1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật trong trường tiểu học ở quận hai bà trưng hà nội

106 35 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI LÊ LAN HƯƠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI Chuy

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

LÊ LAN HƯƠNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lí văn hóa

Mã số: 60 31 73

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ VĂN HÓA

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN THỤY LOAN

HÀ NỘI - 2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, quan tâm của các thầy giáo cô giáo trong suốt 3 năm học tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội, của các thầy

cô giáo trong khoa Sau Đại học và nhất là cô Trưởng khoa, Phó trưởng khoa

đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em

Em xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đã giúp đỡ hoàn thành luận văn này, đặc biệt là sự tận tình hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thụy Loan trong nhiều ngày tháng qua!

Tác giả luận văn

Lê Lan Hương

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BGH: Ban Giám hiệu

HĐVH: Hoạt động văn hóa

HĐVHNT: Hoạt động văn hóa nghệ thuật

KHGD: Khoa học giáo dục

Nxb Nhà xuất bản

Phó HT: Phó hiệu trưởng

QĐND: Quân đội nhân dân

TNTP: Thiếu niên tiền phong

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng

Danh mục các kí hiệu, các chữ cái viết tắt 1

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC HOẠT

ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

6

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1.2 Hoạt động văn hóa

1.1.3 Văn hóa nghệ thuật

1.1.4 Hoạt động văn hóa nghệ thuật

6

8

8

9 1.2 CÁC CHỦ TRƯƠNG ĐƯỜNG LỐI VỚI VIỆC TỔ CHỨC HOẠT

ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

10

1.3 HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 12

1.4 ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ HỌC SINH TIỂU HỌC

13 1.5 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trang 6

CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở

TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

22

2.1 ĐÔI NÉT VỀ QUẬN HAI BÀ TRƯNG VÀ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

2.1.1 Đôi nét về quận Hai Bà Trưng

22

22 2.1.2 Các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng 26 2.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA

NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

30

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG

TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

2.3.1 Các hình thức và thời điểm tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật

32

32

2.3.2 Cách tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật 37 2.3.3 Điều kiện để tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật 41 2.3.4 Vai trò và hứng thú của học sinh với các hoạt động văn

hóa nghệ thuật

44

2.4.2 Có sự chênh lệch giữa các trường trong việc tổ chức các

hoạt động văn hóa nghệ thuật

47

2.4.3 Một số hoạt động chưa thu hút được đông đảo học sinh

tham gia

48

Trang 7

2.4.4 Một số hoạt động văn hóa nghệ thuật không duy trì được lâu bền

49

CHƯƠNG 3 NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN

3.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

52

3.2 NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

Trang 8

THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

3.3.1 Nâng cao nhận thức của các lực lượng có ảnh hưởng

trực tiếp đến hoạt động văn hóa nghệ thuật

60

3.3.2 Đa dạng hóa nội dung hoạt động văn hóa nghệ thuật 64 3.3.3 Đa dạng hóa hình thức hoạt động văn hóa nghệ thuật 68 3.3.4 Phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong tổ

chức hoạt động văn hóa nghệ thuật

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hoạt động văn hóa nghệ thuật trong trường tiểu học bao gồm cả hoạt động trên lớp và ngoài giờ lên lớp Nghệ thuật là phân môn được giảng dạy ngay từ bậc tiểu học và luôn được Nhà nước quan tâm Tuy nhiên, tình hình giáo dục trong trường học của nước ta lâu nay đang có những biểu hiện xuống cấp cả về tinh thần, ý thức cũng như chất lượng dạy và học Hiện tượng này lâu nay vẫn được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhận được nhiều dư luận quan tâm

Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy các môn học nói chung và văn hóa nghệ thuật nói riêng đang được Đảng và Nhà nước cũng như Bộ Giáo dục

và Đào tạo đặc biệt quan tâm Xét trên những đặc điểm của lứa tuổi bậc tiểu học, Nhà nước cũng như Bộ GD&ĐT đã có những chủ trương chính sách đầu

tư cho hoạt động văn hóa nghệ thuật phát triển nhằm giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam trong tương lai bắt kịp với thế giới Giáo dục văn hóa nghệ thuật cho thế

hệ trẻ có tác động không nhỏ đến sự hình thành nhân cách, tư chất các thế hệ người Việt Nam trong tương lai Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành, cách tổ chức HĐVHNT trong nhà trường Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, chưa theo kịp những đòi hỏi của cuộc sống Nhiều trường chưa chú trọng đến chất lượng và hiệu quả của các hoạt động này, thậm chí các bậc cha mẹ học sinh còn quan niệm rằng văn hóa nghệ thuật chỉ là “môn phụ”, không cần học hay quan tâm mà chỉ đầu tư cho con em mình học những

“môn chính” như văn, toán, ngoại ngữ…

Quan niệm này ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện cả về “đức, trí, thể, mĩ” mà Đảng và Nhà nước đã giao

Trang 10

trách nhiệm cho Bộ GD&ĐT cùng các Bộ liên đới quan tâm đầu tư cho giáo dục Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng những thế hệ công dân tương lai của đất nước

Là một người làm công tác giảng dạy ở trường tiểu học trong quận Hai

Bà Trưng, Hà Nội, lại tâm huyết với các HĐVHNT, tôi mong được trao đổi những nhận thức, hiểu biết, phương pháp của mình với những người cùng làm công tác truyền tải kiến thức văn hóa nghệ thuật cho học sinh để cùng góp phần ngày càng có hiệu quả vào việc đào tạo các thế hệ trẻ có năng lực toàn

diện Vì vậy tôi chọn đề tài "Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật ở trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tìm kiếm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức HĐVHNT trong trường tiểu học, thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo những thế hệ công dân tương lai cho đất nước

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật trong

trường tiểu học

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu giới hạn ở một số trường tiểu

học ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

4 NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều tra khảo sát tình hình tổ chức HĐVHNT trong một số trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Đánh giá thực trạng HĐVHNT ở các trường này

- Tìm nguyên nhân những hạn chế của HĐVHNT ở các trường TH quận Hai Bà Trưng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức các HĐVHNT ở trường tiểu học

Trang 11

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Thu thập và tham khảo các tài liệu, sách báo có liên quan tới đề tài luận văn để học tập, rút những kinh nghiệm tốt cho việc tổ chức HĐVHNT ở tiểu học

- Phương pháp điều tra: Kết hợp giữa phỏng vấn, quan sát và phiếu hỏi

để thu thập tư liệu, phân tích thực trạng về quá trình tổ chức HĐVHNT trong trường tiểu học

- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, tham khảo ý kiến và các chỉ dẫn của các chuyên gia trong một số lĩnh vực như: Văn hóa, Giáo dục, Nghệ thuật

- Phương pháp phân tích tổng hợp, đúc kết các tư liệu thu thập để đánh giá tình hình HĐVHNT

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên tiểu học để ứng dụng vào việc tổ chức các HĐVHNT trong trường

Trang 12

7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Danh mục các tài liệu tham khảo; Phụ lục; Luận văn gồm 3 chương với các nội dung cụ thể sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn việc tổ chức hoạt động văn hóa

nghệ thuật ở trường tiểu học

Chương 2: Khảo sát hoạt động văn hóa nghệ thuật ở trường tiểu học

quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Chương 3: Nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động văn hóa nghệ

thuật ở trường tiểu học

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN

HÓA NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1.1 Văn hóa

Văn hóa theo nghĩa rộng là một khái niệm đa nghĩa Tùy theo cách tiếp cận khác nhau, người ta có thể đưa ra khái niệm từ những góc độ khác nhau Song dù ở góc độ nào thì nói tới văn hóa là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực bản chất con người để hoàn thiện con người Trong

đề tài này, với mục đích nghiên cứu hoạt động văn hóa nghệ thuật, chúng tôi

đề cập đến một số khái niệm nhằm tiến hành tốt công tác định hướng, chỉ đạo

tổ chức HĐVHNT Nói về ý nghĩa văn hóa, từ năm 1942, Hồ Chí Minh viết:

"Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [33, tr.431] Từ quan niệm này cho thấy văn hóa có thể được hiểu với tư cách là một thực thể, lại có thể được hiểu như là một quá trình Với tư cách là một thực thể, văn hóa là tổng thể những "… ngôn ngữ, chữ viết đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật…" [33, tr.431], do đó văn hóa gắn với sáng tạo, với trình độ tư duy của con người, nghĩa là với "thiên nhiên thứ hai" của con người Với tư cách là quá trình, văn hóa gắn với hoạt động cải tạo như cải tạo vật chất, cải tạo tinh thần, cải tạo xã hội, cải tạo thiên nhiên… Văn hóa là quá trình hoạt động của

Trang 14

con người và chỉ có con người mới tạo ra văn hóa, mới mang đến cho văn hóa những giá trị đích thực Như vậy, xét trong mối quan hệ giữa con người và sự phát triển thì văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển

Nói về văn hóa, cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor đưa ra một định nghĩa như sau: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sông động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn

ra trong quá khử cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ,

nó đã cấu thành một hệ thông các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống

mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình"

Ngoài định nghĩ văn hóa của Hồ Chủ Tịch, và F Mayor, còn rất nhiều các định nghĩa khác về văn hóa mà chúng tôi xin phép không đề cập đến

Nghị quyết Hội nghị 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng đã chọn 6 lĩnh vực chủ yếu để định hướng chỉ đạo và quản lí Đó là:

1 Tư tưởng, đạo đức, lối sống

2 Giáo dục và khoa học

3 Văn hóa nghệ thuật

4 Thông tin đại chúng

5 Giao lưu văn hóa với nước ngoài

6 Thể chế văn hóa

Trên cơ sở định nghĩa về văn hóa mà Hồ Chủ Tịch đã nêu, chúng ta thấy những vấn đề mà Nghị quyết này đề cập là hết sức quan trọng trong việc tiếp cận khái niệm văn hóa nhằm tiến hành tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật tại các vùng miền trên toàn nước Việt Nam

Trang 15

1.1.2 Hoạt động văn hóa

HĐVH là những quá trình thực hành của cá nhân và các thiết chế xã

hội trong việc sản xuất, bảo quản, phân phối giao lưu và tiêu dùng những giá trị tinh thần nhằm giao lưu những tư tưởng, ý nghĩa và những tác phẩm văn hóa của con người sinh ra và cũng chính là để hoàn thiện chất lượng sống của con người trong xã hội Thước đo hiệu quả của các hoạt động văn hóa chính

là sự chuyển biến nhận thức của con người Khái niệm hoạt động văn hóa phong phú và đa dạng Trong mỗi hoạt động văn hóa đều chứa đựng các yếu

tố như là nhu cầu vui chơi giải trí, công cụ, phương tiện để giáo dục chính trị

tư tưởng xã hội, phục vụ một chế độ chính trị nào đó [12, tr.7] Tuy nhiên nó

không chỉ đơn thuần, chú trọng vào một dạng hoạt động này hay hoạt động khác Sự phức tạp này cũng dễ hiểu bởi lẽ các hoạt động văn hóa biến đổi không ngừng, lúc động, lúc tĩnh, lúc hữu hình lúc vô hình… Chúng ta cần định ra những yếu tố cơ bản của văn hóa để có thể hiểu vấn đề cần tổ chức hoạt động văn hóa là những vấn đề gì Đó là: văn hóa nghệ thuật, văn hóa nếp sống, văn hóa khai trí, văn hóa giáo dục, chính trị, xã hội Trong việc tổ chức

các hoạt động văn hóa, không nên coi nhẹ bất kì một thành phần văn hóa nào

1.1.3 Văn hóa nghệ thuật

VHNT là một bộ phận của văn hóa tinh thần, là thành tố quan trọng nhất của văn hóa thẩm mĩ VHNT là sự phát triển năng lực nghệ thuật của cá nhân và cộng đồng (nghệ sĩ, công chúng, giai cấp, dân tộc, nhân loại) thể hiện trong HĐNT nhằm sáng tạo, lưu truyền và cảm thụ các giá trị nghệ thuật VHNT khi xét về cấu trúc - chức năng gồm các thành tố: nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật, công chúng, các cơ quan sản xuất, bảo quản, nhân bản, phổ biến tác phẩm, các cơ quan quản lí lãnh đạo bảo đảm cho sự hình thành và phát triển các thành tố vừa kể trên Những thành tố đó có mối liên hệ hữu cơ và

Trang 16

quy định, tác động lẫn nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất mang tính hệ thống

Nếu xét các yếu tố của VHNT trong một hệ thống hoạt động, nó bao gồm các dạng hoạt động: sáng tạo nghệ thuật, bảo quản và lưu thông các giá trị nghệ thuật, hoạt động hưởng thụ các giá trị nghệ thuật, hoạt động định hướng và điều chỉnh đối với các dạng hoạt động nghệ thuật cũng có thể xem xét ở nhiều bình diện khác nhau Các yếu tố của VHNT được xác định tùy thuộc vào cách tiếp cận khái niệm [14], [15], [17]

1.1.4 Hoạt động văn hóa nghệ thuật

HĐVHNT cho trẻ em nói chung là một quá trình tổ chức hoạt động giáo

dục có mục đích, chương trình nội dung được cấu trúc theo một hệ thống gich chặt chẽ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nhằm trang bị cho con người (ở đây trọng tâm là trẻ em) những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, đó là kiến thức về các lĩnh vực: Khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuât, đạo đức, triết học, kinh tế… HĐVHNT còn trang bị cho trẻ em kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất, giao tiếp ứng xử và kinh nghiệm hoạt động trên các lĩnh vực của cuộc sống của xã hội loài người [9, tr.10]

lô-Cơ sở HĐVHNT của con người là khát vọng vươn tới và khẳng định: Chân - Thiện - Mĩ trong đời sống của nhân loại HĐVHNT là họat động tạo ra những giá trị tinh thần nhằm giáo dục con người khát vọng hướng tới Chân - Thiện - Mĩ và khả năng sáng tạo ra Chân - Thiện - Mĩ trong đời sống

Trong lĩnh vực HĐVHNT, chúng tôi nghiên cứu những HĐVHNT trong trường tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tổ chức hoạt động này, nhằm góp phần vào việc phát triển toàn diện nhân cách, thẩm mĩ cho học sinh

Trang 17

1.2 CÁC CHỦ TRƯƠNG ĐƯỜNG LỐI VỚI VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Theo Luật giáo dục năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 điều 27 mục 2 đề ra: "Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những

cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam"

Theo Điểu lệ trường tiểu học năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp

đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; các hoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh [3, tr.14]

Tất cả những hoạt động ngoài giờ lên lớp thường được các trường tổ chức theo một cơ cấu gọi là sinh hoạt các câu lạc bộ Nhà trường có nhiệm vụ: Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường [3, tr.22]

Trang 18

Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

về phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 cũng đã chỉ đạo rất rõ về những HĐVHNT mà nhà trường có nhiệm vụ thực hiện phù hợp với lứa tuổi học sinh và điều kiện cụ thể từng trường Cụ thể như: Ngành Văn hóa, Thể

thao và Du lịch có nhiệm vụ: Xác định, giới thiệu với ngành Giáo dục và Đào tạo các di tích lịch sử, văn hóa tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với nội dung "Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, tuyên truyền giới thiệu các di tích của địa phương với bạn bè, cộng đồng dân cư và khách du lịch" và phù hợp với đối tượng là các trường từ Tiểu học đến Trung học phổ thông… Chỉ đạo các cấp quản lí văn hóa phối hợp với các cấp quản lí giáo dục

ở các tỉnh, thành phố và quận, huyện lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, cách thức tổ chức hoạt động chăm sóc, bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa cho các trường học trên địa bàn

Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo, cần phải phối hợp với các đoàn

thanh niên… góp phần làm cho di tích ngày một hoàn thiện, sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, phát huy các giá trị của các di tích…

Tổ chức các hoạt động dã ngoại cho học sinh nông thôn tới thành phố

và ngược lại, tổ chức trại hè thiếu nhi các cấp

Ngoài ra, một số vấn đề liên quan đến tổ chức HĐVHNT trong nhà trường cũng được chỉ thị số 40 này đề cập Đó là :

Trang 19

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức biên tập, giới thiệu các trò chơi dân gian, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian vào trong nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và lứa tuổi học sinh phổ thông

…Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh các trường tổ chức và hướng dẫn cho học sinh các trò chơi dân gian vào các giờ ra chơi, trong các sinh hoạt Đoàn, Đội, các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường, tại các khu di tích, danh lam thắng cảnh một cách hợp lí Phát động, hướng dẫn thanh thiếu nhi làm đồ chơi, nhất là đồ chơi dân gian…

Trên đây là một số quy định và chỉ đạo của Nhà nước đối với các HĐVHNT của trường phổ thông nói chung, trường TH nói riêng

1.3 HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

HĐVHNT trong trường Tiểu học bao gồm cả hoạt động trên lớp (chính khóa) và hoạt động ngoài giờ lên lớp (ngoại khóa) HĐVHNT trong nhà trường phổ thông nói chung, HĐVHNT ở trường tiểu học nói riêng, là hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục nhằm mục tiêu giáo dục nhân cách, trước hết là hình thành văn hóa thẩm mĩ cho học sinh, sau mới góp phần hoàn thiện phẩm chất trí tuệ của các em Vì vậy hoạt động này sử dụng các yếu tố của văn hóa, đặc biệt của nghệ thuật làm phương tiện để hình thành và phát triển nhân cách HS

HĐVHNT trong trường phổ thông khác với HĐVHNT chuyên nghiệp của các cơ quan đoàn thể nghiên cứu, sáng tác và biểu diễn nghệ thuật ở chỗ: HĐVHNT chuyên nghiệp với mục tiêu chủ yếu là sản xuất, bảo quản, phân phối, hưởng thụ giá trị VHNT nói chung với tính chất là một hoạt động nghề nghiệp Trong nhà trường phổ thông, HĐVHNT không nhằm đào tạo các em thành nghệ sĩ chuyên nghiệp mà là hình thành diện mạo thẩm mĩ và phát triển khả năng sáng tạo, tư duy, tính tích cực cho các em qua tất cả mọi hoạt động trong nhà trường [19, tr 9]

Trang 20

Để thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Nhà nước với HĐVHNT trong nhà trường, cũng như giảng dạy nói chung, các nhà trường cần phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học Đây là cơ sở lí luận rất quan trọng không thể bỏ qua trong đề tài

1.4 ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ HỌC SINH TIỂU HỌC

Tuổi học sinh tiểu học được các nhà tâm lí học [48] coi là lứa tuổi không chỉ bắt đầu tò mò thích tìm hiểu khám phá cuộc sống xung quanh mình

mà còn rất ham tìm hiểu về mọi điều các em được thấy, được nghe, đặc biệt là tuổi rất thích vận động và không thể ngồi yên một chỗ Các em phải được hoạt động, được vui chơi, được thể hiện bản thân trên góc độ của những đứa trẻ mà điều gì cũng muốn biết Nhu cầu giao lưu của lứa tuổi tiểu học này không rộng lớn, ngoài cha mẹ, anh chị em, họ hàng thì chỉ có bạn bè và thầy

cô trong lớp, nhiều khi các em còn ngại giao tiếp với người lạ (với những em

có tính rụt rè) hay còn không chơi với bạn nào mà chỉ say mê một trò chơi hay việc làm nào đó (với những em bị tự kỉ) Trên lớp học, các em chơi với nhau theo nhóm, theo bàn, hay theo tổ, cùng sinh hoạt trong CLB, nhà văn hóa… đặc biệt là với bạn ngồi cùng bàn với mình Các em nhiều khi không dám sẵn sàng tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường hay của lớp, thậm chí của chính gia đình, phần do rụt rè, phần do gia đình cản trở vì nghĩ con mình còn quá nhỏ hay không đủ khả năng tham gia, hay vì bận học thêm ngoài giờ không có thời gian… của các bậc cha mẹ Các em như những trang giấy trắng mà ta có thể vẽ màu gì lên thì nó ra màu đó Do vậy, các em dễ có những biểu hiện lầm lẫn giữa cái xấu và cái đẹp trong việc tiếp nhận những giá trị cuộc sống, thẩm mĩ, trong các mối quan hệ xã hội… Đôi khi, do muốn được thể hiện mình với các bạn, với mọi người, các em có thể có những cách cư xử cực đoan hay ta gọi là cá biệt Đa

số các em ưa hoạt động, thích bắt chước và thích tham gia bất kì trò chơi hay phong trào nào của trường, của lớp

Trang 21

Xét theo cụ thể từng lứa tuổi từ lớp 1 đến lớp 5, thì tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 1 và lớp 2, lớp 3 nhìn chung rất hiếu động, ham chơi hơn ham học Ý chí của các em chưa phát triển, nếu việc tổ chức học tập cho các em chỉ dừng lại, tuân theo những nguyên tắc dạy học truyền thống, áp đặt và trừng phạt, không biết tạo ra sự hấp dẫn sinh động, sự luân phiên hoạt động trong mỗi tiết học… sẽ làm thui chột động cơ học tập của các em Nhìn chung các em lứa tuổi này rất yêu quý giáo viên Mỗi lời nói của thấy, cô giáo đưa ra đều được các em coi là mệnh lệnh "thiêng liêng", phải thực hiện bằng được, bất kể trong trường hợp nào

Đối với học sinh lớp 4, 5, đặc biệt là cuối cấp tiểu học, sự phát triển chung nhiều mặt của nhân cách, trong đó đặc biệt là sự phát triển về thể chất ngôn ngữ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp với những người xung quanh Các em đã có thể mở rộng không gian và thời gian giao tiếp Các em

có thể tự đi đến trường, tự đi chơi hay tham gia mọi hoạt động chung mà không cần có sự giám sát, giúp đỡ của bố mẹ và người lớn như khi còn lớp 1 lớp 2 Đây cũng là giai đoạn "quá độ" từ tuổi nhi đồng sang tuổi thiếu niên,

đã tạo ra manh nha của sự chuyển hướng hoạt động chủ đạo ở một số em phát triển sớm

Cùng với sự phát triển theo lứa tuổi, bản chất của nhu cầu giao tiếp ở trẻ như là xu hướng tự nhận thức và tự đánh giá là không thay đổi Những hoạt động của trẻ phong phú và đa dạng hơn, ngoài học tập, vui chơi, các em còn tham gia vào các hoạt động khác nữa như là hoạt động lao động, hoạt động xã hội, công ích… Những vấn đề trẻ cần nhận thức, khám phá trở nên nhiều hơn, nhu cầu đánh giá, tự đánh giá và cùng trải nghiệm cũng trở nên mạnh mẽ hơn Vì thế nhu cầu giao tiếp của các em phát triển, lại thúc đẩy các

em tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể, vào các mối quan hệ giao tiếp mới là điều tất yếu Ngoài các đối tượng mà HS tiểu học thường xuyên giao

Trang 22

tiếp như cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thì giáo viên là những người gần gũi với các em về quan hệ thân thiết, về không gian và thời gian, nhất là ngày nay nhu cầu gửi con học ngày hai buổi ở trường của các bậc cha mẹ càng nhiều, nên những cử chỉ, hành vi, lời nói hay sự quan tâm dạy dỗ chỉ bảo của giáo viên là rất quan trọng với các em

Ở lứa tuổi TH, quá trình tiếp nhận nghệ thuật có những đặc điểm riêng

“Tiếp nhận nghệ thuật” theo PM Yakobso [17] có thể được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, đó là những động thái khác nhau của tư duy nhằm lí giải những thuộc tính của đối tượng, tìm kiếm và xác định hệ thống các mối liên hệ, sự tương quan khác nhau ở khách thể lĩnh hội trong quá trình tiếp thụ đối tượng với thời gian tương đối dài Theo nghĩa hẹp có thể hiểu đó là những hoạt động tiếp nhận (cảm thụ) thông qua giác quan của con người Theo nghĩa này, hành động tiếp nhận diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (còn gọi là tiếp nhận tức thì) Trong luận văn chúng tôi đề cập tới khái niệm tiếp nhận nghệ thuật theo nghĩa hẹp

Ở độ tuổi tiểu học, sự tiếp nhận mang tính trực tiếp - “trực giác thực tiễn” [17] Sự lựa chọn, tiếp nhận, đánh giá thẩm mĩ của trẻ em vẫn còn nặng

về tính hấp dẫn đẹp hay xấu Các em thích vẽ tranh, hát múa nhiều hơn là thưởng thức sản phẩn nghệ thuật của người khác Vì lẽ đó, để xây dựng biện pháp tổ chức HĐVHNT phù hợp với tư duy của học sinh TH, cần phải quan tâm đến các yêu cầu về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức HĐVHNT sao cho phù hợp với nhu cầu, hứng thú, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp nhận nghệ thuật ở tuổi TH

Vì vậy, ngoài những giờ học chính khóa, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp cho trẻ em là nhu cầu thiết yếu, rất quan trọng không thể thiếu được, nhất là với lứa tuổi hiếu động của học sinh tiểu học

Trang 23

1.5 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5.1 Ở nước ngoài

Trong nhiều tài liệu nước ngoài, vấn đề hoạt động văn hóa nghệ thuật cho trẻ em nói chung được quan tâm từ rất lâu, mục đích không ngoài phát huy hết mọi khả năng tích cực sáng tạo chủ động cho trẻ em, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật Theo như đề tài của TS Ngô Tú Hiền tìm hiểu mục tiêu của nhà sư phạm âm nhạc nổi tiếng người Nga, Kabalepxki [19, tr.9], đó là giờ học mà tất cả trẻ em đều cần phải, đều được đắm mình vào âm nhạc, được nếm trải khoái cảm của âm nhạc Kabalepxki đề ra cho mình nhiệm vụ “gây hứng thú, làm cho các em học sinh say mê âm nhạc như là một nghệ thuật sống” Ông xem mức độ hứng thú phụ thuộc vào mức độ hoạt tính tinh thần của các em học sinh

Do đó, vấn đề ở chỗ là cần phải tìm ra một cái gì đó, có thể cho phép thậm chí cả một cậu bé bảy tuổi cũng “nghe” âm nhạc một cách tích cực Giờ học theo phương pháp của Kabalepxki đã chứng minh một ý tưởng rằng: cần phải tạo ra một cái gì đó mới mẻ, đặc biệt, sao cho 40 em nhỏ tự bộc lộ bản thân mình Như vậy, con đường quan trọng nhất mà giáo viên cần và có thể giúp cho học sinh tự tìm hiểu và thể hiện mình trong giờ học nghệ thuật chính

là việc tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm thông qua ngôn ngữ đặc thù của nghệ thuật - đó chính là cái mà nhạc sĩ Kabalepxki gọi đó là “vấn đề cơ bản của bài học âm nhạc” - cái làm nên mấu chốt đặc thù của phương pháp giáo dục nghệ thuật

Cùng với việc nghiên cứu trên mỗi loại hình nghệ thuật cụ thể, nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới HĐVHNT tổng hợp cho trẻ em Đó là HĐVHNT trong đó áp dụng tổng hợp các loại hình nghệ thuật để giải quyết một vấn đề, một chủ đề cụ thể Nghiên cứu này dựa trên quan điểm tích hợp

Trang 24

các loại hình nghệ thuật, coi đó là cần thiết đối với HĐVHNT của học sinh trong nhiều hình thức khác nhau của nó (như CLB của những người hâm mộ nghệ thuật, phòng truyền thống của trường, các cuộc thi và triển lãm, CLB âm nhạc, mỹ thuật, múa, nhạc cụ, các tổ lớp học nghệ thuật đa dạng…) Kết quả nghiên cứu khẳng định sự tích hợp các loại hình nghệ thuật khác nhau trong HĐVHNT sẽ giúp cho học sinh thể hiện bản thân và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của các em

Ở Nhật Bản, chương trình giáo dục trong nhà trường được chia làm 3 lĩnh vực chính: các môn văn hóa, giáo dục đạo đức và các hoạt động đặc biệt [17] Trong luận văn, chúng tôi chỉ quan tâm đến ảnh hưởng tích cực của các hoạt động đặc biệt [21, tr.128] đến học sinh, hoạt động này được coi trọng ngang bằng với các hoạt động trên lớp Hoạt động đặc biệt với hai hình thức:

thứ nhất, hoạt động CLB Đây là hoạt động bắt buộc nhưng được phép tự chọn theo những loại hình văn hóa nghệ thuật mà cá nhân ưa thích Thứ hai là

hoạt động tập thể (gồm các hoạt động nghi lễ, HĐNT tập thể, thể dục - thể thao, cắm trại, tham quan…) Những hoạt động này góp phần cải tiến hình thức học tập thụ động và thiên về thành tích giáo khoa, coi trọng văn bằng và điểm số Ưu thế của các hoạt động này là giúp trẻ hình thành nhân cách mạnh

mẽ, có tâm hồn phong phú Hoạt động được tổ chức trên cơ sở tập trung những học sinh ở các lớp khác nhau có cùng một sở thích, tự quản lí tập luyện, giải trí, cùng trao đổi và xây dựng chương trình biểu diễn hoặc các cuộc thi đấu Những nghiên cứu về HĐVHNT ở nhà trường Nhật Bản luôn nhấn mạnh tới quá trình tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để thưởng thức nghệ thuật, động viên và khuyến khích các HĐVHNT của học sinh, thúc đẩy các hoạt động gia tăng tài sản văn hóa, khuyến khích sáng tác và phổ biến nghệ thuật, và đặc biệt, chú trọng giới thiệu tài sản văn hóa dành cho thiến niên, nhi đồng trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng

Trang 25

Vào những năm 90 của thế kỉ XX, những hoạt động giáo dục cơ bản của UNESCO đề cao về giáo dục lòng khoan dung, về văn hóa hòa bình, về bảo vệ di sản văn hóa Trong những nghiên cứu của UNESCO, giáo dục bằng phương tiện nghệ thuật được coi là phương tiện hữu hiệu trong việc truyền đạt các thông điệp tới “trái tim” con người [49, tr.24] Trong lĩnh vực này, UNESCO đã giới thiệu hai dạng hoạt động cụ thể sau:

- Thứ nhất, hoạt động nhằm nâng cao nhận thức Hoạt động này bao

gồm: việc xuất bản sách báo, tạp chí, sách hướng dẫn; công tác tuyên truyền,

tổ chức các cuộc thi quốc tế, mở diễn đàn UNESCO…

- Thứ hai, hoạt động nhằm làm phong phú kinh nghiệm xúc cảm của các

em Các hoạt động này được triển khai thông qua: các cuộc thi, trình diễn nghệ thuật, các cuộc lễ hội, các cuộc triển lãm, tham quan… tại tất cả các khu vực khác nhau trên thế giới Với tư tưởng chủ đạo là phát huy tính tích cực của trẻ em, do đó quá trình tổ chức hoạt động phải làm sao cho các em có dịp được trải nghiệm, được tranh luận, được bày tỏ các nhu cầu, nỗi lo lắng và hy vọng cũng như nhận thức và đưa ra kế hoạch hành động của mình

Tư tưởng trên đây được nêu lại trong hội thảo của UNESCO khu vực (được tổ chức tại Sukhothai, Thailand từ ngày 13 -15 tháng 2 năm 2000) để giới thiệu bộ tài liệu giáo dục về bảo vệ di sản thế giới Bộ tài liệu đã đưa ra những gợi ý cụ thể trong việc tổ chức hoạt động giúp cho sự hình thành và phát triển nhân cách, phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình tiếp nhận, sáng tạo giá trị nghệ thuật Các hình thức hoạt động cụ thể được chia như sau:

i Các hình thức cụ thể đối với quá trình tiếp nhận giá trị nghệ thuật là:

tổ chức thảo luận, nghiên cứu;

Trang 26

ii Các hình thức cụ thể đối với quá trình trải nghiệm và sáng tạo giá trị nghệ thuật là: tổ chức luyện tập, xem tranh ảnh, phim đèn chiếu, tham quan, trò chơi sắm vai

Tóm lại những tài liệu nước ngoài còn rất hạn hẹp mà tôi tham khảo, đề cập đến các hoạt động giáo dục nói chung, HĐVHNT nói riêng, đều được tổ chức sao cho tạo điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ em phát huy hết khả năng chủ động sáng tạo của chủ thể

1.5.2 Ở Việt Nam

Phương pháp tổ chức HĐVHNT cũng đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu ở Việt nam Tuy nhiên, mỗi góc độ khác nhau mà mỗi nhà nghiên cứu có cách nhìn khác nhau Đối với sinh viên trường đại học, đã

có những nghiên cứu về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên [25, tr.14] Đối với học sinh phổ thông, vấn đề tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh được trình bày nhiều trên các tài liệu nghiên cứu ở lĩnh vực chung như: tích cực hóa các hoạt động của học sinh trong quá trình dạy học [35], [36]; trên các lĩnh vực cụ thể như: Phát huy tính tích cực của học sinh khi làm việc với sách giáo khoa [41] nói chung, hoặc sách giáo khoa của một bộ môn – sách giáo khoa Tiếng Việt [40] Nhiều tài liệu đề cập tới việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong việc cải tiến phương pháp tổ chức các môn học cụ thể như: trong bài tập lịch sử [45], trong cách dạy môn sinh vật [24], toán học [8]

Nhiều nhà nghiên cứu có tiếng trong ngành Âm nhạc cũng như Mĩ thuật đã đi sâu tìm hiểu, biên soạn những chương trình nghệ thuật sao cho phù hợp với học sinh từ lớp Một đến lớp Tám, những nhạc sĩ Phan Trần Bảng, Hoàng Long, Hoàng Lân, Lê Minh Châu, Lê Đức Sang, họa sĩ Nguyễn Quốc Toản… với những giáo trình cho giáo viên và học sinh như Tập bài hát lớp 1,

Trang 27

2, 3, Âm nhạc lớp 4, 5 Tập vẽ lớp 1, 2, 3, Mĩ thuật lớp 4, 5, phần Âm nhạc do nhạc sĩ Hoàng Long chủ biên, phần Mĩ thuật do họa sĩ Nguyễn Quốc Toản chủ biên, được đưa vào nội dung học trong giờ lên lớp Những giáo trình cho

giáo viên tham khảo thêm như cuốn Hướng dẫn trò chơi Âm nhạc Tiểu học,

của nhạc sĩ Lê Đức Sang (2004), do Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội xuất bản năm 2006, viết về các trò chơi khi tổ chức dạy âm nhạc cho học sinh tiểu học

Hỏi đáp về dạy học Âm nhạc ở các lớp 1, 2, 3 do nhạc sĩ Hoàng Long (chủ

biên) (2004), Nxb Giáo dục, Hà Nội phát hành, trả lời những thắc mắc trong

khi dạy âm nhạc cho học sinh lớp 1, 2, 3 của giáo viên bộ môn này Mĩ thuật

4 Mĩ thuật 5, Sách giáo viên, do họa sĩ Nguyễn Quốc Toản (chủ biên) (2005),

Nxb Giáo dục, Hà Nội phát hành hướng dẫn cho giáo viên cách lên lớp dạy

mĩ thuật cho học sinh lớp 4, 5 Âm nhạc 4 Âm nhạc 5, Sách giáo viên Nxb

Giáo dục, Hà Nội phát hành do nhạc sĩ Hoàng Long (chủ biên) (2005) và

(2007), cùng với cuốn Hỏi đáp về dạy học Âm nhạc lớp 4, 5 (2006) hướng

dẫn cách dạy và trả lời những thắc mắc trong khi dạy âm nhạc cho học sinh lớp 4, 5 của giáo viên bộ môn này Đã có 3 luận văn Thạc sĩ đề cập đến lĩnh vực gần với đề tài, đó là luận văn thạc sĩ khoa học văn hóa học của Thạc sĩ

Trần Hướng Dương: "Tổ chức hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí cho trẻ em trong các nhà thiếu nhi ở thủ đô Hà Nội hiện nay" (2006); Luận văn đưa ra

những giải pháp tổ chức vui chơi cho trẻ em ở các nhà thiếu nhi thủ đô Luận

văn của Ths.Trần Thị Thu Nhung: "Tổ chức hoạt động văn hóa cho thanh niên quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội" (2006); Luận văn đề cập đến cách

tổ chức các hoạt động cho thanh niên trong một quận nội thành Hà Nội Luận

văn của Ths Hồ Văn Đắc: "Tổ chức hoạt động giải trí cho thanh niên thành phố Đà Nẵng" (2008), đề cập đến những hoạt động giải trí vui chơi cho thanh

niên ở thành phố Đà Nẵng Luận án tiến sĩ Giáo dục học của TS Ngô Tú

Hiền: "Biện pháp phát huy tính tích cực thẩm mĩ của học sinh trong hoạt

Trang 28

động văn hóa nghệ thuật ở trường trung học cơ sở" (2003) Luận án đề cập

đến vấn đề thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong nhà trường trung học, nhằm phát huy tính tích cực thẩm mĩ cho học sinh trung học cơ sở, hướng các em thành những con người có tính thẩm mĩ cao, hoàn thiện tới chân thiện mĩ

HĐVHNT là một trong những phương tiện hữu hiệu để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh Vì vậy chúng tôi cho rằng nghiên cứu việc tổ chức HĐVHNT trong nhà trường tiểu học là một yêu cầu cần thiết hiện nay Những nghiên cứu trên là tiền đề lí luận hết sức quan trọng định hướng cho tôi tiếp tục học tập, nghiên cứu và đề xuất biện pháp tổ chức HĐVHNT trong các nhà trường tiểu học đối với những điều kiện cụ thể của địa phương

Dựa trên góc độ tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học, trên những loại hình hoạt động VHNT trong trường tiểu học hiện nay và trên những mục tiêu đã đề

ra của các cấp lãnh đạo ngành Văn hóa, Giáo dục, trên đây đã xem xét tiền đề

lí luận để cải tiến việc tổ chức HĐVHNT trong trường tiểu học quận Hai Bà Trưng hiện nay

Dưới đây phân tích thực trạng của HĐVHNT ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu, đề xuất biện pháp tổ chức HĐVHNT phù hợp với tuổi học sinh tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trang 29

CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG

TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

2.1 ĐÔI NÉT VỀ QUẬN HAI BÀ TRƯNG VÀ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

2.1.1 Đôi nét về quận Hai Bà Trưng

2.1.1.1 Lịch sử hình thành

Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội, là địa bàn có vinh dự được mang tên hai vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: Trưng Trắc và Trưng Nhị

Quận Hai Bà Trưng phía Đông giáp sông Hồng, qua bờ sông là quận Long Biên; phía Tây giáp quận Đống Đa và một phần nhỏ giáp quận Thanh Xuân; phía Nam giáp quận Hoàng Mai; phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm Diện tích tự nhiên: 9,62km² Dân số: Gần 400.000 người (năm 2010)

Trước đây, vùng đất Hai Bà Trưng thuộc các tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là Thanh Nhàn), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên), Tiền Nghiêm (sau đổi

là Vĩnh Xương) thuộc huyện Thọ Xương cũ; một số xã của huyện Thanh Trì, thuộc trấn Sơn Nam Thượng Từ năm 1954-1961, vùng đất Hai Bà Trưng gồm các khu phố mang tên Bạch Mai, Hai Bà, Hàng Cỏ và một phần đất thuộc ngoại thành Hà Nội

Từ năm 1961-1981, gọi là khu Hai Bà (sau gọi là khu Hai Bà Trưng) Tháng 6/1981, khu Hai Bà Trưng chính thức gọi là quận Hai Bà Trưng gồm

22 phường Ngày 2/6/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số HĐBT, thành lập phường Mai Động thuộc quận Hai Bà Trưng trên cơ sở điều chỉnh diện tích và nhân khẩu của thôn Mai Động và xóm Mơ Táo của xã

Trang 30

173-Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trưng có 23 phường

Ngày 14/3/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số HĐBT, thành lập thêm phường Tân Mai trên cơ sở tách từ phường Giáp Bát Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trưng có 24 phường

42-Tháng 10/1990, xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì được sáp nhập vào quận Hai Bà Trưng và đổi thành phường Hoàng Văn Thụ Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trưng có 25 phường

Ngày 6/11/2003, Chính phủ ra Nghị định số 132/2003/NĐ-CP, điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trưng còn 20 phường

Trụ sở UBND quận: số 32 phố Lê Đại Hành

2.1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

- Về kinh tế: Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có nhiều nhà máy, xí

nghiệp của Trung ương và Hà Nội như: Dệt Kim Đồng Xuân; cảng Hà Nội; cụm công nghiệp Minh Khai - Vĩnh Tuy với hàng chục xí nghiệp nhà máy, chủ yếu thuộc các ngành dệt, cơ khí, chế biến thực phẩm

Kinh tế nhiều thành phần trên địa bàn quận phát triển nhanh Hiện trên địa bàn quận có hơn 3.300 doanh nghiệp, trong đó 70% là thương mại, dịch

vụ, còn lại là hoạt động công nghiệp Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 14,5%; doanh thu thương mại, du lịch, dịch vụ tăng 15%; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận đạt 933,841 tỷ đồng

- Về công tác xã hội: Hơn 5 năm qua quận đã hỗ trợ sửa chữa và xây

dựng 167 nhà đại đoàn kết, hỗ trợ cho 1.201 hộ gia đình thoát nghèo, trên 33.000 lao động được giới thiệu việc làm Đến nay, số hộ nghèo trong toàn quận còn 1.022 hộ (chiếm 1,35%)

Trang 31

Công tác y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình; công tác giáo dục đào tạo; công tác thông tin tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao tiếp tục giữ vững và đạt kết quả tốt trong nhiều năm qua

2.1.1.3 Danh lam thắng cảnh và di tích nổi tiếng

Quận Hai Bà Trưng có 91 di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng (đã có

33 di tích đã được xếp hạng) Trong đó có những di tích nổi tiếng như: Chùa Hương Tuyết, Chùa Liên Phái, Chùa Thiền Quang - Quang Hoa - Pháp Hoa, Đền Hai Bà Trưng, Đình Tương Mai, Di tích cách mạng 152 Bạch Mai, Khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ, Khu tưởng niệm nạn đói năm 1945, Di tích lịch sử cách mạng kháng chiến 18 Nguyễn Du

Quận Hai Bà Trưng có hai công viên lớn là Công viên Thống Nhất và Công viên Tuổi trẻ Trong những năm tới các công viên này sẽ được cải tạo theo hướng hiện đại và đa dạng các hoạt động, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho dân cư trên địa bàn quận và thu hút khách du lịch ở các nơi khác

Là cửa ngõ phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa nên quận Hai Bà Trưng vẫn còn dấu tích của ba cửa ô là ô Đồng Lầm, còn gọi là ô Kim Liên ở chỗ ngã tư đường Kim Liên - Đại Cồ Việt; ô Cầu Dền, còn gọi là ô Thịnh Yên

ở cuối phố Huế giáp phố Bạch Mai; ô Đống Mác tức là ô Lương Yên, ở ngã

ba Lò Đúc-Trần Khát Chân

*Di tích đền thờ Hai Bà Trưng

Đền thờ Hai Bà Trưng, còn gọi là Đền Đồng Nhân vốn dựng từ năm

1160 đời vua Lý Anh Tông ở phường Bố Cái, tức là bãi Đồng Nhân, bên bờ sông Hồng Năm 1819, vì bãi bị lở, dân dời đền vào khu vực trường Giảng Võ

cũ của thời Lê, thuộc đất thôn Hương Viên, tổng Thanh Nhàn huyện Thọ Xương Tương truyền sau khi Hai Bà Trưng tử tiết ở sông Hát đã hóa thành

Trang 32

tượng đá, trôi đến Thăng Long thì rẽ nước nhô lên Nhân dân xã Đồng Nhân đưa về lập đền thờ Hàng năm mở hội đền vào ngày 6 tháng 2 âm lịch để ghi nhớ ngày đón tượng từ sông lên Lễ hội có rước kiệu Hai Bà và múa đèn

Trước mặt đền có hồ bán nguyệt, đường vào qua bốn cột trụ gạch đồ

sộ, cây cối sum suê, bên trái là khoảnh sân rộng, dưới bóng đa cổ thụ có tấm bia đá đặt trên lưng rùa Văn bia do Dương Duy Thanh (1804-1861), đốc học

Hà Nội, soạn năm 1848 Ngôi đền trước kia thuộc làng Đồng Nhân, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, nay ở 12 phố Hương Viên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Sự ra đời của ngôi đền đã từng được kể, được ghi lại: …“Vào đời Lý Anh Tông, niên hiệu Đại Đinh 3 (1142), có pho tượng đá nổi trên dòng Nhị

Hà, tỏa sáng cả một đoạn sông, thuyền bè không dám đến gần Vua Anh Tông biết chuyện bèn sai người ra đón rước nhưng không được Theo ý các bô lão, người ta lấy vải đỏ, làm lễ, buộc vào tượng rồi rước vào: một pho tượng cao lớn, đầu đội mũ trụ, thân mặc áo giáp, hai tay chỉ lên trời, một chân quỳ, một chân ngã ra " và ngôi đền được dựng ở bãi Đồng Nhân, trên bờ sông Hồng vào năm Đại Đinh 3 (1142) đời Lý Anh Tông Do ở vùng đất bãi sông luôn bị xói lở, nên dân làng Đồng Nhân đã phải dời ngôi đền tới khu Võ Sở cũ của triều Lê ở thôn Hương Viên (tức địa điểm hiện nay) vào năm Gia Long 18 (1819) Đền Hai Bà còn được gọi theo tên địa danh là đền Đồng Nhân Đền là trung tâm của quần thể di tích với đình thờ Thành hoàng làng và chùa thờ Phật Đền kiến trúc theo kiểu "nội Công ngoại Quốc", gồm tiền tế, đại bái và hậu cung Tiền tế 7 gian Trong tiền tế được bày 2 voi gỗ sơn đen, ngà của voi

là ngà thật Đây là 2 voi tượng trưng cho voi của Hai Bà cầm quân ra trận Bên cạnh đó là các bức hoành phi, câu đối ca ngợi sự nghiệp cùng công đức của Hai Bà Tòa bái đường được đặt ngai thờ và 1 tấm khảm thể hiện hình ảnh Hai Bà cưỡi voi đánh giặc Bên cạnh đó có nhang án, hoành phi, câu đối Trong hậu cung đặt tượng Hai Bà cùng 6 tượng nữ tướng dàn hai bên, trong

Trang 33

đó là các tướng Lê Chân, Hòa Hoàng, Thiên Nga, Nguyễn Đào Nương, Phùng Thị Chính và Bát nạn Công chúa Phạm Thị Côn Hai Bà và các tướng lĩnh được thờ như nhiều nơi trên đất nước như ở đền thờ Hai Bà ở Hát Môn (huyện Phúc Thọ), ở Phụng Công (Hưng Yên), ở Mê Linh (huyện Mê Linh)

và có tới hơn bốn trăm nơi thờ các vị tướng của Hai Bà Hàng năm đền tổ chức ngày hội chính vào mồng 6 tháng 2 âm lịch Cứ đến ngày mồng 5 tháng

2, dân làng Phụng Công (Văn Giang, HưngYên), nơi cùng thờ Hai Bà sang đền Đồng Nhân, cùng người dân Đồng Nhân rước lễ, lấy nước giữa dòng sông về tắm tượng Lễ hội ở đền Đồng Nhân cũng như các di tích khác đều nhằm tưởng niệm những anh hùng dân tộc, những người có công với nước với dân Qua lễ hội biểu hiện rõ tình cảm "uống nước nhớ nguồn” tâm linh người Việt Đền đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa

Những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trên địa bàn quận Hai Bà Trưng được các nhà trường kết hợp trong mỗi giờ học lịch sử với thực tiễn trên địa bàn mỗi phường theo chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo về phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" giai đoạn 2008 – 2013, giúp học sinh tìm hiểu lịch sử

địa phương và chăm sóc di tích phù hợp điều kiện từng trường

2.1.2 Các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng

Theo số liệu thống kê của Phòng Giáo dục quận Hai Bà Trưng năm học

2010, toàn quận có 19 trường tiểu học công lập và 3 trường tiểu học dân lập, tổng cộng là 22 trường với tổng số HS gần 17.000 em Trước đây có đủ 20 trường TH quốc lập tương ứng với 20 phường trong quận, nhưng 5 năm nay, UBND quận Hai Bà Trưng đã quyết định giải thể trường TH Vân Hồ vì lí do trường còn quá ít học sinh, sát nhập trường này vào với TH Tây Sơn nên chỉ còn 19 trường 3 trường TH dân lập là: Dân lập Nguyễn Khuyến, Dân lập Tô Hiến Thành và Dân lập Victoria

Trang 34

Những trường có từ 28 phòng học trở lên được tính là trường loại I Trường có từ 27 phòng học trở xuống được tính loại 2, mặc dù số học sinh vài trường đông không kém trường loại I, nhưng do địa điểm và không gian chật hẹp không đủ cho số 28 phòng học theo chuẩn chung của tiểu học Các trường loại III có số phòng học dưới 15 lớp

Số học sinh của các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng và phân loại trường theo bảng thống kê dưới đây:

III III III III III III

Trang 35

Mặc dù cơ sở vật chất rất đầy đủ và đội ngũ giáo viên đều đạt trên chuẩn GV tiểu học (chuẩn GV tiểu học là trung cấp sư phạm) và đều có giáo viên dạy giỏi cấp thành phố nhưng cả 3 trường đạt chuẩn cấp Quốc gia đều có

số học sinh rất thấp dưới 800 em, thậm chí TH Thanh Lương chỉ có chưa đến

500 học sinh

2.1.2.1 Đặc điểm đội ngũ giáo viên

Về đội ngũ cán bộ chỉ đạo của các nhà trường, 100% đều đạt trình độ đại học Sư phạm và bằng Quản lí giáo dục

Trình độ giáo viên toàn quận đạt trên chuẩn là 100% (chuẩn GV tiểu học là trung cấp sư phạm); trong đó, trình độ Đại học sư phạm chiếm 66.67%, trình độ cao đẳng 25%, trình độ thạc sĩ 8.33 % Đã có rất nhiều giáo viên đạt giải cao các kì thi giáo viên dạy giỏi cấp quận và cấp thành phố Hàng năm, quận Hai Bà Trưng đều đạt thành tích cao về giải thưởng thi giáo viên dạy giỏi của Sở Giáo dục và Đào tạo Năm học này, quận còn được chọn tiết mục đơn ca và múa phụ họa của giáo viên toàn quận đi thi hội diễn văn nghệ toàn quốc tháng 4.2011

2.1.2.2 Cơ sở vật chất các trường

Cơ sở vật chất các nhà trường đều khang trang sạch đẹp, không có trường nào cấp 4, toàn bộ được xây dựng từ 2 tầng đến 4 tầng Trong đó có những trường nổi tiếng thành phố về sạch đẹp và về chất lượng đào tạo tốt, liên tục nhiều năm đạt danh hiệu xuất sắc cấp thành phố như TH Lê Ngọc Hân, TH Lê Văn Tám, TH Tây Sơn, TH Trưng Trắc, TH Tô Hoàng Toàn quận có 3 trường đạt chuẩn cấp Quốc gia, cơ sở vật chất được đầu tư mới hoàn toàn, có đủ các phòng học chuyên biệt, phòng thể thao, nhà ăn, thư viện, phòng đàn, phòng vẽ và lớp học được trang bị đầy đủ máy chiếu, tivi… Đó là trường TH Thanh Lương, TH Lương Yên, TH Vĩnh Tuy Các trường còn lại

Trang 36

tuy không có phòng ăn, phòng chuyên biệt, phòng thể thao nhưng cơ sở vật chất, máy chiếu, máy tính, máy in, đồ dùng dạy học cũng được trang bị khá đầy đủ

Tuy nhiên, một vài trường do không gian chật hẹp mà số học sinh quá đông, không đủ số lớp học 2 buổi cho toàn trường như TH Lê Ngọc Hân, TH

Bà Triệu, TH Trưng Trắc do xây dựng 3 năm nay chưa xong phải đi học nhờ các trường bạn; nhưng các trường đều cố gắng cho học sinh học đủ 2 buổi bằng cách đi thuê điểm lẻ, nhưng được giám sát chặt chẽ bởi Phòng Giáo dục

và Đào tạo, hội cha mẹ học sinh, UBND phường để đảm bảo vệ sinh và không gian an toàn cho học sinh

2.1.2.3 Đặc điểm học sinh các trường

Nhìn chung, học sinh các nhà trường đều có nề nếp học tập tốt Được rèn ý thức và thái độ rất kĩ càng khi trên lớp, bởi các nhà trường đều học 2 buổi /ngày Những trường có số HS dưới 500 em thì hoàn cảnh của các em hầu như khó khăn vì trên 50% số học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, phần do cha mẹ không có việc làm, phần do bố mẹ đi tù hay trại cải tạo, phần

do không có cả bố lẫn mẹ phải ở với ông bà già yếu đã hết sức lao động, phần

do cha mẹ ở quê lên thành phố không có nhà ở ổn định Mỗi trường đều có khoảng 2% đến 5% số học sinh thuộc diện ưu tiên được trợ cấp hoàn toàn kinh phí do quá nghèo

Những trường có số học sinh nghèo nhất quận là: TH Thanh Lương,

TH Lương Yên, TH Trung Hiền, TH Quỳnh Lôi, TH Đồng Tâm, TH Quỳnh Mai, TH Vĩnh Tuy Học sinh trường TH Minh Khai và TH Trung Hiền đa số

là dân tứ xứ không hộ khẩu, không việc làm, tối ngày ngoài đường làm thuê, thậm chí buôn ma túy, đi tù TH Đoàn Kết và TH Ngô Thì Nhậm thì cha mẹ học sinh đa số là buôn bán

Trang 37

Nguyên nhân chủ quan và khách quan trên cũng dẫn đến nhiều hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động trong giờ lên lớp cũng như ngoài giờ lên lớp cho các em HS, dù muốn hay không

2.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

Để hiểu rõ thực trạng HĐVHNT trong các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát tại 10 trường TH thuộc loại I, II, III như sau:

Với trường loại I, chúng tôi điều tra 2/5 trường tại các khu vực dân cư đông Với trường loại II, chúng tôi điều tra 5/8 trường Những trường này có

số học sinh thuộc những khu dân cư đông, buôn bán gần chợ hoặc có trường

xa nội thành Với trường loại III, chúng tôi điều tra 3/6 trường

Đối tượng điều tra tại các trường như sau:

- Học sinh các lớp 3, 4, 5 là người trực tiếp tham gia vào các hoạt động của nhà trường (Vì HS lớp 1, 2 còn quá nhỏ)

- Về giáo viên: Chúng tôi điều tra, phỏng vấn những người trực tiếp tổ chức, hướng dẫn học sinh các HĐVHNT ở trường tiểu học, và những người chịu trách nhiệm quản lí, chỉ đạo, điều hành những công việc này Những đối tượng này gồm: GV chủ nhiệm và GV chuyên biệt dạy âm nhạc, mĩ thuật, thể dục, ngoại ngữ, tin học, tổng phụ trách Đội, Ban Giám hiệu nhà trường và cán

bộ phụ trách môn chuyên biệt của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà

Trưng

Nội dung điều tra gồm những vấn đề sau:

+ Hình thức và thời gian tổ chức các HĐVHNT;

+ Phương pháp tổ chức các HĐVHNT;

Trang 38

+ Điều kiện tổ chức các HĐVHNT;

+ Mức độ quan trọng của các lực lượng tham gia HĐVHNT;

+ Khó khăn, thuận lợi của HĐVHNT trong các trường tiểu học;

+ Biểu hiện của HS khi tham gia HĐVHNT

Phương pháp điều tra được thực hiện bằng các bước sau:

- Quan sát: Cảnh quan môi trường giáo dục, các hình thức HĐVHNT

cụ thể: CLB luyện chữ đẹp, CLB TDTT, CLB tiếng Anh, sinh hoạt dưới cờ, tham quan… qua đó quan sát thái độ tham gia của học sinh, cách hướng dẫn tập luyện của giáo viên, chỉ đạo của Ban Giám hiệu, sự hỗ trợ về mặt cơ sở vật chất, tinh thần; thái độ ủng hộ của các lực lượng xã hội đối với HĐVHNT của các trường

- Phỏng vấn: phỏng vấn đại diện học sinh, giáo viên, Ban Giám hiệu

những nội dung đã trình bày ở trên

- Các phiếu hỏi: các mẫu điều tra theo nội dung trên được thể hiện qua

2 loại phiếu hỏi: phiếu hỏi cho GV và phiếu hỏi cho HS

Phiếu hỏi đối với giáo viên theo 2 chủ điểm sau: 1) Tình hình của HĐVHNT trong các trường TH quận Hai Bà Trưng hiện nay; 2) Thuận lợi và khó khăn trong HĐVHNT (Phụ lục 2)

Phiếu hỏi cho HS theo 2 nội dung sau: 1) Thái độ tự nguyện hay bắt buộc khi tham gia HĐVHNT của học sinh; 2) Hứng thú của HS đối với HĐVHNT (Phụ lục 1)

Dựa vào kết quả từ các phiếu hỏi theo những chủ điểm nói trên, chúng tôi tiến hành phân tích mối liên quan giữa các số liệu kết hợp với những quan sát, phỏng vấn và các tư liệu cụ thể để thấy thực trạng của HĐVHNT hiện

Trang 39

nay, trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐVHNT của các trường

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

Sau khi tiến hành khảo sát, có thể phác họa tình hình HĐVHNT trường

TH quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong 3 năm gần đây như sau:

2.3.1 Các hình thức và thời điểm tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật

Theo sự thống kê của chúng tôi, HĐVHNT trong trường tiểu học quận Hai Bà Trưng có những hình thức cụ thể là: các câu lạc bộ; tham quan, dã ngoại; các cuộc thi bộ môn; biểu diễn văn hóa nghệ thuật và TDTT; sinh hoạt tập thể

2.3.1.1 Các câu lạc bộ

Theo kết quả điều tra, CLB của các trường TH quận Hai Bà Trưng gồm có: CLB đàn; CLB hát, CLB khiêu vũ thể thao; CLB toán; CLB tin học; CLB tiếng Anh; CLB TDTT; CLB mĩ thuật; CLB chữ đẹp (Phụ lục 3) Tình hình

tổ chức hoạt động CLB ở các trường TH quận HBT được phản ánh cụ thể trong Bảng 1 (dấu x là có)

Dựa trên Bảng 1, chúng tôi thấy các hình thức CLB như sau:

Trường TH Trưng Trắc, TH Vĩnh Tuy, TH Bà Triệu có 2 loại hình CLB Các trường còn lại đều có từ 4 CLB trở lên Thời gian để chọn lựa và bồi dưỡng học sinh thi chữ đẹp của các trường vào cuối học kì 1, tháng 12 hay tháng 1 tùy từng trường, vì thường là tháng 3 sẽ có cuộc thi cấp Quận

CLB toán, CLB chữ đẹp, CLB TDTT hầu như trường nào cũng có CLB đàn, CLB mĩ thuật chỉ có 2/10 trường có CLB khiêu vũ thể thao 4/10 trường có CLB tiếng Anh 3/10 trường có CLB tin học 5/10 trường có Riêng

Trang 40

CLB hát và CLB kĩ năng sống thì chỉ duy nhất trường TH Ngô Thì Nhậm có

CLB võ, CLB cờ vua, CLB khiêu vũ thể thao, CLB tiếng Việt chỉ có ở trường

TH Ngô Thì Nhậm là tổ chức được thường xuyên, liên tục sau buổi học

chiều, mỗi buổi học một môn Riêng CLB luyện chữ đẹp của trường TH Ngô

Kĩ năng sống

Chữ đẹp

CLB bóng đá và CLB tin học ở trường TH Lương Yên tổ chức sau giờ

học chiều, tuần 2 buổi Hình thức này các trường thường bồi dưỡng học sinh

vào buổi học thứ 2 trong ngày như TH Thanh Lương, TH Trưng Trắc, TH

Ngày đăng: 06/06/2021, 04:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w