Năm học 20182019 là năm thứ ba Tỉnh Hải Dương tiếp tục tổ chức triển khai dạy Tiếng Việt lớp 1 theo Chương trình Công nghệ giáo dục. Kết quả qua 2 năm thực hiện áp dụng dạy đại trà tương đối khả quan: Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt môn Tiếng Việt tăng, học sinh chưa hoàn thành môn Tiếng Việt giảm dần. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách vững chắc, nắm vững cấu tạo ngữ âm tiếng Việt, nắm chắc luật chính tả, đọc thông, viết thạo…Bên cạnh đó vẫn còn học sinh phát âm sai, tốc độ đọc còn chậm so với quy định và viết chưa chính xác về độ cao con chữ, chưa nắm vững luật chính tả,...Một số cán giáo viên chưa hiểu thấu đáo về Chương trình TV1CNGD, chưa thực hiện tốt công tác giảng dạy. Để giúp việc thực hiện dạy Tiếng Việt theo chương trình CNGD được tốt hơn tôi đã đưa ra sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo Chương trình Công nghệ giáo dục”. Sáng kiến này được áp dụng lần đầu tại lớp 1 tôi chủ nhiệm năm học 20172018. Điều kiện để có thể áp dụng sáng kiến là khối lớp 1 thuộc đơn vị trường Tiểu học đang thực hiện dạy Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình CNGD. Sáng kiến đã làm rõ cơ sở lí luận của chương trình TV1CNGD và những điểm mới của chương trình này so với chương trình cải cách năm 2000. Đồng thời cũng chỉ ra thực trạng việc áp dụng giảng dạy và hiệu quả dạy học trong hai năm đầu thực hiện. Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn đã nghiên cứu, sáng kiến đã đưa ra 6 giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy Tiếng Việt 1 theo chương trình CNGD: 1. Chuẩn bị đội ngũ giáo viên 2. Xây dựng môi trường học tập thân thiện 3.Thực hiện dạy học phân hóa 4. Tăng cường tổ chức hội thảo, giao lưu về dạy học TV1CNGD 5. Xây dựng nề nếp học sinh 6. Tăng cường sự hợp tác của cha mẹ học sinh Qua thực tế áp dụng sáng kiến tại một lớp trong năm học 20172018 và thăm dò lấy ý kiến của các giáo viên trực tiếp giảng dạy cho thấy sáng kiến đã giúp cho chất lượng học Tiếng Việt của học sinh nâng cao hơn và tính khả thi của các biện pháp trên là tương đối cao.
Trang 1UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH
CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
BỘ MÔN: TIẾNG VIỆT
Năm học 2018-2019
Trang 2THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt 1 theo chương trình Công nghệ giáo dục
2 Bộ môn (lĩnh vực) áp dụng sáng kiến: Tiếng Việt 1
3 Tác giả:
Họ và tên: Lê Thị Thúy Mong Nữ
Ngày tháng/năm sinh: 10/10/1989
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Điện thoại: 0383417571
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học cẩm Phúc
Địa chỉ: Xã Xẩm Phúc, Huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 0220 3546521
5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Lớp 1C- Trường Tiểu học Cẩm Phúc
6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Khối lớp 1 - Đơn vị trường Tiểu học đang thực hiện giảng dạy Tiếng Việt theo chương trình CNGD
7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2017- 2018
TÁC GIẢ
Lê Thị Thúy Mong
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT
Trang 4
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Năm học 2018-2019 là năm thứ ba Tỉnh Hải Dương tiếp tục tổ chức triểnkhai dạy Tiếng Việt lớp 1 theo Chương trình Công nghệ giáo dục Kết quả qua 2năm thực hiện áp dụng dạy đại trà tương đối khả quan: Tỉ lệ học sinh hoàn thànhtốt môn Tiếng Việt tăng, học sinh chưa hoàn thành môn Tiếng Việt giảm dần.Học sinh tiếp thu kiến thức một cách vững chắc, nắm vững cấu tạo ngữ âm tiếngViệt, nắm chắc luật chính tả, đọc thông, viết thạo…Bên cạnh đó vẫn còn họcsinh phát âm sai, tốc độ đọc còn chậm so với quy định và viết chưa chính xác về
độ cao con chữ, chưa nắm vững luật chính tả, Một số cán giáo viên chưa hiểuthấu đáo về Chương trình TV1CNGD, chưa thực hiện tốt công tác giảng dạy
Để giúp việc thực hiện dạy Tiếng Việt theo chương trình CNGD được tốt
hơn tôi đã đưa ra sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học
Tiếng Việt lớp 1 theo Chương trình Công nghệ giáo dục”.
Sáng kiến này được áp dụng lần đầu tại lớp 1 tôi chủ nhiệm năm học
2017-2018 Điều kiện để có thể áp dụng sáng kiến là khối lớp 1 thuộc đơn vị trườngTiểu học đang thực hiện dạy Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình CNGD
Sáng kiến đã làm rõ cơ sở lí luận của chương trình TV1CNGD và nhữngđiểm mới của chương trình này so với chương trình cải cách năm 2000 Đồngthời cũng chỉ ra thực trạng việc áp dụng giảng dạy và hiệu quả dạy học trong hainăm đầu thực hiện
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn đã nghiên cứu, sáng kiến đã đưa ra 6giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy Tiếng Việt 1 theo chương trìnhCNGD:
1 Chuẩn bị đội ngũ giáo viên
2 Xây dựng môi trường học tập thân thiện
3.Thực hiện dạy học phân hóa
Trang 54 Tăng cường tổ chức hội thảo, giao lưu về dạy học TV1CNGD
5 Xây dựng nề nếp học sinh
6 Tăng cường sự hợp tác của cha mẹ học sinh
Qua thực tế áp dụng sáng kiến tại một lớp trong năm học 2017-2018 vàthăm dò lấy ý kiến của các giáo viên trực tiếp giảng dạy cho thấy sáng kiến đãgiúp cho chất lượng học Tiếng Việt của học sinh nâng cao hơn và tính khả thicủa các biện pháp trên là tương đối cao
Mỗi giải pháp có ý nghĩa và chức năng khác nhau nhưng giữa chúng có sựliên hệ, tác động qua lại lẫn nhau Vì thế, cần phải thực hiện các biện pháp trênmột cách đồng bộ
Đồng thời, để thực thi được các giải pháp này cần có sự chỉ đạo, phối hợpchặt chẽ giữa các cấp; sự nỗ lực của bản thân mỗi CBQL và giáo viên các trườngtham gia dạy học TV1CNGD Bên cạnh đó cần sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giađình và nhà trường Mỗi giáo viên- người trực tiếp thực hiện cần không ngừngnâng cao hiểu biết về CNGD để biến lí thuyết thành hiện thực hiệu quả nhất
Trang 6MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Năm học 2018-2019 là năm thứ ba Tỉnh Hải Dương tiếp tục tổ chức triểnkhai dạy Tiếng Việt lớp 1 theo Chương trình Công nghệ giáo dục Kết quả qua 2năm thực hiện áp dụng dạy đại trà tương đối khả quan:
- Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt môn Tiếng Việt tăng, học sinh chưa hoànthành môn Tiếng Việt giảm dần
- Học sinh tiếp thu kiến thức một cách vững chắc, nắm vững cấu tạo ngữ
âm tiếng Việt, nắm chắc luật chính tả, đọc thông, viết thạo, phát âm tương đốichuẩn, qua thời gian nghỉ hè ít quên chữ
- Học sinh có thói quen làm việc khoa học, thao tác nhanh nhẹn
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế:
- Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành môn Tiếng Việt 1 theo Chương trình Côngnghệ giáo dục (TV1CNGD) có chiều hướng giảm qua các năm nhưng vẫn còn
- Còn học sinh phát âm sai, tốc độ đọc còn chậm so với quy định và viếtchưa chính xác về độ cao con chữ, chưa nắm vững luật chính tả,
- Một số giáo viên chưa hiểu thấu đáo về Chương trình TV1CNGD, chưathực hiện tốt công tác giảng dạy
Việc nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, đề xuấtcác biện pháp nâng cao chất lượng dạy học TV1CNGD, góp phần nâng cao chấtlượng dạy học môn Tiếng Việt nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nóichung là vấn đề cấp thiết Cũng từ đó tôi đã nảy ra ý định nghiên cứu và thực
hiện sáng kiến : “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp
1 theo Chương trình Công nghệ giáo dục”.
Trang 72 Cơ sở lí luận
2.1.Cơ sở ngôn ngữ học
TV1CNGD đã vận dụng những thành tựu khoa học về ngữ âm tiếng Việthiện đại sử dụng cho chuyên ngành ngôn ngữ của các trường đại học lớn trong cảnước, đó là:
Về cấu trúc âm tiết, âm tiết tiếng Việt gồm 3 bộ phận độc lập: thanh điệu,
âm đầu và vần Các bộ phận này có thể coi là thành tố hoặc phân chia thành một
số thành tố: thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối
Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc hai bậc: bậc thứ nhất bao gồm những thành tốtrực tiếp của nó, bậc thứ hai bao gồm những yếu tố của phần vần
Mô hình cấu trúc hai bậc của âm tiết tiếng Việt
Trang 8Âm tiết
Âm cuối
Âm chính
Âm đệm
Lược đồ âm tiết tiếng Việt
Thanh điệu
Âm đệm Âm chính Âm cuốiThành phần thứ nhất do 1 trong 6 thanh điệu đảm nhiệm
Âm đầu do âm vị phụ âm đảm nhiệm
Âm đệm do âm vị bán nguyên âm môi (/w/) đảm nhiệm
Âm chính do âm vị nguyên âm đảm nhiệm
Âm cuối do âm vị phụ âm, bán nguyên âm đảm nhiệm
2.1.3 Nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm
* Nguyên âm
Những âm do dây thanh tạo nên, đi lên còn được biến đổi đi nhờ hiện tượngcộng hưởng khi đi qua những khoang rỗng ở phía trên thanh hầu, như khoang yếthầu, khoang miệng, khoang mũi Âm này nếu đi lên và thoát ra ngoài một cách
tự do, có một âm hưởng êm ái, dễ nghe mà đặc trưng âm học của nó là có tần số
Trang 9xác định, có đường cong biểu diễn tuần hoàn, được gọi là tiếng thanh Trongngôn ngữ, các nguyên âm về bản chất âm học là tiếng thanh.
* Phụ âm
Luồng không khí từ phổi lên qua thanh hầu có thể không tiếp nhận đượcmột âm nào do chỗ dây thanh không hoạt động và để ngỏ Tuy nhiên, trong quátrình thoát ra ngoài nếu có gặp một sự cản trở nào đó, chẳng hạn sự thu hẹp khe
hở của dây thanh, sự tiếp xúc của đầu lưỡi với răng, sự khép chặt của hai môi, nóphải lách qua khe hở hoặc phá vỡ sự cản trở thì khi đó sẽ tạo nên một tiếng cọxát hay một tiếng nổ Những tiếng này không “dễ nghe”, có tần số không ổnđịnh, được biểu diễn bằng đường cong không tuần hoàn và được gọi là tiếngđộng Đặc điểm cơ bản của cơ chế phát âm các phụ âm là sự cản trở không khí,
là sự cấu tạo tiếng động
* Bán nguyên âm hay bán phụ âm: Vừa mang tính chất nguyên âm vừa
mang tính chất phụ âm
Ví dụ: i, u trong “ cái thau”
2.1.4.Các thành tố cấu tạo âm tiết
* Thanh điệu
Thanh điệu là một âm vị siêu đoạn tính Nó được biểu hiện trong toàn âmtiết, hay đúng hơn là toàn bộ phần thanh tính của âm tiết (bao gồm cả âm đầu,
âm đệm, âm chính và âm cuối)
Tiếng Việt có 6 thanh điệu: Thanh không dấu (thanh ngang), thanh huyền,thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc, thanh nặng
* Âm đầu
Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt bao giờcũng là các phụ âm Theo đó có 21 âm vị phụ âm được ghi lại trên chữ viết Đó
Trang 10là các con chữ: b, c, ch, d, đ, g, gh, h, gi, k, kh, l, m, n, ng, ngh, p, ph, r, s, t, th,
tr, x, v Sở dĩ số lượng chữ viết nhiều hơn số lượng âm vị vì sự thể hiện âm vịtrên chữ viết không phải theo nguyên tắc 1-1 Có những âm vị biểu hiện bằng 1con chữ như âm /m/ thể hiện bằng chữ m Có những âm vị thể hiện trên nhiềucon chữ như âm /k/ thể hiện bằng 3 con chữ c, k, q… Một số vấn đề về việc thểhiện bằng chữ viết của các âm vị này sau đó đã được áp dụng để dạy luật chính
tả cho học sinh học TV1CNGD Đó là:
- Âm vị /k/ được ghi bằng con chữ:
+ k khi đứng trước nguyên âm i, ê, e, iê: kênh, kiệm, kĩ…
+ q khi đứng trước bán nguyên âm /w/: quyên, quà…
+ c trong các trường hợp còn lại: cô, cảnh…
- Âm vị /g/ được ghi bằngcon chữ:
+ gh khi đứng trước nguyên âm i, ê, e, iê: ghém, ghi,…
+ g trong các trường hợp khác: gom, gông, gánh…
- Âm vị /ng/ được ghi bằng con chữ:
+ ngh khi đứng trước nguyên âm i, ê, e, iê: nghiên, nghỉm, nghểnh…+ ng trong các trường hợp khác: ngỗng, người, nguồn…
- Âm vị /z/ được ghi bằng chữ d và chữ gi,r để phân biệt thì phải dựa vàoluật chính tả về nghĩa: da thịt / gia đình/ ra vào, cái gì/ dì chú….Chữ gi khi gặp i,
iê, ia vốn ghi nguyên âm là âm chính trong âm tiết thì bị tinh giản còn “g”: ví dụ:làm gì (đáng lẽ phải viết giì), cái giếng (đáng lẽ phải viết giiếng)
* Âm đệm
Trong tiếng Việt, âm vị bán nguyên âm /-w-/ đóng vai trò âm đệm Âm vịnày được ghi bằng 2 con chữ:
Trang 11- Ghi bằng con chữ u:
+ khi đứng trước nguyên âm hẹp, hơi hẹp:huệ, hủy…
+ khi đứng sau phụ âm /k-/: quả, quần…
- Ghi bằng con chữ o khi đứng trước nguyên âm rộng, hơi rộng: hoang,hòe…
- Nguyên âm đôi /iê/:
+ ghi bằng chữ yê trong âm tiết có âm đệm /-w-/ và âm cuối, ví dụ nhưuyển chuyển, hoặc trong âm tiết khuyết âm đầu và có âm cuối , ví dụ như yêu
+ ghi bằng chữ iê trong âm tiết có âm đầu, âm chính và âm cuối: VDbiển, chiếm, khiết…
+ ghi bằng chữ ia trong âm tiết không có âm cuối: chia
+ ghi bằng chữ ya trong âm tiết có âm đệm /-w-/ không có âm cuối:khuya
- Nguyên âm đôi /uô/
+ ghi bằng chữ uô khiâm tiết có âm cuối : uống, ruộng…
+ ghi bằng chữ ua khi âm tiết không có âm cuối: lúa, cua…
Trang 12- Nguyên âm đôi /ươ/
+ ghi bằng chữ ươ khi âm tiết có âm cuối: ương, hương…
+ ghi bằng chữ ưa khi âm tiết không có âm cuối: vừa, mưa…
* Âm cuối
Tiếng Việt có 8 âm vị làm âm cuối: 6 phụ âm, 2 bán nguyên âm
6 phụ âm được thể hiện bằng 8 con chữ: p, t, c, ch, m, n, ng, nh
2 bán nguyên âm được thể hiện bằng 4 con chữ: u, o, i, y
Trên cơ sở những thành tựu của Ngữ âm học tiếng Việt, GS Hồ Ngọc Đại
đã khéo léo vận dụng cả về mặt nội dung và phương pháp làm việc
Về mặt nội dung, đó là những thành tựu về âm tiết, lược đồ âm tiết tiếngViệt, về khái niệm nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm, các thành tố cấu tạo âmtiết, về sự thể hiện bằng chữ viết của các âm mà sau đó đã được áp dụng để dạyluật chính tả cho học sinh học Tiếng Việt 1 CNGD…
Về mặt phương pháp, đó là việc vận dụng những phương pháp của các nhàkhoa học đã trải qua trong việc nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt: cách phân xuấtchuỗi lời nói thành các âm tiết, cách lấy âm tiết là đơn vị xuất phát để phân xuấtthành các thành tố nhỏ hơn Điều này thể hiện qua các bài như tách lời thành
tiếng, tách tiếng thành hai phần, hệ thống các loại vần,…
2.2 Một số điểm khác biệt cơ bản giữa dạy học TV1CNGD và dạy học TV1 Chương trình cải cách sau năm 2000
Đối tượng lĩnh hội trong TV1CNGD là cấu tạo ngữ âm của tiếng Việt Tạo
ra một “chân không về nghĩa” để nghiên cứu phần ngữ âm thuần khiết của tiếngnói là cách làm đặc trưng của CNGD cho môn Tiếng Việt lớp 1
TV1CNGD được thiết kế theo một hệ thống việc làm Mỗi việc làm làm ramột sản phẩm Mỗi tiết học được thiết kế theo sơ đồ 4 Việc (việc 1- Tiếp cận đối
Trang 13tượng, việc 2- Viết, việc 3- Đọc, việc 4- Viết chính tả), do học sinh tự làm lấy,nhằm xử lý quan hệ âm – chữ, trên cơ sở lấy âm (vật thật) làm căn cứ Học sinhphải nắm được (chiếm lĩnh, lĩnh hội, học được,…) bản chất âm của đối tượnglĩnh hội, tức là khái niệm ngữ âm Khi đó, học sinh nhắc lại đúng âm (tiếng, vần,
âm vị), nếu là tiếng thì phải biết rõ cấu trúc ngữ âm của tiếng: có những thànhphần nào, mỗi thành phần ở vị trí nào trong cấu trúc Học sinh biết đánh vần mộttiếng theo cơ chế tách đôi (phương pháp tách đôi) Ví dụ:
- /ba/ → /b/-/a/-/ba/ (tiếng thanh ngang)
- /bà/ → /ba/-/huyền/-/bà/ (thêm các thanh khác)
Và bằng phương pháp tách đôi, học sinh có thể tự nhẩm đánh vần nếu các
em gặp tiếng, từ khó đọc Ví dụ: chành
- Tách thanh ra để tạo tiếng thanh ngang (/chành/ → /chanh/-/huyền/)
- Tách đôi tiếng thanh ngang thành 2 phần (/chanh/ → /ch/-/anh/)
- Nếu chưa đọc được vần thì dùng tiếp phương pháp tách đôi vần(/anh/ → /a/-/nh/; /a/-/nh/ → /anh/ )
- Trả lại thanh (/chanh/ - /huyền/ → /chành/)
Khi học xong Chương trình Tiếng Việt 1 CNGD, học sinh sẽ đạt được cácyêu cầu cơ bản:
1 Đọc thông viết thạo, không tái mù
2 Nắm chắc luật chính tả
3 Nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt
Thông qua các mẫu được thực hiện vững chắc, học sinh sẽ có được cáchhọc, cách chiếm lĩnh tri thức Nói đơn giản, học sinh được học một nhưng sẽ biết
Trang 14đến mười Các em được phát triển năng lực học tập, năng lực làm việc, đặc biệt
là năng lực làm việc trí óc
Chương trình Tiếng Việt 1 sau năm 2000 khẳng định tính chặt chẽ, khoahọc của hệ thống ngữ âm và chữ viết tiếng Việt được coi trọng, đặc biệt là ởphần Học vần Song, chỉ dừng lại ở mức hiểu biết sơ giản về tiếng Việt, phần âmkhông được chú ý bằng phần chữ, và trong quá trình thực hiện chữ đã trở thànhđối tượng lĩnh hội chính Điều này thể hiện rõ trong cấu trúc sách giáo khoa, các
âm, vần có hình thức chữ viết gần giống nhau được sắp xếp liền kề nhau theotừng cụm bài Giáo viên được hướng dẫn dựa vào tranh ở sách giáo khoa (SGK)hoặc chuẩn bị tranh ảnh, vật mẫu để giới thiệu chữ ghi âm, vần hoặc dấu ghithanh mới Học sinh nhận dạng chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới bằng cách quansát tranh, vật mẫu (mẫu chữ), nhận xét chữ giống nhau hay khác nhau…Khi dạyđến các bài c/k, g/gh, ng/ngh thì sách chưa yêu cầu dạy luật chính tả, mục tiêucủa các bài dạy trong giai đoạn này chỉ dừng lại ở yêu cầu nhìn chữ - đọc đúng
và nghe đọc chữ - viết đúng
Quy trình dạy học TV1 Chương trình sau năm 2000 được tiến hành theo 5bước lên lớp:
1 Ổn định tổ chức: chuẩn bị tâm thế tập trung để bước vào tiết học
2 Kiểm tra bài cũ: kiểm tra lại kiến thức học sinh đã học ở bài trước
3 Dạy bài mới: Giới thiệu bài và dạy kiến thức mới
4 Củng cố: kiểm tra lại bài giảng, bổ sung và củng cố thêm
5 Dặn dò: tiếp tục củng cố bài mới, chuẩn bị cho bài sau
Cơ chế đánh vần trong Chương trình Tiếng Việt 1 sau năm 2000 chưa đảmbảo tính khoa học Ví dụ: /uôn/-/u/-/ô/-/n/-/uôn/, trong khi /uô/ là 1 nguyên âm(nguyên âm đôi) Điều này có thể do cách xử lý mối quan hệ âm – chữ chưa chặtchẽ Ví dụ: /t/ - được ghi bằng chữ t, /th/ - được ghi bằng chữ th, t là 1 chữ và th
Trang 15là 1 chữ khác (đây là 2 chữ khác nhau, th được viết bằng nhiều nét, chứ khôngphải th là do 2 chữ t và h ghép lại); /gh/ - được ghi bằng 2 chữ, chữ g và chữ gh(để phân biệt có thể cho phép gọi g – gờ đơn, gh – gờ kép),…Trong khi đó,Chương trình Tiếng Việt 1 sau năm 2000 đôi khi chấp nhận các âm được ghibằng nhiều nét chữ là do các chữ khác nhau ghép lại, ví dụ: /ch/ - được ghi bằng
3.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng
- Chương trình, nội dung và tài liệu dạy học TV1CNGD
- Kết quả học tập của học sinh
- Những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học TV1CNGD
3.3 Đối tượng, thời gian nghiên cứu thực trạng
Đối tượng nghiên cứu: chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượngdạy học TV1CNGD
Thời gian nghiên cứu: trong năm học 2017-2018
3.4 Phương pháp nghiên cứu thực trạng
Trang 16Nghiên cứu tài liệu TV1CNGD.
Điều tra, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá kết quả khảo sát; phân tích,
so sánh số liệu báo cáo của lớp về kết quả môn TV1CNGD
3.5 Tiêu chuẩn và thang đánh giá
Đối với học sinh: đánh giá dựa trên chuẩn của chương trình TV1CNGD vềkiến thức, năng lực phân tích ngữ âm, các kĩ năng đọc - viết, theo các mức độHoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành
3.6 Kết quả nghiên cứu thực trạng
3.6.1 Chương trình và các tài liệu dạy học
3.6.1.1 Mục tiêu của Chương trình
Mục tiêu chung của chương trình môn Tiếng Việt CNGD cấp tiểu học:
1 Hình thành và phát triển năng lực học tập, năng lực làm việc, đặc biệt lànăng lực làm việc trí óc của trẻ em
2 Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt vănhoá, hiện đại của dân tộc
3 Hình thành và phát triển ở trẻ em lòng nhân ái và những phẩm chất mớinhư: cẩn thận, tự tin, đoàn kết và biết hợp tác, có ý thức tự lập…
Mục tiêu cụ thể đối với Chương trình Tiếng Việt 1 CNGD là học sinh đạtđược các yêu cầu:
1 Đọc thông viết thạo, không tái mù
2 Nắm chắc luật chính tả
3 Nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm tiếng Việt
3.6.1.2 Cấu trúc nội dung chương trình TV1CNGD và các tài liệu dạy học
a Cấu trúc
Trang 17Chương trình TV1CNGD thiết kế nội dung thành các cụm bài học lớn: bài 1 – Tiếng, bài 2 – Âm, bài 3 – Vần, bài 4 – Nguyên âm đôi, Luyện tập tổnghợp Và được sắp xếp theo ba giai đoạn (tương ứng với 3 tập SGK):
- Giai đoạn 1 (tập 1): Âm và Chữ (gồm bài 1, 2)
- Giai đoạn 2 (tập 2): Vần (gồm bài 3, 4)
- Giai đoạn 3 (tập 3): Tự học (Luyện tập tổng hợp)
b Tài liệu TV1CNGD
b1 Tài liệu cho giáo viên
* Tài liệu tập huấn giáo viên dạy TV1CNGD:
Trình bày những lí luận về CNGD, trong đó nhấn mạnh đến kĩ thuật thựcthi cho từng loại tiết học, từng mẫu Trong mỗi phần đều có phần phân tích sưphạm nhằm giúp giáo viên hiểu rõ vấn đề
Tất cả các tiết trong thiết kế đều theo quy trình thống nhất 4 việc: việc Tiếp cận đối tượng, việc 2- Viết, việc 3- Đọc, việc 4- Viết chính tả Riêng tập 3,quy trình 4 việc được sắp xếp lại nhằm tập trung vào 2 kĩ năng đọc và viết
1-b2 Tài liệu cho học sinh
* Sách giáo khoa (3 tập):
+ Sách Tiếng Việt 1, tập 1: Âm, chữ (gồm bài 1, 2)
Cấu tạo mỗi trang sách thường là một âm mới, bao gồm: mô hình, từ ứngdụng, câu ứng dụng và giới thiệu mẫu chữ viết Tuy nhiên, ở những âm mới, vầnmới có liên quan đến luật chính tả thì được giới thiệu kèm theo một trang về luậtchính tả và cách vận dụng luật chính tả đó
+ Sách Tiếng Việt 1, tập 2: Vần (gồm bài 3, 4)
Trang 18Ngoài những đặc điểm giống sách Tiếng Việt 1 – tập 1, sách còn có nhữngđặc điểm sau:
Chú trọng hơn tới phần phân biệt các hiện tượng chính tả
Vật liệu được đưa ra khá nhiều, nhằm giúp học sinh luyện phát âm cũngnhư phân biệt cách viết chính tả
Cấu tạo mỗi trang sách thường là một vần mới, bao gồm: mô hình, từ ứngdụng, câu ứng dụng, bài ứng dụng và giới thiệu thêm những thành ngữ, tục ngữ,
ca dao ở cuối trang
+ Sách Tiếng Việt 1, tập 3: Tự học (Luyện tập tổng hợp)
Mục đích chính của cuốn sách Tự học Tiếng Việt này nhằm giúp học sinh
ôn tập lại hệ thống kiến thức ngữ âm và tự luyện tập, thực hành kỹ năng tươngứng Vì thế sách có dụng ý đưa ra rất nhiều vật liệu mới trên cùng một chất liệu.Cấu tạo: Trang chẵn là Bài học, trang lẻ là Ôn kiến thức ngữ âm
+ Làm mẫu, tổ chức học sinh làm theo mẫu đã có
- Phương pháp Việc làm là phương pháp dạy học hoàn toàn mới, xây dựngtrên cơ sở sự hợp tác mới giữa thầy và trò Trong đó, thầy tổ chức việc học của
Trang 19trò thông qua những việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các em tựlàm lấy.
- Công nghệ giáo dục cũng dung nạp một số phương pháp truyền thốngnhư: Nêu vấn đề, trực quan, vấn đáp coi đó như những hình thức, thủ pháp dạyhọc nằm trong hệ thống của mình
3.7 Kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 1 của học sinh học theo chương trình CNGD
3.7.1 Kết quả khảo sát kiến thức, năng lực và các kĩ năng của học sinh
Bảng1: Kiến thức và năng lực phân tích ngữ âm của học sinh
Mức độ (%)
2 Biết phân tích tiếng chứa các kiểu vần
3 Nhận biết được các kiểu vần 38.13 57.33 4.54
4 Nhận biết các nguyên âm đôi 34.12 60.54 5.37
5 Biết luật chính tả của tiếng Việt 36.14 58.6 5.26
Bảng 2: Kĩ năng đọc của học sinh
1 Có tư thế cầm sách đúng khi đọc 64.5 35.5
2 Đọc trơn, đọc đúng, đọc rõ tiếng – từ 51.28 45.64 3.08
Trang 203 Biết ngắt, nghỉ hơi đúng vị trí khi đọc 44.12 49.02 6.86
4 Tốc độ đọc đảm bảo thời gian quy định
(Tốc độ tối thiểu 30 tiếng/1 phút) 43.4 49.05 7.55
Bảng 3: Kĩ năng viết của học sinh
1 Có tư thế ngồi viết đúng 65.35 34.65
2 Viết đúng kiểu chữ (chữ thường và chữ
5 Tốc độ viết đảm bảo thời gian quy định
(Viết tối thiểu là 30 tiếng/ 15 phút) 33.57 62.79 3.64
Qua kết quả khảo sát về kiến thức, năng lực ngữ âm tiếng Việt, các kĩ năngđọc, viết của học sinh (năm học 2017-2018) cho thấy:
- Đa số học sinh nhận biết và phân tích được các âm, vần, tiếng và dấuthanh; biết phân tích cấu tạo của tiếng, phân biệt được âm đầu, âm đệm, âmchính, âm cuối và vị trí của chúng trong cấu trúc của tiếng Học sinh nhận biếtđược các kiểu vần, các nguyên âm đôi, nắm vững luật chính tả khi viết
- Phần lớn học sinh đều nghe, nhận biết và viết đúng các âm, tiếng, từ; viếtđúng kiểu chữ đã học, tốc độ viết khá tốt
- Phát âm to, rõ ràng các âm, vần, tiếng; đọc trôi chảy các tiếng, từ, biếtngắt nghỉ hơi theo dấu câu
Trang 21Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành vẫn còn cao Những lỗi các emthường mắc phải:
- Phát âm sai các phụ âm th, kh, ngh, ng, tr, ph, nh,… Còn phát âm nhầmgiữa các phụ âm tr/ch, s/x, r/g, v/d/gi, n/l…, giữa thanh hỏi/ thanh ngã Nhiềuhọc sinh phát âm không chuẩn về dấu thanh, các em thường phát âm tiếng thanhngã thành tiếng thanh sắc, tiếng thanh hỏi thành tiếng thanh nặng Vần có âmcuối n/ng, n/nh, c/t, t/ch và những vần có cơ chế phát âm gần nhau ay/ ây, ui/uôi, un/um, um/ uôm, ươu/ưu, im/iêm, iêm/êm…cũng là một trong những lỗi vềphát âm mà học sinh đã mắc
- Một số em tốc độ đọc còn chậm so với quy định do chưa nắm vững tiếng
có nguyên âm đôi, các tiếng có vần chứa âm đệm…
- Về kỹ năng viết: còn một số em viết sai âm, tiếng, sai dấu thanh hoặckhông có dấu thanh ,chưa nắm vững luật chính tả, về độ cao con chữ
3.8 Những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học TV1CNGD
- Để thực hiện thành công chương trình TV1CNGD thì nhân tố quyết định làgiáo viên và học sinh Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dạy và học giáo viên,học sinh còn gặp những thuận lợi khó khăn như:
- Thuận lợi:
+ Đối với giáo viên : Giáo viên không phải soạn bài nên có thời gian nghiên cứuthiết kế bài giảng có sẵn của sách công nghệ giáo dục Giáo viên chỉ cần thựchiện đúng, đủ quy trình trong sách thiết kế Tài liệu thiết kế chi tiết cho các dạngbài, các mẫu của từng tiết dạy Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên íthơn, cũng đơn giản, nhẹ nhàng hơn, đa số các thao tác đều có sẵn trong thiết kếbài giảng
+ Đối với học sinh: Phương pháp mới giúp học sinh làm việc khoa học theo sựhướng dẫn, những ký hiệu và hiệu lệnh của giáo viên Thay vì chỉ đánh vần, học
Trang 22sinh còn được phân tích âm, vần qua các thao tác tay và các hoạt động phụ trợkhác, tạo sự hứng thú cho các em, giúp các em chủ động trong việc tiếp thu bài,làm chủ kiến thức,nắm chắc cấu tạo ngữ âm tiếng Việt
- Khó khăn:
+ Giáo viên: Có không ít những khó khăn vì cả nội dung, phương pháp hoàntoàn mới, khác với nội dung, phương pháp mà các thầy cô áp dụng trước đây màtrong khi năng lực chuyên môn của giáo viên lớp 1 không đồng đều nên việc tiếpcận chương trình CNGD cũng khác nhau
+ Học sinh: Thời lượng nhiều bài quá dài, tiếng từ khó đọc, khó hiểu nên nhữnglớp học sinh đông và học sinh chậm tiếp thu còn cảm thấy nặng nề, quá tải
- Ngoài ra khi thực hiện dạy và học theo chương trình TV1 CNGD giáo viên vàhọc sinh còn ít được sự hỗ trợ từ phía CMHS do không biết phải kèm con ra saocho đúng với con đang học trên lớp
Như vậy, từ những cơ sở lí luận về chương trình TV1 CNGD, về những vấn
đề nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 và thực tiễn như đã nghiêncứu và phân tích ở trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để nâng cao chấtlượng dạy học TV1 CNCD ở phần sau
4 Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học TV1CNGD
4.1 Chuẩn bị đội ngũ giáo viên
Giáo viên dạy TV1CNGD cần phải có kĩ năng viết đẹp, phát âm chuẩn Vìchữ viết hay cách phát âm của giáo viên được xem là “mẫu” để học sinh thựchiện theo (phương pháp mẫu được xem là phương pháp đặc trưng của Chươngtrình CNGD, giáo viên lập mẫu và tổ chức cho học sinh làm theo mẫu đã có) Vìtrong thực tế điều tra cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinhphát âm sai là do giáo viên phát âm chưa chuẩn