phiếu điều tra, phỏng vấn để từ đó có những đề xuất, kiến nghị và những giải pháp giúp Minh An có thể hạn chế được ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của mình. 10

Ngày đăng: 12/12/2013, 14:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mô hình: - 051 một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại minh an
h ình: (Trang 7)
Mô hình: - 051 một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại minh an
h ình: (Trang 8)
Hình Error! No text of specified style in document..3. Lạm phát dự kiến - 051 một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại minh an
nh Error! No text of specified style in document..3. Lạm phát dự kiến (Trang 9)
Hình Error! No text of specified style in document..4. Mối quan hệ giữa doanh thu và lạm phát - 051 một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại minh an
nh Error! No text of specified style in document..4. Mối quan hệ giữa doanh thu và lạm phát (Trang 23)
Hình Error! No text of specified style in document..5. Mối quan hệ giữa chi phí và lạm phát - 051 một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại minh an
nh Error! No text of specified style in document..5. Mối quan hệ giữa chi phí và lạm phát (Trang 24)
Mối quan hệ giữa chi phí và lạm phát - 051 một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại minh an
i quan hệ giữa chi phí và lạm phát (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w