PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

13 3.9K 5
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Thông qua phần khái quát kết quả kinh doanh trong các chương vừa qua, ta có thể thấy lợi nhuận bị ảnh hưởng ở nhiều khía cạnh, nhiều yếu tố khác nhau như Doanh thu, Chi phí và Giá vốn…, ta đã biết những nhân tố trên ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mà công ty đạt được. Tuy nhiên, mục tiêu của người viết là phải hiểu rõ hơn về mức độ tác động của các nhân tố trên để đánh giá chính xác các biện pháp khắc phục một cách có hiệu quả. Từ đó, ta có thể tập trung vào khắc phục các nhân tố ảnh hưởng nhiều hơn những nhân tố khác đến lợi nhuận để tối đa hoá mục tiêu đề ra. 5.1. KHÁI QUÁT MÔ HÌNH Để tiến hành chọn mẫu phân tích ta khái quát mô hình hồi qui (mô hình chính) như sau: LN = C(0) + C(1)*DT + C(2)*GV + C(3)*CP + C(4)*DTTC Trong đó: các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận (LN) gồm có: Doanh thu (DT) Giá vốn hàng bán (GV) Chi phí ngoài sản xuất trong kỳ (CP) Doanh thu hoạt động tài chính (DTTC) Các biến trên đều được tính bằng Triệu đồng/tháng Các giả thuyết cần kiểm chứng:  DT đồng biến với LN vì khi doanh thu tăng lên thì làm lợi nhuận tăng theo.  GV nghịch biến với LN vì khi giá vốn tăng sẽ làm lợi nhuận giảm xuống.  CP nghịch biến với LN vì khi chi phí bán hàng tăng lên sẽ làm lợi nhuận giảm.  DTTC đồng biến với LN vì khi doanh thu hoạt động tài chính tăng sẽ góp phần làm lợi nhuận tăng theo. Mặt khác, ta cần tìm hiểu thêm về yếu tố sản phẩm vì khi muốn tăng lợi nhuận thì ta cần phải biết rõ mặt hàng nào mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty để từ đó chúng ta có thể tập trung khai thác nguồn lợi sẵn có từ mặt hàng đó. Tuy nhiên, do biến lợi nhuận còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác như trong mô hình chính đề ra nên trong mô hình này, để bảo đảm tính chính xác ta sẽ xét mối quan hệ giữa biến doanh thu với mặt hàng vì biến doanh thu chỉ chịu ảnh hưởng từ sản lượng các mặt hàng công ty đã xuất khẩu nên sẽ đạt hiệu quả cao hơn sao với mối quan hệ với lợi nhuận. Mô hình tổng quát về mối liên hệ giữa doanh thu và mặt hàng (gọi tắt là mô hình phụ) như sau: DT = C’(0) + C’(1)*Ca + C’(2)*Tom + C’(3)*Khac +C’(4)*UT Trong đó: các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu (DT) (triệu đồng/tháng) gồm có: Cá các loại (Ca) (kg/tháng) Tôm các loại (Tom) (kg/tháng) Các mặt hàng khác (Khac) (kg/tháng) Hàng uỷ thác xuất (UT) (kg/tháng) Ta cần kiểm chứng các biến trên đều đồng biến với Doanh thu, vì khi ta xuất được nhiều mặt hàng hơn thì ta sẽ đạt doanh thu nhiều hơn. 5.2. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỐNG KÊ Các số liệu cần thiết cho quá trình phân tích được trích ra từ Báo cáo quyết toán các tháng trong 3 năm 2006, 2007 và 2008, tổng cộng có 36 mẫu phân tích. Do ta chỉ phân tích quá trình kinh doanh xuất khẩu của công ty nên sẽ loại trừ hoạt động xuất nội địa của công ty trong bảng báo cáo này. Các kết quả trong bài nghiên cứu này dùng làm cơ sở cho phần biện pháp nâng cao lợi nhuận trong chương sau được vững chắc hơn. Tác giả dùng chương trình Stata 9.2 làm công cụ phân tích số liệu. 5.2.1. Phân tích mô hình chính: Dữ liệu của mô hình được đề cập trong Bảng A phần Phụ lục. Mô tả tổng quát số liệu: Bảng 14. MÔ TẢ TỔNG QUÁT MÔ HÌNH HỒI QUI CHÍNH Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max LN 36 1237.167 1103.01 317 4127 DT 36 41195.97 19391.91 8953 80094 GV 36 36203.19 17736.53 7221 70369 CP 36 3859.639 1421.64 739 6989 DTTC 36 104.0556 423.5111 -875 1156 Qua bảng số liệu ta thấy: Số giá trị quan sát là 36 mẫu Giá trị trung bình của LN là 1237,167 triệu đồng, tương đối cao. Giá trị trung bình của DT là 41195,97 triệu đồng, GV là 36203,19 triệu đồng, CP là 3859,639 triệu đồng và DTTC là 104,0556 triệu đồng. Ta thấy các khoản đều hợp lý và đảm bảo mức sinh lợi cho công ty. Giá trị cao nhất : LN = 4127 triệu đồng/tháng ; DT = 80094 triệu đồng/tháng ; GV = 70369 triệu đồng/tháng ; CP = 6989 triệu đồng/tháng và DTTC = 1156 triệu đồng/tháng. Giá trị thấp nhất : LN = 317 ; DT = 8953 ; GV = 7221 ; CP = 739 ; DTTC = -875. Về mối liên hệ giữa các biến trong mô hình : Bảng 15. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH CHÍNH LN DT GV CP DTTC LN 1.0000 DT 0.5161 1.0000 GV 0.4617 0.7972 1.0000 CP 0.4818 0.6075 0.6789 1.0000 DTTC -0.0746 0.0276 0.0382 0.2560 1.0000 Qua bảng ta thấy sự tương quan giữa các cặp đều rất chặt chẽ với nhau. Trong đó cặp DT và GV có sự tương quan cao nhất (0,7972), thật vậy, vì giá vốn luôn chiếm tỉ lệ rất cao trong khoản doanh thu công ty đạt được nên nó cũng có ảnh hưởng lớn nhất với doanh thu là điều hợp lý. Bên cạnh đó, cặp chỉ tiêu lợi nhuậndoanh thu hoạt động tài chính là lỏng lẽo nhất (-0,0746) vì nhân tố DTTC luôn chiếm số lượng rất nhỏ so với các nhân tố khác nên nó cũng ảnh hưởng không nhiều đến bình diện chung các nhân tố tác động đến lợi nhuận. Tuy nhiên, để kết luận được mức ảnh hưởng và tầm quan trọng của nhân tố này ta cần quan sát nhiều hơn qua bảng hồi qui chính chứ không chỉ dựa vào số lượng. Mô hình hồi qui chính : Bảng 16. KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUI CHÍNH Source SS df MS Number of obs = 36 F( 4, 31) = . Prob > F = 0.0000 R-squared = 1.0000 Adj R-squared = 1.0000 Root MSE = .4536 Model Residual 42582068.6 6.37841413 4 31 10645517.2 .205755295 Total 42582075 35 1216630.71 LN Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] DT .9998906 .000082 . 0.000 .9997234 1.000058 GV -.999889 .000083 . 0.000 -1.000058 -.9997197 CP -.9999159 .0001425 -7017.86 0.000 -1.000207 -.9996253 DTTC .9998201 .0002294 4358.80 0.000 .9993523 1.000288 _cons .1552765 .2263543 0.69 0.498 -.3063761 .6169291 Qua bảng kết quả hồi qui ta thấy Prob > F = 0,0000 nhỏ hơn mức 5% nên mô hình này có ý nghĩa với mọi mức giá trị alpha. Với R 2 = 1,0000 có nghĩa là 100% biến động về lợi nhuận có thể giải thích được nhờ mối liên hệ tuyến tính giữa doanh thu, giá vốn, chi phí và thu nhập từ hoạt động tài chính. Không còn nhân tố nào khác ảnh hưởng ngoài mô hình đề cập, các nhân tố khác nếu có chỉ ảnh hưởng đến các nhân tố trong mô hình, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Các biến trong mô hình đều có P>│t│ = 0,000, có nghĩa là các biến đều có ý nghĩa trong sự biến động các nhân tố. Từ đây ta có mô hình chính như sau: LN = 0,1552765 + 0,9998906DT - 0,999889GV - 0,9999159CP + 0,9998201DTTC Qua mô hình, ta có thể giải thích ý nghĩa các biến như sau:  Nếu doanh thu tăng lên 1.000.000 đồng trong khi các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận sẽ tăng thêm 999.890,6 đồng.  Nếu giá vốn hàng bán tăng thêm 1.000.000 đồng trong khi các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận sẽ giảm 999.889 đồng.  Nếu chi phí ngoài sản xuất như chi phí bán hàng, chi phí quản lý tăng thêm 1.000.000 đồng trong khi các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận sẽ giảm 999.915,9 đồng.  Nếu thu nhập từ hoạt động tài chính tăng lên 1.000.000 đồng trong khi các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận sẽ tăng thêm 999.820,1 đồng. Các nhân tố đều đúng với các giả thuyết cần kiểm chứng ban đầu. Từ đây ta có thể kết luận là các nhân tố trên đều tác động sâu sắc đến lợi nhuận. Trong đó doanh thu làm tăng lợi nhuận nhiều hơn thu nhập hoạt động tài chính và chi phí ngoài sản xuất tác động đến lợi nhuận nhiều hơn giá vốn hàng bán được. Qua kết luận trên ta có cơ sở để định ra chiến lược trong tương lai nhằm tối đa hoá lợi nhuận công ty có thể đạt được. 5.2.2. Phân tích mô hình phụ Dữ liệu của mô hình được đề cập trong Bảng B phần Phụ lục. Mô tả tổng quát số liệu: Bảng 17. MÔ TẢ TỔNG QUÁT MÔ HÌNH HỒI QUI PHỤ Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max DT 36 41195.97 19391.91 8953 80094 Ca 36 798968.8 272550.3 172675 1367870 Tom 36 91938.53 91682.19 0 378799 Khac 36 20734.5 18347.77 0 76863 UT 36 39772.89 35299.88 0 128650 Qua bảng số liệu ta thấy: Số giá trị quan sát là 36 mẫu Giá trị trung bình của DT là 41195,97 triệu đồng. Sản lượng trung bình của Cá là 798968,8 tấn, Tôm là 91938,53 tấn, Khác là 20734,5 tấn và UT là 39772,889 tấn. Ta thấy mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất của công ty là Cá các loại và các mặt hàng khác chiếm tỷ trọng thấp nhất. Giá trị cao nhất : DT = 80094 triệu đồng/tháng; Ca = 1367870 tấn; Tom = 378799 tấn; Khac = 76863 tấn và UT = 128650 tấn. Giá trị thấp nhất : DT = 8953 triệu đồng/tháng; Ca = 172675 tấn; Tom = 0 tấn; Khac = 0 tấn và UT = 0 tấn. Về mối liên hệ giữa các biến trong mô hình : Bảng 18. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH PHỤ DT Ca Tom Khac UT DT 1.0000 Ca 0.7809 1.0000 Tom 0.5510 0.5481 1.0000 Khac -0.0260 0.1009 0.3818 1.0000 UT 0.3230 0.3213 0.1377 -0.0650 1.0000 Qua bảng ta thấy sự tương quan giữa các cặp đều rất chặt chẽ với nhau. Trong đó cặp DT và Ca có sự tương quan cao nhất (0,7809), thật vậy, vì mặt hàng cá các loại luôn chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của công ty nên khi biến này biến động sẽ làm doanh thu biến động lớn từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Bên cạnh đó, cặp chỉ tiêu Khac và UT là lỏng lẽo nhất (-0,0650). Tuy nhiên, để kết luận được mức ảnh hưởng và tầm quan trọng của nhân tố này ta cần quan sát nhiều hơn qua bảng hồi qui chứ không chỉ dựa vào số lượng. Mô hình hồi qui phụ: Bảng 19. KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUI PHỤ Source SS df MS Number of obs = 36 F( 4, 31) = 15.55 Prob > F = 0.0000 R-squared = 0.9700 Adj R-squared = 0,9529 Root MSE = 3416 Model Residual 8.7840e+09 4.3776e+09 4 31 2.1960e+09 141214247 Total 1.3162e+10 35 376046048 DT Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] Ca .0516812 .0063323 8.16 0.000 .0367077 .0666546 Tom .1454021 .018911 7.69 0.000 .1006847 .1901196 Khac .3291411 .1260068 2.61 0.035 .0311824 .6270999 UT .0963346 .0299584 3.22 0.015 .0254943 .1671749 _cons -5543.454 5265.903 -1.05 0.327 -17995.34 6908.428 Qua bảng kết quả hồi qui ta thấy Prob > F = 0,0000 nhỏ hơn mức 5% nên mô hình này có ý nghĩa với mọi mức giá trị alpha. Với R 2 = 0,9529 có nghĩa là 95,29% biến động về doanh thu có thể giải thích được nhờ mối liên hệ tuyến tính với mặt hàng cá, tôm, các loại khác như ếch, mực… và uỷ thác xuất khẩu, còn 4,71% còn lại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Các biến Ca và Tom trong mô hình có P>│t│ = 0,000, có nghĩa là các biến đều có ý nghĩa trong sự biến động các nhân tố. Biến Khac = 0,035 = 3,5% < 5% nên có ý nghĩa trong mức ý nghĩa 5%. Tương tự UT = 1,5% < 5% nên đều có nghĩa trong khoảng alpha 5%. Từ đây ta có mô hình chính như sau: DT = -5543,454 + 0,0516812Ca + 0,1454021Tom + 0,3291411Khac + 0,0963346UT Qua mô hình, ta có thể giải thích ý nghĩa các biến như sau:  Nếu sản lượng mặt hàng cá các loại tăng lên 1 tấn trong khi các nhân tố khác không đổi thì doanh thu sẽ tăng thêm 51.681,2 đồng.  Nếu sản lượng mặt hàng tôm các loại tăng lên 1 tấn trong khi các nhân tố khác không đổi thì doanh thu sẽ tăng thêm 145.402,1 đồng.  Nếu sản lượng mặt hàng khác tăng lên 1 tấn trong khi các nhân tố khác không đổi thì doanh thu sẽ tăng thêm 329.141,1 đồng.  Nếu sản lượng hàng uỷ thác xuất tăng lên 1 tấn trong khi các nhân tố khác không đổi thì doanh thu sẽ tăng thêm 96.334,6 đồng. Các nhân tố đều đồng biến đúng với các giả thuyết kiểm chứng ban đầu. Từ đây ta có thể kết luận là các nhân tố trên đều tác động sâu sắc đến doanh thu, qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Muốn tăng doanh thu ta phải nâng cao kim ngạch xuất khẩu của công ty, tuy nhiên, khi tăng sản lượng thì mặt hàng Khác sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến doanh thu, trong khi đó mặt hàng cá lại ảnh hưởng ít nhất đến doanh thu. Qua đó ta thấy rằng tuy mặt hàng cá trong các năm đều chiếm tỷ trọng cao nhưng hiệu quả mang lại không cao bằng các mặt hàng khác, tuy do có số lượng lớn nên doanh thu chủ yếu dựa vào mặt hàng này. Qua mô hình đã chứng minh rằng các mặt hàng khác và tôm mang lại hiệu quả cao hơn, mang lại doanh thu nhiều hơn khi so cùng 1 khối lượng với mặt hàng cá nhưng hiện tại số lượng xuất khẩu còn thấp. Trong tương lai, công ty Caseamex cần tập trung hơn nữa để thúc đẩy việc xuất khẩu các mặt hàng khác và tôm để mang lại nguồn lợi lớn hơn. 5.3. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ 5.3.1. Chi phí ngoài sản xuất trong kỳ Qua mô hình chính ta có thể thấy được nhân tố chi phí là nhân tố nghịch biến và ảnh hưởng lớn nhất đến mức lợi nhuận của công ty. Khi chi phí này tăng lên 1 triệu đồng thì sẽ làm giảm mức lợi nhuận xuống 999.915,9 đồng. Do đó, khi ta giảm chi phí của nhân tố này xuống thì sẽ có hiệu quả cao nhất so với các nhân tố khác. Chi phí này bao gồm trong bảng dưới đây: Bảng 20. TÌNH HÌNH CHI PHÍ NGOÀI SẢN XUẤT TRONG KỲ TRONG 3 NĂM (2006 - 2008) Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Chi phí bán hàng 21.731 25.095 13.834 3.364 15,5 (11.261) (44,9) Chi phí QLDN 875 2.753 1.306 1.878 214,6 (1.447) (52,6) Chi phí vận chuyển 19.246 17.842 15.942 (1.404) (7,3) (1.900) (10,7) Chi phí Marketing 3.412 2.270 2.568 (1.142) (33,5) 298 13,1 Chi phí khác 52 28 557 (24) (46,2) 529 1.889,3 Nguồn: Phòng Kế Toán Cty Caseamex Chú thích: QLDN: Quản lý doanh nghiệp Chi phí Marketing: chi phí tiếp thị và quảng cáo Chi phí khác: chi phí bốc xếp, hoa hồng… Nhìn chung ta thấy qua các năm công ty đã cắt giảm các chi phí nhằm đạt lợi nhuận cao hơn. Trong đó: Chi phí bán hàng: Thể hiện tính hiệu quả về cách sử dụng nhân viên cùng các vật liệu, dụng cụ, đồ dùng, bảo hành và bao gồm chi phí dịch vụ quảng cáo, tiếp thị và vận chuyển của công ty. Năm 2006 chiếm khoảng 21,731 tỷ đồng, trong 2007 đã tăng lên 15,5% tương đương 25,095 tỷ đồng, đến năm 2008 giảm 44,9% còn 13,834 tỷ đồng. Ta có thể thấy chi phí này phụ thuộc vào số lượng hàng bán ra của công ty, khi lượng hàng bán ra tăng thì chi phí bán hàng cũng tăng (điển hình là năm 2007), tuy nhiên, cần hạn chế thấp nhất những chi phí phát sinh nhằm nâng cao lợi nhuận của mình. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là chi phí phản ánh mức hiệu quả quản lý cũng như việc sử dụng các vật liệu đồ dùng, dịch vụ quản lý của công ty. Năm 2006 chi phí này thấp, chỉ 875 triệu đồng do chưa cổ phần hoá, nhưng sau khí cổ phần hoá công ty, chi phí này cũng tăng mạnh nhằm đáp ứng việc quản lý phức tạp hơn trong nội bộ, cụ thể: năm 2007 là 2,753 tỷ tăng hơn 214,6% so với năm 2006; đến năm 2008, môi trường hoạt động dần ổn định nên chi phí đã giảm 52,6% so với năm 2007, tức là chỉ còn 1,306 tỷ đồng. Điều này phản ánh sự cố gắng của công ty Caseamex trong việc quản lý và điều hành công ty. Các chi phí vận chuyển, chi phí Marketing, chi phí khác nhìn chung đã giảm dần qua các năm. Ta thấy rằng các khoản chi phí này hầu như đã giảm qua các năm, tuy nhiên theo phân tích lúc đầu ta biết lợi nhuận của công ty qua 3 năm đều giảm dần. Điều này chứng tỏ rằng còn có 1 hay nhiều nhân tố khác ngoài chi phí ngoài sản xuất này ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận của công ty. 5.3.2. Doanh thu theo từng mặt hàng Theo kết quả của mô hình chính ta biết rằng doanh thu là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn thứ 2 đến lợi nhuận, đây là nhân tố đồng biến với lợi nhuận và thường biến động nhất do ảnh hưởng từ nhiều mặt như thị trường tiêu thụ, mặt hàng tiêu thụ… Khi doanh thu tăng lên 1 triệu đồng sẽ làm lợi nhuận tăng lên 999.890,6 đồng nếu các nhân tố khác không đổi. Qua Bảng 8 ta có thể thấy năm 2007 doanh thu tuy cao hơn năm 2006 nhưng lợi nhuận lại thấp hơn năm 2006 do các nhân tố còn lại tác động mạnh hơn đến lợi nhuận, do đó lợi nhuận trong năm 2007 thấp hơn 2006. Do đó, ta không chỉ nên tập trung vào nâng cao 1 nhân tố thái quá mà nên phân bổ ra nhằm đồng bộ nâng mức tăng trưởng của tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Để nâng cao doanh thu của công ty, ta cần xét thêm về kim ngạch xuất khẩu, trong đó mặt hàng nào công ty xuất khẩu mang lại doanh thu nhiều hơn. Đây là ý nghĩa của mô hình phụ mà ta đã phân tích [trang 55]: Mặt hàng cá các loại: đây là mặt hàng thế mạnh và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty. Nếu mặt hàng này tăng thêm 1 tấn thì doanh thu sẽ tăng [...]... nhân tố nhằm tăng cao lợi nhuận Hiện nay, do các nhân tố trên trong các năm qua không ổn định và khó kiểm soát nên lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua đang giảm dần do các nhân tố trên tác động Để khắc phục tình trạng này và làm lợi nhuận tăng ta nên đồng bộ các chính sách khắc phục các nhân tố trên một cách có hiệu quả Các biện pháp nâng cao lợi nhuận sẽ được đề xuất trong chương sau của bài nghiên... giảm 999.889 đồng nên các chiếm lược nhằm cắt giảm giá vốn là cần thiết để lợi nhuận tăng 5.3.4 Thu nhập từ hoạt động tài chính Nếu thu nhập từ hoạt động tài chính tăng lên 1.000.000 đồng trong khi các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận sẽ tăng thêm 999.820,1 đồng Đây là nhân tố đồng biến với lợi nhuận và cũng mang đến lợi nhuận cao cho công ty Tuy nhiên, hiện nay thu nhập từ hoạt động tài chính chỉ... bán luôn là nhân tố quan trọng, chi phí đầu vào của sản phẩm, có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận Do nguồn nguyên liệu thường tập trung theo vùng, theo vụ mùa nên giá thu mua luôn biến động thất thường nên việc cắt giảm chi phí giá vốn mang nhiều bất cập Nếu giá vốn hàng bán tăng thêm 1.000.000 đồng trong khi các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận sẽ giảm... tăng lợi nhuận cho công ty, chúng ta cần có chiến lược đầu tư hơn nữa vào các hoạt động đầu tư tài chính bên ngoài công ty nhằm chủ động khoản thu này hơn nữa và làm giảm bớt khoản thất thu do tình hình biến động tỷ giá không tốt cho công ty  Tóm lại, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình chính đều cao, không chênh lệch nhiều Do đó ta cần kiểm soát đồng bộ tất cả các nhân tố nhằm tăng cao lợi. .. quả cao trong việc nâng cao doanh thu, chúng ta không những phải duy trì sản lượng mặt hàng chủ lực là cá, mà còn phải hoạch định chiến lược nhằm nâng cao sản lượng xuất khẩu các mặt hàng còn lại mà nhất là các mặt hàng khác và tôm các loại - đây là 2 mặt hàng sẽ làm tăng doanh thu mạnh nhất trong các mặt hàng chính của công ty Caseamex 5.3.3 Giá vốn hàng bán Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì... do nhu cầu các sản phẩm này không cao, thị trường ít nên sản lượng công ty đã xuất khẩu trong 3 năm qua thật sự thấp Cần có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao sản lượng cũng như thị trường của sản phẩm này hơn nữa Bên cạnh đó, hàng uỷ thác xuất là một trong những nhân tố mang lại thu nhập khá cao, khi tăng thêm 1 tấn thì doanh thu sẽ tăng thêm 96.334,6 đồng Các sản phẩm thường uỷ thác xuất của công... hàng thường xuyên của công ty tuy sản lượng xuất khẩu chưa nhiều Tuy nhiên qua phân tích thì khi 1 tấn mặt hàng này tăng lên thì doanh thu sẽ tăng thêm 145.402,1 đồng; đây là sản phẩm mang lại doanh thu cao thứ 2 sau mặt hàng khác trong kết quả hồi qui của mô hình phụ Điều này chứng tỏ nguồn lợi từ mặt hàng tôm mang lại là rất lớn, nếu cùng 1 số lượng bán được thì doanh thu của mặt hàng tôm cao gần... có thể nâng cao doanh thu của mình Các mặt hàng tôm gồm có: tôm càng nguyên con, tôm sú PTO, tôm sú vỏ block, tôm sú thịt, tôm sú nguyên con… Các mặt hàng khác: bao gồm các sản phẩm như đùi ếch, bạc hà, mực trái thông, thuỷ sản tổng hợp… Đây thực sự là nguồn lợi lớn của công ty, khi tăng thêm 1 tấn sản lượng từ mặt hàng này thì doanh thu sẽ tăng thêm 329.141,1 đồng Đây thực sự là nguồn lợi của công ty... 51.681,2 đồng, mức ảnh hưởng thấp nhất trong các mặt hàng, tuy nhiên do số lượng cao nên đây vẫn là mặt hàng mang lại doanh thu cao nhất cho công ty mặc dù doanh thu mang lại không cao Mặt hàng này bao gồm các sản phẩm: cá tra vụn, cá tra trắng fillet, cá tra vàng fillet, cá tra tẩm bột, cá tra nguyên con lột da, cá basa fillet, cá chẽm fillet, cá trê n/c, cá xiên que… Mặt hàng tôm các loại: đây là mặt... bị động của công ty do khoản thu nhập này chủ yếu là thu nhập từ chênh lệch tỷ giá và lãi vay tiền gửi của công ty Sự thay đổi từ tỷ giá có thể là nguồn lợi lớn, tuy nhiên nó là con dao 2 lưỡi, khi tỷ giá giảm thì nó cũng làm công ty bị lỗ một khoản khá lớn (xem thêm bảng 8 năm 2007) nên dẫn đến tình trạng không ổn định và không thể lường trước của nhân tố này Để có thể chủ động điều tiết nhân tố này . PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Thông qua phần khái quát kết quả kinh doanh trong các chương. nhân tố nào khác ảnh hưởng ngoài mô hình đề cập, các nhân tố khác nếu có chỉ ảnh hưởng đến các nhân tố trong mô hình, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận

Ngày đăng: 20/10/2013, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan