Trong thời gian thực tập tại công ty trách nhiệm hữu hạn Tín Thịnh, xuất phát từ thực tế trên em thực hiện đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “ Quy trình lập bộ chứng từ xuất khẩu theo phương
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo của trường Đại học Nha Trang Bài báo cáo được hoàn thành không chỉ là sự cố gắng của chính bản thân em mà còn chính là thành quả của những năm tháng học tập tại trường dưới sự dạy bảo và giúp đỡ tận tâm của các thầy cô giáo
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các anh, các chị nhân viên của Phòng Kinh Doanh, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên của công ty trách nhiệm hữu hạn Tín Thịnh đã tạo điều kiện giúp đỡ và chỉ bảo cho em trong suốt thời gian thực tập Em xin cám ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo
bộ môn Kinh Doanh Thương Mại và đặc biệt là Giảng viên hướng dẫn của em,
cô Nguyễn Thị Nga đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này
Do điều kiện thời gian và nguồn tài liệu có hạn cũng như kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những sai sót Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện và thiết thực hơn
Em xin trân thành cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
4 Kết cấu luận văn: 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 2
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 3
1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế: 3
1.1.2 Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 4
1.1.3.Các nguồn luật điều chỉnh quan hệ TTQT 5
1.2 THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO TIÊU THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 6 1.2.1 Khái niệm 6
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền lợi của các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ 7
1.2.3 Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ: 10
1.2.4 Thư tín dụng: (Letter of Credit- L/C) 11
1.2.5 Bộ chứng từ thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 16
1.2.6 Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ bằng tiêu thức định lượng 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TÍN THỊNH 29
Trang 32.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
TÍN THỊNH 29
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Tín Thịnh 29
2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Tín Thịnh 30
2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Tín Thịnh 31
Giải thích 32
2.1.4 Cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của công ty TNHH Tín Thịnh 33
Giải thích 33
2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TÍN THỊNH TRONG 3 NĂM 2009 -2011 36
2.3 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA CÔNG TY TNHH TÍN THỊNH 39
2.3.1 Các hình thức thanh toán quốc tế của công ty từ 2009-2011 39
2.3.2 Quy trình thực tế lập một bộ chứng từ xuất khẩu tại công ty TNHH Tín Thịnh 41
2.3.3 Phân tích bộ chứng từ thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại công ty TNHH Tín Thịnh 43
2.3.4 Đánh giá quá trình lập bộ chứng từ thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại công ty TNHH Tín Thịnh 67
2.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUY TRÌNH LẬP BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÔNG TY TNHH TÍN THỊNH 69
2.4.1 Các nhân tố bên trong 69
2.4.2 Các nhân tố bên ngoài 70
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THÀNH LẬP BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÔNG TY TNHH TÍN THỊNH 72
Trang 43.1 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG
THỜI GIAN TỚI 72
3.2 CÁC GIẢI PHÁP 73
3.2.1 Đối với các nhân tố bên trong: 73
3.2.2 Đối với các nhân tố bên ngoài: 74
3.3 KIẾN NGHỊ 74
3.3.1 Đối với các nhân tố bên trong: 74
3.3.2 Đối với các nhân tố bên ngoài: 75
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 5XK, NK Xuất khẩu, Nhập khẩu
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng báo cáo các hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm
2009-2011 36
Bảng 2.2: So sánh các hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2009-2011 37
Bảng 2.3: Các hình thức thanh toán quốc tế của công ty từ 2009 - 2011 39
Bảng 2.4: Thực trạng hóa đơn thương mại của công ty từ 2009-2011 48
Bảng 2.5: Thực trạng vận đơn của công ty từ 2009 - 2011 52
Bảng 2.6 Thực trạng phiếu đóng gói hàng hóa của công ty 2009-2011 55
Bảng 2.7 Thực trạng giấy chứng nhận xuất xứ của công ty 2009-2011 58
Bảng 2.8 Thực trạng giấy chứng thủy sản đánh bắt của công ty 2009-2011 64
Bảng 2.9 Thực trạng giấy chứng thú y của công ty 2009-2011 66
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ phần trăm các hình thức thanh toán quốc tế năm 2009 của công ty TNHH Tín Thịnh 39 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phần trăm các hình thức thanh toán quốc tế năm 2010 của công ty TNHH Tín Thịnh 40 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ phần trăm các hình thức thanh toán quốc tế năm 2011 của công ty TNHH Tín Thịnh 40 Biểu đồ 2 4: Tổng hợp các hình thức thanh toán của công ty trong 3 năm
2009-2011 41 Biểu đồ 2 5: Thực trạng hóa đơn thương mại của công ty trong 3 năm
2009-2011 48 Biểu đồ 2.6: Thực trạng vận đơn đường biển của công ty trong 3 năm
2009-2011 52 Biểu đồ 2.7:Thực trạng phiếu đóng gói hàng hóa của công ty trong 3 năm 2009-2011 55 Biểu đồ 2.8: Thực trạng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của công ty trong
3 năm 2009-2011 58 Biểu đồ 2.9: Thực trạng giấy chứng thủy sản đánh bắt của công ty trong 3 năm 2009-2011 64 Biểu đồ 2.10 Thực trạng giấy chứng thú y của công ty trong 3 năm
2009-2011 67
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ 10
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý tại công ty TNHH Tín Thịnh 32
Sơ đồ 2.2: Tổ chức sản xuất công ty TNHH Tín Thịnh 33
Sơ đồ 2.3: Quy trình kỹ thuật 35
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xu thế vận động khách quan: quốc tế hóa, toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới, các hoạt động giao lưu kinh tế quốc tế ngày càng trở nên đa dạng và được gia tăng mạnh mẽ, trở thành động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển và đưa nền kinh tế trong nước nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới Việt Nam luôn khuyến khích mọi thành phần kinh tế tích cực tham gia vào hoạt động kinh tế nói chung , hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng Các quan hệ kinh tế đối ngoại xuất hiện và phát triển ngày càng mạnh mẽ đã làm xuất hiện nhiều các phương tiện thanh toán quốc tế như: Séc (check), Hối phiếu (bill of exchange) Khác với trước đây, phương thức thanh toán không còn bó hẹp trong phạm vi “hàng đổi hàng” mà đã có nhiều phương tiện thanh toán hiện đại khác cho các bên lựa chọn, thỏa thuận như: phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ Mỗi phương tiện thanh toán và phương thức thanh toán nêu trên có những ưu điểm và hạn chế nhất định Và một điều phải thừa nhận rằng các tổ chức tín dụng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những dịch vụ thanh toán đa dạng, góp phần phát triển hoạt động giao dịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài Nhận thức được tầm quan trọng của việc thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, các bên ký kết hợp đồng luôn chọn lựa phương thức thanh toán thích hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong mọi trường hợp phát sinh tranh chấp
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tín Thịnh là công ty chuyên sâu về xuất nhập khẩu và chế biến thuỷ sản Trong những năm qua công ty đều tích cực tìm kiếm khách hàng mới và tìm hướng tiếp cận thị trường, nâng cao tính năng động, sáng tạo và chủ động trong hoạt động kinh doanh Việc thanh toán của công ty thông qua các phương thức thanh toán quốc tế như: nhờ thu, tín dụng chứng từ,T/T… Trong số đó, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến Việc thanh toán tín dụng chứng từ giúp công ty thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn Song trong quá
Trang 10trình hoạt động công ty cũng còn vấp phải những hạn chế trong quy trình lập
bộ chứng từ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Trong thời gian thực tập tại công ty trách nhiệm hữu hạn Tín Thịnh,
xuất phát từ thực tế trên em thực hiện đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “ Quy trình lập bộ chứng từ xuất khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ” nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động kinh doanh của công ty
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Nhằm nhận diện về ưu điểm của phương thức tín dụng chứng từ so với phương thức thanh toán quốc tế khác Đồng thời hiểu rõ hơn các bước hoạt động nghiệp vụ trong quy trình thực hiện việc thanh toán L/C xuất nhập khẩu
tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tín Thịnh, từ đó nắm được những yêu
cầu, điều kiện để một bộ chứng từ hàng xuất nhập khẩu được thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, những yêu cầu cơ bản để một bộ chứng từ được thanh toán
Thời gian nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu trong 3 năm 2009-2011
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài chỉ được nghiên cứu tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tín Thịnh trụ sở tại khu công nghiệp Suối Dầu
4 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết thúc trong bài viết này em xin trình bày thành
ba phần chính:
Chương I: Cơ sở lý luận về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tín Thịnh
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện quy trình thành lập bộ
chứng từ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Công
Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tín Thịnh trụ sở tại khu công nghiệp Suối Dầu
Trang 11CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế:
Nền kinh tế hàng hoá phát triển đến trình độ cao và bao trùm toàn bộ thế giới hàng hoá không những trong phạm vi một quốc gia, mà cả trên phạm vi quốc tế Khi quan hệ hàng hoá - tiền tệ phát triển mở rộng khắp, thì các quan hệ kinh tế - thương mại cho đến các quan hệ về xã hội ngoại giao, hợp tác khoa học kỹ thuật… giữa các nước cũng đều biểu hiện bằng tiền Việc sử dụng tiền
tệ làm phương tiện để thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao
xã hội giữ các nước trở thành một nhu cầu tất yếu
Cùng với xu hướng phát triển trên thế giới các quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội …giữa các nước ngày càng phát triển Kết quả thực hiện các mối quan hệ trên hình thành các khoan thu – chi tiền tệ quốc tế giữa các nước với nhau tạo nên địa vị tài chính của mỗi nước
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên
cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các NH của các nước có liên quan
Thanh toán quốc tế (TTQT) không chỉ đơn thuần như hoạt động thanh toán trong quan hệ giao dịch mua bán trong nước, mà thanh toán quốc tế rất phức tạp, thông qua các phương thức thanh toán khác nhau Điều này là do thanh toán quốc tế có liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau, với nhiều đồng tiền thanh toán khác nhau Và hơn nữa việc thanh toán giữa các nước đều phải tiến hành thông qua các tổ chức tài chính trung gian mà chủ yếu là ngân hàng (NH) Hoạt động thanh toán thường không dùng tiền mặt, chủ yếu thanh quyết
toán giữa các ngân hàng Vì vậy, thanh toán quốc tế có những nét đặc thù riêng
Trang 12Nhìn ở giác độ kinh tế, các quan hệ thanh toán quốc tế được chia làm hai lĩnh vực: Thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch
Thanh toán phí mậu dịch: là quan hệ thanh toán phát sinh không
liên quan đến hàng hoá cũng như cung ứng lao vụ, nó không mang tính thương mại Đó là thanh toán những chi phí liên quan đến hoạt động ngoại giao, hợp tác khoa học kỹ thuật, du lịch…của các tổ chức hay cá nhân
Thanh toán mậu dịch: là thanh toán phát sinh trên cơ sở trao đổi
hàng hóa, các dịch vụ thương mại theo giá quốc tế Thông thường trong các nghiệp vụ thanh toán mậu dịch phải có chứng từ hàng hoá kèm theo Các bên mua bán bị ràng buộc với nhau bởi hợp đồng thương mại hoặc các hình thức cam kết khác (thư, điện, giao dịch…)
Thanh toán quốc tế được hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển ngoại thương của một nước TTQT là một trong những yếu tố cơ bản để đánh giá chất lượng, quy mô và hiệu quả của quá trình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá
Đặc điểm của TTQT là phần lớn các nghiệp vụ được thực hiện qua điện tín, bưu điện, mạng SWIFT dưới hình thức chuyển khoản, bù trừ trên tài khoản của các ngân hàng liên quan Do đặc tính thuận lợi và nhanh chóng của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cùng với sự phát triển của công nghệ ngân hàng, nên hình thức TTQT không dùng tiền mặt được sử dụng là chủ yếu, vì thế khác với thanh toán nội địa, TTQT thường gặp nhiều rủi ro do sự biến động
tỷ giá, sự bất ổn chính trị quốc gia, trình độ về kỹ thuật nghiệp vụ của các bên
Do vậy nghiệp vụ TTQT đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra sự hoà nhập vào hệ thống ngân hàng thế giới, đảm bảo an toàn và hiệu quả đối với ngân hàng thương mại
1.1.2 Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế
TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau Nếu không có hoạt động TTQT thì sẽ không có hoạt động kinh tế đối ngoại
Trang 13TTQT là cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ kinh tế đối ngoại Khi thiết lập mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ thương mại với các nước thì điều kiện quan trọng không thể thiếu là phải thiết lập quan hệ TTQT
TTQT thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, nếu việc tổ chức TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn, chính xác sẽ làm cho các nhà kinh doanh sản xuất yên tâm và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của mình, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là hoạt động ngoại thương
TTQT giúp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp động kinh tế đối ngoại Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do sự khác biệt về vị trí địa lý của các bên đã làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng thanh toán của người mua, của con nợ, đồng thời trong điều kiện tiền tệ thường xuyên biến động, khả năng thanh toán của con nợ trở nên bấp bênh hơn nữa Trong cơ chế thị trường, tình trạng lừa đảo ngày càng nhiều, vì vậy rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại là rất lớn Nếu tổ chức tốt hoạt động TTQT sẽ giúp cho các nhà kinh doanh XNK hạn chế bớt những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển
1.1.3.Các nguồn luật điều chỉnh quan hệ TTQT
Một số nguồn luật chủ yếu được áp dụng để điều chỉnh quan hệ trong các phương thức TTQT là:
Văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của phương thức nhờ thu là “Điều
lệ thống nhất về nhờ thu” (The Uniform for Collection) do phòng thương mại quốc tế (ICC) phát hành, số xuất bản 522, có hiệu lực từ 01/01/1996 (URC 522) Muốn sử dụng quy tắc này, hai bên phải thống nhất quy định trong hợp đồng
Văn bản pháp lý thông dụng của Tín dụng chứng từ là “Điều lệ và cách thực hành thống nhất về TDCT” (Uniform Custom and Practice for Documentary Credit) do phòng thương mại quốc tế (ICC) phát hành, gọi tắt là
Trang 14UCP 500 Ngoài ra, từ tháng 3 năm 2007, ICC ban hành ấn bản UCP 600, và các doanh nghiệp hiện nay vẫn sử dụng song song UCP 500 và UCP 600 làm tham chiếu tuỳ theo từng trường hợp và theo yêu cầu khách hàng Bản điều lệ này mang tính chất pháp lý tuỳ ý, có nghĩa là khi áp dụng nó các bên đương sự phải thoả thuận ghi vào L/C, đồng thời có thể có thoả thuận khác miễn là có dẫn chiếu
Hiện nay ở nước ta, các NHTM và các đơn vị kinh doanh ngoại thương
đã thống nhất sử dụng bản điều lệ này như một văn bản pháp lí điều chỉnh các loại L/C được áp dụng trong TTQT
1.2 THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO TIÊU THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Trong các phương thức thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng rất phổ biến bởi nó được coi là phương thức an toàn và bình đẳng cho các bên tham gia phương thức thanh toán này Khi vận dụng phương thức thanh toán này, các bên thường tham chiếu theo “Điều lệ và cách thức thực hành thống nhất về TDCT” - UCP 500 hoặc bản UCP 600, do phòng thương mại quốc tế soạn thảo
1.2.1 Khái niệm
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán theo đó một ngân hành (NH phát hành) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng, hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát, nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đặt ra trong thư tín dụng
Còn theo UCP 600, TDCT được định nghĩa như sau:
TDCT là bất cứ một sự thoả thuận nào, dù cho được gọi hoặc mô
tả như thế nào mà theo đó một NH (NH phát hành) hành động theo yêu cầu và theo chỉ thị của một khách hàng (người yêu cầu phát hành thư tín dụng) hoặc nhân danh chính mình phải thực hiện việc trả tiền theo lệnh của một người thứ
3 (người thụ hưởng) hoặc phải chấp nhận và trả tiền hối phiếu do người thụ
Trang 15hưởng ký phát, uỷ quyền cho NH khác chiết xuất khi các chứng từ quy định được xuất trình với điều kiện là các điều kiện của tín dụng được thực hiện đúng
Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ được sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực NH Đó là hình thức thanh toán linh hoạt, bảo đảm tính an toàn cho các giao dịch thương mại quốc tế Trên thực tế, tín dụng chứng từ bắt đầu phát triển từ thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) Các người XK ở Bắc Mỹ, do khoảng cách địa lý xa xôi, đã yêu cầu đối tác ở Châu
Âu mở thư tín dụng để đảm bảo khả năng thanh toán
Tín dụng chứng từ được nhiều công ty, NH ưu tiên lựa chọn vì nó đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu của TMQT Thứ nhất, do có các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp loại
bỏ rào cản đó Thứ hai, trong giao dịch tín dụng chứng từ, luôn có sự hiện diện của các NH đại diện của hai bên đối tác, cùng với những yêu cầu khắt khe về
bộ chứng từ, những yếu tố đó sẽ dung hoà lợi ích đối nghịch giữa các bên trong hợp đồng
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế được xem như là nghiệp vụ ngoại bảng đặc trưng của các NH ngày nay và phương thức tín dụng chứng từ như là phương thức thanh toán và hạn chế rủi ro trong TMQT
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền lợi của các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ
Có bốn bên tham gia chính thức vào quá trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ là: người xin mở L/C, người hưởng lợi, NH phát hành L/C, NH thông báo
Người xin mở L/C (Appilcant): là người NK, người mua
Nhiệm vụ:
Kịp thời làm giấy đề nghị mở L/C và các thủ tục có liên quan gửi đến NH
Trang 16 Thực hiện kí quỹ khi có yêu cầu của NH
Thanh toán phí dịch vụ với NH gồm: phí mở L/C, phí tu chỉnh L/C, phí kí hậu, phí thanh toán
Phối hợp với NH kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ thanh toán do người bán gửi tới
Quyền lợi:
Có quyền được từ chối thanh toán khi người bán không thực hiện đúng quy định của L/C
Nhận hàng nếu đã thực hiện thanh toán
NH phát hành L/C (Issuing bank): là NH phục vụ cho người mua, NH
này thường được hai bên XK và NK thoả thuận, lựa chọn và quy định trong hợp đồng Đây là NH đứng ra cam kết trả tiền cho người hưởng lợi
Tu chỉnh L/C khi có yêu cầu
Kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán do người XK chuyển đến
Yêu cầu người NK thanh toán tiền
Thanh toán tiền cho người hưởng lợi nếu bộ chứng từ hợp lệ đúng quy định của L/C
Quyền lợi:
Hưởng lợi phí dịch vụ L/C
Từ chối thanh toán nếu bộ chứng từ không hợp lệ
Trang 17 Hưởng lợi hàng hoá nếu người mua không thanh toán
NH được miễn trách nhiệm thanh toán trong trường hợp bất khả kháng như: chiến tranh, hoả hoạn, động đất…
Người hưởng lợi L/C (Beneficicary): là người bán, người XK hay
người bất kỳ nào do người hưởng lợi chỉ định
Nhiệm vụ:
Tiếp nhận L/C bản gốc và đánh giá khả năng thực hiện các nội dung này của họ
Đề nghị tu chỉnh L/C khi cần thiết
Giao hàng theo đúng quy định của L/C
Lập bộ chứng từ thanh toán xuất trình cho NH theo đúng quy định của L/C
Trả các phí dịch vụ NH như phí thông báo L/C, phí tu chỉnh L/C, chiết khấu bộ chứng từ, phí kiểm tra bộ chứng từ có bất hợp lệ
Quyền lợi:
Từ chối giao hàng nếu nội dung L/C khác với nội dung hợp đồng ngoại thương đã thoả thuận gây thiệt hại cho người bán và người bán đã đề nghị tu chỉnh L/C nhưng không được đáp ứng
Được nhận tiền hoặc chỉ định người thay thế mình hưởng lợi L/C
NH thông báo (Advising bank): là NH phục vụ người XK, thường là
NH đại lý của NH mở thư tín dụng có trụ sở ở nước ngoài XK
Trang 18 Thanh toán tiền cho người XK nếu được uỷ quyền thanh toán
Quyền lợi:
Được hưởng phí dịch vụ NH
1.2.3 Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ:
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ
* Giải thích quy trình:
(1) Người NK căn cứ hợp đồng ngoại thương làm đơn xin mở L/C gửi
NH phục vụ mình
(2) NH phục vụ người NK (NH phát hành) sau khi kiểm tra hồ sơ xin
mở L/C của người NK và khẳng định tính hợp lệ của hồ sơ, tiến hành phát hành L/C và gửi sang NH của người XK
(3) NH của người XK (NH thông báo) khi nhận được L/C, sẽ kiểm tra
và kí vào góc phải rồi gửi L/C kèm theo thư thông báo cho người XK
(4) Nếu người XK (người hưởng lợi) đồng ý các điều kiện đã ghi trong thư tín dụng, thì tiến hành thủ tục gửi hàng đi cho người NK
Người hưởng lợi Người xuất khẩu (The Beneficiary) (4)
Trang 19(5) Ngay sau đó, người XK lập bộ chứng từ thanh toán theo hướng dẫn ghi trong L/C rồi gửi cho NH thông báo, để xin thanh toán
(6) NH thông báo kiểm tra bộ chứng từ nếu đúng với yêu cầu của thư tín dụng, thì gửi ngay bộ chứng từ này sang NH phát hành L/C
(7) NH phát hành kiểm tra thật kĩ bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ sai sót thì từ chối thanh toán và báo ngay cho NH thông báo biết Còn nếu bộ chứng từ hoàn toàn đúng so với L/C thì NH phát hành tiến hành trả tiền vào hối phiếu, rồi chuyển tiền hoặc hối phiếu sang NH thông báo
(8) NH phát hành kí hậu vận đơn và trao bản gốc bộ chứng từ cho người NK để họ đi nhận hàng
(9) NH thông báo ghi vào tài khoản (nếu thanh toán theo L/C trả ngay
và gửi báo có cho người XK), nếu thanh toán theo L/C chấp nhận, thì NH thông báo gửi hối phiếu cho người XK, hoặc chiết khấu hối phiếu theo yêu cầu của người XK
1.2.4 Thư tín dụng: (Letter of Credit- L/C)
Khái niệm:
Thư tín dụng (L/C) là một văn bản (thư, hoặc điện tín) do NH phát hành
mở ra trên cơ sở yêu cầu của người NK, trong đó NH này cam kết trả tiền cho người thụ hưởng, nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của L/C
L/C là một phương tiện thanh toán chủ yếu của phương thức thanh toán TDCT Nó còn là văn bản cam kết có điều kiện của NH phát hành đối với người XK Nếu không mở được L/C thì cũng không có phương thức thanh toán TDCT và người XK cũng không giao hàng cho người NK Nó ràng buộc các thành phần tham gia như: người XK, người NK, NH thông báo, NH phát hành…
Trang 20 Nội dung chủ yếu của L/C:
Mỗi L/C mang những nội dung riêng biệt tuỳ theo nội dung của từng thương vụ nhưng nhìn chung, chúng có nội dung cơ bản giống nhau và thường không thể thiếu được trong một L/C, bao gồm:
Số hiệu: Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó Số
hiệu dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C, ngoài
ra còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan
Địa điểm mở L/C: Là nơi mà NH mở L/C cam kết trả tiền cho
người XK Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp
Ngày mở L/C: Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của NH mở L/C với người XK, là ngày bắt đầu tính thời gian có hiệu lực của L/C và cuối cùng là căn cứ để người XK kiểm tra xem người NK thực hiện việc mở L/C có đúng hạn như đã quy định trong hợp đồng hay không
Loại L/C: Khi mở L/C cần xác định cụ thể loại L/C cần mở vì mỗi loại có tính chất và nội dung khác nhau, dẫn đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khác nhau
Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức TDCT: Những người có liên quan đến phương thức TDCT nói chung được chia làm 2 loại là các thương nhân và các ngân hàng
Các thương nhân thường bao gồm người NK là người yêu cầu
mở L/C và người XK là người được hưởng lợi L/C
Các ngân hàng tham gia trong phương thức TDCT gồm: NH mở L/C, NH thông báo, NH được chỉ định thanh toán, NH xác nhận…
Số tiền của L/C: được ghi bằng số, bằng chữ và phải thống nhất với nhau Một L/C có số tiền ghi bằng số và bằng chữ mâu thuẫn nhau sẽ không đảm bảo tính chân thực bề ngoài Số tiền trên L/C được thể hiện theo đúng ký hiệu tiền tệ quốc tế, không sử dụng tiền tệ quốc gia
Trang 21 Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng:
Thời hạn hiệu lực: là thời hạn mà NH mở L/C cam kết trả tiền cho người XK nếu người này xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những quy định trong L/C Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính
từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực L/C
Thời hạn trả tiền: là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền sau theo hợp đồng thương mại
Thời hạn giao hàng: được ghi trong L/C và cũng do hợp đồng mua bán quy định Đấy là thời hạn quy định người XK phải chuyển giao xong hàng hoá cho người NK, kể từ khi L/C có hiệu lực
Những nội dung liên quan: đến hàng hóa, tên hàng, số lượng , trọng lượng, giá cả, bao bì, kí mã hiệu, phẩm chất cũng được ghi trong nội dung L/C
Nội dung quan trọng nữa trong xuất trình hồ sơ là điều kiện giao hàng, vận chuyển như: điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF,…), nơi giữ hàng, giao hàng, cách thức vận chuyển, cách giao hàng,…
Các chứng từ mà người XK phải xuất trình là một nội dung quan trọng của L/C: đây là bằng chứng chứng minh người XK đã chuyển giao
hàng hoá như L/C đã quy định, để NH tiến hành việc trả tiền cho người XK Bộ chứng từ nhiều hay ít phụ thuộc vào tính chất của hàng hoá, yêu cầu của người
NK Thông thường thì NH mở thường yêu cầu người XK thoả mãn những yếu tố: các loại chứng từ phải xuất trình căn cứ theo yêu cầu đã được thoả mãn trong hợp đồng thương mại như hoá đơn thương mại, hối phiếu thương mại, vận đơn đường biển, chứng nhận bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ chứng nhận
kiểm nghiệm, số lượng bản chứng từ thuộc mỗi loại,…
Nội dung cuối cùng xuất hiện trong L/C: đó là cam kết của NH
mở L/C trả tiền cho người thụ hưởng Nó ràng buộc trách nhiệm của NH phát hành phải thanh toán cho người NK nếu người XK xuất trình bộ chứng từ phù
hợp
Trang 22 Các loại thư tín dụng:
Các loại thư tín dụng thường thấy trong thanh toán quốc tế gồm có:
L/C có thể huỷ ngang (Revocable L/C): là thư tín dụng được
phát hành cho người hưởng lợi theo chỉ thị của người NK, và nó có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ mà không cần đến sự đồng ý của các bên liên quan Loại L/C này chỉ được áp dụng trong các mối quan hệ tin tưởng
L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): Là loại L/C sau khi
đã được mở và người XK thừa nhận thì NH mở L/C không được sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ trong thời hạn có hiệu lực của nó, trừ khi có sự thoả thuận khác của các bên liên quan Đây là loại L/C cơ bản nhất, được áp dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế
L/C không huỷ ngang có xác nhận (Comfirmed irrevocable L/C): là loại L/C không huỷ ngang được xác nhận và đảm bảo trả tiền bởi một
NH thứ 3 (thông thường là NH quốc tế có uy tín) Trong trường hợp NH mở vì
lý do nào đó không thanh toán được khi người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C thì NH xác nhận phải có trách nhiệm thanh toán thay
L/C có thể chuyển nhượng (Transferable L/C): là loại L/C không thể huỷ ngang cho phép người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu NH chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị cho một hay nhiều người hưởng lợi khác L/C chuyển nhượng chỉ được một lần Chi phí chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên chịu Loại L/C này thường được áp dụng trong thương mại quốc tế qua trung gian
L/C tuần hoàn (Revoling L/C): Là loại L/C không thể hủy ngang sau khi thực hiện xong hay hết hạn hiệu lực thì nó tự động có hiệu lực trở lại cho đến khi nào hết tổng giá trị hợp đồng
L/C giáp lưng (Back to back L/C): Sau khi nhận được một L/C gốc của NH nước ngoài phát hành, người XK sử dụng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi thứ ba, với nội dung tương tự L/C ban đầu Loại L/C được mở trên một L/C khác như vậy gọi là L/C giáp lưng
Trang 23 L/C tín dụng dự phòng (Stand byL/C): Là loại L/C do NH của người XK phát hành nhằm đảm bảo sẽ thanh toán lại cho người NK nếu người
XK không hoàn thnàh nghĩa vụ giao hàng
L/C thanh toán dần (Deferred payment L/C): Là loại L/C không thể hủy ngang trong đó NH mở L/C hay NH xác nhận cam kết với người thụ hưởng sẽ thanh toán dần toàn bộ số tiền của L/C trong thời hạn quy định
L/C không huỷ ngang, miễn truy đòi (Irrevocable Without Recsourse L/C): là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, nếu sau khi đã được
sử dụng, tiền đã được trả cho người hưởng lợi, hoặc hối phiếu của người hưởng lợi đã được chấp nhận, thì người NK cũng như ngân hàng phát hành L/C không được truy đòi lại số tiền đã thanh toán Đối với loại thư tín dụng này, khi kí phát hối phiếu thì người xuất khẩu cần ghi câu “ Miễn truy đòi lại người kí phát” và trong thư tín dụng cũng phải ghi như vậy Loại này chỉ dùng trong trường hợp người nhập khẩu đã nhận hàng, hoặc đã kiểm soát, đã sử dụng hàng…., đặc biệt là đối với các hợp đồng mua bán chịu hàng hoá
L/C đối ứng (Reciprocal L/C): L/C đối ứng là loại L/C mà người hưởng lợi của một thư tín dụng này lại trở thành người yêu cầu mở một thư tín dụng khác cho người đã mở L/C cho mình Loại L/C này thường được sử dụng khi hai bên mua và bên bán có quan hệ thanh toán trên cơ sở mua bán hàng đổi hàng, hay nhận gia công
Tóm lại, qua nội dung và trình tự các bước tiến hành phương thức thanh toán tín dụng chứng từ như đã mô tả trên đây, chúng ta thấy rằng, phương thức thanh toán TDCT là phương thức thanh toán sòng phẳng đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên XK và NK Bên XK được NH đứng ra cam kết trả tiền, còn bên
NK được NH đứng ra xem xét kiểm tra bộ chứng từ nhằm đảm bảo cho bên
NK nhận đầy đủ, kịp thời và chính xác hàng hoá đặt mua trước khi trả tiền Phương thức thanh toán TDCT chỉ có thể sử dụng trong quan hệ thanh toán mậu dịch
Trang 241.2.5 Bộ chứng từ thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.2.5.1 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
các chi tiết liên quan đến chuyến hàng đã giao, thanh toán, cơ sở của việc giao
hàng… Invoice có bản chính, sao với số lượng các bản theo thỏa thuận trước
Chức năng:
Trong thanh toán:
- Nếu bộ chứng từ có hối phiếu, thì hoá đơn thương mại là căn cứ để kiểm tra lệnh đòi tiền trên hối phiếu
- Nếu bộ chứng từ không có hối phiếu, hoá đơn sẽ là cơ sở để người bán đòi tiền người mua
Số chứng từ ( documentary credit number):
Số container/ seal (container/seal no):
Người mở LC (Applicant):
Ngày lập hóa đơn (date):
Tên tàu và số chuyến ( vessel/ voyage):
Cảng đóng hàng(port of loading)
Cảng dỡ hàng (port of discharge)
Cảng giao hàng (port of delivery)
Trang 25Ngày tàu chạy (etd / Date of departure):
Mô tả hàng hóa ( description of goods): trong phần này cần đảm bào
cung cấp đầy đủ các thông tin sau: hàng hóa được đóng vào loại container nào (20 feet, 40 feet), tên tiếng anh và tên khoa học của hàng hóa, kích cỡ, mô tả kiện đóng hàng hóa, nguồn gốc hàng hóa(origin), số lượng thùng(quantity), khối lượng tinh(net weight), khôí lượng tổng( gross weight), ngoài ra tùy vào từng khách hàng khác nhau thì chúng ta sẽ bổ sung thêm thông tin theo yêu cầu
của khách hàng
1.2.5.2 Vận đơn đường biển (ocean bill lading- b/l):
Trong thực tế hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau như máy bay, tàu biển/sông, xe lửa, xe tải… dù bằng phương tiện nào thì bên vận chuyển vẫn phải lập và phát hành một chứng từ gọi là vận
đơn cho lô hàng cụ thể mà họ đã nhận vận chuyển trên phương tiện của mình.Vận đơn của những phương tiện khác nhau sẽ có những tên như vận đơn hàng không (Air way bill, cho hàng vận chuyển bằng máy bay), vận đơn đường biển (Bill of Lading hoặc Ocean Bill Lading hoặc viết tắt B/L, cho hàng vận chuyển bằng tàu biển)… Trong đó vận tải đường biển hiện là phổ biến nhất và
dù là vận đơn của phương tiện gì thì tính chất và giá trị của các vận đơn cũng khá giống nhau, vì vậy tài liệu này sẽ đề cập chủ yếu loại vận đơn đường biển B/L
Khái Niệm:
Vận đơn đường biển là chứng từ vận tải do người vận chuyển cấp cho chủ hàng thể quá trình vận tải hàng hoá từ cảng đến cảng
Chức năng:
Vận đơn đường biển có 3 chức năng
- Vận đơn là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận chuyên chở đã được
ký, đã thực hiện và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó Vận đơn là văn bản quan trọng xác định mối quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển với người giao hàng
và đặc biệt, giữa người vận chuyển với người nhận hàng
Trang 26- Vận đơn là biên lai của người vận chuyển xác nhận đã nhận hàng để
chở Vì vậy, người chuyên chở chỉ giao hàng cho người đầu tiên xuất trình B/L hợp lệ ở cảng đến
- Vận đơn là chứng từ xác thực quyền sở hữu đối với hàng hoá miêu tả
trong B/L Do đó, B/L là chứng từ có giá, có tính lưu thông và nó có thể được cầm cố, mua bán, chuyển nhượng trên thị trường
Nội dung của B/L:
Tiêu đề:
Vận đường đường biển thường có các tiêu đề sau:
- Bill of Lading
- Ocean Bill of Lading
- International Bill of Lading
- Through Bill of Lading
- Charter Party Bill of Lading
Người ký phát vận đơn:
Theo UCP 600, có 4 người được ký B/L là:
- Người chuyên chở “As the Carrier”
- Thuyền trưởng “As the Master”
- Địa lý của người chuyên chở “As Agent for the Carrier”
- Địa lý của thuyền trưởng “As Agent for the Master”
Trên vận đơn phải thể hiện “hàng đã bốc”
Có hai dạng thể hiện hàng đã bốc lên tàu:
- Đối với B/L in sẵn “hàng đã bốc” (Shipped on board), công ty vận tải cấp B/L khi hàng đã xếp lên tàu; do đó, trên vận đơn không cần nội dung xác nhận hàng đã bốc Trong trường hợp này, ngày phát hành B/L là ngày giao hàng
- Đối với B/L “nhận để bốc”, nội dung B/L này không thể hiện điều kiện hàng đã bốc lên tàu Do đó, sau khi xếp hàng lên tàu, người vận chuyển phải đóng dấu “hàng đã bốc và ngày bốc hàng” (“shipped on board date ” hoặc “On board date …”) lên B/L Trong trường hợp này ngày bốc hàng lên tàu chính là ngày giao hàng
Trang 27Chuyển tải (Transhipment)
Chuyển tải là quá trình bốc dỡ hàng hoá qua nhiều tàu trong quá trình vận chuyển hàng hoá Nếu L/C không cho phép chuyển tải, thì ngân hàng vẫn chấp nhận những B/L chuyển tải, miễn là việc chuyên chở được thể hiện trên một B/L
Vận đơn không lưu thông (Non- Negotiable B/L)
Vận đơn không lưu thông có nội dung tương tự như vận đơn thông thường Tuy nhiên, nó không thể mua bán, chuyển nhượng được
Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu: (Charter Party B/L)
Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu thường xuất hiện trong các hợp đồng thuê tàu chuyến Vận đơn này chỉ có giá trị khi đi kèm với Hợp đồng thuê tàu
Vì vậy, nếu không có quy định cụ thể, ngân hàng sẽ không chấp nhận vận đơn theo hợp đồng thuê tàu
Các loại vận đơn đường biển:
Dựa vào tính lưu thông của B/L:
- Vận đơn đích danh (Straight B/L): Vận đơn ghi rõ tên người nhận hàng
- Vận đơn theo lệnh (To order B/L): Tên người nhận hàng trên vận đơn thường được ghi như sau: “ To order of the shipper” hoặc “made out to the
order of XYZ Bank” hoặc “To order”
Trang 28- Vận đơn xuất trình (Bearer B/L): Vận đơn không ghi tên người nhận hàng
Dựa vào lời nhận xét trên vận đơn:
- Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Vận đơn không có những lời nhận xét xấu về hàng hoá
- Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): Vận đơn có những lời phê chú xấu về tình trạng hàng hoá khi giao xuống tàu như: “thùng hàng bị vỡ”,
“kiện hàng bị đứt dây” v.v…
Dựa vào thời điểm lập vận đơn :
- Vận đơn nhận hàng để bốc (Received for shipment B/L)
- Vận đơn đã bốc hàng (Shipped on Board B/L)
Dựa vào cách vận tải hàng hoá:
- Vận đơn chuyển tải (Transhipment B/L)
- Vận đơn đi thẳng (Throught B/L hoặc Direct B/L)
1.2.5.3 Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List- P/L)
Khái niệm :
Phiếu đóng gói hàng hoá là chứng từ liệt kê chi tiết về lượng và các hình
thức đóng gói các loại hàng, mặt hàng của một lô hàng đã giao vào thời gian cụ
thể Thông thường chứng từ này do nhà sản xuất hoặc người bán lập cung cấp cho bên nhập khẩu với các chi tiết liên quan đến lô hàng đã giao và thường có
cả chi tiết liên quan đến vận chuyển như số B/L, tên phương tiện vận chuyển,
Số chứng từ ( documentary credit number): được lấy từ LC:
Số container/ seal (container/seal no):
Người mở LC (Applicant):
Ngày lập hóa đơn (date):
Trang 29Tên tàu và số chuyến ( vessel/ voyage):
Cảng đóng hàng(port of loading)
Cảng dỡ hàng (port of discharge)
Cảng giao hàng (port of delivery)
Ngày tàu chạy (etd / Date of departure):
Mô tả hàng hóa ( description of goods): trong phần này cần đảm bào
cung cấp đầy đủ các thông tin sau: hàng hóa được đóng vào loại container nào (20 feet, 40 feet), tên tiếng anh và tên khoa học của hàng hóa, kích cỡ, mô tả kiện đóng hàng hóa, nguồn gốc hàng hóa(origin), số lượng thùng(quantity), khối lượng tinh(net weight), khôí lượng tổng( gross weight), ngoài ra tùy vào từng khách hàng khác nhau thì chúng ta sẽ bổ sung thêm thông tin theo yêu cầu
Nội dung chứng từ:
Số hợp đồng(no): do công ty cấp
Số chứng từ ( documentary credit number): được lấy từ LC:
Số container/ seal (container/seal no):
Người gởi hàng hóa ( consignor/ goods consigned from):
Người nhận hàng ( consignee/ goods consigned to):
Ngày lập hóa đơn (date):
Tên tàu và số chuyến ( vessel/ voyage):
Cảng đóng hàng(port of loading)
Cảng dỡ hàng (port of discharge)
Cảng giao hàng (port of delivery)
Ngày tàu chạy (etd / Date of departure):
Trang 30Mô tả hàng hóa ( description of goods): trong phần này cần đảm bào
cung cấp đầy đủ các thông tin sau: hàng hóa được đóng vào loại container nào (20 feet, 40 feet), tên tiếng anh và tên khoa học của hàng hóa, kích cỡ, mô tả kiện đóng hàng hóa, nguồn gốc hàng hóa(origin), số lượng thùng(quantity), khối lượng tinh(net weight), khôí lượng tổng( gross weight), ngoài ra tùy vào
từng khách
Chức năng:
- Giúp người mua kiểm tra việc giao hàng của người bán
- Là căn cứ quan trọng để xác định mức thuế suất dành cho mỗi lô hàng
Các mẫu chứng nhận xuất xứ:
Hiện nay, Việt Nam có các loại giấy chứng nhận xuất xứ sau:
- Form A: dùng cho các mặt hàng xuất sang các nước thuộc hệ
thống GSP (Generalized System of Perference- Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập)
- Form B: dùng cho tất cả hàng hoá xuất khẩu
- Form O: dùng cho mặt hàng cà phê xuất sang các nước thuộc Hiệp hội
cà phê Thế giới
- From X: dùng cho mặt hàng cà phê xuất sang các nước không thuộc Hiệp hội cà phê Thế giới
- Form T: dùng cho mặt hàng dệt xuất sang thị trường Châu Âu
- Form D: dùng cho các mặt hàng xuất sang các nước trong khối ASEAN
1.2.5.5 Giấy chứng nhận trọng lượng/ số lượng/ chất lượng (Certificate of Weight/ Quantity/ Quality) và một số chứng từ liên quan khác
Khái niệm:
Đây là chứng từ xác nhận trọng lượng/ số lượng/ chất lượng hàng hoá
mà nhà xuất khẩu đã xuất bán cho người mua Thông thường chứng từ này do Cục kiểm nghiệm hàng hoá xuất nhập khẩu, công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu hoặc do người bán lập, tùy tính chất yêu cầu mà các bên sẽ muốn có chứng từ do ai cấp hoặc cụ thể chứng nhận những nội dung gì Chủ yếu việc quy định nội dung, bên phát hành… nhằm đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho các
Trang 31bên hoặc theo yêu cầu kiểm tra cụ thể của các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu, quản lý nhà nước qui định cụ thể cho các loại hàng hoá khác nhau
Nội dung chứng từ:
Ngày kiểm tra (inspection date):
Hợp đồng số (order no):
Container số (container no):
Ký phát bởi (signed by):
Chức năng:
- Giúp người mua kiểm tra việc giao hàng của người bán
- Tạo thuận lợi cho việc nhận biết và kiểm tra hàng hoá về lượng theo chi tiết yêu cầu
1.2.5.6 Giấy chứng nhận đánh bắt (Catch Certificate)
Khái niệm:
Là chứng từ xác nhận trọng lượng/ số lượng/ chất lượng thủy hải sản mà nhà xuất khẩu đã mua từ các tàu đánh cá Đây là loại chứng từ bắt buộc phải có đối với mặt hàng hải sản khi xuất sang các Châu Âu Thông thường chứng từ này do Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tùy tính chất yêu cầu mà các bên sẽ muốn có chứng từ do ai cấp hoặc cụ thể chứng nhận những nội dung
gì Chủ yếu việc quy định nội dung, bên phát hành… nhằm đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho các bên hoặc theo yêu cầu kiểm tra cụ thể của các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu, quản lý nhà nước qui định cụ thể cho các loại hàng hoá khác nhau
Trang 32Khối lượng sống ước tính(estimated live weight)
Khối lượng ước tính chuyển lên đất liền ( estimated weight to be landed) Khối lượng trên đất liền chứng nhận ( verified weight landed)
Tên chủ hàng xuất khẩu ( name and address of exporter)
Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền (flag state authority validation) Tên đơn vị nhập khẩu (name of importer)
Phục lục 2a:
Số chứng nhận (document number)
Tên số đăng ký ( name registration)
Loại tàu (type)
Cảng nội địa (home port)
Hô hiệu (call sign)
Số giấy phép, giá trị đến ngày (fishing licence no, period of validity) Vùng và thời gian khai thác (catch area and dates)
Loài (species)
Ngày lên cá ( date of landing)
Tổng khối lượng khai thác của tàu ( total catch of the vessel)
Khối lượng nguyên liệu đưa vào chế biến từ tổng khối lượng khai thác(catch processed from the total catch)
Khối lượng sản phẩm chế biến xuất khẩu (processed fishery product for export)
Mã sản phẩm (product code)
Tên chủ tàu (name)
Ngày và chữ ký (date and signature)
Trang 33Tên chủ hàng xuất khẩu ( name and address of exporter)
Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền (flag state authority validation)
Phục lục 2b:
Số chứng nhận (document number)
Quốc gia xuất khẩu (country of exportation)
Cảng/sân bay/địa điểm xuất phát khác(port/airport/ other place of departure)
Tên tàu - số chuyến/ số vận đơn đường biển (name vessel-voyage no /bill
of lading no)
Số container (container no)
Tên chủ hàng xuất khẩu ( name of exporter)
Địa chỉ (address of exporter)
Phục lục 3a:
Số chứng nhận (document number)
Tên số đăng ký ( name registration)
Loại tàu (type)
Cảng nội địa (home port)
Hô hiệu (call sign)
Số giấy phép, giá trị đến ngày (fishing licence no, period of validity) Vùng và thời gian khai thác (catch area and dates)
Loài (species)
Ngày lên cá ( date of landing)
Tổng khối lượng khai thác của tàu ( total catch of the vessel)
Trang 34Khối lượng nguyên liệu đưa vào chế biến từ tổng khối lượng khai thác(catch processed from the total catch)
Mã sản phẩm (product code)
Tên chủ tàu (name)
Ngày và chữ ký (date and signature)
Tên chủ hàng xuất khẩu ( name and address of exporter)
Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền (flag state authority validation)
Chức năng:
- Giúp người mua kiểm tra việc giao hàng của người bán
- Giúp người mua biết được nguồn gốc của nguyên liệu được đánh bắt
1.2.5.7 Giấy chứng nhận thú y, phân tích vi sinh, hóa học (Health Certificate, Analysis Certificate,Microbiolochical Analysis Certificate, Chemical Analysis Certificate ) và một số chứng từ phân tích khác
Khái niệm:
Đây là chứng từ xác nhận hàm lượng các chất vi sinh có trong thủy hải sản mà nhà xuất khẩu xuất bán cho người mua Thông thường chứng từ này do Trung tâm chất lượng nông lâm thủy hải sản hoặc VINA CONTROL kiểm và cấp theo kết quả của mẫu kiểm, tùy tính chất yêu cầu mà các bên sẽ muốn có chứng từ do ai cấp hoặc cụ thể chứng nhận những nội dung gì Chủ yếu việc quy định nội dung, bên phát hành… nhằm đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho các bên hoặc theo yêu cầu kiểm tra cụ thể của các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu, quản lý nhà nước qui định cụ thể cho các loại hàng hoá khác nhau
Nội dung chứng từ:
Trên đây là mẫu health certificate đi các nước EU, thông thường trên mẫu này thường có hai loại ngôn ngữ, một là ngôn ngữ tiếng anh và ngôn ngữ còn lại là ngôn ngữ của nước nhập khẩu, mẫu health certificate gồm có 3 trang
và sẽ có một số chứng từ cụ thể (chẳng hạn: nếu ở nafiqad 2 thì sẽ có ký hiệu YBxxxx/12/CH, nếu ở nafiqad 3 thì Ycxxxx/12/CH…) , trên Health certificate chúng ta cần cung cấp những thông tin sau:
Trang 35Người gửi hàng(consignor): bao gồm cả tên và địa chỉ
Người nhận hàng(consignee): bao gồm cả tên và địa chỉ của doanh
nghiệp
Nơi sản xuất hàng hóa( place of origin): có thể là chính doanh nghiệp
gửi hàng (consignor) cũng có thể là không phải doanh nghiệp gửi hàng
mà là một doanh nghiệp khác
Mã số xuất khẩu(approval number): mỗi doanh nghiệp đều có một mã số riêng
Phương tiện vận tải chính (Mean of transport): thông thường thì loại
hình vận tải hàng hóa xuất khẩu chính của công ty là đường biển
Tên tàu chủ ( Ocean Vessel):là con tàu chở hàng hóa của người gửi hàng
Số chứng từ (documentary references): chúng ta sẽ điền số LC vào
Mô tả hàng hóa (description of commodity): tên tiếng anh, tên khoa học
của sản phẩm, số lượng thùng(kiện, ), khối lượng, mã số đăng kiểm hàng hóa
Cảng dỡ hàng ở EU(entry BIP in EU):
Số container, số seal:
Những điều lưu ý đối với Health certificate: khi hàng hóa xuất khẩu sang các nước EU thì chúng ta phải cập nhật Health certificate sớm cho EU,thông thường thì 10 ngày cập nhật một lần, nếu chúng ta không cập nhật kịp thời thì khách hàng sẽ không nhận được hàng hóa Để có thể lấy được health certificate thì chúng ta phải mang theo những chứng từ sau: Packing list
yêu cầu, bill tàu
Chức năng:
- Giúp người mua kiểm tra việc giao hàng của người bán
- Tạo điều kiện thông quan cho hàng hóa
Trang 361.2.6 Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ bằng tiêu thức định lượng
Để đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế người ta dùng các chỉ số để phân tích như: doanh số thanh toán, số lượng hồ sơ, số lượng khách hàng…
Để đánh giá sự phát triển của phương thức tín dụng chứng từ người ta còn sử dụng tiêu chuẩn định lượng tương đối và tiêu chuẩn định lượng tuyệt đối
Chỉ tiêu định lượng tuyệt đối:
Doanh thu (DT) từ hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ
Lợi nhuận (LN) từ hoạt động thanh toán tín dụng TDCT
Lợi nhuận thanh toán TDCT =
DT thanh toán
Chi phí thanh toán TDCT
Số vụ bị thiệt hại do lỗi bất hợp lệ gây ra
Số lượng hồ sơ thanh toán
Số lượng khách hàng
Chỉ tiêu định lượng tương đối:
Tỷ lệ LN thanh toán TDCT : chỉ số này chỉ ra một đồng DT thanh toán TDCT thu được bao nhiêu lợi nhuận thanh toán TDCT
LN thanh toán TDCT
Tỷ lệ lợi nhuận thanh toán TDCT = DT thanh toán TDCT
Tỷ lệ CP thanh toán TDCT : chỉ số này cho biết một đồng doanh thu thanh toán TDCT phải bỏ ra bao nhiêu đồng cho hoạt động này
CP thanh toán TDCT
Tỷ lệ CP thanh toán TDCT = DT thanh toán TDCT
Tỷ lệ DT thanh toán TDCT so với tổng DT: chỉ số này xác định cơ cấu nguồn thu của dịch vụ thanh toán TDCT trong tổng nguồn thu của NH
Doanh thu thanh toán TDCT
Tỷ lệ doanh thu thanh toán TDCT = Tổng doanh thu
Trang 37CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TÍN THỊNH
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TÍN THỊNH
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Tín Thịnh
- Năm 2002 Công ty trách nhiệm hữu hạn Tín Thịnh được thành lập + Trụ sở: 80B Trịnh Phong, Nha Trang
+ Vốn điều lệ: 10 tỷ VND
+ Nhân công: khoảng 200 công nhân
- Nhận thấy tình hình thực tế tỉnh Khánh Hòa có trên 20 nhà máy chế biến hàng thủy hải sản đông lạnh với công suất trên 200tấn/ngày và trên 4.000tấn kho bảo quản Các Doanh nghiệp trong tỉnh đã tập trung nâng cấp và xây dựng mới, với nhiều trang thiết bị dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước như : EU, Mỹ và các nước khác của ngành chế biến thủy hải sản xuất khẩu tỉnh Khánh Hòa lên đứng hàng đầu ở khu vực (Trung và Bắc Bộ) Mặt hàng thủy hải sản của tỉnh Khánh Hòa
đã xuất khẩu sang các thị trường mới như là : Bắc Mỹ và EU Dự kiến trong những năm đến kim ngạch xuất khẩu hàng thủy hải sản tại tỉnh Khánh Hòa xuất qua các nước sẽ tăng mạnh Mặc khác, nhu cầu về mặt hàng thủy sản của người tiêu dùng là rất cao từ khi xãy ra các dịch bệnh về gia cầm và thủy cầm Theo thống kê của ngành thủy sản, thị phần thị trường xuất khẩu mặt hàng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa qua các nước như : Nhật chiếm 35% đạt trên 60 triệu USD; Mỹ chiếm 10% đạt trên 5 triệu USD; Đài Loan chiếm 40% đạt 70 triệu USD; thị trường khác 20% đạt trên 40 triệu USD,
Xuất phát từ tiềm năng to lớn của ngành thủy sản với xu thế phát triển chung của các đơn vị chế biến hải sản xuất khẩu trong những năm đến các sản phẩm dịch vụ, không chỉ đơn thuần đòi hỏi về số lượng mà còn yêu cầu nghiêm
Trang 38ngặt về cả chất lượng, mẫu mã của chất lượng sản phẩm Thêm vào đó là việc đưa các sản phẩm tới thẳng người tiêu dùng cuối cùng ở hệ thống siêu thị
=> Năm 2007 Công ty TNHH Tín Thịnh mạnh dạn thuê tư vấn tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu với tổng vốn đầu tư là 35.053.995.000 đồng
- Đến nay công ty trách nhiệm hữu hạn Tín Thịnh đã nâng số vốn điều lệ của công ty lên 30 tỷ đồng và hiện có hơn 500 công nhân đang làm việc Với
xu thế đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, trong tương lai công ty có thể sẽ tăng thêm lượng nhân công để phù hợp với đơn đặt hàng của khách hàng
2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Tín Thịnh
2 1.2.1.Chức năng của công ty TNHH Tín Thịnh
Công ty TNHH Tín Thịnh được thành lập theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 3702000320 cấp ngày 07/09/2005 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Khánh hoà, với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau :
+ Mua bán chế biến nông, thủy sản;
+ Mua bán hóa chất (trừ những mặt hàng cấm kinh doanh);
+ Máy nông ngư cơ;
+ Thiết bị máy công nghiệp, khai khoáng, lâm nghiệp, xây dựng; + Thiết bị văn phòng;
+ Đồ giải trí gia đình, đồ điện gia dụng;
+ Thiết bị thu thanh, thiết bị thu hình
Tuy nhiên, hiện nay hoạt động chính của công ty là thu mua, gia công và chế biến các sản phẩm thuỷ hải sản như: tôm, mực, cá… để xuất khẩu
2.1.2.2.Nhiệm vụ của công ty TNHH Tín Thịnh
- Công ty phải sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, tự bù đắp chi phí, trang trải vốn, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước
Trang 39Không ngừng phát huy năng lực sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm
- Tổ chức thu mua nguyên liệu, chế biến và xuất khẩu theo đúng quy trình công nghệ đảm bảo theo đúng chất lượng, số lượng và thời hạn giao hàng
- Thực hiện pháp luật hạch toán tài chính, kinh tế và báo cáo thường xuyên và trung thực theo đúng qui định tài chính, quản lí xuất nhập khẩu của nhà nước
- Tổ chức tốt việc bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị trật tự xã hội và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng
- Ổn định và cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên Công ty, đào tạo nâng cao trình độ quản lí kinh tế kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Công ty
- Thực hiện nguyên tắc phân phối theo đúng công lao động đóng góp, điều phối thu nhập các cá nhân, đơn vị đảm bảo công bằng, hợp lí
- Nghiên cứu thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng, tăng khối lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế nhằm góp phần thu hút ngoại
tệ từ nước ngoài
- Xây dựng có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý nhập khẩu và giao dịch đối ngoại của Nhà nước
2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Tín Thịnh
Công ty TNHH Tín Thịnh do Giám đốc Công ty làm chủ tài khoản, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Qua kinh nghiệm có thể dự kiến bộ máy tổ chức quả lý sản xuất trên cơ sở một số nguyên tắc sau :
- Đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu mà dự án đã đặt ra;
- Thống nhất lãnh đạo và quản lý các mặt kinh tế, kỹ thuật, lao động,…
- Tổ chức bố trí máy móc thiết bị, quản lý tinh gọn, có hiệu quả;
Trang 40- Quan hệ giữa các bộ phận lãnh đạo, điều hành quản lý, thực hiện phải thống nhất, rõ ràng
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý tại công ty TNHH Tín Thịnh
Giải thích
Giám đốc: là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty
Phó Giám đốc điều hành sản xuất : có trách nhiệm quản lý các hoạt động của xưởng hàng đông khô và xưởng hàng khô
Phó Giám đốc điều hành NV-KD: có nhiệm vụ quản lý và xúc tiến các hoạt động kinh doanh của công ty thông qua phòng: Tài vụ Kế toán, Kinh doanh, Tổ chức hành chính
Phòng tài vụ kế toán : gồm 1 kế toán trưởng và 4 kế toán viên có nhiệm
vụ tổ chức hoạt động kế toán theo chế độ quy định, đảm bảo việc sử dụng nguồn lực tài chính một cách hợp lý, an toàn
Phòng Kinh doanh (KD): có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công ty và thực hiện các yêu cầu của khách hàng Bao gồm 2 người phụ trách bộ phận hải
Xưởng hàng khô
Phòng tài vụ
Kế toán
Phòng kinh doanh
Phòng
tổ chức hành chính