Tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn qua hai năm 2008-2009

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quảng bá sản phẩm của khách sạn luxe đồng hới quảng bình (Trang 25 - 27)

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn ta xem xét bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của khách sạn Luxe dưới đây:

(Nguồn: Phòng kế toán, khách sạn Luxe)

- Tình hình khách đến khách sạn Luxe giai đoạn 2008-2009:

Tổng lượt khách đến khách sạn Luxe tăng khá nhanh, năm 2009 là 7893 lượt khách tăng 16,36% so với năm 2008. Mặc dù lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2009 giảm nhưng lượng khách quốc tế đến khách sạn vẫn tăng 7,58%, tương ứng tăng 187 lượt khách. Nguồn khách chủ yếu của khách sạn là nội địa, năm 2009 tăng 21,39% tương ứng 923 lượt khách. Nguồn khách quốc tế chủ yếu đến từ các nước như Pháp, Mỹ, Thái Lan, Úc. Đối với một khách sạn mới đi vào hoạt động không lâu, việc quan trọng nhất là thâm nhập thị trường tạo uy tín thương hiệu thì tốc độ tăng trưởng này là khả quan, phản ánh xu hướng phát triển tốt.

- Tình hình kinh doanh qua 2 năm 2008-2009:

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 So sánh

+/- %

1. Tổng lượt khách lưu trú Lượt khách 6783 7893 1110 16,36

- Khách quốc tế Lượt khách 2468 2655 187 7,58

- Khách nội địa Lượt khách 4315 5238 923 21,39

2. Công suất phòng % 52 54 2 3,85

3. Tổng số ngày khách Ngày khách 8107 11020 2913 35,93 4. Thời gian lưu trú bình quân Ngày 1,34 1,41 0,07 5,22 5. Tổng doanh thu thuần Triệu đồng 1.420,87 2.050,35 629,49 44,30 6. Doanh thu phòng ngủ Triệu đồng 1.120,67 1.663,70 543,03 48,46 7. Doanh thu ăn uống Triệu đồng 153,45 230,29 76,84 50,08 8. Doanh thu dịch vụ khác Triệu đồng 146,75 156,36 9,61 6,55

9. Nộp ngân sách NN Triệu đồng 6,26 9,82 3,57 56,99

10. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 20,03 24,65 4,63 23,11 11.Thu nhập bình quân người lao

động

Triệu đồng 1,6 2 0,40 25,00

Năm 2008 doanh thu của khách sạn là 1,4 tỷ đồng nhưng đến năm 2009 đã lên đến con số gần 2,1 tỷ đồng, tăng 44,3% tương ứng 629,49 triệu đồng. Có được sự tăng trưởng vượt bậc như vậy là do số lượng khách cũng như thời gian lưu trú bình quân tăng lên. Cụ thể tổng số ngày khách tăng trưởng khá cao, năm 2009 tăng 35,93% so với năm 2008, và thời gian lưu trú bình quân cũng tăng 0,07 ngày tương ứng 5,22%. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu của khách sạn năm 2009 là 1,20% giảm 0,21% so với năm 2008 là 1,41%. Doanh thu của khách sạn tăng cao là do doanh thu lưu trú năm 2009 tăng so với năm 2008 hơn 543 triệu đồng tương ứng 48,46%. Doanh thu ăn uống tăng 50,08% và doanh thu các dịch vụ khác tăng 6,55%. Như vậy doanh thu chủ yếu của khách sạn là từ lưu trú, chiếm khoảng 80%. Doanh thu từ dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung chỉ chiếm 20% trong tổng doanh thu của khách sạn và doanh thu còn thấp do khách chủ yếu là khách lẻ, ít sử dụng dịch vụ ăn uống tại khách sạn, thực đơn phục vụ khách còn nghèo nàn. Doanh thu từ các dịch vụ bổ sung như cho thuê xe, hội nghị, giặt là...còn kém do các hoạt động dịch vụ bổ sung còn hạn chế, qui mô nhỏ. Vì lợi nhuận không cao nên nộp ngân sách nhà nước cũng không đáng kể. Số liệu ở bảng thống kê trên còn cho thấy công suất sử dụng phòng của khách sạn còn thấp. Công suất chỉ đạt 52% và năm 2009 là 54%. Điều này giải thích tại sao tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu còn thấp. Bên cạnh đó, khách sạn vừa mới đi vào hoạt động nên đang trong giai đoạn có sự đầu tư ban đầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tuy nhiên, điều này cũng có thể xem là bình thường và chấp nhận được ở giai đoạn đầu kinh doanh, nhất là khi khách sạn mới ở giai đoạn xâm nhập thị trường. Nhưng mặt khác nó cũng cho thấy việc tăng cường hoạt động quảng bá thu hút khách nhằm nâng cao công suất sử dụng phòng, cải thiện hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với khách sạn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quảng bá sản phẩm của khách sạn luxe đồng hới quảng bình (Trang 25 - 27)