phân tích chiến lược TOWS, giải pháp phát triển thị trường, chuyên đề chiến lược cạnh tranh, phát triển hình ảnh thương hiệu, giải pháp giảm ô nhiễm, kế toán chi phí quản lý
Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cũng bước vào một môi trường cạnh tranh mạnh mẽ. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, mang lại nhiều lợi nhuận thì đòi hỏi phải có chính sách cụ thể để giảm thiểu chi phí, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng, việc tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp không những góp phần giảm thiểu chi phí kinh doanh nói chung, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn có tác dụng góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động. Do vậy, không ngừng phấn đấu hạ thấp chi phí nói chung và chi phí quản lý doanh nghiệp nói riêng luôn được coi là vấn đề cấp bách của mọi doanh nghiệp. Để có thể hạ thấp chi phí yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải có chính sách cụ thể để quản lý chi phí sao cho sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nhất, cắt giảm những chi phí không cần thiết trong quản lý doanh nghiệp. Để phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí của các nhà quản trị doanh nghiệp, các thông tin kế toán về chi phí quản lý doanh nghiệp luôn là một nguồn dữ liệu vô cùng quan trọng và không thể thiếu, vì vậy doanh nghiệp cần phải có một phương pháp và hệ thống kế toán để ghi nhận, xử lý chi phí quản lý doanh nghiệp sao cho hiệu quả nhất. Thông qua quá trình thực tập đợt 1 tại công ty cổ phần Phương Hải Long, em nhận thấy tổ chức bộ máy kế toán của công ty còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục như: quy trình luân chuyển chứng từ của công ty không hợp lý, việc sử dụng chứng từ không theo đúng quy định, công ty không mở tài khoản 6426: chi phí dự phòng. Mặt khác việc quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cổ phần Phương Hải Long còn tồn tại nhiều yếu điểm dẫn tới việc chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao. Điều đó đòi hỏi công ty cổ phần Phương Hải Long phải tìm ra các biện pháp để xây dựng một hệ thống kế toán nói chung và hệ thống kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp nói riêng một cách hoàn thiện hơn nhằm tạo ra sự nhanh chóng, chính xác và GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy SVTH: Vũ Thị Hiền – K43D3 1 Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán hiệu quả nhất trong quá trình ghi nhận, xử lý thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty. Vì vậy việc nghiên cứu phân tích kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty cổ phần Phương Hải Long là rất cần thiết. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Xuất phát từ tính cấp thiết của việc nghiên cứu về hệ thống kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp, xác định cần phải có giải pháp để hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty cổ phần Phương Hải Long. Với cách đi sâu vào phân tích và nghiên cứu hệ thống kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty Phương Hải Long, nhằm thông qua đó đề xuất các giải pháp cụ thể; chuyên đề tốt nghiệp “Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty cổ phần Phương Hải Long” đáp ứng yêu cầu bức thiết của việc tìm ra giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp hiện tại. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp là một yêu cầu bức thiết của công ty cổ phần Phương Hải Long để tìm ra các giải pháp cụ thể góp phần nâng cao bộ máy kế toán chi phí quản lý của công ty, làm giảm chi phí nói chung và làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế hiện nay trong hệ thống kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty cổ phần Phương Hải Long thông qua việc đánh giá thực trạng kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài: - Về lý luận: hệ thống hóa các vấn đề cơ bản theo quyết định 15/2006/QĐ - BTC của Bộ Tài chính về kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. - Về thực tiễn: Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán của công ty cổ phần Phương Hải Long và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó. Đồng thời tìm ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế đó thông qua việc GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy SVTH: Vũ Thị Hiền – K43D3 2 Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán đánh giá thực trạng kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty Phương Hải Long hiện nay. Từ việc tìm ra những hạn chế, bất cập trong hệ thống kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty Phương Hải Long, đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập đó. - Về bản thân: Thông qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần Phương Hải Long em nhận thấy giữa lý thuyết học trên trường lớp và thực tế công việc còn tồn tại nhiều điểm khác biệt. Vì vậy, mục tiêu của việc nghiên cứu chuyên đề: “Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty cổ phần Phương Hải Long” nhằm giúp bản thân có những hiểu biết chuyên môn về kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp trên thực tế, từ đó có thể kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, tạo điều kiện cho em tìm hiểu về cơ hội nghề nghiệp và các yêu cầu của thực tế với chuyên ngành kế toán. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. - Không gian: Tại công ty cổ phần Phương Hải Long. Địa chỉ: 164A, phố Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. - Thời gian: quý I năm 2011. 1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu 1.5.1. Một số khái niệm Trong công việc kinh doanh, các doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí nhất định để có thể thực hiện được mục tiêu thu lợi nhuận. Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất kinh doanh được phân thành 2 loại: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy SVTH: Vũ Thị Hiền – K43D3 3 Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán Chi phí ngoài sản xuất là những khoản chi phí doanh nghiệp phải chi ra để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ và quản lý bộ máy kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí ngoài sản xuất bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài… Đây là loại chi phí phục vụ gián tiếp quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và tương đối ổn định. 1.5.2. Phân định nội dung nghiên cứu về kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Yêu cầu quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng, qua đó phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Mức phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp không những góp phần giảm chi phí sản xuất kinh doanh nói chung, nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp, mà còn có tác dụng góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động. Do đó, không ngừng phấn đấu hạ thấp chi phí nói chung và chi phí quản lý doanh nghiệp nói riêng luôn được coi là vấn đề cấp bách của các doanh nghiệp. Để có thể hạ thấp chi phí quản lý doanh nghiệp, yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải đánh giá được mức độ cần thiết của các loại chi phí quản lý, loại chi phí nào có thể giảm thiểu,… từ đó thiết lập được các chính sách quản lý chi phí trong từng giai đoạn cụ thể. Các yêu cầu quản lý chi phí cụ thể: - Quản lý tất cả chi phí phát sinh: trong kinh doanh, doanh thu và chi phí luôn đi liền với nhau và được coi là những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu cần quản lý GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy SVTH: Vũ Thị Hiền – K43D3 4 Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán để có những chính sách kinh doanh phù hợp tăng doanh thu, hạ thấp chi phí. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là một loại chi phí quan trọng và chiếm một tỷ trọng không nhỏ. Quản lý tổng chi phí giúp nhà quản trị đánh giá được trên bình diện tổng quát nhất: mức chi phí phát sinh đó cao hay thấp, như thế đã hợp lý hay chưa? Có thể dễ dàng tính toán và so sánh với doanh thu, lợi nhuận đạt được từ đó đánh giá được mức độ hợp lý của chi phí. Để thỏa mãn yêu cầu quản lý tổng chi phí phát sinh đòi hỏi kế toán viên phải được trang bị các công cụ và phương tiện kế toán hợp lý để ghi nhận và xử lý thông tin, kịp thời cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp. - Quản lý cụ thể theo từng khoản mục phí: Nếu chỉ quản lý tổng tất cả các loại chi phí thì chưa đủ, chưa thấy được loại chi phí nào phát sinh nhiều, loại nào phát sinh ít, chưa đánh giá được mức độ quan trọng của các loại chi phí. Quản lý chi phí theo từng khoản mục phí giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có thể thấy được kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí, đánh giá được mức độ trọng yếu của các khoản chi phí khác nhau. Loại phí nào phát sinh nhiều và thường xuyên, loại chi phí nào phát sinh ít; từ đó có thể lập dự toán các khoản chi phí theo từng loại chi phí cho kỳ tiếp theo, đồng thời có các chính sách cụ thể để hạ thấp các chi phí không cần thiết. Quản lý chi phí theo từng khoản mục phí có vai trò quan trọng, vì vậy yêu cầu quản lý đòi hỏi doanh nghiệp phải có các công cụ và phương tiện kế toán phù hợp để hạch toán các chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng khoản mục phí. - Quản lý chi phí theo từng nghiệp vụ phát sinh: Cần phải quản lý chi phí theo từng nghiệp vụ phát sinh. Việc quản lý chi phí theo từng nghiệp vụ phát sinh cho phép nhà quản trị doanh nghiệp thấy được trình tự phát sinh chi phí, mỗi lần phát sinh nhiều hay ít. Để có thể thực hiện được việc quản lý chi phí đó, các nhà quản trị doanh nghiệp cần nắm được mọi thông tin cần thiết liên quan đến các loại chi phí. Nguồn thông tin đó được lấy từ các thông tin kế toán cung cấp. Thông tin kế toán cung cấp là một nguồn thông tin quan trọng và là cơ sở để nhà quản trị doanh nghiệp thiết lập các chính sách quản lý chi phí hiệu quả. Để có GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy SVTH: Vũ Thị Hiền – K43D3 5 Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán thể cung cấp các thông tin một cách kịp thời và nhanh chóng đòi hỏi kế toán phải có các công cụ và phương tiện ghi chép, tính toán phù hợp. Công cụ và phương tiện kế toán cần sử dụng phục vụ yêu cầu quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp Để cung cấp các thông tin kế toán cần thiết về chi phí quản lý doanh nghiệp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đòi hỏi kế toán phải được sử dụng các công cụ và phương tiện kế toán phù hợp. Chứng từ kế toán: Công cụ kế toán cần sử dụng để ghi nhận xử lý thông tin liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp là các chứng từ kế toán. Kế toán sử dụng các chứng từ như là một công cụ làm cơ sở để ghi chép các khoản chi phí phát sinh theo từng nghiệp vụ, phục vụ yêu cầu quản lý chi phí theo từng nghiệp vụ phát sinh. Cụ thể các chứng từ kế toán sử dụng trong việc ghi nhận thông tin kế toán liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: - Kế toán viên cần sử dụng công cụ chứng từ là Bảng phân bổ tiền lương – BHXH, để ghi nhận chi phí lương nhân viên quản lý và tính trích các khoản theo lương. Chứng từ này cung cấp các thông tin liên quan đến mức lương cơ bản, các khoản phụ cấp và các khoản khác cho nhân viên quản lý doanh nghiệp, đồng thời phản ánh các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định. - Kế toán viên cần sử dụng công cụ chứng từ là phiếu xuất kho vật liệu để ghi nhận chi phí vật liệu quản lý. Phiếu xuất kho này cung cấp các thông tin về tên vật liệu, số lượng,… xuất dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp. - Kế toán cần sử dụng công cụ chứng từ là Bảng phân bổ CCDC, phiếu xuất kho CCDC khi ghi nhận chi phí đồ dùng văn phòng. Kế toán dùng phiếu xuất kho làm công cụ để ghi nhận việc xuất kho CCDC dùng cho bộ phận quản lý. Phiếu xuất kho cung cấp các thông tin về loại công cụ, số lượng xuất dùng,… cho bộ phận quản lý doanh nghiệp. Khi CCDC có giá trị lớn, cần phải phân bổ nhiều lần, kế toán cần sử dụng bảng phân bổ CCDC để làm phân bổ chi phí ghi nhận trong kỳ. Từ đó cung cấp các thông tin kế toán hợp lý về chi phí đồ dùng văn phòng sử dụng trong kỳ. GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy SVTH: Vũ Thị Hiền – K43D3 6 Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán - Kế toán cần sử dụng bảng tính và trích khấu hao TSCĐ để ghi nhận chi phí khấu hao TSCĐ. Chứng từ này là công cụ để kế toán ghi nhận các thông tin liên quan đến nguyên giá TSCĐ, tỷ lệ khấu hao, số khấu hao,… từ đó ghi nhận chi phí khấu hao TSCĐ. - Kế toán cần sử dụng công cụ ghi nhận thông tin về thuế, phí và lệ phí là các chứng từ bao gồm: thông báo thuế, bảng kê nộp thuế, biên lai thu thuế. Thông qua các loại chứng từ này, kế toán ghi nhận các thông tin liên quan đến các khoản thuế như thuế nhà đất, thuế môn bài, các khoản thuế phải nộp nhà nước. - Khi ghi nhận chi phí dự phòng kế toán cần sử dụng bảng kê các khoản nợ phải thu để xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập đồng thời căn cứ vào số dự phòng đã trích lập năm trước để tính trích lập năm nay. - Khi ghi nhận chi phí dịch vụ mua ngoài: Kế toán cần sử dụng chứng từ gồm: hóa đơn dịch vụ, phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng, hóa đơn GTGT. Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, điện thoại,… kế toán sử dụng hóa đơn dịch vụ để ghi nhận thông tin liên quan đến chi phí đó, đồng thời cần sử dụng phiếu chi nếu doanh nghiệp thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, giấy báo nợ của ngân hàng nếu doanh nghiệp thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Kế toán cần sử dụng đồng thời hóa đơn GTGT để ghi nhận thuế GTGT của dịch vụ mua ngoài đó. - Khi ghi nhận các chi phí bằng tiền khác kế toán cần sử dụng phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng để ghi nhận các chi phí bằng tiền khác như chi phí hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ,… sử dụng phiếu chi nếu doanh nghiệp thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, giấy báo nợ của ngân hàng nếu doanh nghiệp thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Tài khoản kế toán: Kế toán cần dùng các tài khoản kế toán cấp 1 và cấp 2 để hệ thống hóa các thông tin về các nghiệp vụ phát sinh chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc sử dụng tài khoản kế toán có vai trò ghi nhận và hệ thống thông tin, phục vụ cho việc ghi sổ. Tài khoản kế toán 642 cung cấp thông tin về chi phí quản lý GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy SVTH: Vũ Thị Hiền – K43D3 7 Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán doanh nghiệp phục vụ yêu cầu quản lý chi phí. Cụ thể tài khoản kế toán cần sử dụng để ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: - Kế toán cần sử dụng TK 6421: chi phí nhân viên quản lý, để ghi nhận chi phí lương nhân viên quản lý và các khoản trích theo lương. Tài khoản này dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ liên quan đến việc ghi nhận chi phí lương và các khoản trích theo lương ở bộ phận quản lý doanh nghiệp. - Kế toán cần sử dụng tài khoản 6422: chi phí vật liệu quản lý, để ghi nhận, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí vật liệu quản lý. - Kế toán cần sử dụng tài khoản 6423: chi phí đồ dùng văn phòng, để ghi nhận và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí đồ dùng văn phòng. - Kế toán cần sử dụng tài khoản 6424: chi phí khấu hao TSCĐ, để ghi nhận chi phí khấu hao TSCĐ. - Kế toán cần sử dụng tài khoản 6425: thuế, phí, lệ phí để hạch toán, tổng hợp các khoản thuế phải nộp nhà nước. - Kế toán cần sử dụng tài khoản 6426: chi phí dự phòng để hạch toán các khoản chi phí dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả. - Kế toán cần sử dụng tài khoản 6427: chi phí dịch vụ mua ngoài để phản ánh, hệ thống hóa các chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh trong kỳ. - Kế toán cần sử dụng tài khoản 6428: chi phí bằng tiền khác để phản ánh, hệ thống hóa các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong kỳ. Sổ kế toán: Trong trường hợp sử dụng hình thức ghi sổ nhật ký chung thì phương tiện kế toán cần sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp là các sổ kế toán bao gồm sổ nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ đặc biệt và sổ cái tài khoản 642. Sổ kế toán là phương tiện cung cấp các thông tin cho nhà quản trị, phục vụ yêu cầu quản lý tất cả các chi phí. Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy SVTH: Vũ Thị Hiền – K43D3 8 Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán vào sổ nhật ký chung, đồng thời lên sổ chi tiết và sổ đặc biệt, sau đó kế toán thực hiện việc lên sổ cái TK 642 và sổ cái các tài khoản liên quan. Đề tài cần tập trung nghiên cứu khảo sát về: Trong các vấn đề được đề cập ở trên, đề tài cần tìm hiểu về chứng từ, tài khoản và sổ mà công ty cổ phần Phương Hải Long sử dụng trong việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh. Đặc biệt chú trọng đi sâu tìm hiểu về hệ thống chứng từ và hệ thống tài khoản cấp 2 mà công ty sử dụng để ghi chép và hệ thống các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cổ phần Phương Hải Long; tìm hiểu về nội dung của các chứng từ và tài khoản, đặc biệt đi sâu khảo sát quá trình luân chuyển của chứng từ từ khâu hạch toán ban đầu đến khi lên sổ kế toán. Cụ thể: - Tìm hiểu hệ thống chứng từ kế toán mà công ty sử dụng làm công cụ trong việc ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp. Chứng từ kế toán là một bằng chứng quan trọng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nó giữ vai trò lưu trữ những thông tin giao dịch ban đầu, là cơ sở để qua đó lên các sổ sách kế toán, thiết lập các thông tin kế toán hoàn chỉnh phục vụ cho nhu cầu quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy chứng từ kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng. Hệ thống chứng từ có đầy đủ và phù hợp với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh mới có thể phản ánh chính xác, nhanh chóng các thông tin kế toán. Để có thể có cái nhìn chính xác về hệ thống kế toán của công ty đòi hỏi phải tìm hiểu hệ thống chứng từ mà công ty hiện đang sử dụng. Hệ thống chứng từ công ty sử dụng có tuân thủ đúng quy định của Bộ Tài chính ban hành hay không? Công ty có sử dụng hệ thống chứng từ tự lập hay không và những chứng từ đó có hợp lệ hay không? Các chứng từ do ai lập và được chuyển đi đâu? Nội dung ghi nhận của chứng từ đó là gì? Có phù hợp với các nghiệp vụ phát sinh hay không? . Đó là một nội dung quan trọng mà đề tài cần tìm hiểu. - Tìm hiểu hệ thống tài khoản mà công ty sử dụng để hệ thống hóa các chi phí phát sinh trong kỳ. GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy SVTH: Vũ Thị Hiền – K43D3 9 Trường ĐH Thương Mại Khoa Kế toán – Kiểm toán Tài khoản kế toán có vai trò quan trọng giúp kế toán phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Tài khoản 642 giúp doanh nghiệp ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp nói chung. Đề tài cần đi sâu vào tìm hiểu về tài khoản mà công ty cổ phần Phương Hải Long sử dụng để ghi nhận chi phí quản lý phát sinh trong kỳ, công ty có mở tài khoản chi tiết cấp 2 hay không? Và mở chi tiết những tài khoản nào? Các tài khoản cấp 2 mà công ty mở được sử dụng trong trường hợp nào, đã phù hợp hay chưa? Công ty không mở những tài khoản cấp 2 nào? - Tìm hiểu sơ qua các loại sổ kế toán mà công ty sử dụng. Sổ kế toán có vai trò quan trọng trong công việc kế toán, được sử dụng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Vì vậy đề tài cần phải tìm hiểu hình thức ghi sổ kế toán của công ty là gì? Với đặc điểm kinh doanh của công ty Phương Hải Long thì hình thức sổ kế toán áp dụng đã hợp lý hay chưa? Quá trình thu nhận và xử lý thông tin thông qua hình thức đó có hiệu quả không? Công ty đã sử dụng những loại sổ nào? - Chú trọng khảo sát và tìm hiểu trình tự ghi sổ kế toán của công ty. Trình tự ghi sổ kế toán là một nội dung quan trọng cần nghiên cứu của đề tài. Trình tự ghi sổ phức tạp hay đơn giản sẽ ảnh hưởng đến việc ghi nhận và xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời hay chậm chễ, từ đó ảnh hưởng đến việc đưa ra các chính sách quản lý chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy để phục vụ cho yêu cầu quản lý của các nhà quản trị và để phân tích sâu rộng thực trạng kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty thì đề tài cần phải đi vào tìm hiểu trình tự ghi sổ kế toán của công ty. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG HẢI LONG 2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Duy SVTH: Vũ Thị Hiền – K43D3 10 . kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty cổ phần Phương Hải Long 2.2.1. Đánh giá tổng quan tình hình kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công. phí quản lý doanh nghiệp tại công ty cổ phần Phương Hải Long: trong quý I năm 2011, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cổ phần Phương Hải Long tăng