1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VĂN học yếu tố HUYỀN THOẠI TRONG THƯ VIỆN BABEL CỦA JORGE LOUIS BORGES

13 85 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 99,5 KB

Nội dung

Họ và tên: Trần Phượng Linh Lớp: Cao học Văn học nước ngoài 2013 – đợt BÀI TẬP CUỐI KY MÔN “HUYỀN THOẠI VÀ VĂN HỌC” YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG THƯ VIỆN BABEL CỦA JORGE LOUIS BORGES Không giải Nobel danh giá, chưa hề viết tiểu thuyết nào, Jorge Louis Borges vẫn mãi được truyền tụng một những bút vĩ đại và huyền hoặc nhất của thế ky XX Đặc biệt coi trọng huyền thoại, ông đã đưa dòng văn chương huyền ảo xa địa hạt triết mỹ và xác lập được vị thế vững chắc giới nghệ thuật hiện đại Khái quát chung 1.1 Về huyền thoại văn học Yếu tố huyền thoại, thần thoại đã xác lập được vị thế quan trọng tâm thức văn hóa nhân loại nói chung và sáng tạo nghệ thuật nói riêng Một cách vô thức lẫn hữu thức, các phương diện phong phú của vấn đề huyền thoại đã di hình vào văn chương, trở thành nhân tố không thể tách rời Nghiên cứu văn học, có thể được tiến hành đường huyền thoại hóa và giải huyền thoại, bằng cách tìm hiểu những dấu chỉ văn hóa tâm linh ẩn sâu trùng trùng lớp lớp liên văn bản chứa đựng tác phẩm Nói cách khác, mỗi tác phẩm sẽ mở vô số cách đọc, vô số khả thể văn bản, những chất liệu khác cấu thành, đồng hợp lại Trong số các văn bản-chất liệu ấy, các dấu ấn huyền thoại cũng là một dạng thức Cho nên, trước tiên, huyền thoại là nguồn chất liệu đa chiều, phong phú cho hoạt động văn học, bao gồm cả hai quá trình: sáng tạo lẫn tiếp nhận Theo đó, mỗi huyền tích, cổ mẫu, dấu ấn văn hóa, qua sự biến dịch của thời gian, đã trở thành những mảnh vỡ tư tưởng, nhận thức, những văn cảnh, cảm hứng, v.v Để rồi, người nghệ sĩ quá trình sáng tạo, vừa vô ý lẫn hữu ý, tái sử dụng những mảnh chất liệu ấy, lắp ghép, chuyển hóa chúng thành không gian văn bản riêng cho mình Thực chất, mỗi không gian-văn bản ấy là một mạng lưới đan cài chằng chịt vô số các gương mặt huyền ngôn, mẫu gốc, nối kết đa diện vào Từ nguồn huyền thoại dân gian của mỗi dân tộc, đến các loại thần thoại lẫy lừng thế giới Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc, v.v, đến những kinh sách tôn giáo Kinh Thánh, Kinh Phật, v.v, đến những mẫu gốc nguyên thủy nước, lửa, đất, khí, v.v, tất thảy đều hiện hữu ở những diện mạo phong phú, phức hợp văn học Cùng với đó, huyền thoại còn là một lối viết, một phong cách sáng tạo nghệ thuật, mà cụ thể ở là văn chương Các tác giả sử dụng chất liệu huyền thoại, phóng chiếu thành thế giới quan của văn bản riêng mình, với các kĩ thuật như: huyền thoại hóa, mô phỏng, cắt dán, giải huyền thoại, giễu nhại, v.v Lối viết huyền thoại có thể biểu hiện một số tác phẩm riêng biệt, biểu thị điểm nhìn mà nhà văn lựa chọn Chẳng hạn Cao Hành Kiện viết Linh Sơn, James Joyce viết Ulysses, Goethe với Faust, Herman Hesse cùng Câu chuyện dòng sông, v.v Nhưng huyền thoại còn có thể là phong cách nghệ thuật rõ rệt bao hàm hệ thống sáng tác của một tác giả, điển hình phải kể đến: Franz Kafka, Haruki Murakami, Gabriel Garcia Marquez, v.v, và đặc biệt là Jorge Luis Borges Ông từng tuyên bố: “Khởi thủy của văn chương là huyền thoại, và kết thúc cũng vậy” Có thể nói, địa hạt huyền thoại là một bờ bến khác của thực tại mà tại đó nhà văn thả cho những suy tưởng triết mỹ của mình tự phiêu du thế giới mộng tưởng Tuy nhiên, về bản, huyền thoại không phải là mặt đối lập với thực tại, mà nó là một góc nhìn khả dĩ về thực tại, một cách quán chiếu, tiếp cận thực tại “Alain Robbe-Grillet tin rằng: Sức mạnh của tưởng tượng có thể tạo một cái gì lạ lùng, thật cả thực tế, và có thể khiến cho hư cấu trở thành hiện thực” Việc sử dụng huyền thoại hay cổ mẫu đã trở thành một hành động máu thịt, một phương hướng không thể khước từ người ta bắt đầu lập ngôn, bắt đầu tư trường từ ngữ Bởi, các yếu tố đó vốn đã bám rễ, ăn sâu vào mạng lưới liên văn bản chằng chịt hệ thống ngôn từ, hệ thống văn hóa nhân loại từ độ xa xưa Cho nên, nó là mối dây gắn mình trực diện vào hiện thực, lưu chuyển dòng chảy thời gian, và biểu hiện mọi khía cạnh hiện thực Do vậy, vấn đề huyền thoại, từ một chất liệu sống và sáng tạo (và sống cũng đã là sáng tạo) đến một phong cách thực hành để sau chót có thể nhìn nhận sâu xa một phương hướng soi chiếu thế giới, một tinh thần phiêu lưu giữa cõi đời Như không gian huyễn hoặc Trăm năm cô đơn của Marquez, vũ trụ siêu hình kho tàng truyện ngắn của Borges cũng đậm đặc khí chất huyền thoại 1.2 Borges và hệ đề tài huyền thoại Jorge Luis Borges (1899-1986), người Argentina là một những huyền thoại văn học của thế ky XX đã được xưng tụng còn tại thế Ông được xem đã khai sinh dòng văn học hiện thực huyền ảo Mỹ Latin Vốn uyên thâm Đông Tây kim cổ, lại chất chứa những ưu tư sâu thẳm, mênh mông về triết học, vũ trụ, bản thể, Borges là thực hành loại văn chương tràn ngập trí tuệ, siêu tưởng và huyền mộng Về sau, những mạch nguồn triết mỹ mà ông để lại, tiếp tục trở thành nguồn cảm hứng lớn cho các nhà văn toàn thế giới Chưa từng công bố bất kỳ tiểu thuyết, hệ thống sáng tạo của Borges gói gọn những thể loại cỡ nhỏ và vừa: tiểu luận, truyện ngắn, thơ Tuy nhiên, sự gói gọn ấy lại dung chứa sức dồn nén đậm đặc những suy tưởng bao la, phức hợp, siêu hình Say đắm và tư huyền thoại, Borges đã chuyển dịch và lật ngược thế giới thông thường, biến nó thành sân khấu cho những kịch bản đầy trừu tượng, mộng mị Tại đó, hai đề tài chủ yếu được khai triển thứ sân khấu phóng túng đó là: bản thể cái Tôi huyền hoặc và bản thể siêu hình vũ trụ Các truyện ngắn Người bất tử, Văn tự của thượng đế, Phương Nam, v.v, cho thấy rõ rệt cảm thức về bản ngã cá nhân tương quan với những yếu tố bên và bên ngoài nó Đó là sự cô đơn tận cùng của cái tôi, là những u mặc về nguồn cội bản nhiên, là những mơ, những chập chờn vô thức Đó cũng là mối gắn kết giữa ta và tha nhân, ta và thế giới, vốn sẽ được hiện hình, hóa giải thông qua những huyền bí tự nhiên, những chiều kích tâm linh siêu thức Mặt khác, niềm ưu tư về bản thể vũ trụ cũng thường trực hiện hữu sáng tạo của Borges Các truyện ngắn Cuộc sổ xố ở Babylon, Tlon, Bản thông báo của Brodie, Môn phái Phượng hoàng, v.v đều thuộc dòng tư tưởng này Vũ trụ với Borges, không phải là chiều kích logic, ba chiều, mà là trường không gian siêu hình của ý niệm, liên tưởng, diễn ngôn Tại đó, để trả lời cho câu hỏi: Vũ trụ/Thế giới là gì?, ông đặt chúng tương quan với các loại hình tượng Vũ trụ là một thư viện có vô hạn các cách kết hợp ngôn ngữ, thế giới là tập hợp vô số cuốn sách khả dĩ biểu thị mọi thứ tồn tại, cuộc đời là một trò chơi, một vòng xổ số may rủi, ngẫu nhiên Tác phẩm Thư viện Babel thuộc hệ thống tư thứ hai Nằm tập truyện mang tên Ficciones (Hư cấu), Thư viện Babel có lẽ mang hồn hư cấu nhất các loại hư cấu Từ hàm nghĩa đến dạng thức, văn bản đều tràn ngập tinh thần hư huyễn, nhập nhằng Đó là sự hòa trộn giữa vô số các huyền tích, cổ mẫu, các liên văn bản xưa tạo nên một loại tự sự thuần hư cấu Đó còn là sự lấp lửng giữa các dạng thức văn xuôi, giữa tự sự và tiểu luận, hư cấu và siêu hư cấu Biểu tượng huyền thoại Thư viện Babel 2.1 Thư viện – mê lộ của vũ tru Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, thư viện “như là một kho báu có sẵn để dùng […], biểu trưng cho những hiểu biết tinh thần, tri thức sách vở, […] kinh nghiệm đã trải qua và đã được ghi lại”1 Có thể thấy, hình tượng thư viện mang hàm nghĩa sâu xa một kho tàng nhận thức đã tồn tại, hiện hữu, một không gian trí tuệ toàn năng, một thứ-biết-hết Nó gần với một dạng Sách-của-Chúa, một loại Kinh Thánh ghi chép về vạn sự Ở đây, Borges đã tiếp biến dòng tư tưởng nguyên sơ này và nâng tầm hình ảnh Điều gì chứa đựng nó mọi bí mật của tồn tại, và sẽ tự thân thức nhận được nó, thư viện, Sách Chúa, nếu không phải là vũ trụ uy quyền và vĩnh cửu Một thư viện bao la, với Borges, chính là hiện thân cho bản thể vũ trụ, cho cái nhìn siêu hình, ý niệm về thế giới quan bao quát Jean Chevalier, Alain Cheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng, tr 912 Thư viện, được cho là, tập hợp vô số các gian phòng hình lục giác, các cầu thang xoắn tít tắp, đó chứa những kệ sách “chạy mãi về vô cùng” Theo đó, hình lục giác, lấy theo kết cấu của tổ ong, là biểu trưng cho cảm quan tượng hình về thế giới, về cấu trúc khả nhiên cho sự tồn tại của vũ trụ – một cái gì rất phổ quát và rất Chúa; “các nhà tâm cho rằng lục giác là hình dạng tất yếu của không gian tuyệt đối” Có những tuyên bố sau về thư viện Thứ nhất, “thư viện tồn tại từ nguyên thủy” Tức là, thế giới tự thân của nó đã đủ đầy những câu hỏi và những câu trả lời, đã khởi sinh từ sự minh triết vĩnh cửu và sẽ vận hành trùng điệp các loại huyền ngôn đó Thứ hai, “tổng số ký hiệu chính tả là hai mươi lăm”, bao gồm hai mươi hai chữ cái và dấu chấm, dấu cách, dấu phẩy Theo đó, hai mươi lăm kí hiệu, một trường biểu tượng hữu hạn, lại có đủ quyền diễn đạt cái vô hạn của vũ trụ Bất cứ điều gì cũng có thể được phát ngôn từ số lượng kí hiệu này, bởi vì thư viện đã chứa đựng vô số các cách kết hợp giữa chúng, và tất thảy đều có thể chứa những hàm ý lộ thiên hay bí truyền nào đấy Bằng cách diễn giải cấu trúc vũ trụ, Borges cũng nêu lên những ý niệm siêu hình về quy luật vận hành thế giới Tại đó, sự lặp lặp lại của các kí tự chính là nguyên lý bản, và chúng liên kết lẫn lộn thành các chuỗi mang nghĩa thì hàng loạt các cuốn sách, các văn bản về sự sống sẽ được dựng nên Điều này có nghĩa là, “trong toàn thư viện mênh mông, không có hai cuốn sách nào giống hệt nhau” và “tất cả mọi điều đều có thể diễn đạt bằng lời, tất cả mọi thứ tiếng” Ý tưởng gắn liền với thánh tích về sự tạo dựng thế giới của Thiên Chúa được ghi chép Sách Sáng thế: “Khởi đầu Thiên Chúa dựng trời và đất Đất thời trống không mông quạnh, bóng tối bao trùm lũ lụt, và thần khí Chúa là đà mặt nước Chúa phán: Hãy có ánh sáng! Và đã có ánh sáng Chẳng chúng ta có mặt lúc trái đất hình thành Một truyền thuyết cổ Do Thái kể rằng, Đấng toàn lúc đó đã tạo dựng thế giới chúng ta gần đúng y những gì viết Kinh Thánh Người ta kể, Chúa nhìn vào kinh Thora, và đã dựng thế giới theo mẫu cấu trúc đó Và cả Joan cũng bắt đầu Tin Mừng của mình bằng câu: “Từ khởi thuy là Lời”” Lời là cầu đưa chuyển tư tưởng thành hành động, là cội nguồn khởi sinh nhận thức về thế giới, bởi thế giới chỉ hiện hữu nó được tạo tác bằng sự nhận thức Vấn đề này còn liên quan tới khái niệm Logos, tức là “lực truyền tải ý nghĩa”, là Lời mang nghĩa Từ Logos, vũ trụ sẽ sinh thành và tựu hình thông qua quá trình vật chất hóa tư tưởng, quá trình diễn giải Mỗi cuốn sách Thư viện của Borges đều là những văn bản cá biệt, và tất cả diễn ngôn mà chúng đem lại chứa đựng lực vô biên miêu tả thế giới Như vậy, hoài nghi đặt là, vũ trụ có vô hạn không, số lượng các hướng kết hợp kí hiệu không phải không hữu hạn? Cho nên, Borges đặt một giả thuyết về đáp án cho dạng thức tồn tại của vũ trụ: “Thư viện này vô hạn tuần hoàn” Cho dù các phương thức liên đới ngôn ngữ là hữu hạn, thì tính hỗn độn của chúng, đồng thời với tính hỗn độn sự sắp xếp các cuốn sách tư tưởng, các dãy kệ tít tắp, các phòng lục giác dính nối với sẽ khiến vũ trụ ấy trở thành một khối mất trật tự vô hạn sự tuần hoàn của cái hữu hạn Phi trật tự, phi trung tâm, phi giới hạn mới đích thực là Trật tự vĩnh cửu của vũ trụ Có thể nói, mỗi cuốn sách, chính là một khả thể của sự tồn tại, một biểu tượng của sự mang nghĩa Trong văn hóa nhân loại, hình tượng sách, về yếu tính cũng đồng thời biểu thị cho vũ trụ Phương diện này đồng hợp với ý hướng của biểu tượng thư viện, và đã được Borges hòa trộn tác phẩm Theo đó, tự các loại tôn giáo xa xưa Kitô giáo, Hồi giáo, sách đã mang các hàm nghĩa quan trọng Khái niệm Sách thế giới (Liber Mundi) thuộc hội Rose-Croix (Hoa Hồng – Thập Tự) chính là Thông điệp của Chúa, “là mẫu gốc mà những sách được khải thị khác chỉ là những cuốn chuyên sâu, những bản dịch ngôn ngữ dễ hiểu” Vũ trụ, không gì khác mà là một cuốn Sách Chúa vĩ đại ẩn tàng sự hiểu biết về mọi loại thông điệp, ẩn nghĩa Trong Kinh Cựu Ước, Sách Khải huyền cũng nhắc đến ý tưởng về Sách Đời ở trung tâm thiên đường, được đồng nhất với Cây Đời, biểu thị cho sự hiện hữu của từng sinh linh, từng hiện tượng, và đồng thời là từng thánh chỉ của Thượng Đế Ngoài ra, lịch sử nhân loại, việc tham khảo các loại Sách sấm truyền, các loại Chân kinh của tôn giáo là hoạt động thường hằng người ta Jean Chevalier, Alain Chreebrant, sđd, tr 719 muốn tìm giải đáp cho mỗi vấn đề vi mô lẫn vĩ mô, cá nhân lẫn thế giới Các trường huyền thoại về kinh sách ấy đã giao cắt với Thư viện Babel của Borges để tựu thành khối phức thể về ý niệm vũ trụ Đó là sự tồn tại về những bộ Biện hộ, “những tập sách minh và tiên đoán, chứa lời biện hộ một lần cho mãi mãi cho mọi hành động của từng người vũ trụ và cất giấu những ẩn ngôn phi thường về tương lai hắn ta” Các sách chứa đựng thánh chỉ, huyền ngôn, sấm ký đều là khả thể của các bộ Biện hộ ấy Để rồi, định mệnh của loài người sẽ gắn chặt với tính mật khải, tiên tri và hỗn độn của vũ trụ-thư viện-sách Hơn nữa, chính ý tưởng cho rằng, thư viện là hoàn thiện, và “chứa đầy đủ mọi cuốn sách” đã xui khiến người ta rơi vào cuộc săn lùng từ bộ Biện hộ của đời mình cho đến bộ Biện hộ cho toàn thể bí ẩn của vũ trụ, của thời gian Đấy là biểu tượng cho đường của những kẻ hành hương tìm chân lý: người với nỗi ham muốn tột bực về hiểu biết, các giáo sĩ, các triết gia, các khoa học gia, v.v Dù, nói cho cùng, đấy là đường vô biên và tuyệt vọng bậc nhất, bởi sẽ là bất khả nếu đó cố gắng tìm cách “bắt chước sự mất trật tự thánh thần” Những “dãy giá sách lịch, những bộ sách mập mờ” và toàn năng, không gì khác, đều chỉ có thể là sản phẩm của thánh thần Tức là, việc bao quát và hiểu vũ trụ nằm ngoài khả hữu hạn của nhân loại Người ta chỉ có thể thụ cảm, xúc tiếp với nó, dưới dạng thức vô hạn và bí hiểm, bằng chiều sâu tâm linh từ bản thể Về bản, hai loại biểu tượng thư viện và sách đều cùng mang những hàm ẩn siêu hình về cách nhìn nhận thế giới, đó, các tiểu vũ trụ và đại vũ trụ đồng hợp, vận hành sự tồn tại lẫn Dạng ý tưởng thẩm mỹ này, phần nào đó đã gợi nhắc đến biểu tượng mê lộ, mê cung vốn thường xuyên xuất hiện văn chương Borges Thư viện là một mê lộ vừa ẩn mật, vừa phức hợp của những phòng lục giác, của những kệ giá, những dãy tường, đó, mỗi cuốn sách lại chứa đựng những mê cung của kí hiệu, từ ngữ Chúng hỗn độn, ngoằn nghèo một trật tự tuần hoàn mà bí hiểm Để rồi, công cuộc đọc sách, hay nói cách khác, là công cuộc giải mã thế giới thông qua các kí hiệu, chuỗi ngữ nghĩa đều là sự tìm đường để đến được trung tâm của mê cung, hoặc thoát khỏi mê cung đó Thậm chí, cả việc dấn thân vào thư viện-vũ trụ kia, cũng là cuộc hành hương vô định, cuộc truy tìm đích đến, truy tìm thứ chân lý nào đó mang tính giải thoát mà loài người phải lãnh nhận một định mệnh bản thể Mê cung-kho tàng thư của Borges được xem một cấu trúc vừa đa trung tâm, vừa phi trung tâm, bởi “thư viện là một hình cầu mà tâm điểm chính xác là bất kỳ hình lục giác nào, còn đường kính là không thể đạt đến” Tính chất hình cầu được Borges đưa gắn liền với loại mê cung dạng tròn cội nguồn văn hóa thế giới Theo đấy, chúng có thể được ví một loại biểu đồ của thiên đàng, một hình dung cho sự chuyển động khả kiến của các thiên thể – cũng là một phương cách lý giải khác cho hàm ý vũ trụ quan xem xét hình tượng mê lộ 2.2 Tháp Babel – “khởi sinh của cô độc”3 Cái tên Thư viện Babel có liên quan tới một thách tích được lưu truyền Sách Sáng thế Con cháu của Noah, người sống sót sau trận Đại hồng thủy đã tiến hành thành lập quốc gia Bấy giờ, nhân loại đều tập hợp bên và cùng nói một ngôn ngữ Với tham vọng vươn đến đỉnh trời, sánh ngang thượng đế, họ đồng tình xây nên Babel, ngọn tháp cao tột bực Để ngăn chặn tham vọng kinh khủng đó, Thiên Chúa đã khiến tiếng nói của họ trở nên hỗn loạn, bất khả giao tiếp Từ đó, ngọn tháp này, cùng với khát vọng vĩ đại đã bị lỡ dở, và người theo đấy cũng phân tán khắp thế giới, không còn là một khối đồng tâm, không còn có thể hiểu Chữ Babel được cho là bắt nguồn từ động từ balal, mang nghĩa: làm cho lộn xộn Như vậy, tháp Babel, trước hết, biểu trưng cho sự hỗn độn của tồn tại: hỗn độn về ngôn ngữ, về sự vật hiện tượng, về trật tự vận hành vũ trụ Phi quy luật chính là quy luật, là yếu tính của thư viện Babel Trong các diễn giải huyền thoại thì hình tượng Babel đó đặc biệt biểu thị cho sự trừng phạt của Thượng Đế đối với loài người Đó là sự phán quyết, trả giá trước một loại nguyên tội: lỗi lầm của việc không biết mực thước, không tự biết mình Thứ mẫu gốc về tội lỗi bản thể ấy, nói cho cùng, đã hiện lộ khát vọng nhận thức lớn lao của nhân loại, Chữ mượn từ Paul Auster nhận thức đến tận cùng sự sống, giải mã đến cốt lõi thế giới Những nhân vật người thủ thư, kẻ hành hương, chuyên gia tìm kiếm sách, và thậm chí là Người Sách là các vai diễn mà nhân loại đã bày biện để đối diện với tính siêu tưởng của vũ trụ Con người, với định mệnh và phận sự trước thế giới, đã đặt mình vai trò người giải mã Họ dốc sức tìm lời tiên tri về bản thể từ “sách”, khai thác sấm ngôn về cõi giới từ “sách”, họ nâng mình lên quyền của người-gác-đền, người-điều-hành, người-phá-hủy tự cho phép mình sở hữu toàn thể thư viện mênh mông, thậm chí cả những “cuốn sách chứa khóa mã và trích yếu của tất cả các quyển khác” Tuy nhiên, ý hướng đó rốt cùng, có thể được xem một loại ảo tưởng, một thứ khiến những kẻ ròng rã đeo đuổi đứng trước nguy suy sụp vì thất vọng, vì không thể tìm hay điều khiển những loại “sách toàn năng” này Nói rõ hơn, nhân loại không thể vượt lên thân phận người của chính nó, thứ đã trì nó vận hành một mắc xích của đại thể vũ trụ Sự phân ly của giống nòi, sự tách biệt về lời, sự bất khả tri về bản thể tồn tại đã đưa người đến cảnh giới đầy cô đơn vũ trụ, chính đồng loại và tâm thức Tính thần thánh triết học và sự hỗn độn siêu hình, có thể nói, là yếu tính của thư viện Babel, của thế giới với “danh dự, tri thức và hạnh phúc” – dưới góc nhìn tâm linh 2.3 Một số biểu tượng khác Trong việc miêu tả thư viện, Borges đã ghi nhận lại một số đặc điểm, chi tiết Các chi tiết này, đa phần đều mang những hàm ý tự thân, những lượng huyền thoại phổ biến hệ thống sáng tác của Borges Trước hết là về những chuỗi cầu thang “xoắn, đổ xuống và vươn lên tít tắp” Theo văn hóa tâm linh thế giới, cầu thang biểu hiện cho sự vươn tới hiểu biết, khả nhận chân và chuyển hóa Mở rộng ra, nó phản ánh tính chất lưu chuyển bất tận của toàn bộ mọi hiện tượng tồn tại Hình ảnh một cầu thang xoắn, có lên, có xuống, về sâu xa, còn mang diễn ngôn cho ý tưởng về trục thế giới Tức là, vũ trụ phát triển cốt quanh một trục, “tiêu điểm đó có thể là Chúa Trời, là một nguyên lý, một tình yêu, một nghệ thuật, là lương tri hoặc chính cái “Ngã” của người” Chuỗi cầu thang xoắn của Borges, không gì hơn, đã biểu thị cho ý hướng tính của thế giới, những động lực phức hợp thúc đẩy nó vận hành không ngừng, dù là theo chiều hướng thượng (vươn lên, phát triển), hay chiều quay xuống (hạ thấp, sa đọa) Nó là đường kết nối các chiều vũ trụ lại với nhau, gắn liền với tính xuyên suốt, thăng trầm, chuyển hóa không ngừng quy luật vận hành đời sống Thứ hai, biểu tượng tấm gương cũng thường trực xuất hiện nhiều truyện ngắn của Borges Trong Thư viện Babel, nó được nhắc đến một lần vật dụng sảnh thư viện, thứ sẽ “sao chép trung thực hình ảnh soi vào” Gương vốn là hình ảnh mang nhiều hàm ẩn văn hóa tâm linh nhân loại, với các trường liên tưởng rộng, sâu xa và phức tạp Với bản chất là vật phản chiếu ánh sáng, tấm gương có thể được xem một mặt phẳng giao cắt các văn bản tương liên, một cánh cửa dẫn qua các chiều kích khác của thế giới, các phương diện đồng hợp của trạng thái tồn tại Từ sự soi chiếu của tấm gương, người ta nhận thức về tính vô biên lẫn tính quy hồi của thế giới, sự vật không ngừng nhân lên bất tận từ chính nó, thực tại và huyễn ảo lẫn lộn không phân sai Nói rõ hơn, có thể xem “toàn bộ vũ trụ là quần thể những tấm gương mà đó bản thể Bất tận tự chiêm ngưỡng mình dưới muôn hình dạng, hoặc chúng phản chiếu ở những cấp độ khác ánh phát xạ của một Hiện thực nhất; những chiếc gương ấy tượng trưng cho những khả của Bản thể tự xác định chính mình, những khả mà nó bao hàm một cách toàn quyền tính bất tận của chính mình” Thực chất, sự xuất hiện của những tấm gương ý niệm ấy không ngụy tạo tính vô hạn cho vũ trụ, mà tự thân “bề mặt sáng bóng ấy vừa biểu hiện, vừa hứa hẹn cái vô cùng” Thủ pháp huyền thoại Thư viện Babel 3.1 Hiện tượng xóa mờ ranh giới Thư viện Babel đặt người đọc lưng chừng giữa hai bình diện: truyện kể hay huyền thoại Là câu chuyện mang yếu tố hư cấu, song nó lại đồng thời mang dáng dấp của một huyền tích được ghi chép những quyền sấm truyền cổ xưa Nói cách khác, Jean Chevalier, Alain Cheerbrant, sđd, tr 373 10 Borges đã viết nó dưới điểm nhìn bên ngoài, bằng bút pháp “fantasy” – hư huyễn thần thoại, và cuối cùng, Thư viện Babel vừa là một hư cấu hậu hiện đại, vừa là một huyền ngôn lưu truyền Sách-Chúa Nó không khác gì một chương được rút trích ngẫu nhiên từ những “bộ Biện hộ”, những Sách Thế giới nằm ẩn mật kho tàng thư Babel vĩ đại kia, thứ mà chính tác giả sáng tạo nên Đồng thời, cùng bằng việc lý giải vũ trụ qua một thiên truyện ngắn đậm màu tiên tri, Borges vô hình trung đã đặt mình vào vai trò của Chúa, người nhất có quyền lý giải và tạo tác thế giới Chính tại lúc sắm vai ấy, Borges lập tức cũng đã giải thiêng hình tượng Chúa độc tôn Tức là, mỗi người viết đều khả dĩ trở thành đấng Sáng tạo, thành Thượng đế vũ trụ quan, thế giới quan của mình, và người cũng vậy, đều có thể tự tạo lập những huyền thoại về đời sống Mỗi hiện tượng, mỗi cá thể đều sáng tạo nên huyền thoại về bản thân mình Sự xóa mờ ranh giới thể loại cho thấy bút pháp huyền thoại hóa của tác giả, biến câu chuyện thành sự trộn lẫn giữa hiện thực và hư huyễn Cho nên, Thư viện Babel đậm đặc màu sắc huyền ảo Tại đó, huyền thoại không phải là phương diện đối nghịch hay phủ định thực tại, mà nó chính là một lựa chọn để tiếp cận thực tại, một đường, một hướng Tràn ngập văn bản truyện là trùng lớp những mật ngôn, những biểu tượng, những dấu hiệu của sự tồn tại Mỗi người tiếp nhận lại đồng thời là một kẻ hành hương, một đối tượng lại bắt đầu dấn thân vào thư viện huyễn tưởng ấy, hầu mong rút được chân lý cho chính mình Ở đây, ranh giới giữa huyền thoại, hư cấu và hiện thực không còn phân định, và đó cũng chính là phong cách tự sự của kĩ thuật hiện thực huyền ảo, của tinh thần hậu hiện đại nơi Borges 3.2 Lối viết liên – mê lộ Tràn ngập nội hàm câu chuyện là mạng lưới liên văn bản dày đặc Sự đan kết giữa các chi tiết huyền thoại với những quan niệm triết học hậu hiện đại hình thành nên mê cung văn bản quá trình tạo tác và diễn giải tác phẩm Hàng loạt các hình ảnh biểu tượng như: tháp Babel, Sách Đời, Sách Thế giới, Lời, cầu thang hay gương soi, đều được rút tách từ chuỗi huyền thoại Kito giáo, lẫn với huyền 11 thoại vô thức tập thể của nhân loại Trầm tích liên văn bản ẩn tàng câu chuyện đương đại, tạo nên vô số cách diễn giải, cách thẩm thấu tác phẩm Tuy nhiên, Thư viện Babel của Borges lại chính là một hiện tượng hồi đáp lại huyền thoại vũ trụ, đặt các yếu tố ấy cạnh nhau, dưới các luồng soi chiếu khác Thư viện mà Borges tạo nên không có một người thủ thư toàn năng, tức là, không có Chúa hay đấng toàn giác Nó không phải là một loại mê lộ đơn thuần, hồi quy trung tâm, và chỉ có đơn trung tâm, đơn nhất cách bước vào – cách thoát Nó là thứ liên – mê lộ với vô số trung tâm đặt tại mỗi “căn phòng hình lục giác”, và tức là nó phi trung tâm, với hàng loạt đường dẫn vào, đẩy đưa, tiếp cận Tại đó, Borges không hề lộ diện, cũng không có mình quyền kết luận hay phán xét về chính vũ trụ Babel mà mình sáng tạo nên Mỗi câu chữ, hình tượng câu chuyện đều là những diễn ngôn mở, và nó kêu gọi sự bổ sung từ nhiều phía để xâu chuỗi các mảnh ghép văn bản lại “Niềm tin chắc chắn rằng tất cả mọi thứ đều đã viết cả rồi, đã triệt tiêu chúng ta, giản lược chúng ta thành những bóng ma […] Một kẻ du hành vĩnh cửu theo bất cứ hướng nào qua thư viện sẽ phát hiện sau nhiều thế ky, các tập sách lặp lại theo cùng sự mất trật tự cũ (và vì lặp lại, đã trở thành trật tự: cái Trật tự vũ trụ)” Đó chính là nguyên lý vận hành của thứ văn bản mê lộ – nơi mà cái trật tự chính là bản chất phi trật tự hoàn toàn Có thể nói, Thư viện Babel là cuộc phiêu lưu huyền hoặc xuyên qua những vỉa tầng văn bản, những nhận thức về thế giới và sự tồn tại, những ranh giới giữa các thánh tích cổ xưa và cảm quan hậu hiện đại Tại đó, sự hòa điệu, chất trí tuệ và tính rộng mở đã mời gọi phong phú các hướng tiếp cận câu chuyện Cũng thư viện – mê cung tư tưởng, nó không từ chối một kẻ khao khát chân lý nào, và nó để mặc cho trường liên tưởng của hắn theo đuổi những ảo hình, những tấm gương soi, những cầu thang nhận thức bất tận 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO Jorge Louis Borges – Nguyễn Trung Đức dịch (2001), Jorge Louis Borges tuyển tập, NXB Đà Nẵng Jorge Louis Borges, The Library of Babel, đường dẫn: http://www.sccs.swarthmore.edu/users/00/pwillen1/lit/babel.htm Jean Chevalier, Alain Cheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng Đào Ngọc Chương (2008), Phê bình huyền thoại, NXB Đại học quốc gia Tp.HCM E.M.Meletinsly (2004), Thi pháp của huyền thoại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Nhiều tác giả (1999), Văn học Mỹ Latin, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện thông tin khoa học xã hội Hà Nội Nhiều tác giả (2007), Huyền thoại và văn học, NXB Đại học quốc gia Tp.HCM Lã Nguyên (2007), “Văn học kỳ ảo – nhìn từ hệ hình thế giới quan”, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 6/tháng12/2007 Lê Ngọc Phương (2011), Yếu tố huyền ảo truyện ngắn Mỹ Latinh (Khảo sát qua hai tác gia: Jorge Luis Borges và Gabriel Garcia Marquez, Luận văn thạc sĩ tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM 10 Octavio Paz (2002), “Cây cung mũi tên và điểm đích”, Những bậc thầy văn chương, NXB Hà Nội 13 ... ngắn của Borges cũng đậm đặc khí chất huyền thoại 1.2 Borges và hệ đề tài huyền thoại Jorge Luis Borges (1899-1986), người Argentina là một những huyền thoại văn học của. .. dạng thư? ?c văn xuôi, giữa tự sự và tiểu luận, hư cấu và siêu hư cấu Biểu tượng huyền thoại Thư viện Babel 2.1 Thư viện – mê lộ của vũ tru Theo Từ điển biểu tượng văn hóa... chính là quy luật, là yếu tính của thư viện Babel Trong các diễn giải huyền thoại thì hình tượng Babel đó đặc biệt biểu thị cho sự trừng phạt của Thư? ?̣ng Đế đối với loài

Ngày đăng: 09/06/2021, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w