2.2.Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 051 một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại minh an (Trang 33 - 36)

2.2.1.Quản lý và sử dụng hiệu quả chi phí

Đối với công ty TNHH thương mại Minh An thì khâu quan trọng nhất để có thể tiết kiệm và sử dụng hiệu quả chi phí đó là khâu tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào. Với đặc điểm trong ngành mặt hàng chính chủ yếu phải nhập khẩu, hơn nữa các hợp đồng lớn với nhà cung ứng phù hợp là rất quan trọng.

Một phần nữa trong quá trình sử dụng hiệu quả chi phí là vấn đề tổ chức nhân lực trong công ty như thế nào là rất quan trọng. Thay vì tất cả cùng tập trung vào phòng kinh doanh thì công ty tách một số cán bộ có năng lực sang thành lập phòng phát triển thị trường. Số lương phải trả thực tế cho cán bộ công nhân viện trong công ty vẫn như thế nhưng hiệu quả mang lại thực sự lớn hơn rất nhiều.

Việc tiết kiệm trong kinh doanh của công ty như dùng các biện pháp để tiết kiệm điện, năng lượng, đầu tư vào các máy móc công nghệ mới ít tiêu hao năng lượng hơn để giảm thiểu chi phí lên các sản phẩm. Bằng việc cắt giảm những chi tiêu không cần thiết, phát động phong trào tiết kiệm trong toàn thể công ty. Thêm nữa công ty cần có những tính toán và biện pháp hợp lý để có thể chủ động được nguồn hàng. Tránh sự phụ thuộc của biến động giá vào việc mua các nguyên liệu đầu vào đặc biệt là việc phải nhập khẩu những mặt hàng. Đây cũng là một biện pháp hiệu quả trong việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả chi phí bỏ ra.

2.2.2. Tăng cường huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn

Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao thì việc mở rộng hoạt động kinh doanh là không thể tránh khỏi. Nhưng trong thời kì lạm phát thì việc huy động vốn của

hội tiếp xúc với nguồn vốn là khó khăn. Hơn nữa, nếu đầu tư mở rộng bằng vay vốn trong lúc nền kinh tế suy thoái thì hoạt động đã trì trệ lại càng khó khăn, nếu lỗ thì lại càng lỗ lớn.

Chính vì vậy mà việc phải cân nhắc và có những biện pháp thích hợp với tình hình kinh tế, phù hợp với khả năng của công ty, phù hợp với nhu cầu của thị trường là vô cùng cần thiết. Khi nền kinh tế có nhiều dấu hiệu phục hồi công ty đã thông qua các biện pháp như vay vốn, cắt giảm chi phí thu mua, tránh ứ đọng vốn để có thể mở rộng hoạt động sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.

2.2.3.Giải pháp về tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn là vấn đề quan trọng nhất mà bất cứ công ty nào cũng phải quan tâm. Nó quyết định tới sự thành công hay thất bại của bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Một công ty có những sản phẩm chất lượng mà không có đội ngũ lao động chuyên nghiệp, năng động sáng tạo thì không thể mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Hiểu được vấn đề này, nên công ty Minh An đã có những giải pháp như:

- Quan tâm về nguồn nhân lực ngay từ quá trình tuyển dụng của mình để nhân viên có thể đáp ứng được tốt hơn công việc trong hiện tại và tương lai.

- Công ty cử những cán bộ ưu tú đi học nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn để tăng năng suất lao động cũng như góp phần vào việc đào tạo những nhân viên mới của công ty.

- Ngoài ra, công ty luôn có những phong trào thi đua, những buổi sinh hoạt tập thể trong năm như chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8-3, hay dịp noel, nghỉ hè để cổ vũ động viên tinh thần của toàn thể cán bộ công nhân viên cũng như tăng cường tình đoàn kết.

- Cuối cùng là để cán bộ công nhân viên của công ty có thể yên tâm công tác, lao động sáng tạo thì công ty đã có những chế độ lương, thưởng hợp lý. Mức thưởng cao nhất mà công ty giành cho cán bộ xuất sắc là 100% lương. Nhờ vậy mà toàn thể cán bộ trong công ty luôn cố gắng lao động hăng say, góp phần làm công ty ngày một phát triển.

2.3. Một số đễ xuất, kiến nghị

2.3.1.Kiến nghị với Nhà nước

Không thể phủ nhận cơ chế, chính sách và các chỉ thị, nghị quyết của Nhà nước có tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Sự ổn định và đúng đắn về quyết định và chính sách của Nhà nước tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các chính sách của nhà nước còn có nhiều bất cập nên sau đây là một vài kiến nghị:

- Thứ nhất, nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý đồng bộ, ổn định, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của mình.

- Thứ hai, cần phải có cơ chế đối thoại giữa Lãnh đạo địa phương, lãnh đạo trung ương với DN thường xuyên hàng quý. Có như vậy, những vướng mắc về thủ tục hành chính, cơ chế đầu tư mới đưựoc tháo gỡ kịp thời, không để lỡ những cơ hội quý báu cho DN hoạt động.

- Thứ ba,Nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới việc khuyến khích ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như giành ngân sách cho việc nghiên cứu những ứng dụng đó nhằm hạn chế được việc phải nhập khẩu những hàng điện tử, công nghệ giá thành cao.

- Thứ tư, vốn là vấn đề bức xúc đối với các DN, vì nhiều lý do các DN khó tiếp cận với Ngân hàng. Vì vậy hệ thống ngân hàng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp xúc với vốn bằng tỷ lệ lãi suất phù hợp nhất là trong thời kì lạm phát để các doanh nghiệp có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn.

- Thứ năm, nhà nước cần hoàn thiện và nâng cao công tác dự báo thị trường, tình hình lạm phát, tăng trưởng…nhằm cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết, đúng lúc và kịp thời để doanh nghiệp có thể đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình kinh tế.

2.3.2. Kiến nghị với công ty

biện pháp giúp công ty hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh như sau:

- Công ty cần tăng cường khả năng huy động vốn của mình bằng các hình thức khác nhau như đưa ra những dự án đầu tư mới hiệu quả để vay vốn của ngân hàng, hay đẩy nhanh vòng quay của vốn cũng như tránh việc bị ùn vốn ở một chỗ.

- Theo dõi sát hơn nữa vào tình hình kinh tế của Việt Nam để kịp thời nắm bắt những dự án được đầu tư bởi WB, ADB hay ODA

- Tăng thêm đội ngũ nhân viên phát triển thị trường để không ngừng tìm kiếm, nắm bắt tất cả những dự án, tìm ra nhà cung cấp thường xuyên và đáng tin cậy mới

Một phần của tài liệu 051 một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại minh an (Trang 33 - 36)