Bài báo này nghiên cứu hành vi sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng của hộ gia đình nông thôn Bắc Bộ. Dựa trên việc áp dụng mô hình Binary Logistic cho bộ dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 139 hộ gia đình có đất bị thu hồi và được đền bù giải phóng mặt bằng ở ba địa phương Hà Nội, Bắc Giang và Bắc Ninh thông qua phương pháp phỏng vấn sâu và phiếu khảo sát, kết quả cho thấy rằng việc các hộ gia đình sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng để đầu tư vào công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và gửi tiết kiệm sẽ làm tăng xác suất tăng thu nhập của các hộ gia đình.
Trang 1mặt bằng của hộ gia đình nông thôn Bắc Bộ
Phạm Mạnh Hùng
Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Học viện
Ngân hàng
Trương Quốc Cường
Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng
Nguyễn Nhật Minh
Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Học viện
Ngân hàng
Ngày nhận: 26/04/2021
Ngày nhận bản sửa: 09/05/2021
Ngày duyệt đăng: 19/05/2021
Tóm tắt : Bài báo này nghiên cứu hành vi sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng của hộ gia đình nông thôn Bắc Bộ Dựa trên việc áp dụng mô hình Binary Logistic
Research on the behavior of using compensation money for land clearance of households in
the north rural of Vietnam
Abstract: This paper aims to research the behavior of using compensation money for land clearance of
households in the north rural of Vietnam Applying the Binary Logistic model to the primary dataset collected from 139 households whose land is acquired and compensated for land clearance in three areas: Hanoi, Bac Giang and Bac Ninh through in-depth interviews and questionnaires, the empirical findings confirm that the use of land clearance compensation by households to invest in the industry, agriculture, services and savings will increase the probability of increasing household’s income If households are involved in negotiations when implementing acquisition and compensation for land clearance, it also increases the probability of increasing their income However, if a household uses compensation money for land clearance to invest in wrong purposes activities, the probability of increasing the household’s income will decrease sharply Meanwhile, the education of the head of the household, using the compensation for land clearance to invest in education, the area of land acquired and the area of land to be compensated did not affect the probability of increasing the household’s income The paper also provides recommendations to improve the efficiency of using compensation for land clearance by rural households.
Keywords: behavior, compensation money, land clearance, rural household
Hung Manh Pham
Email: hungpm@hvnh.edu.vn
Cuong Quoc Truong
Email: cuongtq@hvnh.edu.vn
Minh Nhat Nguyen
Email: minhnn@hvnh.edu.vn
Organization of all: Research Institute for Banking, Banking Academy of Vietnam
Trang 2cho bộ dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 139 hộ gia đình có đất bị thu hồi và được đền
bù giải phóng mặt bằng ở ba địa phương Hà Nội, Bắc Giang và Bắc Ninh thông qua phương pháp phỏng vấn sâu và phiếu khảo sát, kết quả cho thấy rằng việc các hộ gia đình sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng để đầu tư vào công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và gửi tiết kiệm sẽ làm tăng xác suất tăng thu nhập của các hộ gia đình Việc các hộ gia đình được tham gia đàm phán khi thực hiện thu hồi và đền bù giải phòng mặt bằng cũng làm tăng xác suất tăng thu nhập của hộ Tuy nhiên, nếu
hộ gia đình sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng để đầu tư vào các hoạt động không đúng mục đích sẽ khiến xác suất tăng thu nhập của hộ gia đình giảm mạnh Trong khi đó, học vấn của chủ hộ, sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng đầu tư cho giáo dục, diện tích đất bị thu hồi và diện tích đất được đền bù không tác động đến xác suất tăng thu nhập của hộ gia đình Bài báo cũng đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng của các hộ gia đình nông thôn.
Từ khóa : hành vi sử dụng, tiền đền bù, giải phóng mặt bằng hộ gia đình nông thôn
1 Giới thiệu
Đô thị hóa là hệ quả trực tiếp của quá trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chuyển
nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền
thống sang phương thức sản xuất công
nghiệp, dịch vụ Trong quá trình đô thị hóa,
tiến trình phát triển xã hội có sự thay đổi cơ
bản, đó là phát triển đô thị kèm theo sự thu
hẹp xã hội nông thôn, là sự hình thành các
khu đô thị (KĐT), khu công nghiệp (KCN)
thay thế cho đất canh tác nông nghiệp thông
qua công tác đền bù và giải phóng mặt bằng
(GPMB) Nhà nước đã ban hành nhiều chính
sách và đã được các địa phương vận dụng để
giải quyết vấn đề bồi thường, tái định cư,
bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống của
người dân có đất bị thu hồi Song tình trạng
thiếu việc làm, thất nghiệp, không chuyển
đổi được nghề nghiệp, khó khăn trong cuộc
sống sinh hoạt ở nơi ở mới, đặc biệt đối với
người nông dân bị thu hồi đất đã và đang
diễn ra tại nhiều địa phương Nguyên nhân
này một phần quan trọng xuất phát từ việc
tiền đền bù GPMB đã không được các hộ gia
đình sử dụng một cách hợp lý để chuyển đổi
sản xuất Theo điều tra của Tổng cục Thống
kê thì phần lớn số tiền đền bù đất, người nông dân đều dùng vào việc mua sắm, xây dựng nhà cửa, hoặc nếu tiết kiệm thì sau gần chục năm sẽ tiêu hết số tiền đó (Hội Nông Dân Việt Nam, 2010) Từ thực tế trên, một
số vấn đề lớn đặt ra là số tiền đền bù cho hộ nông dân để giúp họ ổn định cuộc sống và chuyển nghề mới được sử dụng như thế nào,
sử dụng vào những việc gì, và có những yếu
tố nào tác động tới sử dụng tiền đền bù của nông hộ? Trả lời được những câu hỏi trên
sẽ góp phần đáng kể vào việc giải quyết vấn
đề lao động, việc làm và ổn định cuộc sống của những hộ mất đất nông nghiệp
Vì vậy, bài báo này nghiên cứu hành vi sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng của
hộ gia đình nông thôn Bắc Bộ thông qua phương pháp phỏng vấn sâu và khảo sát 139
hộ gia đình có đất bị thu hồi và được đền
bù giải phóng mặt bằng ở ba địa phương Hà Nội, Bắc Giang và Bắc Ninh; sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic nghiên cứu về các hành vi ảnh hưởng đến xác suất cải thiện thu nhập của hộ gia đình nông dân sau khi
bị thu hồi đất; từ đó, đề xuất một số khuyến
Trang 3nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng của
các hộ gia đình nông thôn
2 Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên
cứu
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB),
những người ảnh hưởng bởi thu hồi đất nên
được hỗ trợ để họ cải thiện mức sống, hoặc
ít nhất là phục hồi cuộc sống của họ, bằng
cuộc sống cũ hoặc cao hơn trước khi họ
bị thu hồi đất và di chuyển (ADB, 1995)
Theo Ngân hàng Thế giới (WB, 2004),
phục hồi thu nhập là một phần quan trọng
của chính sách thu hồi đất khi những người
bị ảnh hưởng mất đi cơ sở sản xuất, kinh
doanh, việc làm hoặc các nguồn thu nhập
khác Hiểu theo nghĩa rộng hơn, những
chính sách này không chỉ đơn thuần đảm
bảo thu nhập sau khi bị thu hồi đất, mà còn
là đảm bảo sinh kế bền vững cho những đối
tượng bị tổn thương Sinh kế bao gồm các
khả năng, tài sản (bao gồm cả các nguồn
lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần
thiết để kiếm sống (Cục phát triển Quốc tế
DFID, 1999)
Một sinh kế bền vững khi có khả năng ứng phó và phục hồi nếu bị tác động hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng nguồn lực tự nhiên (Hanstad và cộng sự, 2004) Theo mô hình sinh kế bền vững cho thấy một chính sách về bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất tạo được sinh kế bền vững khi
nó tác động các tài sản sinh kế của người dân (con người, nhân lực, vật chất, tài chính
và nguồn lực tự nhiên) và kết hợp với thay đổi phương thức sinh kế (nông nghiệp và phi nông nghiệp) đảm bảo tăng thu nhập cho người dân sau thu hồi đất
Kết quả nghiên cứu trước đây đã chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc sử dụng tiền bồi thường thu hồi đất tới sinh kế, đời sống của hộ dân như sau:
- Ảnh hưởng tích cực:
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễn và cộng
sự (2007) đã phân tích các tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp để phát triển các khu, cụm công nghiệp đến sinh kế của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi thu hồi đất nông nghiệp, ngân sách của địa
Hình 1 Khung sinh kế bền vững
Nguồn: Cục phát triển Quốc tế DFID, 1999
Trang 4phương (xã) tăng lên từ 2 đến 3 lần, cơ
sở hạ tầng nông thôn được cải thiện, thu
nhập bình quân đầu người của địa phương
tăng lên hàng năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm đi
đáng kể Việc mất đất nông nghiệp cùng
với việc bồi thường, không phải lúc nào
cũng có tác động tiêu cực đến kết quả sinh
kế của hộ dân vì họ sử dụng phần tiền bồi
thường của họ cho tiêu dùng thuận tiện
(smoothing consumption) Tiêu dùng thuận
tiện (smoothing consumption) là một thuật
ngữ kinh tế chỉ sự cân bằng giữa chi tiêu
và tiết kiệm trong các giai đoạn khác nhau
của cuộc sống để đạt được mức sống tổng
thể cao hơn Theo nghiên cứu của Morduch
(1995), các hộ gia đình có thể làm thuận
tiện sự tiêu dùng của mình bằng cách đa
dạng hóa các hoạt động kinh tế, tiết kiệm,
tích lũy tài sản phi tài chính và sử dụng các
hợp đồng bảo hiểm Bằng cách này, các hộ
gia đình có thể bảo vệ mình khỏi những cú
sốc bất lợi về thu nhập cũng như giúp cách
ly các mô hình tiêu dùng khỏi sự thay đổi
thu nhập Ngoài ra, thu nhập kiếm được từ
việc làm khác ngoài nông nghiệp có thể
bù đắp hoặc thậm chí vượt quá sự mất mát
từ thu nhập nông nghiệp Điều này cho
thấy rằng mất đất nông nghiệp có thể gián
tiếp ảnh hưởng tích cực đến kết quả sinh
kế Thu nhập bình quân đầu người tăng,
tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút lao
động vào làm việc tại các khu, cụm công
nghiệp, đời sống văn hóa tinh thần của họ
cũng tăng lên so với trước kia (Nguyễn Thị
Hồng Hạnh và cộng sự, 2013) Với việc
thu nhập của người dân trong vùng dự án
được nâng lên và từng bước ổn định, các
điều kiện sinh hoạt văn hóa, học tập, y tế
của người dân cũng được cải thiện Theo
Nguyễn Đình Hà (2012), các hành vi sử
dụng tiền đền bù đúng mục đích bao gồm
đầu tư cho học nghề, đầu tư cho mở mang
ngành nghề và dịch vụ, mua sắm phương
tiện, tài sản cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, mua đất nông nghiệp để tiếp tục sản xuất và gửi tiết kiệm hoặc cho vay lấy lãi Đây là các hoạt động có thể giúp tăng thu nhập hoặc góp phần nâng cao năng suất lao động, từ đó có thể cải thiện thu nhập của hộ gia đình ở hiện tại và trong tương lai Kết quả nghiên cứu của Đinh Phi Hổ và Huỳnh Sơn Vũ (2011) về thay đổi thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân bị thu hồi đất dựa vào khung lý thuyết sinh kế bền vững cho thấy việc sử dụng tiền hợp lý như đầu tư vào sản xuất kinh doanh
sẽ có tác dụng rất lớn trong việc cải thiện thu nhập của hộ gia đình mất đất
- Ảnh hưởng tiêu cực:
Về mặt tiêu cực, thì việc thu hồi đất không chỉ làm các hộ nông dân mất đi tài sản sinh
kế đặc biệt là đất đai, mà còn làm mất đi địa vị, các cơ hội, các nguồn thực phẩm, thu nhập của hộ gia đình và cộng đồng, gây
ra sự xáo trộn xã hội và hộ dân phải đối mặt với việc tìm kiếm kế mưu sinh mới với những khó khăn đầy rủi ro (Đỗ Thị Nâng
và Nguyễn Văn Ga, 2008) Sau khi bị thu hồi đất, thu nhập hộ dân cao hơn trước, nguồn vốn về vật chất của họ được cải thiện đáng kể, nhưng do việc làm không ổn định, nguồn thu nhập bấp bênh, cuộc sống xáo trộn và ô nhiễm môi trường làm nhiều người dân lo lắng về sinh kế lâu dài của họ Khi nhận được tiền đền bù bằng tiền mặt, nguồn vốn từ việc bồi thường, hỗ trợ sau khi bị thu hồi đất không được người dân
sử dụng vào mục đích đầu tư sản xuất, học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp nên dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm (Huỳnh Văn Chương, 2010)
Theo Nguyễn Đình Hà (2012), các hành vi
sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích bao gồm mua và xây dựng nhà ở, mua đồ dùng sinh hoạt gia đình, trả nợ, chia cho con cháu hoặc chữa bệnh, lô đề, cờ bạc Đây là những hoạt động không giúp tăng thu nhập hoặc không góp phần nâng cao năng suất
Trang 5lao động của hộ gia đình, dẫn đến lãng phí
cũng như không tối ưu hóa được số tiền đền
bù Nghiên cứu của Nguyễn Bình Giang
(2012) đánh giá tác động xã hội vùng của
các KCN Việt Nam cho thấy việc sử dụng
tiền đền bù và hỗ trợ cho các hộ dân có đất
bị thu hồi làm KCN có thể có tác động tiêu
cực Do đối tượng bị thu hồi đất hạn chế về
trình độ văn hóa, nhiều hộ dân sử dụng tiền
đền bù và hỗ trợ mua sắm tivi, xây nhà
nên số tiền nhận bồi hoàn nhanh chóng cạn
kiệt, nhiều hộ dân chưa quan tâm đến các
nguồn hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp Do
đó, nhiều hộ rơi vào hoàn cảnh khó khăn,
thậm chí trở thành nghèo đói sau thời gian
mất đất, khi tiêu hết tiền đền bù Cuộc sống
gia đình trở nên xáo trộn, ảnh hưởng không
nhỏ đến môi trường sống, an ninh trật tự ở
nông thôn vốn bình yên và nề nếp
Nghiên cứu của Hồ Kiệt và cộng sự (2017)
nghiên cứu ảnh hưởng của công tác giải
phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân
bị thu hồi đất tại khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh
Bình Định cho thấy sinh kế của người dân
sau thu hồi đất thiếu bền vững Nguồn vốn
tài chính thu được từ sản xuất nông nghiệp
giảm đi theo sự tăng lên của diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi Việc sử dụng nguồn
vốn tài chính của người dân thiếu sự định
hướng Theo đó, phần lớn dành cho đời
sống và sinh hoạt, phần còn lại rất ít dành
cho sản xuất Sau thu hồi đất người dân
chưa chú trọng tới việc học nghề Có sự
luân chuyển từ vốn tài chính sang vốn vật
chất, nhưng đa số là phương tiện sinh hoạt
mà không phải là phương tiện sản xuất
Tổng kết lại kết quả của các nghiên cứu
trên cho thấy tầm quan trọng của việc sử
dụng tiền đền bù của các hộ gia đình nông
thôn sau khi giải phóng mặt bằng đến thu
nhập cũng như đời sống sau này là rất lớn
Xuất phát từ thực trạng đó bài báo nghiên
cứu muốn đi sâu tìm hiểu hành vi và mối
quan hệ giữa hành vi sử dụng tiền đền bù
và cải thiện cuộc sống của người dân sau giải phóng mặt bằng
3 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
3.1 Dữ liệu nghiên cứu
Nhóm tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp từ 139
hộ gia đình có đất bị thu hồi và được đền bù GPMB ở ba địa phương Hà Nội, Bắc Giang
và Bắc Ninh thông qua phương pháp phỏng vấn sâu và phiếu khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 4/2021 Kết quả thu được cho thấy: Trong tổng số 139
hộ gia đình được khảo sát có 95 hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội (chiếm 68,3%), 26 hộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (chiếm 18,7%)
và 18 hộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (chiếm 12,9%) với tổng diện tích thu hồi là 145.989
m2, tổng diện tích đền bù là 145.602 m2 Diện tích đất bị thu hồi ở khu vực Hà Nội chủ yếu phục vụ mục đích xây dựng khu đô thị Ecopark, diện tích đất bị thu hồi ở tỉnh Bắc Ninh phục vụ mục đích xây dựng khu công nghiệp VSIP ở thị xã Từ Sơn, trong khi diện tích đất bị thu hồi ở tỉnh Bắc Giang nhằm đáp ứng mục đích xây dựng KCN Hòa Phú ở huyện Hiệp Hòa
Theo Green (1991), trong nghiên cứu, cỡ mẫu được xem là phù hợp khi đạt đủ điều kiện: n ≥ 50+8m, trong đó n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và m là số lượng
biến độc lập trong mô hình Do đó, với 10 biến giải thích trong mô hình, cỡ mẫu phù hợp là 130 khảo sát Với mẫu nghiên cứu là
139 quan sát, dữ liệu mà nhóm tác giả thu thập được đảm bảo tính đại diện cũng như đạt được độ tin cậy cần thiết
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Qua thực tế hiện nay, việc thực hiện các
dự án có liên quan đến thu hồi đất và thực hiện công tác tái định cư, sau một thời gian
Trang 6người dân bị thu hồi đất và nhận được tiền
đền bù thì có một nhóm hộ gia đình có thu
nhập được cải thiện tốt hơn so với trước khi
triển khai dự án Tuy nhiên, cũng có một bộ
phận người dân có thu nhập không được cải
thiện, thậm chí còn thấp hơn so với trước
khi bị thu hồi đất Trên cơ sở đó, tham
khảo mô hình nghiên cứu của Đinh Phi Hổ
và Huỳnh Sơn Vũ (2011), nhóm tác giả
sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic
nghiên cứu về các hành vi ảnh hưởng đến
xác suất cải thiện thu nhập của hộ gia đình nông dân sau khi bị thu hồi đất như sau:
= β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + … + βiXi
Trong đó:
P (Y=1)= P0: Xác suất hộ gia đình sau thu hồi đất là tăng thu nhập
P (Y=0)= 1 - P0: Xác suất hộ gia đình sau thu hồi đất không tăng thu nhập
Xi: Các biến độc lập
Bảng 1 Diễn giải biến và dấu kỳ vọng
Biến phụ thuộc (Y) Biến giả, nhận giá trị 1 khi thu nhập của hộ gia đình tăng lên, và nhận giá trị 0 nếu thu nhập của
hộ không tăng Trình độ học
vấn của chủ hộ EDUC(X1) Số năm đi học của chủ hộ Năm +
Đàm phán BARGAIN(X
2 )
Biến giả, nhận giá trị 1 khi hộ gia đình được tham gia đàm phán khi thực hiện thu hồi và đền bù GPMB, nhận giá trị 0 khi hộ gia đình KHÔNG được tham gia
+
Diện tích đất bị
thu hồi S1(X3) Diện tích đất bị thu hồi của hộ gia đình m2
-Diện tích đất
được đền bù S2(X4) Diện tích đất được đền bù của hộ gia đình m2 +
Đầu tư vào
nông nghiệp iAGRI(X5)
Biến giả, nhận giá trị 1 khi hộ gia đình sử dụng tiền đền bù đầu tư vào nông nghiệp, nhận giá trị
Đầu tư vào
công nghiệp iINDUS(X6)
Biến giả, nhận giá trị 1 khi hộ gia đình sử dụng tiền đền bù đầu tư vào công nghiệp, nhận giá trị
Đầu tư vào dịch
vụ iSERVICES(X7)
Biến giả, nhận giá trị 1 khi hộ gia đình sử dụng tiền đền bù đầu tư vào dịch vụ, nhận giá trị 0 khi
Đầu tư vào giáo
dục, học nghề iEDUC(X8)
Biến giả, nhận giá trị 1 khi hộ gia đình sử dụng tiền đền bù đầu tư vào hoạt động giáo dục và học nghề, nhận giá trị 0 khi hộ gia đình KHÔNG
đầu tư.
+
Đầu tư vào gửi
tiết kiệm và cho
vay
iSAVING (X9)
Biến giả, nhận giá trị 1 khi hộ gia đình sử dụng tiền đền bù đầu tư vào hoạt động gửi tiết kiệm và cho vay, nhận giá trị 0 khi hộ gia đình
KHÔNG đầu tư.
+
Đầu tư vào các
hoạt động sai
mục đích
iOTHER (X10)
Biến giả, nhận giá trị 1 khi hộ gia đình sử dụng tiền đền bù đầu tư vào các hoạt động sai mục đích, nhận giá trị 0 khi hộ gia đình KHÔNG đầu
tư.
-Nguồn: Cục Phát triển Quốc Tế DFID (1995)
Trang 7Đặt = Odds, ta có phương trình
sau:
Ln(Odds) = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + …
+ βiXi
Hoặc: Odds = e β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + … + βiXi
tTrên cơ sở kế thừa từ phân tích khung sinh
kế kết hợp với việc nghiên cứu hành vi sử
dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng của
hộ gia đình nông thôn Bắc Bộ, mô hình lựa
chọn các biến thể hiện ở Bảng 1
Với các biến đã lựa chọn, kết hợp với mô
hình hồi quy Binary Logistic, mô hình sẽ
có phương trình như sau:
Ln[Odds] = β0 + β1EDUC + β2BARGAIN
+ β3S1 + β4S2 + β5 iAGRI + β6 iINDUS +
β7 iSERVICES + β8 iEDUC + β9 iSAVING
+ β10 iOTHERβ0 (1)
Hoặc Odds = eβ0 + β1EDUC + β2BARGAIN + β3S1 + β4S2 +
β5 iAGRI + β6 iINDUS + β7 iSERVICES + β8 iEDUC + β9 iSAVING +
β10 iOTHERβ0 (2)
4 Kết quả nghiên cứu định lượng và
thảo luận
4.1 Kết quả thống kê mô tả
Theo kết quả thống kê cho thấy, tuổi trung bình của chủ hộ giữa các tỉnh thành trong phạm vi nghiên cứu là khá tương đồng, khoảng 45,5 tuổi Điều này cho thấy nhiều
hộ dân vẫn còn ở trong độ tuổi lao động Khi nhận bồi thường và hỗ trợ sau khi thu hồi đất, các hộ dân có thể phải chuyển đổi sinh kế, tìm việc làm mới, ví dụ như làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong KCN hoặc chuyển sang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ Tổng diện tích đất bị thu hồi ở Hà Nội là 131.676 m2, ở Bắc Giang
là 11.055 m2 và ở Bắc Ninh là 3.258 m2 Diện tích đất bị thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp (chiếm tỉ trọng hơn 90% tổng diện tích đất bị thu hồi) Diện tích trung bình bị thu hồi trên một hộ gia đình ở Hà Nội là cao nhất, 1.386,1 m2/hộ, cao gần gấp 3 lần diện tích trung bình bị thu hồi trên một hộ
ở tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh Tỷ lệ diện tích đất được đền bù trên diện tích đất được thu hồi cũng rất cao (trên 95%) cho thấy hầu hết các hộ gia đình bị thu hồi đất đều được đền bù
Bảng 3 cho thấy mục đích sử dụng tiền đền bù khá đa dạng như phần lớn các gia
Bảng 2 Thống kê mô tả dữ liệu đất thu hồi và đền bù
3 Diện tích bị thu hồi m2 131.676 11.055 3.258
4 Diện tích trung bình bị thu hồi m2 1.386,1 425,2 500,0
5 Diện tích được đền bù m2 131.435 11.035 3.132
6 Đất nông nghiệp bị thu hồi m2 130.501 10.220 3.032
Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả
Trang 8đình được đền bù sử dụng tiền để cho vay,
tiết kiệm, với tỷ lệ 82%, tiếp đến là đầu tư
vào kinh doanh dịch vụ và đầu tư vào giáo
dục, chiếm tỷ lệ lần lượt là 38,1% và 36%
chia cho con cái và người thân chiếm tỷ lệ
34,5% Ngoài ra, các hộ dân còn sử dụng
tiền vào mục đích khác như: xây dựng nhà
cửa, mua sắm tài sản, chữa bệnh, du lịch giải
trí với tỷ lệ dưới 30% Nhóm tác giả phân
loại hành vi sử dụng tiền đền bù của các hộ
gia đình thành 2 nhóm: đúng mục đích và
không đúng mục đích Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng các hộ gia đình trong phạm
vi khảo sát có xu hướng sử dụng số tiền
bồi thường đúng mục đích khi nhiều gia
đình dành số tiền này để đầu tư kinh doanh
dịch vụ (38,1%) và đầu tư cho giáo dục đào
tạo nghề (36%), và đầu tư vào nông nghiệp
(23%) Tuy nhiên sử dụng đúng mục đích nhưng các hộ gia đình sử dụng số tiền đền
bù chưa thật sự bền vững, bởi vì phần lớn
sử dụng vào mục đích cho vay, tiết kiệm (82%), và một bộ phận không nhỏ các gia đình chia tài sản cho con cháu (34,5%) cũng như sử dụng tiền đền bù vào các hoạt động sai mục đích Sau khi nhận được tiền đền bù GPMB, có 61,9% số hộ gia đình có thu nhập tăng trong khi thu nhập của 38,1%
hộ gia đình còn lại không tăng hoặc giảm
4.2 Kết quả thực nghiệm
Sau khi sử dụng mô hình Binary Logistic
để xử lý số liệu, nhóm tác giả thu được kết quả thể hiện tại Bảng 4
Dựa vào kết quả hồi quy, phương trình (1)
Bảng 3 Thống kê mô tả hành vi sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình
(hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) (hộ) SL (%) CC SL (hộ) CC (%)
2 Sử dụng đúng mục đích
Đầu tư vào kinh doanh
Đầu tư cho giáo dục, đào
3 Sử dụng không đúng mục đích
Mua bất động sản và xây
Sau khi được đền bù tiền giải phóng mặt bằng, thu nhập
Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả
Trang 9và (2) của mô hình được viết lại như sau:
Ln[Odds] = -1,851 + 0,079EDUC +
0,845BARGAIN + 0,003S1 - 0,002S2
+ 1,268iAGRI + 1,743iINDUS + 0,849
iSERVICES + 0,369iEDUC + 0,906
iSAVING - 2,042 iOTHER
Hoặc: Odds = e-1,851 + 0,079EDUC + 0,845BARGAIN +
0,003S1 - 0,002S2 + 1,268 iAGRI + 1,743iINDUS + 0,849 iSERVICES +
0,369iEDUC + 0,906 iSAVING - 2,042 iOTHER
Nhóm tác giả thống nhất sử dụng Odds
Ratio ở Bảng 5 để diễn giải kết quả hồi quy
một cách dễ hiểu nhất Likelihood ratio
Chi-square= 35.52 với giá trị p = 0,0001
cho thấy tổng thể mô hình của nhóm tác giả
phù hợp và có ý nghĩa
Biến Đàm phán (BARGAIN) có Odds
ratio= 2.328 (>1) có nghĩa rằng: Khi tất cả
các yếu tố không đổi, nếu hộ gia đình được
tham gia đàm phán khi thực hiện thu hồi và
đền bù GPMB thì Odds của việc cải thiện
thu nhập (so với việc không cải thiện thu
nhập) tăng 2,328 lần, có ý nghĩa thống kê
ở mức 10% Điều này hoàn toàn có lý vì nếu hộ gia đình được tham gia đàm phán trong quá trình thực hiện thu hồi và đền bù GPMB họ sẽ có cơ hội để đưa ra những thông tin chi tiết hơn về diện tích đất đai cũng như những lợi thế của mình với mục đích đảm bảo quyền lợi của người được đền bù cũng như hạn chế được những rủi ro
về đền bù xuất phát từ phía đơn vị GPMB Biến Đầu tư vào nông nghiệp (iAGRI) có
Odds ratio= 3.553 (>1) có nghĩa rằng: Khi
tất cả các yếu tố không đổi, nếu hộ gia đình
sử dụng tiền đền bù đầu tư vào nông nghiệp thì Odds của việc cải thiện thu nhập (so với việc không cải thiện thu nhập) tăng 3,553 lần, có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Điều
này là dễ hiểu khi 72,7% số hộ gia đình được khảo sát có thu nhập chính đến từ lĩnh vực nông nghiệp trước thời điểm thu hồi
và đền bù GPMB Do đó, sau khi nhận tiền đền bù GPMB, với kinh nghiệm và kỹ năng dày dặn trong lĩnh vực nông nghiệp, các hộ
Bảng 4 Kết quả hồi quy mô hình theo Ln[Odds]
Logistic regression Number of obs = 139LR chi2(10) = 35.52
Log likelihood = - 74.630699 Prob > chi2 = 0.0001Pseudo R2 = 0.1922
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả qua phần mềm Stata 14
Trang 10gia đình này không khó để cải thiện thu
nhập bằng cách nâng cấp máy móc, trang
thiết bị cũng như cải thiện chất lượng giống
cây trồng để bù đắp lại diện tích đất nông
nghiệp bị thu hồi
Biến Đầu tư vào công nghiệp (iINDUS) có
Odds ratio= 5.713 (>1) có nghĩa rằng: Khi
tất cả các yếu tố không đổi, nếu hộ gia đình
sử dụng tiền đền bù đầu tư vào công nghiệp
thì Odds của việc cải thiện thu nhập (so với
việc không cải thiện thu nhập) tăng 5,713
lần, có ý nghĩa thống kê ở mức 10% Các
hộ gia đình sử dụng tiền đền bù đầu tư vào
hoạt động công nghiệp có xu hướng đầu tư
vào tiểu thủ công nghiệp và thủ công mỹ
nghệ Các sản phẩm trong lĩnh vực công
nghiệp thường có hàm lượng chất xám cao,
có độ tinh xảo cũng như có giá thành cao
hơn so với các sản phẩm nông nghiệp
Biến Đầu tư vào dịch vụ (iSERVICES) có
Odds ratio= 2.338 (>1) có nghĩa rằng: Khi
tất cả các yếu tố không đổi, nếu hộ gia đình
sử dụng tiền đền bù đầu tư vào dịch vụ thì
Odds của việc cải thiện thu nhập (so với việc không cải thiện thu nhập) tăng 2,338 lần, có ý nghĩa thống kê ở mức 10% Với
việc các khu công nghiệp được xây dựng, lượng nhân công đổ về các khu vực này sẽ rất nhiều dẫn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ thiết yếu như mua bán hàng hóa, ăn uống, thuê trọ… sẽ tăng rất nhanh Điều này góp phần cải thiện thu nhập của những hộ gia đình ở xung quanh khu vực các khu công nghiệp
Biến Đầu tư vào gửi tiết kiệm và cho vay (iSAVING) có Odds ratio= 2.475 (>1) có
nghĩa rằng: Khi tất cả các yếu tố không đổi,
nếu hộ gia đình sử dụng tiền đền bù đầu tư vào gửi tiết kiệm và cho vay thì Odds của việc cải thiện thu nhập (so với việc không cải thiện thu nhập) tăng 2,475 lần, có ý
nghĩa thống kê ở mức 10% Có tới 82%
số hộ gia đình được khảo sát sử dụng tiền đền bù để gửi tiết kiệm hoặc cho vay Điều này dễ hiểu khi các hộ gia đình được khảo sát hầu hết là nông dân và họ thường có ít
Bảng 5 Kết quả hồi quy mô hình theo Odds Logistic regression Number of obs = 139LR chi2(10) = 35.52
Log likelihood = - 74.630699 Prob > chi2 = 0.0001Pseudo R2 = 0.1922
Nguồn: Tính toán của tác giả qua phần mềm Stata 14 (*, **, ***: Có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 5%, 1%)