Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 75 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
75
Dung lượng
791 KB
Nội dung
Khóa luận tốt nghiệp PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch từ lâu đã là nhu cầu không thể thiếu của con người, tuy nhiên chỉ những năm gần đây, khi đời sống con người ngày càng nâng cao thì hoạtđộng du lịch mới thực sự thăng hoa và nở rộ. Góp phần rất quan trọng trong sự “thăng hoa” ấy chính là hoạtđộngquảngbácủa ngành du lịch. Quảngbá như một cầu nối du lịch đến tay người tiêu dùng, là công cụ gián tiếp tạo ra nguồn khách du lịch, khai thác tối đa công suất sử dụng cơ sở vật chất của ngành. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi cả thế giới đều phải đương đầu với những khó khăn về khủng hoảng kinh tế, an ninh chính trị, thiên tai… rất nhiều nước coi ngành du lịch là một trong những động lực để kéo nền kinh tế vượt qua khủng hoảng nên đã đẩy mạnh tuyên truyền, quảngbá nhằm thu hút khách du lịch quốc tế khiến sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Hoạtđộngquảngbá ngày càng được ngành du lịch nước ta rất chú trọng với mục tiêu thu hút khách hàng, xây dựng vị thế cạnh tranh trên thị trường, nỗ lực đưa Việt Nam trở thành một điểm đến bền vững. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu quảngbásảnphẩm du lịch, để từ đó đưa ra chiến lược quảngbá phù hợp được xem là chìa khoá quan trọng quyết định con đường của du lịch Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Nằm trên dải đất miền trung đầy nắng và gió, nằm ở cửa ngõ đường vô xứ Huế, gối đầu lên đỉnh đèo Ngang thơ mộng, QuảngBình được du khách biết đến là một điểm đến hấp dẫn của miền trung. Nhắc đến Quảng Bình, người ta nghĩ ngay đến thành phố ĐồngHới thơ mộng với nhiều danh lam thắng cảnh, các cơ sở phục vụ nhu cầu thiết yếu của du khách ở ngay tại thành phố. Cũng chính vì lý do này mà hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tập trung chủ yếu tại thành phố ĐồngHới làm cho nơi đây trở thành một trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh, nơi tập trung chủ yếu các cơ sở hạ tầng phục vụ du khách. Do đó, nghiên cứu du lịch của thành phố ĐồngHới là có thể khái quát được du lịch củaQuảng Bình. Đặc biệt các cơ sở kinh doanh lưu trú được xếp hạng sao đều tập trung ở thành phố Đồng Hới. Riêng tại khu vực ĐồngHớikháchsạn 2 sao được xây dựng khá nhiều và mặc dù được đầu tư tốn kém Hoàng Thị Huyền 1 Khóa luận tốt nghiệp nhưng lại rất khó khăn trong việc chủ động thu hút khách, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khó khăn lớn của du lịch QuảngBình chính là công tác quảngbá cho một ngành du lịch còn non trẻ và đầy mới mẻ. KháchsạnLuxe là một trong những kháchsạn 2 sao rất có uy tín trong số các kháchsạn ở ĐồngHới với vị trí thuận lợi nằm ngay bên bờ sông Nhật Lệ thơ mộng, với hệ thống trang thiết bị tiện nghi đầy đủ theo phong cách hiện đại. Vì mới đi vào hoạtđộng hơn 3 năm do đó để duy trì hiệu quả kinh doanh cũng như xây dựng chỗ đứng trên thị trường cho mình, công tác quảngbásảnphẩm là rất cần thiết. Đây cũng chính là khó khăn chung của nhiều khách sạn, đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Giải quyết bài toán khó khăn này sẽ mở ra cánh cửa cho rất nhiều đơn vị kinh doanh kháchsạn vừa và nhỏ tại thành phố Đồng Hới. Trong suốt quá trình thực tập tại kháchsạn Luxe, nhận thấy nhu cầu thực tiễn và ý nghĩa thiết thực của việc nghiên cứu hoạtđộngquảngbácủakháchsạn nên tôi chọn đề tài “Đánh giáhoạtđộngquảngbásảnphẩmcủakháchsạnLuxe - ĐồngHới - Quảng Bình” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Trên cơ sở hệ thống lí luận về quảng bá sản phẩm, tìm hiểu đánhgiácủakhách du lịch và bản thân kháchsạn về tình hình quảngbásảnphẩm hiện tại, qua đó thấy được những thành công và hạn chế để đề xuất những biện pháp, phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộngquảngbá tại kháchsạn Luxe. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạtđộngquảngbásảnphẩmcủakháchsạn Luxe, thành phố Đồng Hới, tỉnh QuảngBình trong giai đoạn 2008 - 2009. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các công cụ củaquảngbásản phẩm, đặc điểm nội dung của các công cụ quảngbásảnphẩm và đi sâu phân tích về quảng cáo - một trong những công cụ củaquảngbásảnphẩm và lựa chọn các công cụ quảngbásản phẩm. Vì hạn chế về thời gian cũng như số liệu thứ cấp trong đề tài chỉ thu thập với qui mô nhất định đảm bảo độ tin cậy, do đó đề tài đánhgiáhoạtđộngquảngbácủakháchsạnLuxe chỉ giới hạn ở mức độ phân tích các ý kiến đánhgiácủa du khách về các hoạtđộngquảngbásảnphẩmcủa doanh nghiệp, phát hiện vấn đề, từ đó làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quảngbásảnphẩmcủakhách sạn. Hoàng Thị Huyền 2 Khóa luận tốt nghiệp Phạm vi không gian thu nhỏ tại kháchsạn Luxe, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Các số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn điều tra khách hàng trong tháng 3 và tháng 4 năm 2010, các số liệu thứ cấp từ các phòng ban trong giai đoạn 2008 – 2010. Đề xuất giải pháp đến hết năm 2010. Với các mục tiêu như trên, khóa luận của tôi đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp thu thập số liệu, bao gồm số liệu sơ cấp và thứ cấp; phương pháp chọn mẫu; phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu điều tra; phương pháp phân tích hoạtđộng kinh doanh; các số liệu điều tra phỏng vấn được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0. Hoàng Thị Huyền 3 Khóa luận tốt nghiệp PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠTĐỘNGQUẢNGBÁSẢNPHẨM TRONG KHÁCHSẠN 1.1 Khái niệm khách sạn, sảnphẩmkháchsạn và đặc điểm củasảnphẩmkháchsạn 1.1.1 Khái niệm kháchsạn Thuật ngữ “hotel” - kháchsạn có nguồn gốc từ tiếng Pháp và được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới. Vào thời trung cổ, nó dùng để chỉ những ngôi nhà sang trọng của các lãnh chúa. Cùng với sự phát triển về kinh tế và đời sống con người ngày càng được nâng cao thì hoạtđộng du lịch trong đó có kinh doanh kháchsạn ngày càng phát triển. Các khái niệm về kháchsạn cũng không ngừng được hoàn thiện. Theo Thông tư hướng dẫn số 01/2001/TT-TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng Cục Du lịch về cơ sở lưu trú thì: “Khách sạn (hotel) là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có qui mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”. Theo giáo trình Marketing kháchsạn - du lịch của bộ môn Marketing Kháchsạn - Du lịch trường Đại học Thương Mại Hà Nội thì kháchsạn được định nghĩa như sau: “Khách sạn là nơi cung cấp các dịch vụ ngủ, ăn uống, phương tiện thông tin, các chương trình giải trí… cho khách đến ở với điều kiện khách phải trả các khoản tiền dịch vụ trên”. Mặc dù kháchsạn được phản ánh dưới nhiều hình thức khác nhau tuy nhiên, có thể hiểu nội dung chính là: Kháchsạn là cơ sở kinh doanh dịch vụ nhằm mục đích sinh lời bằng việc phục vụ khách du lịch trong một thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu về các mặt ăn, ngủ, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách đến ở với điều kiện khách phải trả các khoản tiền dịch vụ trên. Kháchsạn có thể được xây dựng trên sông, biển hoặc tại các trung tâm du lịch, khu thương mại, sân bay . và được phân loại theo nhiều tiêu thức như vị trí địa lý, theo qui mô, theo hình thức sở hữu và quản lý . 1.1.2 Sảnphẩmkháchsạn và đặc điểm củasảnphẩmkháchsạn 1.1.2.1 Khái niệm sảnphẩmkháchsạn Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạtđộng trên thị trường đều có hệ thống sảnphẩmcủa mình. Theo quan điểm Marketing hiện đại, cho dù là doanh nghiệp nào đi chăng Hoàng Thị Huyền 4 Khóa luận tốt nghiệp nữa, sảnphẩm đều được hiểu: Sảnphẩm là tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ có thể đem chào bán, có khả năng thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người, gây sự chú ý, kích thích sự mua sắm và tiêu dùng của họ. Đối với một kháchsạn thì sảnphẩm có thể hiểu là tất cả những dịch vụ và hàng hóa mà kháchsạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu củakhách hàng kể từ khi họ liên hệ với kháchsạn lần đầu để đăng ký buồng cho tới khi tiêu dùng xong và rời khỏi khách sạn. Mặc dù sảnphẩmkháchsạn tồn tại dưới cả hai hình thức hàng hóa và dịch vụ nhưng hầu như các sảnphẩm là hàng hóa đều được thực hiện dưới hình thức dịch vụ khi đem bán cho khách, vì vậy nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sảnphẩmcủakháchsạn là dịch vụ, vì thế hoạtđộng kinh doanh kháchsạn thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Nếu xét trên góc độ về hình thức thể hiện thì ta có thể thấy sảnphẩmcủakháchsạn bao gồm sảnphẩm hàng hóa và sảnphẩm dịch vụ. Trong đó, sảnphẩm hàng hóa là những sảnphẩm hữu hình mà kháchsạn cung cấp như thức ăn, đồ uống, hàng lưu niệm, các hàng hóa khác được bán trong doanh nghiệp khách sạn. Đây là loại sảnphẩm mà sau khi trao đổi thì quyền sở hữu sẽ thuộc về người phải trả tiền. Sảnphẩm dịch vụ (sản phẩm dưới dạng phi vật chất hay vô hình) là những sảnphẩm có giá trị về vật chất hoặc tinh thần (hay cũng có thể là một sự trải nghiệm, một cảm giác về sự hài lòng hay không hài lòng) mà khách hàng đồng ý bỏ tiền ra để đổi lấy chúng. Sảnphẩm dịch vụ củakháchsạn gồm 2 loại dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung: Dịch vụ chính là dịch vụ buồng ngủ và dịch vụ ăn uống, nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu củacủakhách khi họ lưu lại khách sạn. Dịch vụ bổ sung là dịch vụ khác ngoài hai loại dịch vụ trên nhằm thỏa mãn các nhu cầu thứ yếu trong thời gian khách lưu lại khách sạn. Đối với dịch vụ bổ sung củakhách sạn, người ta lại chia thành dịch vụ bổ sung bắt buộc và dịch vụ bổ sung không bắt buộc. Việc tồn tại dịch vụ bổ sung bắt buộc và dịch vụ bổ sung không bắt buộc phụ thuộc vào qui định trong phân hạng kháchsạncủa mỗi quốc gia. 1.1.2.2 Đặc điểm củasảnphẩmkháchsạnSảnphẩmkháchsạn là các sảnphẩm dịch vụ và có tính trọn gói bao gồm toàn bộ các hoạtđộng diễn ra trong cả một quá trình từ khi nghe lời yêu cầu củakhách đến khi Hoàng Thị Huyền 5 Khóa luận tốt nghiệp khách rời khỏi khách sạn. Chúng ta có thể tóm gọn đặc điểm củasảnphẩmkháchsạn trong các đặc điểm vô hình, không thể lưu kho cất trữ, tính cao cấp, tính tổng hợp và có sự tham gia trực tiếp của người tiêu dùng, phụ thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật. Sảnphẩmkháchsạn mang tính vô hình. Do sảnphẩmkháchsạn là những dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật chất, không thể nhìn thấy hay sờ thấy nên người cung cấp và cả người tiêu dùng đều không thể kiểm tra chất lượng của nó trước khi bán và mua. Người ta cũng không thể vận chuyển sảnphẩm dịch vụ kháchsạn đến tay người tiêu dùng trong không gian như những hàng hóa thông thường khác nên hệ thống phân phối kháchsạn chỉ có thể xuất phát từ một hướng: Khách phải đến tận kháchsạn để tiêu dùng dịch vụ. Đây là một điểm khó khăn không nhỏ trong việc marketing, quảngbásảnphẩmkhách sạn. Đồng thời cho thấy sự cần thiết phải tiến hành công tác quảngbá thu hút khách đối với kháchsạn nếu muốn tồn tại trên thị trường. Sảnphẩmkháchsạn không thể lưu kho cất trữ. Quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra gần như đồng thời cả về không gian lẫn thời gian. Mỗi đêm nếu kháchsạn không bán được buồng cho khách, người ta cũng không thể đem số lượng buồng “ế” đó đem cất lại để bán “bù” trong đêm khác được. Do đó kháchsạn phải tìm mọi biện pháp để làm tăng tối đa số buồng bán ra trong một ngày. Sảnphẩmkháchsạn có tính cao cấp. Khách chủ yếu củakháchsạn là khách du lịch là những khách có khả năng thanh toán và chi trả cao hơn mức tiêu dùng thông thường và nên yêu cầu họ đặt ra cũng rất cao. Do đó kháchsạn muốn bán sảnphẩm thì phải có chất lượng cao để phục vụ cho khách hàng của mình. Sảnphẩmkháchsạn có tính tổng hợp cao. Kháchsạn muốn tăng tính hấp dẫn đối với khách hàng mục tiêu và khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường thì phải tìm mọi biện pháp để tăng “tính khác biệt” cho sảnphẩmcủa mình thông qua các dịch vụ bổ sung không bắt buộc. Sảnphẩmcủakháchsạn chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp củakhách hàng. Sảnphẩmkháchsạn chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định. Hoàng Thị Huyền 6 Khóa luận tốt nghiệp 1.2 Lý luận tổng quan về hoạtđộngquảngbásảnphẩm 1.2.1 Khái niệm quảngbáQuảngbá bao gồm nhiều hoạtđộng phong phú liên quan đến việc lựa chọn các phương tiện và cách thức thông tin nhằm tuyên truyền, yểm trợ cho sảnphẩm và đặc biệt là tạo ra các tác động ảnh hưởng tâm lý đến khách hàng nhằm thay đổi nhu cầu của họ. Quảngbá là một trong bốn yếu tố của Marketing - Mix nhằm hỗ trợ cho việc bán hàng. Quảngbá được sử dụng cho mọi phương tiện truyền tin giữa người bán và những người mua hàng (hay có ý định mua hàng) để thuyết phục họ mua những sảnphẩmcủa mình. 1.2.2 Tầm quan trọng củaquảngbásảnphẩm Tất cả các sảnphẩm muốn bán được nhiều cần phải quảng bá. Đối với sảnphẩmkháchsạn thì việc quảngbá lại cần thiết hơn vì những lý do sau đây: - Sức cầu củasảnphẩm thường là thời vụ và cần được khích lệ vào những lúc trái mùa. - Sức cầu củasảnphẩm thường rất nhạy bén về giá cả biến động theo tình hình kinh tế tổng quát. - Khách hàng thường phải được rỉ tai mua, trước khi thấy sản phẩm. - Sự trung thành củakhách hàng đối với nhãn hiệu thường không sâu sắc. - Hầu hết các sảnphẩm bị cạnh tranh mạnh. - Hầu hết sảnphẩm đều bị dễ dàng thay thế. Chính vì những lẽ trên mà sảnphẩmkháchsạn cần phải được quảng bá. 1.2.3 Các công cụ củaquảngbásảnphẩm Không có doanh nghiệp nào có kinh phí vô hạn để đầu tư vào quảngbásản phẩm. Mỗi danh nghiệp sẽ quyết định những công cụ quảngbásảnphẩm nào sẽ là hiệu quả nhất và có tác dụng cao nhất trong việc thực hiện các mục tiêu quảngbásảnphẩmcủa họ. Một hoạtđộngquảngbásảnphẩm hỗn hợp được phối hợp tốt sẽ kết hợp sử dụng năm công cụ sau: 1.2.3.1 Quảng cáo *Khái niệm quảng cáo Quảng cáo (advertising) là hoạtđộngcủa các cá nhân hoặc các tổ chức sản xuất và dịch vụ, sử dụng các phương tiện và phương thức truyền thông để thông báo cho công Hoàng Thị Huyền 7 Khóa luận tốt nghiệp chúng về nhu cầu, khả năng của mình hoặc về lợi ích của những hàng hóa dịch vụ nhất định nhằm gia tăng số lượng người tiêu dùng, sử dụng các hàng hoá, dịch vụ đó và các cá nhân hoặc tổ chức đó phải thanh toán các chi phí. * Những quyết định chủ yếu củaquảng cáo - Mục tiêu quảng cáo: Trong du lịch, nội dung mục tiêu quảng cáo nhằm hướng vào các vấn đề sau: mở rộng vùng ảnh hưởng, tăng số lượng hàng hoá và dịch vụ được tiêu thụ trên thị trường truyền thống, thu hút du khách, thu hút khách hàng mới tại địa phương, giới thiệu đặc sản mới, sảnphẩm mới, lôi cuốn khách hàng quen trở lại nhà hàng hay kháchsạn thường xuyên, tạo danh tiếng cho nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch. Một bản quảng cáo về du lịch (khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch .) cần hội đủ những điều kiện sau: lôi cuốn sự chú ý, lưu giữ được sự chú ý một lúc để kích động nhu cầu, ham muốn, thông báo về đặc tính của nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch. Những yếu tố này càng ít và dễ kiểm soát thì việc đo lường hiệu quả củaquảng cáo về doanh số càng dễ dàng. Tác động về doanh số dễ đo lường nhất là khi bán theo thư đặt hàng và khó đo lường nhất là khi quảng cáo cho nhãn hiệu hoặc kèm theo ý đồ xây dựng hình ảnh doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu cố gắng đo lường doanh số bằng những phân tích thực nghiệm lẫn phân tích quá trình lịch sử. - Xác định về ngân sách quảng cáo: Căn cứ vào mục tiêu quảng cáo của công ty để xác định ngân sách. Có thể chọn một trong những phương pháp sau: căn cứ vào khả năng, ấn định tỷ lệ phần trăm trên doanh thu, cân bằng cạnh tranh, căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ. Trong các phương pháp trên phương pháp nên được áp dụng là căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ, vì nó đòi hỏi người quảng cáo phải xác định những mục tiêu cụ thể của chiến dịch quảng cáo rồi sau đó ước tính chi phí của những hoạtđộng cần thiết để đạt được những mục tiêu đó. - Quyết định thông điệp quảng cáo: Các thông điệp quảng cáo có mức độ khác nhau. Mức độ sáng tạo của các thông điệp quảng cáo là một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành công của một chiến dịch quảng cáo. Muốn đạt được hiệu quả, quảng cáo phải được mọi người coi đó là một nguồn tin đáng tin cậy và thông tin truyền đạt là trung thực. Hoàng Thị Huyền 8 Khóa luận tốt nghiệp Trong quảng cáo du lịch hình ảnh và màu sắc giữ một vai trò rất quan trọng. Hình ảnh và màu sắc tượng trưng cho sản phẩm. Hình ảnh và màu sắc thể hiện qua mỗi biểu tượng của một vùng, một đất nước. Sảnphẩm du lịch ở xa khách hàng và khách hàng thường mua sảnphẩm trước khi thấy và sử dụng sản phẩm. Vì vậy hình ảnh và màu sắc phản ảnh một phần của chất lượng, tính hấp dẫn củasảnphẩm đối với khách trong việc quyết định mua sản phẩm. Theo tạp chí du lịch ASTA, có 8 điều cần ghi nhớ khi quảng cáo: - Xác định bạn muốn quảng cáo điều gì (tên công ty bạn, địa chỉ và hoạtđộng đặc thù của công ty …) - Ai là đối tượng bạn muốn tác động. - Xác định chi phí khi tiến hành quảng cáo trên những phương tiện truyền thông cụ thể (báo chí, radio, tivi…). Có bao nhiêu người sẽ xem quảng cáo này, mẫu quảng cáo nên có kích cỡ như thế nào và cần bao nhiêu chi phí cho nó. - Xác định khách hàng của bạn theo các yếu tố: nghề nghiệp, trình độ, phạm vi, khu vực … - Xác định phương tiện quảng cáo nào để thu hút khách hàng nhiều nhất. - Tìm xem nơi nào sẽ đáp ứng yêu cầu của bạn với chi phí thấp nhất và thời hạn ngắn nhất. - Khi bạn đã chọn được nơi đáp ứng được những yêu cầu của bạn và có được thông tin về kích cỡ, chi phí, thời hạn, nội dung… hãy xây dựng thành kế hoạch chi tiết. - Lựa chọn phương tiện quảng cáo: Kháchsạn cần căn cứ vào mục tiêu quảng cáo, đối tượng quảng cáo và đối tượng nhận tin, mà chọn phương tiện truyền tin quảng cáo cụ thể. Những loại phương tiện quảng cáo chính, theo cường độ quảng cáo được xếp theo thứ tự là: Báo chí, đài truyền hình, thư trực tiếp, truyền thanh, tạp chí và quảng cáo ngoài trời như quảng cáo trên các tấm panô, áp phích, trên xe buýt…. Mỗi phương tiện có một số ưu thế và hạn chế riêng do đó cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của các phương tiện để lựa chọn thích hợp. Ngoài đặc điểm của các phương tiện truyền thông, người lựa chọn phương tiện cần lưu ý đến một số yếu tố sau: thói quen sử dụng phương tiện truyền thông của công Hoàng Thị Huyền 9 Khóa luận tốt nghiệp chúng mục tiêu, sản phẩm, thông điệp, chi phí. Mỗi loại quảng cáo có một đối tượng, khách riêng, có ảnh hưởng khác nhau và chi phí khác nhau. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao trong quảng cáo cần chọn một hoặc hai phương tiện để quảng cáo. - Đánhgiá hiệu quả quảng cáo: Đánhgiá hiệu quả củaquảng cáo là rất cần thiết nhưng cũng rất khó khăn. * Nghiên cứu hiệu quả củaquảng cáo + Đánhgiá trực tiếp: Đề nghị người tiêu dùng đánhgiá các phương án quảng cáo khác nhau. Các kết quả đánhgiá này sẽ sử dụng để đánhgiá mức độ chú ý, đọc hết, nhận thức, tác động và dẫn đến hành độngcủaquảng cáo. + Trắc nghiệm tập quảng cáo: Yêu cầu người tiêu dùng nghe một loạt các quảng cáo trong một thời gian cần thiết, sau đó đề nghị họ nhớ lại các quảng cáo đó và nội dung của chúng. Mức độ ghi nhớ của họ cho thấy khả năng một quảng cáo được để ý đến và thông điệp có dễ hiểu và dễ nhớ không. + Trắc nghiệm trong phòng thí nghiệm: Một số nhà nghiên cứu đã dùng các thiết bị để ghi nhận phản ứng tâm sinh lý của người tiêu dùng đối với quảng cáo: Nhịp tim, huyết áp, sự dãn nở đồng tử, hiện tượng đổ mồ hôi . Trắc nghiệm này đo lường được khả năng thu hút củaquảng cáo chứ không đo được niềm tin, thái độ và dự định củakhách hàng. *Nghiên cứu hiệu quả doanh số: Hiệu quả quảng cáo về doanh số thường khó đo lường hơn hiệu quả truyền thông. Doanh số chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoài quảng cáo như đặc điểm sản phẩm, giá cả, mức độ sẵn có củasản phẩm, ảnh hưởng của các sảnphẩm cạnh tranh… 1.2.3.2. Xúc tiến bán hàng * Khái niệm xúc tiến bán hàng Xúc tiến bán hàng (sales promotion) là sự khuyến khích trước mắt nhằm đẩy mạnh việc mua hay bán một sảnphẩm hoặc dịch vụ. Xúc tiến bán hàng còn gọi là khuyến mại có tác động trực tiếp và tích cực tới việc tăng doanh số bằng những lợi ích vật chất bổ sung cho người mua. Thực chất đây là các công cụ kích thích để thúc đẩy các khâu: cung ứng, phân phối và tiêu dùng đối với một Hoàng Thị Huyền 10 . nghiên cứu hoạt động quảng bá của khách sạn nên tôi chọn đề tài Đánh giá hoạt động quảng bá sản phẩm của khách sạn Luxe - Đồng Hới - Quảng Bình làm khóa. hoạt động quảng bá tại khách sạn Luxe. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động quảng bá sản phẩm của khách sạn Luxe, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng