luận văn giải pháp quản lý, luận văn khách sạn du lịch, luận văn chất lượng dịch vụ, chuyên đề dịch vụ ăn uống, đề án marketing thị trường, phát triển dịch vụ bổ sung
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Cao Hồng Loan CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài -Về lý thuyết: Bán hàng đóng vai trò rất quan trọng không chỉ đối với bản thân mỗi doanh nghiệp mà với cả sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình lưu chuyển hàng hóa, doanh nghiệp bán được hàng sẽ thu được doanh thu và từ đó có được lợi nhuận, lợi nhuận đạt được sẽ được phân phối cho những mục đích khác nhau của doanh nghiệp. Như vậy đối với doanh nghiệp, bán hàng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Còn đối với nền kinh tế xã hội thì việc thực hiện tốt khâu bán hàng là điều kiện để kết hợp chặt chẽ giữa lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ, thực hiện chu chuyển tiền mặt, ổn định và củng cố giá trị đồng tiền, là điều kiện để ổn định và nâng cao đời sống người lao động nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Để quản lý nghiệp vụ bán hàng thì thông tin do kế toán bán hàng cung cấp là vô cùng quan trọng. Các thông tin này sẽ giúp cho nhà quản trị nắm được các số liệu về doanh thu bán hàng, số liệu kết quả hoạt động kinh doanh, thông tin về khối lượng, số lượng hàng hóa được tiêu thụ, các khoản phải thu khách hàng, chi phí bán hàng, thị trường bán hàng, thị phần của doanh nghiệp, các chính sach trong bán hàng của doanh nghiệp…. để từ đó nhà quản trị có thể kiểm tra, phân tích tình hình hoạt động kinh tế, tài chính, để lập và theo dõi việc thực hiện kế hoạch (phân tích sự biến động của doanh thu bán hàng, sự biến động của khối lượng hàng bán, sự biến động chi phí trong bán hàng, phân tích tính toán sự khả quan phát triển thị phần của doanh nghiệp…) và lập ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh trong bán hàng và trong các hoạt động khác của doanh nghiệp. -Về thực tiễn: Qua quá trình học tập tại trường và thời gian tìm hiểu thực tế tại đơn vị em thấy công tác kế toán bán hàng của công ty cổ phần GSC Việt Nam đã có sự cố gắng, cũng như có những hoạch định, tổ chức hợp lý. Công ty đã có chỗ đứng và tạo được dấu ấn trong lĩnh vực cung cấp trang thiết bị nội thất. Nhưng cùng với sự K43D5 Khoa kế toán kiểm toán Sinh viên Cao Thu Hà Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Cao Hồng Loan khó khăn của nền kinh tế, hiện giờ công ty cũng đang phải đương đầu với nhiều thách thức và khó khăn đặc biệt là sự cạnh tranh của các công ty khác, nhất là trong thời kỳ kinh tế hiện nay sự cạnh tranh đó ngày càng gay gắt. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Để thấy được tầm quan trọng của hệ thống kế toán nói chung và bộ phận kế toán bán nhóm hàng trang thiết bị nội thất nói riêng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty em chọn đề tài “Kế toán bán trang thiết bị nội thất tại công ty cổ phần GSC Việt Nam ” 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu Sau khi nghiên cứu vấn đề này,công ty sẽ có cái nhìn đúng đắn về vấn đề kế toán bán hàng, tổ chức công tác kế toán khoa học hợp lý. Xét theo góc độ thưc tế : Đề tài sẽ đi vào khảo sát việc thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần GSC Việt Nam. Qua nghiên cứu chuyên đề sẽ giúp Công ty xác định và ghi nhận doanh thu bán nhóm hàng trang thiết bị nội thất theo đúng theo VAS 14; xác định và ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu và tuân thủ VAS 02; lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo đúng VAS 02, hệ thống sổ kế toán được thiết kế phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin và trình bày thông tin trên BCTC của VAS 21… 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: đề tài nghiên cứu về kế toán bán hàng trong công ty cổ phần GSC Việt Nam. - Về mặt thời gian: số liệu nghiên cứu tập trung ở trong tháng 1 năm 2011. - Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn ở mặt hàng trang thiết bị nội thất tại công ty cổ phần GSC Việt Nam. 1.5. Một số lý luận cơ bản về kế toán bán hàng trong DNTM 1.5.1. Quy định kế toán bán hàng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam . 1.5.1.1. Theo VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác” * Xác định doanh thu: K43D5 Khoa kế toán kiểm toán Sinh viên Cao Thu Hà Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Cao Hồng Loan Theo chuẩn mực kế toán số 14, đoạn 05, 06, 07, 08 (Ban hành và công bố theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính) - Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. - Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa DN với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. - Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai. - Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này, doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. * Ghi nhận doanh thu. Theo VAS 14, đoạn 10: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. K43D5 Khoa kế toán kiểm toán Sinh viên Cao Thu Hà Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Cao Hồng Loan - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. * Xác định dự phòng phải thu khó đòi. Tại đoạn 14, VAS 14: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố chắc chắn này đã xử lý xong. Nếu doanh thu được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi. 1.5.1.2. Theo VAS 02 “Hàng tồn kho” Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua. Các khoản chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho gồm: - Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường - Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản trong quá trình mua hàng - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp. K43D5 Khoa kế toán kiểm toán Sinh viên Cao Thu Hà Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Cao Hồng Loan Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho - Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. - Phương pháp bình quân gia quyền: giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. - Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. - Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. 1.5.2. Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại theo Quyết định 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 1.5.2.1. Chứng từ kế toán. Tùy theo phương thức, hình thức bán hàng, kế toán bán hàng sử dụng các chứng từ kế toán sau: - Hóa đơn GTGT (Hóa đơn bán hàng), Phiếu xuất kho - Báo cáo bán hàng, bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ - Giấy nộp tiền của nhân viên bán hàng - Bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày, Bảng thanh toán hàng đại lý K43D5 Khoa kế toán kiểm toán Sinh viên Cao Thu Hà Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Cao Hồng Loan - Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, Bảng kê nộp séc, Báo có của ngân hàng… 1.5.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng. - Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”. Tài khoản này dùng để phản ánh tổng doanh thu bán hàng thực tế, các khoản giảm trừ doanh thu và xác định doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Kết cấu tài khoản như sau: + Bên nợ: • Cuối kỳ kết chuyển khoản giảm giá hàng bán, Chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại • Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp • Kết chuyển doanh thu thuần + Bên có: Doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ thực tế trong kỳ. Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp 2 đó là: Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa Tài khoản 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ Tài khoản 5118 – Doanh thu khác. Ngoài ra còn có sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như Tài khoản 632, 521, 131, 111,112,156,157,138,133… 1.5.2.3. Vận dụng tài khoản kế toán để hạch toán một số nghiệp vụ kế toán bán hàng chủ yếu. Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở DNTM hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ a. Phương thức bán buôn hàng hóa Kế toán bán buôn qua kho Kế toán nghiệp vụ bán buôn theo hình thức giao hàng trực tiếp cho khách hàng - Kế toán ghi tăng tiền hoặc các khoản phải thu… ( Nợ TK 111,112,131 theo tổng giá thanh toán), tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Có TK 511 theo K43D5 Khoa kế toán kiểm toán Sinh viên Cao Thu Hà Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Cao Hồng Loan giá bán chưa có thuế GTGT) và tăng số thuế GTGT đầu ra phải nộp ( Có TK 33311 ). Đồng thời, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán phản ánh giá vốn hàng bán: ghi tăng giá vốn hàng bán ( Nợ TK 632 )và ghi giảm giá trị hàng hóa, thành phẩm…( Có TK 156, 155 ) Kế toán nghiệp vụ bán buôn theo hình thức gửi hàng cho khách hàng Căn cứ vào phiếu xuất kho, phản ánh giá trị thực tế của hàng phải bán kế toán ghi giảm hàng hóa, thành phẩm (Có TK 156, 155), đồng thời ghi tăng hàng gửi đi bán (Nợ TK 157). Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba - Căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ thanh toán của khách hàng, kế toán ghi tăng tiền hoặc các khoản phải thu… ( Nợ TK 111,112,131 theo tổng giá thanh toán), tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Có TK 511 theo giá bán chưa có thuế GTGT) và tăng số thuế GTGT đầu ra phải nộp ( Có TK 33311 ). Đồng thời, kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT ( hoặc hóa đơn bán hàng) do nhà cung cấp lập, phản ánh trị giá vốn hàng bán:ghi tăng giá vốn hàng bán (Nợ TK 632 theo giá mua chưa có thuế GTGT) và tăng số thuế GTGT đầu vào ( nếu có) và ghi giảm tiền hoặc khoản nợ phải trả nhà cung cấp…( Có TK 111, 112,331 theo giá mua đã có thuế GTGT) Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng -Khi DN mua hàng sau đó chuyển thẳng đi bán, căn cứ vào hóa đơn GTGT ( hoặc hóa đơn bán hàng) của nhà cung cấp và phiếu gửi hàng đi bán, kế toán ghi tăng hàng gửi đi bán ( Nợ TK 157 theo trị giá mua chưa có thuế của hàng vận chuyển thẳng) và tăng số thuế GTGT đầu vào ( Nợ TK 133 nếu có), và ghi giảm tiền hoặc các khoản phải trả nhà cung cấp…( Có TK 111,112,331) -Khi hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ, kế toán ghi tăng tiền và các khoản phải thu …( Nợ TK 111,112,131 theo giá bán đã có thuế) và ghi tăng doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ( Có TK 511theo giá bán chưa có thuế GTGT) và tăng số thuế GTGT đầu ra phải nộp (Có TK 33311). Đồng thời kế toán phản ánh trị giá vốn hàng bán:ghi tăng giá vốn hàng gửi bán và giảm hàng gửi đi bán K43D5 Khoa kế toán kiểm toán Sinh viên Cao Thu Hà Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Cao Hồng Loan Các trường hợp phát sinh trong quá trình bán buôn Kế toán chiết khấu thương mại Trường hợp bán buôn có phát sinh chiết khấu thương mại giảm trừ cho khách hàng ghi: tăng khoản chiết khấu thương mại (Có TK 5211), ghi giảm khoản phải thu khách hàng (Có TK 131) hoặc ghi giảm tiền (Có TK 111,112), ghi giảm thuế đầu ra tính trên khoản chiết khấu thương mại (Nợ TK 33311) Kế toán hàng bán bị trả lại Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hóa bị trả lại, hạch toán trị giá vốn của hàng bán bị trả lại - Kế toán ghi tăng hàng hóa, thành phẩm nhập kho (Nợ TK 155,156) và ghi giảm giá vốn hàng bán (Có TK 632) - Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại: kế toán ghi tăng giá trị hàng bán bị trả lại ( Có TK 5212 giá bán chưa có thuế GTGT), ghi giảm số thuế GTGT phải nộp ( Nợ Tk 33311 thuế GTGT của hàng bán bị trả lại) và giảm tiền hoặc các tài khoản liên quan.( Có TK 111,112,131) Kế toán giảm giá hàng bán - Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượng hàng đã bán do kém, mất phẩm chất, sai quy cách, hợp đồng thì khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua, kế toán ghi tăng giảm giá hàng bán( Có TK 5213), ghi giảm tài khoản tiền hoặc các tài khoản liên quan (Có TK 111,112,131…) đồng thời ghi giảm số thuế GTGT phải nộp ( Nợ TK 33311 Số thuế GTGT của hàng bán bị giảm giá). Cuối kỳ kết chuyển khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại để xác định doanh thu thuần: Kế toán ghi giảm doanh thu ( Nợ TK 511), ghi tăng TK giảm trừ doanh thu (Có TK 5211, 5212, 5213). b. Phương thức bán lẻ hàng hóa - hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được bản kê bán lẻ hàng hóa của mậu dịch viên. Kế toán xác định giá bán chưa thuế, thuế GTGT đầu ra của hàng hóa đã tiêu thụ. Trường hợp số tiền mậu dịch viên thực nộp phù hợp với doanh số bán ra thì kế toán tiến hành ghi sổ kế toán: ghi tăng TK tiền ( Nợ TK 111), tăng doanh thu bán K43D5 Khoa kế toán kiểm toán Sinh viên Cao Thu Hà Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Cao Hồng Loan hàng và cung cấp dịch vụ ( Có TK 511 theo giá bán chưa có thuế GTGT) và tăng số thuế GTGT đầu ra phải nộp ( Có TK 33311 ). Đồng thời, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán: ghi tăng giá vốn hàng bán ( Nợ TK 632 )và ghi giảm giá trị hàng hóa, thành phẩm…( Có TK 156, 155 ) c. Kế toán ở đơn vị nhận đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng Khi nhận hàng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, kế toán phản ánh toàn bộ giá trị hàng hóa nhận bán đại lý vào Tài khoản 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược”. Khi nhận hàng đại lý, ký gửi ghi đơn bên Nợ TK 003, khi xuất hàng bán hoặc xuất trả lại hàng cho bên giao hàng ghi đơn bên Có TK 003. Khi hàng hóa nhận bán đại lý đã bán được: - Khi xuất bán hàng nhận đại lý, phải lập Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng thông thường theo chế độ quy định. Căn cứ vào Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng thông thường và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền bán hàng đại lý phải trả cho bên giao hàng ghi tăng tài khoản 111,112,131 và tăng khoản phải trả cho người bán ( Có TK 331 theo tổng giá thanh toán) - Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, kế toán ghi tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ(Có TK 5111), ghi giảm phải trả cho người bán( Nợ TK 331) và tăng số thuế GTGT phải nộp( Có TK 33311) - Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng, kế toán ghi giảm khoản phải trả cho người bán (Nợ TK 331)và ghi giảm tiền (Có TK 111,112…) 1.5.2.4. Sổ sách kế toán. Để phản ánh nghiệp vụ bán hàng, kế toán tùy thuộc vào hình thức kế toán áp dụng mà sử dụng các sổ kế toán Áp dụng hình thức nhật ký chung; + Sổ NK chung + Sổ NK bán hàng: là sổ kế toán tổng hợp dung để tập hoepj các nghiệp vụ bán hàng nhưng chưa thu tiền + Sổ NK thu tiền: Dùng để tập hợp các nghiệp vụ thu tiền ở doanh nghiệp bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Sổ NK thu tiền được mở riêng cho từng tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và có thể theo dõi theo từng loại tiền + Sổ cái: kế toán mở các sổ cái cho TK 511,521, 632,156,111… K43D5 Khoa kế toán kiểm toán Sinh viên Cao Thu Hà Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Cao Hồng Loan + Sổ chi tiết: kế toán mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu chi tiết cho từng mặt hàng, từng nhóm hàng Sổ chi tiết thanh toán người mua: dùng để theo dõi chi tiết tình hình công nợ và thanh toán công nợ phải thu ở người mua. Nó được mở cho từng khách hàng và theo dõi từng khoản nợ phải thu từ khi phát sinh cho đến khi người mua thanh toán hết các khoản nợ. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG BÁN TRANG THIẾT BỊ NỘI THẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GSC VIỆT NAM 2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu về kế toán bán hàng - Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thu thập dữ liệu: phương pháp này bao gồm các phương pháp như phương pháp nghiên cứu tài liệu thông qua việc đọc và nghiên cứu các chứng từ, sổ kế toán bán hàng của công ty, thông qua các báo cáo kết quả kinh doanh cũng như các báo cáo tài chính, nghiên cứu chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam. Phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát hoạt động bán hàng trong công ty. Đây đều là các phương pháp đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng mà kết quả chính xác cao. - Phương pháp phân tích và thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua việc điều tra chọn mẫu có điều kiện và áp dụng bảng câu hỏi điều tra, tiến hành thu thập và xử lý số liệu về đề tài nghiên cứu. - Quá trình thu thập và phân tích kết hợp với phương pháp so sánh cơ sở dữ liệu giúp tìm ra những giải pháp tốt nhất nhằm thể hiện và phản ánh được bản chất của vấn đề nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu được chia làm 3 giai đoạn sau: * Giai đoạn 1: Xác định nguồn thông tin cần thu thập và đối tượng cần điều tra. - Nguồn thông tin cần thu thập là các thông tin liên quan đến nghiệp vụ kế toán bán nhóm hàng trang thiết bị nội thất tại công ty cổ phần GSC Việt Nam. Đó là các thông K43D5 Khoa kế toán kiểm toán Sinh viên Cao Thu Hà . trạng kế toán bán trang thiết bị nội thất tại công ty cổ phần GSC Việt Nam. 2.3.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần GSC Việt Nam. 2.3.1.1 thiết bị nội thất tại công ty cổ phần GSC Việt Nam. 2.3.2.1. Đặc điểm kế toán tiêu thụ trang thiết bị nội thất tại công ty cổ phần GSC Việt Nam a. Đặc điểm