giải pháp phát triển dịch vụ, thanh toán xuất khẩu giầy dép, phát triển dịch vụ sau bán, giải pháp phát triển thị trường, giải pháp nâng cao hiệu quả, nâng cao chất lượng buồng phòng
Trường đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế quốc tế này càng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Song, khi thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì mối quan hệ giữa người mua và người bán càng trở nên đa dạng, phức tạp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, các bên ký kết hợp đồng luôn chọn lựa phương thức thanh toán thích hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp phát sinh tranh chấp. Hiện nay, có nhiều PTTT trong thương mại quốc tế như nhờ thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ, v.v… Trong số đó, TDCT là phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi, an toàn vì có sự cam kết trả tiền của bên thứ ba là ngân hàng. Bản thân phương thức thanh toán TDCT tỏ ra ưu việt, song nó không phải là phương thức tránh được rủi ro cho các bên tham gia một cách tuyệt đối. Thự tế cho thấy, các bên tham gia của Việt Nam bước vào thị trường thế giới đa phần còn mới lạ, kinh nghiệm còn non trẻ. Trong điều kiện đó các ngân hàng và doanh nghiệp XNK đã gặp nhiều khó khăn khi phát sinh những rủi ro trong việc thanh toán bằng TDCT, có trường hợp thiệt hại lên đến hàng triệu USD. Công ty TNHH Vinh Tuyết là một doanh nghiệp sử dụng phương thức TDCT là PTTT chủ yếu trong hoạt động XK của mình. Nhìn chung công ty đã thực hiện khá tốt công tác thanh toán tuy nhiên do tác động của nhân tố môi trường cũng như sự phức tạp của bản thân phương thức TDCT mà công tác thanh toán còn gặp phải nhiều rủi ro, gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy trong thời gian thực tập tại công ty, dựa trên cơ sở những kiến thức đã học và kết quả điều tra tổng hợp, em xin chọn đề tài: “ Rủi ro trong thanh toán xuất khẩu giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ bằng phương thức tín dụng chứng từ tại công ty TNHH Vinh Tuyết”. Việc chọn đề tài này xuất phát từ yêu cầu thực tế về việc hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT của các doanh nghiệp kinh doanh XNK, đây cũng là yêu cầu bức thiết của công ty TNHH Vinh Tuyết đơn vị nơi em thực tập, do đó đề tài nghiên cứu có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề. SVTH: Khổng Thị Vân Anh Chuyên đề tốt nghiệp 1 Trường đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế Trong khuôn khổ của một chuyên đề tốt nghiệp, em mong sẽ làm rõ được những vấn đề liên quan đến rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Trên cơ sở đó đánh giá, phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ bằng phương thức tín dụng chứng từ tại công ty TNHH Vinh Tuyết. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu. - Hệ thống hoá cơ sở lý luận có liên quan đến TTQT và rủi ro trong thanh toán bằng phương thức TDCT. - Tìm hiểu thực trạng công tác thanh toán theo phương thức TDCT và những rủi ro tồn tại khi thực hiện thanh toán XK giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ theo phương thức TDCT tại công ty TNHH Vinh Tuyết. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro trong thanh toán XK giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ theo phương thức TDCT tại công ty TNHH Vinh Tuyết. 1.4. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết các vấn đề về rủi ro trong thanh toán xuất khẩu giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ bằng phương thức tín dụng chứng từ tại công ty TNHH Vinh Tuyết. - Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu thu thập các số liệu có liên quan trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2010. - Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là rủi ro trong thanh toán xuất khẩu giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ bằng phương thức TDCT. - Phương pháp nghiên cứu đề tài: Đề tài nghiên cứu sử dụng cả 2 phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Tuy nhiên trong đề tài sử dụng phương pháp định tính làm chủ đạo. 1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu. 1.5.1. Thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT. 1.5.1.1. Khái niệm. - Thanh toán quốc tế: là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước SVTH: Khổng Thị Vân Anh Chuyên đề tốt nghiệp 2 Trường đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với các tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ ngân hàng của các nước liên quan. - Phương thức thanh toán TDCT: là sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba này ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong một văn bản gọi là thư tín dụng (Letter of credit), viết tắt là L/C. - Thư tín dụng: là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của bên mua cam kết trả cho bên bán hoặc bất kỳ người nào theo lệnh của bên bán một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định khi khi bên bán xuất trình đầy đủ các chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định trong bức thư đó. 1.5.1.2. Đặc điểm và lợi ích của phương thức thanh toán TDCT. * Đặc điểm của phương thức thanh toán TDCT. Thứ nhất, L/C là văn bản pháp lý quan trọng của phương thức thanh toán TDCT, nếu thanh toán bằng phương thức TDCT mà không có L/C thì người XK không giao hàng và như vậy phương thức này cũng không được hình thành. Thứ hai, TDCT là PTTT liên quan đến việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Người bán sẽ được đảm bảo thanh toán, nếu xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ phù hợp với những quy định đề ra. Thứ ba, phương thức thanh toán TDCT cũng có thể hiểu nó như là một khoản tạm ứng mà ngân hàng dành cho nhà NK hoặc nhà XK. Thứ tư, chỉ có những tổ chức tín dụng mới có quyền thực hiện các giao dịch này. Thứ năm, do tính độc quyền của hoạt động ngân hàng, giao dịch thanh toán này chỉ có thể được thực hiện thường xuyên bởi các tổ chức tín dụng. Thứ sáu, thư tín dụng hoạt động theo 2 nguyên tắc: - Độc lập: Thư tín dụng có tính chất quan trọng, nó được hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán, nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán: Điều này có nghĩa là ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán khi người bán xuất trình SVTH: Khổng Thị Vân Anh Chuyên đề tốt nghiệp 3 Trường đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế đầy đủ chứng từ theo yêu cầu của L/C. Ngân hàng hoàn toàn không quan tâm đến hợp đồng và cũng không quan tâm đến hàng hoá thực. - Tuân thủ nghiêm ngặt: Ngân hàng chỉ thanh toán nếu các chứng từ giao hàng hoàn toàn phù hợp với L/C, đúng với các chỉ dẫn của người mua. Theo nguyên tắc này, ngân hàng sẽ kiểm tra kỹ lưỡng và máy móc toàn bộ chứng từ người bán xuất trình. Nếu ngân hàng không phát hiện ra những sai biệt, thanh toán toán nhầm thì ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm. * Lợi ích của phương thức thanh toán TDCT: Phương thức TDCT từ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực ngân hàng. Đó là hình thức thanh toán linh hoạt, bảo đảm tính an toàn cho các giao dịch thương mại quốc tế. TDCT được nhiều công ty, ngân hàng ưu tiên lựa chọn vì nó đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu của thương mại quốc tế. Thứ nhất, do các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức TDCT giúp loại bỏ rào cản đó. Thứ hai, trong giao dịch TDCT, luôn có sự hiện diện của các ngân hàng đại diện của hai bên đối tác, cùng với những yêu cầu khắt khe về bộ chứng từ, những yếu tố đó sẽ dung hòa lợi ích đối nghịch giữa các bên trong hợp đồng. 1.5.1.3. Các chủ thể tham gia trong phương thức TDCT Các chủ thể tham gia vào quá trình thanh toán theo phương thức TDCT gồm 4 bên: - Người xin mở thư tín dụng (Applicant for Credit): Là người mua, người NK hàng hoá. - Ngân hàng mở thư tín dụng (Issusing Bank): Là ngân hàng đại diện cho người NK, thực hiện phát hành L/C theo yêu cầu của người mở, cung cấp tín dụng cho người NK. - Người hưởng lợi thư tín dụng (Benificialy): Là người bán, người XK hay bất kỳ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định. - Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising Bank): Là ngân hàng ở nước người hưởng lợi. SVTH: Khổng Thị Vân Anh Chuyên đề tốt nghiệp 4 Trường đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế Ngoài ra, trong thực tế vận dụng phương thức TDCT, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể còn có sự tham gia của một số ngân hàng khác như: Ngân hàng xác nhận (Confirmed Bank), ngân hàng chỉ định (Nominated Bank), ngân hàng hoàn trả (Reimbursing Bank)… 1.5.1.4. Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức TDCT. (1): Người NK làm đơn xin mở L/C và gửi cho ngân hàng mở L/C, yêu cầu mở L/C cho người bán hưởng. (2): Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng mở L/C sẽ lập một L/C và chuyển cho ngân hàng thông báo L/C. Thông thường ngân hàng thông báo L/C là chi nhánh, hoặc là đại lý của ngân hàng mở L/C ở nước người XK. (3): Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người XK toàn bộ nội dung thông báo về việc mở L/C, và khi nhận được bản gốc L/C thì chuyển ngay cho người XK. (4): Người XK nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị người mua và ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng, đến khi chấp nhận mới giao hàng. (5): Sau khi giao hàng, người bán lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C xuất trình cho ngân hàng mở L/C thông qua ngân hàng thông báo để đòi tiền. SVTH: Khổng Thị Vân Anh Chuyên đề tốt nghiệp Ngân hàng mở L/C Ngân hàng thông báo L/C Người nhập khẩu Người xuất khẩu 5 2 6 7 81 4 6 5 3 5 Trường đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế (6): Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp với L/C thì trả tiền cho người XK, hoặc chấp nhận hối phiếu (đối với hối phiếu có kỳ hạn). Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người XK. (7): Ngân hàng mở L/C đòi tiền người NK và chuyển bộ chứng từ hàng hoá cho người NK. (8): Người mua kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn trả lại tiền cho ngân hàng mở L/C, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền. 1.5.1.5. Các loại thư tín dụng thường dùng trong thanh toán quốc tế và những nội dung cơ bản của L/C. * Các loại thư tín dụng thường dùng trong thanh toán quốc tế. Có nhiều loại thư tín dụng, mỗi loại sẽ có đặc điểm của riêng nó. Vì vậy, tuỳ theo từng thương vụ và tính chất của hợp đồng mà nhà kinh doanh XNK lựa chọn loại thư tín dụng nào cho phù hợp. Bảng 1.1: Các loại thư tín dụng thường dùng trong thanh toán quốc tế. (Xem phụ lục) * Những nội dung cơ bản của L/C. Tuy có nhiều loại L/C với những đặc điểm và đặc thù khác nhau; nhưng bất cứ L/C nào cũng phải có những điều khoản cơ bản sau đây: Bảng 1.2: Những nội dung cơ bản của L/C. (Xem phụ lục) 1.5.2. Rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. 1.5.2.1. Khái niệm. Rủi ro trong thanh toán bằng phương thức TDCT là rủi ro xảy ra đối với quá trình thanh toán bằng phương thức TDCT tại các doanh nghiệp kinh doanh XNK khi quyền lợi của một hoặc các bên tham gia bị vi phạm. Rủi ro trong thanh toán bằng phương thức TDCT không chỉ hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán mà còn phải được hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kỳ một sự khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán làm tổn thất về lợi ích của các bên liên quan. Đó là rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra đối với tất cả các đối tượng tham gia vào quá trình TTQT. SVTH: Khổng Thị Vân Anh Chuyên đề tốt nghiệp 6 Trường đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế 1.5.2.2. Rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ đối với hoạt động xuất khẩu. Bảng 1.3: Rủi ro trong thanh toán theo phương thức TDCT đối với hoạt động XK ST T Căn cứ phân loại Các loại rủi ro Nội dung 1 Rủi ro kỹ thuật: là rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán TDCT. Rủi ro trong quá trình kiểm tra các điều kiện chứng từ Khi nhận được L/C từ ngân hàng thông báo, nếu nhà xuất khẩu kiểm tra các điều kiện chứng từ không kỹ, chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi mà nhà xuất khẩu không thể đáp ứng được trong khâu lập chứng từ sau này. Khi các yêu cầu đó không được thoả mãn, ngân hàng phát hành từ chối bộ chứng từ và không thanh toán. Lúc đó, nhà nhập khẩu sẽ có lợi thế để thương lượng lại về giá cả nằm ngoài các điều khoản của L/C và nhà xuất khẩu sẽ gặp bất lợi. Rủi ro do lập bộ chứng từ thanh toán không phù hợp với quy định của L/C. Phương thức thanh toán TDCT đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung quy định trong L/C. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lập bộ chứng từ thì nhà XK cũng có thể bị ngân hàng mở L/C và người mua từ chối thanh bắt lỗi, từ chối thanh toán. Do đó, việc lập bộ chứng từ thanh toán là một khâu quan trọng và rất dễ gặp rủi ro đối với nhà XK. Trên thực tế có rất niều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ như: Không thống nhất khi thể hiện được đơn vị đo lường trên các chứng từ khác nhau; ghi sai hoặc không ghi đơn vị tiền tệ, thể hiện không thống nhất về giá trị lô hàng; ghi không đầy đủ, thiếu thống nhất tên và địa chỉ các bên trên chứng từ; chứng từ không đầy đủ như quy định của L/C; chứng từ được cấp không đúng thẩm quyền theo yêu cầu L/C… Nói chung là mọi sai sót SVTH: Khổng Thị Vân Anh Chuyên đề tốt nghiệp 7 Trường đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế dù là nhỏ giữa chứng từ và yêu cầu của L/C đều có thể bị từ chối thanh toán. Tổn thất mà người XK có thể phải gánh chịu trong trường hợp này thường là bị chậm được trả tiền hoặc bị từ chối trả tiền; phải chấp nhận giảm giá để được trả tiền hoặc phải lập lại bộ chứng từ…dẫn đến không chỉ là mất thời gian, lỡ cơ hội kinh doanh mà còn thiệt hại về tài chính do chậm nhận được tiền và phải giảm giá. Mức độ thiệt hại sẽ tăng lên đáng kể khi đối tác (người NK hoặc ngân hàng mở L/C) không có thiện chí, gây sức ép đối với người XK. 2 Rủi ro đạo đức: là những rủi ro khi một bên tham gia phương thức TDCT cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của bên Rủi ro do đạo đức kinh doanh từ phía ngân hàng mở L/C Loại rủi ro này thường xảy ra khi XK hàng hoá vào những khu vực thị trường mà các quan hệ thanh toán liên ngân hàng giữa các ngân hàng bên XK và ngân hàng bên NK chưa được xác lập chắc chắn hoặc XK vào những khu vực thị trường có những biến động mạnh về tình hình chính trị, hoặc thanh toán với những ngân hàng nhỏ ở những khu vực thị trường mới, kinh doanh không nghiêm túc. Với những trường hợp này, các ngân hàng từ chối thanh toán cho dù thực tế người bán không vi phạm những quy định trong L/C. Rủi ro đạo đức kinh doanh từ phía người nhập khẩu Khi người NK không có thiện chí, cố ý không thực hiện hợp đồng thì họ có thể dựa vào sai sót cho dù là rất nhỏ của bộ chứng từ để đòi giảm giá, kéo dài thời gian thanh toán để chiếm dụng vốn của người bán, thậm chí từ chối thanh toán. SVTH: Khổng Thị Vân Anh Chuyên đề tốt nghiệp 8 Trường đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế kia. 3 Rủi ro chính trị - xã hội Các chủ thể tham gia trong phương thức thanh toán TDCT ở nhiều quốc gia khác nhau, do đó, phương thức TCT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường chính trị - xã hội của các quốc gia. Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT là những rủi ro bắt nguồn từ sự không ổn định về chính trị của các nước có liên quan trong quá trình thanh toán. Thông thường đó là rủi ro do thay đổi môi trường pháp lý như: thay đổi đột ngột về thuế XNK, hạn nghạch, cơ chế ngoại hối (hạn chế ngoại hối), luật XNK. Những thay đổi này làm cho các điều kiện trên thị trường tài chính thay đổi đột biến không dự tính trước làm các bên tham gia XNK và ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình, làm cho L/C có thể bị huỷ bỏ, gây thiệt hại cho các bên tham gia. Bên cạnh đó, các cuộc biểu tình, bạo động, chiến tranh, đảo chính,…hay những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn ở các nước có liên quan trong quá trình thanh toán cũng có thể dẫn đến những rủi ro trong quá trình thanh toán. 4 Rủi ro khách quan từ nền kinh tế. Rủi ro do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc tình trạng nợ công nặng nề Khi nền kinh tế của nước người NK gặp phải tình trạng khủng hoảng, suy thoái kinh tế kéo dài sẽ kéo theo nhiều ngân hàng bị phong toả, tạm ngưng hoạt động hoặc phá sản, nhiều doanh nghiệp cũng mất khả năng thanh toán, từ đó làm ảnh hưởng tới quá trình thanh toán quốc tế. Nợ công nước ngoài quá lớn dẫn đến áp dụng các biện pháp như tăng thuế, phá giá nối tệ, từ đó làm giảm khả năng chi trả của ngân hàng và người mua, làm tăng SVTH: Khổng Thị Vân Anh Chuyên đề tốt nghiệp 9 Trường đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế của nước người NK nguy cơ không được thanh toán đúng hạn hoặc thậm chí không được thanh toán của người XK. Rủi ro do tỷ giá hối đoái thay đổi. Rủi ro tỷ giá hối đoái là một vấn đề mà các doanh nghiệp luôn phải đối đầu trong kinh doanh quốc tế và đặc biệt đáng lo ngại với các công ty có hoạt động XK mạnh. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu trong tương lai khiến cho hiệu quả của hoạt động XK của doanh nghiệp có thể bị giảm đi một cách đáng kể. Dù doanh nghiệp có lựa chọn phương thức thanh toán trả tiền mặt, phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu hay phương thức TDCT, mà đồng tiền thanh toán được sử dụng là đồng ngoại tệ thì đều có khả năng gặp phải loại rủi ro này. 1.5.3. Phân định nội dung nghiên cứu đề tài. Trong hoạt động thanh toán quốc tế bao gồm rất nhiều các phương thức thanh toán khác nhau như: - Phương thức chyển tiền. - Phương thức nhờ thu. - Phương thức ghi sổ. - Phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này chỉ đi sâu nghiên cứu về phương thức tín dụng chứng từ, đặc biệt là nghiên cứu rủi ro trong thanh toán xuất khẩu bằng phương thức này với tên đề tài đầy đủ là: “ Rủi ro trong thanh toán xuất khẩu giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ bằng phương thức tín dụng chứng từ tại công ty TNHH Vinh Tuyết”. Từ đó đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa rủi ro trên tại công ty. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN XUẤT KHẨU GIẦY DÉP SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÔNG TY TNHH VINH TUYẾT. 2.1. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. 2.1.1. Các bước nghiên cứu vấn đề Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu vấn đề SVTH: Khổng Thị Vân Anh Chuyên đề tốt nghiệp 10