1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán bán hàng thiết bị chống sét tại công ty Cổ phần thiết bị điện và hệ thống tự động hóa

83 437 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 238,03 KB

Nội dung

Trang 1

TÓM LƯỢC

Công ty cổ phần thiết bị điện và hệ thống tự động hóa – ELAS, JSC là công tyhoạt động trong lĩnh vực thương mại và phân phối các thiết bị điện công nghiệp và dândụng Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Công ty ELAS là phân phối sản phẩm,thiết bị điện các loại; thiết bị và hệ thống tự động hóa Trong đó thiết bị chống sét làmặt hàng được tiêu thụ rộng lớn trên nhiều địa bàn và đem lại lợi nhuận không nhỏcho công ty

Do đó, qua thời gian thực tập tại công ty cùng với những kiến thức được học tập

tại trường em xin đi sâu vào nghiên cứu đề tài “ Kế toán bán hàng thiết bị chống séttại công ty Cổ phần thiết bị điện và hệ thống tự động hóa” Bài khóa luận đưa ra

thực trạng công tác bán hàng thiết bị chống sét tại công ty chỉ ra những mặt đạt đượccũng như hạn chế cần khắc phục để từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoànthiện kế toán bán hàng thiết bị chống sét tại công ty trên cơ sở các điều kiện có thểthực hiện tại công ty Cổ phần thiết bị điện và hệ thống tự động hóa

Về mặt lý luận, bài khóa luận đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận về kế toán bánhàng trong doanh nghiệp thương mại theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kếtoán hiện hành Từ đó làm cơ sở nghiên cứu thực tế công tác kế toán bán hàng trongcông ty

Về mặt thực tế, bài khóa luận đi sâu tìm hiểu công tác kế toán bán hàng thiếtbị chống sét tại công ty, đưa ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác kế toánbán hàng thiết bị chống sét Với những điểm còn tồn tại trong công tác kế toán bánhàng thiết bị chống sét, bài kháo luận đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện côngtác kế toán bán hàng thiết bị chống sét tại công ty Cổ phần thiết bị điện và hệthống tự động hóa

Trang 2

Em xin chân thành cảm ơn ban quản trị, phòng Tài chính - kế toán, phòng Tổchức hành chính của Công ty Thiết Bị Điện Và Hệ Thống Tự Động Hóa đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành bài khóa luận của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1

1.1 Tính cấp thiết 1

1.2 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 2

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

4 Phương pháp thực hiện đề tài 3

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3

4.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 4

4.1.2 Phương pháp điều tra: 4

4.1.3 Phương pháp phỏng vấn: 4

4.1.4 Phương pháp quan sát thực tế: 5

4.2 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu 5

5 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG 7

DOANH NGHIỆP 7

1.1 Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp 7

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 7

1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu quản lý, nhiệm vụ của kế toán bán hàng 8

1.1.2.1.Đặc điểm nghiệp vụ kế toán bán hàng trong doanh nghiệp 8

1.1.2.2 Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp 13

1.1.2.3 Nhiệm vụ kế toán bán hàng trong doanh nghiệp 13

1.2 Nội dung kế toán bán hàng trong doanh nghiệp 14

Trang 4

12.1 Quy định về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán

Việt Nam 14

1.2.2 Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiệnhành( Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 củaBộ Tài Chính) 19

2.1.1 Tổng quan về công ty cổ phần thiết bị điện và hệ thống tự động hóa 36

2.1.1.1.Khái quát về công ty: 36

2.1.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý và phân cấp quản lý 38

2.1.1.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 40

2.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng thiết bị chống sét tạicông ty cổ phần thiết bị điện và hệ thống tự động hóa 41

2.1.2.1 Môi trường bên ngoài 41

2.1.2.2.Môi trường bên trong 42

2.2 Thực trạng kế toán bán hàng thiết bị chống sét tại công ty cổ phần thiết bịđiện và hệ thống tự động hóa 43

2.2.1 Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng thiết bị chống sét tại công ty 43

Trang 5

2.2.2.1 Chứng từ sử dụng 45

2.2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng: 47

2.2.2.3 Trình tự kế toán một số nghiệp vụ bán hàng chủ yếu 47

2.2.2.3.Sổ kế toán 52

CHƯƠNG III CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNGTHIẾT BỊ CHỐNG SÉT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ HỆTHỐNG TỰ ĐỘNG HÓA 55

3.1 Các kết luận và đề xuất qua nghiên cứu 55

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công tySơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công tyPhụ lục 1 Tổng hợp kết quả điều tra

Phụ lục 2 Phiếu phỏng vấnPhụ lục 3,13,17,20 Hóa đơn GTGTPhụ lục 4,14,18 Phiếu xuất kho

Phụ lục 11 Giao diện phân hệ ngân hàngPhụ lục 12 Giao diện phân hệ Nộp tiền vào tài khoản

Phụ lục 16 Giao diện phân hệ bán hàng thu tiền ngayPhụ lục 19 Biên bản trả lại hàng hóa

Phụ lục 21 Phiếu nhập khoPhụ lục 22 Giao diện phân hệ hàng bán bị trả lạiPhụ lục 23 Giao diện phân hệ tính giá xuất khoPhụ lục 24 Giao diện phân hệ sổ kế toán

Phụ lục 25 Sổ nhật ký chungPhụ lục 26 Sổ cái TK 131Phụ lục 27 Sổ cái TK 632Phụ lục 28 Sổ cái TK 511Phụ lục 29 Sổ chi tiết TK 131Phụ lục 30 Sổ quỹ tiền mặt

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

1.1 Tính cấp thiết

Cơ sở lý luận

Năm 2007, Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại Thế giới WTO, đã và đangmang lại nhiều cơ hội, thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong nước Trong điềukiện ấy thì việc duy trì ổn định và không ngừng phát triển sản xuất của doanh nghiệpchỉ có thể thực hiện khi chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn và được thị trườngchấp nhận Để đưa được những sản phẩm của doanh nghiệp mình tới tay người tiêudùng doanh nghiệp phải thực hiện tốt giai đoạn bán hàng Đối với doanh nghiệpthương mại thì việc bán hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng; bán hàng mới có thể đemlại lợi nhuận cho doanh nghiệp và bù đắp các chi phí đã bỏ ra , thực hiện đầy đủ nghĩavụ đối với nhà nước , đầu tư phát triển và nâng cao đời sống cho người lao động,không những thế nó còn phản ánh năng lực kinh doanh và vị thế của doanh nghiệp trênthị trường Cùng với đó, kế toán đã trở thành một công cụ đắc lực không thể thiếu giúpdoanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hìnhtài chính của doanh nghiệp Do đó kế toán có vai trò vô cùng quan trọng trong việcquản lý và kiểm soát các hoạt động kinh tế phát sinh thông qua một hệ thống thông tintrung thực, chính xác, kịp thời.Hơn nữa, công tác kế toán bán hàng chính xác và đầy đủ sẽcung cấp được thông tin kinh tế chính xác, kịp thời cho nhà quản lý, giúp cho các doanhnghiệp xây dựng được phương án kinh doanh tối ưu, tạo điều kiện cho quá trình kinh doanhđược tiến hành bình thường Còn đối với Nhà nước, nó là cơ sở để Nhà nước kiểm soát quátrình sử dụng vốn của doanh nghiệp và thu hồi vốn Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán bánhàng là vấn đề thường xuyên đặt ra đối với các doanh nghiệp

Cơ sở thực tiễn

Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần thiết bị điện và hệ thống tự động hóa,em nhận thấy kế toán trong công ty nói chung và kế toán bán hàng thiết bị chống sétnói riêng nhìn chung đã thực hiện theo đúng chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiệnhành, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, kế toán đã áp dụng theo Thông tư200/2014/TT-BTC được Bộ Tài Chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 để thaythế QĐ 15/2006/TT-BTC Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách của công ty là tương

Trang 9

đối phù hợp với với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty song công ty kinhdoanh khá đa dạng các mặt hàng thiết bị điện nên hạch toán theo dõi bán hàng các thiếtbị này vẫn còn nhiều hạn chế Chính vì những hạn chế đó phần nào gây khó khăn chocông tác kế toán và làm cho những thông tin đưa ra chưa thực sự chính xác, làm ảnhhưởng đến kết quả kinh doanh của công ty Hơn nữa, thiết bị chống sét lại là mặt hàngđược tiêu thụ rộng lớn trên nhiều địa bàn và đem lại lợi nhuận không nhỏ cho công ty.Do đó việc hoàn thiện công tác bán hàng thiết bị chống sét trong công ty thực sự cầnthiết để giúp công ty nắm bắt được kịp thời những thông tin phục vụ cho quyết địnhquản lý nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.

Xuất phát từ tính cấp thiết của kế toán bán hàng, những lý luận đã được nghiêncứu và thực trạng kế toán bán hàng thiết bị chống sét tại công ty cổ phần thiết bị điện

và hệ thống tự động hóa em chọn đề tài “Kế toán bán hàng thiết bị chống sét tạiCông ty cổ phần thiết bị điện và hệ thống tự động hóa”.

1.2 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Việc hoàn thiện công tác bán hàng thiết bị chống sét là rất cần thiết và có ý nghĩato lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty, nó không những góp phần nâng cao hiệuquả của công tác tổ chức kế toán mà còn giúp các nhà quản lý nắm bắt được chính xácthông tin và phản ánh kịp thời tình hình bán hàng của công ty Những thông tin nàylàm cơ sở để phân tích, đánh giá lựa chọn những phương án sản xuất kinh doanh, đầutư vào công ty một cách hiệu quả nhất.Từ đó thấy được vai trò, sự ảnh hưởng của côngtác kế toán bán hàng tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, để thấy được mặtmạnh, mặt hạn chế của công tác kế toán bán hàng của công ty Từ đó, phát huy nhữngmặt mạnh, còn những mặt hạn chế có biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của công ty Cụ thể,kế toán bán hàng sau mỗi kỳ kinh doanh sẽ chodonah nghiệp cái nhìn tổng quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mìnhmột cách chi tiết thông qua một số chỉ tiêu về doanh thu và kết quả lãi lỗ Từ đó côngty có những biện pháp kịp thời điều chỉnh lại cơ cấu hàng hóa, hình thức kinh doanh,phương thức quản lý cho phù hợp và hiệu quả hơn

Qua thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài, em cũng hiểu rõ được về tầmquan trọng của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại nói chung và côngty Cổ phần thiết bị điện và hệ thống tự động hóa nói riêng Nhờ đó em thấy tráchnhiệm và nghĩa vụ của một kế toán viên sau này

Trang 10

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài

Khi nghiên cứu đề tài “Kế toán bán hàng thiết bị chống sét tại công ty cổ phầnthiết bị điện và hệ thống tự động hóa” mục tiêu cụ thể bao gồm:

Về mặt lý luận:

Hệ thống hóa được lý luận về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp; hiểu rõ hơnvề các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định hiện hành của Nhà nước cóliên quan đến nghiệp vụ kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

Về mặt thực tiễn:

Nghiên cứu, làm rõ thực trạng kế toán bán hàng thiết bị chống sét tại công ty cổphần thiết bị điện và hệ thống tự động hóa, chỉ rõ những ưu điểm cũng như những mặttồn tại về kế toán bán hàng thiết bị chống sét.Qua đó đưa ra những giải pháp thiết thực,,những ý kiến đề xuất nhằm phát huy những điểm mạnh, hoàn thiện những hạn chế,tồn tại đáp ứng nhu cầu xử lý thông tin nhanh hơn, chính xác hơn trong công tác kếtoán bán hàng thiết bị chống sét tại công ty Cổ phần thiết bị điện và hệ thống tựđộng hóa

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Kế toán bán hàng thiết bị chống sét tại công tyPhạm vi nghiên cứu đề tài:

- Về không gian nghiên cứu: Tại Công ty cổ phần thiết bị điện và hệ thống tựđộng hóa Địa chỉ: Số 6 Vũ Ngọc Phan, Q Đống Đa, Hà Nội

- Về thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến ngày 04 tháng 05năm 2015

- Số liệu minh họa : tháng 01 năm 2015

4 Phương pháp thực hiện đề tài

Để nghiên cứu đề tài : “Kế toán bán hàng thiết bị chống sét tại công ty cổ phầnthiết bị điện và hệ thống tự động hóa” em đã kết hợp các phương pháp: Phương phápthu thập dữ liệu và phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Để thu thập dữ liệu về tình hình hoạt động của công ty nói chung và công tác bánhàng nói riêng một cách chính xác, phục vụ cho việc phân tích, đánh giá hoạt động củadoanh nghiệp thì em đã sử dụng các phương pháp sau:

Trang 11

4.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Trong quá trình thực hiện đề tài em đã tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu có liênquan như: Luật kế toán: Luật số 03/2003/QH11 của Quốc Hội; Các chuẩn mực kế toánViệt Nam: VAS 01 “Chuẩn mực chung”, VAS 02 “Hàng tồn kho”, VAS 14 “ Doanhthu và thu nhập khác” ; Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ TàiChính; Giáo trình tham khảo: Giáo trình kế toán- TS Nguyễn Tuấn Duy và TS ĐặngThị Hòa,NXB Thống Kê,năm 2010; Các bài luận văn mẫu tham khảo và tài liệu dophòng kế toán của công ty cung cấp: Báo cáo tài chính năm 2013,2014, các sổ kế toán:Sổ nhật ký chung, sổ cái các TK 511, TK 632, TK 156, TK 131,…Sổ chi tiết các TK511, TK 632,TK 131,…cùng với các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ bán hàng thiếtbị chống sét như: Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuấtkho,…

4.1.2 Phương pháp điều tra:

- Đối tượng : Giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng kinh doanh, kế toánbán hàng

- Mục đích: Tìm hiểu về đặc điểm hoạt động, tổ chức bộ máy quản lý của côngty, tổ chức công tác kế toán bán hàng thiết bị chống sét tại công ty

- Nội dung: Đưa ra phiếu điều tra dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm về phươngthức bán hàng, chính sách bán hàng, tổ chức công tác kế toán bán hàng thiết bị chống sét

- Thời gian tiến hành: Lúc 10h ngày 2 tháng 3 năm 2015- Kết quả: Số phiếu phát ra: 4 phiếu; số phiếu thu về: 4 phiếu Sau khi phiếuđược thu hồi tiến hành tổng hợp kết quả thu thập mô tả đặc điểm hoạt động kinhdoanh, công tác tổ chức kế toán, các vấn đề liên quan tới việc áp dụng chính sách vàmô tả thực trạng bán hàng tại công ty

Tổng hợp kết quả điều tra (Phụ lục 01)4.1.3 Phương pháp phỏng vấn:

- Đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp Giám đốc Vũ Văn Tú, Kế toántrưởng Nguyễn Thanh Hương

- Mục đích phỏng vấn: Tìm hiểu rõ hơn về công tác kế toán bán hàng, đặc biệttìm hiểu chuyên sâu về công tác bán hàng thiết bị chống sét

Trang 12

- Nội dung phỏng vấn: Đưa ra những câu hỏi về phương thức bán hàng ,phương thức thanh toán, chính sách bán hàng mà công ty đang áp dụng, cơ cấu tổ chứccông tác bán hàng, chính sách kế toán bán hàng thiết bị chống sét,…

- Thời gian tiến hành phỏng vấn: 10h30 ngày 2 tháng 3 năm 2015.- Kết quả phỏng vấn: Thu thập được các thông tin về đặc điểm kế toán bán hàngthiết bị chống sét, đối tượng khách hàng mà công ty hướng tới, những dự kiến củacông ty về việc mở rộng chi nhánh, các chính sách bán hàng của công ty,…

Phiếu phỏng vấn (Phụ lục 02)4.1.4 Phương pháp quan sát thực tế:

Quan sát công việc thực hiện hàng ngày, quá trình hạch toán kế toán công tác bánhàng thiết bị chống sét của các nhân viên kế toán từ khâu lập chứng từ, trình tự kếtoán, lên sổ kế toán đến lập báo cáo kế toán,…

4.2 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu.

Trên cơ sở số liệu đã thu thập được, thì em đã tiến hành đánh giá, phân tích dữliệu, để từ đó đưa ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác kế toán bán hàng

5 Kết cấu khóa luận tốt nghiệpNgoài phần mở đầu, khóa luận bao gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong doanhnghiệp thương mại.

Trong chương 1 khóa luận tập trung giải quyết các vấn đề lý luận chung về kếtoán bán hàng trong các doanh nghiệp , đưa ra những đánh giá tổng quan về tình hìnhnghiên cứu kế toán bán hàng, phân tích rõ bản chất nội dung kế toán bán hàng từ đótrình bày nội dung nghiên cứu với các đặc điểm của nghiệp vụ kế toán bán hàng Nhữngvấn đề lý luận trong chương này là cơ sở để xem xét, đánh giá thực trạng kế toán bán hàngthiết bị chống sét tại công ty cổ phần thiết bị điện và hệ thống tự động hóa

Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng thiết bị chống sét tại công ty cổphần thiết bị điện và hệ thống tự động hóa.

Chương này tập trung tìm hiểu đặc điểm sản xuất kinh doanh và công tác kế toánbán hàng tại công ty cổ phần thiết bị điện và hệ thống tự động hóa, đánh giá mức độảnh hưởng của môi trường sản xuất kinh doanh đến kế toán bán hàng, qua đó làm rõthực trạng kế toán bán hàng thiết bị chống sét tại công ty cổ phần thiết bị điện và hệ

Trang 13

thống tự động hóa Chương này là cơ sở để đưa ra các kết luận và giải pháp hoànthiện kế toán bán hàng thiết bị chống sét tại công ty cổ phần thiết bị điện và hệ thốngtự động hóa

Chương 3 : Các kết luận và đề xuất về kế toán bán hàng thiết bị chống séttại công ty cổ phần thiết bị điện và hệ thống tự động hóa.

Dựa trên cơ sở đánh giá về thực trạng kế toán bán hàng thiết bị chống sét tại côngty cổ phần thiết bị điện và hệ thống tự động hóa, nhận xét đánh giá những thành côngvà những hạn chế còn tồn tại trong kế toán bán hàng thiết bị chống sét.Qua đó nhằmđưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng thiết bị chống sét tại côngty cổ phần thiết bị điện và hệ thống tự động hóa

Trang 14

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG

DOANH NGHIỆP1.1 Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

- B á n h à ng(1): Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh

của một doanh nghiệp thương mại, nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu vềhàng hóa từ tay người bán sang tay người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặcquyền được đòi tiền ở người mua Đây là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị củahàng hóa, tức là để chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hìnhthái giá trị ( H – T )

- Doanh t hu(2):Doanh thu được hiểu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanhnghiệp thu được trong kì kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanhthông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

- Doanh t hu b á n h à ng v à cung c ấ p d ị c h v ụ(3):Là toàn bộ doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ bao gồm:

+ Doanh thu bán buôn: Là doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hóa, bán cho

cơ quan, đơn vị khác nhằm mục đích để tiếp tục chuyển bán hoặc gia công, sản xuất

+ Doanh thu bán lẻ: Là doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hóa…bán cho

cơ quan, đơn vị, cá nhân khác nhằm mục đích tiêu dùng

+ Doanh thu hàng gửi bán đại lý: Là doanh thu của khối lượng hàng gửi bán đại

lý theo hợp đồng ký kết.- Doanh t hu t hu ầ n v ề b á n h à ng v à cung c ấ p d ị c h v ụ(4): chỉ tiêu này phản ánh sốdoanh thu bán hàng, thành phẩm và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ trongkỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

(1):Th.S Nguyễn Thị Thanh Loan, Giáo trình kế toán thương mại dịch vụ, Trường Đh công nghiệp, năm2010, trang 14

(2): Đoạn 2, VAS 01, chuẩn mực kế toán Việt Nam.(3):TS Nguyễn Tuấn Duy và TS Đặng Thị Hòa,Giáo trình kế toán tài chính, NXB Thống Kê,năm 2010trang 290-291.

(4): TS Nguyễn Tuấn Duy và TS Đặng Thị Hòa,Giáo trình kế toán tài chính, NXB Thống Kê,năm 2010trang 320.

Trang 15

- Gi á v ố n h à ng b á n(5 )Là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị thực tế của sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư đã tiêu thụ trong kỳ.

- Các khoản giảm trừ doanh thu:

+ C h i ế t k h ấ u t h ươ ng mạ i(6 ):là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết chokhách hàng mua hàng với khối lượng lớn

+ Gi ả m gi á h à ng b á n(7 )Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩmchất, sai quy cách hoặc lạc hậu, không phù hợp với thị hiếu

+ Gi á tr ịh à ng b á n b ị tr ả l ạ i(8)Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêuthụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán

+ C h i ế t k h ấ u t h an h¿á n¿(9):Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua,do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng

1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu quản lý, nhiệm vụ của kế toán bán hàng

1.1.2.1.Đặc điểm nghiệp vụ kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

a Các phương thức bán hàng

Trong các doanh nghiệp thương mại, việc tiêu thụ hàng hóa có thể thực hiện theocác phương thức sau:

Phương thức bán buôn hàng hóa: Là phương thức bán hàng cho các đơn vị

thương mại, các doanh nghiệp sản xuất để thực hiện bán ra hoặc gia công chế biến rồibán ra Trong bán buôn hàng hóa, thường có các phương thức sau:

- Bán buôn qua kho : Là hình thức bán hàng mà hàng hóa, thành phẩm được xuất

bán từ kho bảo quản của doanh nghiệp Trong phương thức này có hai hình thức:

+ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này

bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp để nhận hàng Doanh nghiệp phải xuấtkho hàng hóa, giao trực tiếp cho đại diện bên mua Sau khi đại diện bên mua nhận đủhàng, đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, thì hàng hóa mới xác định tiêu thụ

(5): TS Nguyễn Tuấn Duy và TS Đặng Thị Hòa,Giáo trình kế toán tài chính, NXB Thống Kê,năm 2010trang 250

(6):Đoạn 3, VAS 14, chuẩn mực kế toán Việt Nam(7): Đoạn 3, VAS 14, chuẩn mực kế toán Việt Nam(8): Đoạn 3, VAS 14, chuẩn mực kế toán Việt Nam(9): Đoạn 3, VAS 14, chuẩn mực kế toán Việt Nam

Trang 16

+ Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn cứ

vào hợp đồng đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp xuất kho hàng hóa,thành phẩm dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng giaocho bên mua ở một địa điểm thỏa thuận Hàng hóa, thành phẩm chuyển bán vẫn thuộcquyền sở hữu của doanh nghiệp Hàng hóa, thành phẩm chỉ xác định là tiêu thụ khinhận được tiền do bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàngvà chấp nhận thanh toán Chi phí vận chuyển do doanh nghiệp hay bên mua chịu là dosự thỏa thuận từ trước giữa hai bên Nếu doanh nghiệp chịu chi phí vận chuyển, sẽđược ghi vào chi phí bán hàng Nếu bên mua chịu chi phí vận chuyển, sẽ phải thu tiềncủa bên mua

- Bán buôn vận chuyển thẳng : Theo hình thức này, thành phẩm sản xuất xong

không nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua Phương thức này có thể thực hiệntheo hai hình thức:

+ Bán hàng vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba(giao hàng trực tiếp):

Theo hình thức này,hàng hóa không về nhập kho khi mua mà được giao trực tiếpcho khách hàng Sau khi giao, nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đãthanh toán hoặc chấp nhận nợ, hàng hóa được xác nhận là tiêu thụ

+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: doanh nghiệp sau

khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vậnchuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thỏa thuận Thành phẩm, hànghóa chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Khinhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàngvà chấp nhận thanh toán thì hàng hóa được xác định là tiêu thụ

Phương thức bán lẻ hàng hóa

Bán lẻ hàng hóa là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dung hoặc cáctổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ.Đặc điểm của phương thức bản lẻ hàng hóa là hàng hóa đã ra khỏi lĩnh vực lưuthông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa đã đượcthực hiện Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc bán với số lượng nhỏ, giá bán thường ổnđịnh Phương thức bán lẻ hàng hóa thường có các hình thức sau:

Trang 17

- Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung:Nghiệp vụ thu tiền người mua và nghiệp vụ

giao hàng cho người mua tách rời nhau Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làmnhiệm vụ thu tiền của khách, viết hóa đơn hoặc tích kê cho khách để khách đến nhậnhàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao

- Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của

khách và giao hàng cho khách

- Hình thức bán hàng tự phục vụ: khách hàng tự chọn lấy hàng hóa, sau đó mang

đến bộ phận thu tiền để thanh toán tiền hàng Nhân viên thu tiền sẽ lập hóa đơn bánhàng và thu tiền của khách

Phương thức bán đại lý: Bán hàng đại lý là phương thức bán hàng mà trong

đó doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở nhận bán đại lý, ký gửi để các cơ sởnày trực tiếp bán hàng Sau khi bán được hàng, cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng chodoanh nghiệp thương mại và được hưởng một khoản tiền gọi là hoa hồng đại lý Sốhàng chuyển giao cho cơ sở đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệpthương mại, đến khi nào cơ sở đại lý thanh toán tiền bán hàng hoặc chấp nhận thanhtoán thì nghiệp vụ bán hàng mới hoàn thành

Phương thức bán trả chậm, trả góp: là hình thức mà doanh nghiệp dành cho

người mua ưu đãi được trả tiền hàng trong kỳ Doanh nghiệp được hưởng thêm khoảnchênh lệch giữa giá bán trả góp và giá bán thông thường theo phương thức trả tiềnngay gọi là lãi trả góp

b Các phương thức thanh toán

Sau khi giao hàng cho bên mua và được chấp nhận thanh toán thì bên bán có thểnhận tiền hàng theo nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào sự tín nhiệm, thỏathuận giữa hai bên mà lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp Hiện nay cácdoanh nghiệp thương mại thường áp dụng các phương thức thanh toán sau:

Phương thức thanh toán ngay, thanh toán trực tiếp

Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển từ ngườimua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữu hàng hóa bị chuyển giao Thanh toántrực tiếp có thể bằng tiền mặt, ngân phiếu, séc hoặc có thể bằng hàng hóa ( nếu bántheo phương thức hàng đổi hàng) Ở hình thức này, sự vận động của hàng hóa gắn liềnvới sự vận động của tiền tệ

Trang 18

Phương thức thanh toán trả chậm, trả góp

Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao sau mộtkhoảng thời gian so với thời điểm chuyển quyền sở hữu về hàng hóa, do đó hình thànhkhoản công nợ phải thu của khách hàng Nợ phải thu cần được hạch toán, quản lý chi tiếtcho từng đối tượng phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán Ở hình thức này, sự vậnđộng của hàng hóa và tiền tệ có khoảng cách về thời gian và không gian

c Phương thức xác định giá vốn hàng bán

- Phương pháp giá thực tế đích danh: Theo phương pháp này hàng hoá nhập

kho từng lô theo giá nào thì xuất kho theo giá đó không quan tâm đến thời gian nhậpxuất phương pháp này phản ánh chính xác từng lô hàng xuất nhưng công việc rất phứctạp đòi hỏi thủ kho phải nắm được chi tiết từng lô hàng Phương pháp này thườngđược áp dụng với hàng hoá có giá trị cao nhập theo lô và bảo quản riêng theo từng lôcủa mỗi lần nhập

- Phương pháp nhập trước, xuất trước: Phương pháp này dựa trên giả định

hàng hoá nào nhập kho trước thì xuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập Trịgiá mua thực tế hàng hoá xuất kho trong kỳ tính theo đơn giá mua thực tế nhập trước

- Phương pháp nhập sau- xuất trước: Phương pháp này dựa trên giả định là

hàng nhập sau được xuất trước, lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập Trị giá mua thựctế hàng xuất kho tính theo đơn giá mua hàng nhập sau Trị giá hàng hóa cuối kỳ đượctính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên

- Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền: Theo phương pháp này giá trị

của từng loại hàng hoá xuất kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hànghóa đầu kỳ và giá trị từng loại hàng hóa được mua trong kỳ Giá trị trung bình có thểđược tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về phụ thuộc vào tình hìnhcủa doanh nghiệp

Phương pháp bình quân gia quyền gồm 2 phương pháp:

Phương pháp bình quân cả kỳ: Theo phương pháp này đơn giá bình quân gia

quyền được tính vào thời điểm cuối kỳ, sau đó lấy số lượng hàng hóa xuất kho trêntừng chứng từ nhân với đơn giá bình quân đã tính.Công thức tính:

Trang 19

Đơn giá thực tếbình quân cả kỳ =

Giá mua thực tế củahàng tồn đầu kỳ

+ Giá mua thực tếhàng nhập trong kỳSố lượng hàng tồn trong

kỳ

+ Số lượng hàngnhập trong kỳ

Trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho= số lượng hàng hoá xuất kho* đơngiá thực tế bình quân

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao, hơnnữa việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán chung

Phương pháp bình quân tức thời: Theo phương pháp này phải tính giá bình quân

gia quyền tại thời điểm xuất kho, sau đó lấy số lượng hàng hóa xuất kho nhân với đơngiá bình quân đã tính Công thức tính như sau:

Đơn giá xuất kholần thứ i =

Giá mua thực tế củahàng tồn đầu kỳ

+ Giá mua thực tế hàngnhập trước lần xuất thứ iSố lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập

trước lần xuất thứ i

- Phương pháp hệ số giá

Đối với các doanh nghiệp mua hàng hoá vật tư thường xuyên có sự biến động vềgiá cả, khối lượng chủng loại vật tư hàng hoá nhập, xuất kho nhiều thì có thế sử dụnggiá hạch toán để tính trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho.Giá hạch toán là loại giá ổnđịnh do doanh nghiệp xây dựng, giá này không có tác dụng giao dịch với bênngoài.Việc nhập xuất trước hết phải tính hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán cuảhàng luân chuyển trong kỳ

Hệ số giá =

Trị giá thực tế của hàng

tồn đầu kỳ

+ Trị giá thực tế của hàngnhập trong kỳTrị giá hạch toán của

hàng tồn đầu kỳ

+ Trị giá hạch toán của hàng

nhập trong kỳ

Trang 20

d Phương pháp xác định giá bán

Doanh thu được ghi nhận theo giá bán hàng hóa Giá bán hàng hóa của doanhnghiệp được xác định trên nguyên tắc phải đảm bảo bù đắp được giá vốn, chi phí bỏ rađồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp có được khoản lợi nhuận định mức:

Giá bán hàng hóa= giá mua thực tế + thặng số thương mạiThặng số thương mại dùng để bù đắp chi phí và hình thành lợi nhuận, nó đượctính theo tỷ lệ % trên giá thực tế của hàng hóa tiêu thụ

Thặng số thương mại= Giá mua * Tỷ lệ % thặng số thương mạiNhư vậy: Giá bán hàng hóa= Giá mua thực tế * (1+ Tỷ lệ % thặng số thương mại)

1.1.2.2 Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp

Nghiệp vụ bán hàng tiêu thụ hàng hóa liên quan đến từng khách hàng, từngphương thức thanh toán và từng mặt hàng nhất định Do đó, công tác quản lý nghiệpvụ bán hàng đòi hỏi phải quản lý các chỉ tiêu như quản lý doanh thu, tình hình thay đổitrách nhiệm vật chất ở khâu bán, tình hình tiêu thụ và thu hồi tiền, tình hình công nợvà thanh toán công nợ về các khoản thanh toán công nợ về các khoản phải thu củangười mua, quản lý giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ…quản lý nghiệp vụ bán hàng cầnbám sát các yêu cầu sau:

- Quản lý sự vận động của từng mặt hàng trong quá trình nhập– tồn kho trên các

chỉ tiêu số lượng, chất lượng và giá trị

- Nắm bắt theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng thể thức thanh

toán, từng khách hàng và từng loại hàng hóa tiêu thụ

- Đôn đốc thanh toán, thu hồi đầy đủ tiền hàng.- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo chế độ quy định.

1.1.2.3 Nhiệm vụ kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

Nhiệm vụ kế toán bán hàng có các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Ghi chép, phản ánh kịp thời, đẩy đủ và chính xác tình hình bán hàng của doanh

nghiệp trong kỳ Ngoài kế toán tổng hợp trên các tài khoản kế toán, kế toán bán hàngcần phải theo dõi ghi chép về số lượng, kết cấu, chủng loại hàng bán, ghi chép doanhthu bán hàng, thuế giá trị gia tăng đầu ra của từng nhóm mặt hàng, theo dõi từng đơnvị trực thuộc

Trang 21

- Kiểm tra tình hình doanh thu tiền bán hàng và quản lý tiền bán hàng Đối với

hàng hóa bán chịu, cần phải mở sổ sách ghi chép theo từng khách hàng, lô hàng, sốtiền khách nợ, thời hạn và tình hình trả nợ.v.v…

- Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản chi phí bán hàng thực tế phát

sinh và kết chuyển hay phân bổ chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ, làm căn cứ xácđịnh kết quả kinh doanh

- Cung cấp thông tin cần thiết cho các bộ phận liên quan, giúp cho ban giám đốc

nắm được thực trạng, tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp mình để kịp thờicó những chính sách điều chỉnh thích hợp với thị trường

- Tham mưu cho lãnh đạo về các giải pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng.1.2 Nội dung kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

12.1 Quy định về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp theo chuẩn mực kếtoán Việt Nam.

Chuẩn mực kế toán chi phối kế toán bán hàng trong doanh nghiệp :Gồm cácchuẩn mực kế toán là chuẩn mực 01 “ Chuẩn mực chung ”, chuẩn mực VAS 02 “Hàng tồn kho” và chuẩn mực kế toán VAS 14 “ Doanh thu và thu nhập khác”

Chuẩn mực 01 – “Chuẩn mực chung” được ban hành và công bố theo quyết

định 165/2002/QĐ - BTC ngày 31/12/2012 của bộ trưởng BTC Chuẩn mực này quyđịnh và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhậncác yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp Vì vậy, tất cả các nghiệp vụ kế toánđều bị chi phối bởi “chuẩn mực chung”

Các nguyên tắc cơ bản của chuẩn mực liên quan đến đề tài đó là:

- Cơ sở dồn tích(Đoạn 03): Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp

liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải đượcghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặcthực tế chi tiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phảnảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai

- Hoạt động Liên tục(đoạn 04): Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả

định là DN đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thườngtrong tương lai gần, nghĩa là DN không có ý định cũng như không buộc phải ngừnghoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình Trường hợp thực tế

Trang 22

khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khácvà phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính

- Giá gốc(đoạn 05): Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản

được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giátrị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc của tài sản khôngđược thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể

- Phù hợp(đoạn 06): Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau.

Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng cóliên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phícủa kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liênquan đến doanh thu của kỳ đó

- Nhất quán(đoạn 07): Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã

chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp cóthay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnhhưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

- Thận trọng(đoạn 08): Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết

để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thậntrọng đòi hỏi :

a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khảnăng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng vềkhả năng phát sinh chi phí

- Trọng yếu( đoạn 09): Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu

thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kểBCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC Tính trọngyếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính

Các yêu cầu cơ bản:

- Trung thực( Đoạn 10): Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và

báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiệntrạng, bản chất, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Trang 23

- Khách quan( Đoạn 11): Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và

báo cáo đúng với thực tế , không bị xuyên tạc, không bị bóp méo

- Đầy đủ( Đoạn 12): Mọi nghiệp vụ kinh tế , tài chính phát sinh liên quan đến

kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ , khộng bị bỏ sót

- Kịp thời( Đoạn 13): Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và

báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ”

Chuẩn mực 02 "Hàng tồn kho"

Theo VAS 02 – Hàng tồn kho (Ban hành và công bố theo QĐ số

149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính)Theo chuẩn mực này, hàng bán được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuầncó thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiệnđược Giá gốc hàng bán bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liênquan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng bán ở địa điểm và trạng thái hiện tại

Việc tính giá trị hàng bán được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với DN có ít loại mặt

hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

Phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng bán được tính theo giá

trị trung bình của từng loại hàng bán tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng bán đượcmua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗikhi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của DN Căn cứ vào lượng hàng hóaxuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế trong kỳ

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng bán được

mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng bán còn lại cuối kỳ là hànghóa được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trịhàng bán được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ,giá trị hàng bán của được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặcgần cuối kỳ còn tồn kho

Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua

sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được muahoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo

Trang 24

giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng bán được tính theo giácủa hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

- Một chuẩn mực kế toán nữa liên quan đến đề tài nghiên cứu là Chuẩn mực

VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác”

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vàphương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: các loại doanh thu, thời điểmghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổkế toán và lập báo cáo tài chính

Xác định doanh thu: Theo VAS số 14, đoạn 05, 06, 07, 08 (Ban hành và

công bố theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởngBộ tài chính)

- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa DN với bênmua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đãthu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấuthanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại

- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanhthu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu đượctrong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suấthiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danhnghĩa sẽ thu được trong tương lai

- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tươngtự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo radoanh thu

- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ kháckhông tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu Trườnghợp này, doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhậnvề, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanhthu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khiđiều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm

Trang 25

Ghi nhận doanh thu: Theo VAS 14, đoạn 10: Doanh thu bán hàng được ghi

nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau:- DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sảnphẩm hoặc hàng hóa cho người mua

- DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóahoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.- DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Tại đoạn 11, 12, 13 quy định rằng:DN phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong những trường hợp cụ thể Trong hầuhết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểmchuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hànghóa cho người mua

Trường hợp DN vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóathì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghinhận DN còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều hìnhthức khác nhau như:

- DN còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt động bìnhthường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường

- Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào ngườimua hàng đó

- Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt nó là một phần quantrọng của hợp đồng mà DN chưa hoàn thành

- Khi người mua có quyền hủy bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó nếutrong hợp đồng mua bán và DN chưa chắc chắn về khả năng hàng bán có bị trả lạihay không

Nếu DN chỉ còn phải chịu một phần rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóathì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận Ví dụ, DN còn nắmgiữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽ nhận được đủ các khoảnthanh toán

Trang 26

1.2.2 Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp theo chế độ kế toán doanh nghiệphiện hành( Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm2014 của Bộ Tài Chính)

1.2.2.1 Chứng từ sử dụng:

Theo TT 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014, chứng từ kế toán ápdụng cho các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Kế toán, Nghịđịnh số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổsung Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phùhợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng đượccác yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễkiểm tra, kiểm soát và đối chiếu

Trường hợp doanh nghiệp không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ choriêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống biểu mẫu và hướng dẫn nội dungghi chép chứng từ kế toán theo hướng dẫn , một số chứng từ quan trọng sử dụng trongnghiệp vụ kế toán bán hàng như sau:

Hóa đơn GTGT ( Mẫu số: 01 GTKT-3LT): Khi doanh nghiệp nộp thuế GTGT

theo phương pháp khấu trừ, DN sẽ cung cấp cho khách hàng hóa đơn đỏ (liên 2) Trênhóa đơn GTGT ghi rõ các chỉ tiêu như giá bán hàng hóa chưa thuế GTGT; các khoảnphụ thu và phí tính thêm ngoài hàng hóa (nếu có); thuế suất thuế GTGT và số thuếGTGT; tổng giá trị thanh toán

Hoá đơn bán hàng (Mẫu số: 02GTGT-3LL): Khi doanh nghiệp thuộc đối tượng

nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuếGTGT, doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơnkiêm phiếu xuất kho

Phiếu xuất kho (Mẫu số: 02-VT): dùng để theo dõi số lượng hàng hóa xuất kho.

Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên: Liên 1 để lưu gốc; Liên 2 giao cho khách hàng; Liên3 thủ kho giữ để ghi thẻ rồi giao cho phòng kế toán để làm căn cứ hạch toán

Phiếu thu (Mẫu số 01 – TT): là chứng từ ghi nhận doanh thu bán hàng mà khách

hàng thanh toán (bằng tiền mặt) Phiếu thu được lập làm 3 liên: Liên 1 để lưu gốc;Liên 2 giao cho người nhận tiền; Liên 3 làm căn cứ ghi sổ kế toán

Trang 27

Phiếu chi (Mẫu số 02 – TT): là chứng từ ghi nhận các chi phí phát sinh trong quá

trình kinh doanh của DN Phiếu chi được lập làm 3 liên tương tự như phiếu thu.Ngoài ra còn có các chứng từ khác có liên quan đến nghiệp vụ bán hàng như: - Bảng kê bán lẻ hàng hoá và dịch vụ

- Chứng từ ngân hàng ( giấy báo Nợ, Có của ngân hàng )- Hóa đơn cước phí vận chuyển, thuê kho bãi, bốc dỡ hàng hóa- Hợp đồng kinh tế với khách hàng,

Các doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đặc thù thuộc đối tượngđiều chỉnh của các văn bản pháp luật khác thì áp dụng theo quy định về chứng từ tạicác văn bản đó

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng:

Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp sử dụng một sôtài khoản chủ yếu như sau:

Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tài khoản này dùng để phản ánh tổng doanh thu bán hàng thực tế trong kỳ củadoanh nghiệp:

Kết cấu tài khoản:

Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp

dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán

Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 6 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá: Tài khoản này dùng để phản ánh

doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá được xác định là đã bán trongmột kỳ kế toán của doanh nghiệp Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinhdoanh hàng hoá, vật tư, lương thực,

Trang 28

- Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm: Tài khoản này dùng để phản

ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thànhphẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp Tài khoản nàychủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, xâylắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,

- Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để phản ánh

doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp chokhách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán Tài khoản này chủ yếudùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch,dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán,

- Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Tài khoản này dùng để phản ánh

các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệmvụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước

- Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tài khoản này dùng

để phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu bán, thanh lý bất độngsản đầu tư

- Tài khoản 5118 - Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản

doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu cung cấpdịch vụ, doanh thu được trợ cấp trợ giá và doanh thu kinh doanh bất động sản như: Doanhthu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác

* Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanhthu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, giảmgiá hàng bán và hàng bán bị trả lại Tài khoản này không phản ánh các khoản thuếđược giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháptrực tiếp

Kế toán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàngbán bị trả lại cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, như: bán hàng (sản phẩm,hàng hoá), cung cấp dịch vụ Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 511 - "Doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ" để xác định doanh thu thuần của khối lượng sảnphẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo

Trang 29

Kết cấu tài khoản 521:

Bên Nợ: - Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng;

- Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng;- Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừvào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán

Bên Có: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá

hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “Doanh thu bán hàngvà cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo

Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư cuối kỳ.Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2

- Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại: Tài khoản này dùng để phản ánh

khoản chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng mua hàng với khối lượnglớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấpdịch vụ trong kỳ

- Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh

thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ

- Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản

giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấp kém quycách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấpdịch vụ trong kỳ

* Tài khoản 632- Giá vốn hàng bán

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đãtiêu thụ trong kỳ

Kết cấu tài khoản 632:

Bên Nợ:

- Đối với hoạt động bán hàng phản ánh:

+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chiphí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;

+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường dotrách nhiệm cá nhân gây ra;

Trang 30

+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phònggiảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trướcchưa sử dụng hết).

- Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đãtính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó đượchoàn lại

Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 156 - Hàng hóaBên Nợ:

- Trị giá mua vào của hàng hóa theo hóa đơn mua hàng (bao gồm các loại thuếkhông được hoàn lại);

- Chi phí thu mua hàng hóa;- Trị giá của hàng hóa thuê ngoài gia công (gồm giá mua vào và chi phí gia công);- Trị giá hàng hóa đã bán bị người mua trả lại;

- Trị giá hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm kê;- Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toánhàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ);

- Trị giá hàng hoá bất động sản mua vào hoặc chuyển từ bất động sản đầu tư

Trang 31

- Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng;- Trị giá hàng hóa trả lại cho người bán;- Trị giá hàng hóa phát hiện thiếu khi kiểm kê; - Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toánhàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ);

- Trị giá hàng hoá bất động sản đã bán hoặc chuyển thành bất động sản đầu tư,bất động sản chủ sở hữu sử dụng hoặc tài sản cố định

Số dư bên Nợ:

- Trị giá mua vào của hàng hóa tồn kho;- Chi phí thu mua của hàng hóa tồn kho

Tài khoản 156 - Hàng hóa, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1561 - Giá mua hàng hóa: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến

động của hàng hóa mua vào và đã nhập kho (tính theo trị giá mua vào);

- Tài khoản 1562 - Chi phí thu mua hàng hóa: Phản ánh chi phí thu mua hàng

hóa phát sinh liên quan đến số hàng hóa đã nhập kho trong kỳ và tình hình phân bổ chiphí thu mua hàng hóa hiện có trong kỳ cho khối lượng hàng hóa đã bán trong kỳ và tồnkho thực tế cuối kỳ (kể cả tồn trong kho và hàng gửi đi bán, hàng gửi đại lý, ký gửichưa bán được) Chi phí thu mua hàng hóa hạch toán vào tài khoản này chỉ bao gồmcác chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như: Chi phí bảo hiểmhàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưahàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp; các khoản hao hụt tự nhiên trong địnhmức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa

- Tài khoản 1567 - Hàng hóa bất động sản: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình

biến động của các loại hàng hoá bất động sản của doanh nghiệp Hàng hoá bất độngsản gồm: Quyền sử dụng đất; nhà; hoặc nhà và quyền sử dụng đất; cơ sở hạ tầng muađể bán trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường; Bất động sản đầu tư chuyển thànhhàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai cho mục đích bán

Tài khoản 111:Tiền mặtBên Nợ:

- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ nhập quỹ;

Trang 32

- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo(trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam);

- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo

Bên Có:

- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ xuất quỹ;- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê;- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ báo cáo (trường hợptỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam);

- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo

Số dư bên Nợ:

Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ còn tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm báo cáo

Tài khoản 111 - Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt

Nam tại quỹ tiền mặt

- Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ giá và số

dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam

- Tài khoản 1113 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng

tiền tệ tại quỹ của doanh nghiệp. Tài khoản 131- Phải thu khách hàng

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toáncác khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hànghóa, dịch vụ

Kết cấu TK 131- Phải thu khách hàng Bên Nợ:

- Số tiền phải thu của khách hàng phát sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hànghóa,dịch vụ;

- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăngso với Đồng Việt Nam)

Bên Có:

Trang 33

- Số tiền khách hàng đã trả nợ;- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng;- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàngcó khiếu nại;

- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (có thuế GTGT hoặc khôngcó thuế GTGT);

- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua.- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảmso với Đồng Việt Nam)

Số dư bên Nợ:

Số tiền còn phải thu của khách hàng.Tài khoản này có thể có số dư bên Có Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước,hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụthể Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thucủa tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn"

Ngoài ra kế toán nghiệp vụ bán hàng còn sử dụng một số tài khoản như: TK Hàng gửi bán, TK 3331- Thuế GTGT phải nộp,…

157-1.2.2.3 Vận dụng tài khoản kế toán.

Với mỗi phương thức bán hàng chúng ta có cách hạch toán riêng, tuỳ theo doanhnghiệp thương mại áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp nào Theo quyđịnh thì kế toán hàng tồn kho của doanh nghiệp phải được tiến hành theo phương phápkê khai thường xuyên (KKTX) hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) Đồngthời tuỳ theo doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuếhay phương pháp trực tiếp mà hạch toán cho phù hợp

* Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

- Kế toán bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho:

Theo hình thức này, bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp thương mạiđể nhận hàng Sau khi xuất kho hàng hoá, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng và đã trảtiền hoặc chấp nhận nợ thì hàng hoá được xác định là tiêu thụ Căn cứ vào hóa đơnGTGT, phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng

- Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:

Trang 34

Ghi tăng Tiền mặt (TK 111),Tiền gửi ngân hàng(TK 112) hoặc Phải thu kháchhàng(TK 131)nếu khách hàng nợ

Ghi tăng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ(TK 511)(giá bán chưa baogồm thuế GTGT đầu ra)

Ghi tăng Thuế GTGT đầu ra(TK 3331)-Song song với việc ghi nhận doanh thu, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán :Ghi tăng giá vốn hàng bán( TK 632)

Ghi giảm hàng tồn kho( TK 156)

- Kế toán bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng

Khi xuất kho hàng hóa gửi cho khách hàng, kế toán ghi giảm giá trị hàng hóatrong kho :

Ghi tăng giá trị hàng gửi bán (TK 157)Ghi giảm giá trị hàng hóa trong kho(TK 156)Khi bên bán nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên muanhận đủ hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hoá được xác định là tiêu thụ thì kếtoán phản ánh doanh thu như hình thức xuất kho giao hàng trực tiếp,

- Giá vốn hàng bán được ghi nhận:

Ghi tăng giá vốn hàng hóa(TK 632)Ghi giảm giá trị hàng gửi đi bán(TK 157)

- Chi phí vận chuyển nếu bên bán chịu kế toán ghi vào chi phí bán hàng:

Ghi tăng chi phí bán hàng (TK 641)Ghi giảm tiền mặt(TK 111),tiền gửi ngân hàng(TK 112),phải trả người bán(TK 331)

- Nếu bên mua chịu coi như bên bán chi hộ và phải thu của bên mua,

Ghi tăng phải thu khác (TK 1388)Ghi giảm Tiền mặt(TK 111), Tiền gửi ngân hàng( TK 112),…

- Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba:

Theo hình thức này,hàng hóa không về nhập kho khi mua mà được giao trực tiếpcho khách hàng Sau khi giao, nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đãthanh toán hoặc chấp nhận nợ, hàng hóa được xác nhận là tiêu thụ Căn cứ vào hóađơn HĐ GTGT và các chứng từ thanh toán của khách hàng: kế toán ghi:

Trang 35

Ghi tăng Tiền mặt(TK 111),Tiền gửi ngân hàng(TK 112),Phải thu kháchhàng(TK 131)

Ghi tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ( TK 511): giá bán chưa thuếGTGT

Ghi tăng thuế GTGT đầu ra (TK 3331)

- Đồng thời kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT(hoặc hóa đơn bán hàng) do nhà

cung cấp lập, phản ánh trị giá vốn hàng bán:Ghi tăng giá vốn hàng bán(TK 632): giá mua chưa có thuế GTGT của số hàng bánGhi tăng thuế GTGT đầu vào(TK 133)

Ghi giảm Tiền măt(TK 111),Tiền gửi NH(TK 112),Phải trả người bán(TK 331)

- Nếu hàng mua bán giao tay ba có bao bì đi kèm tính giá riêng,kế toán ghi:

Ghi tăng tiền mặt(TK 111),tiền gửi ngân hàng(TK 112),Phải thu kháchhàng(TK131)

Ghi tăng Thuế GTGT đầu vào của bao bì(nếu có)(TK 133)Ghi giảm Tiền mặt(TK 111),Tiền Gửi NH(112),phải trả người bán(331): Giáthanh toán cho nhà cung cấp

Ghi tăng thuế đầu ra của bao bì(nếu có)(TK 3331)

- Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng:

Khi doanh nghiệp mua hàng sau đó chuyển thẳng đi bán, căn cứ HĐ GTGT(hoặchóa đơn bán hàng) của NCC và phiếu gửi hàng đi bán, kế toán ghi:

Ghi tăng trị giá mua chưa thuế của hàng vận chuyển thẳng(TK 157)Ghi tăng Thuế GTGT đầu vào (TK 133)

Ghi giảm tiền mặt(TK 111),Tiền gửi NH(112),phải trả người bán(331):giá thanhtoán cho NCC

Khi hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ , kế toán ghi:Ghi tăng Tiền mặt(TK 111),Tiền gửi ngân hàng(TK 112),Phải thu KH(131): Giábán đã có thuế

Ghi tăng doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT( TK 511)Ghi tăng thuế GTGT đầu ra( TK 3331)

Đồng thời kế toán phản ánh trị giá vốn hàng bán:Ghi tăng giá vốn hàng gửi bán( TK 632)

Trang 36

Ghi giảm trị giá hàng gửi bán (TK 157) - Kế toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa:

Hàng ngày hoặc định kỳ khi nhận được bảng kê bán lẻ hàng hóa của mậu dịchviên Kế toán xác định giá bán chưa thuế, thuế GTGT đầu ra của hàng hóa đã tiêuthụ Trường hợp số tiền thực nộp phù hợp với doanh số bán ra thì kế toán tiến hànhghi sổ kế toán:

Ghi tăng số tiền thu theo tổng giá thanh toán( Tk 111)Ghi tăng doanh thu bán hàng(TK 511): số tiền thu chưa có thuế GTGTGhi tăng thuế GTGT đầu ra(TK 3331)

- Trường hợp số tiền mậu dịch viên thực nộp nhỏ hơn doanh số ghi trên bảng kê

bán lẻ hàng hóa, dịch vụ thì mậu dịch viên phải bồi thường Ghi tăng tiền mặt(TK 111): số tiền mậu dịch viên thực nộpGhi tăng phải thu khác(TK 1388): số tiền mậu dịch viên nộp thiếu

Ghi tăng doanh thu bán hàng(TK 511): giá bán chưa thuếGhi tăng thuế GTGT đầu ra của hàng hóa đã bán(TK 3331)

- Trường hợp số tiền mậu dịch viên thực nộp lớn hơn số ghi trên bảng kê bán lẻ

thì khoản thừa hạch toán vào TK thu nhập khác(TK 711)Đồng thời xác định giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ:Ghi tăng giá vốn hàng bán(TK 632)

Ghi giảm trị giá hàng tồn kho(TK 156)

- Kế toán nghiệp vụ bán hàng đại lý:

+Kế toán ở đơn vị giao đại lý:

Khi đơn vị giao hàng hóa cho bên nhận đại lýGhi tăng trị giá hàng gửi đi bán(TK 157): trị giá thực tế xuất kho

Ghi giảm trị giá hàng tồn kho(TK156)Khi hàng giao đại lý đã bán được, căn cứ bảng kê hóa đơn bán ra của hàng đãbán do bên nhận đại lý gửi về, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng(TK 511), ghigiảm hàng gửi bán(TK 157), xác định giá vốn hàng gửi bán đại lý như doanh nghiệpbán hàng thu tiền ngay

Khi tính và thanh toán tiền hoa hồng cho cơ sở nhận đại lýGhi tăng chi phí bán hàng(TK 641): khoản hoa hồng phải trả

Trang 37

Ghi tăng thuế GTGT đầu vào( TK 133)Ghi giảm tiền mặt( TK 111), Tiền gửi ngân hàng(TK 112)

+ Kế toán ở đơn vị nhận đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng:

Khi nhận hàng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, doanh nghiệp chủ động theodõi và ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị hàng hoá nhận bán đại lý trong phần thuyếtminh Báo cáo tài chính

Khi hàng hoá nhận bán đại lý đã bán được, căn cứ vào Hoá đơn GTGT hoặc Hoáđơn bán hàng và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền bán hàng đại lý phảitrả cho bên giao hàng, ghi:

Ghi tăng tiền mặt( TK 111),tiền gửi NH (TK112),phải thu KH(TK 131), Ghi tăng khoản phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán)(TK 331).- Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi:Ghi giảm phải trả cho người bán(TK 331)

Ghi tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ(TK 511)Ghi tăng thuế GTGT phải nộp (nếu có).(TK 3331)

- Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng, ghi:Ghi giảm khoản phải trả cho người bán(TK 331)

Ghi giảm tiền mặt(TK 111),Tiền gửi ngân hàng(TK 112),

Kế toán nghiệp vụ bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:

Khi bán hàng trả chậm, trả góp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giábán trả tiền ngay chưa có thuế, ghi :

Ghi tăng Phải thu của khách hàng(TK 131)Ghi tăng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán trả tiền ngay chưa cóthuế)(TK 511)

Ghi tăng Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (TK3331, 3332).Ghi tăng Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trảchậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay)(TK 3387)

Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:Ghi giảm Doanh thu chưa thực hiện(TK 3387)

Ghi tăng Doanh thu hoạt động tài chính (lãi trả chậm, trả góp)(TK 515).Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá

Trang 38

hàng bán và chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế trongkỳ để xác định doanh thu thuần, ghi:

Ghi giảm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ(TK 511)Ghi giảm Các khoản giảm trừ doanh thu(TK 521)

Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Kế toán hạch toán tương tự như trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theophương pháp khấu trừ thuế nhưng toàn bộ thuế GTGT đầu ra của hàng bán sẽ cộngtrực tiếp vào giá bán, không hạch toán vào TK thuế GTGT đầu ra(TK 3331) Như vậy,trị giá hàng bán trong phương pháp này là tổng giá thanh toán

1.2.2.4 Sổ kế toán.

Theo TT 200/2014TT-BTC Ngày 22 tháng 12 năm 2014 Bộ tài chính ban

hành Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải

đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểmtra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu Trường hợp không tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán,doanh nghiệp có thể áp dụng mẫu sổ kế toán nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạtđộng kinh doanh của mình Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanhnghiệp được tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảothông tin về các giao dịch phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soátvà đối chiếu Trường hợp không tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình,doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức sổ kế toán được hướng dẫn như sau

Hình thức Nhật ký chung:

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung: tất cả các nghiệp vụ kinhtế, tài chính phát sinh đều phải được ghi sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung,theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó Sau đó lấysố liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ theo từng nghiệp vụ phát sinh

- Các sổ kế toán sử dụng trong nghiệp vụ bán hàng theo hình thức Nhật ký chung:+ Sổ Nhật ký chung (Mẫu: S03a-DN)

+ Sổ Nhật ký bán hàng (Mẫu: S03a4-DN).+ Sổ Cái (Mẫu: S03b-DN): Kế toán mở sổ cái cho các TK 511, TK 632,TK 521,TK 156, TK 111,…

+ Các sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết thanh toán với người mua (Mẫu S13-DN), sổ chitiết Nhập - Xuất – Tồn kho hàng hóa, sổ chi tiết bán hàng (Mẫu 17-DN)

Trang 39

- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghitrên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu DNcó mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung các nghiệpvụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Trường hợp DN mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứngtừ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liênquan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh,tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên SổCái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổNhật ký đặc biệt (nếu có)

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái lập Bảng cân đối sốphát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảngtổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáotài chính Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cânđối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhậtký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ sốtrùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ

Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái:

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký-Sổ Cái: các nghiệp vụ kinh tế,tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinhtế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổNhật ký – Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặcBảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

- Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:+ Nhật ký – Sổ Cái;

+ Các sổ, thẻ kế toán bán hàng chi tiết.- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký-Sổ CáiHàng ngày khi nhận chứng từ kế toán tiến hành kiểm tra, xác định TK ghi Nợ -Có Mỗi chứng từ gốc được ghi trên một dòng đồng thời ở cả hai phần Cuối tháng

Trang 40

khóa sổ kiểm tra đối chiếu (Tổng phát sinh nợ và tổng phát sinh có trong sổ Cáiđối chiếu với Tổng Số tiền ở phần Nhật ký) Nếu bằng nhau thì chính xác.

- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:+ Chứng từ ghi sổ;

+ Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;+ Sổ Cái (dùng cho hình thức Chứng từ ghi sổ).+ Các sổ, thẻ kế toán bán hàng chi tiết

- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra lập các chứng từ ghi sổ Saukhi lập xong chuyển bộ phận kế toán tổng hợp tiến hành ghi vào sổ đăng ký chứng từghi sổ và sau đó ghi vào sổ cái Căn cứ vào sổ cái để lập Bảng cân đối số phát sinh củacác tài khoản Tổng hợp trên Bảng cân đối số phát sinh = số tiền trên chứng từ ghi sổ.Sau khi kiểm tra…tiến hành lập Bảng cân đối tài khoản

Hình thức Nhật ký – Chứng từ

- Hình thức nhật ký - chứng từ gồm các loại sổ kế toán sau:+ Sổ Nhật ký chứng từ số 8: Dùng để tập hợp số phát sinh bên có của các TK511, 531, 532, 521, 632,131 Sổ này ghi chép vào cuối tháng, căn cứ vào các bảng kêsố 1,2,8,10,11 để ghi sổ

+ Các bảng kê: bảng kê số 1( phản ánh TK 111), bảng kê 2( phản ánh TK 112),bảng kê 10 (Phản ánh TK 157), bảng kê 11( Phản ánh TK 131)

+ Sổ Cái: Kế toán mở sổ cái cho các TK 511,512,521,532,632,156,111…

Ngày đăng: 13/05/2015, 08:17

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w