070 quản trị rủi ro trong thanh toán xuất khẩu mùn cưa sang thị trường nhật bản tại cty CP nguồn nhân lực việt

22 549 0
070 quản trị rủi ro trong thanh toán xuất khẩu mùn cưa sang thị trường nhật bản tại cty CP nguồn nhân lực việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn giải pháp quản lý, luận văn khách sạn du lịch, luận văn chất lượng dịch vụ, chuyên đề dịch vụ ăn uống, đề án marketing thị trường, phát triển dịch vụ bổ sung

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG XUẤT KHẨU MÙN CƯA SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CTCP NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT 1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Ta có thế thấy, hội nhập kinh tế thế giới mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại không ít những rủi ro cho các doanh nghiệp. Hoạt động thanh toán quốc tế đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu cũng chịu những tác động của môi trường bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của doanh nghiệp, vì vậy đòi hỏi các bên tham gia thanh toán cần nắm các kỹ thuật nghiệp vụ, các nhân tố có thể tác động tới hoạt động thanh toán cũng như cách lựa chọn phương thức, phương tiện thanh toán phù hợp. Bên cạnh đó, các nhà quản trị cũng cần làm tốt quá trình quản trị rủi ro trong thanh toán các mặt hàng xuất nhập khẩu. Công ty Cổ phần Nguồn nhân lực Việt với hoạt động xuất khẩu là chủ yếu, trong đó mặt hàng mùn cưa được công ty xuất khẩu sang các thị trường khác nhau tùy vào nhu cầu của từng thị trường. Công ty đã và đang sử dụng nhiều phương thức cũng như các phương tiện khác nhau trong hoạt động thanh toán hàng hóa xuất khẩu của mình và cũng đã gặt hái được nhiều thành công trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, trong hoạt động thương mại quốc tế, công ty đã gặp phải những khó khăn trong khâu thanh toán xuất khẩu hàng hóa mùn cưa sang thị trường Nhật Bản. Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Nguồn nhân lực Việt, em đã nghiên cứu và tìm hiểu những tổn thất mà công ty đã gặp phải và phát hiện thấy công ty cần đi sâu và giải quyết một số vấn đề còn tồn tại trong công tác quản trị rủi ro thanh toán xuất khẩu mùn cưa sang thị trường Nhật Bản. Việc đi sâu nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn công tác quản trị rủi ro trong thanh toán xuất khẩu mùn cưa sang thị trường Nhật Bản tại công ty là rất có ý nghĩa và cần thiết đối với công ty, đồng thời vấn đề này cũng phù hợp với yêu cầu của một đề tài chuyên đề tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh chuyên ngành Thương mại quốc tế. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: K43E1 1 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong chuyên đề Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Nguồn nhân lực Việt, để nhận dạng các vấn đề cần nghiên cứu trong chuyên đề, em đã đặt ra những câu hỏi chủ yếu gồm:  Những tổn thất mà công ty đã gặp phải trong quá trình thanh toán XK mặt hàng mùn cưa sang thị trường Nhật Bản trong các hợp đồng mà công ty đã từng ký kết là gì và có đặc trưng như thế nào, diễn biến của các tổn thất theo thời gian ra sao? Có thể phân chia các tổn thất trong thanh toán XK mùn cưa sang thị trường Nhật Bản của công ty thành những dạng tổn thất chủ yếu nào?  Những nguyên nhân gây ra rủi ro, loại rủi ro mà công ty gặp phải trong thanh toán XK mùn cưa sang thị trường Nhật Bản là gì?  Thực trạng công tác quản trị rủi ro trong thanh toán xuất khẩu mùn cưa sang thị trường Nhật Bản tại công ty hiện nay ra sao? đâu là những thành công đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục? Nguyên nhân của những tồn tại đó là gì và có những các thức căn bản nào giúp giải quyết những tồn tại đó? Trả lời được những câu hỏi quan trọng nói trên, cũng chính là đã giải quyết được những vấn đề nghiên cứu chủ yếu của chuyên đề “Quản trị rủi ro trong thanh toán xuất khẩu mùn cưa sang thị trường Nhật Bản tại Cty CP Nguồn Nhân lực Việt” 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu  Nhận dạng các yếu tố cơ bản cấu thành nguồn rủi ro và phân định các dạng thức rủi robản trong thanh toán xuất khẩu mùn cưa sang thị trường Nhật Bản của công ty CP Nguồn nhân lực Việt.  Khảo sát tình hình thực tế quản trị rủi ro trong thanh toán xuất khẩu để phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro rủi ro trong thanh toán xuất khẩu mùn cưa sang thị trường Nhật Bản của công ty CP Nguồn nhân lực Việt.  Đề xuất ra một số giải pháp và kiến nghị với hoạt động quản trị rủi ro trong thanh toán xuất khẩu mùn cưa sang thị trường Nhật Bản của công ty CP Nguồn nhân lực Việt. 1.4 Phạm vi nghiên cứu  Về mặt không gian: chuyên đề đi sâu nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro trong thanh toán xuất khẩu tại công ty cổ phần Nguồn nhân lực Việt. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: K43E1 2 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế -----------------------------------------------------------------------------------------------------  Về mặt thời gian: nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ năm 2008 đến năm 2010  Giới hạn đối tượng nghiên cứu: quản trị rủi ro trong thanh toán xuất khẩu mùn cưa sang thị trường Nhật Bản. 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu 1.5.1 Một số định nghĩa, khái niệm có liên quan 1.5.1.1 Các thuật ngữ về rủi ro trong thanh toán xuất khẩuRủi ro Hiện nay, những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa khác nhau về rủi ro. Nhưng theo trường phái trung hòa, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được (Frank Knight). Như vậy, rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát, nguy hiểm … cho con người, nhưng cũng có thể mang tới những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận được những cơ hội mang đến kết quả tốt đẹp cho tương lai. Theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2007) trong cuốn “Quản trị rủi ro và khủng hoảng” xuất bản tại NXB Lao động xã hội, rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu được định nghĩa như sau: “Rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu là những sự kiện bất trắc có thể đo lường được, nó có thể tạo ra những tổn thất, mất mát, những thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời, những cơ hội thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu”. Như vậy định nghĩa này cũng theo trường phái trung hòa, rủi ro có thể mang lại tổn thất nhưng cũng mang lại những cơ hội kinh doanh sinh lời.  Tổn thất Là những thiệt hại, mất mát về tài sản, cơ hội có thể được hưởng, về tinh thần, thể chất do rủi ro gây ra. Tổn thất cho thấy sự nguy hiểm, mức độ nghiêm trọng của rủi ro, nó phản ánh mặt lượng của sự kiện bất lợi còn rủi ro phản ánh về mặt chất của sự kiện bao gồm nguyên nhân, tính chất nguy hiểm của sự kiện. Rủi ro là nguyên nhân, tổn thất là hậu quả.  Một số rủi ro thường gặp trong kinh doanh XNK - Rủi ro hối đoái trong kinh doanh XNK ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: K43E1 3 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Rủi ro hối đoái là một dạng rủi ro tài chính phổ biến đối với công tác thanh toán quốc tế của các công ty kinh doanh XNK, do các công ty luôn phải sử dụng nhiều loại ngoại tệ khác nhau trong hoạt động thanh toán của mình. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi có thể gây ảnh hưởng tới các chi phí, kết quả thu nhập của công ty, ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị tài chính trong công tác thanh toán quốc tế của công ty. Nói một cách khác, có thể hiểu rủi ro hối đoái là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay một khoản chi trả do sự biến động của tỷ giá gây ra. Căn cứ vào chức năng quản trị tài chính của công ty có thể chia rủi ro hối đoái thành 2 dạng cơ bản: Rủi ro hối đoái nghiệp vụ: tồn tại khi các nghiệp vụ tiền mặt tương lai của một công ty chịu ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái. Rủi ro hối đoái kinh tế: tồn tại khi biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến tổng thể các luồng tiền mặt tương lai của doanh nghiệp, không nhất thiết đó là các khoản phải thu chi có liên quan trực tiếp tới các hoạt động kinh doanh XNK. - Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng trong thanh toán quốc tế là rủi ro phát sinh do khách hàng cố ý hoặc không cố ý thực hiện một cách đầy đủ nghĩa vụ của họ trong quan hệ thanh toán với doanh nghiệp, điều này làm cho các khoản phải thu, phải trả, của doanh nghiệp trở lên không chắc chắn. Quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và các đối tác trong thanh toán quốc tế thể hiện thông qua quan hệ tín dụng trong kinh doanh XNK, đó là việc doanh nghiệp cấp hoặc nhận tín dụng thương mại: trả trước (đối với nhà nhập khẩu), bán chịu hoặc bán trả chậm( đối với nhà xuất khẩu), chính quan hệ tín dụng này làm nảy sinh rủi ro tín dụng trong công tác thanh toán quốc tế của doanh nghiệp. Rủi ro tín dụng đe dọa hiệu quả công tác thanh toán quốc tế của doanh nghiệp XNK khi họ cấp tín dụng cho đối tác của mình. Khi các khoản nợ không được thu hồi một phần hay toàn bộ theo đúng tiến độ các thỏa thuận ban đầu giữa các bên thì đương nhiên đứng trên góc độ của người cấp tín dụng thương mại thì chính doanh nghiệp là người chịu thiệt do bị chiếm dụng vốn. - Rủi ro lãi suất Trong thanh toán quốc tế, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh XNK thường phải đối mặt với rủi ro lãi suất. Lãi suất trên thị trường thay đổi có thể ảnh hưởng tới giá trị theo thời gian của các chi phí, thu nhập của doanh nghiệp, hay nói cách khác nó ảnh ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: K43E1 4 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- hưởng trực tiếp tới các hoạt động thanh toán quốc tế của doanh nghiệp. Rủi ro hối đoái là loại rủi ro phát sinh do có sự biến động của lãi suất, nó gây ra sự không chắc chắn của một khoản phải thu hay chi phí cho sự biến động của lãi suất gây ra làm ảnh hưởng xấu tới giá trị dự kiến của hợp đồng. Rủi ro lãi suất có thể xuất hiện cả trong quá trình doanh nghiệp kinh doanh XNK phải thường xuyên tìm nguồn tài trợ từ các ngân hàng thương mại, khi lãi xuất tài trợ XNK thay đổi sẽ làm thay đổi các tính toán trước đo về chi phí, doanh thu dự kiến và lợi nhuận dự kiến. Một nguyên nhân khác nữa là trong quá trình tác nghiệp thương mại quốc tế của mình, các doanh nghiệp thường phải tham gia các quan hệ tín dụng thương mại với các đối tác của mình, vì vậy mà những sự biến động của lãi suất trên thị trường sẽ có ảnh hưởng tới giá trị thời gian của các khoản thu từ xuất khẩu. - Rủi ro quốc gia Đối với mỗi doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế, các rủi ro tài chính đối với hoạt động thanh toán quốc tế do những biến động của chính trị, pháp luật, chính sách và các quy đinh của chính phủ luôn là mối quan tâm lớn. Bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào của chính phủ từ thay đổi thuế quan, chính sách tiền tệ hay tỷ lệ quốc hữu hóa…đều có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của chính doanh nghiệp. Rủi ro quốc gia có thể xuất hiện dưới nhiều nguy cơ khác nhau, đặc biệt trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như hiện nay, các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh quốc tế càng trở lên phức tạp, rủi ro quốc gia có thể xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp tới thanh toán quốc tế của doanh nghiệp XNK. Hoặc cũng có thể rủi ro quốc gia làm cho rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái càng xảy ra nghiêm trọng hơn và tạo ra những khó khăn cho các nhà quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại các doanh nghiệp XNK. 1.5.1.2 Các thuật ngữ liên quan đến quản trị rủi ro trong thanh toán xuất khẩu:  Quản trị rủi ro Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, đánh giá rủi ro, tổn thất và tìm ra các biện pháp kiểm soát, tài trợ khắc phục các hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong doanh nghiệp. Quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế là hệ thống các nghiệp vụ nhằm nhận dạng, đánh giá, đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của rủi ro trong quá trình ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: K43E1 5 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- xây dựng các chiến lược, chính sách của doanh nghiệp cũng như trong việc tiến hành các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.  Nội dung của quản trị rủi ro (1) Nghiên cứu, Nhận dạng rủi ro: Để nhận quản trị rủi ro trước hết phải nghiên cứu, nhận dạng được rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu về nguồn rủi ro: nguồn rủi ro là các yếu tố góp phần vào các kết quả tiêu cực hay tích cực trong quá trình thanh toán quốc tế của doanh nghiệp. Nguồn rủi ro trong thanh toán quốc tế xuất phát từ nguồn nội bộ của doanh nghiệp, môi trường kinh tế, môi trường luật pháp, môi trường công nghệ, từ phía các ngân hàng… Nghiên cứu về đối tượng rủi ro: đối tượng của rủi ro trong thanh toán quốc tế chính là tài sản của doanh nghiệp, hàng hóa, thương hiệu, uy tín doanh nghiệp, cơ hội kinh doanh … Nhận dạng rủi ro được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau nhưng phải chỉ ra được những nguy cơ có thể xảy ra với từng nhóm tác nghiệp và sắp xếp chúng theo tần số xuất hiện. Nhà quản trị không nên chỉ dung một phương pháp mà cần sử dụng nhiều phương pháp để hỗ trợ bổ sung cho nhau. Đối với những rủi ro trong thanh toán quốc tế, có thể nhận dạng bằng các phương pháp như: lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra, phân tích các báo cáo tài chính, thanh tra hiện trường, phân tích các hợp đồng, phương pháp nhận dạng rủi ro theo nhóm tác nghiệp (phương pháp lưu đồ). Phương pháp dựa vào nhóm tác nghiệp là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vì nó cho phép các doanh nghiệp có thể nhận dạng rất linh hoạt các rủi ro theo những nhóm, các nhóm tác nghiệp được phân chia như sau: Hình 1: Các nhóm tác nghiệp thương mại quốc tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: K43E1 Bảo hành và thanh lý hợp đồng Quá trình chuyên chở hàng hóa Giao nhận tại nơi đến Quá trình thanh toán tiền hàng Khiếu nại- xử lý khiếu nại, bảo hiểm Giao dịch, đàm phán Nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác Ký kết hợp đồng Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu Thuê phương tiện và giao hàng XK 6 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Thực chất phương pháp nhận dạng theo nhóm tác nghiệp là phân chia các nguy cơ rủi ro dựa theo các nhóm tác nghiệp thương mại quốc tế để dễ dàng theo dõi, ứng phó. Việc nghiên cứu các nhóm tác nghiệp thương mại quốc tế sẽ giúp ích cho quá trình nhận dạng các rủi ro trong thanh toán xuất khẩu tại doanh nghiệp được ràng hơn, gắn chặt hơn với các khâu tác nghiệp thương mại quốc tế trong kinh doanh xuất khẩu. (2) Phân tích cấu trúc rủi ro Phân tích tổn thất được tiến hành dựa trên các số liệu quá khứ về tổn thất mà doanh nghiệp đã trải nghiệm cũng như các nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp về những trường hợp tương tự trong toàn bộ các khâu của quy trình tác nghiệp thương mại quốc tế để đánh giá những tổn thất có thể xảy ra. Phân tích hiểm họa tức là phân tích nguy cơ rủi ro, không thể chỉ giới hạn ở các yêu tố đã gây tổn thất mà phải xác định cả những yếu tố có thể gây tổn thất theo kinh nghiệm của các tổ chức khác như các công ty bảo hiểm, các ngân hàng, các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội ngành nghề… Phương pháp thường được sử dụng trong phân tích rủi ro là phương pháp truy lỗi và phương pháp chuỗi rủi ro. Phương pháp truy lỗi là phương pháp dung kỹ thuật nghiệp vụ để xác định nguyên nhân rủi ro thực sự. Phương pháp chuỗi rủi ro là dùng để xác định mối quan hệ tương tác giữa hiểm họa và tổn thất, hiểm họa và môi trường, rủi ro. (3) Đo lường rủi ro Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích, đánh giá theo hai khía cạnh: tính toán xác định tần số xuất hiện và biên độ rủi ro – hay mức độ nghiêm trọng của tổn thất, từ đó phân nhóm rủi ro. Trong đó, tần số xuất hiện của rủi ro là số lần xảy ra tổn thất hay khả năng xảy ra biến cố nguy hiểm đối với tổ chức trong khoảng thời gian nhất định (thường là năm, quý, tháng…). Mức độ nghiêm trọng của rủi ro đo bằng những tổn thất, mất mát, nguy hiểm… Thông qua hai yếu tố đó xây dựng lên ma trận về tần số và biên độ rủi ro. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: K43E1 7 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Tấn số xuất hiện RR Biên độ RR Cao Thấp Cao I II Thấp III IV Hình 2: Ma trận đo lường rủi ro Nhóm I tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện rủi ro cao. Nhóm II trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao nhưng tần suất xuất hiện rủi ro thấp. Nhóm III trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp nhưng tần suất xuất hiện cao. Nhóm IV tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện rủi ro thấp. Đo lường rủi ro bằng các phương pháp định tính, định lượng, phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp dự báo tổn thất. Phương pháp định lượng dựa trên đánh giá về mặt tài chính còn phương pháp định tính sử dụng kinh nghiệm của các cán bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu để xác định tỷ lệ tổn thất qua đó ước lượng tổng số tổn thất. Ngoài ra, sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, nghĩa là sử dụng tổng hợp các công cụ kỹ thuật và tư duy suy đoán của con người để đánh giá mức độ tổn thất. Phương pháp dự báo tổn thất là phương pháp dựa trên cơ sở xác suất rủi ro, mức độ tổn thất trung bình của mỗi sự cố, từ đó dự báo mức tổn thất trung bình có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch. (4) Kiểm soát rủi ro Công việc trọng tâm của quản trị rủi ro là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động… để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với tổ chức. Các biện pháp để kiểm soát rủi ro thường bao gồm:  Né tránh rủi ro: là việc né tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể có. Để né tránh rủi ro có thể chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra hoặc né tránh bằng cách loại bở những nguyên nhân gây ra rủi ro.  Ngăn ngừa rủi ro: là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang tới. Các hoạt động ngăn ngừa sẽ tập trung tác động vào ba mắt xích là mối hiểm họa, môi trường rủi ro và sự tương tác. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: K43E1 8 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- (5) Tài trợ rủi ro Rủi ro có nhiều loại và có thể xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi và có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ tổ chức nào. Dù cho có phòng bị kỹ tới đâu, kiểm soát chặt chẽ tới đâu thì cũng không thể né tránh hoàn toàn được mọi tổn thất. Ta cần tìm các biện pháp tài trợ thích hợp. Trên thực tế có hai biện pháp tài trợ cơ bản: Thứ nhấttài trợ rủi ro bằng cách tự khắc phục rủi ro: người hay tổ chức bị rủi ro tự mình thanh toán, chịu tất cả các tổn thất xảy ra. Thứ hai là tìm các nguồn ngân quỹ để bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy tới, ví dụ như sử dụng các biện pháp bảo lãnh đối với rủi ro tín dụng, sử dụng các côn gcuj tài chính để hình thành nguồn bù đắp tổn thất do rủi ro hối đoái,… 1.5.2. Phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu Trong quá trình hoàn thành luận văn, em đã nghiên cứu và tham khảo các công trình luận văn của sinh viên Đại học Thương Mại: LVTN của Đào Văn Bình – K40E5 với đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản trị rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế tại công ty cổ phần sản xuất – dịch vụ XNK Từ Liêm – Tultraco” LVTN của Nguyễn Thị Thơm K41E6 với đề tài: “Phòng ngừa rủi ro tài chính trong thanh toán quốc tế tại công ty cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ - Artexport” LVTN của Tạ Văn Chính – K42E1 với đề tài: “Quản trị rủi ro trong thanh toán nhập khẩu nguyên liệu thuốc tân dược từ thị trường Trung Quốc của chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây” Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều đã hệ thống hóa được lý thuyết tổng quan về TTQT và rủi ro tài chính trong thanh toán quốc tế, đưa ra cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu đồng thời nêu ra những tồn tại và nguyên nhân để đưa ra giải pháp nhắm hoàn thiện hoặc tăng cường công tác thanh toán quốc tế, công tác quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế. Do vậy, việc tham khảo các công trình này giúp ích cho em hoàn thành bài chuyên đề của em. Căn cứ vào các công trình đã nghiên cứu, căn cứ vào đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đã xác định trong phần 1.4, trong nội dung của chuyên đề này em tập trung đi sâu vào quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu mùn cưa sang thị trường Nhật Bản của công ty Cổ phần Nguồn Nhân lực Việt, do vậy ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: K43E1 9 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế ----------------------------------------------------------------------------------------------------- chuyên đề của em giải quyết một đề tài độc lập, không trùng lặp với các chuyên đề luận văn trước đó đã nghiên cứu mà em được biết. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: K43E1 10

Ngày đăng: 12/12/2013, 15:00

Hình ảnh liên quan

số, hỡnh thành cỏc bảng số liệu, cỏc biểu so sỏnh: cỏc số liệu về xuất khẩu hàng húa, cỏc kết quả tài chớnh của cụng ty.. - 070 quản trị rủi ro trong thanh toán xuất khẩu mùn cưa sang thị trường nhật bản tại cty CP nguồn nhân lực việt

s.

ố, hỡnh thành cỏc bảng số liệu, cỏc biểu so sỏnh: cỏc số liệu về xuất khẩu hàng húa, cỏc kết quả tài chớnh của cụng ty Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 2.1: Đỏnh giỏ mức độ cần thiết của rủi ro và cỏc nhõn tố tỏc động - 070 quản trị rủi ro trong thanh toán xuất khẩu mùn cưa sang thị trường nhật bản tại cty CP nguồn nhân lực việt

Bảng 2.1.

Đỏnh giỏ mức độ cần thiết của rủi ro và cỏc nhõn tố tỏc động Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 2.2: Mức độ đo lường rủi ro của cụng ty - 070 quản trị rủi ro trong thanh toán xuất khẩu mùn cưa sang thị trường nhật bản tại cty CP nguồn nhân lực việt

Bảng 2.2.

Mức độ đo lường rủi ro của cụng ty Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 2.3: Mức độ kiểm soỏt rủi ro của cụng ty - 070 quản trị rủi ro trong thanh toán xuất khẩu mùn cưa sang thị trường nhật bản tại cty CP nguồn nhân lực việt

Bảng 2.3.

Mức độ kiểm soỏt rủi ro của cụng ty Xem tại trang 21 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan